Liên hệ số di động/zalo: 0979766122 NGUYEN QUANG ANH Hỗ trợ cho tôi theo Số tài khoản: 0979766122 Vietinbank thành phố Bắc Giang
Thứ Bảy, 12 tháng 11, 2022
VN-Index giảm mạnh nhất Châu Á, chứng khoán Việt Nam xuống đáy 2 năm
Novaland (NVL) lên tiếng về việc cổ phiếu giảm sàn 5 phiên liên tiếp
Không chỉ doanh nghiệp bất động sản, Chủ tịch một công ty sản xuất giấy vừa bị "call margin" từ ngày 10/11
Thua lỗ tăng quá nhanh, nhà đầu tư nên hành động như thế nào?
Áp lực bán dồn dập từ những nhóm cổ phiếu trụ khiến VN-Index chính thức “thủng” đáy tháng 10 vừa qua và để tuột mất ngưỡng hỗ trợ quan trọng 950 điểm.
Sau hai phiên hồi phục nhẹ, chứng khoán Việt Nam tiếp đà giảm mạnh trong phiên hôm nay. Áp lực bán dồn dập từ những nhóm cổ phiếu trụ khiến VN-Index chính thức “thủng” đáy tháng 10 vừa qua và để tuột mất ngưỡng hỗ trợ quan trọng 950 điểm.
Tâm điểm là nhóm bất động sản với hàng loạt cổ phiếu giảm hết biên độ. Điệp khúc giảm sàn, “trắng bên mua” lại tiếp diễn với NVL khi dư bán sàn hơn 30 triệu cổ phiếu nhưng chỉ khớp lệnh vỏn vẹn 331 nghìn đơn vị; PDR thậm chí chỉ khớp lệnh được hơn 170 nghìn cổ phiếu, trong khi “chất sàn” đến hơn 48 triệu đơn vị. Những mã khác như DIG, DXG, LDG cũng đồng loạt giảm sâu với hàng triệu cổ phiếu bị “nhốt sàn”.
Kết phiên, VN-Index thu hẹp đà giảm còn hơn 38 điểm (tương đương 3,89%) để lùi về sát mốc 947điểm. Thị trường chìm trong sắc đỏ với 836 mã giảm điểm, trong đó có 305 mã giảm sàn.
Thực tế, trong bối cảnh thị trường liên tục lao dốc mạnh thì phiên giảm điểm này không còn gây bất ngờ. Khi tâm lý và niềm tin trên thị trường đang yếu, chỉ một yếu tố bất định cũng có thể khiến thị trường giảm nhanh mạnh.
Đánh giá về phiên giảm điểm này, ông Nguyễn Thế Minh – Giám đốc Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam cho rằng thị trường giảm mạnh do hiện tượng “domino” bán mạnh từ những đợt “call margin” thời gian gần đây.
Nói về áp lực “call margin” trên thị trường, ông Minh cho rằng một khi đã lan đến các “tài khoản lớn” thì ảnh hưởng rất lớn. Đặc biệt là những cổ phiếu bất động sản xuất hiện tình trạng dư bán sàn và mất thanh khoản, có nghĩa bán giải chấp nhưng không ai mua.
Bởi khi các CTCK không thể bán ra những cổ phiếu phiếu mất thanh khoản, buộc họ sẽ phải bán các cổ phiếu khác trong danh mục để thu hồi vốn. Điều này tạo nên hiệu ứng bán lan truyền trên diện rộng và khiến VN-Index giảm mạnh.
Dự báo về thị trường trong những phiên tiếp theo, chuyên gia Yuanta cho rằng khi “thủng” ngưỡng hỗ trợ 950 điểm thì khả năng cao thị trường sẽ tiếp tục giảm theo quán tính và kiểm nghiệm những mốc điểm thấp hơn. Không loại trừ khả năng VN-Index về quanh vùng hỗ trợ 900 – 920 điểm nếu tình trạng call margin chưa được cải thiện.
Thực tế, thời điểm trước, khi thị trường vẫn xoay vòng quanh những vấn đề liên quan đến cung - cầu việc dự đoán đỉnh đáy vẫn có phần chính xác. Tuy nhiên, khi thị trường rơi vào cảnh khủng hoảng niềm tin như hiện tại thì những dự đoán về chỉ số không còn quan trọng. Vấn đề mà nhà đầu tư quan tâm hơn cả trong lúc này là bao giờ áp lực bán giải chấp của nhóm cổ phiếu lớn giảm. VN-Index sẽ khó tìm điểm cân bằng nếu các tình trạng “call margin” tại những doanh nghiệp lớn chưa được giải quyết.
Dù vậy, chuyên gia Yuanta cho rằng khi áp lực giải chấp giảm bớt đi sẽ là tia sáng cho thị trường. Trong trường hợp này, các doanh nghiệp sẽ có hai giải pháp để khắc phục. Thứ nhất là tăng thêm cổ phiếu để đưa tỷ lệ về ngưỡng an toàn và thứ hai là giải quyết các tài sản đảm bảo để bên cho vay không bán tiếp cổ phiếu.
Do đó, doanh nghiệp buộc phải cân được lượng margin tại các CTCK, sau đó có động thái “trấn an” nhà đầu tư. Tuy nhiên, trong bối cảnh doanh nghiệp đang cạn kiệt về dòng vốn, việc mua vào lượng lớn cổ phiếu để “đỡ giá” cũng là một thách thức lớn.
Sau những sóng gió trên thị trường, ông Minh có rất nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ thua lỗ nặng nề khi thực hiện bắt đáy cổ phiếu trong những phiên “hồi phục giả”. Chuyên gia cho rằng rất khó để đưa ra quyết định cắt lỗ nếu đã thua lỗ nặng nề. Nếu mức lỗ chỉ dừng lại ở mức 20-30% thì việc cắt lỗ dễ dàng hơn, song nếu mức lỗ lên đến 60-70% thì nhà đầu tư không nên tiếp tục bán cổ phiếu.
Theo đó, nếu nhà đầu tư nắm giữ những cổ phiếu không quá rủi ro và không dùng margin thì vẫn có thể nắm giữ cổ phiếu, chờ đợi những nhịp hồi để hạ giá vốn, cơ cấu danh mục. Khi thị trường hồi phục, chúng ta có thể mua theo chiều lên để hạ dần giá vốn.
Giống lý thuyết cân bằng, những cổ phiếu có nền tảng tốt vẫn sẽ có cơ hội hồi phục trở lại, vấn đề chỉ là thời điểm nào. Bởi, đối với những doanh nghiệp tốt, việc bán theo thị trường có thể khiến nhà đầu tư thiệt hại nặng nề hơn.
Hạ Anh
Nhịp sống thị trường
Một loạt doanh nghiệp phải giải trình việc cổ phiếu giảm sàn 5 phiên liên tiếp
Lý giải việc giá cổ phiếu giảm sàn liên tục những phiên gần đây, hầu hết các doanh nghiệp đều cho rằng nguyên nhân xuất phát từ tác động tiêu cực của yếu tố vĩ mô và niềm tin nhà đầu tư suy giảm.
Chiều tối 10/11, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) có văn bản gửi một loạt công ty có niêm yết cổ phiếu trên HOSE đề nghị giải trình việc cổ phiếu giảm sàn 5 phiên liên tục từ ngày 4 - 10/11/2022.
Các công ty này bao gồm: Tổng công ty Đầu tư Phát triển Xây dựng (mã DIG); CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (mã PDR); CTCP Kinh doanh và Phát triển Bình Dương (mã TDC); CTCP Thép Nam Kim (mã NKG); CTCP Tập đoàn Yeah1 (mã YEG) và CTCP Chứng khoán FPT (mã FTS).
Đến chiều 11/11, hầu hết các doanh nghiệp này đã có văn bản giải trình gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và HoSE. Theo đó, Bất động sản Phát Đạt cho biết, giá cổ phiếu giảm là do cung cầu của thị trường và thị hiếu của nhà đầu tư, điều này nằm ngoài tầm kiểm soát của công ty.
"Cổ phiếu PDR được niêm yết và giao dịch minh bạch trên HoSE, giá mua bán cổ phiếu chịu ảnh hưởng bởi tâm lý các nhà đầu tư trên thị trường, cũng như các tác động chính sách điều hành vĩ mô liên quan đến ngành hàng doanh nghiệp chúng tôi đang kinh doanh", văn bản giải trình của Phát Đạt nêu.
Doanh nghiệp bất động sản này cũng khẳng định công ty vẫn hoạt động bình thường, hiệu quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2022 vẫn đang tăng trưởng tốt, hoàn toàn không có biến động gì xấu làm ảnh hưởng đến giá cổ phiếu.
Trên thị trường sau 5 phiên giảm sàn liên tục (4 - 10/11/2022), phiên 11/11, cổ phiếu PDR tiếp tục giảm sàn về 26.200 đồng/cổ phiếu với dư bán giá sàn hơn 55 triệu cổ phiếu, trong khi khối lượng khớp lệnh chưa tới 220.000 cổ phiếu. Tính từ đầu năm đến nay thị giá cổ phiếu PDR đã giảm hơn 62%.
Thị giá cổ phiếu PDR đã giảm hơn 62% kể từ đầu năm đến nay
Tương tự, CTCP Kinh doanh và Phát triển Bình Dương cũng lý giải giá giao dịch cổ phiếu TDC bị ảnh hưởng và chi phối trực tiếp bởi tình hình chung của thị trường chứng khoán và tâm lý nhà đầu tư cộng thêm những ảnh hưởng gián tiếp bởi chính sách điều hành vĩ mô liên quan đến lĩnh vực công ty đang kinh doanh. Do đó, việc cổ phiếu TDC giảm sàn 5 phiên liên tiếp là việc nằm ngoài tầm kiểm soát của công ty.
Phiên 11/11, cổ phiếu TDC chứng kiến phiên giảm sàn thứ 6 phiên liên tiếp, thị giá đứng ở mức 8.290 đồng/cổ phiếu, giảm hơn 70% so với đầu năm.
Ngoài lý do lượng cung cầu của cổ phiếu trên thị trường thay đổi do quyết định của nhà đầu tư, lý giải nguyên nhân cổ phiếu giảm sàn liên tiếp, CTCP Tập đoàn Yeah1 cho biết, các yếu tố kinh tế vĩ mô kém thuận lợi đang tạo nên xu hướng giảm chung của thị trường chứng khoán hiện nay, cổ phiếu của công ty cũng không nằm ngoài xu hướng này, vì vậy việc cổ phiếu giảm giá liên tục là điều không thể tránh khỏi.
Chung cảnh ngộ với PDR, TDC, phiên 11/11, cổ phiếu YEG của Yeah1 cũng chứng kiến phiên giảm sàn thứ 6 liên tiếp về mức đáy lịch sử, còn 7.540 đồng/cổ phiếu. Như vậy, từ mức giá đóng cửa phiên giao dịch đầu tiên là 300.000 đồng/cổ phiếu và từng có thời điểm gần chạm ngưỡng 350.000 đồng/cổ phiếu, cổ phiếu YEG đã giảm liên tục và đến nay, đã "bốc hơi" hơn 97% giá trị.
So với mức giá ngày đầu lên sàn, cổ phiếu YEG đã "bốc hơi" hơn 97% giá trị. |
Trong khi các doanh nghiệp trên giải trình tương đối ngắn gọn, Tổng công ty Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp) lại có phần giải trình khá dài nêu cả lý do và giải pháp khắc phục việc cổ phiếu giảm sàn liên tiếp.
Cụ thể, DIC Corp cho biết, việc cổ phiếu giảm trong những phiên gần đây đều do tác động tiêu cực của yếu tố vĩ mô và niềm tin nhà đầu tư suy giảm.
Đồng thời, DIC Corp khẳng định tình hình sản xuất kinh doanh của công ty vẫn đang diễn ra bình thường, HĐQT và ban điều hành công ty vẫn đang nỗ lực để hoàn thành kế hoạch kinh doanh năm 2022 được thông qua trước đó.
Tuy vậy, trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới tiếp tục khó khăn trước căng thẳng địa chính trị vẫn chưa kết thúc, các chính sách thắt chặt tiền tệ thắt chặt và nguy cơ suy thoái toàn cầu.
Trong nước, thị trường vốn suy giảm, Ngân hàng Nhà nước siết room tín dụng, lãi suất và tỷ giá tiếp tục tăng cao dẫn đến tâm lý lo ngại về cổ phiếu và nhóm ngành hoạt động của DIC Corp.
"Giá cổ phiếu suy giảm liên tục dẫn đến hiện tượng nhà đầu tư mất kiên nhẫn và bán tháo trên diện rộng với cả nhiều mã cổ phiếu khác thuộc cùng nhóm ngành hoạt động", văn bản giải trình của DIC Corp nêu rõ.
Văn bản giải trình của DIC Corp |
Để hạn chế sự suy giảm cổ phiếu bất thường, DIC Corp sẽ tiếp tục nỗ lực trong hoạt động để gia tăng hiệu quả hoạt động sản xuất để gia tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, có nhiều biện pháp hỗ trợ phù hợp.
Bên cạnh đó, DIC Corp cũng kiến nghị Chính phủ, các cơ quan ban ngành khẩn trương có chính sách, giải pháp hỗ trợ thị trường vốn, thị trường chứng khoán nhằm để hỗ trợ doanh nghiệp và lấy lại niềm tin của nhà đầu tư.
Sau 5 phiên liên tiếp giảm sàn và phải giải trình, phiên 11/11, cổ phiếu DIG tiếp tục giảm sàn, xuống mức 11.650 đồng/cổ phiếu, giảm tới 88% so với mức đỉnh hồi đầu năm.
Cổ phiếu DIG đã giảm 88% giá trị so với mức đỉnh hồi đầu năm. |
Trong bối cảnh giá cổ phiếu liên tục giảm mạnh, một loạt lãnh đạo DIC Corp và người có liên quan cùng cổ đông lớn đã phải đối mặt với "làn sóng" bán giải chấp hàng chục triệu cổ phiếu từ các công ty chứng khoán. Riêng ông Nguyễn Thiện Tuấn, Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) DIC Corp đã bị bán giải chấp hơn 9,4 triệu cổ phiếu DIG trong 4 ngày 4/11, 7/11, 8/11 và 9/11. Sau giao dịch, số lượng cổ phiếu DIG ông Tuấn nắm giữ giảm từ gần 58,5 triệu đơn vị, chiếm 9,59% vốn điều lệ xuống gần 49,05 triệu đơn vị, chiếm tỷ lệ 8,04%.
Trong hai ngày 7 và 9/11, ông Nguyễn Hùng Cường, Phó chủ tịch HĐQT DIC Corp và cũng là con trai ông Tuấn đã bị công ty chứng khoán bán giải chấp hơn 6,4 triệu cổ phiếu DIG. Sau giao dịch số lượng cổ phiếu của ông Cường tại DIG giảm từ hơn 61,3 triệu đơn vị, tương đương 10,06% xuống 54,9 triệu đơn vị, tương đương 9%.
Một Phó chủ tịch HĐQT khác của DIC Corp là bà Nguyễn Thị Thanh Huyền - cũng là con gái của ông Nguyễn Thiện Tuấn - bị bán giải chấp gần 5,9 triệu cổ phiếu DIG trong 3 phiên 7, 9 và 10/11. Sau giao dịch tỷ lệ sở hữu của bà Huyền tại DIG giảm còn 3,39%, tương đương hơn 20,7 triệu cổ phiếu.
Tương tự, cổ đông lớn nhất của DIC Corp là CTCP Đầu tư Phát triển Thiên Tân cũng bị ép bán hơn 5,8 triệu cổ phiếu DIG, qua đó giảm tỷ lệ sở hữu tại DIG từ 14,1% (86 triệu cổ phiếu) xuống 13,15% (tương đương 80,2 triệu cổ phiếu).
Trước đó, trong hai ngày 27 - 28/10, ông Nguyễn Thiện Tuấn đã bị bán giải chấp hơn 3 triệu cổ phiếu. Trong khi ông Nguyễn Hùng Cường bị bán giải chấp 1,38 triệu cổ phiếu DIG trong ngày 30/10 và 1/11/2022. CTCP Đầu tư Phát triển Thiên Tân cũng bị ép bán 4,2 triệu cổ phiếu DIG trong ngày 27/10.
Theo Hoàng Hà
Nhịp sống kinh doanh
Phát Đạt (PDR) dùng 126.336,5m2 đất Vũng Tàu bổ sung tài sản đảm bảo khi lãnh đạo liên tục bị "call margin"
Trên thị trường, PDR chốt phiên 11/11 tại mức 26.200 đồng/cp – giảm gần nửa từ đầu tháng trước áp lực giải chấp và giảm 65% so với mức đỉnh đầu năm - vốn hoá Công ty theo đó đã “bay hơi” 1,3 tỷ USD tính đến hiện tại.
CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (mã chứng khoán PDR) vừa có văn bản thông báo bổ sung tài sản đảm bảo. Động thái này diễn ra trong bối cảnh thị giá PDR giảm sâu, chung với áp lực bán giải chấp toàn thị trường.
Tài sản đảm bảo bổ sung đợt này của PDR gồm quyền sở hữu tài sản (bao gồm toàn bộ cổ phần và quyền sử dụng đất) tại dự án Khu du lịch Bến Thành – Long Hải (dự án Tropicana, Bà Rịa Vũng Tàu) với diện tích 126.336,5m2 do CTCP Bến Thành Long Hải làm chủ đầu tư.
Trên thị trường, PDR chốt phiên 11/11 tại mức 26.200 đồng/cp – giảm gần nửa chỉ từ đầu tháng trước áp lực giải chấp và giảm 65% so với mức đỉnh đầu năm - vốn hoá Công ty theo đó đã “bay hơi” 1,3 tỷ USD tính đến hiện tại.
Mới nhất Chứng khoán Yuanta Việt Nam (YSVN) vừa thông báo sẽ bán giải chấp hơn 1 triệu cổ phiếu PDR thuộc sở hữu của Chủ tịch HĐQT Nguyễn Văn Đạt. Thời gian dự kiến thực hiện giao dịch từ ngày 10/11 đến khi đảm bảo tỷ lệ ký quỹ theo quy định của YSVN.
Trước đó ngày 7/11, CTCK Tân Việt (TVSI) cũng đã thông báo về việc bán giải chấp 750.000 cổ phiếu PDR thuộc sở hữu của ông Nguyễn Văn Đạt. Cùng ngày, TVSI cũng “call margin” 720.000 cổ phiếu PDR thuộc sở hữu của Công ty TNHH Phát Đạt Holdings. Tổ chức này hiện đang là cổ đông lớn thứ 2 tại PDR với lượng sở hữu 73,6 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 10,96%), chỉ xếp sau ông Nguyễn Văn Đạt với khối lượng nắm giữ lên đến hơn 332 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 49,45%).
Lên tiếng về đà giảm trên, PDR cho biết giá cổ phiếu giảm là do cung cầu của thị trường và thị hiếu của nhà đầu tư, điều này nằm ngoài tầm kiểm soát của Công ty. Nguyên nhân do chịu ảnh hưởng bởi tâm lý các nhà đầu tư trên thị trường, cũng như các tác động chính sách điều hành vĩ mô liên quan đến ngành hàng doanh nghiệp chúng tôi đang kinh doanh.
PDR khẳng định công ty vẫn hoạt động bình thường, hiệu quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2022 vẫn đang tăng trưởng tốt, hoàn toàn không có biến động gì xấu làm ảnh hưởng đến giá cổ phiếu.
Tri Túc
Nhịp sống thị trường
Thăng trầm tài sản các tỷ phú đô la Việt Nam từ 2020 đến nay: Ông Phạm Nhật Vượng "bay" một nửa so với đỉnh, ông Trần Đình Long 2 lần "rớt" khỏi danh sách
Tài sản của các tỷ phú Việt Nam theo xếp hạng của Forbes lập đỉnh vào năm 2021 và xuống đáy vào năm 2022, ngoại trừ bộ đội Nguyễn Đăng Quang và Hồ Hùng Anh
Thị trường chứng khoán Việt Nam tuần vừa qua ghi nhận giảm điểm mạnh dưới áp lực bán dâng cao tại hầu hết các nhóm cổ phiếu, đặc biệt tại nhóm bất động sản. VN-Index giảm 42,62 điểm (4,28%) xuống 954,53 điểm, HNX-Index giảm 14,75 điểm (7,21%) xuống 189,81 điểm.
VN-Index bắt đầu giảm từ tháng 4 năm nay và đã giảm từ 1.500 điểm còn hơn 950 điểm, tương đương giảm hơn 30%.
Do diễn biến của thị trường nên tài sản của tất cả các tỷ phú đô la đều giảm so với hồi Forbes mới công bố danh sách vào đầu năm. Người giàu nhất Việt Nam hiện nay là ông Phạm Nhật Vượng với khối tài sản 3,9 tỷ USD, giảm 37% so với đầu năm và xếp thứ 711 trên thế giới.
Ông Phạm Nhật Vượng là tỷ phú đô la đầu tiên của Việt Nam, được xếp hạng trong danh sách của Forbes kể từ năm 2013, khối tài sản của ông Vượng trong bảng xếp hạng năm 2021 lên cao nhất với 7,3 tỷ USD.
Xét về tỷ lệ, tài sản của ông Trần Đình Long và ông Bùi Thành Nhơn giảm mạnh nhất so với hồi mới xếp hạng với mức giảm lần lượt là 70% và 66%. Theo đó, tài sản của ông Long giảm 2,2 tỷ USD còn tài sản của ông Nhơn giảm 1,9 tỷ USD. Tài sản của hai ông đều về dưới 1 tỷ USD.
Ông Trần Đình Long lần đầu tiên được xếp hạng tỷ phú đô la vào năm 2018 với 1,3 tỷ USD, sau đó 2 năm 2019 – 2020, tên ông Trần Đình Long không xuất hiện trong bảng xếp hạng. Năm 2021, giá cổ phiếu HPG lên cao, ông Trần Đình Long trở thành người giàu thứ 3 Việt Nam với 2,2, tỷ USD và năm 2022 trở thành người giàu thứ 2 Việt Nam với 3,2 tỷ USD.
Còn ông Bùi Thành Nhơn mới trở thành vị tỷ phú đô la thứ 7 của Việt Nam khi góp mặt trong bảng xếp hạng của Forbes vào đầu năm nay với 2,9 tỷ USD – người giàu thứ 4 Việt Nam.
Tài sản của 2 vị tỷ phú giảm mạnh do diễn biến của giá cổ phiếu. Xuyên suốt tuần vừa qua, cổ phiếu NVL đã giảm sàn cả tuần và dừng tại mức giá 41.850 đồng/cp, tính đến hết phiên ngày 11/11 đã là phiên sàn thứ 7 liên tiếp của NVL với số lượng cổ phiếu dư sàn lên đến hàng chục triệu. Chỉ trong 1 tuần vừa rồi, cổ phiếu NVL đã giảm đến 30%, nếu so với đầu năm, cổ phiếu NVL đã giảm hơn 50%.
Còn cổ phiếu HPG bước vào xu hướng downtrend từ tháng 3 năm nay trong bối cảnh giá thép liên tục giảm trong khi nguyên liệu đầu vào chính là than lại liên tục tăng giá. Trong quý 3, HPG đã báo lỗ lên đến 1.700 tỷ đồng nên càng ảnh hưởng đến diễn biến giá cổ phiếu. Nếu so với đỉnh tháng 3, giá cổ phiếu HPG đã giảm gần 70%.
Với việc tài sản của ông Trần Đình Long giảm mạnh, bà Nguyễn Thị Phương Thảo quay trở lại người giàu thứ 2 Việt Nam với 2 tỷ USD.
Trong số các tỷ phú đô la, tài sản của ông Trần Bá Dương ít biến động nhất khi giảm 200 triệu USD. Tài sản của ông Dương qua các năm cũng thường không có nhiều biến động.
Có thể thấy giá trị tài sản của các tỷ phú đều lập đỉnh vào năm 2021 - khi thị trường chứng khoán Việt Nam thăng hoa. Với sự lao dốc của thị trường năm nay, giá trị tài sản của các tỷ phú cũng đang ở mức thấp nhất từ trước đến nay trong phạm vi bảng xếp hạng. Riêng bộ đôi Nguyễn Đăng Quang và Hồ Hùng Anh - tuy giảm nhưng chưa phải là mức thấp nhất.