Thứ Tư, 18 tháng 11, 2020

Tranh luận việc Uber, Grab, Be tự định giá, “kiếm lợi” ở Việt Nam

     “Uber liên quan đến việc cung cấp phần mềm và định giá vận tải, họ ở nước ngoài nhưng định giá chuyến xe, kiếm lợi nhuận ở Việt Nam, họ quyết định toàn bộ vấn đề…”

    Ông Nguyễn Văn Thể - Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) - cho biết như vậy trong phiên Quốc hội thảo tại hội trường về Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi), hôm nay (16/11).

    Tại phiên thảo luận, đại biểu Nguyễn Thị Lệ Thủy (đoàn Bến Tre) nêu vấn đề về kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, quy định tại khoản 4 Điều 60 của dự thảo Luật: Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là việc tổ chức, cá nhân thực hiện ít nhất một trong các công đoạn gồm điều hành phương tiện và lái xe hoặc quyết định giá cước vận tải để thực hiện hoạt động vận chuyển hành khách hàng hóa trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi.

Tranh luận việc Uber, Grab, Be tự định giá, “kiếm lợi” ở Việt Nam - 1

Nhấn để phóng to ảnh

Đại biểu Nguyễn Thị Lệ Thủy (đoàn Bến Tre)

    Đại biểu đề nghị cần phân biệt rõ kinh doanh vận tải và dịch vụ hỗ trợ kết nối phục vụ kinh doanh vận tải, theo đó các dịch vụ sử dụng công nghệ thông tin chỉ hỗ trợ kết nối việc thực hiện dịch vụ kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

    Nữ đại biểu cho rằng, xét về bản chất 2 mô hình này hoàn toàn khác nhau. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kết nối vận tải chỉ vận hành phần mềm ứng dụng, không tham gia vào mọi công đoạn trong quá trình vận tải. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phần mềm ứng dụng chỉ giúp kết nối khách hàng và lái xe thông qua phần mềm kết nối trên không gian mạng, không sở hữu xe và lái xe và chỉ được hưởng phí kết nối từ việc hỗ trợ các lái xe.

    “Họ chỉ thỏa thuận với lái xe là các cá nhân thật sự kinh doanh vận tải chứ không trực tiếp giao dịch với người thuê dịch vụ vận tải hành khách, cho nên chỉ coi như dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ. Việc quy định như vậy là không phù hợp với thực tiễn và sẽ khiến doanh nghiệp cung cấp phần mềm hoạt động thiếu hiệu quả vì phải thực hiện những yêu cầu không cần thiết khác” - đại biểu Nguyễn Thị Lệ Thủy cho biết.

Đại biểu đoàn Bến Tre đề nghị Ban soạn thảo rà soát lại khái niệm này cho chính xác, tránh nhầm lẫn đối tượng, sẽ dẫn đến biện pháp quản lý không phù hợp, làm gia tăng gánh nặng với doanh nghiệp và kìm hãm sự phát triển của xã hội, ảnh hưởng đến quyền lợi của người sử dụng dịch vụ.

    “Thực tiễn kinh nghiệm của một số quốc gia như Singapore gọi dịch vụ này là dịch vụ trung gian, Philippines và nhiều bang của Mỹ gọi là dịch vụ mạng lưới vận tải hay Trung Quốc và Úc gọi là dịch vụ đặt xe trực tuyến” - nữ đại biểu nói và cho đề nghị sửa khoản 4 Điều 60 thành kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là việc tổ chức, cá nhân vận chuyển hành khách, hàng hóa trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi; đồng thời quản lý dịch vụ hỗ trợ kết nối vận tải theo nhóm dịch vụ hỗ trợ vận tải.

    Đại biểu Nguyễn Mạnh Cường (đoàn Quảng Bình) tán thành với ý kiến của đại biểu đoàn Bến Tre và dẫn báo cáo thẩm tra của Ủy ban Quốc phòng và An ninh cho rằng với khái niệm mới nêu trên thì các dịch vụ sử dụng công nghệ thông tin hỗ trợ kết nối cho xe ô tô như Grab, Be… sẽ bị coi là hoạt động kinh doanh vận tải và quy định này không phù hợp với thực tiễn và đề nghị chỉ nên coi các dịch vụ sử dụng công nghệ nêu trên là các dịch vụ hỗ trợ giao thông đường bộ.

Tranh luận việc Uber, Grab, Be tự định giá, “kiếm lợi” ở Việt Nam - 2

Nhấn để phóng to ảnh

Đại biểu Nguyễn Mạnh Cường (đoàn Quảng Bình)

    Theo đại biểu đoàn Quảng Bình, trong thời gian qua, đã xuất hiện các hình thức kinh doanh mới thực hiện dịch vụ hỗ trợ kết nối cho xe ô tô. Đây là những doanh nghiệp không sở hữu xe ô tô, không giao kết hợp đồng lao động với lái xe mà chỉ cung cấp dịch vụ hỗ trợ kết nối giữa xe ô tô với khách hàng.

    Nếu coi các doanh nghiệp này là các đơn vị kinh doanh vận tải giống như các đơn vị kinh doanh vận tải truyền thống, tức là các doanh nghiệp có sở hữu xe ô tô, các doanh nghiệp có giao kết hợp đồng với lái xe để quy định các nghĩa vụ, các điều kiện hoạt động chung giống nhau, như: Phải thực hiện đầy đủ các cam kết về chất lượng vận tải hợp đồng, phải mua bảo hiểm cho hành khách, phải bồi thường thiệt hại… là không hợp lí.

    Nam đại biểu cho rằng quy định nói trên chưa rõ ràng, có thể dẫn đến cách hiểu và thực thi pháp luật khác nhau. Điều đáng lo ngại là quy định này sẽ dẫn đến trường hợp doanh nghiệp nào cung cấp dịch vụ hỗ trợ kết nối càng thông minh, tiện lợi cho các bên sử dụng thì dễ bị gán mác là kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, còn doanh nghiệp nào cung cấp dịch vụ kết nối khiêm tốn hơn thì coi là doanh nghiệp công nghệ cung cấp dịch vụ phần mềm hỗ trợ kết nối vận tải.

    Vì vậy, để bảo đảm tính hợp lý, phù hợp với thực tiễn và chủ trương đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, bảo đảm tính thống nhất giữa các loại hình kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và xe gắn máy thì cần xác định các doanh nghiệp cung cấp ứng dụng phần mềm hỗ trợ kết nối vận tải không phải là các đơn vị kinh doanh vận tải, để tránh sự tranh cãi khi tổ chức thi hành luật.

    Trước những ý kiến tranh luận nói trên, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể giải trình trước Quốc hội hiện những đơn vị cung cấp phần mềm như GoViet, Grab có gần là 40 - 50 phần mềm, Bộ GTVT ủng hộ rất cao và không nêu những đơn vị này là tham gia vận tải.

Tranh luận việc Uber, Grab, Be tự định giá, “kiếm lợi” ở Việt Nam - 3

Nhấn để phóng to ảnh

Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể (ảnh: Quốc Chính)

    “Vừa qua, Uber có liên quan đến việc cung cấp phần mềm và định giá vận tải, họ ở nước ngoài họ định giá chuyến xe đi từ A đến B là bao nhiêu tiền và họ trích lại phần họ bao nhiêu, họ chi lại cho lái xe bao nhiêu, họ quyết định toàn bộ vấn đề như thế. Những đơn vị như thế này chúng tôi cho là tham gia kinh doanh vận tải, kiếm lợi nhuận ở Việt Nam, do đó phải là ứng xử như là doanh nghiệp vận tải” - Bộ trưởng GTVT nhấn mạnh.

    Lãnh đạo Bộ GTVT cũng thông tin, hiện nay rất nhiều phần mềm ở Việt Nam Bộ GTVT khuyến khích người ta bán phần mềm, các doanh nghiệp mua rồi sau đó sử dụng phần mềm đó để kết nối vận tải, Bộ GTVT ủng hộ rất cao.

Công nghệ "mũi điện tử" giúp AI 'ngửi' được thực phẩm

 Các nhà khoa học từ trường Đại học Công nghệ Nanyang của Singapore đã phát triển thành công ứng dụng “mũi điện tử”, cho phép đánh giá chính xác độ tươi của thịt bằng AI.

Công nghệ mũi điện tử giúp AI ngửi được thực phẩm - 1

Nhấn để phóng to ảnh

Hệ thống sử dụng một mã vạch điện tử được chèn bên trong bao bì thực phẩm, có khả năng thay đổi màu sắc khi cảm nhận được mức độ ôi của thịt.

Sau đó, một ứng dụng trên smartphone sẽ quét mã vạch để đo độ tươi của thịt. Toàn bộ thao tác được thực hiện trong khoảng 30 giây.

Trong các thử nghiệm trên thịt gà, thịt bò, hệ thống đã dự đoán độ tươi của thịt với độ chính xác lên tới 98,5%.

Đại diện cho nhóm nghiên cứu - giáo sư Chen cho biết, ứng dụng này có thể giúp khách hàng quyết định xem thịt có phù hợp để tiêu thụ hay không.

"Mã vạch này giúp người tiêu dùng tiết kiệm tiền bằng cách đảm bảo rằng họ không vứt nhầm các sản phẩm vẫn còn có thể tiêu thụ. Điều này cũng giúp ích cho môi trường", giáo sư Chen cho biết.

Để đổi màu, mỗi dòng trên mã vạch chứa một loại thuốc nhuộm thay đổi màu sắc để phản ứng với từng loại và nồng độ khí khác nhau. Những phản ứng này tạo ra một sự kết hợp màu sắc, từ đó thông báo trạng thái của thịt khi nó bắt đầu phân hủy.

Ngoài ra, mã vạch bên trong sản phẩm còn có thể tự phân hủy sinh học và không gây độc hại cho thực phẩm.

Các nhà nghiên cứu cho biết sản phẩm bắt chước phương pháp phát hiện thịt thối rữa của động vật có vú bằng cách cảm nhận luồng khí phát ra từ chúng.

Trong các thử nghiệm, thuật toán đạt được độ chính xác 100% trong việc phát hiện các loại thịt bị hư hỏng, và từ 96 đến 99% trong việc xếp hạng cấp độ tươi của thịt.

Giải thưởng Nhân tài Đất Việt chuyển mình theo xu hướng công nghệ thế giới

    Nét đặc biệt của Giải thưởng Nhân tài Đất Việt và những sản phẩm tham gia, đó là luôn luôn thay đổi theo xu hướng phát triển CNTT của Việt Nam, cũng như trên thế giới.

    Nhân tài Đất Việt đang bước sang mùa giải thứ 16, qua đó tiếp tục chặng đường mang lại tiếng vang, thành công cho những người đoạt giải, đặc biệt là các nhóm tác giả có sản phẩm, giải pháp đáng chú ý trong lĩnh vực CNTT.

    Tuy nhiên đằng sau ánh hào quang ấy, là cả một sự cố gắng, nỗ lực to lớn của tập thể từ công tác tổ chức, chọn lọc thí sinh, và quan trọng nhất là những người “cầm cân nảy mực” - khi họ mới chính là người góp phần làm phát sáng những sản phẩm có tiềm năng, có mức độ sáng tạo, ứng dụng, độ phủ rộng rãi đến người dân, doanh nghiệp.

    Cũng chính từ những lựa chọn phân minh ấy, rất nhiều nhóm tác giả, startup đã đi lên từ bệ phóng NTĐV, được ứng dụng rộng rãi, được xã hội công nhận, thậm chí ôm mộng “kỳ lân” trên bầu trời quốc tế.

    Theo chia sẻ của TS. Nguyễn Long - Tổng Thư ký Hội tin học Việt Nam, đồng thời là Chủ tịch Hội đồng Giám khảo của Giải thưởng Nhân tài Đất Việt lĩnh vực CNTT trong suốt 16 năm qua, thì đằng sau mỗi giải thưởng được trao, mỗi vinh quang, niềm vui sướng tột cùng của các thí sinh khi bước lên bục vinh quang, là những suy tư, trăn trở với bao đắn đo của người làm công tác chấm thi.

Cuộc thi - nơi không phải “cứ thi là có giải Nhất”

0.png

Nhấn để phóng to ảnh

TS. Nguyễn Long khẳng định: "Nhân tài Đất Việt không phải năm nào cũng có giải Nhất. Đó là một áp lực". Ảnh: Sơn Tùng

    “Nhân tài Đất Việt không phải năm nào cũng có giải Nhất - đó là một áp lực”, TS. Nguyễn Long cho biết. Theo ông, mọi cuộc thi đều có Giải Nhất - nhưng điều đó không đúng với Nhân tài Đất Việt.

    Tại đây, giải Nhất không phải năm nào cũng xuất hiện bởi những tiêu chí và sự khắt khe của Hội đồng giám khảo độc lập. Theo đó, sản phẩm, giải pháp nào đã mang danh Giải Nhất Nhân tài Đất Việt thì mức độ thành công phải cao. Và thực tế 16 năm qua tất cả các sản phẩm đoạt giải Nhất đều rất thành công về sau.

    “Với tư cách là Hội đồng giám khảo, chúng tôi rất muốn tìm những sản phẩm, giải pháp được tôn vinh giải cao nhất, nhưng thường là rất khó”, vị giám khảo đã gắn bó 16 năm với Nhân tài Đất Việt trải lòng.

    “Rõ ràng, với những giải thưởng hay, ý tưởng tốt mà không tôn vinh thì chúng ta sẽ cảm thấy nuối tiếc. Còn ngược lại nếu sản phẩm không nhiều đột biến, nhiều sản phẩm mang tính kế thừa, chưa tiếp cận được với xu hướng của thế giới, mà vẫn buộc phải chọn lấy một thì quả thực không cam lòng.”

Nhân tài Đất Việt 15 năm.jpg

Nhấn để phóng to ảnh

    Vị giám khảo có thâm niên cao nhất tại Nhân tài Đất Việt kể lại rằng trong quá khứ, từng có một số sản phẩm có tiềm năng, nhưng khi lọt vào chung khảo lại không có phần thuyết trình tốt, không nêu bật được cốt lõi, giá trị của mình, nên bị trượt vô cùng đáng tiếc.

    “Một số bạn cho rằng Hội đồng giám khảo chỉ chấm thi theo 'phong trào', hay chấm 'cho có'. Nhưng các bạn đã nhầm!”, TS. Nguyễn Long khẳng định.

    Trên thực tế, vòng thi Chung khảo năm nào cũng diễn ra hết sức căng thẳng, bao gồm phần trình bày và hỏi đáp của hơn 10 thành viên Giám khảo, khiến đội thi phải “trổ” hết tài nghệ mới có thể chinh phục được Hội đồng.

    Ở chiều ngược lại, cứ mỗi năm, các Giám khảo lại càng vất vả hơn để đưa ra lời nhận xét trong bối cảnh công nghệ phát triển không ngừng, và sự nở rộ của những xu thế mới, khiến cho tiêu chí lựa chọn đội giành chiến thắng càng trở nên khó khăn và phức tạp.

Hội nhập xu thế công nghệ thế giới

Giải thưởng Nhân tài Đất Việt chuyển mình theo xu hướng công nghệ thế giới - 3

Nhấn để phóng to ảnh

Nhân tài Đất Việt là điểm đến đặc biệt thu hút đối với các bạn trẻ, startup với ý tưởng đột phá, mong muốn xây dựng chỗ đứng và thương hiệu tại thị trường Việt Nam, cũng như mở rộng ra nhiều khu vực trên thế giới. Ảnh: Trưởng Ban tổ chức Phạm Huy Hoàn phát động Giải thưởng tại Paris, Pháp năm 2019.

    Nếu như là một người theo dõi cuộc thi trong nhiều năm, bạn ắt hẳn nhận thấy nét đặc biệt của Nhân tài Đất Việt và những sản phẩm tham gia, đó là luôn luôn thay đổi theo xu hướng phát triển CNTT của Việt Nam, cũng như trên thế giới.

    Lấy ví dụ như ngay từ những năm đầu tiên, các sản phẩm đạt giải đã vô cùng ý nghĩa. Hệ thống cảnh báo đường sắt vào những năm đầu thập niên 2.000 là một vấn đề rất được xã hội quan tâm.

    Tiếp theo đó là xu thế chuyển đổi số đã được nhiều nhóm thí sinh mang tới  Nhân tài Đất Việt từ rất sớm, tiêu biểu như ứng dụng Fintech (giải Nhất năm 2015), ứng dụng công nghệ thực tế ảo 3D (giải Nhất năm 2017), hay ứng dụng AI để xử lý ngôn ngữ, chuyển đổi văn bản tiếng Việt (giải Nhất 2019, giải Nhì 2018).

    Tới nay, khi Việt Nam hội nhập thế giới, đã ngày càng có nhiều cuộc thi tìm kiếm giải pháp, tôn vinh sản phẩm Chuyển đổi số. Điều này cho thấy sự nhạy bén và nhãn quan có thể “nhìn trước” thị trường từ Hội đồng Giám khảo khi chọn ra các nhóm tác giả tại Nhân tài Đất Việt theo đuổi các sản phẩm này.

    Năm 2020, trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập mạnh mẽ với thế giới, đồng thời cố gắng thoát mức trung bình để trở thành nước phát triển, thì kinh tế toàn cầu lại bị gián đoạn bởi dịch Covid-19.

    Điều này khiến người Việt càng quyết tâm hơn khi đối mặt với những thử thách - đồng thời là cơ hội, để tạo ra dấu ấn, để một lòng về xu thế tất yếu là chuyển đổi số. Đây là điều được TS. Nguyễn Long khẳng định.

2.png

Nhấn để phóng to ảnh

TS Nguyễn Long khẳng định Cách mạng Công nghiệp 4.0 là cơ hội cho những bạn trẻ muốn theo đuổi nghiệp sáng tạo. Ảnh: Sơn Tùng

    “Khi các cửa hàng bị đóng cửa, chúng ta có cơ hội thúc đẩy thương mại điện tử, Mobile Money. Khi không thể gặp nhau để làm việc, chúng ta thúc đẩy nền tảng liên lạc, làm việc từ xa. Trước đây có xe công nghệ, giờ chúng ta có ship giao hàng ở khắp các tỉnh thành lớn”.

    “Như bạn thấy, Covid-19 là cơ hội biến đổi hệ thống logistic của Việt Nam theo hướng công nghệ hóa, để hình thành nên những cộng đồng khởi nghiệp mới, những giải pháp trong mùa Covid-19 như Bluezone,... hay những trang web để mọi người có thể hỗ trợ online”.

    Ông nhấn mạnh: “Chuyển đổi số là những sản phẩm mang tính thời đại, với cơ hội tận dụng được những công nghệ và nền tảng công nghệ mới nhất để đưa vào ứng dụng như Bigdata, Blockchain, IoT,...”

    Theo TS. Nguyễn Long, sự chuyển dịch này là cơ hội cho những bạn trẻ, đặc biệt là những người làm CNTT để có được những sản phẩm của mình góp phần thúc đẩy nhanh chóng chuyển đổi số, đồng thời là cơ hội cho những bạn trẻ muốn theo đuổi nghiệp sáng tạo.

    Trong bối cảnh ấy, một lần nữa công việc tìm kiếm, vinh danh các sản phẩm, giải pháp “Make in Việt Nam” theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, của Bộ Thông tin -Truyền thông càng trở nên ý nghĩa hơn, đặc biệt là đối với giải thưởng có bề dày gần 2 thập kỉ như Nhân tài Đất Việt.

Đêm trao giải Nhân tài Đất Việt 2020 sẽ diễn ra vào lúc 20h ngày 25/12 tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế, Hà Nội, và được tường thuật trực tiếp trên sóng VTV2, Đài Truyền hình Việt Nam.
Ban tổ chức cũng gia hạn thời hạn nhận sản phẩm dự thi đến đúng 20/11. Theo lịch dự kiến, lịch chấm thi Sơ khảo tập trung vào ngày 6/12; Họp báo công bố kết quả Sơ khảo trong thời gian 9-10/12 tại 57 Huỳnh Thúc Kháng. Lịch Chấm thi Chung khảo tập trung dự kiến vào 21-22/12/2020. Ban tổ chức sẽ liên hệ với các nhóm tác giả để thông báo lịch cụ thể.

Muốn phát triển kinh tế

Phát huy các tiềm năng lợi thế

Tiết kiệm tối đa các nguồn lực về tiền bạc và con người

Giải quyết các vấn đề nóng

Các vấn đề cấp thiết

Đơn giải hoá các TTHC cho người dân và doanh nghiệp

Phục vụ nhân dân trong quá trình giải quyết các TTHC


Đại gia nhóm Đông Âu “bốc hơi” cả chục nghìn tỷ đồng tài sản trong 1 ngày

     Tình trạng bán mạnh đã khiến 500 mã cổ phiếu mất giá, trong đó, nhóm vốn hoá lớn như MSN của Masan, VIC của Vingroup cũng giảm sâu kéo theo giá trị tài sản các tỷ phú “bốc hơi” hàng nghìn tỷ đồng.

    Áp lực bán mạnh trong phiên giao dịch buổi chiều 16/11 tiếp tục đẩy chỉ số chính của hai sàn giảm mạnh.

    VN-Index ghi nhận thiệt hại tới 15,5 điểm tương ứng 1,6% còn 950,79 điểm; HNX-Index giảm 1,38 điểm tương ứng 0,96% còn 143,36 điểm. Trong khi đó, UPCoM-Index vẫn giữ được trạng thái tăng 0,14 điểm tương ứng 0,22% lên 64,85 điểm.

    Yếu tố tích cực là trong phiên này thanh khoản thị trường được đẩy lên rất cao. Khối lượng giao dịch trên HSX lên tới 518,93 triệu cổ phiếu tương ứng dòng tiền chảy vào thị trường bắt đáy đạt 10.230,53 tỷ đồng. Trên HNX, khối lượng giao dịch là 58,06 triệu cổ phiếu tương ứng 833 tỷ đồng. Con số này trên UPCom là 17,12 triệu cổ phiếu tương ứng 269,24 tỷ đồng.

    Độ rộng thị trường nghiêng về phía các mã giảm giá với 488 mã giảm, 34 mã giảm sàn; tuy nhiên, phía tăng giá vẫn có 301 mã với 38 mã tăng trần.

    Bên cạnh đó, thị trường còn chịu áp lực đáng kể do tình trạng giảm sâu diễn ra tại các mã cổ phiếu lớn. MSN giảm mạnh 6,9% xuống còn 83.900 đồng và chỉ còn cách giá sàn đúng 100 đồng mỗi cổ phiếu.

    VIC giảm 5% còn 102.000 đồng; VHM giảm 2,2% còn 76.600 đồng; GAS giảm 1,4% còn 72.500 đồng; VCB giảm 1,3% còn 85.500 đồng; PLX giảm 1,3% còn 48.150 đồng; MWG giảm 1,3% còn 109.700 đồng; VRE giảm 1,3% còn 26.850 đồng; VNM cũng giảm 0,3%.

    Theo đó, chỉ riêng VIC đã gây thiệt hại cho VN-Index tới hơn 5 điểm; thiệt hại do MSN gây ra là hơn 2 điểm; do VHM là 1,57 điểm.

    Bên cạnh đó, diễn biến giảm này của cổ phiếu cũng khiến giá trị tài sản chứng khoán các đại gia chứng khoán bị sụt mạnh. Cụ thể, giá trị tài sản ông Phạm Nhật Vượng chỉ trong 1 ngày đầu tuần đã giảm mất 10.348,4 tỷ đồng; giá trị tài sản ông Hồ Hùng Anh giảm 1.533,3 tỷ đồng và giá trị tài sản của ông Nguyễn Đăng Quang cũng “bốc hơi” 1.563,6 tỷ đồng.

Đại gia nhóm Đông Âu “bốc hơi” cả chục nghìn tỷ đồng tài sản trong 1 ngày - 2

Nhấn để phóng to ảnh

Nhóm các tỷ phú thành danh tại Đông Âu bị thiệt hại khá lớn về giá trị tài sản trong phiên đầu tuần do cổ phiếu bị chốt lời

    Cổ phiếu ngân hàng đồng loạt mất giá và ảnh hưởng kém tích cực. CTG giảm nhẹ 0,2%; VIB giảm 0,3%; BID giảm 1%; ACB giảm 1,1%; VCB giảm 1,3%; MBB giảm 1,3%; VPB giảm 1,4%; SHB giảm 1,7%; STB giảm 1,8%; LPB giảm 2,5%; HDB giảm 2,5%.

    Cổ phiếu ngành thép gây bất ngờ với diễn biến tăng giá bất chấp xu hướng chung. Cụ thể, HPG tăng 300 đồng lên 32.300 đồng; HSG tăng 100 đồng lên 18.200 đồng; NKG tăng trần lên 10.700 đồng; POM tăng trần lên 7.000 đồng; VIC tăng 1.000 đồng lên 15.400 đồng; TLH, VGS, TNB, VCA cũng tăng giá tốt.

    Trong phiên này, nhiều mã cổ phiếu được giao dịch rất mạnh. Đáng chú ý có FLC với khớp lệnh “khủng” lên tới 40,8 triệu đơn vị; HPG với 25,5 triệu đơn vị; TCB với 25,2 triệu đơn vị; MBB với trên 20 triệu và CTG với 15,8 triệu đơn vị.

    Ở phương thức giao dịch thoả thuận, HAG được sang tay 15 triệu cổ phiếu còn KLB cũng được chuyển nhượng 9,7 triệu đơn vị.

    Phiên giao dịch đầu tuần, khối ngoại giao dịch tiêu cực trở lại với khối lượng bán ròng ở mức 16,4 triệu cổ phiếu trên toàn thị trường, giá trị bán ròng 398 tỷ đồng.

    Riêng tại sàn HSX, khối ngoại bán ròng trở lại 16 triệu cổ phiếu, giá trị bán ròng 404 tỷ đồng. Hoạt động bán ròng tập trung tại HDB (96 tỷ đồng); CTG (92,4 tỷ đồng); MSN 87,8 tỷ đồng), VHM, HPG, VIC, VPB… Ngược lại, VRE lại được mua ròng mạnh nhất với giá trị hơn 75 tỷ đồng, kế đến là MBB (36 tỷ đồng) và VNM (27 tỷ đồng).

    Theo nhận xét của các chuyên gia phân tích tại VDSC, chuỗi tăng điểm của VN-Index đã tạm ngừng với áp lực chốt lời tại vùng đỉnh cũ 970 điểm. Áp lực chốt lời đang chiếm ưu thế vào cuối phiên giao dịch và có thể sẽ tiếp diễn vào phiên giao dịch tiếp theo.

    Tuy nhiên, VDSC nhận thấy động thái dòng tiền vẫn đang hấp thụ và đặc biệt có thể sẽ gia tăng mức hỗ trợ khi VN-Index lùi về vùng 943 điểm. Ngoài ra cũng cần lưu ý diễn biến trong phiên hôm qua đang cảnh báo rủi ro mà thị trường phải đối diện trong thời gian tới. Do vậy, nhà đầu tư tạm thời nên quan sát thị trường và chờ thêm tín hiệu.

    Trong khi đó, chuyên gia MBS cho rằng, thanh khoản tăng trong khi mặt bằng cổ phiếu giảm là biểu hiện của việc chốt lời ở nhóm cổ phiếu bluechip tăng tốt trong thời gian vừa qua và cả hoạt động cắt lỗ ở các mã không tăng và chưa tăng theo thị trường.

    Dòng tiền phiên này chốt lời ở nhóm bluechip cũng không dịch chuyển sang nhóm midcap hoặc smallcap cho thấy nhà đầu tư đang thận trọng chờ và kỳ vọng có thể mua lại ở giá tốt hơn, thị trường phái sinh cũng cho thấy điều này với lực short mạnh cuối phiên.

    “Thị trường đang cho thấy một phản ứng khá thận trọng khi nhà đầu tư chọn giải pháp chốt lời, thay vì lao vào mua. Đây cũng là giai đoạn thị trường cũng đang cạn dần thông tin hỗ trợ, do vậy nhà đầu tư có thể chốt lời trong khi chưa vội mở vị thế mua mới” - chuyên gia MBS lưu ý.