Thứ Ba, 25 tháng 4, 2023

Việt Nam phản đối lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc ở Biển Đông | Xu hướng 24h | VTC Now

Vì sao Mỹ muốn Việt Nam sản xuất chip thay thế Đài Loan ?

Việt Nam sẽ xây dựng chương trình sản xuất chip điện tử

Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì xây dựng nghị quyết, chương trình về sản xuất chip điện tử, nhằm tạo động lực phát triển mới.
Tại hội nghị trực tuyến với địa phương và phiên họp Chính phủ thường kỳ chiều 3/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoàn thiện Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia, đồng thời xây dựng chương trình về sản xuất chip. Các tỉnh, thành nghiên cứu xây dựng trung tâm đổi mới sáng tạo tại địa phương và thúc đẩy lĩnh vực này.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại hội nghị với địa phương và phiên họp Chính phủ thường kỳ, chiều 3/4. Ảnh: Nhật Bắc

Cuối 2022, tại lễ khánh thành Trung tâm R&D của Samsung, Thủ tướng đề nghị tập đoàn Hàn Quốc "khẩn trương chuẩn bị điều kiện cần thiết để sớm sản xuất thử các sản phẩm lưới bóng chip bán dẫn, phấn đấu đặt mục tiêu sản xuất đại trà từ tháng 7/2023 tại nhà máy Samsung Thái Nguyên".

"Đây là bước khởi đầu tốt đẹp cho mục tiêu khép kín chuỗi sản xuất trong lĩnh vực điện tử của tập đoàn tại Việt Nam. Việc này đã được đề nghị nhiều lần. Mong Samsung sau khi có trung tâm R&D sẽ sớm tiến hành sản xuất chip tại Việt Nam", Thủ tướng nói khi đó.
Trước đó, tháng 8/2022, Viettel đề xuất tham gia nghiên cứu, thiết kế, sản xuất chip phục vụ nhu cầu nội địa và hướng tới xuất khẩu. Đề xuất được đưa trong bối cảnh tình trạng thiếu chip trên toàn cầu ảnh hưởng nghiêm trọng tới nhiều lĩnh vực sản xuất, kinh doanh. Tháng 9, FPT Semiconductor cho ra mắt dòng chip vi mạch đầu tiên ứng dụng trong sản phẩm Internet vạn vật (IoT) lĩnh vực y tế.
Các chuyên gia nhận định Việt Nam có cơ hội trở thành trung tâm sản xuất chip của thế giới nếu tận dụng tốt yếu tố thuận lợi, có chiến lược phù hợp, chính sách khuyến khích, ưu đãi lớn cho lĩnh vực này. Trả lời VnExpress năm ngoái, ông Steve Long, Tổng giám đốc Intel khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Nhật Bản, nhận định: "Việt Nam có khả năng thiết lập cơ sở hạ tầng và chính sách cần thiết để hỗ trợ các hoạt động sản xuất tiên tiến trong lĩnh vực chip".
Cũng tại phiên họp chiều nay, Thủ tướng cho rằng hậu quả của Covid-19 vẫn kéo dài và chưa thể khắc phục trong thời gian ngắn, dự báo năm 2023 kinh tế thế giới vẫn tiếp tục khó khăn, lạm phát vẫn ở mức cao, các nước tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ, thị trường thu hẹp, cạnh tranh nước lớn diễn ra gay gắt, xung đột tại Ukraine có thể kéo dài, trong nước vẫn còn khó khăn, nhất là thị trường bất động sản, chứng khoán. Tuy nhiên, Thủ tướng chỉ rõ chưa thay đổi mục tiêu tăng trưởng năm 2023 và chỉ tiêu kiểm soát lạm phát. Các bộ ngành cần phản ứng kịp thời, "khó khăn thì khắc phục, thách thức thì vượt qua để đạt mục tiêu đề ra".

Vì sao Mỹ muốn Việt Nam sản xuất chip thay thế Đài Loan ?

Nga xoay trục sang phương Đông, tước quyền lãnh đạo thế giới của G7

Chính phủ Triều Tiên cam kết tăng cường quan hệ với Nga | VTC Now

Giới thiệu tổng quan về tỉnh Nghệ An

I. Giới thiệu chung

Nghệ An là tỉnh nằm ở vị trí trung tâm vùng Bắc Trung Bộ, là địa phương có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, giàu truyền thống cách mạng và tinh thần hiếu học. Nghệ An còn là mảnh đất đã sản sinh nhiều anh hùng, hào kiệt, danh tướng, danh nhân lịch sử cho đất nước. Đặc biệt, Nghệ An là quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới.

Danh xưng Nghệ An xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1030 dưới triều Vua Lý Thái Tông khi nhà vua cho đổi tên gọi Hoan Châu thành châu Nghệ An. Từ đó, danh xưng Nghệ An trở thành tên gọi gần gũi, thân thương gắn liền vào lịch sử hào hùng của dân tộc và tồn tại sâu thẳm trong tâm thức các thế hệ người dân Nghệ An cho tới ngày nay. Tháng 11/2020, Nghệ An đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 990 năm Danh xưng Nghệ An; khẳng định một dấu mốc quan trọng, một chặng đường lịch sử vẻ vang của địa phương.

II. Vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên

1. Vị trí địa lý

Nghệ An là địa phương nằm ở vĩ độ 18033' đến 20001' vĩ độ Bắc, kinh độ 103052' đến 105048' kinh độ Đông, ở vị trí trung tâm vùng Bắc Trung Bộ của Việt Nam; phía Đông giáp biển, phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hóa, phía Tây giáp nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào với 468 km đường biên giới trên bộ, bờ biển ở phía Đông dài 82 km.

Nghệ An có 21 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm: 01 thành phố, 3 thị xã và 17 huyện. Trong đó, Thành phố Vinh là đô thị loại 1, là trung tâm kinh tế, văn hóa của tỉnh và khu vực Bắc Trung bộ; 3 thị xã, gồm: Thị xã Cửa Lò, thị xã Hoàng Mai và thị xã Thái Hoà; 17 huyện, gồm: Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Yên Thành, Đô Lương, Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Nam Đàn, Thanh Chương, Tân Kỳ, Anh Sơn, Con Cuông, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong, Tương Dương, Kỳ Sơn.

Nghệ An nằm trong hành lang kinh tế Đông - Tây nối liền Myanmar - Thái Lan - Lào - Việt Nam theo Quốc lộ 7 đến cảng Cửa Lò; nằm trên các tuyến du lịch quốc gia và quốc tế (tuyến du lịch xuyên Việt; tuyến du lịch Vinh - Cánh đồng Chum - Luôngprabang - Viêng Chăn - Băng Cốc và ngược lại qua Quốc lộ 7 và đường 8)… Với vị trí như vậy, Nghệ An đóng vai trò quan trọng trong giao lưu kinh tế, thương mại, du lịch, vận chuyển hàng hoá với cả nước và các nước khác trong khu vực, nhất là các nước Lào, Thái Lan và Trung Quốc, là điều kiện thuận lợi để kêu gọi đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.

2. Dân cư

Theo Niên giám thống kê năm 2020, dân số tỉnh Nghệ An đến năm 2020 là 3.365.198 người, chủ yếu sinh sống ở khu vực nông thôn (với 84,5%). Mật độ dân số 204 người/km².

Dân số vùng dân tộc thiểu số và miền núi sinh sống ở tỉnh Nghệ An trên 1,2 triệu người (chiếm 36% dân số toàn tỉnh). Đồng bào dân tộc thiểu số là 491.267 người, chiếm 14,76% dân số toàn tỉnh và chiếm 40,93% dân số trên địa bàn miền núi.

Nghệ An hiện có 47 dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ cao là: Thái (338.559 người), Thổ (71.420 người), Khơ Mú (43.139 người), Mông (33.957 người).

3. Địa hình

Tỉnh Nghệ An nằm ở Đông Bắc dãy Trường Sơn, có địa hình đa dạng, phức tạp, bị chia cắt mạnh bởi các dãy đồi núi và hệ thống sông, suối.

Về tổng thể, địa hình tỉnh Nghệ An nghiêng theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, với ba vùng sinh thái rõ rệt: miền núi, trung du, đồng bằng ven biển. Trong đó, miền núi chiếm tới 83% diện tích lãnh thổ. Địa hình có độ dốc lớn, đất có độ dốc lớn hơn 8° chiếm gần 80% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, đặc biệt có trên 38% diện tích đất có độ dốc lớn hơn 25°. Nơi cao nhất là đỉnh Puxailaileng (2.711m) ở huyện Kỳ Sơn, thấp nhất là vùng đồng bằng các huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Yên Thành, có nơi chỉ cao 0,2m so với mặt nước biển (xã Quỳnh Thanh, huyện Quỳnh Lưu).

4. Khí hậu

Nghệ An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt là hè và đông. Từ tháng 4 đến tháng 8 dương lịch hàng năm, Nghệ An chịu ảnh hưởng của gió phơn tây nam khô và nóng. Vào mùa đông, chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc lạnh và ẩm ướt.

Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 23 - 24°C. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng trong năm khá cao. Nhiệt độ trung bình các tháng nóng nhất (tháng 6 đến tháng 7) là 33°C, nhiệt độ cao tuyệt đối 42,7°C; nhiệt độ trung bình các tháng lạnh nhất (tháng 12 năm trước đến tháng 2 năm sau) là 19°C, nhiệt độ thấp tuyệt đối -0,5°C. Số giờ nắng trung bình/năm là 1.500 - 1.700 giờ. Lượng mưa bình quân hàng năm dao động từ 1.200 - 2.000 mm/năm.

Cổng TTĐT Nghệ An

Thu nhập bình quân của lao động gần 8 triệu đồng một tháng

Theo Bộ Kế hoạch & Đầu tư, thu nhập bình quân tháng của lao động trong quý I năm nay là 7,9 triệu đồng, tăng gần 600.000 đồng so với cùng kỳ 2022.
Số liệu này được Bộ Kế hoạch & Đầu tư nêu tại báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội gửi Uỷ ban Kinh tế, ngày 21/4. Bộ này đánh giá tình hình lao động, việc làm ba tháng đầu năm phục hồi tích cực.
Thu nhập bình quân tháng của lao động là 7,9 triệu đồng, tăng 204.000 đồng so với cuối năm 2022 và 578.000 đồng cùng kỳ năm ngoái. Số liệu này được cập nhật, tăng so với mức 7 triệu đồng được Tổng cục Thống kê đưa ra cuối tháng 3.
Tỷ lệ thất nghiệp khoảng 2,25%, giảm 0,07 điểm phần trăm so với quý cuối năm 20220,21 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm ngoái. Tương tự, tỷ lệ thiếu việc làm cũng giảm 1,07 điểm phần trăm so với cùng kỳ, đạt 1,94%.
Lần đầu tiên sàn giao dịch việc làm trực tuyến toàn quốc được thí điểm, giúp người lao động bị mất việc, giảm giờ làm kết nối với doanh nghiệp.
Trước đó, theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, thu nhập bình quân tháng của lao động nam cao hơn 1,3 lần so với nữ. Mức thu nhập của lao động ở thành thị cao hơn khu vực nông thôn trên 1,4 lần. Tuy vậy, cơ quan này cho biết thu nhập tăng không đều ở các ngành kinh tế.
Công nhân tại khu trọ Hưng Lợi 2, phường Uyên Hưng, thị xã Tân Uyên, Bình Dương. Ảnh: Thanh Tùng

Tại báo cáo này, Bộ Kế hoạch & Đầu tư cho hay năm ngoái tăng thêm một chỉ tiêu không đạt so với mục tiêu Quốc hội giao và báo cáo tại kỳ họp cuối năm 2022. Như vậy, năm ngoái có hai trong 12 chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội không đạt, là tỷ trọng công nghiệp chế biến chế tạo (24,76%) và tốc độ tăng năng suất lao động (4,8%).

Nguyên nhân, cơ quan này giải thích, các hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư đối mặt khó khăn gia tăng từ nửa đầu Quý IV/2022. Giá xăng dầu, nguyên liệu, vật tư đầu vào biến động mạnh.

Ngoài ra, xuất khẩu gặp nhiều thách thức khi đơn hàng, các thị trường lớn, truyền thống bị thu hẹp do sức cầu suy giảm. Trong khi đó, năng lực nội tại, tính tự chủ nền kinh tế vẫn phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu đầu vào nhập khẩu. Những yếu tố trên đã tác động và tạo sức ép rất lớn lên tăng trưởng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo năm 2022.

Ba tháng đầu năm nay, chế biến, chế tạo - lĩnh vực chiếm chỉ số trọng yếu trong sản xuất công nghiệp - tiếp đà giảm 2,4% (cùng kỳ tăng 7,3%). Một số ngành công nghiệp chế biến chủ lực, như dệt may, da giày, sản phẩm điện tử, máy tính giảm sản xuất 2-8%.

Theo kết quả điều tra của Tổng cục Thống kê, quý I, có khoảng 39% doanh nghiệp lĩnh vực này giảm sản xuất đơn hàng so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, đơn hàng dệt may, da giày, đồ gỗ giảm 15-20%; xuất khẩu thủy sản cũng sụt hơn 20% so cùng kỳ.

Thủ tướng: Các ngân hàng phải giảm lãi suất

Thủ tướng yêu cầu các ngân hàng thương mại Nhà nước sử dụng tối đa các biện pháp để giảm chi phí, hạ lãi suất nhằm tăng khả năng tiếp cận vốn cho người dân, doanh nghiệp.
Ngày 25/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp Thường trực chính phủ với các bộ, ngành và 5 ngân hàng thương mại Nhà nước về các giải pháp giảm lãi suất cho vay, trái phiếu doanh nghiệp và tháo gỡ khó khăn cho các dự án bất động sản.
Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh nhiều lĩnh vực sản xuất, kinh doanh đang đối diện khó khăn khi đơn hàng giảm, sức cầu yếu, lãi suất cho vay vẫn ở mức cao. Thị trường trái phiếu, bất động sản được gỡ vướng pháp lý nhưng hiệu quả chưa như kỳ vọng. Theo Thủ tướng, trong lúc người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương phải đồng hành và sử dụng hết các công cụ của Nhà nước để chia sẻ, hỗ trợ, trên tinh thần "hài hòa lợi ích, chia sẻ rủi ro".
Ngoài thực hiện các chính sách đã có, lãnh đạo Chính phủ nói cần "nghiên cứu các chính sách mới, đột phá để các thị trường có thêm nguồn lực, động lực phát triển cả phía cung - cầu".
Theo đó, với thị trường tài chính, Thủ tướng cho rằng các ngân hàng thương mại Nhà nước chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lượng tín dụng nền kinh tế nên phải tham gia dẫn dắt, điều tiết thị trường.

"Bằng nhiều biện pháp, các ngân hàng thương mại Nhà nước cần giảm lãi suất huy động và cho vay, trên cơ sở đảm bảo cân đối lạm phát - tỷ giá để khuyến khích người dân gửi tiền", Thủ tướng nói. Việc ngân hàng hạ lãi suất đầu vào - đầu ra cũng sẽ tăng khả năng tiếp cận, hấp thụ vốn của người dân, doanh nghiệp.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại cuộc họp thường trực Chính phủ về lãi suất, trái phiếu doanh nghiệp và bất động sản, ngày 25/4. Ảnh: VGP

Thực tế, vốn đang là điểm nghẽn của nhiều lĩnh vực sản xuất như thuỷ sản, dệt may, gỗ trong bối cảnh đơn hàng sụt giảm, các thị trường xuất khẩu chính giảm cầu do lạm phát, suy thoái kinh tế.
Chẳng hạn, ba tháng đầu năm nay, xuất khẩu thuỷ sản giảm 27,5% - tương đương mức giảm trong giai đoạn Covid-19 bùng phát nặng nhất, theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP). Dự báo ngành này tiếp tục đối diện khó khăn trong năm nay bởi các thị trường xuất khẩu chính như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản đều suy giảm mạnh.
Xuất khẩu giảm khiến dòng tiền về chậm. Nhưng vốn tín dụng hạn hẹp khiến các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cạn tiền mua nguyên liệu.
Cuối tháng 3, mặt bằng lãi suất huy động tiền đồng của các nhà băng giảm nhẹ, nhưng vẫn quanh 8-9% một năm. Với mức lãi đầu vào này, lãi suất cho vay ra của các ngân hàng phổ biến 10-11,5% một năm. Các doanh nghiệp cho rằng, lãi vay như vậy là rất cao trong bối cảnh sụt giảm sản xuất, đơn hàng.
Còn lãi suất cho vay bằng đồng USD, theo ông Nguyễn Hoài Nam, Phó tổng thư ký VASEP, hiện trên 4%, tức tăng 1,7-1,9% so với trước. Vì thế việc hạ lãi suất, các doanh nghiệp cho rằng sẽ giúp họ có nguồn lực trong lúc khó khăn này.
Thủ tướng trao đổi với đại diện các bộ, ngành, ngân hàng tại cuộc họp ngày 25/4. Ảnh: VGP

Với thị trường trái phiếu, Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành thông tư gỡ vướng, cho phép các ngân hàng mua lại ngay trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết. Chính sách gỡ vướng cho thị trường này cũng được Bộ Tài chính sửa đổi trước đó.
Tuy nhiên, Thủ tướng nói vẫn cần có thêm các công cụ, phương pháp để doanh nghiệp phát hành có điều kiện thanh toán trái phiếu đến hạn cho các trái chủ. Ông giao Bộ Tài chính sớm rà soát, điều chỉnh điều kiện phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra công chúng.
Bộ này cũng được yêu cầu hoàn thiện phương án giảm 2% thuế VAT, giảm tiền thuê đất và đề xuất phương án áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Còn với bất động sản, ngoài tháo gỡ về pháp lý, Thủ tướng Phạm Minh Chính nói cần hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp để hoàn thành công trình, dự án, đưa sản phẩm mới ra thị trường. Ngành ngân hàng và xây dựng cũng phải đẩy nhanh triển khai gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhưng phải tránh trục lợi, tiêu cực.
Thủ tướng cũng chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính và Bộ Xây dựng sử dụng hết các công cụ để tháo gỡ khó khăn vướng mắc về pháp lý và giám sát việc thực thi đảm bảo "việc gì, ở đâu, ai làm, bao giờ hoàn thành".
"Chính phủ kiên định mục tiêu giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng nhằm tạo điều kiện cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, trong đó có hoạt động nghiệp vụ của các ngân hàng", Thủ tướng nói.

Cô dâu Việt lấy chồng giám đốc vẫn bán phở, nước mía trên đất Hàn

Dù được chồng giám đốc yêu chiều nhưng chị Huỳnh Chơn Phương không chọn hưởng thụ mà cần mẫn bán phở, nước míaHàn Quốc.
Giám đốc người Hàn phải lòng cô gái Cà Mau
Nếu không trò chuyện, hỏi quê hương, nhiều người sẽ lầm tưởng chị Huỳnh Chơn Phương (32 tuổi, quê Cà Mau, đang sống ở Hàn Quốc) là người gốc Hàn.
Sau hơn 6 năm sang Hàn Quốc, chị Phương vẫn giữ được ngoại hình ưa nhìn, da trắng, môi hồng… căng tràn sức sống.
Chị Huỳnh Chơn Phương trẻ trung, tươi tắn.© Tiền Phong
Chị Huỳnh Chơn Phương trẻ trung, tươi tắn.
Năm 2016, vẻ đẹp trong sáng của cô gái Cà Mau khiến giám đốc người Hàn phải lòng dù chỉ xem qua ảnh chân dung.
Chị Phương kể: “Chồng tôi có một công ty sản xuất khẩu trang, kinh doanh cũng ổn định. Một người em giới thiệu anh ấy với tôi. Tin tưởng em, tôi không lo lắng về chuyện tìm hiểu một người đàn ông ngoại quốc”.

Lần đầu xem ảnh của chồng, chị Phương thấy thích và có cảm tình rất nhiều. Sau khi trao đổi ảnh qua lại, cả hai nói chuyện video qua mạng xã hội.

Lúc này, chị Phương chưa học tiếng Hàn, tiếng Anh cũng không tốt. Mỗi lần trò chuyện, hai người chỉ nhìn nhau cười. Dù những cuộc gọi của cả hai không có lời thoại nhưng cảm giác quen thuộc cứ vậy lớn dần.

Hơn 1 tháng trò chuyện qua mạng xã hội, người đàn ông Hàn Quốc vội vã sang Việt Nam tính chuyện cưới xin. Tháng 3/2016, chị Phương theo chồng sang Hàn sinh sống.
Đến xứ sở kim chi đúng lúc thời tiết giá lạnh, chị Phương gặp nhiều khó khăn để thích nghi. Ngoài ra, ngôn ngữ, cách sinh hoạt khác biệt giữa hai nước làm cô dâu Việt cảm thấy mệt mỏi.
Thời gian đầu ở Hàn Quốc, chị Phương tập trung học tiếng và làm quen với văn hóa nhà chồng.© Tiền Phong
Thời gian đầu ở Hàn Quốc, chị Phương tập trung học tiếng và làm quen với văn hóa nhà chồng.
Công việc kinh doanh của chồng ổn định nên chị Phương không chịu áp lực kiếm tiền. Trong 2 năm đầu, chị ở nhà nội trợ và học tiếng Hàn.
Tiếng Hàn trôi chảy, chị Phương vào công ty của chồng làm việc. Thời gian dịch bệnh COVID-19 hoành hành, công ty hoạt động hết công suất, vợ chồng chị phải làm việc cật lực.
Bán phở, nước mía… cho đỡ nhớ quê
Có chồng tài giỏi, việc làm ở công ty khẩu trang không thiếu, thế nhưng chị Phương lại thích phát triển mảng kinh doanh riêng. Chị vốn thích nấu ăn, thường vào bếp làm món Việt mời bạn bè.
Khi việc kinh doanh của chồng không còn bận rộn, cô dâu Việt nghĩ đến chuyện bán món ăn Việt cho đỡ nhớ quê hương.
Quán ăn của cô dâu Việt có rất nhiều món quen thuộc của người Việt.© Tiền Phong
Quán ăn của cô dâu Việt có rất nhiều món quen thuộc của người Việt.
Gần 2 tháng trước, chị Phương mở một cửa hàng bán cơm, phở, món ăn vặt, nước mía… phục vụ người Việt xa xứ.
Chị Phương tự tay vào bếp, chuẩn bị các món ăn, nước uống cho thực khách. Món phở của quán được nấu theo vị phở Bắc. Chị học được cách nấu này từ bác của mình khi còn ở Cà Mau.
Khách hàng của chị thường tấm tắc khen: “Lâu lắm rồi, tôi mới ăn được món phở đúng vị Việt trên đất Hàn”. Những lời khen, động viên của khách giúp chị Phương phấn khởi, liên tiếp nghĩ ra những món ăn mới cho quán.
“Tôi đam mê vào bếp cho nên làm việc đến 3h sáng vẫn không thấy mệt. Khách ăn khen ngon, mình càng có thêm động lực làm việc. Ngoài phở, tôi còn bán bánh tráng trộn, bánh mì, trà sữa…
Đặc biệt, tôi đã nhập 2 xe mía từ Việt Nam để làm nước mía bán cho khách”, chị Phương cho biết.
Xe nước mía siêu sạch đặt tại cửa hàng của chị Phương.© Tiền Phong
Xe nước mía siêu sạch đặt tại cửa hàng của chị Phương.
Chị Phương nhập mía tươi từ Việt Nam, cho nhân viên cạo sạch vỏ, sau đó ép cùng một lát chanh. Vị tươi ngon, thơm mát của nước mía không chỉ được người Việt yêu thích mà còn thu hút khách Hàn.
Dịp lễ hội hoa anh đào vừa qua, chị Phương đưa xe nước mía ra khu vực tổ chức sự kiện để bán. Ban đầu, chị cũng chỉ muốn bán thử, giới thiệu nước mía với khách nước ngoài.
Bất ngờ, nhiều khách Hàn hiếu kỳ đến xem nhóm chị Phương làm nước mía. Họ tò mò về những công đoạn tạo ra một ly nước mía tươi ngon. Được chị Phương giải thích tận tình, một số khách an tâm mua uống thử.
Món nước tươi mát của người Việt được khách Hàn đón nhận. Người trước giới thiệu người đến sau, khách cứ thế tập trung rất đông.
Tại lễ hội, ngày đầu tiên, chị Phương bán được 700 ly. Qua hôm sau, chị bán được hơn 1.200 ly, ngày thứ ba thì bán được hơn 1.000 ly.
Nhiều khách Hàn tập trung mua nước mía tại quầy hàng của chị Phương ở lễ hội hoa anh đào.© Tiền Phong

Nhiều khách Hàn tập trung mua nước mía tại quầy hàng của chị Phương ở lễ hội hoa anh đào.
Kết thúc lễ hội, xe nước mía được đưa về quán phở như ban đầu. Một số khách Hàn xem thông tin trên mạng xã hội tìm đến quán chỉ để mua nước mía.
Hiện tại, mỗi ngày, chị Phương bán được hơn 100 ly nước mía, với giá 5.000 won (khoảng 90.000 đồng).
Mỗi món ăn, thức uống của người Việt được đón nhận nhiệt tình ở Hàn Quốc đều khiến chị Phương vô cùng hạnh phúc. Quán ăn của chị tuy nhỏ nhưng vừa mang lại thu nhập vừa góp phần quảng bá ẩm thực Việt Nam.
Đặc biệt, đức tính chăm chỉ, chịu thương chịu khó của chị Phương góp chút màu sắc tô đẹp hình ảnh cô dâu Việt xa xứ.

Bắc Giang: Người dân đăng ký cấp hộ chiếu có gắn chíp điện tử tăng mạnh

Sau một tháng Công an tỉnh Bắc Giang triển khai cấp hộ chiếu phổ thông cho công dân Việt Nam theo Luật Xuất cảnh, nhập cảnh, lượng người dân đăng ký cấp hộ chiếu phổ thông có gắn chíp điện tử tăng mạnh, chiếm khoảng 60% tổng số hồ sơ đăng ký cấp.

Bắc Giang: Người dân đăng ký cấp hộ chiếu phổ thông tăng cao sau 1 tháng triển khai - Ảnh 1.

Cán bộ Phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Công an tỉnh Bắc Giang hỗ trợ, hướng dẫn người dân đăng ký cấp hộ chiếu phổ thông - Ảnh: Công an Bắc Giang

Từ ngày 1/3, Công an tỉnh Bắc Giang triển khai cấp hộ chiếu phổ thông có gắn chíp điện tử cho công dân Việt Nam theo Luật Xuất cảnh, nhập cảnh.

Theo Thượng tá Nguyễn Thế Cường, Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Công an tỉnh Bắc Giang, trong thời gian qua, cấp ủy, lãnh đạo đơn vị đã luôn bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Giám đốc Công an tỉnh để triển khai nhiệm vụ cấp hộ chiếu phổ thông, trong đó có hộ chiếu gắn chíp điện tử cho công dân Bắc Giang một cách thuận tiện, nhanh chóng nhất. Đơn vị đã chỉ đạo cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị thực hiện nhiệm vụ với phương châm "làm hết việc chứ không hết giờ", luôn nêu cao tinh thần phục vụ nhân dân.

Từ ngày 25/3, cứ vào Chủ nhật hằng tuần, Phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Công an tỉnh Bắc Giang phối hợp với Bưu điện tỉnh, Bưu điện huyện, Công an huyện, Công an xã trên địa bàn tỉnh tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn và hỗ trợ người dân đăng ký cấp hộ chiếu trực tuyến. Đây là một trong số hơn 100 dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3, 4 mà Công an tỉnh Bắc Giang đang triển khai thực hiện nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho người dân, góp phần vào công cuộc chuyển đổi số quốc gia, xây dựng Chính phủ điện tử.

Thượng tá Nguyễn Hữu Thoan- Phó trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh cho biết: Thời kỳ đầu triển khai đăng ký cấp hộ chiếu phổ thông bằng hình thức trực tuyến đã gặp nhiều khó khăn và đạt tỉ lệ thấp. Tuy nhiên đến nay, Phòng đã khắc phục mọi khó khăn, chủ động, sáng tạo và đạt được những kết quả tốt.

Chỉ tính riêng trong tháng 3 vừa qua, đơn vị đã hoàn thiện thủ tục đăng ký cho 7.588 công dân có nhu cầu cấp hộ chiếu phổ thông; trong đó, có 92,75% nộp trực tuyến; số còn lại không đủ điều kiện để nộp trực tuyến vì đối tượng đăng ký cấp hộ chiếu là trẻ em dưới 14 tuổi, người chưa được cấp Căn cước công dân, hồ sơ bị lỗi khi thao tác. Tuy nhiên, sau khi các hồ sơ này được Phòng Quản lý xuất  nhập cảnh tiếp nhận thì đều hoàn thành đăng ký bằng hình thức trực tuyến, nâng tỉ lệ nộp hồ sơ trực tuyến lên 100% tổng số hồ sơ.

Sau một tháng triển khai cấp hộ chiếu phổ thông có gắn chíp điện tử cho công dân Việt Nam theo Luật Xuất cảnh, nhập cảnh, bằng nhiều hình thức tuyên truyền, số lượng công dân đăng ký cấp loại hộ chiếu này tăng lên, chiếm khoảng 60% tổng số hồ sơ đăng ký cấp.

Hiện nay, Phòng Quản lý xuất nhập cảnh đang nỗ lực để tuyên truyền, hỗ trợ, hướng dẫn người dân đăng ký, cấp hộ chiếu phổ thông cho công dân một cách thuận lợi nhất, cùng chung tay xây dựng chính quyền số, Chính phủ điện tử.

Đại hội đại biểu toàn quốc Liên đoàn Cờ Việt Nam nhiệm kỳ VII (2023-2028)

 

Sáng 25/4, tại Khách sạn Mường Thanh (TP. Bắc Giang), Liên đoàn Cờ Việt Nam tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc nhiệm kỳ VII (2023 - 2028).

Dự Đại hội có các đồng chí: Nguyễn Hồng Minh - Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Thể dục Thể thao; Mai Sơn- Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) cùng hơn 100 đại biểu chính thức.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Mai Sơn tặng họa chúc mừng Đại hội.

Theo báo cáo tại Đại hội, thời gian qua mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19 nhưng phong trào cờ ở Việt Nam vẫn phát triển mạnh mẽ và rộng khắp, thành tích thi đấu ngày càng được nâng cao. Cờ vua có nhiều đại kiện tướng, kiện tướng nằm trong top vận động viên đỉnh cao thế giới.

Đặc biệt, đến hết năm 2022, các kỳ thủ Việt Nam đã giành được 834 huy chương các loại, góp phần đáng kể vào bảng vàng thành tích chung của thể thao Việt Nam. Trong đó, Liên đoàn Cờ vua Thế giới đã phong đẳng cấp đại kiện tướng quốc tế nam (GM) cho 3 kỳ thủ, kiện tướng quốc tế (IM) cho 3 kỳ thủ, kiện tướng quốc tế nữ (WIM) cho 3 kỳ thủ. Cùng đó, số lượng kiện tướng được Liên đoàn Cờ Việt Nam phong tặng ngày càng tăng qua các năm.

Tuy nhiên, trong nhiệm kỳ qua, Liên đoàn Cờ chưa thực sự làm tốt công tác vận động tài trợ, mọi sự đồng hành của các đơn vị đều giành cho các giải đấu, do đó công tác khen thưởng, hỗ trợ các giải đấu phong trào và tạo điều kiện để thành lập các Liên đoàn Cờ địa phương chưa có nguồn kinh phí để thực hiện. Tuy phong trào cờ rất phát triển trong các lứa tuổi nhưng Liên đoàn Cờ chưa phối hợp tốt với Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa môn cờ vua là môn học chính thức trong trường học.

Đoàn Chủ tịch điều hành Đại hội. 

Phát huy kết quả đạt được trong nhiệm kỳ qua, Đại hội đã đề ra phương hướng và mục tiêu phấn đấu nhiệm kỳ VII (2023-2028) như: Tiếp tục xây dựng và phát triển phong trào cờ rộng khắp trong cả nước mà đối tượng chủ yếu là học sinh, tạo nền tảng rộng khắp cho việc phát hiện năng khiếu, đào tạo đỉnh cao cung cấp tài năng cho thể thao nước nhà. Xây dựng kế hoạch, tổ chức tuyển chọn các kỳ thủ xuất sắc nhất thông qua các giải đấu trong nước và quốc tế; lựa chọn và mời chuyên gia để đào tạo, tập huấn tạo nguồn, nâng cao thành tích, xây dựng đội tuyển làm nhiệm vụ tại các Đại hội thể thao và giải quốc tế. Bên cạnh đó, Liên đoàn Cờ tổ chức tốt các giải đấu trong hệ thống thi đấu quốc gia và các giải đấu mở rộng các miền Bắc, Trung, Nam; tăng cường cử các vận động viên tham gia các giải đấu chính thức và các giải quốc tế mở rộng.

Phát biểu chỉ đạo tại Đại hội, Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục Thể dục Thể thao Nguyễn Hồng Minh đề nghị Liên đoàn Cờ Việt Nam khóa VII cần phối hợp chặt chẽ với các ngành, địa phương đẩy mạnh phát triển phong trào tập luyện và thi đấu các môn cờ. Tập trung triển khai các giải pháp nâng cao thành tích thi đấu của vận động viên ở các giải thi đấu khu vực, châu lục và thế giới. Trước mắt, cần tập trung phối hợp chuẩn bị lực lượng tốt nhất tham dự SEA Games 32 tại Campuchia, phấn đấu vượt chỉ tiêu 2 Huy chương Vàng, 5 Huy chương Bạc, 5 Huy chương Đồng, cũng như giành thành tích tốt tại Đại hội Thể thao Châu Á lần thứ 19 tại Hàng Châu, Trung Quốc.

Các đại biểu tặng hoa chúc mừng Ban Chấp hành Liên đoàn Cờ Việt Nam nhiệm kỳ VII (2023-2028).

Cùng với đó, Liên đoàn Cờ cần củng cố tổ chức bộ máy; quan tâm đào tạo đội ngũ huấn luyện viên; chủ động nghiên cứu, tham mưu với Nhà nước ban hành các chế độ, chính sách đối với vận động viên, huấn luyện viên; đẩy mạnh xã hội hóa tạo nguồn tài chính phát triển Liên đoàn.

Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Liên đoàn Cờ Việt Nam nhiệm kỳ VII (2023-2028) gồm 39 người. Ông Phạm Văn Tiền - Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Phạm Khang giữ chức Chủ tịch Liên đoàn Cờ Việt Nam nhiệm kỳ VII./.

Thu Hằng

HTX Nông nghiệp xanh Yên Thế quan tâm xây dựng sản phẩm OCOP

Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp xanh Yên Thế được thành lập từ đầu tháng 5/2017, có trụ sở văn phòng tại tổ dân phố Hoàng Hoa Thám (thị trấn Cầu Gồ) và địa chỉ cơ sở sản xuất tại thôn Hồng Lạc (xã Đồng Tâm, Yên Thế). Ngành nghề sản xuất, kinh doanh chính của HTX là sản xuất và chế biến nông - lâm - thủy sản; trong đó đặc biệt quan tâm, chú trọng đến việc xây dựng và phát triển mô hình liên kết sản xuất gà đồi Yên Thế theo chuỗi có gắn tem truy xuất nguồn gốc nhằm đẩy mạnh mô hình chuỗi liên kết chăn nuôi - giết mổ - chế biến - tiêu thụ sản phẩm gà đồi Yên Thế.

Sản phẩm Gà sau khi giết mổ tại HTX

Ngay từ khi mới thành lập, Ban quản trị HTX Nông nghiệp xanh Yên Thế đã xác định và tập trung xây dựng nhiệm vụ, kế hoạch cụ thể cho định hướng phát triển sản xuất và tiêu thụ gà đồi Yên Thế. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có thẩm quyền trong việc xác định vùng chăn nuôi có lợi thế, các hộ chăn nuôi có kinh nghiệm để làm nguồn nguyên liệu chính. Đồng thời, tích cực tìm kiếm thị trường tiêu thụ.

Quy mô tổng đàn gà của trên 20 thành viên thuộc HTX bình quân theo thời điểm khoảng gần 20 nghìn con. Sau thời gian tìm hiểu và nghiên cứu thị trường cho sản phẩm, ban đầu, HTX đã cung cấp ra thị trường được trên 15 tấn gà qua giết mổ, 500 kg giò gà và trên 80 tấn gà lông. Các sản phẩm gà của HTX được kiểm tra chặt chẽ, đầy đủ các yêu cầu về thời gian chăn nuôi cũng như chất lượng sản phẩm, được dán tem truy xuất nguồn gốc trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ, đảm bảo theo quy định của pháp luật. Do vậy, đã tạo được sự yên tâm của người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm.

Sản phẩm Chả gà của HTX Nông nghiệp xanh Yên Thế

Đối với sản phẩm gà đồi của thành viên và các hộ chăn nuôi có liên kết với HTX được chăn nuôi theo quy trình kỹ thuật của HTX, có sổ sách theo dõi, quản lý, đảm bảo thời gian nuôi cũng như thời gian cách ly các loại thuốc kháng sinh trước khi xuất bán ra thị trường theo quy định. Ngoài ra, các thành viên HTX cũng thường xuyên được tham gia các lớp tập huấn về khoa học kỹ thuật do HTX và cơ quan chức năng cấp trên tổ chức.

Hưởng ứng Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của huyện, thời gian qua, HTX Nông nghiệp xanh Yên Thế đã đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng và chuẩn hóa các sản phẩm OCOP. Ông Giáp Quý Cường, Giám đốc HTX cho biết: Ngoài 2 sản phẩm truyền thống là gà lông và gà qua giết mổ, mấy năm gần đây, HTX đã cho ra thị trường một số sản phẩm mới gồm: Giò gà, chả gà và thịt gà đóng túi hút chân không. Tuy sản lượng chưa nhiều, nhưng với chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, các mặt hàng này đã được người tiêu dùng chấp nhận và dần khẳng định được chỗ đứng trên một số thị trường như: Bắc Giang, Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng…

Lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện (áo trắng) cùng đại diện HTX
Nông nghiệp xanh Yên Thế  kiểm tra việc gắn tem truy xuất nguồn gốc gà đồi

Theo ông Lương Văn Hiến, Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Yên Thế, năm 2019, toàn huyện có 7 sản phẩm tham gia Chương trình OCOP của huyện; trong đó HTX Nông nghiệp xanh Yên Thế có 2 sản phẩm gồm: Giò gà, thịt gà đóng túi hút chân không. Cả 2 sản phẩm này đều nằm trong số các sản phẩm tham gia Chương trình OCOP cấp tỉnh. Kết quả, cùng với chè xanh bản Ven, 2 sản phẩm kể trên của HTX Nông nghiệp xanh Yên Thế đã được công nhận sản phẩm 4 sao. Theo quy định, sản phẩm được xếp hạng từ 3 sao trở lên phải đạt các tiêu chí về an toàn vệ sinh thực phẩm, kiểu dáng, nhãn mác, bao bì, nguồn gốc xuất xứ, đã công bố hợp quy hoặc quy định phù hợp, hệ thống sản xuất đạt chuẩn và khả năng tiếp thị sản phẩm tốt... 

Được biết, năm 2020, HTX Nông nghiệp xanh Yên Thế đăng ký thêm sản phẩm Chả gà tham gia Chương trình OCOP cấp huyện. Đây là sản phẩm đang dần có chỗ đứng trên thị trường và nhận được những phản hồi tích cực. Theo thông tin trên hệ thống truy xuất nguồn gốc nông lâm thủy sản thực phẩm thành phố Hà Nội thì gà đồi Yên Thế được chăn thả trên vườn đồi Yên Thế, quy trình chăn thả đúng theo tiêu chuẩn VietGAP theo chuỗi giá trị sản phẩm. 

Từ con giống đầu vào được HTX lựa chọn và ký kết với các trung tâm, HTX cung cấp con giống đảm bảo chất lượng. Gà được tiêm phòng đầy đủ khi còn nhỏ, ăn thức ăn hỗn hợp của Công ty Cám Trường Thọ Hà Nội. Đến khi được 4 tháng tuổi, gà được cách ly hoàn toàn kháng sinh và chuyển sang ăn thức ăn phối trộn gồm ngô và đậu tương; đảm bảo gà khi xuất chuồng không còn dư lượng kháng sinh trong cơ thể, thịt gà vừa chắc vừa thơm ngon. Tất cả quy trình chăn nuôi đều được theo dõi và ghi chép đầy đủ. Sản phẩm Chả gà, theo giới thiệu, được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, ăn được ngay sau khi mở gói và ngon hơn khi ăn nóng. 

Cùng với 12 sản phẩm khác của huyện Yên Thế tham gia Chương trình OCOP cấp huyện năm nay, sản phẩm Chả gà của HTX Nông nghiệp xanh Yên Thế sau khi được tổ chức đánh giá, phân hạng, nếu đạt được các tiêu chí chất lượng theo quy trình hứa hẹn sẽ có thêm nhiều cơ hội phát triển hơn nữa./.

Văn Thư

Công bố Quyết định bổ nhiệm Giám đốc Bưu điện tỉnh Bắc Giang

 

Chiều 25/4, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam tổ chức lễ công bố Quyết định bổ nhiệm Giám đốc Bưu điện tỉnh Bắc Giang. Dự lễ công bố có các đồng chí: Mai Sơn - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Nguyễn Minh Đức - Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam. Cùng dự có đại diện lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh, các sở, ngành liên quan và Bưu điện tỉnh Bắc Ninh.
Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Bưu điện Việt Nam Nguyễn Minh Đức trao Quyết định bổ nhiệm Giám đốc Bưu điện tỉnh Bắc Giang
cho đồng chí Nguyễn Thị Giang.

Tại đây, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam Nguyễn Minh Đức trao Quyết định bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thị Giang - Phó Giám đốc phụ trách Bưu điện tỉnh Bắc Giang giữ chức vụ Giám đốc Bưu điện tỉnh Bắc Giang. Quyết định có hiệu lực từ ngày 01/5/2023, thời hạn 03 năm.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Mai Sơn tặng hoa chúc mừng tân Giám đốc Bưu điện tỉnh.

Chúc mừng đồng chí Nguyễn Thị Giang được lãnh đạo Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam tin tưởng giao nhiệm vụ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Mai Sơn và Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Bưu điện Việt Nam Nguyễn Minh Đức ghi nhận và đánh giá cao những đóng góp của Bưu điện tỉnh và cá nhân đồng chí Nguyễn Thị Giang đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và ngành bưu điện thời gian qua. Đồng thời tin tưởng, trên cương vị mới, tân Giám đốc Bưu điện tỉnh sẽ cùng tập thể lãnh đạo Bưu điện tỉnh Bắc Giang khẩn trương triển khai các nhiệm vụ, nêu cao quyết tâm đoàn kết đồng lòng phấn đấu hoàn thành xuất sắc mục tiêu sản xuất kinh doanh năm 2023 và kế hoạch Tổng Công ty giao.

Tân Giám đốc Bưu điện tỉnh Bắc Giang Nguyễn Thị Giang phát biểu nhận nhiệm vụ.

Phát biểu nhận nhiệm vụ, bà Nguyễn Thị Giang cảm ơn Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam đã tin tưởng giao nhiệm vụ mới. Đồng thời mong muốn Tổng Công ty tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện để bản thân có thể phát huy năng lực, sở trường trên cương vị mới. Đồng chí hứa sẽ nỗ lực, đem hết sức mình, gương mẫu, tiên phong, cùng lãnh đạo, người lao động đơn vị xây dựng tập thể đoàn kết, dân chủ, sáng tạo, phấn đấu thực hiện tốt mọi nhiệm vụ được giao. Cùng đó, thực hiện công tác quản lý điều hành, dẫn dắt Bưu điện tỉnh Bắc Giang ngày một phát triển lớn mạnh hơn trong thời gian tới./.

 

Diệu Hoa

ISRAEL - ĐẤT THÁNH CỦA THIÊN TÀI VÀ NÔNG NGHIỆP HIỆN ĐẠI| AMAZING WORLD - KHÁM PHÁ THẾ GIỚI

Phóng sự đặc biệt: Phép màu nông nghiệp Israel

Cuộc cách mạng sử dụng và tái chế nước ở Israel