Thứ Ba, 30 tháng 6, 2020

Dương Thùy Linh












Đầu bếp 8 tuổi nổi danh cộng đồng mạng

Dù mới 8 tuổi, Moe Myint May Thu (Myanmar) đã nấu thành thạo nhiều món ăn. Cô bé không chỉ nổi tiếng trên mạng mà còn bắt đầu kinh doanh online với sự trợ giúp của mẹ.

Hồi tháng 4, mẹ của Moe Myint May Thu (8 tuổi, Myanmar) đăng lên mạng xã hội clip con gái nấu món tôm chiên cay và nhanh chóng thu hút sự chú ý.
Cô bé 8 tuổi mặc bộ đồ ngủ, đội chiếc mũ làm bếp, thành thục sử dụng dao, chảo, nhanh tay cắt thái các nguyên liệu. Vẻ đáng yêu cùng tài năng của May Thu khiến nhiều người thích thú, gọi cô bé là "đầu bếp nhí".
"Chỉ là cháu thích nấu ăn thôi, điều đó khiến cháu và gia đình thấy vui vẻ khi không thể ra ngoài mùa dịch. Sau này, cháu cũng muốn trở thành một đầu bếp", May Thu nói với South China Morning Post.
Đầu bếp 8 tuổi nổi danh cộng đồng mạng
May Thu có thể nấu nhiều món ăn khi mới 8 tuổi.
Ở tuổi lên 8, cô bé đã có thể nấu thành thục 15 món ăn phổ biến tại Myanmar như cà ri cá, thịt lợn hầm hay ếch chiên cay.
Nhân lúc vẫn đang phải ở nhà do dịch bệnh, May Thu bắt đầu bán đồ ăn online với sự hỗ trợ của mẹ.
Mỗi hộp đồ ăn được nấu bởi "đầu bếp nhí" có giá 10.000 kyat (7,2 USD) và thường được giao vào mỗi cuối ngày. Mọi hoạt động đều được mẹ em hướng dẫn, trợ giúp. Việc kinh doanh đang tiến triển thuận lợi nhờ độ nổi tiếng của May Thu trên mạng.
 
Toàn bộ lợi nhuận bán thức ăn sẽ được May Thu bỏ lợn tiết kiệm và dự định dùng để mua một chú chó con.
"Tôi cảm thấy rất vui khi có nhiều người ở Myanmar và các nước khác thích và chia sẻ video về May Thu. Điều này giúp con bé tăng thêm sự tự tin rất nhiều", Honey Cho, mẹ May Thu, chia sẻ.
Đầu bếp 8 tuổi nổi danh cộng đồng mạng
May Thu hiện kinh doanh đồ ăn với sự hỗ trợ của mẹ.
Ngoài nấu nướng hay kinh doanh đồ ăn, May Thu cũng thực hiện nhiều clip dạy nấu các món đơn giản cho người theo dõi. Trong một video nhận được hơn 200.000 lượt xem, "đầu bếp nhí" diện chiếc áo phông dễ thương, hướng dẫn mọi người nấu bún Mohingya - món ăn sáng truyền thống tại Myanmar, được nấu với cá trê.
Ban đầu, các clip của May Thu được mẹ em đăng tải tại trang cá nhân song hiện mỗi khi có video mới, các hình ảnh của em còn được nhiều diễn đàn chia sẻ lại. Nếu có thời gian rảnh, cô bé 8 tuổi cũng thường phát sóng trực tiếp khi nấu ăn và trò chuyện cùng người theo dõi.
May Thu có kế hoạch tiếp tục việc nấu ăn và kinh doanh cho đến khi đi học trở lại vào tháng 8 tới. Hiện, nhiều nơi tại Myanmar đã cho phép các loại hình kinh doanh hoạt động bình thường song chính phủ vẫn khuyến khích người dân ở nhà để phòng dịch.

Vốn 20 triệu, thu nửa tỷ mỗi năm... khởi nghiệp như mơ của trai 9x

Được mệnh danh là “con heo của nhà nghèo”, thuộc loại đẻ khỏe, phát triển theo cấp số nhân nên những năm qua, chăn nuôi thỏ nhập khẩu sinh sản đã giúp chàng trai 9x tại Nghệ An thu về cả nửa tỷ đồng mỗi năm.
Có niềm đam mê với những “cục bông di động” từ lâu nên sau khi tốt nghiệp THPT, anh Lê Văn Nguyên (trú tại xóm 4, xã Minh Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An) không chọn con đường học lên Đại học như bạn bè cùng trang lứa mà chọn công việc tại một trại chăn nuôi thỏ ở Chương Mỹ (Hà Nội) để học việc.

“Nhận thấy thỏ rất dễ nuôi, dễ thích nghi với môi trường sống, chủ yếu ăn các loại rau củ quả như rau muống, rau khoai lang, cà rốt và các loại cỏ sạch có sẵn ở quê. Hơn nữa, thỏ lại là loại sạch sẽ hơn các con vật khác và không gây tiếng ồn nên tôi quyết tâm tìm hiểu thực tế’, anh Nguyên cho biết.
Giống thỏ nhập ngoại có trọng lượng lớn, dễ nuôi và sinh sản nhiều.
Sau thời gian làm việc tại trại thỏ, tích cóp được 20 triệu đồng, anh liền đặt vấn đề mua 100 cặp thỏ giống New Zealand thuần chủng về quê để khởi nghiệp vì thấy đây là giống thỏ nhập ngoại, trọng lượng lớn, dễ nuôi, sinh sản nhiều, thịt thơm ngon, mà giá bán ngoài thị trường có giá cao. Nhờ khéo léo và vận dụng đúng phương pháp chăn nuôi, chỉ sau 3 tháng, anh chọn ra 100 thỏ cái và 20 thỏ đực làm giống, số thỏ còn lại anh bán được gần 20 triệu đồng.
“Tôi tìm hiểu thấy thỏ mắn đẻ nên giữ lại 100 con thỏ cái và 20 thỏ đực để nhân giống. Với kế hoạch nuôi thỏ quy mô lớn, tôi nhờ bố mẹ vay mượn anh em họ hàng thêm 150 triệu để xây dựng khu chuồng trại chăn nuôi rộng 150m2 và trồng gần 1 mẫu cỏ Gine Mombasa để chủ động nguồn thức ăn cho thỏ”, anh Nguyên chia sẻ thêm.
Thức ăn cho thỏ chủ yếu là các loại rau cỏ có sẵn và giống cỏ xả cho năng suất cao.

Chỉ sau 4 tháng, đàn thỏ mẹ cho ra đời hơn 400 con thỏ con. Nếu chăm sóc tốt, mỗi con thỏ cái có thể sinh sản được 7 lứa/ năm, mỗi lứa từ 7 – 10 con. Sau 3 tháng thả nuôi, thỏ đạt trọng lượng từ 2,2 – 3 kg thì tiến hành xuất bán, với giá từ 80-100.000 đồng/ kg. Đối với thỏ làm giống sau khi tách mẹ đạt 0,6-0,7kg/con thì anh bán cho các hộ nuôi thỏ xung quanh khu vực với giá từ 150 – 170 nghìn đồng/cặp.

Thỏ sinh sản theo cấp số nhân, để đáp ứng được chuồng trại cho đàn thỏ, anh Nguyên tiếp tục mở rộng thêm khu vực chăn nuôi, đầu tư thêm lồng, lắp hệ thống quạt thông gió để thỏ được phát triển tốt.
Mỗi thỏ cái sinh sản có thể đẻ được 6-7 lứa/năm, mỗi lứa từ 7-10 con.
Anh Nguyên cho rằng, thỏ rất dễ nuôi, dễ thích nghi với môi trường sống, tuy nhiên khâu chăm sóc cần sự tỉ mỉ, đòi hỏi người nuôi phải có đam mê với nghề. Đặc biệt, thỏ là loài gặm nhấm nên tất cả các phương thức từ cách chăm sóc đến cho ăn đều phải tuân thủ về mặt thời gian theo một quy tắc nhất định.
“Thỏ là loài gia súc yếu, sức đề kháng cơ thể kém, dễ cảm nhiễm các mầm bệnh và phát triển thành dịch nên hàng ngày cần làm vệ sinh lồng nuôi, chuồng nuôi; định kỳ sát trùng lồng, chuồng, máng ăn, máng uống, ổ đẻ; cần cung cấp cho thỏ đầy đủ thức ăn và nuớc uống sạch sẽ, chất lượng tốt. Các bệnh thỏ thường mắc là bệnh bại huyết, bệnh ghẻ, bệnh cầu trùng ..v..v. nên phải tiêm phòng đúng thời điểm để chống bệnh cho thỏ”, anh Nguyên phân tích.
Mỗi tháng, Trại thỏ Yên Thành của anh Nguyên cung cấp 1.500 con thỏ giống và gần 1 tấn thỏ thương phẩm ra thị trường.

Nói thêm về phương pháp nuôi thỏ sinh sản, anh Nguyên cho biết, thỏ đực phối giống cực nhanh, mỗi lần chỉ chừng 2 phút, mỗi con thỏ đực có thể phối giống cho 5-6 con thỏ cái 1 ngày. Thỏ cái lại mắn đẻ, mỗi năm có thể đẻ được 6-7 lứa. Mỗi con thỏ giống được nuôi trong một ô rộng khoảng 0,5m2, mỗi ô đều được gắn một mã để theo dõi ngày phối giống. 

“Thỏ nuôi sau 4 tháng là bắt đầu sinh sản, khi quan sát bộ phận sinh dục của con cái thấy màu đỏ hồng thì bắt sang chuồng con đực để chúng giao phối, chỉ sau 2 phút là “xong 1 nháy”, để cho chắc ăn tôi đưa thỏ cái sang con đực kế bên làm "nháy" nữa. Thỏ sau khi đã giao phối, đưa về vị trí cũ, qua giai đoạn “thai nghén” khoảng 32 ngày là đẻ, mỗi lần đẻ giao động 9 - 10 con, mình tuyển lại khoảng 6 đến 7 con cho ở chung với con mẹ, để nó tiếp tục nuôi con, đảm bảo chất lượng, nuôi sau 35 ngày là tách mẹ, nuôi riêng”, anh Nguyên nói.

Đến nay, sau hơn 4 năm khởi nghiệp từ thỏ, anh Nguyên đã sở hữu trại thỏ lớn nhất huyện Yên Thành với hơn 500 thỏ sinh sản1.000 thỏ thương phẩm gối đầu. Mỗi tháng, trại thỏ nhà anh cung cấp khoảng 1.500 con thỏ giống và 1 tấn thỏ thương phẩm ra thị trường. Ngoài ra, anh còn cung cấp con giống và nhận bao tiêu sản phẩm cho 7 trại thỏ khác trong khu vực và xuất bán cho các doanh nghiệp, nhà hàng khắp khu vực Nghệ An và các tỉnh lân cận. Từ việc nuôi thỏ ngoại, sau khi trừ hết các chi phí, mỗi năm anh thu về gần 600 triệu đồng.
Sau hơn 4 năm, anh Nguyên đã sở hữu khu chuồng trại rộng hơn 300m2 quy mô lớn nhất huyện Yên Thành.
Ông Nguyễn Thế Thắng, Chủ tịch Hội Làm vườn tỉnh Nghệ An cho biết, nghề nuôi thỏ thịt đã có từ lâu, ở Nghệ An nuôi phổ biến ở một số huyện như: Yên Thành, Quỳnh Lưu, Tân Kỳ…Tuy nhiên, người dân nuôi vẫn còn nhỏ lẻ và mang tính chất tự cung tự cấp là chính, một phần vì lo ngại đầu ra cho sản phẩm nên không giám tăng đàn.
“Thời gian gần đây, do dịch cúm gia cầm, dịch tả lợn châu Phi nên việc chăn nuôi các loại gia súc gia cầm gặp nhiều khó khăn, người dân đã mạnh giạn đầu tư về nuôi thỏ nhiều hơn và số lượng lớn hơn, trại thỏ của anh Nguyên là một trong những số đó. Anh Nguyên là người năng động, nắm kiến thức khoa học kỹ thuật rất chắc chắn nên đã thành công trong việc nuôi thỏ quy mô lớn, cung cấp con giống và bao tiêu thỏ thương phẩm cho một số trại chăn nuôi khác”, ông Thắng cho biết thêm.

Thái Phạm – Huỳnh Kim Anh: Cặp đôi 9X vượt lên nghịch cảnh, gặt hái thành công

Năm 2017 Thái Phạm còn là chàng trai bán bánh mì Doner Kebab, còn Huỳnh Kim Anh thì bán cafe vỉa hè. Cả hai đều khao khát thay đổi cuộc sống.

Thái Phạm – Huỳnh Kim Anh: Cặp đôi 9X vượt lên nghịch cảnh, gặt hái thành công - 1
Cặp đôi 9X Thái Phạm – Huỳnh Kim Anh
Hành trình vạn dặm bắt đầu từ những bước chân đầu tiên
2 năm sau vợ chồng Thái Phạm quyết định thay đổi cách làm, tập tành vào kinh doanh online thay vì mô hình truyền thống. Cả 2 khởi đầu táo bạo với 2 bàn tay trắng và khát khao làm giàu mãnh liệt. Bằng tất cả thời gian và nguồn lực, đôi vợ chồng trẻ này đã bất chấp mọi rào cản, khó khăn, thất bại. Có những lúc chỉ muốn bỏ cuộc quay lại nghề cũ, nhưng chàng trai Thái Phạm luôn động viên Kim Anh: "Chúng ta bắt đầu vì cái gì, em hãy lấy đó mà làm động lực. Thất bại không đáng sợ. Sợ nhất là mất ý chí".
Với ý chí kiên cường, đam mê kinh doanh và khao khát thay đổi cuộc sống, chỉ sau 1 năm nỗ lực, không ngừng học hỏi, Thái Phạm - Huỳnh Kim Anh đã mở được một công ty riêng. Nhờ ăn nên làm ra nên cặp vợ chồng trẻ cũng đã nhanh chóng mua được xe, tậu được nhà và bất động sản.
Thái Phạm – Huỳnh Kim Anh: Cặp đôi 9X vượt lên nghịch cảnh, gặt hái thành công - 2
Muốn có những thứ chưa từng có, hãy làm những thứ chưa từng làm
Đầu năm 2020, Thái Phạm – Kim Anh chuyển sang kinh doanh online thay vì kinh doanh sản phẩm vật lý. Vợ chồng anh đã thành lập team để phát triển kinh doanh online với MMO.
Thái Phạm - Huỳnh Kim Anh cho biết: "Tôi đánh giá cao về việc kiếm tiền từ MMO. Đây cũng đang là xu thế kiếm tiền online hiện nay. Và đây là thời điểm vàng để chúng tôi nắm bắt cơ hội cho một nền sự nghiệp mới. Kinh doanh sản phẩm số ít rủi ro, mang lại lợi nhuận lớn”.
Thái Phạm – Huỳnh Kim Anh: Cặp đôi 9X vượt lên nghịch cảnh, gặt hái thành công - 3
Cặp đôi 9x cũng cho biết: “Với cách kinh doanh trước đây, tôi phải tốn rất nhiều công sức, vốn, hàng hoá, … hàng tá các chi phí khác đổ về doanh nghiệp. Nhưng khi chuyển qua kinh doanh sản phẩm số mô hình mới toanh, tôi không nghĩ kinh doanh sản phẩm số lại tuyệt đến như vậy. Dù chúng tôi đang ở đâu, bất kỳ nơi nào chỉ cần 1 chiếc smartphone là đều xử lý công việc ngay tức khắc, không còn phải lo hàng hoá như thế nào. Và đặc biệt hơn nữa đó chính là nguồn thu nhập thụ động ngay cả khi bạn ngủ”.
Thái Phạm – Huỳnh Kim Anh nhắn nhủ: “Hãy biết nắm bắt cơ hội. Hãy lựa chọn đúng bởi vì “lựa chọn đúng quan trọng hơn nỗ lực”. Đặc biệt hơn nữa hãy bắt kịp xu thế, yếu tố quan trọng nhất là “thời điểm” và “công nghệ”. Chúng tôi thành công vì nắm bắt được cơ hội và đi theo xu thế”.

6 bước đơn giản để bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh riêng

Mọi doanh nghiệp startup lớn nhỏ đều bắt nguồn từ một ý tưởng khởi nghiệp và bạn phải chuyển ý tưởng đó thành hành động. Lúc đó nhiều người sẽ cảm thấy hết sức choáng ngợp nhưng mọi chuyện hóa ra lại dễ dàng hơn bạn nghĩ.
 
 Giống như bất kỳ mục tiêu lớn nào, nếu bạn bắt đầu bằng việc chia nhỏ các nhiệm vụ, bạn sẽ có thể đạt được các mục tiêu cần thiết để bắt đầu. Dưới đây là 6 cách để bạn chia nhỏ giai đoạn và đơn giản hóa việc bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh riêng.
1. Viết kế hoạch kinh doanh
Chìa khóa để thành công với một doanh nghiệp nhỏ, đặc biệt là giai đoạn bắt đầu khởi nghiệp, là giữ mọi thứ đơn giản và ít tốn kém chi phí cũng như là thời gian.
Nhiều chủ doanh nghiệp thường rơi vào cái bẫy trong việc cố gắng tạo ra những kế hoạch mang tầm vĩ mô. Nếu bạn đang tìm nguồn tài chính hoặc đầu tư bên ngoài, bạn nên thử nghiệm ý tưởng của mình trước khi đầu tư nhiều thời gian và tiền bạc vào kế hoạch đó. .
Vì thế trước khi bắt đầu, hãy nghĩ đến những điều đơn giản, một kế hoạch kinh doanh tổng quát về từng mức độ thực hiện để bắt đầu khởi nghiệp.
Xác định tầm nhìn của bạn: Kết quả cuối cùng của việc kinh doanh của bạn là gì?
Xác định sứ mệnh của bạn: Khác với tầm nhìn, sứ mệnh giải thích lý do vì sao công ty của bạn được hình thành.
Xác định mục tiêu của bạn: Câu hỏi bạn sẽ làm gì? và Mục tiêu của bạn là gì? – sẽ giúp bạn đạt được sứ mệnh và tầm nhìn của mình.
Sơ thảo những chiến lược cơ bản: Bạn sẽ đạt được mục tiêu mà mình đề ra như thế nào?
Viết một kế hoạch hành động đơn giản: Viết ra các nhiệm vụ nhỏ cần thiết để đạt được mục tiêu đã đề ra.
Chúng có thể dài hơn một trang giấy nhưng chắc chắn sẽ súc tích và chi tiết hơn một kế hoạch hoàn chỉnh phải mất nhiều tuần mới viết xong.
2. Quyết định dựa vào ngân sách
Bạn nên xác định một mức ngân sách cụ thể là bao nhiêu để bắt đầu và có thể trang trải. Nếu bạn tự đầu tư bằng tiền của mình, hãy thực tế về những con số và bất cứ thứ gì bạn dự đoán ngân sách của bạn cần phải chi.
Bạn muốn thành lập công ty với dự định sinh lời trong 30 – 90 ngày đầu tiên. Điều này là hoàn toàn khả thi. Nhưng vẫn nên có một ngân sách dự phòng để tồn tại nếu những trường hợp ngoài dự kiến xảy ra.
3. Quyết định dựa trên các yếu tố pháp lý
Việc chuẩn bị những giấy tờ cần thiết để bắt đầu khởi nghiệp thường tùy thuộc vào chính sách của chính quyền, thông thường việc này tốn khá nhiều tiền. Bạn sẽ cần chi trả cho thành phố, cơ quan cấp phép và các khoản phí đăng ký kinh doanh. Hãy tìm hiểu trước những khoản phí này trước khi bắt đầu thành lập công ty.
4. Chi tiền hợp lý
Dù công ty bạn kinh doanh gì, hãy tách riêng ngân sách công ty với tài khoản cá nhân. Đây là một sai lầm lớn làm cho các khoảng thuế và tài chính có thể bị nhầm lẫn. Rất dễ dàng để bạn tại một tài khoản thanh toán miễn phí cho công ty với các dịch vụ tại địa phương. Tất cả những gì bạn cần là điền vào giấy, xác nhận thông tin và chuyển một khoản tiền ứng trước để tạo tài khoản.
5. Xây dựng website
Cho dù công ty của bạn kinh doanh trực tuyến hay không thì bạn sẽ vẫn cần một trang web và đảm bảo 1 URL. Những trang web kinh doanh tên miền phổ biến sẽ giúp bạn lựa chọn tên miền đảm bảo được tiêu chí với mức giá hợp lý.
Nếu bạn bắt đầu kinh doanh trực tuyến, bạn có thể kết hợp tên miền của mình với những giỏ hàng trực tuyến như Shopify với mức phí hàng tháng thấp. Hoặc bạn cũng có thể xây dựng những trang web cơ bản với nền tảng mã nguồn của những dịch vụ có chi phí thấp hoặc miễn phí.
6. Bán hàng thử
Bây giờ bạn đã có đủ nền tảng để thử nghiệm kinh doanh sản phẩm của mình. Hãy lan rộng ra thế giới bằng những cách sáng tạo và ít tốn kém.
Nếu bạn khởi nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ, hãy liên lạc với những văn phòng thương mại ngay và hỏi họ những nguồn có sẵn để bạn giới thiệu và chia sẻ thông tin về công ty mình. Nếu bạn là một doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, hãy kiểm tra mức độ khả thi trong việc kinh doanh sản phẩm ở địa phương, chợ nông sản hoặc những sự kiện cộng đồng.

Khởi nghiệp kinh doanh từ 2 bàn tay trắng, bạn cần gì?

Khởi nghiệp kinh doanh từ 2 bàn tay trắng là xuất phát điểm của nhiều tỷ phú, đại gia hàng đầu thế giới hiện nay. Vậy nếu bạn cũng chỉ có 2 bàn tay trắng, bạn phải làm thế nào, làm những gì để có thể thành công?

Để khởi nghiệp kinh doanh từ 2 bàn tay trắng, bạn cần:

1. Có một kế hoạch rõ ràng
Hãy nhớ, làm giàu từ hai bàn tay trắng nghĩa là bạn không có nhiều vốn để phung phí, vì vậy mọi thứ bạn làm cần phải chính xác theo như dự kiến, không được lãng phí dù một đồng một hào. Muốn vậy bạn nên lập kế hoạch rõ ràng ngay từ ban đầu.
Một kế hoạch hoàn hảo thứ nhất là phải đầy đủ, có mục tiêu cụ thể, có điều kiện cần và cách thức hành động cụ thể. Bạn không thể mơ hồ với con đường của mình mà muốn làm giàu được. Bạn cần tìm hiểu mình sẽ gặp những khó khăn nào, thử thách nào đang đợi mình ở phía trước để có biện pháp đối mặt hay phòng tránh.
 
2. Hãy làm những điều mình yêu thích
Làm giàu từ hai bàn tay trắng thì thứ duy nhất bạn có là lý tưởng, là sở thích của mình, thế nên đừng bao giờ đánh mất đam mê. Làm một việc nào đó vì sở thích sẽ luôn cho bạn động lực để bước tiếp, dù trên bước đường bạn đi có gặp bao nhiêu chông gai, vất vả đi nữa thì bạn cũng luôn cố gắng vượt qua bằng mọi cách. Vì khi thực hiện điều đó bạn cảm thấy vui, bạn hướng tới sự toàn vẹn để thỏa mãn đam mê của chính mình, và khi đã đạt được thành tựu bạn sẽ tự hào vì sự cố gắng đã bỏ ra.
Đam mê thôi không đủ để bạn làm giàu, nhưng đó là ngọn đèn chỉ đường hướng bạn đi đến đích. Hãy giữ cho ngọn đèn ấy luôn phát sáng rực rỡ!
3. Tập quản lý chính mình
Trong bước khởi nghiệp khó khăn nhân lực duy nhất mà bạn có là chính bản thân bạn, thế nên hãy học cách đưa mình vào quy củ. Đừng nghĩ việc gì cao xa, quản lý bản thân nghĩa là bạn vạch ra mục tiêu, công việc phải làm cho từng ngày, thậm chí từng giờ và nghiêm túc thực hiện điều đó. Đây là cách hữu hiệu giúp bạn phân bổ thời gian và sức lực cũng như trí lực hợp lý cho từng công việc, không để lãng phí hay làm điều thừa thãi.
Có quản lý được bản thân thì sau này bạn mới biết cách quản lý nhân viên, biết phối hợp sức lao động và khả năng sáng tạo của từng người để đưa tập thể đi lên. Có một một cuộc sống quy củ luôn giúp bạn làm mọi việc thuận lợi hơn.
4. Đừng làm việc cật lực
Nhiều người nghĩ rằng đã làm giàu từ hai bàn tay trắng thì phải cố gắng gấp trăm, gấp ngàn lần người khác, phải làm việc cật lực mới mong thành công. Quá sai lầm khi nghĩ như vậy, bạn đang làm giàu để có cuộc sống tốt đẹp hơn chứ không phải làm giàu để sau này sống với thân xác héo hon, tâm trí uể oải. Để thực sự giàu bạn cần làm việc thông minh hơn là làm việc cật lực.
Muốn vậy bạn phải biết điều tiết cuộc sống của mình, xen lẫn nghỉ ngơi vào những giờ làm việc căng thẳng để thư giãn đầu óc. Khi tâm trí thoải mái bạn sẽ cho ra những ý tưởng kinh doanh độc đáo nào đó, hay đơn giản chỉ là minh mẫn để phác thảo kế hoạch làm việc khoa học, đạt hiệu quả cao.
5. Đừng mua nhà khi còn trẻ
Đây có thể là ước mơ to lớn của tất cả mọi người. Tuy nhiên, triệu phú Jack Delosa nói rằng nhà cửa chỉ là tài sản ràng buộc mà thôi.
‘Nên mua nhà khi còn trẻ là một thời khuyên rất thiếu trách nhiệm. Bạn sẽ phải tốn cả đồng tiền đặt cọc, chi phí, dính chặt lấy một địa điểm và trả góp trong 30 năm’, triệu phú Jack Delosa chia sẻ.
Quên việc phải tiến từng bước đi, hãy lao thẳng lên vị trí dẫn đầu
Hãy tìm người giỏi nhất và học hỏi trực tiếp từ họ, thay vì cứ ngồi một chỗ và chờ có người kéo bạn ra khỏi sự tăm tối.
6. Làm việc như một người giàu có
Người giàu có cách quản lí thời gian hoàn toàn khác. Trong khi những người ít tiền hơn phải bán đi thời gian của mình thì người giàu có họ mua thời gian.
Người giàu họ biết rõ rằng thời gian có giá trị hơn tiền bạc. Do đó, những việc mà họ không làm được hoặc không sử dụng được thời gian hiệu quả để làm việc đó họ thuê những người giỏi để làm.
Người giàu luôn làm việc say mê, chăm chỉ, để đạt đến mục tiêu, chính vì thế mà họ đạt được vị trí như hiện nay.
7 lời khuyên khi khởi nghiệp kinh doanh từ hai bàn tay trắng
1. Không thuê văn phòng
Hãy cố gắng tính toán xem làm thế nào để có thể làm việc tại nhà mà vẫn giải quyết ổn thỏa mọi việc. Nếu công việc kinh doanh của bạn đòi hỏi phải tiếp xúc khách hàng, bạn có thể bố trí gặp họ tại quán cafe, cùng đi ăn trưa trao đổi công việc hoặc khi cần có thể thuê địa điểm trong một khoảng thời gian ngắn để tổ chức cuộc họp, thảo luận những vấn đề cần thiết.
Bằng cách này, bước đầu tiên bạn đã tiết kiệm được một khoản không nhỏ chi phí thuê văn phòng mà những người mới bắt đầu kinh doanh thường phải đắn đo suy nghĩ mà thậm chí nhiều người còn bỏ cả ý định ban đầu vì chi phí quá cao.
2. Không thuê nhân viên
Ngay cả khi hoạt động kinh doanh của bạn đòi hỏi phải có thêm nhân viên hỗ trợ, bạn cũng nên tìm cách tự xoay xở trước đã. Tốt nhất là bạn nên tự làm mọi thứ trước khi hoạt động kinh doanh này mang lại lợi nhuận. Bởi lẽ, nếu thuê nhân viên, tiền lương chi trả cũng rất tốn kém, nhất là khi dòng tiền của bạn chưa ổn định, bạn rất khó hình dung và có kế hoạch chi tiết.
Bạn cũng đừng vội tính đến việc thuê chuyên gia ngay từ đầu. Nhiều người cho rằng, nên đầu tư ngay để có hướng đi tốt và đúng đắn, nếu cứ một mình ôm đồm thì sẽ kéo dài thời gian. Thế nhưng, nếu làm được mọi thứ thì bạn vẫn nên tự thân vận động, nó sẽ giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều trong thời gian đầu, để có tiềm lực đầu tư cho những giai đoạn sau.
3. Sử dụng dịch vụ miễn phí
Bước đầu, bạn có thể tận dụng các dịch vụ miễn phí như tư vấn pháp lý miễn phí, hỗ trợ cố vấn miễn phí… tại các trung tâm, các công ty có chiến dịch khuyến mãi. Thay vì phải bỏ tiền ra thuê, bạn có thể giành thời gian tìm kiếm các dịch vụ miễn phí mà ở đó, bạn tìm thấy những chuyên gia mình cần.
4. Lên kế hoạch và có báo cáo riêng
Bạn cần tìm hiểu để biết cách lập kế hoạch kinh doanh và bạn phải tự làm báo cáo tài chính thay vì phải thuê một kế toán. Tất nhiên, điều nay không có nghĩa là bạn cứ đảm đương mãi bởi khi hoạt động kinh doanh ổn định, có lãi và cần mở rộng, tất nhiên, bạn không thể không thuê một kế toán kinh nghiệm.
5. Mua tên miền giá rẻ
Nếu cần có một trang web để quảng bá, giới thiệu sản phẩm, đừng bao giờ trả tiền để mua một tên miền cao cấp. Nếu tên miền bạn muốn không có sẵn thì tốt nhất là bạn nên lựa chọn một tên khác, từ danh sách sẵn có. Tốt hơn là nên chọn những tên miền miễn phí cho đến khi bạn đủ khả năng mua tên miền riêng theo ý thích.
Giao diện trang web cũng không nên quá cầu kỳ với những thiết kế sáng tạo đắt tiền. Bạn có thể tận dụng những mẫu có sẵn trên Internet, chỉ cần thay nội dung vào là được.
6. Tạo logo miễn phí
Bạn muốn thành lập một công ty có logo để dễ nhận diện thương hiệu sau này. Tuy nhiên, bạn cũng không cần thiết phải thuê nhà thiết kế đồ họa phức tạp mà có thể sử dụng bản mẫu, các biểu tượng cho doanh nghiệp để chọn ra một cái cho mình.
7. Tiếp thị miễn phí
Bạn nên tính đến hình thức quảng bá, tiếp thị sản phẩm thông qua các phương tiện truyền thông xã hội thay vì bỏ ra một khoản tiền để quảng cáo ở các kênh truyền hình, online… Ngoài ra, bạn có thể viết bài và đăng tải lên trang web của mình để giới thiệu với bạn bè hoặc tạo hẳn e-book trong lĩnh vự kinh doanh của bạn để mọi người tham khảo.
Sau đó, bạn nên thiết lập danh sách cần gửi và lựa chọn hình thức miễn phí, gửi email cho càng nhiều đối tượng càng tốt.

5 nguyên tắc vàng khi khởi nghiệp kinh doanh từ hai bàn tay trắng

1. Nguyên tắc: “Một con chim trong tay hơn hai con chim trong bụi”
Khi bạn quyết định xây dựng sự nghiệp kinh doanh mới, điều kiện tiên quyết cần có là những phương tiện sẵn có để làm đòn bẩy thúc đẩy. Do đó, hãy trang bị cho mình vốn kỹ năng và kinh nghiệm nhất định.
2. Nguyên tắc: 
Lỗ ở mức độ cho phép
Doanh nhân thực sự thường đưa ra những quyết định mạo hiểm lớn trong kinh doanh – hoặc là để thu về một khoản lời lớn hoặc là lỗ lớn. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nhân thành công khi tiến hành kinh doanh đều có những tính toán, kỹ năng chắc chắn nhất để hạn chế tối đa các rủi ro. Thay vì tìm kiếm những thương vụ “được ăn cả, ngã về không” họ có thể tự chịu lỗ ở mỗi giai đoạn.
3. Nguyên tắc Hợp tác (theo trò chơi Crazy Quilt)
Khi một doanh nhân thành công không có đủ nguồn nhân lực cần thiết, anh ta sẽ kiếm tìm các đối tác. Việc tham gia vào các liên doanh xem sẽ giúp bạn lấp đầy những khoảng trống và giảm thiểu những rủi ro. Thay vì lập kế hoạch cho các trường hợp xấu nhất, các doanh nhân học cách thích nghi với những thay đổi và vẫn nỗ lực mà không nản lòng.
4. Nguyên tắc “Make Lemonade” (pha nước chanh)
Nguyên tắc “Make Lemonade” (pha nước chanh) của người Mỹ được đề ra để đối mặt với một tình huống xấu.
5. Nguyên tắc Phi công trên máy bay
Nguyên tắc này cho rằng, các doanh nhân muốn được thành công, hãy làm chủ cuộc sống. Khi bạn làm việc dựa vào chính nguồn lực của bản thân, bạn sẽ phải hợp tác với những người mình đã chọn. Điều này sẽ giúp bạn có cơ hội tốt hơn để làm chủ cuộc sống của chính mình.

Giới siêu giầu nghĩ gì Phần 2 - Tỷ phú Phạm Nhật Vượng gặp gỡ tập đoàn viettel ! |

Giới siêu giầu nghĩ gì - Tỷ phú Phạm Nhật Vượng gặp gỡ tập đoàn viettel - Phần 1!

'Ông trùm' code ba lần khởi nghiệp

Chuyên gia công nghệ Cao Văn Việt từng khởi nghiệp nhiều sản phẩm phần mềm, code liên tục 10 năm trước khi gây dựng nền tảng 'luyện code' thu hút 50.000 người khắp thế giới.

Cứ 10 giờ tối, Cao Văn Việt lại gọi cho vợ từ văn phòng, sau khi kết thúc ngày làm việc. Từ năm 2018, anh ở văn phòng nhiều hơn ở nhà. Thứ khiến anh tăng ca ngày đêm cùng đồng đội là CodeLearn - nền tảng học lập trình với 50.000 người dùng tại 25 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Hơn 10 năm nay, cuộc sống của Cao Văn Việt không ngày nào ngưng code (viết các đoạn mã lập trình). Với Việt, việc lập trình như bài tập thể dục mỗi ngày. "Mỗi ngày tôi bỏ ra 1-2 tiếng lập trình. Trước đây tôi thường luyện phím trong cuộc thi, diễn đàn quốc tế. Từ ngày có CodeLearn tôi dồn toàn tâm toàn lực", Việt chia sẻ.
CodeLearn - nền tảng học lập trình trực tuyến được Việt khởi tạo từ mong muốn phát triển hệ thống chuyên về đào tạo, luyện tay nghề cho cộng đồng bằng tiếng Việt. Ý tưởng này càng rõ ràng sau khi anh trực tiếp tổ chức cuộc thi lập trình Code War 2018 dành cho các lập trình viên của FPT Software trên toàn cầu. Thay vì tổ chức các đợt thi riêng lẻ, Việt và cộng sự thiết kế một nền tảng tích hợp các trình độ lý thuyết, bài thi và các ngôn ngữ lập trình phù hợp cho nhiều đối tượng khác nhau. Cuộc thi đã thu hút 67 đội thi ở cả Việt Nam và Nhật Bản, đặc biệt có nhiều thí sinh từng đạt huy chương vàng và bạc Cuộc thi Lập trình sinh viên quốc tế.
Cuối năm 2018, CodeLearn chính thức ra đời. Ngày nền tảng mới được phát triển, ít người nghĩ tới viễn cảnh thành công của một sản phẩm không còn là ý tưởng mới trên thị trường. Ý kiến tiêu cực xuất hiện, nhiều trong số đó dự đoán tương lai không mấy khả quan. Việt và cộng sự chọn cách im lặng.
Cuối năm 2019, số người dùng CodeLearn lên hơn 40.000. Cũng trong năm, CodeLearn tổ chức cuộc thi lập trình CodeWar cho sinh viên công nghệ, trở thành sân chơi lập trình lớn nhất cho đối tượng này tại Việt Nam, thu hút sự quan tâm của hàng trăm nghìn sinh viên trên toàn quốc.
Hiện tại, CodeLearn đã có hơn 50.000 người dùng từ nhiều quốc gia trên thế giới. Năm 2020, CodeLearn mở rộng đối tượng tiếp cận là học sinh THCS và THPT thông qua cuộc thi CodeWar Junior với hơn 700 học sinh tham dự. Không chỉ đa dạng các bài học, ngôn ngữ lập trình, CodeLearn còn phù hợp với nhiều trình độ và lứa tuổi khác nhau.
Bảy lần ngã, tám lần đứng dậy
Trước CodeLearn, Việt đã từng hai lần dấn thân vào làm sản phẩm nhưng đều thất bại.
Anh thường nói đùa rằng ngạn ngữ Nhật Bản có câu "7 lần ngã, 8 lần đứng dậy", phần nào đúng với anh. Ngay từ năm 2 đại học, Việt đã nhận được lời mời tham gia triển khai dự án thật với khách hàng. Khi ra trường, Việt có ngay cơ hội làm việc và một suất đi học cao học ở một trường công nghệ lớn tại Nhật Bản. Nhưng chàng coder coi code là cuộc sống đã gạt phăng các cơ hội và quyết định khởi nghiệp làm sản phẩm phần mềm. Lần đầu, anh thực hiện xây dựng TX box (tương tự như ứng dụng truyền hình qua TV box), lần hai, anh dấn thân vào làm sản phẩm nén đường truyền mạng.
Ba năm làm sản phẩm riêng có thành tích, nhưng cuối cùng Việt phải dừng lại. Bài học xương máu mà Việt rút ra là: "Bạn có ý tưởng, có hạt giống, nhưng bạn cần đất ươm khỏe, vườn tốt, và nhiều điều khác nữa để hái được quả ngọt".
CodeLearn hiện chỉ là một trong số rất nhiều các sản phẩm nhận được chính sách "khởi nghiệp trong lòng doanh nghiệp" của FPT Software. Với những sản phẩm trải qua thẩm định, nghiên cứu và được thương mại hóa thành công, các nhóm dự án trong công ty sẽ được hưởng từ 10 - 20% doanh số bán sản phẩm, tùy thuộc vào mức độ đầu tư của công ty cho mỗi ý tưởng.
Chia sẻ về sự khác biệt cơ bản giữa tự lực cánh sinh khởi nghiệp và khởi nghiệp trong lòng công ty, cụ thể ở đây là FPT Software, Việt cho biết: "Nếu bạn làm cá nhân, lợi thế là tự do, có quyền sở hữu lớn hơn nếu sản phẩm thành công nhưng không có được sự hậu thuẫn cả về người, công nghệ, vốn đồng thời cũng chịu hoàn toàn rủi ro nếu thất bại".
"Ở lần khởi nghiệp này, tôi có được cả sự hậu thuẫn về người, vật chất để đẩy nhanh quá trình phát triển sản phẩm", Việt nói.
Tham vọng 300.000 người dùng
Không chỉ giới hạn trong ngôn ngữ tiếng Việt, CodeLearn đã mở rộng với tiếng Anh và hệ thống gần 20 khóa học lập trình giúp người dùng rèn luyện và giải quyết các bài toán cụ thể, giúp nâng cấp kỹ năng lập trình và tư duy giải quyết vấn đề. Bên cạnh đó là hệ thống các bài thi giúp người dùng có thể cùng lúc thử sức với hàng ngàn lập trình viên trên hệ thống để đánh giá kỹ năng và định vị bản thân.
Theo Việt, nếu sản phẩm thành công, liên tục cập nhật với thị trường sẽ góp phần giải quyết bài toán thiếu hụt nhân sự công nghệ thông tin ở Việt Nam. Việc học online sẽ tạo ra cơ hội tiếp cận ngành công nghệ cho nhiều đối tượng hơn, tiến đến việc "phổ cập hóa" lập trình, đưa nhiều nhóm đối tượng cùng tham gia giải quyết bài toán công nghệ. Một nền tảng học lập trình mạnh được vận hành bởi một công ty công nghệ lớn sẽ tạo ra nhiều tác động cho ngành nói riêng và xã hội nói chung.
Hậu COVID-19, học trực tuyến ngày một quen thuộc với mọi người. CodeLearn như được tiếp sức bởi ngay từ đầu đã tạo dựng nền tảng bài học sinh động, các bài thi đa dạng dành cho nhiều độ tuổi.
Giới chuyên gia đào tạo đánh giá những tính năng trên các hệ thống học trực tuyến giúp việc học tập hiệu quả, người học có thể thảo luận, trao đổi, đặt câu hỏi trực tiếp cho người dạy và nhận được phản hồi, tư vấn của họ ngay lập tức. Đây cũng là xu hướng của hiện tại và tương lai, khuyến khích người học trực tuyến, nhận kiến thức tự thân chủ động gấp nhiều lần so với quá khứ.
Với CodeLearn, chàng kỹ sư phần mềm 8X còn nhiều dự định phát triển, mở rộng tới các bạn sinh viên, học sinh cấp 3 cả nước. Sản phẩm cũng sẽ chuẩn hóa nội dung bằng tiếng Anh, Nhật để quảng cáo, giới thiệu bán sản phẩm tới các thị trường lớn trên thế giới. "Những kế hoạch này hướng chúng tôi đến 300.000 người dùng trong năm 2020", Việt nói.

Thực trạng hoạt động của doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam và một số giải pháp đề xuất

Khuyến khích hoạt động khởi nghiệp sáng tạo có thể được coi là một trong những biện pháp quan trọng nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Việt Nam nằm trong nhóm nước có tinh thần khởi nghiệp cao nhất thế giới, tuy nhiên, khả năng hiện thực thành công các ý tưởng sáng tạo lại nằm trong nhóm thấp. Bài viết này phân tích thực trạng khởi nghiệp tại Việt Nam và gợi mở một số giải pháp đề xuất nhằm phát huy tinh thần khởi nghiệp thành công…

Thực trạng doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, hiện Việt Nam có khoảng 760 nghìn doanh nghiệp (DN) đang hoạt động; khoảng trên 7 triệu hộ kinh doanh. Trong cộng đồng DN Việt Nam, DN nhỏ và vừa (DNNVV) chiếm khoảng 97%. Mục tiêu đặt ra đến hết năm 2020, Việt Nam đạt khoảng 1 triệu DN. Đây là mục tiêu hoàn toàn có sở khoa học, bởi môi trường kinh doanh Việt Nam liên tục được cải thiện, nhiều cơ chế, chính sách khuyễn khích đầu tư, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, cùng với hàng triệu hộ kinh doanh có đủ điều kiện nâng lên thành DN… Đặc biệt, với tinh thần “quốc gia khởi nghiệp” đang là động lực để DN khởi nghiệp phát triển.
Trước làn sóng khởi nghiệp, sáng tạo diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều nỗ lực xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật và ban hành các văn bản liên quan nhằm hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp, đơn cử có thể đề cập tới như: Ngày 18/5/2016, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến 2025” (Quyết định số 844/QĐ-TTg). Đây là văn bản chính sách đầu tiên, bao quát và là nền tảng về chính sách hỗ trợ đối với hoạt động khởi nghiệp ở Việt Nam. Tiếp đến là ngày 7/2/2017, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phê duyệt danh mục nhiệm vụ đặt hàng thuộc và quy định tạm thời xử lý hồ sơ tham gia Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia đến 2025”(Quyết định 3362/QĐ-BKHCN)… Trên cơ sở đó, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cũng đã ban hành các quyết định, kế hoạch, chương trình về khởi nghiệp và khởi nghiệp sáng tạo, để định hướng, đề ra mục tiêu và giải pháp cơ bản về hỗ trợ, thúc đẩy phát triển hoạt động khởi nghiệp.
Cùng với việc kiện toàn hệ thống chính sách, nhiều hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp đã được triển khai mạnh mẽ ở các cấp, các ngành góp phần hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp. Nhiều cộng đồng khởi nghiệp lớn dần hình thành, hoạt động hiệu quả như: Starthub.vn, Twenty.vn, Startup. vn và Launch. Một số đơn vị ươm tạo, hỗ trợ khởi nghiệp hình thành trong khu vực tư nhân như: Topica Founder Insititute, 5 Desire, Hatch!Program và khu vực công lập như vườn ươm đã được thành lập trong Đại học Bách khoa Hà Nội, Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, Vườn ươm DN chế biến thực phẩm Hà Nội, Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh, Khu Nông nghiệp Công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh, Khu Công nghệ Phần mềm Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh…
Theo Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong giai đoạn 2016 - 2019, mỗi năm Việt Nam có trên 126.000 DN thành lập mới, tăng gấp 1,6 lần so với giai đoạn 2011- 2015. Việt Nam hiện có khoảng trên 3.000 DN khởi nghiệp. Theo đánh giá của Cơ quan Thương mại và Đầu tư của Chính phủ Australia, Việt Nam đang đứng thứ 3 Đông Nam Á về số lượng các DN khởi nghiệp, top 20 nền kinh tế có tinh thần khởi nghiệp dẫn đầu. Thống kê của Tạp chí Echelon (Singapore) Việt Nam hiện có trên 3.000 DN khởi nghiệp sáng tạo; khoảng gần 50 cơ sở ươm tạo khởi nghiệp, tổ chức thúc đẩy kinh doanh đang hoạt động trên cả nước; có khoảng 40 quỹ đầu tư mạo hiểm đang hoạt động tại Việt Nam.
Vừa qua, Tập đoàn Amway phối hợp cùng Trường Đại học Technische Universitat Munchen, Công ty nghiên cứu thị trường Gesellschaft fuer Konsumfors chung thực công bố két quả khảo sát, Việt Nam dẫn đầu thế giới về tinh thần khởi nghiệp, đứng thứ 2 về thái độ tích cực với khởi nghiệp. Cụ thể, 91% người Việt Nam được khảo sát cho biết, họ xem chuyện bắt đầu một công việc kinh doanh mới như một cơ hội nghề nghiệp đáng ao ước, 95% có thái độ tích cực với tinh thần khởi nghiệp, làm chủ. Tỷ lệ người Việt có thái độ thích cực với khởi nghiệp cao hơn mức trung bình thế giới, vốn chỉ dừng lại ở 77%. Bên cạnh đó, 96% người Việt được khảo sát cũng cho rằng, họ hoàn toàn cảm thấy thoải mái với việc tìm kiếm và thu hút khách hàng tiềm năng. 76% người Việt muốn khởi nghiệp “để được độc lập trong kinh doanh và tự chủ trong công việc kinh doanh của mình”… Những con số trên cho thấy, sự phát triển mạnh mẽ của DN khởi nghiệp trong hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia Việt Nam trong thời gian gần đây.
Mặc dù, tinh thần khời nghiệp được xếp vào nhóm cao trên thế giới, nhưng Việt Nam lai nằm trong số 20 quốc gia có khả năng thực hiện các kế hoạch kinh doanh thấp nhất, chỉ có khoảng 3% được gọi là thành công. Như vậy, khoảng cách giữa khát vọng, ý chí và hành động cụ thể là quá lớn. Cần nhiều hơn sự hỗ trợ của thể chế, chính sách để tiến gần hơn tới các khát vọng, hành động
 Kết quả khảo sát của Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đưa ra vào cuối năm 2019 tại cuộc hội thảo “Hoàn thiện chính sách hỗ trợ khởi nghiệp”, Việt Nam chưa đến 10% DN khởi nghiệp thành công. Có nhiều nguyên nhân khiến tỷ lệ thành công của DN khởi nghiệp thấp.
Hạn chế về vốn và cơ chế chính sách liên quan đến huy động vốn là một trong những nguyên nhân quan trọng. Các dự án khởi nghiệp thường được bắt đầu bằng nguồn vốn tự có hạn hẹp của các thành viên sáng lập, trong khi khả năng vay vốn ngân hàng hoặc kêu gọi các quỹ đầu tư lại rất thấp. Mặc dù, có khá nhiều kênh tài chính khác nhau nhưng thực tế, người khởi nghiệp gặp khó khăn khi thiếu vốn vẫn rất phổ biến. Thực tế cộng đồng DN khởi nghiệp hiện nay mong muốn có những pháp chế, định chế thực sự cụ thể hơn trong câu chuyện về gọi vốn, giúp các DN khởi nghiệp có thể tiếp cận được và dễ dàng đón nhận vốn của các nhà đầu tư. Cụ thể là Nghị định số 38/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018, của Chính phủ về đầu tư cho DNNVV khởi nghiệp sáng tạo, quy định về gọi vốn chưa thực sự rõ ràng. Trong khi, yếu tố DN quan tâm nhất lại rất khó thực thi đó chính là yếu tố lập quỹ, mặc dù Nghị định  có đề cập đến. Nghị định 38 cho phép các nhà đầu tư hùn vốn lại với nhau để thành lập quỹ mạo hiểm cho các doanh nghiệp khởi nghiệp nhưng lại không cho thành lập pháp nhân mà phải tự thỏa thuận để có một ai đó cầm đồng tiền này đi đầu tư. Quy định này chết từ trong trứng nước vì phụ thuộc vào yếu tố con người…
Bên cạnh đó, nhiều chủ DN cho rằng, cơ chế chính sách hỗ trợ DN khởi nghiệp mới hỗ trợ vòng ngoài là nhiều. Kết quả khảo sát của VCCI cho thấy, hơn 60% DN được khảo sát yếu trong khâu tìm kiếm khách hàng, 42% DN phá sản do vấn đề sản phẩm (tạo ra các sản phẩm mà thị trường không cần); 29% DN khởi nghiệp chạy được một thời gian thì hết vốn…
Hiện nay, các quy định, cơ chế, chính sách hỗ trợ khởi nghiệp đã và đang ngày càng được hoàn thiện, nhưng nhiều nội dung cần hướng dẫn cụ thể vẫn chưa có dẫn đến tình trạng khó triển khai các quy định và chính sách trên thực tế. Hệ thống thể chế về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp hiện đang vẫn thiếu khung pháp lý với các quy định phù hợp cho các loại hình kinh doanh mới này. Đây là rào cản lớn khiến các DN khởi nghiệp Việt Nam khó tiếp cận vốn và hoạt động. DN rất cần  định chế và hàng lang pháp lý để DN khởi nghiệp có được lối đi tốt hơn.
Cùng với những vướng mắc về cơ chế chính sách, DN khởi nghiệp cũng phải đối mặt với không ít khó khăn, hạn chế, điển hình như: Hạn chế về cơ sở vật chất, nghiên cứu phát triển. Các dự án khởi nghiệp thường không có đủ điều kiện để trang trải các chi phí cho máy móc, thiết bị và phát triển ý tưởng, sản phẩm; Hạn chế về kỹ năng quản trị, điều hành kinh doanh, xúc tiến, quảng bá phát triển. Các dự án khởi nghiệp với nhân sự chủ chốt đều chủ yếu là chuyên ngành kỹ thuật, công nghệ, thiếu kiến thức về kinh doanh, kinh tế và các kỹ năng điều hành, quản lý DN, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm; Hạn chế về khả năng đáp ứng các thủ tục hành chính liên quan tới việc gia nhập thị trường (đăng ký kinh doanh, đất đai, giấy phép kinh doanh…), bảo hộ sở hữu trí tuệ (đăng ký bảo hộ các sản phẩm sở hữu trí tuệ), thương mại hóa sản phẩm (đăng ký tiêu chuẩn, đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật), tài chính (tiêu chuẩn kế toán, hóa đơn, kê khai thuế, ưu đãi thuế…).
Chưa nhận thức rõ về các vấn đề pháp lý cũng là một trong những nguyên nhân đang khiến DN khởi nghiệp thất bại. Theo các chuyên gia, một DN khởi nghiệp, khi thành lập thường có tâm lý chỉ tập trung vào sản phẩm vào cách thức marketing, tiếp cận khách hàng, bán hàng mà không chú ý nhiều đến các rủi ro về mặt pháp lý. Trước tiên cần phải kể đến đó là các quy định về Luật Doanh nghiệp. Các nhà sáng lập thường ít khi quan tâm đến các rủi ro liên quan đến việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp, xây dựng quy chế thành viên, điều lệ công ty. Hậu quả là startup bị đình trệ, bỏ lỡ các cơ hội tốt; đồng thời, gây sứt mẻ quan hệ giữa những người sáng lập do xuất hiện xung đột lợi ích về vốn, quyền sở hữu tài sản hoặc startup phải bồi thường cho các hợp đồng đã ký kết với đối tác. Thiếu điều khoản hợp tác, phương thức làm ăn là một thiếu sót thường gặp ở các startup trẻ. Bởi vì trong giai đoạn đầu, những nhà sáng lập thường gắn kết với nhau bằng đam mê, họ chỉ đơn giản nghĩ rằng: Các thành viên chỉ cần góp vốn và công sức để đưa DN phát triển. Bên cạnh đó, vấn đề bản quyền và sở hữu trí tuệ cũng cần được các nhà sáng lập chú trọng. Điều này càng có ý nghĩa quan trọng tại Việt Nam khi mà vi phạm bản quyền, hàng giả, hàng nhái vẫn đang là vấn nạn gây nhức nhối dư luận và chưa có giải pháp khắc phục hiệu quả… Không ít chủ DN khởi nghiệp còn trẻ, chưa nhận thức sâu sắc về vấn đề pháp lý nên làm nảy sinh các mâu thuẫn lợi ích không đáng có khi có vấn đề phát sinh. Nhẹ thì mất công sức, thời gian và chi phí để giải quyết tranh chấp, nặng thì mất các nhân viên tốt, trung thành, thậm chí có thể đối mặt với những kiện tung gây ảnh hưởng đến uy tín DN…
Một số giải pháp đề xuất
Phát huy tinh thần khởi nghiệp, nâng cao tỷ lệ thành công trong các DN khởi nghiệp, cần khắc phục những khó khăn và tập trung vào một số nội dung sau:
Một là, tiếp tục hoàn thiện, nghiên cứu, ban hành mới, bổ sung các cơ chế, chính sách cần thiết để hỗ trợ, thúc đẩy môi trường khởi nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi trong việc thu hút nguồn tài chính nhằm đảm bảo cho các DN khỉ nghiệp có thể trụ vững. Áp dụng cơ chế tài chính, chính sách thuế đặc thù đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động khởi nghiệp hoặc đầu tư cho DN khởi nghiệp được áp dụng chính sách ưu đãi đầu tư, ưu đãi thuế đối với DN khoa học và công nghệ…;
Phát triển thị trường tài chính nhằm đa dạng hóa kênh huy động vốn cho DNKN, phát triển sàn giao dịch chứng khoán dành cho khởi nghiệp, giúp các DN huy động vốn trực tiếp từ xã hội, tháo gỡ khó khăn về vốn phát triển sản xuất kinh doanh; thúc đẩy sự phát triển thị trường trái phiếu DN; chú trọng tới việc thu hút các nhà đầu tư “thiên thần” và các Quỹ Đầu tư mạo hiểm để hỗ trợ DNKN ở giai đoạn đầu phát triển ở Việt Nam.
Hai là, các DN cần trang bị tốt hơn kiến thức về tài chính và huy động vốn để có thể tiếp cận và kêu gọi vốn đầu tư thành công. Thúc đẩy tài chính DN từ cả phía cung và phía cầu sẽ đảm bảo thành công lớn hơn của các DN Việt Nam. Các DN cần có sự chuẩn bị sẵn sàng các yếu tố cần thiết khi khởi nghiệp; Chủ động nghiên cứu, cập nhật thông tin về chính sách, pháp luật để kịp thời năm bắt, tiếp nhận, tận dụng các cơ hội, ưu đãi từ chính sách và hạn chế tối đa các rủi ro trong quá trình khởi nghiệp.
Khi thực hiện ý tưởng kinh doanh, DN khởi nghiệp thường tập trung vào thị trường và doanh số. Nhưng để có những bước đi vững chắc, sẵn sàng nâng cao vốn đầu tư thì hiểu biết pháp luật là cần thiết. Theo đó, DN khởi nghiệp phải công nhận và đánh giá đúng vai trò của luật sư trong quá trình hoạch định kế hoạch kinh doanh. Thực hiện tốt việc soạn thảo và ký kết thỏa thuận hợp tác , các văn bản cam kết hay thỏa thuận khác giữa các thành viên sáng lập, nhằm định hướng và đưa ra kế hoạch hợp tác cụ thể, cũng như bảo đảm quyền và lợi và công sức đóng góp của các thành viên theo nguyên tắc công bằng và các bên đều có lợi. Đồng thời, tham khảo ý kiến tư vấn của luật sư chuyên nghiệp về việc đăng ký và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ các ý tưởng của mình theo quy định của pháp luật; Nghiên cứu kỹ các vấn đề pháp lý liên quan lựa chọn loại hình DN phù hợp với mục tiêu kinh doanh và kế hoạch phát triển của DN trong từng giai đoạn thành lập và sau khi thành lập.
Ba là, nâng cao vai trò của các hiệp hội DN và hiệp hội ngành nghề, phát huy vai trò cầu nối giữa các cơ quan quản lý và DN. Thực hiện tốt vai trò là kênh quan trọng phản biện chính sách về DN, cho phép cộng đồng DN được giám sát và đánh giá hoạt động của các cơ quan chính quyền để làm cơ sở cải thiện chất lượng dịch vụ.
Bốn là, tăng cường kết nối, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước, tổ chức đại diện DN và các đoàn luật sư, liên đoàn luật sư để hỗ trợ pháp lý trong các tình huống cụ thể. Đẩy mạnh việc hỗ trợ pháp lý cho DN bằng nhiều hình thức như bằng văn bản, qua mạng điện tử, điện thoại…

KHAI MẠC CHƯƠNG TRÌNH KHỞI TẠO STARTUP BATCH 1

Ngày 15/6/2020 tại Hà Nội, Sun* Startups và Songhan Incubator đã khai mạc chương trình khởi tạo startup Batch 1: Startup Business Foundation. Chương trình do hai bên hợp tác triển khai nhắm đến các startup ứng dụng công nghệ thông tin. Sau 3 tháng phát động và 2 vòng tuyển chọn, Batch 1 có 5 đội bước vào vòng huấn luyện, dự kiến diễn ra từ nay đến hết tháng 9/2020.

Đối tượng chương trình là các startup tại Hà Nội, đang ở giai đoạn pre-seed hoặc seed có ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT). Trong 10 tuần huấn luyện, các startup được đào tạo lý thuyết và làm việc thực tiễn trên chính dự án startup của mình.
Theo ban tổ chức, Batch 1 là mô hình ươm tạo mới mẻ tại Việt Nam. Điểm mới thứ nhất của mô hình này là: Chương trình được xây dựng và phối hợp thực hiện bởi một đối tác có thế mạnh về công nghệ (Sun* Startups) và một đối tác có thế mạnh về thị trường (Songhan Incubator). Điều này sẽ giúp startup công nghệ có được cách tiếp cận cùng lúc ở cả hai góc độ, từ đó có được tư duy giải quyết vấn đề thiết thực. Điểm mới tiếp theo là ở thời gian và cách thức tổ chức chương trình. Toàn bộ lịch trình được rút ngắn lại trong 10 tuần và các startups sẽ ngồi làm việc toàn thời gian (full time) tại văn phòng của Sun* Startups, thay vì kéo dài trong 6 tháng và làm việc bán thời gian như các mô hình thông thường. Việc này sẽ giúp các đội có sự tập trung cao nhất cho dự án startup của mình, đồng thời, có thể tương tác và nhận được sự trợ giúp ngay lập tức, tại chỗ từ các chuyên gia mà không phải chờ đợi. Batch 1 có tổng cộng 9 chuyên gia thường trực, các chuyên gia này cũng sẽ ngồi làm việc trong cùng một không gian với startup xuyên suốt chương trình. Đây cũng là điểm nổi bật khác của chương trình.
Anh Vũ Xuân Hiếu - sáng lập startup Meeow
Anh Vũ Xuân Hiếu - sáng lập startup Meeow
Trao đổi với phóng viên, anh Vũ Xuân Hiếu, sáng lập startup Meeow - một nền tảng kết nối trong lĩnh vực Giặt - Là cho biết: “Meeow được ấp ủ gần 2 năm với tên cũ là Wash & Forget, mục đích muốn thông qua một nền tảng công nghệ để kết nối giữa hàng ngàn cơ sở Giặt - Là với khách hàng, mang đến một trải nghiệm hoàn hảo về dịch vụ Giặt - Là tại bất cứ đâu, bất cứ lúc nào với chi phí thấp nhất và sự hài lòng cao nhất. Bản thân tôi đang là chủ một cơ sở Giặt - Là, nơi đã giúp tôi hình thành ý tưởng về Meeow và cũng là lý do khiến thời gian qua, tôi chưa thể tập trung cho Meeow được. Hiện nay, khi đã chuyển giao lại được công tác quản lý của cơ sở, đồng thời được biết đến Batch 1, tôi đã đăng ký ngay. Ở Batch 1 có những yếu tố mà tôi đang cần như: tư duy về phát triển ý tưởng, phát triển mô hình từ offline lên online,... Lịch trình của Batch 1 cũng không quá dài, điều này sẽ giúp những người như tôi kịp nắm bắt thời cơ của thị trường.”
Các nội dung huấn luyện chính tại Batch 1 bao gồm: Thẩm định ý tưởng (idea verification), mô hình kinh doanh (business model); Các vấn đề về nghiên cứu thị trường, thị phần (market research, market share hypothesis), khách hàng (customer persona, customer journey); Tư duy giải pháp gắn với người dùng (design thinking); Kênh phân phối (distribution channels); Lập kế hoạch tài chính, gọi vốn (financial projection, capital projection); Kỹ năng xây dựng pitch deck; Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm cộng đồng (business ethics & social responsibilities),... Ngoài các nội dung trên, Batch 1 cũng mời chuyên gia bên ngoài đến đào tạo các kỹ năng bổ trợ cho founder như: Kỹ năng xây dựng mối quan hệ từ các chuyên gia HRP; Khóa học về Tư duy để founder trở thành nhà huấn luyện (coach) cho chính doanh nghiệp mình của ActionCOACH_SOTA; Kỹ năng Tin học văn phòng giúp nâng cao hiệu suất làm việc cho đội nhóm từ các chuyên gia của Gitiho. Đồng thời, hàng tuần tại các buổi chia sẻ (Talkshow), startup sẽ được giao lưu, trò chuyện cùng khách mời bên ngoài về các câu chuyện khởi nghiệp thực tế, các kiến thức về marketing, kỹ năng ứng xử với truyền thông, v.v... startup cần biết.
Được biết, các startup bước ra từ chương trình sẽ tiếp tục nhận được nhiều hỗ trợ cho dự án khởi nghiệp của mình. Gói hỗ trợ bằng dịch vụ từ AWS trị giá tương đương hơn 12.500USD; Được cung cấp văn phòng làm việc và các hỗ trợ vận hành liên quan; Tư vấn pháp lý khi thành lập doanh nghiệp; Hỗ trợ kết nối với các quỹ đầu tư trong và ngoài nước trong mạng lưới của Sun* & SHi; Được SHi xem xét tuyển chọn vào chương trình tăng tốc VTS 2020, giúp startup thương mại hóa sản phẩm và dịch vụ, gia tăng nguồn lực, phát triển thị trường bền vững.
Ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Trưởng Ban Hỗ trợ khởi nghiệp (Sun* Startups)
Ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Trưởng Ban Hỗ trợ khởi nghiệp (Sun* Startups)
Ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Trưởng Ban Hỗ trợ khởi nghiệp (Sun* Startups) cho biết: “Với thế mạnh công nghệ và khoa học khởi nghiệp, chúng tôi hy vọng Batch 1 có thể trang bị cho các startup cách tiếp cận tối ưu nhất về giải pháp, giảm thiểu các rủi ro thiệt hại về tài chính, thời gian,... khi theo đuổi các giải pháp đồ sộ ngay từ đầu mà chưa biết được thị trường liệu có đón nhận hay không. Đây chính là phần cốt lõi mà chúng tôi muốn trao lại cho các founders. Mục tiêu cao nhất của Batch 1 là khởi tạo, trang bị một nền tảng vững chắc cho họ đi tiếp ở các giai đoạn sau.”
Ông Lý Đình Quân Tổng giám đốc Trung tâm Ươm tạo khởi nghiệp Sông Hàn
Ông Lý Đình Quân - Tổng giám đốc Trung tâm Ươm tạo khởi nghiệp Sông Hàn
Về phía Songhan Incubator, ông Lý Đình Quân, CEO SHi chia sẻ: “Không ai có thể nói chắc được về khả năng thành công của một startup. Do đó, một giải pháp vừa đủ (MVP) luôn có được điều kiện thâm nhập thị trường linh hoạt. Ở đó, startup có nhiều cơ hội điều chỉnh, hoàn thiện giải pháp, cải thiện các chỉ số kinh doanh với mức chi phí tối thiểu. Sau đó, việc gọi vốn cũng như đầu tư mở rộng thị trường sẽ hiệu quả hơn rất nhiều. Songhan Incubator không chỉ giúp startup tiếp cận mạng lưới các nhà đầu tư, thị trường đầu ra tiềm năng mà điều quan trọng là chúng tôi giúp định hướng cho họ cách tiếp cận thị trường đúng đắn.”
Sau khi tốt nghiệp Batch 1, các startup được kỳ vọng sẽ có tư duy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo gắn với thực tiễn, founder phát triển kỹ năng quản trị toàn diện, khả năng hoạch định được hướng phát triển tiếp theo cho đội nhóm của mình. Các startup tiềm năng sẽ tiếp tục được xem xét ở giai đoạn đầu tư xây dựng giải pháp (MVP) và tăng tốc.

Thúc đẩy thanh niên nông thôn khởi nghiệp sáng tạo

Chiều 15/6, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu cuộc thi "Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo thanh niên nông thôn" năm 2020 nhằm tiếp tục thúc đẩy xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp.

Cuộc thi "Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo thanh niên nông thôn" năm 2020 do Ban Thanh niên nông thôn Trung ương Đoàn phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh - Hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) và Trung tâm Hỗ trợ phát triển thanh niên nông thôn tổ chức, nhằm xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp.
Cuộc thi hướng tới đối tượng đoàn viên, thanh niên có tuổi đời từ 18-35 có ý tưởng, đề án sản xuất, kinh doanh về các lĩnh vực: Trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp, công nghiệp bảo quản, chế biến, làng nghề, thiết bị nông nghiệp, du lịch nông nghiệp, du lịch cộng đồng, công nghệ thông tin phục vụ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Tạo điều kiện cho thanh niên nông thôn học hỏi các kiến thức cơ bản về khởi nghiệp, kiến thức về xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh.
Bên cạnh đó, từ cuộc thi sẽ tạo cơ hội để các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp tiếp cận, nắm bắt kịp thời những ý tưởng hay, sáng tạo và các mô hình kinh doanh tiềm năng. 
Từ đó các doanh nghiệp có thể đầu tư, mở rộng sản xuất, đa dạng hóa ngành nghề, đồng thời tìm và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo mối liên kết, hình thành chuỗi giá trị.
Cuộc thi "Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo thanh niên nông thôn" năm 2020 diễn ra từ nay đến cuối tháng 10 gồm 3 vòng. Tại vòng cuối cùng - chung kết toàn quốc, Ban tổ chức sẽ chọn khoảng 30 dự án xuất sắc nhất để tranh tài theo hình thức xây dựng sản phẩm dự án, thuyết trình trước hội đồng giám khảo và các nhà đầu tư.
Cuộc thi có một giải nhất trị giá 50 triệu đồng và nguồn vốn hỗ trợ khởi nghiệp tối đa một tỷ đồng; hai giải Nhì, mỗi giải 30 triệu đồng và vốn hỗ trợ 500 triệu đồng; ba giải Ba, mỗi giải 15 triệu đồng và vốn hỗ trợ 300 triệu đồng; ba giải Khuyến khích, mỗi giải 10 triệu đồng và vốn hỗ trợ 200 triệu đồng; cùng nhiều giải phụ như dự án đầu tư xuất sắc, ý tưởng có ý nghĩa xã hội, dự án hội nhập...
Cuộc thi "Dự án khởi nghiệp sáng tạo thanh niên nông thôn" với tiền thân là cuộc thi "Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo thanh niên nông thôn" đã bước sang năm thứ 3. Sau 2 lần tổ chức vào năm 2018 và 2019, cuộc thi đã thu hút 404 ý tưởng, dự án tham gia.
Sau các lần tổ chức, 20 thí sinh xuất sắc đã được hỗ trợ vay vốn hơn 4 tỷ đồng từ Quỹ Quốc gia về việc làm; 62 thí sinh được tham gia các khóa học kinh doanh, đào tạo khởi nghiệp và chuyển giao công nghệ ngành bán lẻ, đào tạo doanh nhân... với tổng giá trị khoảng 830 triệu đồng.

Đồng hành cùng phụ nữ khởi nghiệp, phát triển kinh tế

Những năm qua, cấp hội phụ nữ trong tỉnh đã có nhiều hình thức hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, phát triển kinh tế. Từ các hoạt động của hội đã tạo động lực cho nhiều chị em mạnh dạn, tự tin khởi nghiệp và khởi nghiệp sáng tạo ở các quy mô lớn hơn mang lại hiệu quả kinh tế cao và tạo việc làm cho nhiều lao động.

Để thu lãi khoảng 20 triệu đồng/tháng như hiện nay, chị Nguyễn Thị Yến, hội viên phụ nữ tổ 31, phường Quang Trung, thành phố Thái Bình, chủ cơ sở sản xuất cầu đá, cầu lông bước đầu khởi nghiệp gặp không ít khó khăn. Chị Yến cho biết: Lúc đầu, khó khăn nhất với chị là vốn rồi đến thị trường tiêu thụ. Cũng may mắn là sự có mặt kịp thời của Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) phường đã giúp chị kết nối vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội để sản xuất. Lúc đầu được vay 20 triệu đồng, sản xuất, kinh doanh có lãi, chị được vay lên 50 triệu đồng để mở rộng quy mô. Chị đã trả hết vốn vay, thu nhập mỗi năm một tăng và tạo việc làm cho 30 lao động với thu nhập từ 3 triệu đồng/người/tháng trở lên. Chị Yến cho biết thêm: Cũng từ tổ chức hội phụ nữ, chị được tham gia tập huấn khởi sự doanh nghiệp, được giao lưu, học tập và mở rộng mối quan hệ giúp chị tự tin hơn trong sản xuất, kinh doanh.
Còn tại xã Đông Hà (Đông Hưng), từ chăn nuôi ngan, gà, vịt, cá, chị Nguyễn Thị Vân, hội viên phụ nữ thôn Liên Hoàn đã thu lãi từ 200 – 300 triệu đồng/năm. Chị Vân cho biết: Để đạt được thành công rất cần phải có sự giao lưu, học hỏi, chia sẻ của mọi người. Chính vì vậy, tôi luôn nhiệt tình tham gia và động viên mọi thành viên trong gia đình tham gia các hoạt động của địa phương. Đặc biệt tham gia các phong trào, các cuộc vận động mà các tổ chức phát động như cuộc vận động “xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” của hội phụ nữ, phong trào xây dựng nông thôn mới ở địa phương… Qua sinh hoạt chi hội phụ nữ và được tham gia học tập các chuyên đề do hội phụ nữ xã tổ chức, tôi đã tiếp thu được nhiều kiến thức rất bổ ích, thiết thực nhất là các chuyên đề về chuyển giao khoa học kỹ thuật, hướng dẫn áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất chăn nuôi, các kiến thức để phát triển kinh tế, xây dựng gia đình hạnh phúc.
Theo chị Nguyễn Thị An, Chủ tịch Hội LHPN thành phố Thái Bình: Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, khởi nghiệp được Hội LHPN thành phố xác định là nhiệm vụ ưu tiên xuyên suốt trong quá trình công tác. Bởi vậy, Hội LHPN thành phố đã chỉ đạo các cấp hội thường xuyên tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động hội viên phụ nữ phát huy nội lực, chủ động tham gia phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững. Đồng thời, tổ chức các phong trào thi đua để vận động, hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống; các mô hình giúp phụ nữ thoát nghèo, hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp; hỗ trợ thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã… tạo điều kiện cho phụ nữ được nâng cao kiến thức, tích cực lao động, sản xuất, kinh doanh, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Theo báo cáo của Hội LHPN tỉnh, để hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp đạt hiệu quả, năm 2019, Hội LHPN tỉnh đã tổ chức lớp tập huấn cho 68 chị là thành viên ban quản lý hợp tác xã, tổ hợp tác, phụ nữ có nhu cầu khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh; phối hợp tổ chức tập huấn cho 473 phụ nữ khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh, cán bộ, hội viên phụ nữ sản xuất, kinh doanh tiêu biểu. Các cấp hội tiếp tục quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn vay ủy thác của các ngân hàng với dư nợ hơn 1.962 tỷ đồng cho 52.747 thành viên vay. Quỹ Hỗ trợ phụ nữ tỉnh Thái Bình (trực thuộc Hội LHPN tỉnh) đã cho 883 thành viên vay 10,23 tỷ đồng để xây dựng các công trình nước sạch, vệ sinh hộ gia đình và phát triển kinh tế. Cùng với đó, các cấp hội tiếp tục vận động cán bộ, hội viên phụ nữ tham gia nhiều hình thức tiết kiệm với dư nợ hơn 161 tỷ đồng, đẩy mạnh các hoạt động tương trợ giúp đỡ nhau thông qua các hình thức với giá trị hơn 4,3 tỷ đồng để chị em phát triển kinh tế.
Đồng hành, hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, phát triển kinh tế, trong thời gian tới, các cấp hội sẽ tiếp tục khảo sát, lựa chọn đối tượng để tham gia lớp khởi sự kinh doanh, quản lý kinh doanh và có hỗ trợ khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh; đào tạo nghề và giải quyết việc làm. Đặc biệt quan tâm đến hộ nghèo, cận nghèo, khó khăn có ý chí tiếp cận thị trường, ưu tiên cho các mô hình kinh tế tập thể, hộ kinh doanh có ý tưởng sáng tạo hiệu quả, hộ tham gia vào các ngành nghề tạo ra sản phẩm chủ lực của địa phương.