Thứ Năm, 4 tháng 5, 2023

Tôi yêu Vissan

Thắng cảnh quốc gia đồi cát Bàu Trắng bị sạt lở

Chân đồi Trinh Nữ thuộc điểm du lịch nổi tiếng Bàu Trắng bị sạt lở hơn 70 m, mép nước lấn vào đồi cát khoảng 25 m, ngày 3/5.

Khu vực chân đồi Trinh Nữ bị sạt lở nằm kề mặt nước Bàu Trắng, sáng 3/5. Ảnh: Ban quản lý du lịch Bàu Trắng

Chân đồi Trinh Nữ bị sạt lở nằm kề mặt nước Bàu Trắng, sáng 3/5. Ảnh: Ban quản lý du lịch Bàu Trắng

Sạt lở xảy ra khoảng 10h30 ở đoạn tiếp giáp mặt nước hồ Bàu Trắng với đồi cát rộng hàng trăm m2. Đây là nơi du khách thường dừng xe địa hình để check in, chụp ảnh, song may mắn lúc sự cố xảy ra không có người.

Nguyên nhân ban đầu được cho là do mạch nước theo dòng chảy ăn sâu vào bề mặt dưới đồi cát, tích tụ lâu ngày làm lỏng chân cát, dẫn đến sụp lún.

Ban Quản lý điểm du lịch Bàu Trắng đã cắm cọc bêtông, giăng dây cảnh báo nguy hiểm. Các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch trong khu vực được thông báo không đưa khách đến chân đồi cát bị sạt lở để đảm bảo an toàn.

Cơ quan quản lý tại điểm du lịch này đã giăng giây, đóng cọc cảnh báo du khách đến khu vực sạt lở. Ảnh: Ban quản lý du lịch Bàu Trắng

Cơ quan chức năng giăng dây cảnh báo khu vực sạt lở. Ảnh: Ban quản lý du lịch Bàu Trắng

Thắng cảnh Bàu Trắng, ở xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình cách trung tâm thành phố Phan Thiết khoảng 60 km về phía bắc. Đây là điểm du lịch nổi tiếng ở Bình Thuận và được ví như "tiểu Sahara" nên thu hút nhiều du khách đến tham quan.

Nơi đây có hai hồ nước Bàu Ông, Bàu Bà, cùng đồi cát có tên là Trinh Nữ và hệ sinh thái rừng bao quanh, tạo nên nét nên thơ, kỳ vĩ. Năm 2019, đồi cát Bàu trắng được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng danh lam thắng cảnh quốc gia.

Việt Quốc

Đề xuất chi 250 tỷ đồng gom nước mưa cho đảo Lý Sơn

Ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi muốn đầu tư hệ thống thu gom một triệu m3 nước mưa trên đảo Lý Sơn với kinh phí 250 tỷ đồng để phục vụ tưới tiêu và sinh hoạt.

Thông tin được ông Võ Quốc Hùng, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quảng Ngãi cho biết, ngày 3/5. Hiện, các đơn vị liên quan khảo sát việc đầu tư hệ thống kênh mương quanh đảo Lý Sơn, để thu gom nước mưa vào các bể trữ tập trung. Phương án kỹ thuật sẽ được Sở trình UBND tỉnh trong vài tháng tới.

Hệ thống này có thể thu gom hơn một triệu m3 nước mưa mỗi năm. Trong đó, 600.000 m3 nước làm nông nghiệp, thủy sản; số còn lại dùng cho sinh hoạt và phục vụ du lịch.

Người dân đặt hàng chục motor hút nước ở giếng ông Lý trên đảo Lý Sơn vì các giếng nước khác nhiễm mặn. Ảnh: Phạm Linh

Người dân đặt hàng chục motor hút nước ở giếng ông Lý trên đảo Lý Sơn vì các giếng nước khác nhiễm mặn. Ảnh: Phạm Linh

Đề xuất trên được đưa ra trong bối cảnh đảo Lý Sơn nhiều năm qua thiếu nước ngọt nghiêm trọng. Nguyên nhân chính là túi nước ngầm trên đảo bị khai thác quá mức để trồng hành, tỏi. Cụ thể đảo có 2.150 giếng nước trên diện tích chỉ 10 km2, tức mỗi km2 có hơn 200 giếng. Các giếng khai thác gần 22.000 m3 ngày đêm, chủ yếu vào mùa khô, dẫn đến sụt giảm nước ngọt, tạo điều kiện nước mặn xâm nhập.

Trên đảo hiện chỉ có hồ Thới Lới dung tích 271.000 m3 phục vụ tưới tiêu cho 120 ha đất trồng nông nghiệp (gần 1/3 tổng diện tích đất nông nghiệp trên đảo). Còn hai công trình cấp nước sinh hoạt đều không đạt công suất thiết kế.

Người dân Lý Sơn đào, khoan các giếng khủng để tưới hành, tỏi, dẫn đến sụt giảm nước ngầm. Ảnh: Phạm Linh

Người dân Lý Sơn đào, khoan các giếng "khủng" để tưới hành, tỏi, dẫn đến sụt giảm nước ngầm. Ảnh: Phạm Linh

Lãnh đạo ngành nông nghiệp Quảng Ngãi cho biết, với diện tích hơn 10 km2, tổng lượng nước mưa hàng năm trên đảo Lý Sơn khoảng 9 triệu m3. Nếu trừ lượng nước thấm vào đất và bốc hơi, còn khoảng 3 triệu m3 sẽ chảy tràn ra bề mặt, sau đó đổ ra biển. "Nếu dự án được triển khai sẽ thu gom được một triệu m3 nước tràn bề mặt", ông Hùng nói.

Theo ông Hùng, phương án này khả thi và ít tốn kém cho nhà nước và người dân hơn phương án biến nước biển thành nước ngọt. Tuy nhiên, hiện đảo Lý Sơn đã được quy hoạch nên cần phải giải quyết các vướng mắc về thủ tục, đất đai mới có thể xây các bể bêtông lớn chứa nước.