Thứ Tư, 30 tháng 9, 2020

Hạt SAP Trữ Nước Chống Khô Hạn – Điều Kỳ Diệu Của Nông Nghiệp Hiện Đại

 

Hạt SAP (Super Absorbent Polymer) là một vật liệu polymer chức năng, có cả khả năng hấp thụ nước và giữ nước độc đáo. Cũng như các ưu điểm của vật liệu polymer, nó có đặc tính xử lý và sử dụng tốt.

Mặc dù sự phát triển và nghiên cứu về Polymer siêu thấm chỉ có lịch sử hơn 30 năm. Nhưng do tính chất tuyệt vời của hạt SAP nên đã được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực khác nhau. Xu hướng phát triển của SAP tốt, khiến nó dần trở thành một đề tài nghiên cứu khoa học độc lập.

Hạt SAP là cấu trúc mạng ba chiều. Nó không hòa tan trong nước và có thể hấp thụ một lượng lớn nước và trương nở để tạo thành một loại gel thần kỳ chứa nhiều nước.

Các tính chất chính của Polymer siêu thấm là sự hấp thụ nước và giữ nước. Điều này là do các phân tử của nó chứa các nhóm hấp thụ nước mạnh và cấu trúc mạng nhất định. Nghĩa là nó có một mức độ liên kết chéo nhất định trong Chemicalbook.

Cấu trúc vi mô của hạt S.A.P rất đa dạng do các hệ thống tổng hợp khác nhau. Hầu hết các loại polymer siêu hấp thụ được cấu tạo từ cấu trúc mạng ba chiều với các nhóm ưa nước mạnh (như carboxyl, axit sulfonic, phthalamide và nhóm hydroxyl) trên chuỗi phân tử.

Tính Chất Ưu Việt Của Hạt SAP (Super Absorbent Polymer) Ra Sao?

Khả năng hấp thụ:

Đề cập đến khả năng polymer phồng lên và tạo thành gel trong dung dịch để hấp thụ chất lỏng. Nó có thể được thể hiện bằng sự hấp thụ chất lỏng bão hòa.

Khả năng giữ nước:

Đề cập đến khả năng của gel sau khi hấp thụ nước để duy trì dung dịch nước mà không bị phân tách. Một khi polymer siêu thấm phồng lên sau khi hấp thụ nước để tạo thành hydrogel, không dễ để vắt kiệt nước ngay cả dưới áp lực lớn nhất. Tã giấy vệ sinh tận dụng tính năng này. Ngoài ra, khi hạt SAP hấp thụ nước được đưa vào khí quyển, tốc độ bay hơi nước của nó chậm hơn nhiều so với nước thông thường, rất hữu ích trong việc giữ ẩm đất.

Tốc độ hấp thụ chất lỏng:

Đề cập đến khối lượng chất lỏng được hấp thụ trong một đơn vị thời gian. Tốc độ hấp thụ chất lỏng có liên quan đến thành phần hóa học và trạng thái vật lý của chính nó. Chẳng hạn như diện tích bề mặt của các hạt, hiện tượng mao quản và liệu “bột” được hình thành khi chất lỏng được hấp thụ.

Độ ổn định nhiệt:

Khi nhiệt độ gia nhiệt tăng, khả năng hấp thụ nước giảm xuống một mức nào đó với sự gia tăng thời gian làm nóng. Nhưng nó không thay đổi nhiều dưới 130 ° C. Do đó, độ ổn định nhiệt của nó là tốt và nhiệt độ chung không cao khi sử dụng, khả năng thích ứng rộng.

Hấp thụ nước cao:

Độ linh động của nước có trong gel trong đất. Hạt SAP được sử dụng làm chất cải tạo đất. Khi trộn với đất, điều quan trọng là nước của gel hấp thụ nước sẽ di chuyển vào đất. Khía cạnh này của hiệu suất cho hạt trữ nước SAP được bảo quản khi có một lượng nước lớn. Khi môi trường thiếu nước, nó có thể giải phóng nước hấp thụ ban đầu. Điều này có một triển vọng ứng dụng tốt trong nông nghiệp và kiểm soát sa mạc hóa.

Các tính chất chính khác:

Độ bám dính, hấp thụ chọn lọc, giải phóng chậm và lưu trữ nhiệt.

Hạt SAP Trữ Nước Chống Khô Hạn – Điều Kỳ Diệu Của Nông Nghiệp Hiện Đại!

Hạt SAP trữ nước chống khô hạn không chỉ có khả năng hấp thụ nước và giữ nước tuyệt vời mà còn hình thành cấu trúc kết tụ trong đất, làm giảm chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm của đất.

Đồng thời, nó có thể hấp thụ phân bón và thuốc trừ sâu, ngăn ngừa phân bón, thuốc trừ sâu gây xói mòn đất. Nó tăng cường tác dụng của phân bón và thuốc trừ sâu, cải thiện đáng kể khả năng chống hạn.

Hiện tại, việc sử dụng hạt SAP trữ nước chống khô hạn trong vườn nông học vẫn còn rất hạn chế bởi Chemicalbook, chủ yếu là do chi phí cao hơn, khả năng hấp thụ nước trong đất không đủ và khả năng tái sử dụng kém.

Ứng dụng của hạt SAP trữ nước chống khô hạn trong lĩnh vực này cũng có tiềm năng rất lớn. Trong tương lai, chúng ta nên tập trung vào phát triển Polymer hấp thụ nước có khả năng thấm hút cao, giữ nước, có thể sử dụng nhiều lần và có chi phí thấp hơn. Nghiên cứu về đất, đặc biệt là sa mạc hóa.

Theo: natrachem.vn

Hiệp hội Mắc ca Việt Nam giới thiệu tiềm năng phát triển cây Mắc ca tại huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang

 Ngày 01/8/2019, tại trụ sở UBND huyện Yên Thế, Hiệp hội Mắc ca Việt Nam đã phối hợp với Hội đồng Họ Dương tỉnh Bắc Giang tổ chức giới thiệu tiềm năng phát triển cây Mắc ca tại huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.

Tham dự Hội nghị có Thường trực Huyện ủy, UBND huyện Yên Thế; Ban Chấp hành Hiệp Hội Mắc ca Việt Nam; Thường trực Hội đồng Họ Dương tỉnh Bắc Giang cùng hơn 50 hộ dân đại diện cho bà con trong huyện, trong đó có ông Dương Văn Cộng – xã Tân Hoa, huyện Lục Ngạn, là hộ dân đầu tiên trồng và phát triển cây Mắc ca trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

Ông Huỳnh Ngọc Huy – Tổng thư ký Hiệp hội Mắc Ca Việt Nam phát biểu

Tại Hội nghị, các Đại biểu được nghe Hiệp hội Mắc ca Việt Nam giới thiệu về tiềm năng phát triển và nhu cầu thị trường của sản phẩm Mắc ca tại Việt Nam và trên thế giới; Hiệp hội phân tích những điều kiện thuận lợi về khí hậu và thổ nhưỡng của huyện rất phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây Mắc ca; chia sẻ những kinh nghiệm, kiến thức kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Mắc ca, cũng như cung cấp những thông tin toàn diện về việc cung cấp cây giống, kỹ thuật để mang lại hiệu quả và đạt năng suất cao đối với cây Mắc ca.

Yên Thế là huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Bắc Giang, thuộc vùng núi thấp, nhiều sông suối, độ chia cắt địa hình đa dạng. Diện tích đất lâm nghiệp hơn 13 ngàn ha, do vậy có nhiều điều kiện về thổ nhưỡng và khí hậu thuận lợi cho việc trồng và phát triển cây Mắc ca tại đây.

Nhằm giúp bà con có cách nhìn khách quan về cây Mắc ca tại tỉnh Bắc Giang, ông Dương Văn Cộng là hộ gia đình đầu tiên của tỉnh trồng thành công cây Mắc ca, ông đã giới thiệu và mời bà con thưởng thức sản phẩm Mắc ca của gia đình mới thu hoạch. Trong đó, ông trao đổi về hiệu quả kinh tế từ cây Mắc ca, theo ông thì cây Mắc ca hiện nay đang sinh trưởng và phát triển tốt, ra quả sớm, thích nghi với điều kiện khí hậu tại địa phương, ít công chăm bón, kháng bệnh cao. Với nhu cầu thị trường hiện nay, trong thời gian tới gia đình ông sẽ mở rộng thêm 4 ha cây Mắc ca.

Ông Vũ Trí Hải – Bí thư huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Yên Thế phát biểu

Thay mặt Lãnh đạo huyện, ông Vũ Trí Hải, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Yên Thế đã cảm ơn sự quan tâm thiết thực của Hiệp hội Mắc ca Việt Nam, Hội đồng Họ Dương tỉnh Bắc Giang đã đem đến cơ hội và hướng đi mới cho bà con Họ Dương huyện Yên Thế nói riêng và bà con nhân dân tỉnh Bắc Giang nói chung. Lãnh đạo huyện sẽ chỉ đạo Phòng Nông nghiệp huyện tạo điều kiện thuận lợi để phát triển cây Mắc ca, mong muốn Hội đồng Họ Dương các cấp đi đầu thực hiện các dự án mẫu về phát triển cây Mắc ca để từ đó có cơ sở thực tiễn tuyên truyền về khoa học kỹ thuật và nhân rộng mô hình ra toàn huyện, giúp huyện phát triển kinh tế và cải thiện môi trường.

Hy vọng với sự quyết tâm của bà con nông dân, sự vào cuộc của lãnh đạo huyện Yên Thế, sự giúp đỡ của Hiệp hội Mắc ca Việt Nam, tương lai không xa những quả đồi trọc đang để hoang hóa của huyện Yên Thế sẽ được phủ kín bằng màu xanh của cây Mắc ca.


Ghép cải tạo lại cây mắc ca

Kỹ thuật nhân giống mắc ca bằng phương pháp ghép

Ở Việt Nam, cây mắc ca được trồng khảo nghiệm từ năm 2002 tại một số vùng, sinh thái. Trên cơ sở kết quả điều tra, nghiên cứu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã quy hoạch vùng phát triển cây mắc ca thích hợp tại các tỉnh vùng Tây Bắc và Tây Nguyên. Ngày 24/9/2018, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Quyết định số 3697/QĐ-BNN-TCLN hướng dẫn kỹ thuật nhân giống, trồng, chăm sóc, thu hoạch quả và sơ chế hạt cây mắc ca.

Trang web xin giới thiệu đến bạn đọc kỹ thuật nhân giống mắc ca bằng phương pháp ghép:
1. Công tác chuẩn bị
a) Chọn khu gieo ươm
Khu gieo ươm phải đảm bảo các điều kiện: thuận tiện cho việc vận chuyển cây con và gần nguồn nước tưới; thoáng mát, bằng phẳng và thoát nước; đất có thành phần cơ giới thịt nhẹ đến trung bình.
b) Làm đất, lên luống
- Phát dọn sạch cỏ, gốc cây; cày bừa kỹ và làm nhỏ đất trước khi lên luống;
- Đối với luống gieo hạt: Kích thước luống rộng l m, dài 8 - 10 m; rãnh luống rộng 50 - 60 cm tính từ mép luống; giàn phẳng nền luống, tạo gờ luống sau đó phủ cát vàng (cát sông, suối) lên trên nền luống, độ dày lớp cát 15 - 20 cm; cát được xử lý sạch bằng cách tưới dung dịch Benlate C nồng độ 0,3% hoặc dung dịch thuốc tím (KMnO4) nồng độ 0,1%; lượng tưới 10 lít trên 10 m2;
- Đối với luống đặt bầu: Kích thước luống bằng 4 - 6 bầu xếp liền nhau; tạo mặt luống bằng phẳng, đảm bảo thoát nước tốt.
c) Làm giàn che: Giàn che dùng để che bóng, tránh ánh sáng trực tiếp cho cây trên toàn bộ diện tích khu gieo ươm. Giàn che được làm bằng lưới nylon đen có tỷ lệ che bóng 60 - 75% hoặc bằng mái che nylon nhà kính; chiều cao giàn che từ 2,5 – 3 m; kích thước chiều ngang và chiều rộng giàn che bằng kích thước khu gieo ươm.
d) Vòm che: Vòm che dùng để giữ ẩm, giữ nhiệt, tránh mưa nắng trực tiếp cho hạt, cây con. Vòm che được làm bằng nylon trắng phủ trên khung hình bán nguyệt bằng tre hoặc bằng sắt; kích thước vòm che rộng l - l,2m.
đ) Chuẩn bị vật tư, phân bón, dụng cụ, hóa chất: Túi bầu Polyetylen kích thước 20 x 30 cm hoặc 25 x 35 cm, có 4 - 6 lỗ ở đáy bầu; dây ghép chuyên dụng; đất vườn ươm để đóng bầu; phân chuồng hoai, phân super lân (P2O5); phân NPK (7:7:3 hoặc 13:13:3); vôi bột (CaO); các loại hóa chất: thuốc chống nấm Benlate C hoặc thuốc tím (KMnO4) và các dụng cụ cần thiết (cuốc, xẻng, kéo cắt cành, dao ghép, xô lấy cành ghép, chậu, dẻ ướt, túi nylon, thùng xốp).
2. Tạo cây gốc ghép
a) Gieo ươm:
- Quả sau thu hái được tách vỏ để lấy hạt, chọn những hạt mẩy, căng tròn, vỏ nâu sẫm, kích thước đều nhau, không bị sâu bệnh đem gieo tối đa trong vòng 15 ngày; xử lý hạt bằng cách ngâm hạt trong dung dịch chất chống nấm Benlate C nồng độ 0,5% trong khoảng 6 - 8 giờ, sau đó vớt ra để ráo nước; công thức pha dung dịch Benlate C: cứ 0,05 gam Benlate C được pha với 1 lít nước sạch;
- Hạt sau khi được xử lý đem gieo trên mặt luống theo hàng ngang, khoảng cách giữa các hàng 4 - 5 cm, khoảng cách giữa các hạt trong hàng 2 - 3 cm (tương đương 7 – 10 kg hạt/m2); gieo xong, phủ lên hạt lớp cát mỏng 4 - 5cm; dùng vòm che nylon phủ lên luống gieo hạt để giữ ẩm, tránh mưa, nắng trực tiếp;
- Tưới ẩm 2 lần/ngày bằng thùng tưới có vòi hoa sen; lượng nước tưới 3 – 5 lít/m2; duy trì tưới ẩm từ lúc gieo đến khi bứng cây mầm đi cấy khoảng 30 - 35 ngày; thường xuyên phòng chống kiến và các côn trùng gây hại khác; hạt sau khi gieo 20 - 30 ngày bắt đầu nứt nanh, nảy mầm.
b) Tạo bầu:
- Tạo hỗn hợp ruột bầu gồm 69% đất tốt có thành phần cơ giới nhẹ, tơi xốp, được trộn đều với 30% phân chuồng hoai và 1% super lân;
- Đóng bầu bằng cách cho hỗn hợp ruột bầu vào túi bầu Polyetylen theo từng lớp được nén nhẹ; bầu sau khi đóng được xếp vào luống, 4 - 6 bầu xếp liền nhau, cứ hai hàng ngang lại chừa một hàng;
- Phòng, chống nấm bệnh bằng cách tưới dung dịch Benlate C nồng độ 0,3% hoặc thuốc tím (KMnO4) nồng độ 0,1% lên luống bầu trước khi cấy cây mầm từ 3 - 4 giờ; lượng tưới 4 - 5 lít/m2.
c) Cấy cây mầm vào bầu:
- Chọn cây mầm: Chọn cây mầm có 2 - 4 lá, phát triển bình thường, không sâu bệnh; dùng tay hoặc dụng cụ bới cát đế bứng cây mầm, với thao tác nhẹ nhàng, không làm đứt rễ và không để hạt bị đứt rời khỏi cây mầm;
- Cấy cấy mầm: Dùng que nhọn dẹt có bề rộng 2 - 3 cm (cây cấy) chọc một lỗ chính giữa bầu đất, kích thước lỗ lớn hơn đường kính chùm rễ và hạt của cây mầm, chiều sâu của lỗ cấy sâu hơn chiều dài bộ rễ; đưa phần rễ và hạt cây mầm xuống lỗ đã tạo, giữ cho cây thẳng đứng, dùng cây cấy ép nhẹ đất hai bên ôm lấy bộ rễ và hạt cây mầm.     
d) Chăm sóc gốc ghép:
- Tưới nước sạch cho cây 2 lần/ngày vào buổi sáng sớm và chiều tối; lượng nước tưới 5 - 6 lít/m2; định kỳ làm cỏ, phá lớp váng bề mặt bầu; phun thuốc phòng chống bệnh thán thư, sâu ăn lá;
- Bón thúc bằng phân NPK (13:13:3), phân được ngâm, bóp nhuyễn, khuấy đều với nước tạo dung dịch tưới có nồng độ 1% (tỷ lệ pha 10 gam phân/1 lít nước); lượng tưới 5 - 6 lít/m2; sau tưới phân thì tưới lại bằng nước sạch để rửa lá;
- Gốc ghép được nuôi dưỡng 12 - 15 tháng tuổi tiến hành phân loại những cây khoẻ mạnh, sinh trưởng tốt, không sâu bệnh, xếp thành luống riêng trước khi ghép 1 - 2 tháng;
- Tiêu chuấn gốc ghép đưa vào ghép phải có đường kính gốc > 0,8 cm, chiều cao > 0,5 m.
3.  Tạo cây ghép
a) Chọn cây lấy cành ghép:
- Cây lấy cành ghép là cây đầu dòng hoặc vườn cây đầu dòng được trồng bằng cây con nhân giống vô tính từ các giống mắc ca đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận; hiện có các giống: OC, 246, 816, 842, 849, Daddow, 695, 741, 800, 900;
- Tuổi cây lấy cành ghép phải đạt từ 3 năm tuổi trở lên; mỗi cây đầu dòng chỉ khai thác lấy cành ghép trong 15 năm đầu ở vườn cây đầu dòng.  
b) Chọn cành ghép:                            ’
- Chọn cành thứ cấp (cấp 2, cấp 3) trong tán cây, nơi nhận được ánh sáng đầy đủ; không lấy cành khuất tán, cành vượt, cành bị sâu bệnh;
-  Tiêu chuẩn cành ghép: chọn những cành đã hóa gỗ, không quá già, có tuổi 1- 1,5 năm; đường kính 0, 7- 1,0 cm, tương đương hoặc nhỏ hơn đường kính gốc ghép ở vị trí cách mặt bầu 25 - 35cm; vỏ cành có màu nâu sẫm hoặc xanh xám; có mắt lá càng dày càng tốt;
- Số cành ghép được lấy trên mỗi cây trong năm tùy theo cấp tuổi của cây, ở cấp tuổi 3 - 5 chỉ nên lấy tối đa 100 cành/cây; cấp tuổi 6 - 8 lấy tối đa 200 cành/cây; cấp tuổi 9 - 10 lấy tối đa 400 cành/cây.
c) Kỹ thuật cắt cành ghép:                                                                  -
- Dùng kéo sắc cắt cành ghép từ cây đầu dòng, chiều dài cành ghép khoảng 30 - 50 cm; cắt tất cả các lá trên cành ghép hoặc có thể để lá nhưng cắt bớt 2/3 diện tích mỗi lá;
- Cành ghép cắt từ những cây cùng dòng được để riêng, sau đó ghép vào từng luống riêng biệt; cành ghép được bọc bằng giẻ ướt để bảo quản giữ ẩm, sau đó chuyển về cắt hom và ghép ngay trong ngày; riêng cành ghép không có lá có thể bảo quản sang ngày hôm sau;
- Thời vụ cắt cành ghép thực hiện từ tháng 9 năm trước đến tháng 3 năm sau.
d) Chuẩn bị hom ghép:
- Dùng kéo cắt cành ghép thành các đoạn hom ghép dài khoảng 6 - 12 cm, có đường kính tương ứng với gốc ghép; hom tối thiểu phải có từ một vòng lá trở lên; không lấy đoạn hom phần ngọn để ghép; dùng dao ghép sửa 2 mặt cắt của hom ghép cho nhẵn;
- Bó các hom ghép thành từng bó nhỏ theo từng dòng, bọc vào túi vải, giấy báo sạch đã nhúng nước ẩm, sau đó cho vào thùng xốp hoặc bỏ vào túi nylon; ghép đến đâu lấy ra đến đó.
đ) Chuẩn bị gốc ghép:
- Dùng kéo cắt phần ngọn của cây gốc ghép; vị trí cắt cách mặt bầu đất khoảng 25 - 35cm; dùng kéo cắt 2 - 3 vòng lá gần vị trí cắt của gốc ghép, để lại các vòng lá dưới thấp.
e) Kỹ thuật ghép:
- Thời vụ ghép từ tháng 9 năm trước đến tháng 3 năm sau, tốt nhất là từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau; nên tiến hành ghép vào những ngày râm mát, tuyệt đối không ghép vào những ngày có mưa;
-  Ghép nối tiếp: Tại vị trí cách điểm đã cắt ngọn, dùng dao sắc cắt vát thân gốc ghép từ dưới lên 3 - 4 cm; yêu cầu thao tác cắt nhanh, dứt khoát, tạo mặt cắt phẳng, nhẵn để gốc ghép không mất nhiều nhựa và giúp tiếp xúc giữa cành ghép và gốc ghép được tốt; hom ghép được cắt vát một mặt ở phần gốc hom theo chiều từ trên xuống, dài khoảng 3 - 4 cm; áp đoạn hom ghép vào gốc ghép tại vị trí mặt cắt sao cho bề mặt tiếp xúc của hom ghép với gốc ghép thật khít nhau; dùng dây ghép quấn đế cố định và bảo vệ vết ghép;
- Ghép nêm: Tại vị trí cắt ngọn, dùng dao chẻ đôi bề mặt hoặc chẻ lệch vết cắt theo chiều dọc thân cây, dài 2,5- 3 cm; hom ghép được cắt vát ở 2 bên hoặc cắt một mặt ở phần dưới của hom, dài 2,5- 3 cm; đặt hom ghép đã cắt vát vào gốc ghép đã chẻ, sao cho bề mặt tiếp xúc của hom ghép với gốc ghép càng khít nhau càng tốt; dùng dây ghép quấn đế cố định và bảo vệ vết ghép;
- Kỹ thuật quấn dây ghép:
+ Trường hợp hom ghép không có lá: Dùng dây ghép chuyên dụng quấn chặt theo chiều kim đồng hồ từ dưới lên; quấn lớp nọ xếp chồng lên lớp kia, bắt đầu từ vị trí ghép (phần tiếp xúc giữa gốc ghép và hom ghép) lên tới đỉnh hom ghép, sau đó lật ngược dây ghép xuống dưới, vê dây ghép thành sợi nhỏ như dây thừng, thực hiện quấn vòng theo chiều ngược kim đồng hồ xuống tới vị trí ghép, quấn tiếp 2 - 4 vòng và buộc thắt chặt dây ghép;
+ Trường hợp hom ghép có lá: Dùng dây ghép chuyên dụng hoặc dây nylon tự chế quấn chặt như cách trên, bắt đầu từ vị trí ghép, quấn vượt lên phía trên khoảng l - 2cm (chừa lại 4 – 6 cm hom không quấn), sau đó quấn ngược lại vị trí ghép rồi buộc chặt lại; dùng túi nylon trắng nhỏ có kích thước túi phù hợp với hom ghép chụp lên phần hom ghép qua vị trí ghép, buộc chặt miệng túi đế nước mưa hoặc khi tưới nước không ngấm vào chỗ tiếp xúc giữa cành ghép và gốc ghép (Dây nylon tự chế, yêu cầu phải chọn nylon trắng, mềm).
f) Xếp luống cây ghép:
- Những cây ghép bằng hom có lá và không có lá được xếp thành những luống riêng và theo từng dòng cụ thể để áp dụng chế độ chăm sóc khác nhau và quản lý, cấp chứng nhận nguồn gốc lô cây giống sau này;
-  Luống cây ghép bằng hom có lá cần phủ vòm che nylon có bán kính 1- l,2 m; thời gian phủ 45- 55 ngày, khi hom bật chồi dài 2- 3cm mới bỏ vòm nylon ra.
g)  Kỹ thuật chăm sóc cây ghép:
-  Cây ghép bằng hom không có lá: Tưới 2 lần/ngày vào buổi sáng sớm và chiều mát bằng bình tưới có vòi hoa sen, lượng nước tưới khoảng 4- 5 lít/m2, không tưới vào vị trí ghép;
- Cây ghép bằng hom có lá: Tưới nước ở xung quanh bên ngoài rãnh luống để nước tự ngấm vào nền luống, từ đó ngấm lên bầu cây ghép;
- Sau mỗi trận mưa nếu có nước trong túi nylon chụp hom ghép thì tháo ra vẩy hết nước, sau đó chụp lại; khi hom ghép bật chồi được 2- 4 lá thì tháo bỏ túi chụp để chồi ghép phát triển bình thường; mỗi hom ghép chỉ để lại 1- 2 chồi; thưòng xuyên cắt tỉa các chồi ở gốc ghép;
-  Bón thúc, làm cỏ: Khi chồi ghép ra được 6- 8 lá, tưới phân NPK (13:13:3) được pha với nồng độ 1%; lượng tưới trung bình khoảng 2- 3 lít/m2; định kỳ tưới 10 ngày một lần; tưới vào buổi chiều mát, không tưới vào thời điểm cây vừa ra lá non; định kỳ 1 tháng làm cỏ, phá váng trên mặt bầu;
- Điều chỉnh độ che bóng: Khi cây ghép đã bật chồi ổn định (sau 3 - 4 tháng ghép) giảm dần độ che bóng của giàn che xuống 30 - 40%; trước khi đem cây ghép đi trồng từ 1 - 2 tháng phải bỏ giàn che hoàn toàn đế huấn luyện cây ghép thích nghi dần với điều kiện nơi trồng;
- Đảo bầu: Trước khi trồng 1 tháng cần đảo bầu và phân loại cây ghép, xếp riêng những cây ghép sinh trưởng tốt, không sâu bệnh có chiều cao > 50cm đế chuấn bị xuất vườn; những cây sinh trưởng kém hơn được tiếp tục chăm sóc tới khi đạt tiêu chuẩn đem trồng (lưu ý vẫn phải tuân thủ nguyên tắc xếp theo từng dòng riêng).
i) Tiêu chuẩn cây ghép đem trồng:
-  Cây ghép có thời gian sau ghép đạt trên 6 tháng, chiều cao chồi ghép đã hóa gỗ từ 20 cm trở lên (chiều cao cây ghép trên 50 cm), đường kính cổ rễ từ 1,0 cm trở lên;
-  Cây sinh trưởng tốt, không sâu bệnh, lá xanh, phiến lá phát triển bình thường.

Hướng dẫn kỹ thuật ghép cây mắc ca

 Mắc ca được ví như một “ cây tỉ đô” tại Việt Nam bởi nó có giá trị dinh dưỡng và mang hiệu quả kinh tế cao, giúp bà con thoát nghèo bền vững. Chính bởi vậy, kỹ thuât ghép cây mắc ca là một trong những tiêu chí được bà con quan tâm hàng đầu

1. Chuẩn bị dụng cụ

– Chuẩn bị gốc ghép: Các giống hiện nay được chọn để tạo cây gốc ghép là H2, 695, QN1… Phải ngâm hạt vào nước từ 1-3 ngày để chúng hấp thụ nước và thức phôi, loại bỏ các hạt xấu nổi lên mặt nước, sau đó ngâm tiếp 5 phút trong các dung dịch ngăn ngừa bệnh rồi đem ủ cho tới nứt nanh. Lúc này ta gieo chúng vào túi bầu như quy trình trồng các loại cây ăn quả khác. Khi cây được 12-15 tháng thì đưa đi ghép.

– Chuẩn bị chồi ghép: Chồi ghép có thể là chồi ngọn hoặc là đoạn cành của cây giống tốt. Chồi có màu trắng tro, các nách lá bắt đầu bật mầm, đường kính chồi ghép từ 0,5-0,7cm, chiều dài chồi ghép từ 7-10cm, có từ 2-3 mầm tốt, chồi không có biểu hiện sâu bệnh.

2. Các bước thực hiện ghép cây mắc ca

Ở đây chúng tôi giới thiệu đến bạn đọc kỹ thuật ghép cây mắc ca theo phương pháp ghép nêm nối ngọn

  • Bước 1: Dùng dao cắt bỏ phần trên ngọn của cây gốc ghép, chừa đoạn gốc cách mặt bầu 20-25 cm, chọn vị trí cắt ngọn gốc ghép tại vị trí ngay sát bên dưới vòng lá.
  • Bước 2: Dùng dao ghép chẻ dọc giữa thân gốc ghép một đoạn 2-2,5cm, chồi ghép được cắt vát hai phía thành hình nêm có độ dài bằng độ dài vết cắt dọc trên gốc ghép 2-2,5cm. Yêu cầu vết vát của chồi ghép phải phẳng, láng và cân đối 2 bên.
  • Bước 3: Đưa chồi ghép đã vát vào vết cắt trên gốc ghép sao cho hai bên vỏ của chồi và gốc ghép tiếp xúc tốt với nhau. Trường hợp nếu đường kính chồi ghép và gốc ghép không bằng nhau thì để một bên vỏ của chồi ghép và gốc ghép liền khớp với nhau. Dùng băng keo ghép cây quấn chặt từ dưới lên và bịt kín chồi ghép.

3. Một số lưu ý khi ghép cây mắc ca:

– Thời vụ ghép: Tháng 1-2 để có cây trồng vào tháng 6-7. Không ghép vào lúc đang mưa, nước thấm vào vết ghép làm cho cây ghép dễ bị chết.

– Tiêu chuẩn cây mắc ca ghép đạt chất lượng:  Chiều cao phần ngọn tính từ vết ghép > 25cm; chiều cao cây ghép tính từ mặt bầu đất > 45cm, cây sinh trưởng tốt, không bị sâu bệnh, có từ 3 tầng lá trở lên.

4. Chăm sóc cây mắc ca sau ghép

Sau khi ghép cây mắc ca, cần tưới nước đầy đủ, thường xuyên bẻ chồi vượt mọc từ nách lá của gốc ghép, phun thuốc sâu bệnh định kỳ.

Sau 4-6 tuần chồi ghép bung chồi mới và sau 2-3 tháng nữa thì có thể đưa cây đi trồng. Nếu chồi ghép phát triển mạnh dây chưa kịp tự huỷ thì dùng dao rạch đứt dây ghép.

Trường hợp chồi ghép lên rất nhiều mầm, cần tỉa chồi ngay trong vườn ươm chỉ giữ lại 1 chồi khoẻ nhất, định kỳ 1-1,5 tháng phun phân bón lá cho cây.

Tỷ phú nông dân trên đỉnh đèo Tằng Quái

 

Anh Lò Văn Pâng kiểm tra vườn mắc-ca trước kỳ thu hái.

Ðó là anh Lò Văn Pâng, dân tộc Thái, ở xã Nà Tấu, TP Ðiện Biên Phủ (Ðiện Biên). Nhờ đổi mới tư duy, cách nghĩ, cách làm kinh tế cho nên hiện nay anh Pâng đã sở hữu khối tài sản hàng chục tỷ đồng với nguồn lợi nhuận từ nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái.

Ðưa chúng tôi thăm khu trang trại rộng hơn 50 ha phủ kín mầu xanh mướt của cây mắc-ca, cây ăn quả được đầu tư gần mười tỷ đồng, anh Lò Văn Pâng nhớ lại những ngày đầu bắt tay kiến thiết trang trại. Tốt nghiệp trung học phổ thông, anh Pâng không đi học nghề mà ở nhà lập gia đình rồi chuyên tâm làm nông nghiệp. Tùy mùa vụ, anh đi thu mua thêm nông sản rồi bán lại cho thương lái. Sau 12 năm chăm chỉ làm ăn, gia đình anh bước đầu có của ăn của để và tiết kiệm được một số vốn. Không an phận, anh Pâng luôn trăn trở nghĩ cách phát triển kinh tế mới. Anh cho biết: "Tình cờ xem ti-vi biết đến mô hình trang trại kết hợp du lịch sinh thái, tôi đã nghĩ ngay đến triền đồi trên đèo Tằng Quái. Tôi hình dung hàng cây xanh mướt, những luống hoa, đường mòn xen giữa hàng cây. Thật mừng là ý tưởng xây dựng trang trại cây xanh kết hợp du lịch đã nhận được sự ủng hộ của gia đình. Từ năm 2011, tôi bắt đầu mua gom đất, thuê nhân công xây dựng, kiến thiết đường đi, hàng cây".

Chia sẻ ý tưởng làm du lịch sinh thái của mình, anh Lò Văn Pâng hào hứng nói: "Tôi làm đường đi vòng qua các quả núi, cứ cách 200 m tôi xây một ngôi nhà nhỏ với đầy đủ điện, nước, phòng bếp, phòng nghỉ… Nếu gia đình nào đến đây nghỉ dưỡng, muốn nấu ăn cũng được, muốn đặt cơm, tôi cũng sẵn sàng phục vụ các món ăn dân tộc. Với chi phí chỉ vài trăm nghìn đồng mà cả nhà được một ngày nghỉ vui vẻ, hòa mình với thiên nhiên".

Anh còn cất công về Viện Cây nông nghiệp Việt Nam, nhờ các kỹ sư tư vấn cách trồng cây mắc-ca. Ðể mắc-ca phát triển tốt, anh mang mẫu đất xuống thuê kỹ sư kiểm tra xem mẫu đất thiếu các loại vi khoáng chất như thế nào để được tư vấn cách bón phân sao cho hiệu quả nhất, cây phát triển tốt, cho quả sai. Sau gần 7 năm, đến nay 20 ha đã cho thu hoạch. Dù năng suất năm đầu chưa cao nhưng theo anh Pâng, so với trồng ngô, lúa, mắc-ca cho thu nhập cao hơn gấp vài chục lần. Hiện nay, trung bình mỗi năm gia đình anh Pâng có nguồn thu gần hai tỷ đồng.

Chủ tịch UBND xã Nà Tấu Giàng A Chợ nhận xét: "Khi nghe anh Lò Văn Pâng nói ý tưởng, tôi đã khuyên anh ấy tính toán thật kỹ vì trồng cây mắc-ca với diện tích lớn nhiều rủi ro nhưng anh ấy khẳng định "sẽ thắng lợi". Quả đúng là như thế! Cả tỉnh không ai mạnh dạn như anh ấy, dám bỏ ra hàng chục tỷ đồng đầu tư trồng hơn 30 ha cây mắc-ca mà không cần sự hỗ trợ nào".

Từ kinh nghiệm phát triển kinh tế của gia đình, anh Pâng sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ người dân trong xã Nà Tấu và các xã lân cận kinh nghiệm và vốn làm ăn. Năm 2019, anh Lò Văn Pâng vinh dự là nông dân duy nhất của tỉnh Ðiện Biên được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam vinh danh Nông dân điển hình tiên tiến toàn quốc.


Mô hình liên kết trồng mắc ca ở Đăk Lăk có gì đặc biệt mà Chủ tịch TƯ Hội Nông dân ấn tượng?

Chiều 26/9, đồng chí Thào Xuân Sùng - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam thăm mô hình liên kết trồng và thu mua mắc ca của Công ty Cổ phần DAMACA Nguyên Phương với hơn 300 hộ dân tại thôn Lộc Xuân (xã Phú Lộc, huyện Krông Năng, Đăk Lăk).

Theo Hội Nông dân tỉnh Đăk Lăk, mô hình liên kết trồng cây mắc ca của Công ty Cổ phần DAMACA Nguyên Phương đã tạo ra hiệu quả rất tốt, hỗ trợ rất nhiều cho nông dân trồng mắc ca. Gần 300 hộ dân tại xã Krông Năng đã thực hiện liên kết sản xuất và được công ty cam kết thu mua với giá cao. Riêng năm 2019, đơn vị này đã chi hơn 8 tỷ đồng thu mua nguyên liệu trong dân.

Chủ tịch Hội NDVN Thào Xuân Sùng tham quan mô hình liên kết, thu mua mắc ca tại Đăk Lăk  - Ảnh 1.

Đồng chí Thào Xuân Sùng tham quan mô hình liên kết trồng, thu mua mắc ca tại xã Phú Lộc, huyện Krông Năng, Đăk Lăk.

 Chia sẻ với Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, chị Nguyễn Thị Thu Phương – Tổng Giám đốc Công ty CP DAMACA Nguyên Phương cho biết, công ty là đơn vị tiên phong tại địa phương tổ chức liên kết với nông dân từ khâu sản xuất đến tiêu thụ cho người dân, cam kết thu mua giá cao hơn giá thị trường. Từ sản phẩm thô, đơn vị đã nghiên cứu cho ra đời 3 dòng sản phẩm mắc ca sấy, mắc ca sô cô la và dầu mắc ca, nâng giá trị sản phẩm tăng thêm 30%.

 Chị Nguyễn Thị Thu Phương cho biết thêm, chị đến với ngành hàng mắc ca vừa là cái duyên, vừa là trăn trở từ chính gia đình mình. Trước đây gia đình có khoảng 3 ha cây mắc ca nhưng không có đầu ra, hoặc bán với giá rất thấp. Tại địa phương, nhiều hộ nông dân cũng lâm cảnh tương tự.

 Trải qua một thời gian ấp ủ, Phương quyết mày mò nghiên cứu, thành lập công ty chế biến và liên kết sản xuất thu mua mắc ca cho người dân. Hiện nhà máy của công ty có công suất 200 tấn/năm, tạo công ăn việc cho 10-20 lao động thường xuyên tại địa phương.

Chủ tịch Hội NDVN Thào Xuân Sùng tham quan mô hình liên kết, thu mua mắc ca tại Đăk Lăk  - Ảnh 2.

Đồng chí Thào Xuân Sùng tham quan khu chế biến mắc ca của Công ty CP DAMACA Nguyên Phương.

Tham quan mô hình cây trồng mắc ca đạt chuẩn và cơ sở chế biến quả mắc ca tại đây, đồng chí Thào Xuân Sùng đánh giá cao cách làm mạnh dạn của công ty. Đồng thời, bày tỏ đơn vị cần tăng cường liên kết chặt chẽ với nông dân, đảm bảo tính sản xuất bền vững, tăng chuỗi giá trị từ khâu sản xuất đến tiêu thụ.

Để nâng cao giá trị hơn, công ty cần đầu tư sâu công nghệ sản xuất để tăng chất lượng và mẫu mã sản phẩm, đáp ưng nhu cầu "thượng đế" là người tiêu dùng.

Chia sẻ những khó khăn, vướn mắc, chị Nguyễn Thị Thu Phương nói: "Mắc ca là cây trồng mới, chưa có quy chuẩn nhất định. Qua đây, mong muốn Trung ương Hội Nông dân quan tâm, hỗ trợ nông dân xây dựng quy chuẩn sản xuất mắc ca. Việc này không chỉ hỗ trợ nông dân, mà còn giúp doanh nghiệp thuận lợi trong việc xây dựng thương hiệu mắc ca chất lượng, có truy xuất nguồn gốc rõ ràng để xuất khẩu. Đồng thời, nguồn vốn đề đầu tư công nghệ chế biến sâu, vốn còn thiếu nên rất cần sự hỗ trợ từ Hội. Riêng tại địa phương, HTX và công ty vẫn chưa có sự liên kết chặt chẽ".

Để đảm bảo tính hiệu quả, phát triển bền vững của mô hình theo hướng có lợi cho bà con nông dân, đồng chí Thào Xuân Sùng nhấn mạnh: "Đối với cấp Hội cơ sở, tới đây cần làm việc với địa phương, tổ chức thành lập Tổ chi hội nghề nghiệp 3 trong 1, liên kết chặt chẽ giữa nông dân, hợp tác xã và công ty. Trong đó, công ty là bà đỡ giúp nông dân tiêu thụ sản phẩm, tăng chuỗi giá trị. Đồng thời, Hội sẽ tăng cường hỗ trợ cho đơn vị trong xúc tiến thương mại, kết nối với doanh nghiệp lớn chia sẻ về công nghệ".

Kỹ thuật trồng cây Mắc ca để lớn lên không bị chết

Tính chiến lược mới cho mặt hàng đứng đầu thế giới của Việt Nam

 Nếu cà phê cần 125 năm từ khi được đưa vào Việt Nam đến khi đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu thì mắc ca có thể “đi sau, về trước” để trở thành mặt hàng đứng đầu thế giới của Việt Nam trong thời gian ngắn hơn nhiều.

Sáng nay, 29/9, tại TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị đánh giá kết quả 5 năm (2016-2020) phát triển ngành hàng mắc ca tại Việt Nam.

Các ý kiến tại Hội nghị đều khẳng định hiệu quả kinh tế và xã hội của cây mắc ca, là cây giúp xóa đói giảm nghèo. Có 2 vùng có thể phát triển ổn định cây mắc ca, loại cây có yêu cầu khắt khe về điều kiện khí hậu, độ ẩm, là vùng Tây Bắc và Tây Nguyên, còn các vùng khác chưa cho kết quả tối ưu “ra hoa đậu quả” hoặc không đủ diện tích phát triển hàng hóa lớn.

Đối với vùng Tây Nguyên, có thể đưa cây mắc ca vào trồng xen vì đã có diện tích trồng cà phê và các loại cây khác, còn vùng Tây Bắc có thể trồng tập trung. Đây là cây thâm canh nên cần chú ý làm đồng bộ ngay từ đầu mới cho hiệu quả.

Theo ý kiến một số doanh nghiệp, khâu chế biến có ý nghĩa quan trọng, quyết định đầu ra của nông sản. Hiện nay chính sách thuế đối với chế biến nông sản còn bất cập, có nhiều mức thuế suất, từ 0%, 5% 10% nhưng chưa quy định rõ ràng việc áp mức nào, khiến doanh nghiệp lúng túng. Doanh nghiệp cũng mong muốn được hỗ trợ về tiếp cận thị trường.

Trong nông nghiệp, phải “được mùa, được giá”

Một số hộ trồng mắc ca tiêu biểu cho rằng, trong nông nghiệp, phải “được mùa, được giá” thì nông dân mới làm giàu được. Có ý kiến đề nghị việc thành lập hợp tác xã, ngân hàng tạo thuận lợi cho vay vốn khi vào mùa vụ.

Đại diện Hiệp hội Mắc ca Việt Nam khẳng định, sẽ bao tiêu sản phẩm cho bà con, không để tình trạng “được mùa, mất giá”. Hiệp hội cho rằng, cần có sự điều phối, hợp tác để tránh việc “tranh mua, tranh bán”, các doanh nghiệp tranh mua sản phẩm trong nước và hạ giá để tranh bán ra nước ngoài.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm khu vực trưng bày cây mắc ca.
© ẢNH : THỐNG NHẤT – TTXVN
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm khu vực trưng bày cây mắc ca.

Về phản ánh của một nông dân tại cuộc đối thoại với Thủ tướng vào hôm qua, 28/9 rằng trồng mắc ca 7-8 năm mà không ra quả, đại diện Hiệp hội cho rằng, đây là trường hợp “giống giả, giống rởm” và khẳng định sẽ hỗ trợ hộ nông dân này bằng cách cho ghép tại chỗ trên cây thực sinh, sau 2 năm có thể ra quả.

Chuyên gia nông nghiệp Nguyễn Lân Hùng khẳng định, cây mắc ca không chỉ xóa đói giảm nghèo mà có thể làm giàu. Cây mắc ca có thể “vào được” các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa. Chúng ta còn nhiều đồi trống, đồi trọc, nếu đưa cây mắc ca vào thì không chỉ đưa miền núi tiến kịp mà có thể vượt miền xuôi, ông Nguyễn Lân Hùng tin tưởng. Việc sớm đưa cây mắc ca trở thành cây chủ lực trong 5-10 năm nữa là hoàn toàn khả thi.

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng biểu dương Bộ NN&PTNT, Hiệp hội Mắc ca Việt Nam, các nhà khoa học, các doanh nghiệp, hộ nông dân đã mang lại thắng lợi bước đầu cho cây mắc ca, trong 5 năm qua đã tăng sản lượng gần 25 lần, đạt khoảng 7.000 tấn hạt, xuất khẩu trên 60%.

Thủ tướng cho rằng đây là một loại cây, loại quả có thể “đi sau, về trước” nếu biết cách làm. Thủ tướng lấy ví dụ về cây cà phê vào Việt Nam từ năm 1885. Năm 1902, người Pháp chính thức cho khảo nghiệm và đến năm 1975, Việt Nam mới có 13.000 ha cà phê.

Bắt đầu từ thời kỳ đổi mới, 1986, bằng việc đưa nhanh diện tích cà phê vào nông lâm trường, rồi tới những năm 1990, cây cà phê phát triển mạnh ở những hộ gia đình, đến nay, chúng ta có một ngành hàng cà phê với diện tích trên 680.000 ha, sản lượng 1,5 triệu tấn, xuất khẩu 3 tỷ USD.

Sau gần 125 năm, cây cà phê trở thành cây công nghiệp đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu. Vậy một câu hỏi đặt ra là, đối với cây mắc ca, với tinh thần “đi sau, về trước”, vào Việt Nam khảo nghiệm, phát triển và bước đầu đã thành công thì cần 10 năm hay 20 năm tới đây để có thể trở thành cây đứng đầu thế giới, Thủ tướng đặt vấn đề.

Thủ tướng yêu cầu ngành nông nghiệp, các nhà khoa học, các doanh nghiệp, Hiệp hội Mắc ca Việt Nam phải trả lời cho được những câu hỏi để làm sao mắc ca có thể phát triển xứng tầm với điều kiện cụ thể ở Việt Nam. Cây mắc ca chứa đựng nhiều giá trị xã hội đặc biệt, không chỉ đơn thuần là hiệu quả kinh tế, vì cây mắc ca có thể vào vùng sâu, vùng xa, vùng cao, vùng khó khăn, vùng đồng bào có thu nhập thấp, là cây xóa đói giảm nghèo và làm giàu. Cây mắc ca có ý nghĩa “quốc kế, dân sinh”, mang lại hiệu quả kinh tế và giải quyết rất nhiều việc làm cho người dân.

Thủ tướng Chính phủ mong muốn cây mắc ca có thể “đi sau, về trước”, nếu chúng ta biết ứng dụng khoa học công nghệ, liên kết chuỗi giá trị. Đến nay, không chỉ có thị trường, thu nhập mang về từ trồng cây mắc ca lên tới 250 triệu đồng/ha, gấp 3 lần cây cà phê.

Do đó, Thủ tướng nhấn mạnh, cần có quy hoạch vùng trồng, đi liền với quản lý giống, xử lý vấn đề vốn, đẩy mạnh chế biến sâu… Cần nghiên cứu thấu tình đạt lý, đừng để phát triển ồ ạt.

Mắc ca là sản phẩm tốt, cũng là nguyên liệu tốt cho các sản phẩm chế biến sâu khác như nguyên liệu mỹ phẩm cao cấp, socola nhân mắc ca, bột dinh dưỡng… Phải đi theo hướng này thì mới có giá trị gia tăng cao.

Theo Thủ tướng, 10 năm gần đây, diện tích mắc ca trên thế giới phát triển nhanh nhưng chỉ đạt 450.000 ha, sản lượng 200.000 tấn, chiếm tỷ lệ rất nhỏ, chỉ 1% tổng sản lượng hạt có dầu hiện nay. Thủ tướng đặt vấn đề, nếu giữ năng suất 4-5 tấn hạt/ha và giá bán như hiện nay, 6 đô la Australia/kg thì 1 ha cho thu hoạch 200-300 triệu đồng. Do đó, một câu hỏi đặt ra đối với Hiệp hội Mắc ca, cơ quan quản lý Nhà nước, các nhà khoa học là tại sao không phát triển nhanh loại cây này.

Giống là yếu tố quyết định. Hiện nay có 13 loại giống được công nhận và một số giống mới do doanh nghiệp nhập về, phải lựa chọn phù hợp. Nhắc lại phản ánh của nông dân về vấn đề giống tại cuộc đối thoại ngày 28/9, Thủ tướng lưu ý, phải quản lý, công bố cụ thể, “đừng để trồng mà không có quả thì tội cho người dân”.

Thủ tướng nhất trí cho rằng, phải tập trung quy hoạch phát triển cây mắc ca cho vùng Tây Bắc và Tây Nguyên, còn các nơi khác xem xét cho thí điểm trước khi kết luận trồng đại trà.

Thủ tướng nhấn mạnh, dứt khoát phải phát triển công nghiệp chế biến, “càng sâu càng tốt”. Các ngành ngân hàng, tài chính cần dành nguồn vốn hỗ trợ trồng mắc ca cho người dân với những chính sách cụ thể về lãi suất và những ưu đãi cần thiết khác.

Phải quản lý đồng bộ về vấn đề phát triển cây mắc ca khi công bố quy hoạch, Thủ tướng nhất trí, có thể thành lập hợp tác xã phát triển cây mắc ca từ sản xuất cho đến chế biến.

Sau nhiều năm phát triển, căn cứ vào thực tế, kết quả của hội nghị và những vướng mắc hiện hành, Thủ tướng giao Bộ NN&PTNT cùng Hiệp hội Mắc ca và các địa phương xây dựng một chiến lược phát triển cây mắc ca ở Việt Nam. Bộ NN&PTNT chủ trì nghiên cứu xây dựng một nghị định về phát triển mắc ca, do hiện nay chính sách dành cho loại cây này đang phân tán.

Mắc ca Việt Nam cần phải được đầu tư thương hiệu hơn nữa

 Đó là nhận định của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về loại cây trồng chiến lược của vùng Tây nguyên, cây Mắc ca. Theo đánh giá của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, mắc ca là cây trồng đa mục tiêu, mang lại giá trị kinh tế cao nếu đẩy mạnh chế biến sâu, nhưng nhất thiết phải được đầu tư xây dựng thương hiệu cho sản phẩm này.

Thủ tướng: cây mắc ca giúp dân làm giàu nhưng tránh mở rộng tràn lan

 

TTO - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định cây mắc ca giúp dân làm giàu, góp phần ổn định an ninh quốc phòng nhưng cần quản lý tốt về giống, về quy hoạch để tránh những tác động tiêu cực…

Thủ tướng: cây mắc ca giúp dân làm giàu nhưng tránh mở rộng tràn lan - Ảnh 1.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu đề dẫn tại hội nghị - Ảnh: CHÍ TUỆ

Sáng 29-9, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì hội nghị tổng kết phát triển cây mắc ca và định hướng giải pháp trong thời gian tới, và yêu cầu bộ ngành, địa phương tính toán phát triển cây trồng này phải đảm bảo lợi ích cho nông dân, người sản xuất.

Phát biểu đề dẫn, Thủ tướng cho rằng mắc ca là cây xóa đói giảm nghèo, làm giàu cho nông dân Tây Nguyên, Tây Bắc, giúp thúc đẩy kinh tế tại vùng sâu vùng xa, giúp ổn định an ninh quốc phòng. 

"Bần cùng sinh đạo tặc, khi cuộc sống người dân tốt lên thì ổn định an ninh, trật tự", Thủ tướng mở đầu.

"Tôi xem tivi có nông dân kể trồng 5-7ha mắc ca nhưng toàn lá, không có trái. Cái này phải xem lại chất lượng giống, quản lý nhà nước về giống ở đâu, quy hoạch trồng vùng nào cho hợp lý…

Có một điều rất thường xuyên ở Việt Nam là được mùa mất giá, được giá mất mùa. Hôm nay có Thủ tướng, có các bộ trưởng, lãnh đạo các địa phương ở đây, chúng ta phải quản lý quy hoạch, có tư duy phát triển.

Hiện nay diện tích đã rất tăng rồi, cần tăng bao nhiêu chứ không để tăng vô cùng tận. Chúng ta phải có tính toán về nhu cầu để mở rộng thị trường, đảm bảo quyền lợi cho người dân, người sản xuất", Thủ tướng chỉ đạo.

Thủ tướng: cây mắc ca giúp dân làm giàu nhưng tránh mở rộng tràn lan - Ảnh 2.

Thủ tướng cho rằng nâng cao chất lượng chế biến sẽ nâng cao lợi nhuận cho người dân, người sản xuất - Ảnh: THẾ THẾ

Theo Thủ tướng, sau hội nghị này, một phong trào trồng mắc ca có thể sẽ rộ lên đặt ra việc cung ứng vốn, những ngân hàng có uy tín, đảm bảo vốn ưu đãi để người dân có thể phát triển bền vững.

"Cây mắc ca có nguồn dinh dưỡng lớn nên nhu cầu rất cao, ngay cả trong nước chứ không chỉ xuất khẩu. Một vấn đề khác được đặt ra là chúng ta phải có chế biến, nâng tầm thương hiệu. Mắc ca xuất xứ từ Úc nhưng ở Việt Nam cần có chiến lược phát triển thương hiệu riêng, vươn ra toàn cầu", Thủ tướng nhắn nhủ.

Thủ tướng cũng đánh giá cây mắc ca là cây lâm sinh, phát triển độ che phủ, nhưng nếu phát triển cần có sự chung tay của các doanh nghiệp để phát triển một loại cây có lợi nhuận đồng thời góp phần bảo vệ môi trường, độ che phủ rừng...

Ông Hà Công Tuấn, thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, cho biết cây mắc ca đã được du nhập vào trồng ở Việt Nam từ năm 1994.

Quy hoạch phát triển cây mắc ca vùng Tây Bắc và Tây Nguyên đến năm 2020, tiềm năng phát triển đến năm 2030 đặt mục tiêu đến năm 2020 tổng diện tích trồng mắc ca tại vùng Tây Bắc và Tây Nguyên khoảng 10.000ha, tiềm năng phát triển đến năm 2030 khoảng 35.000ha.

img_3785

Đến nay đã có nhiều giống mắc ca phát triển ở VN. Trong ảnh: một vườn ươm mắc ca tại Đắk Lắk - Ảnh: THẾ THẾ

Sau 5 năm thực hiện, đến nay cả nước có 23 tỉnh đã trồng cây mắc ca với diện tích 16.554ha, trong đó 9 tỉnh ở 2 vùng Tây Bắc và Tây Nguyên trồng được 15.440ha, tăng 55% diện tích so với quy hoạch; 14 tỉnh khác chưa có trong quy hoạch đã trồng được 1.114ha.

Về sản lượng, năm 2020 các tỉnh dự kiến thu hoạch 6.570 tấn hạt tươi, tăng gần 24,5 lần so với năm 2015 (269 tấn). Với giá bán sản phẩm dạng hạt sấy khoảng 200 triệu đồng/tấn như hiện nay, ước tính 3.942 tấn hạt sấy sẽ mang lại giá trị 788 tỉ đồng (trong đó khoảng 60% xuất khẩu, còn lại phục vụ tiêu dùng trong nước).

Về giống, đến nay Bộ NN-PTNT đã công nhận được 13 giống mắc ca đưa vào sản xuất, trong đó có 3 giống quốc gia và 10 giống tiến bộ kỹ thuật.