Trong bữa tiệc, tôi thường uống bia vì dễ vào, không bị rát cổ nhưng tỉnh dậy mệt và đau đầu hơn uống rượu. Còn uống rượu dễ say, nhưng không bị khát nước và mệt mỏi.
Vậy có phải uống bia tốt do nhẹ độ hơn rượu không? Cuối năm, tôi phải liên tục đi tiệc nên cần bí quyết uống hợp lý. Xin bác sĩ tư vấn. (Sơn, 31 tuổi, Hà Nội).
Trả lời:
Bia hay rượu đều là cồn, đều có nguy cơ gây hại tới sức khỏe. Tuy nhiên, rượu mạnh nguy hiểm hơn bia do nồng độ cồn cao hơn. Tức là cùng thể tích 100 ml, thì 100 ml rượu mạnh sẽ có hại hơn so với 100 ml bia. Ví dụ, trung bình trong 100 ml rượu 40 độ chứa 40 g ethanol, 100 ml rượu vang có 12 g ethanol, 100 ml bia chứa 5 g ethanol. Người ta có thể ngộ độc rượu thông thường (ethanol) và ngộ độc cồn công nghiệp (methanol).
Tuy nhiên, có người uống rượu mạnh nhưng điều độ, phù hợp; và không phải cứ uống rượu sẽ gây hại còn uống bia thì không vì nhẹ độ hơn. Ví dụ, người dân vùng Địa Trung Hải uống hai ly rượu vang mỗi ngày, tập trung ăn trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, cá, chế phẩm sữa, ăn hạn chế thịt và đồ ngọt, lại có lợi cho sức khỏe. Trường hợp bạn uống nhiều bia, nồng độ nhiều hơn cũng gây say, mệt mỏi, nhất là người có bệnh lý về gan, tim mạch, gout...
Do đó, tác hại của rượu bia không chỉ phụ thuộc vào loại đồ uống mà phụ thuộc vào lượng cồn uống, cách thức uống, tần suất uống và cơ địa mỗi người.
Để đảm bảo an toàn, bác sĩ khuyến cáo mỗi ngày nam giới không nên uống quá 720 ml bia hoặc 300 ml rượu vang hoặc 60 ml rượu whisky. Đối với nữ giới, mỗi ngày không nên uống quá 360 ml bia hoặc 150 ml rượu vang hay 30 ml rượu whisky. Không cho trẻ em và tuổi vị thành niên uống rượu bia. Cố gắng kiểm soát lượng uống ở mức nguy cơ thấp nhất trong một lần.
Sau khi uống, tuyệt đối không điều khiển xe hay tham gia vào các hoạt động ngoài trời hoặc ở những nơi nguy hiểm, không an toàn, dễ bị ngã, va chạm, chấn thương.
Không sử dụng các loại đồ uống chứa cồn không rõ nguồn gốc xuất xứ, giá rẻ bất thường. Hạn chế uống rượu khi đói vì dạ dày rỗng khiến nồng độ cồn trong máu tăng nhanh gây choáng.
Khi thấy biểu hiện đau đầu, đau bụng, chóng mặt, hạ thân nhiệt, huyết áp, nhìn mờ bóng mây sau uống rượu, cần tới các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Liên hệ số di động/zalo: 0979766122 NGUYEN QUANG ANH Hỗ trợ cho tôi theo Số tài khoản: 0979766122 Vietinbank thành phố Bắc Giang
Thứ Bảy, 14 tháng 1, 2023
Bắc Giang: Tạo đột phá từ kinh tế số
Phát triển kinh tế số là một trong ba trụ cột chính được xác định tại Nghị quyết số 111 ngày 11/6/2021 của Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021- 2025, định hướng đến năm 2030. Sau hơn một năm thực hiện, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ dân trong tỉnh đã tích cực ứng dụng kinh tế số, mang lại hiệu quả thiết thực.
Khai thác thế mạnh thương mại điện tử
Bắc Giang xác định phát triển kinh tế số với các nội dung trọng tâm là phát triển doanh nghiệp (DN) công nghệ số, chuyển dịch từ lắp ráp, gia công về công nghệ thông tin sang làm sản phẩm công nghệ số, công nghiệp sáng tạo, thương mại điện tử (TMĐT) và sản xuất thông minh; ứng dụng số hoá thúc đẩy mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh và quản lý của DN. Đồng thời phát triển DN khởi nghiệp ứng dụng công nghệ số; hỗ trợ DN kết nối với đơn vị viễn thông để thực hiện các giao dịch hàng hoá... Thực hiện các nội dung trên, tỉnh đã triển khai hàng loạt giải pháp. Trong đó, kết quả nổi bật là ứng dụng số hóa thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh và quản lý, qua đó nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh của DN và cả nền kinh tế.
Quá trình thực hiện, các cơ quan chức năng đã hỗ trợ DN, hộ dân tham gia sàn giao dịch TMĐT, ứng dụng số hoá vào hoạt động sản xuất, kinh doanh. Theo đại diện lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông, hai sàn giao dịch TMĐT là Postmart.vn của Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam và Voso.vn của Tổng Công ty Bưu chính Vietel đã tăng kết nối, quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cho các hợp tác xã (HTX), DN, hộ sản xuất nông nghiệp, kinh doanh cá thể… Tham gia sàn giao dịch, các đơn vị, hộ kinh doanh khởi tạo gian hàng trên mạng Internet để đưa sản phẩm lên giao dịch thay vì bán hàng theo phương thức truyền thống như trước.
HTX Nông sản sạch Bình Nguyên (Lục Ngạn) chuyên sản xuất các loại cam, bưởi, vải thiều với diện tích hàng chục ha theo quy trình VietGAP. Trước đây, vào vụ thu hoạch, đơn vị khá vất vả trong tìm đầu ra cho sản phẩm. Năm 2021, tham gia sàn Postmart.vn, vải thiều được quảng bá rộng rãi, công khai giá bán nên tiêu thụ thuận lợi hơn hẳn. Ông Phạm Xuân Huynh, Giám đốc HTX Nông sản sạch Bình Nguyên cho biết, hai vụ vải liên tiếp, đơn vị bán 70 tấn vải trên sàn cho khách hàng ở nhiều tỉnh, TP trong toàn quốc. Do vải được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP nên giá bán đạt 30-35 nghìn đồng/kg, cao hơn giá bán theo hình thức trực tiếp khoảng 10 nghìn đồng/kg.
Theo đánh giá của Bộ Thông tin và Truyền thông, năm 2021 tỉnh Bắc Giang xếp thứ 10/63 tỉnh, TP về mức độ chuyển đổi số, trong đó kinh tế số xếp thứ 6/63 tỉnh, TP. Kết quả này khẳng định sự chuyển biến tích cực của tỉnh trong chỉ đạo, cung ứng các dịch vụ để người dân, DN phát triển kinh tế số.
Tương tự, năm 2022, qua sàn giao dịch TMĐT, HTX Nông sản sạch Hoàng Vũ (Lục Ngạn) bán khoảng 100 tấn vải thiều sản xuất theo quy trình VietGAP, doanh thu tăng khoảng 5% so với giá bán trực tiếp. Hay như HTX Rau sạch Yên Dũng đã lập trang Facebook, Zalo để giới thiệu, quảng bá sản phẩm. Riêng năm vừa qua, HTX bán 2 nghìn tấn rau sạch, doanh thu khoảng 30 tỷ đồng, trong đó khoảng 1 nghìn tấn bán qua mạng Internet, tăng gấp đôi so với năm trước.
Theo cơ quan chức năng, đến nay toàn tỉnh có gần 114 nghìn DN, HTX, hộ dân đưa hàng hóa lên sàn giao dịch Postmart.vn và Voso.vn. Hầu hết các sản phẩm OCOP của tỉnh và nhiều nông sản khác đã và đang được hỗ trợ đưa lên các sàn TMĐT. Hai năm qua, các sàn TMĐT thực hiện hơn 200 nghìn giao dịch hàng hóa, trị giá gần 100 tỷ đồng. Vải thiều là sản phẩm được tiêu thụ số lượng lớn với khoảng 10,5 nghìn tấn.
Hỗ trợ công nghệ, nền tảng số
Kinh tế số bước đầu đã đóng góp vào sự phát triển của tỉnh, nhiều hình thức kinh doanh, dịch vụ mới xuất hiện như: Kinh doanh trên sàn TMĐT, mạng xã hội Facebook, Zalo, dạy học online… Đặc biệt, trong tỉnh có 100% DN khai thuế và sử dụng hoá đơn điện tử. Tỷ lệ các đơn vị nộp thuế điện tử đạt 98%. Cùng đó, một số DN đã chuyển dịch từ lắp ráp, gia công về công nghệ thông tin sang làm sản phẩm công nghệ số, công nghệ sáng tạo và sản xuất thông minh. Điển hình như Công ty TNHH Seojin Vina (Khu công nghiệp Song Khê - Nội Hoàng), ngoài sản xuất, gia công cơ khí còn lắp ráp cánh tay rô bốt và một số thiết bị điều khiển. Công ty TNHH Nichirin Việt Nam (Khu công nghiệp Quang Châu) sử dụng rô bốt trong nhiều công đoạn sản xuất ống, dây phanh dẫn cho ô tô và vận chuyển hàng hoá...
Theo đánh giá của Bộ Thông tin và Truyền thông, năm 2021 tỉnh Bắc Giang xếp thứ 10/63 tỉnh, TP về mức độ chuyển đổi số, trong đó kinh tế số xếp thứ 6/63, tỉnh, TP. Kết quả này khẳng định sự chuyển biến tích cực của tỉnh trong công tác chỉ đạo, cung ứng các dịch vụ để người dân, DN phát triển kinh tế số. Ông Nguyễn Gia Phong, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông cho biết, thực hiện phát triển kinh tế số, Sở đã tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp tham gia sàn TMĐT. Trong đó, tập trung hỗ trợ các hộ sản xuất, kinh doanh cá thể, HTX, tổ hợp tác đăng ký tham gia sàn TMĐT nhằm kết nối, quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ. Sở đã tổ chức hàng chục lớp tập huấn kỹ năng kinh doanh trực tuyến, kiến thức khởi nghiệp trên sàn giao dịch cho các HTX, hộ dân… nhằm thúc đẩy việc tiêu thụ nông sản.
Cùng với giải pháp trên, Sở tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ các DN triển khai giải pháp kết nối với các đơn vị viễn thông; cung cấp các phân tích dữ liệu lớn về tình hình, xu thế thị trường trong và ngoài nước… trên cổng dữ liệu mở (Open Data) của tỉnh để các DN có thể định hướng, xây dựng chiến lược phát triển kinh tế số phù hợp. Năm 2022, Sở Kế hoạch và Đầu tư hỗ trợ hơn 300 DN công nghệ số thành lập; tổ chức hội nghị cho DN trải nghiệm, kiến tạo môi trường làm việc số. Sở Công Thương, Hiệp hội DN tỉnh phối hợp tổ chức các lớp bồi dưỡng kỹ năng kinh doanh trực tuyến cho DN.
Bắc Giang phấn đấu đến năm 2025 kinh tế số chiếm khoảng 25% GRDP của tỉnh. Tỷ trọng kinh tế số từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 15% và có khoảng 800 DN số. Để đạt mục tiêu này, Sở Thông tin và Truyền thông tiếp tục phối hợp với các sở, ngành liên quan thực hiện các hoạt động hỗ trợ DN chuyển đổi phương thức kinh doanh, cung cấp dịch vụ trên các nền tảng số; đào tạo, sử dụng nhân lực phục vụ kinh tế số, làm chủ công nghệ số. Đồng thời tiếp tục hỗ trợ DN tham gia sàn TMĐT để tiếp tục quảng bá rộng rãi sản phẩm. Sở Công Thương phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) hỗ trợ các HTX, DN tham gia sàn TMĐT trong nước: Lazada, Shopee, Tiki, Sendo và các sàn TMĐT nước ngoài. Cùng với các giải pháp trên, người dân, DN cần quan tâm cập nhật những kiến thức, công nghệ mới để chung tay phát triển kinh tế số.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)