Thứ Năm, 6 tháng 4, 2023

HỒ QUÝ LY - Người đặt tên Việt Nam là ĐẠI NGU và ban hành TIỀN GIẤY | Nhện lịch sử | SPIDERUM

12 Đời Vua Nhà Trần, Đoạt Ngôi Khởi Sự, Phát Triển Hào Hùng Đến Diệt Vong (Đầy Đủ) | BÍ ẨN SỬ VIỆT

Tóm Tắt Nhanh: Nhà Lý - Đại Việt quốc (1009–1225) | Tóm Tắt

Sử Việt Tập 3: là người Việt thì nên biết Lê Hoàn là ai?

Thuyết âm mưu là gì? Hiểu rõ trong 5 phút

5G là gì? - Hiểu rõ về 5G trong 5 phút

✔️ Giải thích về Chủ Nghĩa Tư Bản dễ hiểu nhất

Nhìn nhận vụ 4 CSGT sao cho đúng??

Vén màn sự thật ngành hàng không

Jack Ma giờ ra sao sau 3 năm bị hạ bệ

Thịt cuộn quay giòn bì

Ba Rọi Quay Giòn Lá Mắc Mật Tây Bắc | Đỉnh cao món ăn đường phố Sài Gòn

VỊT NƯỚNG GIỀNG VÀ BA CHỈ QUẤ LÁ MÓC MẬT NƯỚNG GIÒN BÌ. MÓN NGON TỪ LẠC ĐƯỜNG VLOG

BẤT NGỜ VỚI QUÁN CÓ NHIỀU MÓN NGON NHẤT NỔI TIẾNG KHẮP NƠI AI ĂN ĐỀU KHEN NGON TLS

Review đảo Hải Tặc - Hà Tiên - Kiên Giang - 2 ngày 2 đêm - Tôi Yêu Việt Nam - Tập 71

TOÀN CẢNH 12 HUYỆN ĐẢO CỦA VIỆT NAM - HUYỆN ĐẢO TRƯỜNG SA VÀ HOÀNG SA LỚN THỨ MẤY?

90% mọi người không biết về xe Porsche

Madam Pang Giàu Có Cỡ Nào Mà Vung Tiền Cho Bóng Đá Thái Lan Không Tiếc

THÁI LAN – PHỐ ĐÈN ĐỎ SẦM UẤT NHẤT THẾ GIỚI, NO ĐÓI VÌ DU LỊCH VÀ CHA ĐẺ CỦA NƯỚC TĂNG LỰC RED BULL

7 Gia Tộc Giàu Có "KHÉT TIẾNG" Nhất Việt Nam - Tiền Của Họ Nhiều Đến Mức Nào

CHOÁNG NGỢP VỚI 3 TUYẾN VÀNH ĐAI "KHỦNG" THAY ĐỔI BỘ MẶT HÀ NỘI #vanhdai4

HÃM TIẾT CANH VỊT BẰNG MÌ CHÍNH...? - HAY HÃM BẰNG NUÓC MẮM

Buôn Ma Thuột - Thành phố cà phê thế giới

Mỹ Tho: Đô thị lâu đời nhất Nam bộ

TOÀN CẢNH CÔN ĐẢO - QUẦN ĐẢO TỪNG LÀ ĐẶC KHU CHIẾN LƯỢC HIỆN NAY RA SAO?

Cao tốc Bến Lức - Long Thành giảm vốn hơn 1.200 tỷ đồng

Vốn đầu tư cao tốc dài 58 km, nối Long An - TP HCM - Đồng Nai còn 30.073 tỷ đồng, giảm 1.247 tỷ sau khi cập nhật khối lượng công việc còn lại của dự án.

Thông tin nêu trong tờ trình phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư cao tốc Bến Lức - Long Thành, vừa được Bộ Giao thông Vận tải gửi lãnh đạo Chính phủ.

Dự án trước đó được duyệt tổng mức đầu tư 31.320 tỷ đồng, gồm: hơn 13.600 tỷ đồng của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), gần 12.000 tỷ từ Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), còn lại gần 5.700 tỷ đồng từ nguồn đối ứng trong nước. Sau 4 năm vướng thủ tục cấp vốn, Chính phủ đã có nghị quyết cho Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) tự cân đối và bố trí vốn để hoàn thành tuyến đường.

Cao tốc Bến Lức - Long Thành đoạn giao quốc lộ 1 (TP HCM) đã cơ bản hoàn thành, tháng 2/2023. Ảnh: Thanh Tùng

Cao tốc Bến Lức - Long Thành đoạn giao quốc lộ 1 (TP HCM) đã cơ bản hoàn thành, tháng 2/2023. Ảnh: Thanh Tùng

Theo Bộ Giao thông Vận tải, cao tốc Bến Lức - Long Thành hiện đạt gần 82% khối lượng. Sau khi cập nhật giá trị các gói thầu cùng khối lượng công việc còn lại, tổng mức đầu tư giảm còn 30.073 tỷ đồng. Trong đó, cơ cấu nguồn vốn cũng được phân chia gồm: hơn 8.000 tỷ đồng vốn vay ADB, gần 10.600 tỷ của JICA, gần 3.900 tỷ đồng từ nguồn đối ứng.

Phần còn lại hơn 7.500 tỷ đồng sẽ do VEC tự bố trí từ tiền tích lũy của đơn vị để hoàn thành toàn bộ dự án. Số tiền này sẽ dùng để bổ sung cho phần vốn đối ứng còn lại; hoàn thiện các gói thầu phía Tây và Đông của dự án, sau khi hiệp định vay của ADB hết hạn. Đồng thời, việc đầu tư hoàn thiện nút giao giữa cao tốc với quốc lộ 51; trả các chi phí phát sinh trong thời gian dự án dừng thi công; lãi vay; thuế... cũng sẽ lấy từ nguồn kinh phí trên.

Ngoài điều chỉnh tổng mức đầu tư, Bộ Giao thông Vận tải kiến nghị lùi thời gian hoàn thành tuyến cao tốc đến tháng 9/2025, thay vì cuối năm nay do cần thời gian khởi động lại công trình. Trước đó, do dự án bị dừng quá lâu nhiều nhà thầu đã dừng hợp đồng.

Tiến độ dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành tính đến tháng 3/2023. Đồ họa: Khánh Hoàng

Tiến độ dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành tính đến tháng 3/2023. Đồ họa: Khánh Hoàng

Khởi công năm 2014, cao tốc Bến Lức - Long Thành gồm 11 gói thầu xây lắp chính, trong đó 5 gói đoạn phía Tây dùng vốn ADB; ba gói đoạn giữa dùng vốn JICA và ba gói còn lại phía Đông dùng vốn từ hiệp định vay ADB lần hai. Năm 2019, thời điểm dự án phải hoàn thành theo kế hoạch, tổng khối lượng mới đạt 80% thì gặp vướng thủ tục nên không được bố trí vốn, dẫn đến phải nhiều lần lùi tiến độ.

Giai đoạn một, cao tốc Bến Lức - Long Thành được thiết kế 4 làn xe, hai làn dừng khẩn cấp, vận tốc 120 km/h. Đây là công trình trọng điểm quốc gia, giúp kết nối hai vùng Đông và Tây Nam Bộ, tạo đà phát triển cho Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Bốn smartphone nổi bật bán trong tháng 4

Smartphone gập vỏ sò đầu tiên của Oppo, điện thoại hỗ trợ tự sửa tại nhà của Nokia là hai trong số những model nổi bật bán trong tháng.
Oppo Find N2 Flip (20 triệu đồng)

Find N2 Flip là smartphone gập dạng vỏ sò đầu tiên của Oppo và sẽ được bán tại Việt Nam từ 8/4. Điểm nổi bật của sản phẩm là màn hình ngoài có kích thước 3,26 inch, trong khi các đối thủ đều dưới 3 inch. Màn hình trong 6,8 inch sử dụng tấm nền LTPO, độ phân giải Full HD+.
Máy trang bị camera kép phía ngoài, với cảm biến Sony IMX890 độ phân giải 50 megapixel và ống góc siêu rộng 8 megapixel. Camera được tinh chỉnh bởi Hasselblad, đi kèm chip MariSilicon X. Sản phẩm tích hợp chip xử lý Dimensity 9000+, phiên bản bán tại Việt Nam có RAM 8 GB và bộ nhớ trong 256 GB. Find N2 Flip sử dụng pin 4.300 mAh và sạc nhanh 44 W.
Nokia G22 (4 triệu đồng)
Smartphone giá rẻ của Nokia cho phép tự sửa tại nhà với một số bộ phận dễ gặp lỗi như pin, màn hình và cổng sạc. Sản phẩm được làm một phần bằng nhựa tái chế, trong đó màn hình, nắp lưng liên kết với nhau dạng khớp giúp tháo lắp dễ dàng. Các linh kiện được gắn bằng vít tiêu chuẩn, có thể mở bằng tua vít thông dụng. Model này sẽ bán ra từ 7/4, nhưng tại Việt Nam, G22 sẽ không kèm bộ dụng cụ tự sửa chữa của iFixit.

Về cấu hình, máy có màn hình 6,53 inch, dùng chip Unisoc T606, RAM 4 GB, bộ nhớ 64/128 GB, camera 50 megapixel và pin 5.050 mAh. Sản phẩm cài sẵn Android 12, cập nhật bảo mật hàng tháng trong ba năm và hai lần nâng cấp phiên bản Android chính. Ảnh: Dezen
Redmi Note 12 và Note 12 Pro (từ 5 triệu đồng)

Dòng smartphone tầm trung của Xiaomi, gồm phiên bản Redmi Note 12 (5 triệu đồng) và Redmi Note 12 Pro (9,5 triệu đồng), được bán từ ngày 7/4.

Cả hai có thiết kế giống nhau với khung viền vuông vắn, khả năng chống nước và bụi IP53. Máy sử dụng màn hình AMOLED 6,67 inch với thiết kế đục lỗ cùng độ phân giải Full HD+ và tốc độ làm tươi 120 Hz. Bộ đôi trang bị ba camera, trong đó camera chính 50 megapixel, góc siêu rộng 8 megapixel và camera phụ 2 megapixel chụp macro. Riêng phiên bản Pro sử dụng cảm biến cao cấp Sony IMX766 và hỗ trợ chống rung quang học OIS.

Redmi Note 12 tích hợp chip Snapdragon 685 trong khi bản Pro dùng chip Dimensity 1080. Xiaomi trang bị pin 5.000 mAh cho cả hai model, trong đó bản tiêu chuẩn có sạc nhanh 33 W còn bản Note 12 Pro là 67 W.
Huy Đức

Đề xuất xây tạm nhà vệ sinh ở 5 khu 'đất vàng' trung tâm Sài Gòn

 5 khu đất trống chưa làm dự án ở quận 1 được chính quyền địa phương đề xuất xây tạm nhà vệ sinh công cộng nhằm đáp ứng nhu cầu người dân, du khách.

Các khu đất này gồm: thương xá Tax cũ (135 Nguyễn Huệ), khu mở rộng khách sạn Majestic số 2-4-6 Nguyễn Huệ, số 8-12 Lê Duẩn, số 8 Nguyễn Trung Trực và số 2-4-6 Hai Bà Trưng. Đây đều là các vị trí đắc địa ở trung tâm TP HCM, đang để trống.

Khu đất 2-4-6 Hai Bà Trưng (màu xanh) có 4 mặt tiền, vị trí đắc địa nhất Sài Gòn. Ảnh: Hữu Khoa.

Khu đất 2-4-6 Hai Bà Trưng (màu xanh) có 4 mặt tiền, vị trí đắc địa nhất Sài Gòn. Ảnh: Hữu Khoa

Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố ủng hộ đề xuất trên, bởi sẽ góp phần phục vụ người dân, du khách trong bối cảnh nhà vệ sinh công cộng ở khu vực trung tâm đang rất thiếu.

Trong đó, hai khu đất số 8-12 Lê Duẩn và số 2-4-6 Hai Bà Trưng do đơn vị trực thuộc sở là Trung tâm phát triển quỹ đất TP HCM quản lý, nên có thể bàn giao ngay cho UBND quận 1. Hai khu đất này liên quan đến đại án kinh tế, đang tạm ngưng mọi hoạt động. Với ba vị trí còn lại, Sở Tài nguyên và Môi trường đề nghị địa phương làm việc với chủ các dự án để xác định vị trí cụ thể trước khi đầu tư, xây mới.

Thống kê ở TP HCM hiện có 255 nhà vệ sinh công cộng, trong đó quận 1 có 18 khu, tại 13 địa điểm, gồm: 4 chợ, 7 công viên và một trạm xe buýt, một trong khu dân cư. Do đây là trung tâm thành phố, tập trung lớn người dân, du khách nên số lượng nhà vệ sinh ở quận 1 đang rất thiếu so với nhu cầu. Mới đây, địa phương đã vận động được 100 cửa hàng kinh doanh đồ ăn, uống, dịch vụ du lịch cho khách vãng lai dùng nhà vệ sinh miễn phí.

NGUỒN GỐC NGƯỜI CHĂM Ở VIỆT NAM (p2) - CHAMPA BỊ THÔN TÍNH và CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI CHĂM HIỆN NAY

NGUỒN GỐC NGƯỜI CHĂM Ở VIỆT NAM và QUÁ TRÌNH BIẾN MẤT CỦA VƯƠNG QUỐC CHAMPA

Thủ tướng yêu cầu gỡ khó quy định phòng cháy chữa cháy

Bộ Công an, Xây dựng sẽ rà soát quy định phòng cháy chữa cháy để sửa đổi, đồng thời giảm mạnh thủ tục hành chính theo yêu cầu của Thủ tướng.
Quy định về phòng cháy chữa cháy (PCCC) được doanh nghiệp nhìn nhận là bế tắc lớn thời gian qua. Hàng loạt doanh nghiệp, hộ kinh doanh phản ánh việc siết đột ngột cùng nhiều quy định cứng nhắc về PCCC khiến họ không xây, sử dụng được nhà xưởng hoặc thậm chí phải đóng cửa. Môi trường kinh doanh vì thế cũng bị ảnh hưởng.
Tối 5/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính ra công điện yêu cầu các bộ ngành, địa phương tìm cách gỡ khó.
Công điện đánh giá việc triển khai mạnh công tác PCCC đã giúp kiềm chế, giảm thiểu số vụ, thiệt hại do cháy nổ gây ra. Tuy nhiên, cơ quan chức năng cũng phát hiện nhiều công trình, cơ sở chưa đảm bảo điều kiện an toàn, tiềm ẩn nguy cơ mất rủi ro, phải dừng hoạt động. Điều này làm gián đoạn việc đầu tư xây dựng, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, người dân.
Để đảm bảo vừa tuân thủ quy định PCCC vừa không ảnh hưởng đến việc kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp, người dân, Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an chủ trì cùng Bộ Xây dựng rà soát lại chính sách, pháp luật PCCC để sửa đổi, bổ sung hoặc đề xuất lên cấp cao hơn để chỉnh sửa. Bộ Xây dựng được giao rà soát các quy định trong đầu tư xây dựng nhà, công trình sản xuất, kinh doanh.
Trước 30/4, các đơn vị chức năng phải phân loại theo nhóm công trình, cơ sở có vướng mắc sau kiểm tra để kịp thời hướng dẫn người dân, doanh nghiệp khắc phục tổng thể vi phạm, thiếu sót PCCC.
Cả hai bộ được yêu cầu tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động đầu tư xây dựng, sản xuất, kinh doanh, đồng thời cắt giảm thủ tục hành chính.
Người đứng đầu tại các địa phương cũng được giao xử lý ngay những bất cập trong quản lý nhà nước cũng như xử lý dứt điểm những vi phạm PCCC trong đầu tư xây dựng theo thẩm quyền để tháo gỡ vướng mắc cho người dân, doanh nghiệp. Những khó khăn ngoài thẩm quyền, địa phương sẽ gửi kiến nghị lên Bộ Công an, Xây dựng để được hướng dẫn.
Trước đó, nhiều hiệp hội doanh nghiệp cho biết, các tiêu chuẩn, quy chuẩn mới khi ban hành không phân biệt quy mô dự án, tính chất công trình, gây khó khăn, tăng chi phí tuân thủ với các đơn vị có quy mô nhỏ. Nhiều doanh nghiệp cũng cho hay dù gửi hồ sơ thiết kế cho cơ quan PCCC đã lâu nhưng không được duyệt cũng không có phản hồi; một số doanh nghiệp cũng bày tỏ mong nhận được hướng dẫn rõ liên quan đến việc kiểm định về sơn chống cháy để hoàn thiện hồ sơ.
Theo cộng đồng doanh nghiệp, một số tiêu chuẩn, dù cũ hay mới, không thực tế hoặc rất khó thực thiện. Ví dụ, quy định về "Kết cấu chịu lực được bọc bảo vệ bằng chất, vật liệu chống cháy" của Bộ Công an áp dụng theo tiêu chuẩn của Anh. Theo đó, các cột thép nhà xưởng phải bọc vật liệu chống cháy bằng vật liệu rỗng hoặc toàn bộ kết cấu thép phải sơn bằng loại sơn chống cháy, có chi phí cao trong khi thị trường Việt Nam chưa có loại sơn nào được cấp phép đủ điều kiện; Hoặc theo quy định của Bộ Xây dựng, hệ thống ống gió điều hoà từ yêu cầu bọc amiăng thành bọc thạch cao chống cháy có chi phí đắt đỏ; Hay những yêu cầu về khoảng cách tối thiểu để đảm bảo an toàn PCCC tại các đô thị có mật độ xây dựng cao như Hà Nội, TP HCM, doanh nghiệp rất khó để đáp ứng.

Khoảng trống trước tuổi hưu

Mất việc ở tuổi 46, chị Trương Thị Hiếu tìm cách quay lại nhà máy để tiếp tục được đóng bảo hiểm xã hội, chờ hưu, nhưng bất thành.

Hai thập kỷ trước, chị Hiếu mang theo ước mơ thoát nghèo hoà vào làn sóng di cư đến TP HCM, khi nhu cầu lao động của ngành da giày bùng nổ. Cả tuổi thanh xuân, chị là gái công xưởng. Không gia đình riêng, khoản lương hàng tháng, chị đều đặn trích gửi về Nghệ An nuôi mẹ già và hai đứa cháu mồ côi. "Tôi xác định về già không ai trông cậy. Tôi muốn có lương hưu", chị Hiếu nói.Giấc mơ tan vỡ vào ngày chị thấy tên mình trong danh sách cắt giảm nhân sự của Công ty TNHH Tỷ Hùng, cuối năm ngoái. Khi đó, chị Hiếu còn 6 tháng nữa là đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), đáp ứng điều kiện để chờ đủ tuổi hưởng lương hưu. Nhiều ngày gõ cửa các công ty tìm việc không thành, chị kết luận: "Ngoài 40 tuổi, xin việc gì cũng khó".
Chị Hiếu xác định sẽ tự đóng bảo hiểm xã hội nốt số tháng còn thiếu. Ngoài khoản trợ cấp thất nghiệp 5 triệu đồng mỗi tháng, chị đang nhặt phế liệu kiếm thêm tiền. "Nhưng tôi không thể nhặt ve chai đến tận tuổi hưu", chị Hiếu nói về khoảng thời gian 14 năm tới.
Sau khi bị cắt giảm, chị Hiếu đi nhặt ve chai kiếm thêm thu nhập. Ảnh: Lê Tuyết

Cũng nằm trong làn sóng cắt giảm, chị Đặng Thị Kim Hường thất nghiệp ở tuổi 45, sau 10 năm gắn bó với Công ty TNHH Pou Yuen Việt Nam. Bị nhiều nhà máy từ chối, chị đi đến quyết định sẽ rút BHXH một lần. Lương hưu còn quá xa, chưa kể phải đối mặt với quãng thời gian bấp bênh chờ đợi để đổi lấy số tiền ít ỏi lúc về già.
Nếu đóng BHXH đủ 20 năm với mức lương bình quân cả quá trình 6 triệu đồng, chị cũng chỉ nhận 2,7 triệu (45%). Mức này dưới chuẩn nghèo, rất khó đáp ứng nhu cầu cuộc sống ngày càng tăng. Nếu đóng dài hơn, mức hưởng nâng lên tối đa 4,5 triệu đồng (75%). Nhưng chị không tìm được việc làm, cũng không đủ khả năng tự đóng BHXH.
Đột ngột mất việc, chị Hiếu và chị Hường có lựa chọn khác nhau, nhưng chung một điểm: Bị đẩy ra khỏi nhà máy khi đã ngoài 40 và không tìm được việc mới, trong khi tuổi hưu còn cách xa cả thập kỷ.

Chưa đến hưu đã hết tuổi nghề

"Có một khoảng cách khá lớn giữa tuổi nghề và tuổi hưu", PGS TS Nguyễn Đức Lộc, Viện trưởng Nghiên cứu Đời sống xã hội (Social Life), phân tích. Công nhân bước sang tuổi 40, khi tuổi nghề đã hết, tức bị các nhà máy từ chối, nhưng tuổi hưu chưa đến, tạo ra khoảng trống khiến lao động bơ vơ.
Việc này diễn ra phổ biến ở các ngành nghề thâm dụng lao động. Đơn cử như ngành may mặc, độ tuổi trung bình của nữ công nhân hiện là 34, theo khảo sát của Liên đoàn Lao động TP HCM năm 2021. Trong đó, chỉ 18% ngoài 43 tuổi đang làm việc.
TS Lộc đánh giá tuổi càng tăng, cơ hội việc làm càng thu hẹp. Trong khi đó, để tiếp cận được lương hưu, những công nhân như chị Hiếu và chị Hường phải đáp ứng hai điều kiện: đủ năm đóng bảo hiểm, và chờ đến tuổi hưu theo quy định. Thách thức này không dễ vượt qua, đặc biệt trước sự cám dỗ của làn sóng rút BHXH một lần đang lan rộng.
Công nhân chưa đóng đủ năm BHXH thường chọn hưởng trợ cấp một lần để lấy 100-200 triệu đồng. Thống kê của BHXH Việt Nam cho thấy trong hơn 4 triệu người nhận "một cục" giai đoạn 2016-2021, 99% là chủ động rời bỏ hệ thống sau khi nghỉ việc.
Nhiều lao động tay chân mong muốn được giảm tuổi hưu để hưởng bảo hiểm sớm hơn. Thế nhưng, đặt trong bài toán cân đối quỹ, đây là điều không thể.
"Nếu ai cũng đóng ngắn, hưởng dài, thì quỹ hưu trí sẽ lâm nguy", ông Phạm Minh Huân, nguyên Thứ trưởng Lao động, Thương binh và Xã hội, lý giải.
Ông Huân phân tích có hai cách để đảm bảo nguồn tài chính cho quỹ bảo hiểm. Đó là tăng mức đóng, hoặc nâng thời gian tham gia và giảm mức hưởng.
Mức đóng không thể tăng được nữa vì hiện đã khá cao (tổng 32% lương) nên buộc phải điều chỉnh công thức tính lương hưu. Việc điều chỉnh tuổi hưu, mức hưởng cũng là cách nhiều quỹ hưu trí trên thế giới phải thực hiện để đảm bảo an toàn cho quỹ. Bởi nếu vẫn giữ quy định mức hưởng và tuổi hưu như Luật BHXH 2006, quỹ bảo hiểm chỉ cân đối được đến năm 2034-2036, theo tính toán của Tổ chức lao động quốc tế (ILO).
Khi Luật BHXH thay đổi lần đầu vào năm 2014, số năm đóng tối thiểu để hưởng BHXH đã tăng từ 15 lên 20, đồng nghĩa, thời gian để đạt mức hưởng tối đa sẽ dài hơn. Kéo theo đó, tuổi hưu phải tăng lên. Bộ Luật lao động năm 2019 quy định tuổi về hưu theo lộ trình tăng sẽ là 62 với nam (năm 2028)60 với nữ (2035).
Tuy nhiên, thay đổi này khiến người lao động thu nhập thấp lo lắng khi mất việc ở độ tuổi "dở hơi" - không trẻ nhưng chưa già, tay nghề lại không cao nên khó tìm việc. Nhiều người nghĩ đến khoản tiền trăm triệu đang "ký gửi" chờ lương hưu.
"Suy nghĩ rút BHXH thường chỉ xuất hiện khi người lao động không có việc làm ổn định, hoặc công việc bấp bênh, bởi khi đứng bên bờ vực mất việc làm, họ mới giật mình không có khoản tiền tiết kiệm nào làm chỗ dựa", GS TS Giang Thanh Long, giảng viên cao cấp Đại học kinh tế quốc dân, phân tích.
Loay hoay trước tuổi hưu
Khoảng cách đến lương hưu của những lao động trung niên đang lớn hơn khi quy định về tuổi nghỉ hưu ngày càng tăng. Không thể giảm tuổi hưu, họ chỉ còn lựa chọn đổi nghề nếu vẫn muốn ở lại hệ thống an sinh. "Bệ đỡ" này cũng đã được tính đến, nhưng chưa thành công.

Sau khi bị Công ty Pou Yuen cho nghỉ việc, chị Hường chuyển sang bán đồ ăn sáng trên vỉa hè. Tuy nhiên, việc buôn bán không thuận lợi, thu nhập giảm mạnh so với lương 10 triệu khi còn làm công ty. Mặc dù xoay xở nhiều cách để mưu sinh, chị Hường từ chối học nghề mới với sự hỗ trợ của quỹ Bảo hiểm thất nghiệp. Lý do chị đưa ra là "không có nghề phù hợp với mong muốn".

Chị Hường không phải cá biệt. Theo số liệu của Trung tâm dịch vụ việc làm quốc gia ba năm qua, trong số lao động thất nghiệp, chưa tới 3% được hỗ trợ học các nghề trình độ sơ cấp như lái ôtô, nấu ăn, pha chế... Chính sách chuyển đổi nghề cũng chưa hiệu quả. Dù lượt tư vấn việc làm gấp đôi số người nộp hồ sơ trợ cấp thất nghiệp, nhưng tỷ lệ được giới thiệu việc làm chỉ quanh quẩn 20%.
Ông Ngô Xuân Liễu, Giám đốc Trung tâm dịch vụ việc làm quốc gia, đánh giá danh mục đào tạo nghề chưa phong phú, lạc hậu, mức phí cao nên người lao động ít cơ hội lựa chọn. Các cơ sở dạy nghề cũng không mặn mà tiếp nhận do chiêu sinh không đủ.
Hiện, bảo hiểm thất nghiệp mới hỗ trợ cho người lao động học các nghề sơ cấp từ một đến dưới 12 tháng với tổng chi phí không quá 4,5 triệu đồng. Chính sách chưa hỗ trợ đào tạo ngắn hạn dưới một tháng (như kỹ năng mềm), và dài hạn trên 12 tháng để chuyển đổi nghề nghiệp như trung cấp, cao đẳng nghề... Hệ quả là chưa thu hút được người lao động.
Ngoài ra, ông Liễu nêu thực tế đa số người thất nghiệp là lao động phổ thông, không có bằng cấp, chứng chỉ nghề chuyên môn, chiếm 69%. Họ không muốn tốn thời gian cho việc học nên khi mất việc chỉ quan tâm đến hưởng trợ cấp. Tâm lý chung là tìm công việc giản đơn để duy trì cuộc sống, học nghề là lựa chọn cuối cùng.

Theo GS TS Giang Thanh Long, các chính sách bảo hiểm được thiết kế với mục đích nâng đỡ để người lao động không tụt xuống thảm cảnh. Ví dụ, mất việc sẽ có trợ cấp thất nghiệp, sau đó giúp tìm việc, giới thiệu việc làm. Nếu kỹ năng của lao động đã lỗi thời thì đào tạo chuyển sang nghề mới, tiếp tục làm việc, tham gia vào hệ thống bảo hiểm xã hội. Làm tốt những việc đó, người lao động sẽ dễ dàng đến được đích cuối cùng là lương hưu.

"Muốn vậy cả quy trình quản lý phải ăn khớp với nhau. Tuy nhiên, hiện nay mọi thứ dường như chưa liên thông", ông Long nói.

Trong khi các chính sách hỗ trợ lao động thất nghiệp chưa rõ nét, ông Long đánh giá một số tình huống lại gián tiếp tạo điều kiện thuận lợi để lao động rút BHXH một lần. Ông dẫn chứng những lao động làm việc lâu năm, thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp có thể kéo dài đến 12 tháng, vừa đủ một năm chờ nhận BHXH một lần. Do đó, nhiều người chọn lãnh trợ cấp thất nghiệp, làm thời vụ và chờ đủ 12 tháng mất việc để rút bảo hiểm.

"Quỹ bảo hiểm thất nghiệp với mục tiêu đặt ra là nâng đỡ thị trường lao động, nhưng trở thành lỗ hổng để người lao động tận dụng chờ rút bảo hiểm", ông phân tích.

"Củ cà rốt"

Ở lần sửa đổi này, dự thảo Luật BHXH đang tính toán giảm số năm đóng để hưởng lương hưu từ 20 xuống 15, đồng thời siết chặt chính sách rút BHXH một lần. Mục tiêu là tăng khả năng tiếp cận lương hưu của lao động, bao gồm cả nhóm "chưa đến tuổi hưu đã hết tuổi nghề".

Việc thay đổi để bao phủ lưới an sinh cho nhóm cao tuổi đang cấp thiết hơn khi từ năm 2020 đến nay, tỷ lệ thất nghiệp vào thiếu việc làm có xu hướng tăng, nhất là ở nhóm trên 50 tuổi. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tỷ lệ thất nghiệp của nhóm này tăng gấp đôi vào 2021 (từ 0,99 lên 1,86%). Có xu hướng tương tự, tỷ lệ thiếu việc làm của nhóm này tăng sớm hơn, từ 0,81% (2019) lên 1,36% (2020).
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng chính sách này chưa đủ để khắc phục tâm lý "nước xa không cứu được lửa gần" của người lao động.

"Để người lao động ở lại với hệ thống không chỉ dùng cây gậy là tìm cách hạn chế rút BHXH một lần mà phải có cả củ cà rốt", ông Nguyễn Hải Đạt, điều phối quốc gia chương trình An sinh xã hội (ILO tại Việt Nam), nói.
"Củ cà rốt" đầu tiên, theo ông Đạt, là tăng phúc lợi hỗ trợ người lao động trong tình huống mất an ninh thu nhập. Theo số liệu của BHXH Việt Nam, hai nguyên nhân phổ biến dẫn đến tỷ lệ rút BHXH một lần là mất việc làm và sinh con. Người lao động thường dùng khoản trợ cấp này để thay thế chế độ mà hệ thống bảo hiểm xã hội chưa có, hoặc chưa cung cấp đủ.
"Củ cà rốt" thứ hai chuyên gia kiến nghị là hỗ trợ chuyển đổi nghề, tức hệ thống bảo hiểm thất nghiệp cần cải thiện chương trình đào tạo và dịch vụ hỗ trợ tìm kiếm việc làm.
Theo ông Đạt, việc người ngoài 40 tuổi không phù hợp yêu cầu công việc trong nhà máy sản xuất là vấn đề của thị trường lao động. Người còn sức khoẻ và trong độ tuổi cho phép có thể làm những công việc phù hợp. Nhà nước cần có chính sách về lao động để giải quyết, chứ không phải dùng chính sách an sinh để cho hưởng lương hưu sớm. Do đó, khi cải cách BHXH cần kết hợp các chính sách kinh tế, việc làm và lao động khác.
Đồng quan điểm, PGS TS Nguyễn Đức Lộc cho rằng Việt Nam trải qua hơn 30 năm phát triển khu công nghiệp, thu hút ngành nghề thâm dụng lao động. Giờ đây, nhà nước cần đánh giá đúng vấn đề của lao động nhiều tuổi để có kế hoạch hỗ trợ phù hợp. Đặc biệt trong bối cảnh tỷ lệ mất việc đang tăng nhanh và lan rộng ra nhiều tỉnh, thành trong hai tháng qua do ảnh hưởng suy thoái kinh tế.
Ông Lộc cho rằng lao động trung niên của Việt Nam giai đoạn này giống Hàn Quốc 24 năm trước. Giải pháp của nước này là thành lập quỹ Lao động Hàn Quốc năm 1999, với mục tiêu giúp nhóm này "trở lại mạnh mẽ". Nguồn tài chính được lấy từ ngân sách, đóng góp của các tổ chức xã hội, doanh nghiệp, cá nhân và lợi nhuận từ đầu tư quỹ. Nhờ đó, quỹ cung cấp các chương trình như hỗ trợ vốn, đào tạo nghề, chăm sóc sức khỏe... cho nhóm lao động yếu thế.
"Cần thêm các thực hành theo phương châm ‘bù đắp nhiều hơn, thu vừa đủ’ để làm sống động lại thị trường lao động", ông Lộc nói.
Hiện, Việt Nam có quỹ Bảo hiểm thất nghiệp với kết dư lớn, có thời điểm lên đến gần 90.000 tỷ đồng. Mục tiêu của quỹ là nâng đỡ, hỗ trợ thị trường lao động, có nét tương đồng quỹ Lao động Hàn Quốc. Do đó, lúc này, quỹ Bảo hiểm thất nghiệp cần phát huy đúng vai trò, có chính sách rõ ràng hơn cho nhóm lao động trên 40 tuổi, giúp họ quay lại thị trường.
Pháp luật hiện cũng đặt ra nhiều hàng rào kỹ thuật ngăn sa thải lao động, nhất là nhóm trung niên trở lên. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy nhóm này vẫn mất việc và cơ hội quay lại thị trường rất khó, nhất là lao động nữ.
Chủ tịch Liên đoàn lao động TP HCM Trần Thị Diệu Thúy đề xuất nhà nước cần lập nhiều rào cản kỹ thuật hơn cho tình huống doanh nghiệp không tái ký với lao động thâm niên. Cụ thể như phân bổ, điều động lao động trên 40 tuổi làm các khâu đơn giản. Bên cạnh đó, ưu đãi thuế, phí cũng cần ưu tiên hơn cho doanh nghiệp thực hiện tốt các chính sách này.
Bà gợi ý có thể học tập mô hình của Nhật Bản - nơi có dân số già. Nhà nước quy định rõ ngành nghề cần tuyển dụng lao động nhiều tuổi, thậm chí người về hưu, để không phải cạnh tranh công việc với người trẻ. Chính sách đào tạo nghề cho nhóm này cũng phải đáp ứng đúng kỹ năng thị trường cần.
Song song đó, người lao động phải chủ động nâng cao trình độ. Mỗi người cần xác định có những ngành nghề chỉ cần lao động trẻ và tính toán phương án cho mình sau tuổi 45.
Thế nhưng, với những công nhân lo ăn mỗi bữa như chị Hiếu, chị Hường, việc vạch ra lộ trình đối phó các rủi ro trong tương lai là chuyện xa vời. Sau khi cống hiến cả tuổi thanh xuân cho nhà máy, họ nghĩ chỉ cần làm việc chăm chỉ, sẽ được ở lại công xưởng, chờ hưu.