Thứ Sáu, 27 tháng 1, 2023

PHÚC LẠC (Blessing) - Nhạc Thiền & nâng cao tần số rung động - Chữa lành Tâm Thức NOVADA | Minh Tịnh

Giá vàng tăng hơn nửa triệu đồng một lượng

Giá vàng nhẫn tăng hơn nửa triệu đồng một lượng lên hơn 56 triệu đồng, vàng miếng cũng lên 68,5 triệu trong ngày giao dịch đầu tiên sau nghỉ Tết.

Lúc 14h40, ngày 27/1 (mùng 6 Tết), Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) yết giá mua bán vàng miếng ở 67,5 - 68,5 triệu đồng, tăng hơn nửa triệu một lượng so với phiên giao dịch cuối cùng trước Tết Nguyên đán.

Giá vàng nhẫn SJC 99,99 loại 1 chỉ, 2 chỉ và 5 chỉ cũng tăng hơn nửa triệu một lượng so với trước Tết lên 55,25 - 56,25 triệu đồng.

Tại PNJ, giá vàng miếng SJC lên 67,2 - 68,2 triệu còn vàng nhẫn trơn 99,99 lên 55,3 - 56,3 triệu đồng. DOJI niêm yết giá vàng miếng ở 67,5 - 68,5 triệu đồng còn giá vàng nguyên liệu 99,99 ở mức 54,95 - 55,35 triệu đồng một lượng.

Vàng trong nước đi lên đưa chênh lệch với giá thế giới lên mức 13,6 triệu đồng một lượng. Diễn biến này cũng tương đồng với dự báo trước đó của các chuyên gia và giới kinh doanh vàng khi giá kim loại quý trên thế giới đã tăng mạnh trong tuần qua. Giá mua: 6 650 000

Theo chuyên gia, kịch bản giá SJC dậy sóng sau Tết gần như không thể tránh khỏi khi giá vàng thế giới tuần qua biến động rất mạnh, có lúc lên gần 1.950 USD một ounce và lập đỉnh 9 tháng.

Ông Trần Thanh Hải, Chủ tịch HĐQT Công ty Vàng bạc đá quý SJC Phú Thọ, trước đó cho hay các hệ thống kim hoàn sẽ nâng mỗi lượng vàng miếng thêm khoảng 1-1,2 triệu đồng lên 69 triệu đồng trong ngày mồng 6 Tết để bù lại khoảng chênh lệch với thế giới.

Nếu giá thế giới nối dài chuỗi đi lên, nhiều khả năng vàng miếng sẽ được đẩy lên 70 triệu - vùng giá cao nhất kể từ giữa tháng 5/2022. Đối với vàng nhẫn, giá thường điều chỉnh ít hơn nên có thể nhích khoảng 400.000-500.000 đồng để cán mốc 56 triệu đồng, ông Hải dự báo.

Chứng khoán thường biến động thế nào sau Tết?

 Trong 11 năm qua (2012-2022), thị trường chứng khoán có 7 lần tăng điểm trong phiên giao dịch đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.

Theo thống kê của VnExpress, số lần VN-Index tăng điểm trong phiên đầu năm âm lịch áp đảo so với số lần thị trường giảm. Hai năm gần nhất chỉ số đại diện cho sàn chứng khoán TP HCM đều tăng mạnh trong phiên trở lại sau kỳ nghỉ dài ngày, lần lượt tích lũy 3,66% (năm 2021) và 1,26% (năm 2022).

Sau phiên hứng khởi đầu năm, VN-Index thường tăng thêm khoảng 1-3 phiên liên tiếp với biên độ thu hẹp dần. Điển hình như sau khi tăng 12 điểm ngay đầu năm ngoái, chỉ số nối dài chuỗi đi lên 3 phiên nữa nhưng chỉ tích lũy được 3-5 điểm mỗi phiên.

Ở chiều ngược lại, trong giai đoạn 2012-2022, thị trường có 4 lần giảm điểm sau Tết. Mức điều chỉnh những phiên này đều dưới 1%, trừ phiên đầu năm Canh Tý (2020) mất đến 3,22% do nhà đầu tư trong nước lo ngại Covid-19 mới bùng phát ở Trung Quốc có thể tác động nghiêm trọng đến kinh tế Việt Nam lẫn toàn cầu.

Bối cảnh và động lực thị trường mỗi năm mỗi khác, nhưng thống kê này phần nào củng cố mức độ đáng tin của "hiệu ứng tháng Giêng" – một thuật ngữ chỉ nhịp tăng ngắn hạn của thị trường trong giai đoạn đầu năm.

Phần lớn bộ phận phân tích của các công ty chứng khoán cũng lạc quan về kịch bản thị trường sẽ đi lên trong phiên giao dịch đầu năm Quý Mão. Niềm tin này xuất phát từ việc VN-Index đã tăng 7 phiên liên tiếp để vượt mốc 1.100 điểm. Nhiều nhóm cổ phiếu, đặc biệt là ngân hàng, đang hút mạnh dòng tiền nhờ kết quả kinh doanh tích cực chuẩn bị công bố. Thanh khoản vì thế cải thiện đáng kể kèm theo động thái giải ngân liên tiếp của nhà đầu tư nước ngoài cho thấy thị trường đã thoát khỏi xu hướng giảm trung hạn kéo dài một năm qua.

Nhà đầu tư xem bảng giá điện tử tại sàn chứng khoán Yuanta Việt Nam. Ảnh: Quỳnh Trần

Nhà đầu tư xem bảng giá điện tử tại sàn chứng khoán Yuanta Việt Nam. Ảnh: Quỳnh Trần

Theo thang điểm kỹ thuật do Công ty Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam (MAS) đưa ra, VN-Index và VN30 đều ở mức 5/7 điểm, tức trạng thái khả quan. Xu hướng ngắn hạn trong ngày giao dịch đầu tiên kéo dài đến 4 tuần sau đó là tăng điểm với ngưỡng kháng cự trước mắt là 1.120 điểm và tiếp đến là 1.130 điểm.

Chuyên gia của Công ty Chứng khoán Tân Việt (TVSI) cho rằng VN-Index vượt đỉnh nhịp hồi phục trước là "tín hiệu vô cùng tích cực" để khẳng định thị trường bước vào xu hướng tăng giá trong ngắn hạn. Nhóm phân tích của Công ty Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS) duy trì góc nhìn thận trọng hơn, nhưng cũng nhận định thị trường đã bước vào giai đoạn mới mang tính tích lũy.

"Trạng thái thị trường trong thời gian tới mặc dù chưa xác nhận là uptrend nhưng sẽ vận động trong kênh hồi phục và tạo ra nhiều cơ hội cho nhà đầu tư", nhóm phân tích SHS nói.

Bằng phân tích kỹ thuật, chuyên gia của Công ty Chứng khoán Phú Hưng cũng khẳng định thị trường đang nằm trong xu hướng phục hồi ngắn hạn. Chỉ số đã vượt qua vùng đỉnh tháng 12/2022 và đóng cửa trên MA5 (đường trung bình động 5 phiên). Đường MACD (đường trung bình động hội tụ phân kỳ) hướng lên trên củng cố tín hiệu mua, còn RSI (chỉ báo sức mạnh tương đối) đang mạnh lên cho thấy VN-Index có cơ hội thử thách ngưỡng kháng cự 1.166 điểm.

Các nhóm phân tích đều cho rằng những phiên đầu năm là lúc nhà đầu tư nên tái cơ cấu lại vị thế lướt sóng khi thị trường rung lắc với ưu tiên là cổ phiếu có cơ bản tốt, dự báo quý IV/2022 khả quan và đang thu hút được dòng tiền mạnh. Cụ thể, TVSI khuyến nghị nhà đầu tư nên canh nhịp điều chỉnh để mua vào những cổ phiếu đang đà tăng tốt hoặc những mã chưa tăng giá trong những nhóm ngành mà cổ phiếu đầu ngành đã bật mạnh.

Đối với nhà đầu tư có tầm nhìn trung và dài hạn, quỹ đầu tư VinaCapital cho rằng định giá của thị trường chứng khoán đang ở vùng thấp trong 10 năm trở lại đây. Vào thời điểm cuối năm 2022, VN-Index giao dịch ở mức P/E cho năm 2023 khoảng 10 lần, thấp hơn khoảng 30% so với các thị trường mới nổi trong khu vực ASEAN.

Năm nay, kết quả kinh doanh của các công ty niêm yết có thể bị ảnh hưởng bởi tăng trưởng chậm lại của xuất khẩu, tiêu dùng và áp lực lãi suất vẫn còn cao. Dự báo tăng trưởng lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) của chỉ số VN-Index có thể về mức một con số. Tuy nhiên, từ năm 2024, khi áp lực lạm phát không còn, các ngân hàng trung ương trên thế giới có thể nới lỏng chính sách tiền tệ để kích thích kinh tế, đồng thời các khó khăn và thách thức trong nội tại của nền kinh tế Việt Nam đã được giải quyết, tăng trưởng EPS của thị trường chứng khoán nhiều khả năng sẽ quay trở lại mức hai con số.

"Thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn đang ở trong giai đoạn tăng trưởng cao trong ít nhất 5 năm tới. Các nhà đầu tư trong và ngoài nước sẽ không bỏ qua cơ hội này", báo cáo của VinaCapital viết.

Đền cô bé chí mìu Xã Hương Sơn Huyện Lạng Giang Tỉnh Bắc Giang

Làm ngày đêm hoàn thành giải phóng mặt bằng Vành đai 4 vùng Thủ đô

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc xây dựng đường Vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội sẽ mở ra không gian phát triển mới, với các khu công nghiệp, khu đô thị, tránh ách tắc giao thông, khai thác quỹ đất. 

Đông đảo du khách đến chùa Hương ngày khai hội Xuân Quý Mão 2023

 Sáng 27.1 (mùng 6 Tết), lễ hội chùa Hương chính thức khai hội với chủ đề "Lễ hội chùa Hương an toàn, văn minh, thân thiện".  

Kinh nghiệm đi chợ Viềng Nam Định để "mua may bán rủi" đầu năm

Chợ Viềng diễn ra vào đêm mùng 7, rạng sáng mùng 8 tháng Giềng tại Vụ Bản, Nam Định. Theo quan niệm từ xưa, phiên chợ này có ý nghĩa "mua may bán rủi". Rất đông khách tham quan từ khắp nơi đổ về chợ Viềng dịp này vì chợ chỉ họp duy nhất một lần trong năm. 

'Phở là món quà quý Việt Nam dành cho thế giới'

Báo Australia ca ngợi phở có hương thơm và mùi vị hoàn hảo, là món quà quý Việt Nam dành cho thế giới,

Tờ Sydney Morning Herald ca ngợi món phở trên mục du lịch vào ngày 20/1. Ben Groundwater, chuyên gia du lịch người Australia từng đặt chân đến 80 quốc gia, cho biết các tín đồ ẩm thực có thể tranh luận thâu đêm về món nước ngon nhất thế giới. Đó có thể là mỳ ramen, mỳ laksa hay món canh rau củ caldo verde của người Brazil, tùy theo quan điểm từng người. Nhưng có một điều không thể tranh cãi là phở - món ăn nổi tiếng nhất của Việt Nam luôn nằm trong cuộc trò chuyện, tranh luận này.

Phở bò Việt Nam. Ảnh: Lan Hương

Phở bò Việt Nam. Ảnh: Lan Hương

Ben gọi phở là "món quà (ẩm thực) quý nhất Việt Nam dành cho thế giới", là món ăn thơm ngon, tinh tế. Nước dùng của phở được ninh từ xương bò, gia vị, hành, gừng rồi chan lên bát bánh phở trắng. Sau đó, người bán sẽ xếp lên trên giá đỗ, thịt bò thái lát, rau thơm. Người ăn thường thêm chanh, ớt vào món ăn này. "Phở có hương thơm đặc biệt. Đó là hương vị của sự hoàn hảo".

Không chỉ nổi tiếng với khách quốc tế, phở còn là món ngon người dân địa phương ăn mỗi ngày mà không ngán. Tại Hà Nội, báo Australia gợi ý cho du khách quốc tế tới phố cổ, nơi có những hàng phở ngon nhất để thưởng thức. Tại TP HCM, địa điểm gợi ý là quận 1. Còn tại Australia, một số tiệm phở ngon là Phở bò gà Mekong Việt Nam ở Melbourne hay Phở Hà Nội quán ở Sydney.

Tại Việt Nam, ngày 12/12 hàng năm được coi là "Ngày của Phở". Đây là ngày hội của những người yêu thích món ăn này và là dịp để Việt Nam tổ chức nhiều hoạt động nhằm tôn vinh, quảng bá để phở trở thành đại diện của nền ẩm thực Việt Nam trên thế giới.

Vì sao người miền Nam ăn thịt kho và canh khổ qua ngày Tết?

Thịt kho hột vịt, canh khổ qua mang đặc trưng vùng miền và những yếu tố về phong tục, tâm linh gắn liền đời sống người Nam Bộ.

Mỗi buổi sáng và chiều các ngày từ mùng 1 đến mùng 3 Tết (một số nơi tới mùng 4 Tết), người Nam Bộ thường làm cơm cúng tổ tiên. Mâm cơm có thể thêm bớt bất kỳ món gì, nhưng nhất định phải có thịt heo kho hột vịt (trứng vịt) và canh khổ qua (mướp đắng).

Theo nhà nghiên cứu văn hoá Nguyễn Thanh Lợi, không ai biết chính xác thời điểm thịt kho hột vịt và canh khổ qua xuất hiện trong ngày Tết của người miền Nam. Nhưng cả hai món này có ý nghĩa quan trọng trong bữa ăn ngày Tết xưa. Không chỉ mang đặc trưng văn hoá vùng miền, hai món ăn còn mang những yếu tố xã hội, phong tục, tâm linh gắn liền với đời sống người dân.

Những món ăn trong mâm cỗ Tết của người miền Nam.

Những món ăn trong mâm cỗ Tết của người miền Nam. Ảnh: Khổ Qua Đèo

"Bây giờ thịt thà ê hề, chứ 50-70 năm trước ở Nam Bộ không phải gia đình nào cũng có điều kiện bày thịt heo kho hột vịt, canh khổ qua trên mâm cơm cúng ngày Tết. Những gia đình nghèo xem đây là món ăn 'sang trọng và xa xỉ'. Họ phải dành dụm cả năm để đến Tết mới dám mặc quần áo mới và ăn những món chế biến từ thịt heo với mong muốn sung túc", ông Lợi nói.

Nhà nghiên cứu cho biết thêm, trong nồi thịt heo kho hột vịt, miếng thịt vuông, quả trứng tròn là biểu tượng của âm dương cân bằng. "Hình ảnh quả trứng tròn là biểu tượng của sự sinh sôi nảy nở, ước mong năm mới an khang, con đàn cháu đống, sung túc. Còn tên gọi trái khổ qua giải thích ước muốn mọi sự buồn khổ xui xẻo của năm cũ sẽ qua, đón nhận những điều tốt lành, thuận buồm xuôi gió trong năm mới", ông Lợi cho hay.

Thịt heo kho là món ăn nhiều năng lượng, béo, nếu ăn với lượng nhiều và thường xuyên trong ngày Tết sẽ không tốt cho sức khỏe, đặc biệt là người thừa cân, rối loạn chuyển hóa mỡ máu, tim mạch, huyết áp. Trong khi đó, khổ qua có tính hàn, vị đắng, hàm lượng calo và carb thấp, nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất, có tác dụng làm mát gan, nhuận tràng, hỗ trợ tiêu hóa. Vào những ngày Tết, thời tiết miền Nam thường oi nắng, ăn nhiều thịt, cá, giàu đạm dễ bị nóng. Một bát canh khổ qua thanh mát có vị đắng nhẹ, hậu ngọt, tạo nên sự đối lập cân bằng khẩu vị, giúp giải ngán.

Thịt heo kho hột vịt.

Thịt heo kho hột vịt. Ảnh: Lê Hữu Tường

Không chỉ riêng ngày Tết mà thịt heo kho hột vịt, canh khổ qua còn xuất hiện trong đời sống của người dân Nam Bộ như cúng đình, đám giỗ. Ngoài việc quan niệm "vuông tròn cho cân bằng, khổ nhọc rồi cũng qua" theo phong tục của ông bà xưa thì hai món ăn còn bổ trợ vị giác cho nhau trong mâm cơm.

Ông Nguyễn Thanh Lợi cho biết thêm: "Cách người miền Nam ăn Tết mỗi thời một khác. Nhưng cuộc sống là tổng hợp của những sự lựa chọn, những hợp lý sẽ được duy trì qua nhiều thời kỳ khác nhau, cho nên hột kho hột vịt, canh khổ qua vẫn là hai món ăn không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết của người miền Nam bao đời nay".

Sau khi cúng, con cháu sẽ là người thưởng thức bữa ăn. Người dân tâm niệm phần cơm sau khi cúng ông bà tổ tiên là phần lộc mà con cháu được hưởng. Để tránh phạm thượng, khi cúng thì múc thịt từ trong nồi lớn ra tô, khi ăn thì múc ra một nồi riêng nhỏ, nồi lớn để cúng tiếp những ngày khác, nên không được đổ thức ăn thừa vào hâm lại. Ngoài ý nghĩa tôn trọng thần linh, tôn trọng ông bà, làm vậy cũng có tính bảo vệ món ăn không bị biến mùi, biến vị.

Canh khổ qua nhồi thịt.

Canh khổ qua nhồi thịt. Ảnh: Lê Hữu Tường

Dù được giải thích thế nào thì món thịt heo kho hột vịt, canh khổ qua cũng trở thành món ăn quen thuộc với nhiều người, nhiều tầng lớp dù giàu hay nghèo ở miền Nam. Trước là đồ cúng ông bà tổ tiên, sau là để con cháu có cái ăn trong ngày Tết, cảm nhận được không khí sum vầy, dấu hiệu của một năm mới thuận buồm xuôi gió.

Ninh Bình hút lượng khách lớn trong kỳ nghỉ Tết

Lượng khách đổ về Ninh Bình dịp Tết tăng 25 lần so với năm 2022, các điểm đến nổi tiếng như Tràng An, Tam Cốc - Bích Động, chùa Bái Đính luôn kín.

Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán đầu tiên kể từ sau khi Việt Nam mở cửa du lịch hoàn toàn ghi nhận sự tăng trưởng về lượt khách du lịch. Theo Tổng cục Du lịch, trong 6 ngày nghỉ Tết (từ 29 đến mùng 5 Tết), toàn quốc phục vụ khoảng 9 triệu lượt khách nội địa, tăng hơn 47% so với năm ngoái. Tuy nhiên, lượng khách lưu trú giảm 37% so với cùng kỳ, công suất phòng trung bình ước đạt 40-45%.

Sau hai năm vắng vẻ, Ninh Bình là địa phương có tăng trưởng du lịch mạnh nhất toàn quốc. Theo báo cáo của Sở Du lịch, lượng khách tới Ninh Bình tăng 25 lần so với năm ngoái. Trong 6 ngày nghỉ lễ, tỉnh ước đón gần 330.000 lượt khách, với gần 29.500 lượt quốc tế. Trong đó, cao điểm là ngày mùng 4 Tết với gần 90.000 lượt.

Khách tập trung đông tại chùa Bái Đính, khu du lịch Tràng An, Tam Cốc - Bích Động, cố đô và phố cổ Hoa Lư, vườn chim Thung Nham, Hang Múa, nhà thờ Phát Diệm... Các bãi đỗ xe, các tuyến đường dẫn tới các khu du lịch, chùa chiền kể trên đều kín. Ban Quản lý khu du lịch Tràng An cho hay, mỗi ngày từ mùng 2 đến mùng 4, có khoảng 1.000 lượt thuyền được đưa vào phục vụ. Trung bình mỗi người phải đợi gần một tiếng mới đến lượt xuống thuyền. Doanh thu du lịch ước đạt 550 tỷ đồng.

Du khách đến du xuân Tràng An, Ninh Bình. Ảnh: Lê Hoàng

Du khách đến du xuân Tràng An, Ninh Bình. Ảnh: Lê Hoàng

Trong 6 ngày nghỉ lễ Hà Nội đón hơn 332.000 lượt khách (trong đó 32.000 khách quốc tế), tăng ba lần năm ngoái, mang lại tổng thu gần 1.000 tỷ đồng. Theo Sở Du lịch, Tết năm nay thời tiết thuận lợi, nhiều sự kiện du xuân được tổ chức như Tết làng Việt ở Đường Lâm, Cung đình ngày xuân ở Hoàng Thành Thăng Long... khiến lượng khách tăng mạnh.

Thời tiết tại miền Trung không thuận lợi khi trời lạnh và mưa liên tục từ tối mùng 2 đến mùng 5 Tết, nhưng các tỉnh như Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam (chủ yếu là Hội An), Khánh Hoà, Phú Yên đều có lượng khách cao hơn năm ngoái, một số nơi có tỷ lệ lấp đầy phòng khách sạn 70% trở lên.

Trong 4 ngày đầu năm, Quảng Trị đón 52.000 lượt khách, tăng hơn 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái, doanh thu gần 36 tỷ đồng. Một trong những điểm được nhiều du người tới check in năm nay là bức tượng linh vật mèo được coi là "Hoa hậu" năm nay.

Thừa Thiên Huế đón 95.000 lượt khách (hơn 21.000 khách ngoại), tăng gấp đôi năm ngoái, công suất phòng 52%. Tổng thu gần 150 tỷ đồng. "Huế tổ chức nhiều hoạt động, không gian check-in đẹp phục vụ du khách. Đặc biệt khu trung tâm hai bên bờ sông Hương, trong Hoàng cung có nhiều hình thức tổ chức mới lạ, có tính tương tác, trải nghiệm, phù hợp với các nhóm gia đình, khách trẻ", ông Nguyễn Văn Phúc, Giám đốc Sở Du lịch Thừa Thiên Huế, cho hay.

Quảng Nam đón hơn 215.000 lượt trong 5 ngày đầu năm Quý Mão, tăng 3,8 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, khách quốc tế ước đạt 58.000 lượt, tăng gấp 33 lần. Công suất phòng tại khu vực Hội An đạt khoảng 85%.

Theo báo cáo của Sở Du lịch Khánh Hoà, từ 30 đến mùng 4 Tết, toàn tỉnh đón hơn 151.000 lượt khách lưu trú. Công suất phòng trung bình 60%. Tại một số khách sạn, khu nghỉ dưỡng 4-5 sao khu vực ven biển và trung tâm thành phố Nha Trang, công suất phòng gần 80%. Doanh thu du lịch ước đạt hơn 647 tỷ đồng.

Các điểm đến phổ biến ở Nha Trang gồm có VinWonders, di tích Tháp Bà Ponagar, các tour du lịch vịnh Nha Trang, làng nghề Trường Sơn hoặc các tour tham quan Hòn Mun, Hòn Tằm...

Bà Nguyễn Thị Lệ Thanh, Giám đốc Sở Du lịch tỉnh, cho biết ngành du lịch năm 2023 phấn đấu đón 4 triệu lượt khách. "Việc du khách Trung Quốc quay trở lại sẽ góp phần giúp ngành du lịch địa phương phát triển mạnh mẽ thời gian tới", bà Thanh nói.

Tại Phú Yên, khách lưu trú ước đạt gần 57.000 lượt, công suất phòng khoảng 60%, riêng các khách sạn lớn công suất phòng trong các ngày mùng 3 và 4 Tết đạt khoảng 80%. Những điểm đến gồm có có Gành Đá Đĩa (huyện Tuy An) và Bãi Môn - Mũi Điện (thị xã Đông Hòa).

Du khách tắm biển tại bãi Sau, TP Vũng Tàu ngày mùng 3 Tết. Ảnh: Trường Hà

Du khách tắm biển tại bãi Sau, TP Vũng Tàu ngày mùng 3 Tết. Ảnh: Trường Hà

Tại miền Nam, Bà Rịa - Vũng Tàu luôn ghi nhận lượng khách lớn, tăng trưởng khoảng 1,5 lần so với năm ngoái. Khách lưu trú tại đây đạt mức trên 85%, chủ yếu đến từ TP HCM và các vùng lân cận.

Tuy nhiên các điểm du lịch nổi tiếng như Phú Quốc chỉ ghi nhận lượng khách tăng nhẹ so với 2022. Ông Nguyễn Vũ Khắc Huy, Phó chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh Kiên Giang, cho biết khách tới Phú Quốc không tăng đột biến, nếu so với thời điểm trước dịch vẫn còn thấp.

Nguyên nhân có thể do giá vé máy bay dịp Tết cao, Tết Nguyên đán và Dương lịch gần nhau nên du khách đã san sẻ chuyến đi chơi. "Khách đi 'du lịch trả thù' sau Covid-19 cũng không còn nhiều nên lượt khách đến Phú Quốc dịp Tết năm nay ở mức vừa phải", ông Huy cho hay.

Những ngày Tết Nguyên đán cũng ghi nhận lượng khách quốc tế đến Việt Nam cao. Ngay sáng đầu tiên của năm mới Quý Mão, gần 1.000 khách theo đường biển và đường hàng không đã đến Quảng Ninh, Khánh Hoà, Đà Nẵng. Chỉ tính riêng trong những ngày Tết, khách nước ngoài đến Việt Nam đã ngang một tháng cao điểm của năm 2022.