Thứ Tư, 11 tháng 11, 2020

BẠN KHÔNG GIỎI NHƯ BẠN NGHĨ ĐÂU!

    1. Nếu không thể tự lập, không tự đứng vững trên đôi chân mình thì khi bố mẹ không còn, cuộc sống khó khăn, lấy ai làm tấm lá chắn chở che cho các bạn?
    2. Phải vấp ngã vài lần mới có thể biết cách tự đứng lên, phải trải qua sóng gió vài lần mới học cách kìm chặt chân không bị phong ba lật nhào, phải chịu đau thương vài lần mới học cách cứng cỏi để không suy sụp
    3. Cuộc đời không có nhiều cơ hội cho mỗi người sửa lỗi, cũng không có nhiều thời gian cho mỗi người lấy đó làm liều thuốc. Hãy biết tận dụng quãng thời gian vốn có để dùng đôi chân của mình gây dựng hạnh phúc cho riêng mình.
    4. Bạn không nhìn ra quy luật sao? Sớm muộn cũng phải làm, sao không làm sớm?
    Học tập, chăm sóc cho mình hay kiếm tiền cũng vậy, hành động trước, ắt hưởng thụ trước
    5. Cuộc sống luôn có những trắc trở cần phải vượt qua, cũng luôn có những trách nhiệm cần phải gánh vác.
Không ngừng vấp ngã, mới có thể không ngừng kiên cường và có thu hoạch; không ngừng mưa gió, mới có thể không ngừng rèn luyện và trân trọng.
    6. Sức khỏe chưa tốt thì phải bỏ thời gian ra để luyện tập, tiền tài chưa đủ thì phải nghĩ cách kiếm. Đừng biến khó khăn của bản thân thành nỗi tức giận trút lên người khác. Điều đáng trách duy nhất chính là bản thân chưa đủ cố gắng mà thôi.
    7. Mỗi người đều có sự buồn đau, cho dù khổ cũng phải đối diện, bởi vì cần kiên cường;
Đừng cho rằng chỉ có bản thân mình mới phải trải qua những điều tồi tệ nhất.
    Mỗi người đều có vết thương lòng không nói lên lời, dù đau đớn nhưng rồi mọi chuyện cũng sẽ qua. Bạn sẽ trưởng thành hơn rất nhiều sau những lần khó khăn đấy!



F0 “say” chứng khoán

    Dòng tiền từ nhà đầu tư mới (F0) tiếp tục đổ vào thị trường chứng khoán, nhất là sau khi bạn bè, đồng nghiệp chia sẻ những khoản lãi hấp dẫn từ kênh đầu tư này.
    Các khoản lãi “ngon lành”
   Là trưởng phòng hành chính của một doanh nghiệp, trong nhiều năm qua, chị Thanh chưa bao giờ “tơ tưởng” đến chứng khoán, thế nhưng sau giai đoạn Covid-19 đầu năm nay, thấy nhiều bạn bè, đồng nghiệp kể chuyện kiếm lãi từ thị trường chứng khoán một cách “ngon lành”, chị đã quyết định mở tài khoản. Chị đầu tư 200 triệu đồng ở thời điểm tháng 5 và thu được 25 triệu đồng lợi nhuận sau 2 tháng, tương đương mức lãi 13%.
    Sau đó, nhà đầu tư mới này quyết định nộp thêm 600 triệu đồng vào tài khoản để đầu tư. Một số cổ phiếu được môi giới tư vấn sử dụng vay ký quỹ (margin) nên tổng giá trị chứng khoán trong danh mục đạt trên 1 tỷ đồng. Hiện tại, mức sinh lời của danh mục là hơn 20%, trong đó chốt lãi một phần từ cuối tháng 10.
    Một số nhà đầu tư F0 khác chia sẻ, họ thu được nhiều lợi nhuận từ thị trường chứng khoán. So với lãi suất ngân hàng, tỷ lệ sinh lời cao hơn nhiều, nên ngày càng thu hút những người đang có tiền nhàn rỗi.
    Với các nhà đầu tư tham gia thị trường giai đoạn tháng 3, tháng 4, họ chốt lãi nhiều nhịp, tổng tỷ lệ sinh lời phổ biến từ 30 - 40%. Trong những phiên thị trường điều chỉnh mạnh cuối tháng 10, mức lãi có phần hao hụt, nhưng hầu hết nhà đầu tư vẫn chiến thắng giòn giã.
    Dòng tiền F0 được nhìn nhận có sự đóng góp lớn vào xu hướng hồi phục mạnh mẽ của thị trường chứng khoán từ đầu tháng 4 tới nay. Điều này diễn ra trên toàn thế giới, chứ không chỉ ở Việt Nam.
    Trên thế giới, đây là kết quả của các gói kích thích khổng lồ mà các ngân hàng trung ương liên tục tung ra để hỗ trợ kinh tế trong bối cảnh khủng hoảng do Covid-19.
    Tại Việt Nam, thị trường chứng khoán thu hút dòng tiền từ F0, dù Ngân hàng Nhà nước “bơm tiền” rất ít.
    Ông Dương Văn Chung, Giám đốc Đầu tư, Công ty Chứng khoán MB cho rằng, khi nhiều lĩnh vực của nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi đại dịch thì dòng vốn thông minh sớm dịch chuyển sang đầu tư vào những tài sản “lỏng” như chứng khoán.
    Cổ phiếu vẫn đang hút tiền, bởi trong số các kênh đầu tư thì đây là công cụ thích hợp với đông đảo người dân, dễ tham gia và phù hợp với mọi quy mô vốn.
    Sau một số phiên điều chỉnh, thị trường chứng khoán gần đây có diễn biến khả quan trở lại, duy trì sức hút với dòng tiền.
    Nhiều chuyên gia nhận xét, F0 là nhóm nhà đầu tư chiến thắng trong năm 2020, hiệu quả sinh lời có thể cao hơn so với các nhà đầu tư lâu năm, bởi họ tận dụng được thời cơ mua cổ phiếu ở vùng đáy, trong khi không ít nhà đầu tư cũ vẫn còn nghi ngờ về khả năng hồi phục của thị trường, một phần là do bị “sốc” với cú lao dốc vì Covid-19 trong tháng 3.
    Tháng 10 vừa qua, giá trị giao dịch khớp lệnh bình quân ghi nhận hơn 9.500 tỷ đồng/phiên, tăng 1,8 lần so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 1,5 lần so với trung bình phiên trong tháng 9. Thanh khoản và điểm số tăng có sự đóng góp không nhỏ từ dòng tiền của nhà đầu tư F0.
    Số liệu của Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam cho thấy, số lượng tài khoản chứng khoán mở mới trong tháng 10 tiếp tục tăng, đạt 37.208 tài khoản, cao hơn tháng 9 (31.340 tài khoản) và cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm ngoái.
    Sau một số phiên điều chỉnh giảm, gần đây, thị trường quay trở lại diễn biến khả quan, số cổ phiếu tăng giá thường xuyên chiếm tỷ lệ áp đảo, duy trì sức hút với dòng tiền.
    Tìm đến công cụ hỗ trợ
    Những ý kiến thận trọng đều có chung góc nhìn, nhà đầu tư F0 đang “say” với các cơ hội kiếm lời trên thị trường chứng khoán. Trong các phiên thị trường điều chỉnh, khối nhà đầu tư này vẫn “bám sàn” và tìm kiếm nhiều nguồn thông tin hơn để ra quyết định mua bán.
    Nguồn thông tin mà nhà đầu tư tham khảo chủ yếu là nhân viên môi giới nơi mở tài khoản, các báo điện tử chuyên về chứng khoán cũng như các diễn đàn mạng về chứng khoán và thông tin “rỉ tai” của bạn bè.
    Chia sẻ về phương thức đầu tư hiện tại, nhà đầu tư Nguyễn Xuân Nam cho biết, trước khi đầu tư chứng khoán, anh dành thời gian đọc nhiều tài liệu về lĩnh vực này, tập trung vào phân tích tài chính doanh nghiệp, triển vọng kinh doanh, nhưng gần đây chủ yếu quan tâm đến phân tích kỹ thuật.
    Cụ thể, sử dụng phân tích kỹ thuật để xác định xu hướng của cổ phiếu đang tăng hay giảm, nhất quyết không mua khi giá trong xu hướng giảm, dù có một số phiên hồi. Chỉ mua vào sau khi cổ phiếu thoát khỏi xu hướng giảm và có phiên bứt phá khỏi nền dao động tích lũy.
    Với các cổ phiếu đang trong xu hướng tăng, cần xác định cổ phiếu đang ở giai đoạn nào của chu kỳ và không mua khi cổ phiếu đang ở giai đoạn nước rút, tức cuối chu kỳ, có thể sử dụng lý thuyết sóng Elliott để xác định.
    “Với các cổ phiếu đã tăng mạnh, qua điểm mua an toàn thì không mua đuổi, chốt lời khi cổ phiếu có tín hiệu tạo đỉnh hoặc đạt mức lợi nhuận kỳ vọng”, anh Nam chia sẻ và cho rằng, nhà đầu tư cần thận trong khi tham gia vào các “room” (phòng) khuyến nghị của nhân viên môi giới, bởi các khuyến nghị thường lúc đúng, lúc sai. Nhà đầu tư cũng không biết trình độ và đạo đức nghề nghiệp của môi giới, có thể họ khuyến nghị giao dịch nhiều nhằm hưởng phí.
    Theo các chuyên gia, để hạn chế rủi ro và trụ lại lâu dài, nhà đầu tư cần trang bị tư duy đầu tư và phương pháp tác chiến để giữ được tâm thái chủ động trong các hoàn cảnh thị trường. Thực tế, mang danh là nhà đầu tư F0, song không ít người có kinh nghiệm đầu tư. Họ từng tham gia và giã từ chứng khoán từ nhiều năm trước vì nhiều lý do, nay quay trở lại thị trường.
    Những nhà đầu tư này có nhiều kinh nghiệm trong việc phân tích chỉ số tài chính, hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp để lọc ra các doanh nghiệp có chỉ số cơ bản tốt, đồng thời nhanh nhạy hơn trong việc canh các nhịp thị trường điều chỉnh để mua tại mức giá hợp lý, không mua đuổi trong những phiên tăng nóng.
    Đại dịch khiến kinh tế suy giảm, chứng khoán đi xuống trong giai đoạn đầu năm, dẫn đến cổ phiếu có mức giá rẻ và cơ hội đầu tư xuất hiện, thu hút dòng tiền. Nhưng lớp nhà đầu tư mới trên thị trường hiện nay nhanh nhạy, hiểu biết và quyết đoán hơn, không dễ bị lôi kéo đầu tư một cách “bầy đàn” như nhiều năm trước.
    Hiện tại, chỉ số VN-Index đã quay lại mức điểm trước khi bị tác động bởi Covid-19, nhưng mức định giá vẫn thấp hơn nhiều so với mặt bằng chung trên thế giới.

Ế tiền, ngân hàng đồng loạt giảm lãi suất mua nhà, sắm xe

    Dịp cuối năm, nhiều ngân hàng hạ lãi suất cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp vay với mục đích sản xuất kinh doanh, mua nhà, mua ô tô, với mức lãi suất rẻ chưa từng có.
    Lãi suất cho vay đồng loạt giảm sâu
    Gần đây, nhiều ngân hàng giảm lãi suất cho vay với nhiều đối tượng khách hàng nhằm đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh trong các tháng cao điểm cuối năm.
    Tại Vietcombank, mức lãi suất cho vay kinh doanh với các doanh nghiệp nhỏ và vừa giảm còn từ 5,9%/năm, với các khoản giải ngân mới từ tháng 10/2020. Còn mức lãi suất cho khách hàng cá nhân vay vốn kinh doanh chỉ từ 6,5%/năm. Với một số sản phẩm vay vốn riêng biệt, khách có thể được hưởng mức lãi suất ưu đãi chỉ từ 5,7%/năm, áp dụng cho các khoản giải ngân mới từ ngày 20/10.
    Agribank cũng thông báo giảm 0,3 điểm % lãi suất với các khoản vay phục vụ sản xuất kinh doanh. Theo đó, từ đầu tháng 10, ngoài việc giảm lãi suất cho vay với 5 lĩnh vực ưu tiên từ 5%/năm xuống 4,5%/năm với các khoản vay ngắn hạn, nhà băng này cũng giảm lãi suất cho vay trung, dài hạn xuống tối thiểu 7,5%/năm.
Lãi suất cho vay sản xuất kinh doanh giảm sâu.

    Không chỉ các ngân hàng thương mại quốc doanh, một số ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân hiện cũng hạ lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ khách hàng cá nhân và doanh nghiệp hồi phục sản xuất kinh doanh.
    Đơn cử, MBBank áp dụng lãi suất cho vay kinh doanh từ 6,8%/năm với hạn mức 80% nhu cầu vốn trong thời hạn tối đa 180 tháng. VPBank triển khai gói lãi suất cho vay kinh doanh chỉ từ 5,99%/năm, áp dụng đến hết 31/12/2010 cho khách hàng cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình. 
    ABBank đưa mức lãi suất ưu đãi chỉ từ 5,9%/năm trong chương trình “Vay ưu đãi - lãi an tâm” và từ 7%/năm trong chương trình “Vay kinh doanh - phát tài nhanh” dành cho các hộ kinh doanh cá thể.
    Lãi vay mua ô tô hấp dẫn
    Cuối năm, các ngân hàng tung nhiều gói cho vay mua ô tô với lãi suất ưu đãi từ 7-9%/năm. Sau thời gian ưu đãi, lãi suất được thả nổi từ 9,4-13%.
    Cụ thể, TPBank đưa gói vay mua ô tô ưu đãi với lãi suất từ 7,5%/năm và được hỗ trợ vay lên tới 75% giá trị xe. Tại VietinBank mức cho vay là 7,7%/năm với kỳ hạn 12 tháng đầu. SHB áp dụng lãi suất cho vay mua ô tô 6,8%/năm cho kỳ hạn 6 tháng đầu. MSB tính lãi suất 6,99%/năm cho khách vay mua xe. Vietcombank áp dụng mức lãi suất 8,4%/năm cho khách vay mua xe trong 12 tháng đầu tiên.
    BIDV đưa ra lãi suất vay mua xe là 8%/năm. Techcombank áp dụng mức lãi suất cho vay mua ô tô là 8,19%/năm. Lãi suất vay mua ô tô ở MBBank là 8,5%/năm. Agribank cho vay mua ô tô với lãi suất 7,9%/năm trong 24 tháng. Tại LienVietPostBank, gói vay mua ô tô có thời hạn đến hết tháng 12/2020 với lãi suất chỉ từ 8%/năm. Ở VPBank, lãi suất mua xe ô tô khá đa dạng: 7,5% trong 3 tháng đầu; 8,49% trong 6 tháng đầu, 9,49% trong 12 tháng đầu.
    Ở nhóm ngân hàng nước ngoài, lãi suất vay mua ô tô cũng rất cạnh tranh. ShinhanBank đưa cho khách hàng mua xe 3 lựa chọn với lãi suất ưu đãi 7,5%/năm dành cho 12 tháng đầu, 8% cho 24 tháng đầu và 8,6%/năm cho 36 tháng đầu. Thời gian vay 7 năm và khách được vay 70% giá trị xe.
    Woori Bank cho vay với lãi suất 7%/năm, áp dụng trong 12 tháng đầu tiên. Trong khi đó, Hong Leong Bank cho vay với lãi suất 7,55%/năm, kỳ hạn 12 tháng đầu, 8,55%/năm kỳ hạn 24 tháng đầu.
    Ngân hàng Standard Chartered áp dụng lãi suất 7,25%/năm cho 12 tháng đầu, với thời gian 24 tháng là 8,49%/năm và 36 tháng là 8,75%/năm.
Lãi suất cho vay mua nhà giảm mạnh

Lãi vay mua nhà thấp nhất trong vòng 10 năm
    Bên cạnh việc giảm lãi cho vay kinh doanh và mua ô tô, nhiều ngân hàng cũng hạ lãi suất cho vay mua nhà. Các ngân hàng giảm lãi suất cố định năm đầu tiên cho khách hàng vay tiền mua nhà so với thời điểm đầu năm từ 1-2 điểm %/năm.
    Các ngân hàng thương mại trong nước đưa ra mức lãi suất mua nhà phổ biến từ 7-11,5%/năm trong vòng 1-3 năm đầu tiên.
    Còn các ngân hàng nước ngoài có mức lãi suất cho vay mua nhà từ 6,49-8,8%/năm áp dụng cố định cho khoản vay từ 1-3 năm. Sau thời gian ưu đãi, lãi suất cho vay được tính theo mức lãi suất cơ sở (hoặc lãi suất huy động) cộng thêm biên độ 3-4%/năm.
    Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) vừa tung gói tín dụng ưu đãi 1.000 tỷ đồng dành cho khách hàng vay mua nhà, bao gồm cả bất động sản dự án với lãi suất khá thấp. Mức lãi vay mua nhà dự án 4,99%/năm được OCB áp dụng trong 3 tháng đầu với khoản vay từ 48 tháng trở lên. Khách hàng vay mua nhà đất riêng lẻ được hưởng lãi suất 12 tháng đầu là 8,99%/năm.
    Tại BIDV, mức lãi suất mua nhà từ 7,6%/năm trong 12 tháng đầu tiên hoặc 9,2%/năm trong 36 tháng đầu tiên.
    VPBank cũng triển khai chương trình ưu đãi cho khách hàng có nhu cầu vay mua nhà chung cư có giấy chủ quyền với mức lãi suất từ 5,9%/năm trong 3 tháng đầu tiên, 7,9%/năm trong 6 tháng hoặc 8,9%/năm trong 12 tháng đầu tiên.
    Ngân hàng Shinhan giảm lãi mua nhà từ 7,5%/năm xuống 6,5%/năm cố định 12 tháng; giảm từ 8,3%/năm xuống 7,4%/năm cố định 24 tháng và giảm từ 9,4%/năm xuống 8,0%/năm cố định 36 tháng. Lần đầu tiên, Shinhan cũng triển khai gói vay mua nhà cố định lãi suất lên đến 48 tháng với lãi suất chỉ 8,7%/năm.
    Hai ngân hàng Standard Chartered và UOB đưa mức lãi suất cho vay mua nhà trong thời gian ưu đãi 6,48%/năm.
    Hong Leong Bank áp dụng mức lãi suất cho vay mua nhà 6,75%/năm, tỉ lệ cho vay tối đa lên đến 80% giá trị bất động sản.
    Các chuyên gia tài chính - ngân hàng nhận định, đây là mức lãi suất cho vay mua nhà thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại đây.

Tiền “rẻ” chưa từng có, dân Việt đổ xô đầu tư chứng khoán

    Nguồn tiền dồi dào khiến lãi suất huy động các ngân hàng liên tục xuống thấp trong thời gian qua. Nhà đầu tư cá nhân trong nước đã dùng tiền nhàn rỗi tăng đầu tư vào chứng khoán.
    Theo thống kê của Công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC) tại bản tin trái phiếu mới phát hành, trong tuần từ 2/11 đến 6/11, tổng lượng tín phiếu đang lưu hành tiếp tục duy trì ở mức 0 trong tháng thứ 5 liên tiếp, trong khi tổng lượng OMO (nghiệp vụ thị trường mở) đang lưu hành cũng duy trì ở mức 0 trong tháng thứ 7 liên tiếp.
    BVSC đánh giá, với thanh khoản hệ thống ngân hàng dồi dào, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nhiều khả năng sẽ tiếp tục không can thiệp hoạt động thị trường mở trong thời gian tới.
    Trong khi đó, trên thị trường liên ngân hàng, lãi suất ở các kỳ hạn mặc dù đã có diễn biến tăng nhẹ trở lại, nhưng vẫn ở mức thấp.
Nhấn để phóng to ảnh
Thanh khoản trong hệ thống ngân hàng đang rất dồi dào (ảnh minh hoạ: Bloomberg)

    Cụ thể, lãi suất liên ngân hàng các kỳ hạn qua đêm, 1 tuần và 2 tuần lần lượt tăng 0,02%; 0,09% và 0,01% lần lượt lên mức 0,12%/năm; 0,15%/năm và 0,31%/năm. Tuy nhiên, với việc thanh khoản hệ thống ngân hàng tiếp tục ở trạng thái dư thừa, BVSC cho rằng lãi suất liên ngân hàng sẽ vẫn duy trì ở mức thấp (dưới 1 /năm) trong quý cuối năm.
    Trong tuần trước đó, lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm và 2 tuần được cho biết là đã chạm đáy thấp nhất trong vòng 2 năm vừa qua.
    Cùng với tình trạng “ế” tiền trong ngân hàng, lãi suất tiền gửi tiết kiệm của nhiều ngân hàng trong thời gian vừa qua cũng đang có xu hướng giảm.
    Trong nhóm 4 ngân hàng thương mại quốc doanh, Agribank tiếp tục không huy động tiền gửi tại kỳ hạn 36 tháng.
    Ở kỳ hạn này, VietinBank và BIDV cùng quy định chung mức lãi suất tiền gửi là 5,8%/năm; Vietcombank niêm yết lãi suất là 5,6%/năm. Nhìn chung, cả 3 ngân hàng này đều điều chỉnh giảm 0,2 điểm% lãi suất so với đầu tháng 10.
    Theo dự báo của Công ty cổ phần Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV), tăng trưởng tín dụng năm nay sẽ ở mức 8 - 10%.
    Thanh khoản dư thừa khiến lãi suất liên ngân hàng, lợi suất trái phiếu kho bạc xuống thấp nhất nhiều năm qua.
    Thanh khoản hệ thống trong 9 tháng đầu năm 2020 dồi dào, với mức chênh lệch phần tăng thêm M2 và tín dụng luôn duy trì ở mức cao. Diễn biến này chủ yếu là do dịch bệnh, doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn, phải thu hẹp hoạt động sản xuất - kinh doanh, khiến cầu tín dụng giảm rõ rệt.
    Các chuyên gia phân tích KBSV đánh giá, mặt bằng lãi suất huy động đã liên tục giảm mạnh từ sau lần cắt lãi suất điều hành vào tháng 5/2020. Lãi suất huy động ở mức thấp và trong xu hướng giảm xuất phát từ hai nguyên nhân.
    Thứ nhất, thanh khoản hệ thống duy trì ở trạng thái dư thừa khi nguồn cung dồi dào (NHNN mua vào ngoại tệ, huy động vốn 9 tháng tăng khá ở mức 7,7%), trong khi phía cầu chưa có nhiều tín hiệu khởi sắc (tín dụng 9 tháng chỉ tăng 5,12%).
    Thứ hai, áp lực giảm lãi suất huy động để duy trì tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) phù hợp trong bối cảnh ngân hàng phải cắt giảm lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid-19.
    Tóm lại, tiền “rẻ” đang rất dồi dào và kênh gửi tiết kiệm để lấy lãi đang trở nên kém hấp dẫn hơn trong mắt nhà đầu tư có nguồn vốn nhà rỗi.
    Đây có thể là một phần nguyên nhân khiến số lượng nhà đầu tư F0 (lần đầu gia nhập) trên thị trường chứng khoán tăng nhanh. So với tiết kiệm và những kênh đầu tư khác thì chứng khoán vẫn đang là một kênh đầu tư khá hiệu quả.
    Số liệu từ Trung tâm lưu ký chứng khoán (VSD) cho thấy, lượng tài khoản mở mới của nhà đầu tư trong nước ở tháng 10 tiếp tục tăng so với tháng 9 và đạt 36.451 tài khoản (tăng 16%). Đây cũng là tháng có lượng tài khoản mở mới lớn nhất trong vòng 6 tháng qua. 
    Tổng số lượng tài khoản của nhà đầu tư trong nước tính đến hết 31/10 là hơn 2,63 triệu tài khoản. Riêng nhà đầu tư cá nhân trong nước đã mở mới 36.346 tài khoản, tăng 5.006 tài khoản so với tháng 9. 
    Lũy kế đến hết tháng 10, nhà đầu tư cá nhân đã mở 288.372 tài khoản, cao gấp rưỡi lượng mở mới của cả năm 2019 (187.825 tài khoản).
    Nhờ đó, thị trường chứng khoán đã được hỗ trợ đáng kể cả về giá và thanh khoản. Tại thời điểm cuối tháng 10, VN-Index tăng 20,26 điểm so với tháng 9, đạt 925,47 điểm còn HNX-Index cũng tăng 2,41 điểm lên 135,34 điểm; UPCoM-Index tăng 1,12 điểm lên 62,85 điểm.
    Thanh khoản thị trường trong tháng 10 tăng mạnh với tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 11,2 tỷ cổ phiếu (tăng 20% so với tháng 9), tương ứng giá trị giao dịch 211.410 tỷ đồng (tăng 29%). Riêng sàn HSX, khối lượng giao dịch tăng 23% lên 9,07 tỷ cổ phiếu, giá trị giao dịch tương ứng tăng 30% lên 181.138 tỷ đồng.




Người Việt Nam càng ngày càng giàu lên

Các dòng vốn đầu tư đang đổ vào Việt Nam nhiều hơn

Nhiều tiềm năng đang được phát hiện

Các nhóm ngành sẽ phát triển nhanh trong tương lai như:

1. Thương mại dịch vụ

2. Xây dựng

3. Thép

4. Hàng không

5. Sản xuất thiết bị điện tử

6. Kinh tế biển