Thứ Tư, 19 tháng 4, 2023

Hà Tiên: Vùng đất từng kéo dài tới Thái Lan, giờ ra sao? Dương Địa Lý 447 N người đăng ký Đã đăng ký

NẾU TOÀN BỘ BĂNG TRÊN TRÁI ĐẤT TAN, ĐIỀU GÌ SẼ XẢY RA?

THÔNG ĐIỆP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG | ASAHI JAPAN

Sự nóng lên toàn cầu

Tác động của nước biển dâng

Ứng phó với thiên tai

Giáo dục tiết kiệm nước

Bảo vệ nguồn nước - Sử dụng nước tiết kiệm

Biến Nước Biển Thành Nước Ngọt | Siêu Thị Kiến Thức

Cây đũa thần trong phát triển nông nghiệp Israel

Israel Và Nền Nông Nghiệp Thần Kỳ Giữa Sa Mạc

Israel nghèo tài nguyên tại sao vẫn giàu - Tại sao Mỹ ưu ái Isreal ?

Đất nước Do Thái Israel có gì cho Việt Nam học hỏi?

Nhà máy xử lý rác... thải rác ra môi trường | VTV24

Bên Trong Nhà Máy Điện Rác Lớn Thứ 2 Thế Giới Tại Hà Nội | An Toàn Sống | ANTV

Công nghệ xử lý rác của Singapore hiện đại cỡ nào?

Our World in 2030 -- Climate

Hành trình thúc đẩy năng lượng xanh cho các cộng đồng nghèo của các Giảng viên nguồn

Năng lượng tái tạo - Tương lai xanh cho mọi gia đình Việt

Sử dụng Năng lượng tiết kiệm và hiệu quả - Giải pháp xanh cho mọi gia đình Việt

Chính phủ cấm mua bán dữ liệu cá nhân

 Chính phủ ban hành Nghị định Bảo vệ dữ liệu cá nhân, trong đó nghiêm cấm việc mua, bán dữ liệu này dưới mọi hình thức.

Theo Nghị định ban hành ngày 17/4, có hiệu lực từ 1/7, dữ liệu cá nhân được bảo vệ, bảo mật và lưu trữ trong thời gian phù hợp với mục đích xử lý dữ liệu. Chủ thể dữ liệu phải được biết về việc xử lý thông tin liên quan đến họ. Các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định bảo vệ dữ liệu cá nhân có thể bị kỷ luật, phạt hành chính hoặc hình sự.

Việt Nam sẽ xây dựng cơ chế hợp tác quốc tế tạo điều kiện thực thi pháp luật, tham gia tương trợ tư pháp về bảo vệ dữ liệu cá nhân, chuyển giao công nghệ phục vụ lĩnh vực này.

Chính phủ nghiêm cấm xử lý dữ liệu cá nhân tạo thông tin chống Nhà nước; gây ảnh hưởng tới an ninh quốc gia, trật tự xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoặc lợi dụng bảo vệ dữ liệu cá nhân để phạm pháp.

Người dân đến làm căn cước công dân gắn chip tại TP Thủ Đức, TP HCM, ngày 13/3/2021. Ảnh: Quỳnh Trần

Người dân đến làm căn cước công dân gắn chip tại TP Thủ Đức, TP HCM, ngày 13/3/2021. Ảnh: Quỳnh Trần

Năm trường hợp sẽ được thu thập thông tin cá nhân mà không cần xin phép. Đó là trong tình huống khẩn cấp, cần xử lý để bảo vệ tính mạng, sức khỏe của chủ thể hoặc người khác; công khai dữ liệu cá nhân theo quy định của luật; xử lý dữ liệu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, an ninh, thảm họa lớn, dịch bệnh nguy hiểm; thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng của chủ thể dữ liệu với các cơ quan; phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước đã được quy định theo luật chuyên ngành.

Dữ liệu cá nhân được chia làm hai loại là cơ bản và nhạy cảm. Loại cơ bản gồm họ tên; ngày sinh; ngày chết hoặc mất tích; giới tính; nơi sinh, nơi thường trú, tạm trú, nơi ở hiện tại; quốc tịch; hình ảnh cá nhân; số điện thoại; số chứng minh hoặc định danh cá nhân, số hộ chiếu; giấy phép lái xe, biển số xe; mã số thuế cá nhân; số bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; tình trạng hôn nhân; mối quan hệ gia đình.

Dữ liệu cá nhân nhạy cảm gắn liền với quyền riêng tư, nếu bị xâm phạm sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới quyền và lợi ích của cá nhân, gồm: Quan điểm chính trị, tôn giáo; tình trạng sức khỏe và đời tư ghi trong hồ sơ bệnh án; nguồn gốc chủng tộc, dân tộc; đặc điểm di truyền; đặc điểm sinh học riêng; đời sống và xu hướng tình dục; hành vi phạm tội được thu thập, lưu trữ bởi cơ quan thực thi pháp luật; thông tin khách hàng của ngân hàng như định danh, tài khoản, tiền gửi, tài sản gửi, giao dịch; vị trí cá nhân được xác định qua dịch vụ định vị.

Thủ tướng: Chấm dứt tình trạng sợ trách nhiệm, không dám làm

 Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu cán bộ công chức chấm dứt tình trạng sợ trách nhiệm, không dám làm, không dám tham mưu, đề xuất.

Sáng 19/4, chủ trì phiên họp thứ 4 Ban chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ, Thủ tướng cũng chỉ đạo chấm dứt tình trạng đùn đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan, bộ, ngành, giữa trung ương với địa phương.

"Dứt khoát không xử lý những nhiệm vụ không thuộc thẩm quyền. Không đùn đẩy trách nhiệm của mình lên cấp trên và cơ quan khác", ông nói, cho rằng nếu cần thiết, phải có biện pháp xử lý cán bộ, đồng thời động viên, bảo vệ, khuyến khích những người dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì công việc chung.

Lãnh đạo Chính phủ yêu cầu nâng cao đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nhất là ở phường xã; đề cao trách nhiệm người đứng đầu đi đôi với đẩy mạnh phân cấp, phân quyền. Ông giao Bộ Nội vụ nhanh chóng trình Chính phủ ban hành quy định khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung.

Thời gian qua, có tình trạng bộ phận cán bộ e dè, sợ sai, sợ trách nhiệm, không dám quyết định công việc thuộc thẩm quyền. Có nơi còn sách nhiễu người dân, doanh nghiệp; tham nhũng vặt, khiến công việc bị kéo dài, giảm niềm tin của người dân, doanh nghiệp.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp thứ 4 Ban chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ, sáng 19/4. Ảnh: Nhật Bắc

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp thứ 4 Ban chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ, sáng 19/4. Ảnh: Nhật Bắc

Tại cuộc họp, Thủ tướng cũng yêu cầu cán bộ thay đổi tư duy từ làm thay, làm hộ sang hỗ trợ người dân, doanh nghiệp nâng cao kỹ năng số, hình thành thói quen giải quyết thủ tục trực tuyến. Các đơn vị phải tích hợp, chia sẻ dữ liệu giải quyết thủ tục hành chính trên Cổng dịch vụ công quốc gia trong tháng 5.

Người đứng đầu Chính phủ chỉ đạo các cơ quan sửa quy định chưa phù hợp về phòng cháy, chữa cháy, đầu tư công, tài chính, ngân sách, đất đai, giải phóng mặt bằng để thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp. Các địa phương miễn giảm phí sử dụng dịch vụ công và thanh toán trực tuyến để khuyến khích người dân tham gia. Mục tiêu là cuối năm nay, tỷ lệ người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến đạt 50%, đi đầu là các đô thị lớn như Hà Nội, TP HCM, Hải Phòng, Cần Thơ.

Thời gian qua, các bộ ngành đã cắt giảm hơn 2.100 quy định kinh doanh; Thủ tướng phê duyệt phương án cắt giảm hơn 1.000 quy định của 10 bộ. Gần 26% kết quả giải quyết thủ tục hành chính được cấp bản điện tử có giá trị pháp lý tái sử dụng, tăng 5 lần so với hồi tháng 9 năm ngoái.

Cổng Dịch vụ công quốc gia đang cung cấp 4.400 dịch vụ công trực tuyến; toàn quốc cấp 79,5 triệu căn cước công dân gắn chip; kích hoạt 6 triệu tài khoản định danh điện tử. "Tỷ lệ dùng dịch vụ công trực tuyến thấp; người dân dùng chữ ký số công cộng khi làm dịch vụ công chưa cao", Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn đánh giá.

Nơi Chôn Alien Duy Nhất Ở Mỹ! - Khoa Pug Để Thảo 1 Ngày Làm Youtuber Du Lịch - Xỉu Up Xỉu Down =))

Mở lối thoát cho doanh nghiệp bất động sản

 Dự án tắc pháp lý chờ tháo gỡ nên không thể triển khai, không có dòng tiền trả nợ, doanh nghiệp bất động sản vẫn khó khăn trong việc tìm lối ra cho tình hình hiện tại.

Xử lý dứt điểm vướng mắc pháp lý

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh (HoREA) cho biết, hầu hết trong số 156 dự án thuộc diện rà soát pháp lý trên địa bàn thành phố đều có tính chất phức tạp, đã được xử lý qua nhiều thời kỳ, vướng mắc do một số quy định pháp luật thiếu tính đồng bộ, thống nhất, hoặc do chưa được pháp luật quy định. 

Trong đó, khó xử lý nhất là có những dự án có nguồn gốc đất công do Nhà nước quản lý theo chủ trương sắp xếp, xử lý tài sản công, di dời nhà xưởng ô nhiễm hoặc do thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước mà chưa thực hiện đúng, đầy đủ quy trình, thủ tục theo quy định.

Ngoài ra, cũng có nhiều dự án bị vướng do phải rà soát lại việc tính tiền sử dụng đất, tiền sử dụng đất bổ sung dẫn đến bị dừng triển khai thực hiện dự án, bị dừng huy động vốn, bán nhà ở hình thành trong tương lai hoặc bị vướng mắc do việc điều chỉnh quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 để thực hiện chủ trương ưu đãi và chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư đối với các dự án nhà ở xã hội và cả dự án nhà ở thương mại; hoặc việc thực hiện trách nhiệm chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại có quy mô dưới 10 ha phải dành 20% diện tích đất trong dự án để xây dựng nhà ở xã hội được thực hiện nghĩa vụ này bằng tiền… 

Ủy ban nhân dân thành phố đã nhiều lần trực tiếp gặp và lắng nghe một số doanh nghiệp trình bày các khó khăn, vướng mắc của các dự án bất động sản, nhà ở thương mại, khu đô thị và có thể nói đến nay đã bước đầu có một số kết quả bước đầu. Đơn cử đó là Uỷ ban nhân dân thành phố đã xem xét và cho phép chủ đầu tư của 5 dự án bất động sản, nhà ở thương mại, khu đô thị mới trong số các dự án bị vướng pháp lý nói trên được huy động vốn 50% số lượng sản phẩm nhà ở hình thành trong tương lai của 5 dự án này để hỗ trợ cho các doanh nghiệp này vượt qua khó khăn.

Tuy nhiên, điều mà các doanh nghiệp mong đợi là Uỷ ban nhân dân thành phố và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sớm có kết luận dứt điểm giúp tăng nguồn cung nhà ở, tạo được dòng tiền cho các doanh nghiệp và tăng tính thanh khoản cho thị trường, tăng nguồn thu ngân sách nhà nước. 

Việc tháo gỡ pháp lý cho các dự án cần dứt điểm sớm để dự án được triển khai. Ảnh: Gotecland
Việc tháo gỡ pháp lý cho các dự án cần dứt điểm sớm để dự án được triển khai. Ảnh: Gotecland© Được Lao Động cung cấp

Đề xuất cơ cấu lại thời hạn trả nợ

Các doanh nghiệp hiện nay chịu áp lực rất lớn với câu chuyện không bán được hàng sẽ không có dòng tiền trả nợ ngân hàng và bị chuyển nhóm nợ, nợ xấu, hay là việc xử lý nợ trái phiếu. Cụ thể, các doanh nghiệp bất động sản đang rất mong muốn Ngân hàng Nhà nước (NHNN) xem xét bãi bỏ quy định cấm các tổ chức tín dụng không được mua trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) do các doanh nghiệp phát hành với mục đích tái cơ cấu các khoản nợ hay nói cách khác là đảo nợ. 

Theo quan điểm của ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA, các ngân hàng thương mại có vai trò rất quan trọng trong việc tham gia xử lý TPDN sắp đáo hạn, nhưng lại không được phép mua lại TPDN do vướng quy định. Quy định trên đang có độ "vênh", không phù hợp với quy định tại Nghị định 65/2022/NĐ-CP đó là mục đích phát hành trái phiếu là để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư, cơ cấu lại nợ của chính doanh nghiệp.

Liên quan đến quy định ngân hàng không được mua trái phiếu do các doanh nghiệp phát hành với mục đích hợp tác kinh doanh, HoREA cũng đề nghị xem xét bỏ đề xuất này vì Nghị định 65 vẫn cho phép doanh nghiệp phát hành trái phiếu để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư hoặc mục đích phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật chuyên ngành. 

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA cũng cho biết văn bản vừa gửi Thủ tướng và NHNN, đề nghị Dự thảo sửa đổi Thông tư 16/2021/TT-NHNN cho phép các ngân hàng thương mại được cho doanh nghiệp phát hành trái phiếu sắp đến hạn có tài sản bảo đảm, có dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất và “trái chủ” được vay tái cấu trúc các khoản nợ trái phiếu sắp đến hạn.

Taxi điện của tỉ phú Phạm Nhật Vượng bất ngờ xuất hiện tại TP.HCM

Trước đó, ngày 14/4, taxi điện này đã hoạt động chính thức tại Hà Nội.

Chưa đầy 1 tuần sau khi taxi điện của Công ty CP Di chuyển xanh và Thông minh (Công ty Xanh SM, do tỉ phú Phạm Nhật Vượng sở hữu 95% cổ phần) lăn bánh tại Hà Nội, trên mạng xã hội xuất hiện một số hình ảnh những chiếc taxi Xanh SM được cho là chụp tại khu vực sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM). Một số hình ảnh còn thể hiện rõ cả biển số TP.HCM. 

<a></a>
<a></a>© Được VTC cung cấp
Hình ảnh lan truyền trên mạng xã hội được cho là chụp tại khu vực sân bay Tân Sơn Nhất. (Ảnh: MXH)
Hình ảnh lan truyền trên mạng xã hội được cho là chụp tại khu vực sân bay Tân Sơn Nhất. (Ảnh: MXH)© Được VTC cung cấp

Trả lời phóng viên Báo Người Lao Động, đại diện hãng taxi này cho biết hãng đang tổ chức chạy thử nghiệm khoảng 100 taxi Xanh SM tại TP.HCM. Số taxi chạy thử nghiệm đều là xe điện VF e34. Dự kiến, cuối tháng 4 này, taxi Xanh SM sẽ hoạt động chính thức tại TP.HCM. 

Theo tìm hiểu của phóng viên, trước khi hoạt động chính thức tại TP.HCM, từ ngày 5/4, hãng xe này đã tổ chức tuyển dụng tài xế. Rất đông tài xế đã tham gia đợt ứng tuyển của Công ty Xanh SM.

Trước đó, ngày 14/4, hãng taxi điện Xanh SM do tỉ phú Phạm Nhật Vượng thành lập đã vận hành tại Hà Nội với 500 xe VF e34 và 100 xe VF 8. Mục tiêu năm nay hãng sẽ có mặt tại ít nhất 5 tỉnh, thành phố trên cả nước, với số xe khoảng 10.000 chiếc.

Taxi Xanh SM đã hoạt động tại Hà Nội
Taxi Xanh SM đã hoạt động tại Hà Nội© Được VTC cung cấp

Ngoài ra, Taxi Xanh còn có tham vọng vươn ra thị trường ở một số khu vực nước ngoài. "Taxi điện hiện nay còn khá mới không chỉ trong nước mà trên cả thế giới. Đây là thị trường còn rộng mở, nhu cầu sử dụng taxi điện là rất lớn", đại diện hãng xe này nhận định. 

Hiện nay, Công ty Xanh SM đang làm việc với một vài đối tác nước ngoài. Những đối tác này đã chủ động liên hệ công ty sau khi biết thông tin taxi Xanh SM ra mắt và hoạt động tại Việt Nam. 

Ngoài ra, một số nước trong khu vực Đông Nam Á cũng đã bắt đầu đề nghị với hãng taxi Xanh SM để hai bên cùng nghiên cứu, xem xét mở rộng loại hình dịch vụ taxi điện sang thị trường Đông Nam Á. "Các đối tác nước ngoài cùng với hãng taxi Xanh SM đang trong vòng đàm phán và nghiên cứu nên thông tin khi nào mở rộng ra nước ngoài cũng như thời điểm cụ thể như thế nào còn đang tiếp tục thảo luận", một lãnh đạo Công ty Xanh SM cho hay.

Hiện tại, thông tin taxi điện hoạt động tại Việt Nam vẫn tiếp tục lan truyền trên truyền thông quốc tế và đón nhận được những phản hồi tích cực. 

Kế hoạch huy động vốn gần 1.700 tỷ đồng của Hoàng Anh Gia Lai bất thành

Công ty của bầu Đức không có thêm nguồn vốn từ chào bán cổ phiếu riêng lẻ, đưa kế hoạch kinh doanh thận trọng và tăng cường thanh lý tài sản để tạo ra dòng tiền.

Hội đồng quản trị Hoàng Anh Gia Lai (HAGL, Mã: HAG) thông qua báo cáo kết quả đợt phát hành riêng lẻ, mới kết thúc vào ngày 17/4 căn cứ theo văn bản chấp thuận của Ủy ban chứng khoán Nhà nước.

Kết quả chào bán không hoàn thành. Nguyên nhân là diễn biến giá cổ phiếu trên thị trường không phù hợp với giá chào bán dự kiến, dẫn đến các nhà đầu tư đã từ chối mua.

Theo kế hoạch ban đầu, doanh nghiệp phố núi sẽ phát hành gần 162 triệu cổ phiếu với mức giá 10.500 đồng/cổ phiếu cho các nhà đầu tư. Tổng số tiền dự kiến huy động gần 1.700 tỷ đồng sẽ dùng để bổ sung vốn cho các công ty con và thanh toán một phần nợ gốc trái phiếu.

Trong đó, HAGL dự định dùng 800 tỷ đồng nhằm bổ sung vốn cho công ty con Hưng Thắng Lợi Gia Lai để hoạt động kinh doanh, bao gồm nhưng không giới hạn hoạt động mua bán vật tư nông nghiệp, trái cây, thức ăn chăn nuôi.

Bổ sung vốn gần 400 tỷ đồng cho CTCP Gia súc Lơ Pang để đầu tư các dự án trồng cây ăn trái tại huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai). Ngoài ra, HAGL dành 500 tỷ đồng còn lại để trả nợ gốc đối với trái phiếu phát hành ngày 30/12/2016.

Danh sách nhà đầu tư gần nhất tham gia gồm 2 tổ chức là Công ty TNHH Glory Land, CTCP Quản lý quỹ Việt Cát6 cá nhân (trong đó có 5 cá nhân đang là cổ đông của HAGL).

Kế hoạch huy động vốn gần 1.700 tỷ đồng của Hoàng Anh Gia Lai bất thành - 1

Không huy động được thêm vốn, công ty của bầu Đức đưa kế hoạch kinh doanh thận trọng. Ảnh: HAG.

Do huy động vốn bất thành, Chủ tịch HĐQT Đoàn Nguyên Đức cho biết ban lãnh đạo đã thông qua phương án bù đắp thiếu hụt vốn cho tập đoàn.

HAGL sẽ giữ nguyên quy mô đầu tư sản xuất kinh doanh; đồng thời sử dụng dòng tiền từ việc thanh lý các khoản đầu tư tài chính, thu hồi nợ từ đối tác, vay vốn ngân hàng và dòng tiền tạo ra từ các dự án để đảm bảo thực hiện kế hoạch đầu tư đã đề ra.

Tập đoàn cũng sử dụng nguồn tiền từ việc thu hồi nợ nhóm công ty HAGL Agrico (HNG) và hoạt động thanh lý một số tài sản không sinh lời để thanh toán nợ gốc trái phiếu trong thời gian quy định.

Trong chia sẻ hồi đầu năm, người đứng đầu tập đoàn còn tiết lộ theo thoả thuận với đại diện hiện nay của nhóm HAGL Agrico là ông Trần Bá Dương thì nhóm này sẽ trả thêm cho HAGL 500 tỷ đồng.

Theo kế hoạch 2023, tập đoàn của bầu Đức đặt kế hoạch thận trọng với doanh thu thuần 5.120 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 1.130 tỷ đồng, đều nhích nhẹ so với năm liền trước.

Kế hoạch này được xây dựng trên cơ sở thực hiện chủ trương tập trung duy trì quy mô sản xuất kinh doanh không thấp hơn năm 2022 trong bối cảnh nền kinh tế trong nước và thế giới diễn biến phức tạp, nhiều khó khăn.

Doanh nghiệp phố núi sẽ duy trì ngành cây ăn trái với quy mô 7.000 ha chuối, ngành chăn nuôi cũng tiếp tục hoạt động với 10 cụm chuồng trại, công suất 600.000 con heo thịt/năm (mỗi cụm nuôi 2.400 heo nái, một heo nái sinh khoảng 25 heo thịt/năm).

Sự thận trọng trong chiến lược kinh doanh của công ty bầu Đức còn thể hiện ở đề xuất không thực hiện chia cổ tức và tăng vốn năm nay. Đối với thù lao cho lãnh đạo nòng cốt, HĐQT HAGL muốn được ủy quyền việc trích thù lao và báo cáo lại vào kỳ đại hội năm 2024.

(Nguồn: Zing News)

Lợi ích của năng lượng điện gió

Năng lượng điện gió đang ngày càng phát triển cùng với năng lượng mặt trời bởi tính chất bảo vệ môi trường và khai thác. Ở Việt Nam, hiện tại đang có 4 nhà máy điện gió hoạt động phục vụ mạng lưới điện cho cả khu vực, giảm tải lưới điện quốc gia, góp phần đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của người dân và khai thác tiềm năng hiệu quả về kinh tế.

Lợi ích của năng lượng gió mang lại bao gồm:

  • Dễ khai thác- không gây ô nhiễm môi trường.
  • Có lợi về diện tích khai thác.
  • Hiệu quả về mặt chi phí.
  • Góp phần làm giảm sự phụ thuộc về thuỷ điện.
  • Tạo công ăn việc làm.

Dễ khai thác – không gây ô nhiễm môi trường

Năng lượng điện gió là nguồn năng lượng có thể tái tạo vả dễ khai thác. Việt Nam thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa là điều kiện thuận lợi để khai thác “nguồn gió” lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Là nguồn năng lượng sạch – không gây ô nhiễm trên diện rộng như các nhiên liệu hóa thạch.

Có lợi về diện tích khai thác

Khác với năng lượng mặt trời, việc khai thác năng lượng gió sẽ có lợi về diện tích khai thác. Sau khi lắp đặt các tua bin, khu vực này vẫn có thể được sử dụng cho canh tác hoặc các hoạt động nông nghiệp khác. Tuabin gió có thể xây dựng trên các nông trại, vì vậy đó là một điều kiện kinh tế cho các vùng nông thôn. Những người nông dân và các chủ trang trại có thể tiếp tục công việc trên đất của họ bởi vì tuabin gió chỉ sử dụng một phần nhỏ đất trồng.

Hiệu quả về mặt chi phí

Nhờ vào công nghệ hiện đại, năng lượng gió sẽ trở nên rẻ hơn nhưng vẫn đáp ứng nhu cầu năng lượng. Chi phí lắp đặt một tuabin gió thấp hơn so với một nhà máy điện than mà không ô nhiễm môi trường.

Năng lượng điện gió không tạo ra khí CO2 như điện than, vì thế khi xây dựng, các nhà đầu tư không cần đầu tư máy móc xử lý môi trường.

Góp phần làm giảm sự phụ thuộc vào thủy điện

Nguồn điện tại Việt Nam phụ thuộc khá nhiều vảo thủy điện. Là 1 nước khí hậu nắng nóng khắc nghiệt cùng với hạn hán kéo dài sẽ không có đủ tài nguyên nước đề thủy điện khai thác. Tuy nhiên, điện gió lại dễ dàng khai thác thời tiết gió mùa này. Năng lượng gió không chỉ giúp ngành điện giảm sự phụ thuộc vào thủy điện mà còn cung cấp cho nhu cầu sử dụng điện của Việt Nam trong ngắn hạn.

Tạo công ăn việc làm

Vừa chống biến đổi khí hậu, năng lượng gió còn tạo cơ hội nghề nghiệp, công ăn việc làm cho người dân địa phương. Cũng cố đời sống vật chất cho bà con tại những nơi hẻo lánh, vùng biển đảo còn gặp khó khăn.

Nhu cầu năng lượng đang ngày càng tăng lên do sự phát triển công nghiệp và hiện đại hóa đất nước. Là 1 nguồn năng lượng dễ tái tạo và “sạch”, năng lượng điện gió đóng vai trò hết sức quan trọng trong đảm bảo an ninh năng lượng và có thể thay thế nguồn năng lượng hóa thạch trong tương lai.

Là 1 nước có tiềm năng năng lượng gió nhiều nhất trong khu vực Đông Nam Á, khai thác năng lượng điện gió là 1 giải pháp khả thi mang tính dài hạn và chiến lược cho kinh tế Việt Nam trong thời đại ngày nay.

Phê duyệt 18 mô hình thí điểm thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021-2025 (đợt 2)

 

Bộ Nông nghiệp và PTNT vừa có Quyết định phê duyệt danh mục các mô hình thí điểm thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2021-2025 (đợt 2).
Quy hoạch khu du lịch tâm linh sinh thái Núi Dành (huyện TânYên).

Theo Quyết định có 18 mô hình thí điểm thuộc Chương trình OCOP giai đoạn 2021-2025 (đợt 2) được phê duyệt đủ điều kiện, tiêu chuẩn. Trong đó, Bắc Giang có mô hình phát triển các sản phẩm OCOP gắn với dịch vụ, du lịch tâm linh sinh thái Núi Dành và du lịch sinh thái ven sông Thương tại xã Liên Chung, huyện Tân Yên. Mô hình được xây dựng theo hướng phát triển sản phẩm OCOP về dịch vụ du lịch gắn với nâng cao vai trò tổ chức và quản lý cộng đồng.

Bộ Nông nghiệp và PTNT yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố căn cứ vào danh mục các mô hình thí điểm thuộc Chương trình OCOP và hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT, chỉ đạo lập dự án, kế hoạch xây dựng mô hình thí điểm, trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt và tổ chức triển khai theo quy định.

Mục tiêu, nội dung của các mô hình thí điểm phải phù hợp với yêu cầu theo Quyết định số 919/QĐ-TTg ngày 01/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ. Vốn thực hiện mô hình từ nguồn ngân sách trung ương thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 được phân bổ cho địa phương; nguồn vốn đối ứng từ ngân sách địa phương và vốn huy động hợp pháp khác.

* Xem chi tiết Quyết định và Danh mục tại đây./.

Nguyễn Miền

Tiền mặt vẫn là vua?

Khi tôi lên TP HCM học đại học hơn 20 năm trước, má tôi dặn phải luôn để một tờ tiền mệnh giá lớn trong ví “lỡ làm bể bánh tráng còn đền cho người ta”.

Sau này tôi ngộ ra đây là cách phòng ngừa rủi ro, một dạng quỹ dự phòng khẩn cấp. Thói quen giữ tiền mặt của tôi hình thành như vậy. Tôi yên tâm hơn khi có tiền trong ví.

Sau nhiều năm ra nước ngoài học tập và sinh sống, thói quen giữ tiền mặt của tôi mới dần thay đổi. Một ngày, tôi bất giác nhận ra ví của mình chỉ còn lại những chiếc thẻ: thẻ cư trú, thẻ an sinh xã hội, bằng lái xe, và thẻ ngân hàng. Hầu như mọi chi tiêu ở Pháp đều có thể thanh toán bằng thẻ nên tiền mặt trở nên không cần thiết.

Năm năm gần đây, mỗi lần trở về Việt Nam, dù là ở TP HCM hay Hà Nội, tôi cũng có thể thanh toán hầu hết dịch vụ qua thẻ ngân hàng hoặc ví điện tử.

Thanh toán không tiền mặt được Chính phủ bắt đầu thúc đẩy từ năm 2016. Sau đại dịch, thanh toán qua ứng dụng công nghệ số ở Việt Nam phát triển vượt bậc. Thống kê của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, 11 tháng đầu năm 2022, thanh toán phi tiền mặt trong nền kinh tế đạt hơn 6,6 tỷ giao dịch, tương đương hơn 192,38 triệu tỷ đồng, tăng 85,6% về số lượng và 31,4% về giá trị so với cùng kỳ 2021.

Nhưng kết quả của quá trình chuyển đổi này vẫn còn rất khiêm tốn so với thế giới. Nikkei Asia hôm 12/4 dẫn kết quả báo cáo hàng năm của FIS - một công ty về tài chính ngân hàng có trụ sở tại Mỹ - cho biết, Việt Nam đứng thứ ba ở châu Á về tỷ lệ dùng tiền mặt trong các giao dịch trực tiếp. Cụ thể là giá trị giao dịch bằng tiền mặt trong các thanh toán có tiếp xúc người với người (in-person transaction) ở Việt Nam là 47% (sau Thái Lan 56% và Nhật Bản 51%). Báo cáo thường niên của FIS dựa trên khảo sát người tiêu dùng dịch vụ tài chính ở 40 quốc gia.

Với một nước có tỷ lệ dân số trên 60 tuổi là 12% và còn nhiều khoảng cách trong sự phát triển giữa đô thị và nông thôn, thì tỷ lệ giá trị và tỷ lệ số người dùng tiền mặt trong các giao dịch trực tiếp ở Việt Nam còn cao là có thể hiểu được.

Trước đó, thống kê của Merchant Machine (một nền tảng nghiên cứu và so sánh dữ liệu của Anh) năm 2022 cũng cho thấy, Việt Nam đứng thứ tám trong 20 quốc gia sử dụng tiền mặt nhiều nhất thế giới (năm 2021 đứng thứ 10).

Năm 2021, Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2021-2025 với nhiều mục tiêu tham vọng như: Giá trị thanh toán không dùng tiền mặt gấp 25 lần GDP; trên 80% người dân từ 15 tuổi có tài khoản ngân hàng... Đề án này nếu thành công sẽ mang lại nhiều tác động tích cực: hạn chế lưu thông tiền mặt, giảm thiểu chi phí xã hội; nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát của nhà nước, minh bạch hóa các hoạt động thanh toán và thu nhập cá nhân; góp phần chống tham nhũng, rửa tiền ...

Nhưng khảo sát của FIS và thống kê của Merchant Machine đã chỉ ra những thách thức nhất định với việc đầu tư hạ tầng thanh toán điện tử và thay đổi thói quen chi trả của người Việt, đặc biệt là ở nông thôn.

Theo Merchant Machine, Việt Nam có trung bình 29 máy ATM trên 100.000 người trưởng thành. Tỷ lệ này ở Nauy - nước ít sử dụng tiền mặt nhất thế giới - là 31,6 máy ATM trên 1.000 người trưởng thành.

65% dân số Việt Nam sống ở nông thôn nhưng dịch vụ ngân hàng tại nông thôn vẫn còn nhiều hạn chế. Một người bạn của tôi kể, trong khi chị có thể quét mã QR để mua rau tại bất cứ chợ dân sinh nào ở Hà Nội, thì mẹ chị ở quê vẫn hàng tháng nhận lương hưu bằng tiền mặt. Có lần bà gọi điện cho con gái than thở vừa đánh rơi toàn bộ khoản lương còm cõi chỉ vì tranh thủ ghé vào chợ sau khi lĩnh lương. Mỗi lần muốn gửi tiền về biếu mẹ, chị phải chuyển khoản cho em họ, rồi nhờ em rút tiền mặt cho bà. Cô em họ sẽ phải chạy xe chừng 5 km ra trung tâm huyện để rút tiền tại một trong hai cây ATM cứ thỉnh thoảng lại lỗi.

Trong khi người Việt vẫn quen dùng tiền mặt và có tâm lý thích "tiền tươi thóc thật", sự hạn chế về hạ tầng, chi phí (mua điện thoại thông minh và cước sử dụng) sẽ khiến quá trình chuyển đổi số trong thanh toán chậm lại, nếu các chính sách cải thiện không tiếp cận được khu vực này.

Một điểm mấu chốt khác là gây dựng niềm tin của người tiêu dùng vào tính an toàn và bảo mật. Ở nhiều nước phát triển, một tỷ lệ nhất định người dân vẫn ngại dùng tiền mặt trong thanh toán vì sợ rủi ro lừa đảo, chiếm đoạt tài khoản. Theo nghiên cứu của Mastercard năm 2021, những lý do hàng đầu cho việc không sử dụng các phương thức thanh toán mới bao gồm vấn đề an ninh (47%) và bảo mật dữ liệu (42%).

Tại Việt Nam, các vụ lừa đảo dùng công nghệ ngày càng phổ biến và chưa có biện pháp ngăn chặn hiệu quả. Nhà chức trách chủ yếu dừng lại ở việc cảnh báo thủ đoạn lừa đảo và khuyến cáo người dân cảnh giác trước các giao dịch điện tử. Vấn đề này không thể chỉ phó thác cho các cơ quan hữu trách. Từ phía mình, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thanh toán cũng nên ưu tiên đảm bảo và duy trì an toàn, bảo mật trong mọi giao dịch tài chính điện tử.

Phi tiền mặt là xu hướng tất yếu của thế giới. Quá trình chuyển đổi số trong phương thức thanh toán ở một nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam đã tăng và sẽ còn tăng mạnh, nếu nhà chức trách và các đơn vị triển khai dịch vụ có thể: cung cấp hạ tầng sẵn có và tiện lợi; đảm bảo tính an toàn, bảo mật dữ liệu và tuyên truyền đầy đủ về lợi ích của thanh toán không tiền mặt, dần thay đổi thói quen tiêu dùng của người dân.

Võ Đình Trí