Thứ Ba, 21 tháng 3, 2023

Áp dụng ISO 9001 góp phần tích cực trong thực hiện cơ chế một cửa

 Theo Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thanh Hóa, nhờ áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn ISO 9001:2015, nền hành chính công cấp xã ngày càng hiện đại và môi trường công vụ văn minh hơn.

Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 được áp dụng vào hoạt động của UBND các xã, phường, thị trấn theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh đã chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương tích cực chỉ đạo và triển khai thông qua việc tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn cho đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện công tác quản lý, vận hành hệ thống và cán bộ, công chức làm việc tại bộ phận “một cửa”. Đến nay, toàn tỉnh đã có 321 UBND cấp xã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng đạt chuẩn chứng nhận ISO 9001:2015. Trong quá trình thực hiện, tất cả các xã đều thành lập ban ISO để triển khai xây dựng, áp dụng và kiện toàn kịp thời ban ISO khi có sự thay đổi về nhân sự.

100% các xã đã xây dựng, ban hành hệ thống tài liệu áp dụng theo tiêu chuẩn quốc gia, bao gồm sổ tay chất lượng, chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng, các quy trình theo yêu cầu của tiêu chuẩn, quy trình quản lý nội bộ và các quy trình giải quyết theo TTHC đã được công bố. Tất cả các xã đã xây dựng bản mô tả công việc cho từng vị trí việc làm, trong đó xác định rõ chức năng, nhiệm vụ và yêu cầu năng lực của mỗi người.

Sự tích hợp giữa chuyển đổi hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001:2015 với cơ chế “một cửa điện tử” đã nâng cao mức độ sử dụng những tiện ích của công nghệ thông tin. Theo đánh giá của Sở Khoa học và Công nghệ, nhờ áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn ISO 9001:2015, nền hành chính công cấp xã ngày càng hiện đại và môi trường công vụ văn minh hơn.

Các cơ quan, đơn vị thiết lập được quy trình giải quyết công việc một cách khoa học, rút ngắn thời gian giải quyết, qua đó cán bộ, công chức xử lý công việc thông suốt, kịp thời và hiệu quả. Đặc biệt, hệ thống này đã góp phần tích cực trong việc thực hiện cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông”.

Hiện nay, tất cả các xã đã thực hiện rà soát, cập nhật 100% thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết, tổng hợp danh mục thủ tục hành chính có phát sinh hồ sơ để cụ thể hóa thành quy trình ISO. Hệ thống cũng giúp người làm công tác cải cách hành chính cập nhật thông tin, lưu trữ các loại hồ sơ, văn bản theo từng lĩnh vực một cách đầy đủ, khoa học, rõ ràng, đồng thời chỉ ra trình tự của mỗi bộ phận, cán bộ, công chức khi giải quyết thủ tục hành chính, qua đó có thể xác định được việc giải quyết nhanh, đúng hẹn, sớm hẹn hay trễ hẹn thuộc về bộ phận hay cá nhân nào.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin cũng giúp cho chất lượng, hiệu quả công tác quản lý và cung cấp dịch vụ hành chính công được nâng cao. Thông qua hệ thống này, người dân được đưa ra ý kiến góp ý về cách thức làm việc, thái độ phục vụ của cán bộ, công chức, tạo được lòng tin và sự hài lòng đối với tổ chức, cá nhân.

Sự tích hợp giữa chuyển đổi hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia ISO 9001:2015 với cơ chế “một cửa điện tử” đã nâng cao mức độ sử dụng tiện ích của công nghệ thông tin, qua đó nâng cao việc kiểm soát và điều hành của người đứng đầu các cơ quan, tạo ra phương pháp làm việc khoa học, mang tính hệ thống đồng bộ, tăng cường giám sát, công khai, minh bạch. Vì vậy, các xã, phường, thị trấn đang áp dụng cần duy trì và thường xuyên cải tiến để nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công, phục vụ tốt hơn nhu cầu của tổ chức, công dân.

Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 là phiên bản mới nhất trong Hệ thống quản lý chất lượng được nâng cấp từ TCVN ISO 9001:2008 với những thay đổi đột phá, giúp nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện công vụ; phục vụ tốt yêu cầu của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; đảm bảo hơn nữa nguyên tắc rõ người, rõ việc, rõ cách làm, rõ thời gian, rõ trách nhiệm trong quy trình giải quyết công việc.

Chứng nhận ISO 9001 trong lĩnh vực giáo dục

Nếu bạn nghĩ chứng nhận ISO 9001 chỉ có giá trị cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh thì đó quả là một thiếu sót. Chứng nhận ISO 9001 về hệ thống quản lý chất lượng hữu ích cả trong lĩch vực giáo dục. Hiện nay có nhiều trường học, trường cao đẳng, đại học cũng quan tâm tới bộ tiêu chuẩn này không kém gì các doanh nghiệp. cùng thuvientieuchuan.org đi tìm hiểu xem bạn nhé !

VAI TRÒ CỦA ISO 9001 TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC

Giáo dục giữ vị trí quan trọng trong công cuộc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài nên xã hội đặt ra kỳ vọng rất lớn vào các đơn vị giáo dục. Có thể nhận thấy 2 khía cạnh liên quan tới giáo dục hiện nay. Thứ nhất, hoạt động giáo dục phảo đáp ứng các nhu cầu bên ngoài bao gồm chính phủ, học viên, nhà tuyển dụng,… Những đòi hỏi này sẽ ảnh hưởng tới việc triển khai nguồn lực và hiệu quả của tổ chức. Thứ hai, giáo dục và đào tạo cũng được xem là một dịch vụ bên cạnh nhiều dịch vụ khác. Xu hướng trên cho thấy mô hình giáo dục và đào tạo đang chuyển đổi từ dạy học theo hướng cung cấp sang học tập theo nhu cầu và các đơn vị sự nghiệp cũng phải cạnh tranh với nhau nếu xong muốn bị tụt hậu.

So với các ngành kinh tế khác, kết quả áp dụng ISO 9001 trong các cơ sở giáo dục còn khá hạn chế. Việc xác định học viên là khách hàng bị coi là một thách thức về mặt kết quả giáo dục. Bởi điều này sẽ chuyển trọng tâm của trường học từ định hướng chất lượng về kết quả giáo dục sang thân thiện với “khách hàng”, trong khi đó không thể giảm các tiêu chuẩn chỉ để đáp ứng học viên. Các đơn vị sự nghiệp giữ vai trò cung cấp kiến thức và kỹ năng giúp học viên giải quyết các vấn đề nghề nghiệp trong thực tế. Đồng thời cơ sở đào tạo cũng có sứ mệnh cung cấp những học viên phù hợp với yêu cầu lao động của xã hội. Nếu xem xét trên khía cạnh này thì học viên khi mới nhập học giống như nguyên liệu thô và học viên sau khi kết thúc đào tạo chính là sản phẩm, khách hàng thực sự ở đây là xã hội với nhu cầu có được nguồn lao động chất lượng.

ISO 9001 mang lại cho đơn vị giáo dục những lợi ích phổ biến như:

  • Nâng cao uy tín và hình ảnh của cơ sở giáo dục
  • Cải thiện sự hài lòng của học viên, phụ huynh, tổ chức quản lý, xã hội
  • Giúp đơn vị giáo dục vận hành hệ thống tốt hơn
  • Cung cấp các bằng chứng khách quan để ban lãnh đạo ra các quyết định đúng đắn
  • Hình thành văn hóa cải tiến liên tục trong tổ chức
  • Tạo ra sự gắn kết giữa các thành viên với nhau

Ngoài ra, ISO 9001 còn tạo ra một số giá trị đặc biệt cho các cơ sở giáo dục. ISO 9001 nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên từ đó cải thiện hiệu quả hoạt động của toàn bộ cơ sở giáo dục. Đồng thời, ISO 9001 cũng giúp hình thành các cơ chế kiểm soát chất lượng mới hoặc củng cố cho những cơ chế kiểm soát chất lượng sẵn có trong giáo dục đại học.

HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ CẤP CHỨNG NHẬN ISO 9001 CHO CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận bao gồm các tài liệu sau:

  • Công văn đề nghị cấp Giấy chứng nhận
  • Báo cáo quá trình xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001
  • Bản cam kết đã xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 với toàn bộ hoạt động
  • Báo cáo kết quả đánh giá của tổ chức chứng nhận sau khi hoàn thành việc đánh giá và được tổ chức chứng nhận xác nhận hệ thống quản lý chất lượng của đơn vị giáo dục đạt chuẩn

QUY TRÌNH ÁP DỤNG ISO 9001 TRONG CƠ SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Chất lượng không phải là vấn đề của riêng hoạt động thương mại, trong lĩnh vực giáo dục, chất lượng cũng rất được quan tâm. Cũng giống như khi áp dụng ISO 9001 vào các lĩnh vực khác, việc triển khai hệ thống ISO 9001 trong giáo dục phải trải qua một số bước cơ bản như sau:

  • Bước 1: Khảo sát hiện trạng và đánh giá sơ bộ
  • Bước 2: Ban hành chính sách, tài liệu hướng dấn, lập kế hoạch thực hiện ISO 9001
  • Bước 3: Triển khai áp dụng ISO 9001 vào thực tế
  • Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện và khắc phục, cải tiến
  • Bước 5: Gửi hồ sơ đăng ký chứng nhận ISO 9001
  • Bước 6: Tổ chức chứng nhận xét duyệt hồ sơ đăng ký của đơn vị giáo dục
  • Bước 7: Tổ chức chứng nhận cử chuyên gia xuống cơ sở giáo dục để đánh giá hiện trường
  • Bước 8: Tổ chức chứng nhận cấp giấu chứng nhận ISO 9001 cho đơn vị giáo dục

Thông thường, thời gian để một đơn vị giáo dục hoàn tất quá trình từ đào tạo ISO 9001, đánh giá tới chứng nhận là vào khoảng 4 – 5 tháng. Đối với các trường công lập hoạt động theo cơ chế xin – cho dựa vào ngân sách nhà nước và thuộc quản lý của Bộ Giáo dục & Đào tạo thì việc quản lý chất lượng đào tạo và chương trình giảng dạy theo tiêu chuẩn ISO 9001 sẽ phức tạp hơn so với các lĩnh vực khác. Tồn tại một số quy định về việc áp dụng ISO 9001 cho đơn vị hành chính công. Ví dụ như trong Thông tư số 26/2014/TT-BKHCN ngày 10/10/2014 của Bộ Khoa học và Công nghiệp quy định chuyên gia ISO phải được cấp giấy chứng nhận chuyên gia cho lĩnh vực hành chính công và việc tôt chức đào tạo, cấp giấy chứng nhận ISO 9001 cũng phải thực hiện theo nội dung của thông tư này.

Đặc biệt, trong thời gian 1 tháng kể từ khi được cấp chứng chỉ ISO 9001, đơn vị giáo dục sẽ phải lập 1 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận và gửi hồ sơ về Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng. Nếu quá thời hạn 1 tháng mà Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng vẫn chưa nhận được hồ sơ của đơn vị giáo dục thì kết quả đánh giá của tổ chức chứng nhận sẽ không được chấp nhận để xem xét cấp Giấy chứng nhận ISO 9001 nữa.

YÊU CẦU ĐẺ ÁP DỤNG ISO 9001 TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC

Để có thể áp dụng hiệu quả ISO 9001 đòi hỏi ban lãnh đạo của đơn vị giáo dục phải xây dựng kế hoạch hợp lý để đạt được các mục tiêu sau:

  • Mục tiêu tài chính (có đủ nguồn lực để triển khai các kế hoạch về hệ thống chất lượng)
  • Mục tiêu thỏa mãn xã hội (đáp ứng nhu cầu của học viên, phụ huynh, các tổ chức tuyển dụng học viên tốt nghiệp, các cơ quan quản lý,…)
  • Mục tiêu về chất lượng học viên tốt nghiệp (kiến thức, kỹ năng, đề tài nguyên cứu,…)
  • Mục tiêu về các hoạt động và quá trình nội bộ trong đơn vị giáo dục (bao gồm chất lượng dạy và học, chất lượng tuyển sinh, môi trường học tập, hoạt động nghiên cứu khoa học,…)
  • Mục tiêu về kết quả hoạt động của nhà cung cấp (bao gồm chất lượng trang thiết bị, dụng cụ học tập, chất lượng giảng viên,…)
  • Mục tiêu thỏa mãn các cán bộ, nhân viên, giảng viên

Ban lãnh đạo đơn vị sự nghiệp cần thiết lập một kế hoạch cụ thể, trong đó phân công nhiệm vụ cho các phòng ban, cá nhân một cách rõ ràng để mọi hoạt động được thực hiện thống nhất theo quy trình đã đề ra. Cần khuyến khích sự tham gia của tất cả các phòng ban, các khoa. Việc xác định chính xác nhiệm vụ của từng bộ phận tương ứng với những điều khoản trong tiêu chuẩn ISO 9001 sẽ giúp đơn vị giáo dục dễ dàng áp dụng tiêu chuẩn này hơn.

DANH MỤC QUY TRÌNH ISO 9001-2021 THUỘC LĨNH VỰC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

 DANH MỤC QUY TRÌNH ISO 9001-2021

THUỘC LĨNH VỰC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

 1. Xác nhận đăng ký hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa (đối với nhà trẻ, nhóm trẻ; trường, lớp mẫu giáo, trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học cơ sở, phổ thông trung học bán trú và trung tâm học tập cộng đồng)

 2. Thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ công lập hoặc cho phép thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ dân lập, tư thục

 3. Cho phép trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ hoạt động giáo dục

 4. Sáp nhập, chia, tách trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ

 5. Cho phép trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ hoạt động giáo dục trở lại

 6. Giải thể trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ

 7. Chuyển đổi cơ sở giáo dục mầm non bán công sang cơ sở giáo dục mầm non dân lập (bị bãi bỏ)

 8.Thành lập trường tiểu học công lập hoặc cho phép thành lập trường tiểu học tư thục

 9.Cho phép trường tiểu học hoạt động giáo dục

 10. Sáp nhập, chia, tách trường tiểu học

 11. Cho phép trường tiểu học hoạt động giáo dục trở lại

 12. Giải thể trường tiểu học (theo đề nghị của tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trường tiểu học)

 13. Thành lập trường trung học cơ sở công lập hoặc cho phép thành lập trường trung học cơ sở tư thục

14. Cho phép trường trung học cơ sở hoạt động giáo dục

 15. Sáp nhập, chia tách trường trung học cơ sở

 16. Cho phép trường trung học cơ sở hoạt động giáo dục trở lại

 17. Giải thể trường trung học cơ sở (theo đề nghị của cá nhân, tổ chức thành lập trường)

 18. Đề nghị phê duyệt việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài

 19. Đánh giá, xếp loại Cộng đồng học tập cấp xã

 20. Thành lập trung tâm học tập cộng đồng

 21. Cho phép trung tâm học tập cộng đồng hoạt động trở lại

 22. Chuyển đổi cơ sở giáo dục mầm non bán công sang cơ sở giáo dục mầm non công lập (bị bãi bỏ)

 23. Cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc (Xem cụ thể)

 

Chứng Nhận ISO 9001:2015 – Ngọc Viễn Đông

 Chứng nhận ISO 9001:2015 là hệ thống quản lý chất lượng tiêu chuẩn được quốc tế công nhận cho việc quản lý chất lượng của các doanh nghiệp. Áp dụng cho các quá trình kiểm soát và tạo ra các sản phẩm và dịch vụ của một tổ chức cung cấp và quy định kiểm soát có hệ thống các hoạt động nhằm đảm bảo rằng các nhu cầu và mong đợi của khách hàng được đáp ứng.

Giấy chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 : 2015 trường THCS và THPT Ngọc Viễn Đông

Giấy chứng nhận ISO 9001:2015 của trường THCS và THPT Ngọc Viễn Đông.

1. Chính sách chất lượng – Mục tiêu chất lượng – Kế hoạch thực hiện:

   Sau một thời gian được Chuyên gia Tư vấn, ThS. Phạm Khả Sỹ tập huấn. Hội đồng Giáo dục và Ban ISO trường THCS và THPT Ngọc Viễn Đông đã hoàn thành nền tảng Hệ thống Quản lý chất lượng ISO 9001:2015.
   Hệ thống đã được công ty đánh giá ISO quốc tế G-Certi đánh giá và chứng nhận.
   Ngày 10/12/2021 vừa qua, nhà Trường đã đồng loạt ban hành hệ thống Quy trình và Biểu mẫu. Đồng thời, nhà Trường tổ chức đón nhận Giấy chứng nhận do công ty đánh giá quốc tế G-Certi cấp.
   Trường THCS và THPT Ngọc Viễn Đông hân hạnh giới thiệu Chính sách chất lượng và Mục tiêu chất lượng:

Chính sách chất lượng ISO 9001 : 2015 trường THCS và THPT Ngọc Viễn Đông

Chính sách chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015.

Mục tiêu chất lượng năm học 2021 - 2022 trường THCS và THPT Ngọc Viễn Đông

Mục tiêu chất lượng năm học 2021 – 2022.

Kế hoạch thực hiện mục tiêu chất lượng năm học 2021 - 2022 của trường THCS và THPT Ngọc Viễn Đông

Kế hoạch thực hiện mục tiêu chất lượng năm học 2021 – 2022.

2. Nội dung buổi lễ:

   Để thực hiện kế hoạch đạt được các mục tiêu, hoàn thành Chính sách chất lượng, Hiệu trưởng nhà trường và ban ISO đã xây dựng 30 quy trình quản lý, gồm:
  • 6 quy trình quản lý chung;
  • 3 quy trình quản lý tài chính;
  • 4 quy trình quản lý đối ngoại;
  • 5 quy trình quản lý hành chính;
  • 10 quy trình quản lý dạy và học;
  • 2 quy trình quản lý Kỷ luật – nề nếp.
   Phát biểu tại buổi đón nhận Giấy chứng nhận. Ông Võ Thanh Vân, Hiệu trưởng nhà trường đã phát biểu: “Xây dựng Hệ thống chỉ là bước khởi đầu. Điều quan trọng là toàn thể Cán bộ, giáo viên, công nhân viên nhà trường phải quyết tâm thực hiện tốt Hệ thống đã xây dựng để tạo niềm tin cho cha mẹ học sinh, cho cộng đồng và để phục vụ xã hội một cách tốt nhất. Bước tiếp theo, nhà Trường sẽ thực hiện tự đánh giá và đăng ký đánh giá ngoài theo các tiêu chuẩn của ngành Giáo dục nước nhà.
   Tại buổi đón nhận, Đánh giá viên trưởng Trần Quang Hàđại diện công ty G-Certi hứa sẽ sát cánh cùng nhà Trường để xây dựng hệ thống ngày một hoàn thiện hơn.
   Với tư cách là người hướng dẫn, chuyên gia tư vấn Phạm Khả Sỹ nhiệt liệt chúc mừng nhà Trường. Đồng thời nhắn nhủ HĐGD cố gắng vận hành tốt hệ thống để đưa nhà Trường lên tầm cao mới.
   Một số hình ảnh đón nhận giấy chứng nhận ISO 9001:2015 của trường THCS và THPT Ngọc Viễn Đông:

Hình ảnh buổi lễ nhận giấy chứng nhận ISO 9001 - 2015 của trường THCS và THPT Ngọc Viễn Đông

Thầy Hiệu trưởng – Võ Thanh Vân tiếp nhận giấy chứng nhận ISO 9001 : 2015.

Hình ảnh buổi lễ nhận giấy chứng nhận ISO 9001 - 2015 của trường THCS và THPT Ngọc Viễn Đông

Xem thêm: “Chính Sách Chất Lượng – Mục Tiêu Chất Lượng”

“NGỌC VIỄN ĐÔNG - MỖI HỌC SINH MỘT VIÊN NGỌC”

Bộ trưởng Công an: Làm một vụ việc cảnh tỉnh cả vùng

Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an nhấn mạnh khi trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội, chiều 20/3.

Bộ trưởng Công an: Làm một vụ việc cảnh tỉnh cả vùng ảnh 1

Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an tại phiên chất vấn

Bộ trưởng Tô Lâm cho biết, trong chỉ đạo xử lý án tham nhũng, ngoài tập trung xử lý đối tượng vi phạm, thu hồi tối đa tài sản tham nhũng thì một trong những vấn đề được quan tâm là xác định sơ hở, thiếu sót trong quản lý kinh tế - xã hội để kiến nghị hoàn thiện thể chế, để “không thể tham nhũng”.

“Qua một số vụ án trong lĩnh vực y tế, giáo dục vừa qua, cơ quan điều tra có nhiều kiến nghị khắc phục sơ hở trong đầu tư công, đấu thầu, mua sắm thiết bị, góp phần minh bạch với mục tiêu làm một vụ việc cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực, để đối tượng tham nhũng phải bị xử lý, người đang có kiểu cách làm việc hay công ty có phương thức làm việc như thế phải chấm dứt ngay, nếu không sẽ bị xử lý", Đại tướng Tô Lâm nhấn mạnh.

Nhấn mạnh một số lĩnh vực như chứng khoán, tài chính, doanh nghiệp thể hiện rõ điều đó, Đại tướng Tô Lâm cho rằng vụ việc không nhiều nhưng để lại những bài học, kinh nghiệm phải rút ra, phải chấn chỉnh từ thông tư, nghị định, pháp luật để phòng ngừa tội phạm.

Hầu hết qua các vụ án cơ quan điều tra có kiến nghị hoàn thiện cơ chế quản lý phòng ngừa tội phạm. Đây là nội dung sẽ được ngành Công an tiếp tục chỉ đạo thực hiện trong thời gian tới.

Nêu chất vấn trước đó, đại biểu Mai Thị Phương Hoa (Nam Định) cho biết, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhiều lần chỉ đạo phải tiếp tục xây dựng và hoàn thiện thể chế về quản lý kinh tế và phòng, chống tham nhũng, kịp thời khắc phục những bất cập để không thể tham nhũng.

Qua giải quyết các vụ án tham nhũng lớn, đại biểu đề nghị Viện trưởng, Bộ trưởng Công an cho biết đã có những chỉ đạo và có những biện pháp ra sao.