Thứ Tư, 11 tháng 1, 2023

Làng Vũ Đại "của Chí Phèo" rực lửa mùa kho cá tết: Nhiều người kiếm bạc tỷ | VTC Now

Cuộc sống ở khu trọ công nhân mất việc cận Tết

Mất việc, nghỉ Tết dài ngày vì nhà máy hết đơn hàng, nhiều công nhân thả lưới đánh cá, vớt lục bình làm thực phẩm, nhặt ve chai… kiếm sống.
Khu trọ Hưng Lợi 2 ở phường Uyên Hưng, thị xã Tân Uyên (Bình Dương) có hơn 1.700 phòng. Cao điểm có khoảng 5.000 người thuê trọ. Tuy nhiên, từ tháng 7, nhiều công nhân thiếu việc trả phòng về quê. Hiện khu trọ chỉ còn khoảng 1.300 người, chủ yếu là công nhân mất việc, bị tạm hoãn hợp đồng, nghỉ Tết dài ngày, không có tiền về quê nên chọn ở lại. Từ tháng 7, chủ khu trọ giảm mỗi phòng 300.000 đồng.

Đến cuối năm 2022, Bình Dương ghi nhận khoảng 28.000 lao động mất việc, gần 240.000 người bị giảm giờ làm. Các số liệu cho thấy đây là địa phương có số người mất việc, giảm việc nhiều nhất khu vực Đông Nam Bộ. Số lao động bị ảnh hưởng thuộc ngành gỗ, may mặc, giày da do biến động tình hình thế giới, đơn hàng bị cắt giảm.
Bà Thị Bình, 60 tuổi, quê Kiên Giang, dân tộc Khmer, suốt mấy tháng qua bị cắt giảm việc, phải bán chuối nướng ở khu nhà trọ kiếm sống qua ngày. Hai vợ chồng bà lúc trước làm công ty gỗ Thống Nhất nhưng bị cho nghỉ hơn hai tháng. Không có tiền về quê ăn Tết, họ phải ở lại chờ việc năm sau.
Giữa trưa nắng, vào trung tuần tháng Chạp, bà Lý Thị Hương (hàng đầu) cùng hàng xóm ở khu trọ, lội đồng tìm lục bình, ve chai kiếm sống.

Bà Hương quê An Giang lên Bình Dương chăm cháu cho gia đình con gái làm công nhân. Vợ chồng con gái mất việc từ đầu tháng 12 năm ngoái. Trong lúc hai con đi tìm việc, bà đi nhặt ve chai bán mỗi ngày được vài chục nghìn đồng. Để bữa cơm có rau, người phụ nữ 63 tuổi thường đi vớt lục bình ở ruộng nước xung quanh khu trọ làm các món luộc, ăn sống, xào với mỡ heo.
Cũng như bà Hương, bà Lý Thị Hen (áo đỏ), quê An Giang, lên chăm cháu suốt mấy năm nay. Từ khi hai đứa con mất việc, bà cũng tranh thủ nhặt ve chai, bới thùng rác tìm cơm thừa để bán cho người nuôi gà, vịt. "Con bị thất nghiệp mấy tháng nay, thân nó không lo nổi lấy đâu chu cấp cho mình", bà Hen nói.
Không chịu được cảnh bó buộc trong bốn bức tường phòng trọ, anh Lê Văn Thuận, 38 tuổi, quê Đồng Tháp, nhờ người thân gửi lưới từ quê lên để bắt cá, cải thiện bữa ăn. Anh Thuận bị nhà máy gỗ cho nghỉ Tết sớm hơn hai tháng mà không có thưởng hay bất kỳ khoản hỗ trợ nào.
Cũng như nhiều gia đình ở xóm trọ, vợ chồng bà Sóc Ni - Mô Sê quê An Giang, đi hái rau dại, trang trải qua ngày. Hai ông bà có bốn người con làm công nhân, một số đã nghỉ việc. "Vợ chồng hái rau dại ngoài đồng về bán mỗi ngày cũng được 60.000-70.000 đồng. Hôm nay mấy anh bảo vệ đuổi quá không cho bán nên đem về sớm", bà Ni than thở.
Mới sinh em bé, đi làm bữa được bữa mất, vợ chồng anh Nguyễn Văn Út, 30 tuổi, quê Cà Mau quyết định ở lại Bình Dương ăn Tết. "Vợ tôi mới sinh đâu có đi làm, lương 4-5 triệu mỗi tháng. Tiền không đủ sữa nuôi con lấy đâu về quê", anh Út nói.
Chiều muộn, ngồi trước cửa hàng tạp hóa của gia đình, chị Nguyễn Thị Thu, 39 tuổi (góc trái), quê Tiền Giang, kể mình vừa bị giật nợ khoảng 100 triệu đồng. Chồng làm công nhân may nhưng bị cho nghỉ hai tháng trước, đứa con 17 tuổi cũng đang thất nghiệp.

Trước đây, chị làm công nhân công ty gỗ, sau đó dành ít tiền mở tiệm tạp hóa ở khu công nhân. "Nhiều công nhân mua hàng, vay tiền sau đó mất việc, hết tiền không thể trả. Mình biết mà không đòi được vì ai cũng khổ hết. chỉ mong họ mau chóng có việc làm có tiền trả nợ", chị Thu nói.
Chị Thu nuôi thêm vịt ở ngay hành lang khu nhà trọ để trang trải cuộc sống. "Tôi từng khá nhất ở đây mà giờ thất bát nhất khu này", chị nói về tình trạng của mình ở khu trọ.
Chập tối, những đứa trẻ vui chơi trong khu trọ công nhân le lói ánh đèn.
Nhận được 5 triệu đồng của tháng lương cuối, sáng 5/1, vợ chồng anh Sơn Út và chị Ne Áng Sóc Khône, công nhân nhà máy gỗ ở Tân Uyên trả tiền phòng, về quê Sóc Trăng ăn Tết cùng hai con nhỏ. "Công ty cho nghỉ Tết một tháng. Nhận được tiền, vợ chồng tôi lên xe về ngay bởi tiền ít, ở lại một ngày là tiêu thêm một đồng", anh Sơn Út nói và cho biết còn 3,5 triệu đồng, sau khi trừ chi phí trọ tháng 12.
Theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, cuối tháng 12/2022, cả nước ghi nhận gần 530 doanh nghiệp bị cắt giảm đơn hàng, phần đông tập trung ở khu vực phía Nam. Tổng số lao động bị mất việc, giảm việc là trên 637.000 người. Ngành lao động dự báo tới hết quý 1/2023, ngành dệt may, da giày, chế biến gỗ, cơ khí tiếp tục khó khăn, thiếu việc làm, do phụ thuộc vào thị trường xuất khẩu.

Cuộc đời vua Hàm Nghi qua lời kể của hậu duệ

Tiến sĩ Amandine Dabat, hậu duệ đời thứ năm vua Hàm Nghi, kể về cuộc sống của vua khi bị lưu đày ở Algérie cho đến cuối đời, chiều 10/1.
Buổi nói chuyện diễn ra trong không gian nhà hát Duyệt Thị Đường, hoàng thành Huế, nhân kỷ niệm 79 năm ngày mất của hoàng đế yêu nước Hàm Nghi (1871-1944).

Theo chính sử triều Nguyễn, vua Hàm Nghi tên thật là Nguyễn Phúc Ưng Lịch, là con trai thứ năm của Kiên Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Cai. Từ nhỏ, ông sống trong cảnh bần hàn, dân dã với mẹ chứ không như hai người anh ruột ở trong cung là vua Đồng Khánh và vua Kiến Phúc.

Năm 1884, vua Hàm Nghi được các phụ chính đại thần chủ trương chống Pháp là Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết đưa lên ngôi lúc 13 tuổi. Sau khi kinh đô Huế thất thủ năm 1885, vua Hàm Nghi được Tôn Thất Thuyết đưa vào rừng núi Tân Sở. Tại đây, vua ban chiếu Cần Vương, kêu gọi sĩ phu và nông dân nổi dậy chống Pháp giành độc lập.

Dân chúng hưởng ứng phong trào rất đông. Giặc Pháp đã bắt vua Hàm Nghi, ngày 25/11/1888 đưa ông xuống tàu đi vào Lăng Cô. Chiều 13/1/1889, vua đến thủ đô Alger của Algérie và qua đời tại đây năm 1944 do ung thư dạ dày.

Tiến sĩ Amandine Dabat trong buổi nói chuyện về vua Hàm Nghi chiều 10/1. Ảnh: Võ Thạnh

Tiến sĩ Amandine Dabat cho biết, khi nghiên cứu để làm luận án tiến sĩ, bà đã tiếp cận hơn 2.500 tài liệu quý gồm các thư từ, tranh, ảnh của vua Hàm Nghi từ gia đình. Từ nguồn tư liệu này, bà biết vua không bao giờ nguôi ngoai nhớ thương đất nước.

Thời gian đầu ở Alger, vua không chịu hợp tác học tiếng Pháp. Tại đây, chính quyền Pháp coi vua Hàm Nghi là đối tượng nguy hiểm. Ngược lại, chính quyền bảo hộ ở Algeria lại nhận thấy vua hiền lành, gần gũi và dễ mến... nên đã nới lỏng sự kiểm soát đối với ông.

Sau đó, nhờ tiếp xúc với một nhà truyền giáo, vua Hàm Nghi bắt đầu học tiếng Pháp và được người phiên dịch tên Trần Bình Thanh giới thiệu gặp gỡ họa sĩ Marius Reynaud. Từ đó, ông được hướng dẫn tiếp thu hội họa phương Tây.

Tuy nhiên, người Pháp khi đó muốn chứng minh một điều ngược lại. Họ đã may các bộ đồ hoàng tử tại cửa hàng hoàng gia theo lối Pháp và ép vua Hàm Nghi chỉ được phép mặc theo lối đó. Họ chụp lại các bức ảnh vua mặc quần áo hoàng tử Pháp rồi gửi về An Nam. Chính phủ thực dân đương thời muốn qua bức ảnh có thể truyền thông điệp đến dân chúng rằng vị vua mà họ tôn kính đã thực sự quy phục người Pháp.

Chân dung tự họa của vua Hàm Nghi, năm 1896. Ảnh tư liệu.

Năm 1896, trong tình cảnh bị cưỡng bức đủ điều, vua Hàm Nghi đã đến với hội họa và thực hiện bức chân dung tự họa bằng chì than đầu tiên. Bức chân dung được vẽ theo ảnh chụp khi nhà vua mới lưu vong vài năm và trang phục trong ảnh vẫn thuần túy phong cách hoàng gia Việt Nam.

Sau đó, ông đã in sao hàng loạt và tặng bức họa này cho những người ông gặp như tấm thẻ xã giao theo phong tục thời bấy giờ, nhưng mục đích chính là muốn nói: "Tôi vẫn là vua của nước An Nam và người Pháp không thể khuất phục được lòng yêu nước, lòng tự tôn dân tộc của vị vua như tôi".

Nhà vua cũng gửi hai thẻ thăm viếng xã giao này về Đông Dương cho viên tướng Rheinart thường trú ở An Nam và cho Toàn quyền Đông Dương Richaud. Trong thẻ đó, ông đã tự ký và gọi mình là "Người chiến đấu chống lại người Pháp".

Tiến sĩ Amandine Dabat cho rằng, hành động của vua Hàm Nghi mang đến cho công chúng một cái nhìn mới về ông - không chỉ là vị vua yêu nước, suốt đời hướng về cội nguồn, suốt đời chỉ mặc quốc phục mà còn là nghệ sĩ tài hoa với nhiều tác phẩm nghệ thuật đặc sắc, đặc biệt là trong lĩnh vực hội họa.

Bộ trưởng Tài chính: 'Có lúc vì dân phải bất chấp nguyên tắc'

Theo Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc, trường hợp cấp bách phải đảm bảo phục vụ dân, như chống dịch Covid-19, buộc phải "bất chấp nguyên tắc" cho xuất hàng, chi trước, quyết toán sau.

Sáng 9/1, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung liên quan tới điều chỉnh, điều chuyển vốn ngân sách. Có ba đại biểu Quốc hội tham gia góp ý kiến về các nội dung này.

Ở các nội dung này, Chính phủ đề nghị tăng dự toán vay lại từ vốn vay nước ngoài năm 2022 tại 7 địa phương thêm 226 tỷ đồng; tăng dự toán chi trả nợ gốc của tỉnh Bắc Kạn thêm 33,7 tỷ đồng để tỉnh có căn cứ thực hiện trả nợ trước hạn.

Chính phủ muốn bổ sung hơn 14.713 tỷ đồng chi thường xuyên vốn viện trợ không hoàn lại vào dự toán ngân sách năm 2021. Khoản này gồm viện trợ phòng chống dịch là hơn 11.360 tỷ đồng, và viện trợ khác gần 3.353 tỷ đồng.

Ông Phạm Văn Hoà, Phó trưởng đoàn chuyên trách tỉnh Đồng Tháp, nêu ý kiến, đây là những khoản đã được các bộ, ngành, cơ quan trung ương và địa phương nhận viện trợ và chi, nhưng chưa có trong dự toán ngân sách được Quốc hội thông qua trước đó.

"Việc chi trước, quyết toán sau không nằm trong kế hoạch chi hàng năm đã và đang diễn ra, không đúng quy định của Luật Ngân sách", ông nói và đề nghị Bộ trưởng Tài chính giải trình rõ lý do.

Về việc này, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho hay, viện trợ nước ngoài phụ thuộc các tổ chức nước ngoài, nên thường là các khoản nhỏ, bất thường và không có dự toán từ trước.

Năm 2021-2022, đặc thù các khoản viện trợ là dành cho phòng, chống dịch Covid-19, các tổ chức nước ngoài tài trợ trực tiếp cho các địa phương (TP HCM, Hà Nội...). Địa phương sau khi tiếp nhận, phục vụ chống dịch, rồi mới báo cáo Bộ Tài chính.

Việc này, theo Bộ trưởng Tài chính, khiến nhiều đơn vị rất bị động. "Chúng tôi nhiều khi cũng phải vì dân, nên có trường hợp đành bất chấp nguyên tắc, quy tắc", ông nói.

Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc giải trình trước Quốc hội về một số nội dung liên quan tới điều chỉnh, điều chuyển vốn ngân sách, sáng 9/1. Ảnh: Phạm Thắng

Nêu thực tế, Bộ trưởng Phớc kể, thời điểm đỉnh dịch tại TP HCM, số ca tử vong tăng cao, nhưng theo quy định phải có đầy đủ hồ sơ thủ tục, giấy tờ hải quan mới cho xuất hàng, thông quan hàng hoá. Lúc đó, kit test xét nghiệm, vaccine Covid-19... được nhà tài trợ vận chuyển, thông báo cho địa phương, ngành y tế.

Bộ trưởng Y tế, Thứ trưởng Công an, lãnh đạo Bệnh viện Chợ Rẫy... tới nhận nhưng Cục Hải quan TP HCM cũng không đồng ý, do lô hàng tài trợ chưa đủ hồ sơ, điều kiện để thông quan.

"Lúc đó tôi phải gọi cho Cục trưởng Hải quan TP HCM. Tôi nói sẽ chịu trách nhiệm, phải cho Ban chỉ đạo chống dịch nhận vaccine, kit xét nghiệm, nhưng Cục Hải quan không đồng ý cho xuất hàng. Tôi yêu cầu, nếu anh không có xuất hàng thì trả chức lại cho Bộ và tự chịu trách nhiệm. Sau đó, hải quan mới đồng ý xuất hàng trước, hoàn thủ tục sau", Bộ trưởng Tài chính kể lại.

Theo ông, tùy vào thực tế, có những lúc phải đảm bảo phục vụ dân, cho chi trước, xuất hàng trước, rồi hoàn thành thủ tục, quyết toán sau. Song như vậy cán bộ lại rủi ro, hàng cho xuất đi rồi mà sau này quyết toán không đầy đủ thì sẽ bị truy trách nhiệm.

"Trường hợp này may là sau này tập hợp hồ sơ, đầy đủ", ông nói, và mong muốn các đại biểu Quốc hội thấu hiểu, Bộ Tài chính luôn chủ động trong phạm vi, còn những tình huống, hoàn cảnh chưa dự báo được thì phải "hết sức sáng tạo".

Liên quan tới xin điều chỉnh hơn 2.268 tỷ đồng dự toán kinh phí chưa dùng hết năm 2021 của Tổng cục Hải quan và Tổng cục Thuế, để bổ sung dự toán chi đầu tư phát triển năm 2022 và 2023 của Bộ Tài chính, ông Tạ Văn Hạ, đại biểu tỉnh Quảng Nam đặt vấn đề "có phải hiện tượng lách luật hay không?".

Theo ông Hạ, Bộ Tài chính với vai trò cơ quan gác cửa quản lý tài chính, xin điều chuyển vốn như vậy là chưa nghiêm.

Ông Hồ Đức Phớc giải thích, về nguyên lý khi tiết kiệm chi thường xuyên để đưa vào các khoản chi đầu tư phát triển là "hiệu quả, tốt".

Ngoài hai đơn vị thuộc Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thuế), theo Nghị quyết Quốc hội, một số đơn vị khác như Ngân hàng Nhà nước, Kiểm toán Nhà nước... cũng được hưởng chế độ đặc thù cho tới khi hoàn thiện chính sách cải cách tiền lương. Do đó, đây không phải là ưu ái.

Việc chưa thể phân bổ vốn cho các dự án của hai đơn vị này từ đầu kỳ, đầu năm, theo trưởng ngành Tài chính, quyền bố trí vốn đầu tư công thuộc Bộ Kế hoạch & Đầu tư, nhiều hạng mục của ngành tài chính không được bố trí do vốn "nhu cầu nhiều, vốn đầu tư công bố trí đầu nhiệm kỳ còn hạn chế".

Hơn nữa, sự phối hợp giữa Bộ Kế hoạch & Đầu tư - quản lý việc ghi vốn, phân bổ vốn đầu tư công và Bộ Tài chính, ông Phớc thừa nhận, chưa nhịp nhàng.

Ông Phớc nói thêm, những trụ sở cơ quan thuế, hải quan ở địa phương không sử dụng, hay do sáp nhập Chi cục, thì Bộ Tài chính đều trả lại địa phương để bố trí cho các cơ quan khác.

Theo chương trình, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Nghị quyết về điều chỉnh, điều chuyển vốn theo đề xuất của Chính phủ tại phiên họp bế mạc chiều nay.

'Trung Quốc mở cửa có thể tác động tốt đến kinh tế Việt Nam từ giữa 2023'

Ông Nguyễn Xuân Thành - Đại học Fulbright - dự báo, từ tháng 5-6, việc mở cửa của Trung Quốc sẽ tác động tích cực đến kinh tế Việt Nam.
Trung Quốc mở cửa trở lại sau 3 năm vì Covid-19 được đánh giá là sự kiện quan trọng với kinh tế thế giới. "GDP toàn cầu đã được dự báo tăng thêm 0,1 điểm % nhờ động thái này", kinh tế trưởng BIDV Cấn Văn Lực nói tại Diễn đàn về kịch bản kinh tế Việt Nam 2023 ngày 11/1. Việt Nam trên thực tế không nằm ngoài xu thế hưởng lợi. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, tác động tích cực từ việc Trung Quốc mở cửa sẽ không ngay lập tức diễn ra vì nước này có thể gặp một số "hỗn loạn" về chính sách trong giai đoạn đầu – tức trong quý quý I/2023.
Ông Nguyễn Xuân Thành đến từ Đại học Fulbright dự báo: "Khoảng tháng 4-5, Trung Quốc sẽ tự tin hơn vào chính sách mở cửa, tạo cơ hội ngành xuất khẩu và du lịch của Việt Nam".

Ông Nguyễn Xuân Thành tại Diễn đàn Kịch bản kinh tế Việt Nam ngày 11/1.

Trong khi đó, ông Nguyễn Minh Cường, kinh tế trưởng của ADB cũng cho rằng, phải đến hết quý II/2023, việc mở cửa của Trung Quốc mới tác động đến kinh tế toàn cầu, trong đó có Việt Nam ở các lĩnh vực như nông nghiệp, dịch vụ, xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, ông cũng lưu ý, khi Trung Quốc quay lại, Việt Nam cũng đối diện với thách thức phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nước này.

Trước đó, trong báo cáo của Quỹ đầu tư VinaCapital, ông Michael Kokalari, kinh tế trưởng, cho rằng Trung Quốc mở cửa trở lại ít tác động với kinh tế Việt Nam hơn các quốc gia khác trong khu vực ASEAN. Nguyên nhân là mức độ tiếp xúc của Việt Nam với thị trường nội địa Trung Quốc khá khiêm tốn. Tác động quan trọng lớn nhất, theo VinaCapital là lượng khách du lịch có khả năng quay lại bình thường trong nửa cuối 2023. Đây cũng là động lực thúc đẩy tăng trưởng GDP của Việt Nam tăng thêm 2% trong năm sau.

Bên cạnh câu chuyện Trung Quốc, giữa năm cũng là thời điểm Việt Nam tìm được cơ hội trước chính sách điều hành tiền tệ của Mỹ. Ông Nguyễn Xuân Thành cho biết, dự kiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) có thể còn 3 lần tăng lãi suất, dự kiến vào tháng 2, 3 và 5 trong năm nay. Theo ông, đầu tháng 5 có khả năng là lần tăng cuối cùng, sau đó lãi suất sẽ duy trì ở mức đỉnh trên thị trường liên ngân hàng từ 5-5,25% cho đến cuối 2023.

"Cuối tháng 5 sẽ có dư địa cho Việt Nam nhờ vào việc không phải chạy đua lãi suất trong nước với USD, áp lực tỷ giá qua đi", ông nói và nhìn nhận đây là dư địa để đổi chiều chính sách, đảm bảo các cân đối vĩ mô.

Tuy nhiên, để nắm bắt được những cơ hội này, ông Thành cho rằng Việt Nam cần phải chủ động. Cụ thể, để có được bức tranh sáng, Việt Nam cần tăng tốc trong giải ngân vốn đầu tư công, vốn FDI.

Trong khi đó, chuyên gia của ADB cho rằng Việt Nam cần tiếp tục khắc phục một số vấn đề nội tại như sự thiếu liên kết giữa thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu. Điều này đã bộc lộ rõ khi tổng cầu tiêu dùng nội địa tăng nhưng chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI – phản ánh điều kiện kinh doanh ngành sản xuất) suy giảm 2 tháng liên tiếp. PMI Việt Nam trong tháng 11 và 12 hiện nằm dưới ngưỡng 50 điểm – cho thấy sự thu hẹp trong lĩnh vực sản xuất.

Trong khi đó, tại những nước như Ấn Độ, Philippines, khi nhu cầu trên thế giới giảm, PMI vẫn duy trì trên 50 điểm (tức mở rộng sản xuất) nhờ đảm bảo đực sự liên kết này.

"Sự mất cân đối trong cơ cấu nền kinh tế khi khu vực xuất khẩu phụ thuộc lớn vào khối FDI đã khiến tổng cầu xuất khẩu giảm, chỉ số PMI lập tức đi xuống", ông nói.

Với đầu tư công, ông Cường cho rằng cần xem xét lại tổng vốn giải ngân mục tiêu mà Việt Nam đưa ra có phù hợp không. Đầu tư công, dù được xem là động lực tăng trưởng của nền kinh tế, cũng đồng thời là điểm nghẽn trong thời gian dài vì vấn đề chậm giải ngân.

Lấy ví dụ con số hơn 2 triệu tỷ đồng cho đầu tư công trung hạn 5 năm, tức trung bình 400.000 tỷ mỗi năm, ông nói, thực tế mỗi năm Việt Nam chỉ giải ngân được khoảng 60%. Điều này được phía ADB nhìn nhận, có thể bản chất câu chuyện không phải là giải ngân đầu tư công chậm, mà thực ra nền kinh tế chỉ có khả năng hấp thụ đến vậy. "Tổng vốn đầu tư công vượt mức hấp thụ, sẽ tạo sức ép đến việc huy động vốn từ trái phiếu Chính phủ và thanh khoản của hệ thống tài chính", ông Cường nói. Do đó, ông cho rằng, việc đưa ra tổng vốn đầu tư bao nhiêu phải nhìn đến năng lực của nền kinh tế (cơ chế, luật pháp, chính sách...).

Bên cạnh đó, chuyên gia ADB cũng lưu ý thêm và câu chuyện niềm tin trên thị trường. Cụ thể, để ngăn chặn khủng hoảng về niềm tin, một mình chính sách tiền tệ là không đủ mà cần có sự chia sẻ nhiều hơn từ chính sách tài khoá.

NASA cho biết có điều gì đó kỳ lạ đang xảy ra với vũ trụ của chúng ta

Các quan sát cũng cho thấy các thiên hà khác đang di chuyển ra khỏi Dải Ngân hà của chúng ta nhanh hơn so với những gì chúng ta quan sát được và tính toán trước đây.
Một trong những công cụ mạnh nhất mà thế giới biết đến khi đo lường giữa các vì sao là Kính viễn vọng Không gian Hubble. Hubble hiện đang thực hiện một sứ mệnh quy mô lớn hơn nhiều - xác định vũ trụ của chúng ta đang giãn nở nhanh như thế nào.
Giờ đây, những phát hiện mới cho thấy vũ trụ không giãn nở với tốc độ đồng đều. Các nhà khoa học đang nghiên cứu dữ liệu mới từ Kính viễn vọng Không gian Hubble. Họ nói rằng tốc độ mở rộng của các thiên hà khác đã trở nên nhanh hơn nhiều so với kỳ vọng và sự hiểu biết ban đầu của chúng ta.

Bản cập nhật lớn nhất trên hằng số Hubble và kết quả các điểm đánh dấu khoảng cách của các thiên hà cho thấy khoảng cách vũ trụ đã giãn nở gấp đôi so với trước đây. Các nhà khoa học kiểm tra dữ liệu mới từ kính viễn vọng không gian Hubble 32 tuổi đang cố gắng xác định vũ trụ giãn nở nhanh như thế nào và sự giãn nở đó đang tăng tốc bao nhiêu, thông qua một con số được gọi là hằng số Hubble (được đặt theo tên của các nhà thiên văn học Edwin P. Hubble và Georges Lemaître, người lần đầu tiên cố gắng đo lường vũ trụ vào năm 1929). Hằng số Hubble là một con số rất đặc biệt. Nó có thể cho các nhà khoa học có cái nhìn xuyên suốt từ xưa đến nay về vũ trụ.
Người đoạt giải Nobel, Adam Riess của Viện Khoa học quản lý Kính viễn vọng Không gian (STScI) và Đại học Johns Hopkins ở Baltimore, Maryland cho biết: "Chúng ta đang có thước đo chính xác nhất về tỷ lệ giãn nở của vũ trụ từ tiêu chuẩn vàng của kính thiên văn và các điểm được đánh dấu dặm vũ trụ. Các quan sát cũng cho thấy các thiên hà khác đang di chuyển ra khỏi Dải Ngân hà của chúng ta với tốc độ nhanh hơn. Nhưng các nhà khoa học vẫn chưa thể tìm ra lý do tại sao, vì vậy tất cả những gì họ đang nói bây giờ vẫn được xem là một cái gì đó kỳ lạ đang xảy ra".
Riess hiện đang dẫn đầu một nhóm các nhà khoa học đã xuất bản một bài báo liên quan đến dữ liệu thu thập được từ Kính viễn vọng Không gian Hubble và người ta thấy rằng các thiên hà khác đang di chuyển khá nhanh so với chúng ta - cho thấy sự gia tăng rõ ràng về tốc độ mở rộng vũ trụ.

Thuyết tương đối hẹp của Einstein cho rằng tốc độ ánh sáng trong vũ trụ là nhanh nhất, và mọi chuyển động của vật chất không thể vượt qua được vận tốc của ánh sáng. Tuy nhiên, trong mô hình tiêu chuẩn của vũ trụ, sự giãn nở của vũ trụ lại vượt quá tốc độ ánh sáng, theo cách này, nhiều người đã tỏ ra rất khó hiểu, vì chuyển động của vật chất không thể vượt quá tốc độ ánh sáng, vậy tại sao sự giãn nở của vũ trụ lại có tốc độ lớn hơn cả vận tốc ánh sáng?



Trên thực tế, bản chất của câu trả lời cho những câu hỏi này đó là sự khác biệt giữa sự giãn nở của vũ trụ nhanh hơn tốc độ ánh sáng và tốc độ ánh sáng trong chuyển động của các vật thể. Nói một cách đơn giản, rào cản tốc độ ánh sáng chỉ có thể áp dụng lên các vật thể có khối lượng tĩnh, các vật thể này không thể vượt quá tốc độ ánh sáng, trong khi đó sự giãn nở của vũ trụ là sự giãn nở của không-thời gian. Bản thân không-thời gian không có khối lượng, và tất nhiên nó không bị giới hạn bởi tốc độ ánh sáng.
Nghiên cứu về tốc độ giãn nở của vũ trụ đã là một chủ đề đã làm say mê các nhà khoa học và thiên văn học trong một thời gian rất dài. Kể từ những nghiên cứu ban đầu được thực hiện vào những năm 1920 bởi các nhà thiên văn học Edwin P. Hubble và Georges Lemaitre cho đến khi phát hiện ra "năng lượng tối" vào cuối những năm 1990, sự tiến bộ trong lĩnh vực này diễn ra chậm nhưng ổn định.
Tuy nhiên, Kính viễn vọng Không gian Hubble đã và đang cung cấp một lượng dữ liệu khổng lồ cho các nhà khoa học nghiên cứu và NASA tin rằng có điều gì đó kỳ lạ đang xảy ra trong vũ trụ khi nó đang giãn nở nhanh như thế nào.
Các nhà khoa học khác của NASA cho biết trong một thông cáo báo chí cho biết: "Nguyên nhân của sự khác biệt này vẫn còn là một bí ẩn. Nhưng dữ liệu của Hubble, bao gồm nhiều vật thể vũ trụ khác nhau đóng vai trò đánh dấu khoảng cách, ủng hộ ý tưởng rằng điều gì đó kỳ lạ đang xảy ra, có thể liên quan đến hiện tượng vật lý hoàn toàn mới".

Sự giãn nở vũ trụ dùng để chỉ sự giãn nở liên tục của toàn bộ vũ trụ trên quy mô lớn, điều này lần đầu tiên được phát hiện và cung cấp bằng chứng bởi nhà thiên văn học nổi tiếng người Mỹ Edwin Hubble. Để tưởng nhớ ông, kính viễn vọng không gian hiện đại đầu tiên của nhân loại đã được đặt theo tên ông. Sau khi Kính viễn vọng Không gian Hubble được đưa lên bầu trời, nó đã mở rộng đáng kể tầm nhìn của nhân loại và hiểu biết sâu sắc hơn về vũ trụ.

Hubble đã đưa ra kết luận về sự giãn nở của vũ trụ vào năm 1929 dựa trên những quan sát lâu dài. Kết luận là toàn bộ vũ trụ đang giãn nở và đồng nhất, tất cả các thiên hà đều tách rời nhau, càng ngày càng xa nhau. Từ đó, ông suy ra định luật Hubble, được biểu diễn đơn giản là: V = HD. Ở đây V đại diện cho tốc độ thoái lui của thiên hà; H đại diện cho hằng số Hubble, được định nghĩa là tốc độ thoái lui của thiên hà ở khoảng cách 10Mpc so với chúng ta, tính bằng đơn vị s / km; D đại diện cho thực tế khoảng cách giữa thiên hà và chúng ta.

Mpc là đơn vị của megaparsec, và 1pc (parsec) là khoảng 3,26 năm ánh sáng. Nhận định này hoàn toàn phù hợp với mô tả thuyết tương đối rộng của Einstein, và giải quyết mâu thuẫn giữa lý thuyết trường của Einstein và lý thuyết không-thời gian tuyệt đối, do đó bổ sung bằng chứng chính và quan trọng cho mô hình vũ trụ vụ nổ lớn, chỉ ra rằng vũ trụ bắt đầu từ sự bùng nổ điểm kỳ dị, sự mở rộng chưa bao giờ dừng lại.

Ai Đã Tạo Ra "Hư Không" Mà Từ Đó, Vũ Trụ Của Chúng Ta Được Hình Thành Nên

6 TUYẾN CAO TỐC DÀI NHẤT ĐẸP NHẤT VIỆT NAM

TÂY LƯƠNG NỮ QUỐC - TÌNH NHI NỮ | MEMORY HD

Khai sáng và tự chữ lành cơ thể

Con người biết: 1. Hiểu mình; 2. Hiểu người

Hiểu mình, hiểu người: trước hết là việc chúng ta hiểu được bản thân mình cần gì, muốn gì, cần phải làm gì để cuộc sống tốt đẹp hơn. Tiếp đến là việc chúng ta lắng nghe, thấu hiểu những người xung quanh bằng tình yêu thương, tấm lòng để san sẻ với họ thật lòng nhất. Hiểu mình hiểu người sẽ giúp cho bản thân chúng ta có thêm nhiều bài học về lẽ sống, cách làm người.

Hiểu mình, hiểu người được gọi chung là lòng thấu hiểu, sự thấu hiểu vô cùng quan trọng trong cuộc sống, là sợi dây liên kết tâm hồn mỗi con người.

- Biểu hiện của người sống hiểu mình, hiểu người:

Hiểu được tính cách, giá trị của bản thân, biết được ưu, nhược điểm của mình, từ đó cố gắng hoàn thiện bản thân mình nhiều hơn.

Biết quan tâm đến cảm nhận của những người xung quanh, sẵn sàng chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với người khác.

Lắng nghe người khác bằng cả tấm lòng chân thành, sự yêu thương, chia sẻ mà không vụ lợi.

- Ý nghĩa, vai trò của lòng thấu cảm trong cuộc sống:

Trong xã hội có rất nhiều mảnh đời chịu bất hạnh, đau thương, khổ cực, việc chúng ta yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ những người đó làm xoa dịu, giảm bớt nỗi đau của họ, xã hội cũng sẽ phát triển đẹp đẽ, vững mạnh hơn.

Khi giúp đỡ người khác, ta sẽ nhận lại sự kính trọng, niềm tin yêu của người khác và lan tỏa được những thông điệp tích cực, tốt đẹp ra ngoài xã hội.

Mỗi người biết chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ người khác sẽ góp phần làm cho xã hội này giàu tình cảm hơn, phát triển văn minh hơn.

Học sinh tự lấy dẫn chứng về những con người hiểu mình, hiểu người làm minh chứng cho bài làm văn của mình.

Bên cạnh đó vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác. Lại có những người sống mà không có mục tiêu, lí tưởng, không biết bản thân mình cần gì, muốn gì…

Mỗi con người khi hiểu được bản thân cần gì, muốn gì sẽ có động lực vươn lên trong cuộc sống, từ đó giúp chúng ta đạt được mục tiêu bản thân mình đề ra và góp phần làm cho cuộc sống thêm tốt đẹp hơn.

Trong xã hội vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, vô cảm mặc kệ nỗi đau của đồng loại. Lại có những người sống mà không có mục tiêu, lí tưởng, không biết bản thân mình cần gì, muốn gì…  những người này cần bị phê phán, chỉ trích.

Ý nghĩa việc hiểu mình, hiểu người 

Để thành công trong cuộc sống và được mọi người yêu quý, chúng ta cần phải rèn luyện cả về trí tuệ lẫn tình cảm. Một trong những yếu tố mà chúng ta nên có chính là việc hiểu mình, hiểu người. Hiểu mình là khi chúng ta biết được ưu điểm, nhược điểm của bản thân, biết mình muốn gì, cần gì và phải làm gì để cuộc sống tốt đẹp hơn. Còn hiểu người là việc chúng ta thấu hiểu tính cách, con người của người đó để từ đó yêu thương, bao dung và trân trọng họ bằng tấm lòng chân thành nhất. Hiểu mình hiểu người sẽ giúp cho bản thân chúng ta có thêm nhiều bài học về lẽ sống, cách làm người. Người hiểu mình là những người hiểu được tính cách, giá trị của bản thân, biết được ưu, nhược điểm của mình, từ đó cố gắng hoàn thiện bản thân mình theo chiều hướng tích cực hơn, tốt đẹp hơn. Bên cạnh đó còn là việc chúng ta biết quan tâm đến cảm nhận của những người xung quanh, sẵn sàng chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với người khác, lắng nghe người khác bằng cả tấm lòng chân thành, sự yêu thương, chia sẻ mà không vụ lợi. Hiểu người, hiểu đời còn là việc từ sự cảm thông của người khác chúng ta rút ra được bài học cho bản thân mình để giúp mình và người cùng tốt hơn. Việc hiểu mình, hiểu người sẽ làm cho cuộc sống chúng ta ý nghĩa hơn. Trong xã hội có rất nhiều mảnh đời chịu bất hạnh, đau thương, khổ cực, việc chúng ta yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ những người đó làm xoa dịu, giảm bớt nỗi đau của họ, xã hội cũng sẽ phát triển đẹp đẽ, vững mạnh hơn. Mỗi người biết chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ người khác sẽ góp phần làm cho xã hội này giàu tình cảm hơn, phát triển văn minh hơn. Bên cạnh đó vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác. Lại có những người sống mà không có mục tiêu, lí tưởng, không biết bản thân mình cần gì, muốn gì… Những người này cần kiểm điểm lại chính mình và thay đổi cách sống. Tình người vô cùng cần thiết và quan trọng trong cuộc sống này, hãy trở thành một người có ích, giàu tình yêu thương để thấy cuộc sống thật đáng sống.

Ý nghĩa việc hiểu mình, hiểu người

Con người Việt Nam ta vốn được biết đến với nhiều đức tính, phẩm chất tốt đẹp. Một trong số đó chúng ta phải kể đến chính là việc hiểu mình, hiểu người. Hiểu mình, hiểu người trước hết là việc chúng ta hiểu được bản thân mình cần gì, muốn gì, cần phải làm gì để cuộc sống tốt đẹp hơn. Tiếp đến là việc chúng ta lắng nghe, thấu hiểu những người xung quanh bằng tình yêu thương, tấm lòng để san sẻ với họ thật lòng nhất. Hiểu mình hiểu người sẽ giúp cho bản thân chúng ta có thêm nhiều bài học về lẽ sống, cách làm người. Việc hiểu mình, hiểu người giúp chúng ta đồng cảm, xót thương trước những số phận bất hạnh, sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ khó khăn với người khác để khiến cho cuộc sống này trở nên tốt đẹp hơn. Người có lòng yêu thương, sự thấu cảm, chia sẻ là người sống chan hòa với người khác, sẵn sàng giúp đỡ, cho đi mà không mong nhận lại. Đồng cảm, chia sẻ vô cùng quan trọng trong cuộc sống, mỗi chúng ta hãy sống, yêu thương, chia sẻ với người khác cũng như yêu thương chính bản thân mình. Người sống có sự thấu cảm, chia sẻ là những người sẵn sàng giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình mà không màng đến tư lợi của bản thân. Họ sống vì tập thể, vì người khác, biết nghĩ đến lợi ích chung của tập thể, của mọi người. Bên cạnh đó, họ cũng là những người biết lan tỏa những hành động, những thông điệp tốt đẹp đến người khác cũng như tuyên truyền những thông điệp đó để nó lan tỏa tốt hơn. Sự thấu cảm, chia sẻ có vai trò vô cùng to lớn đối với cuộc sống của con người: Khi giúp đỡ, san sẻ với người khác, ta không chỉ giúp cuộc sống của họ tốt hơn mà ta sẽ nhận lại sự kính trọng, niềm tin yêu của họ dành cho mình. Một xã hội tràn ngập tình yêu thương là một xã hội vô cùng đáng sống. Mỗi người biết chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ người khác sẽ góp phần làm cho xã hội này giàu tình cảm hơn, phát triển văn minh hơn. Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, lại có những người vô cảm mặc kệ nỗi đau của đồng loại, dù trong khả năng của mình cũng không giúp đỡ người khác… những người này cần phải xem xét lại thái độ sống của bản thân mình. Mỗi người sống yêu thương, chan hòa một chút thì cuộc sống này sẽ trở nên tốt đẹp hơn rất nhiều.

Ý nghĩa việc hiểu mình, hiểu người 

Cuộc sống của con người luôn diễn ra với những điều chúng ta không thể lường trước được. Sẽ có những lúc khiến ta gục ngã, buồn bã, tổn thương,… nhưng hơn tất cả, nếu chúng ta sống với sự thấu cảm, biết hiểu mình hiểu người thì cuộc sống của chúng ta sẽ tốt đẹp hơn rất nhiều. Sự thấu cảm, hiểu mình hiểu người trước hết là việc chúng ta hiểu được bản thân mình cần gì, muốn gì, cần phải làm gì để cuộc sống tốt đẹp hơn. Tiếp đến là việc chúng ta lắng nghe, thấu hiểu những người xung quanh bằng tình yêu thương, tấm lòng để san sẻ với họ thật lòng nhất. Hiểu mình hiểu người sẽ giúp cho bản thân chúng ta có thêm nhiều bài học về lẽ sống, cách làm người. Trong xã hội có rất nhiều mảnh đời chịu bất hạnh, đau thương, khổ cực, việc chúng ta yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ những người đó làm xoa dịu, giảm bớt nỗi đau của họ, xã hội cũng sẽ phát triển đẹp đẽ, vững mạnh hơn. Bên cạnh đó, khi giúp đỡ người khác, ta sẽ nhận lại sự kính trọng, niềm tin yêu của người khác và cả sự sẵn sàng giúp đỡ lại của họ lúc mình gặp khó khăn. Từ đó, nghĩa cử cho và nhận trong cuộc sống này sẽ được lan tỏa rộng rãi hơn, con người sống có tình cảm hơn. Mỗi người khi biết chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ người khác sẽ góp phần làm cho xã hội này giàu tình cảm hơn, phát triển văn minh hơn. Sự thấu cảm có ai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống, nó không chỉ giúp cho bản thân hòa hợp với những tâm hồn khác cũng như rút ra được những bài học cho bản thân mình mà nó còn giúp cho những người chia sẻ với mình họ cảm thấy thoải mái hơn, dễ chịu hơn. Mỗi người hãy bớt đi cái tôi của mình một chút, cố gắng lắng nghe người khác để khiến cho cuộc sống này tốt đẹp hơn.

Ý nghĩa việc hiểu mình, hiểu người 

Cuộc sống của con người luôn diễn ra với những điều chúng ta không thể lường trước được. Sẽ có những lúc khiến ta gục ngã, buồn bã, tổn thương,… nhưng khi ta sống với một tấm lòng, hiểu được mình, hiểu được người, ta sẽ thấy cuộc sống này trở nên ý nghĩa hơn. Hiểu mình, hiểu người trước hết là việc chúng ta hiểu được bản thân mình cần gì, muốn gì, cần phải làm gì để cuộc sống tốt đẹp hơn. Tiếp đến là việc chúng ta lắng nghe, thấu hiểu những người xung quanh bằng tình yêu thương, tấm lòng để san sẻ với họ thật lòng nhất. Hiểu mình hiểu người sẽ giúp cho bản thân chúng ta có thêm nhiều bài học về lẽ sống, cách làm người. Mỗi con người khi hiểu được bản thân cần gì, muốn gì sẽ có động lực vươn lên trong cuộc sống, từ đó giúp chúng ta đạt được mục tiêu bản thân mình đề ra và góp phần làm cho cuộc sống thêm tốt đẹp hơn. Trong xã hội có rất nhiều mảnh đời chịu bất hạnh, đau thương, khổ cực, việc chúng ta yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ những người đó làm xoa dịu, giảm bớt nỗi đau của họ, xã hội cũng sẽ phát triển đẹp đẽ, vững mạnh hơn. Bên cạnh đó, khi giúp đỡ người khác, ta sẽ nhận lại sự kính trọng, niềm tin yêu của người khác và khi ta gặp khó khăn, người khác cũng sẽ sẵn sàng giúp đỡ ta. Mỗi người biết chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ người khác sẽ góp phần làm cho xã hội này giàu tình cảm hơn, phát triển văn minh hơn. Tuy nhiên, trong xã hội ngày nay vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, vô cảm mặc kệ nỗi đau của đồng loại. Lại có những người sống mà không có mục tiêu, lí tưởng, không biết bản thân mình cần gì, muốn gì… những người này cần bị phê phán. Sự thấu cảm, hiểu mình, hiểu người có ai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống, nó không chỉ giúp ta hòa hợp với tâm hồn khác cũng như rút ra được những bài học cho bản thân mà nó còn giúp cho những người chia sẻ với mình họ cảm thấy thoải mái hơn, dễ chịu hơn. Mỗi người hãy bớt đi cái tôi của mình một chút, cố gắng lắng nghe người khác để khiến cho cuộc sống này tốt đẹp hơn.

Ý nghĩa việc hiểu mình, hiểu người 

Lão Tử từng nói: “Hiểu người khác là thông minh, hiểu được chính mình mới là khôn ngoan thực sự. Kiểm soát được người khác là sức mạnh, kiểm soát được chính mình mới là năng lực thật sự”.

Những cặp vợ chồng hạnh phúc thường rất hiểu nhau. Một bà mẹ sẽ hiểu con trai của mình. Một giáo viên tận tâm sẽ hiểu được học sinh của mình. Sự thấu hiểu lẫn nhau sẽ giúp chúng ta có khả năng vượt trội để đáp ứng nhu cầu, chữa lành mọi vết thương, giúp đỡ và cùng nhau tiến về phía trước.

Muốn có một cuộc sống thành công, trước tiên bạn cần phải biết rằng điều gì khiến bạn cảm thấy gắn bó, bạn yêu hoặc ghét điều gì, nỗi sợ của bạn là gì và vì sao bạn sẵn sàng vượt qua nỗi sợ đó. Món quà lớn nhất mà bạn có thể dành tặng cho bản thân chính là hiểu, chấp nhận và yêu mến con người mình.

Thẳng thắn mà nói, không ít người đã học được những bài học cuộc sống sâu sắc từ những điều tưởng như chẳng hề liên quan. Biết đâu một ngày đang đi trên đường và nhìn thấy đứa trẻ đạp xe bị ngã rồi nó tự đứng dậy, bạn sẽ đặt câu hỏi: “Liệu mình sẽ làm gì khi không thể thất bại được nữa, mình có dám đứng dậy đi tiếp như đứa trẻ kia không?”

Bạn có nghĩ đến việc bơi qua eo biển Anh không? Hay tham gia chương trình bay vào vũ trụ? Trở thành chủ dự án một startup? Viết một cuốn tiểu thuyết? Bây giờ, hãy thử tưởng tượng như thể bạn đang được làm đúng những thứ mình muốn. Bạn có thấy tâm hồn thư thái và thỏa mãn không? Bạn có yêu công việc đó đủ nhiều để cống hiến phần lớn thời gian và công sức của mình nhằm hoàn thiện nó không?

Nếu câu trả lời là "có", nhưng bạn vẫn chưa có cơ hội được làm công việc mình yêu, vậy rất có khả năng nỗi sợ thất bại đang khiến bạn chùn chân. Bạn chưa hiểu được chính mình và chưa dám chiến thắng nỗi sợ của bản thân.

Steve Jobs từng nói, cho dù còn trẻ nhưng rất có thể hôm nay sẽ là ngày cuối cùng chúng ta được sống. Vậy hãy làm điều gì đó để khi ngày này đến, chúng ta vẫn có thể quay đầu nhìn lại cuộc đời mình một cách hãnh diện, rằng “đây là cuộc đời do chính bàn tay tôi tạo nên”.

Mỗi ngày trong cuộc đời dành trọn cho công việc của mình, Steve Jobs luôn nhìn vào gương và tự đặt câu hỏi: “Nếu hôm nay là ngày cuối cùng được sống, bạn vẫn muốn làm điều mình đang làm chứ?”.

Và ông đã giữ đúng lời. Khi ông làm việc tại Apple, tiếp theo là NeXT, sau đó là Pixar, và cuối cùng lại là Apple, ông luôn trả lời "có" cho câu hỏi trên. Tinh thần này vẫn luôn tồn tại trong ông suốt hàng chục năm cống hiến cho Apple, thậm chí trong suốt 2 năm chống chọi với căn bệnh ung thư tuyến tụy. Ông vẫn tận tụy làm việc, thậm chí cho đến ngày trước khi ông qua đời.

Nếu biết mình chỉ còn một ngày, một tháng, một năm để sống, bạn vẫn sẽ gắn bó với công việc mình đang làm bây giờ chứ? Bạn có thực sự thỏa mãn với cuộc sống bạn đang sống không? Nếu câu trả lời là không, bạn có dám thay đổi không? Nếu có, bạn sẽ phải thay đổi ra sao?

Cuộc sống vốn không có gì dễ dàng nhưng hiểu được bản thân là ai chắc chắn sẽ giúp bạn tiến gần hơn đến thành công và đam mê, như cách mà Steve Jobs đã làm với Apple.

Ý nghĩa việc hiểu mình, hiểu người 

“Biết người, biết ta, trăm trận trăm thắng”. Đó là quy luật tâm lý hàng đầu, luôn phát huy tác dụng. Biết mình, hiểu tâm lý mình đã đành, mà muốn thành công, chinh phục được nhân tâm, bạn còn cần phải biết người, hiểu người, “đọc” ra được các diễn biến tâm lý nơi người nữa.

Hiểu người, để rồi đáp ứng người, thì kết quả là người cũng sẽ đáp ứng mọi điều mình mong muốn. Đức Khổng từng dạy rằng: “Muốn người khác làm điều gì cho mình, trước hết mình hãy làm điều đó cho người khác”. Và đó cũng tương tự như nguyên tắc Bạch Kim trong mối quan hệ: “Hãy đối xử với người khác theo cách người ấy mong muốn”.

Muốn làm được điều đó, bạn phải thấu hiểu tâm lý người khác. Muốn thấu hiểu tâm lý người khác, bạn phải biết học cách quan sát và để ý nhiều đến người khác. Vì tâm lý bên trong thường được biểu lộ ra thành những hành vi, cử chỉ bên ngoài.

Hãy tập để ý quan tâm đến mọi người bạn gặp gỡ thường ngày trong cuộc sống, trong công việc. Và hãy tập chiều lòng họ. Đó là cách để bạn gây dựng tốt các mối quan hệ, tạo thiện cảm với mọi người, để đến lượt mình, bạn sẽ gặt hái được nhiều thành công đúng như ý mình mong muốn.

Nghị luận về ý nghĩa việc hiểu mình, hiểu người 200 chữ mẫu 7

Binh pháp Tôn Tử dạy “Tri kỷ tri bỉ bách chiến bách thắng”, tức là, “Biết ta biết người trăm trận trăm thắng”. (Biết ta trước, rồi đến biết người).

Nhưng trong đời sống tâm linh để “chiến đấu” với cuộc đời thì ta cần phải đổi một tí: “Biết mình biết ta trăm trận trăm thắng.” Nghĩa là, ta chỉ cần biết ta, là ta thắng cuộc chiến đời.

Vì sao?

Vì trong cuộc chiến đời, địch thủ của ta là chính ta.

Nhưng “biết mình” thì cực kỳ khó. Nếu bạn chưa khổ luyện môn “biết mình” bạn sẽ không bao giờ biết được “biết mình” khó đến mức nào.

Thực ra, một chữ “biết mình” là toàn bộ giáo pháp của Phật gia. Bát Nhã Tâm Kinh nói: “Khi Bồ tát Quán Tự Tại thấy rõ mình (ngũ uẩn) là Không, ngài liền [giác ngộ].” Chỉ cần biết rõ mình là giác ngộ. Thế thì “biết mình” không khó sao được?

Thử một tí “biết mình” bên ngoài thôi. Ta có thể đi vòng quanh một người bạn đang đứng và nhìn được hết cơ thể của bạn ấy; nhưng ta chỉ thấy được một tí phía trước cơ thể của chính ta, còn đầu và lưng thì đành chịu.

Đó là bên ngoài, về bên trong thì “biết tâm mình” lại càng khó cực kỳ, vì:

Khi buồn, mình thấy mọi sự màu xám, vui thì mọi sự màu hồng, giận thì mọi sự màu đỏ, yêu thì mọi sự màu tím, hứng khởi thì mọi sự màu xanh, tuyệt vọng thì mọi sự màu đen, thành kiến gì thì mọi sự có màu thành kiến đó…

Chẳng khi nào ta mình nhìn mà không qua một lăng kính màu nào cả. Ngoại trừ… khi tâm ta tĩnh lặng hoàn toàn không buồn, không vui, không giận… Nhưng đạt đến được mức này thì tốn rất nhiều luyện tập gian khổ.

Khi mình nhìn chính mình thì mình lại có thêm một lăng kính thứ dữ nữa, gọi là “tôi”. Lăng kính này nhìn quỷ cũng ra thiên thần. Cho nên “tôi” mà nhìn “tôi” thì lúc nào cũng thấy một thiên thần sắc nước hương trời cười mỉm chi dịu dàng tuyệt đẹp, chẳng bút mực nào tả xiết.

Nghị luận về ý nghĩa việc hiểu mình, hiểu người 200 chữ mẫu 8

Trong cuộc sống, việc hiểu mình và hiểu người chính là một trong những nghệ thuật đối nhân xử thế vô cùng quan trọng và cần thiết. Thật vậy, việc hiểu mình và hiểu những người xung quanh giúp chúng ta không chỉ trong các mối quan hệ xã hội hàng ngày mà còn giúp mỗi người trên con đường xây dựng tương lai. Hiểu mình và hiểu người tức là chúng ta hiểu được mong muốn, nguyện vọng và ước mơ của bản thân; đồng thời ta cũng hiểu được xu hướng chuyển mình của thời thế, chúng ta hiểu được nhu cầu của xã hội, hay chúng ta cũng hiểu được những người xung quanh ta đang thực sự mong ước điều gì. Việc hiểu được bản thân và soi chiếu vào thị trường việc làm, thị trường lao động sẽ giúp chúng ta có những cái nhìn chân thực và khách quan nhất. Từ đó ta sẽ có những hướng đi đúng đắn nhất cho việc cải thiện bản thân để thích ứng được với công việc mà mình mong muốn. Bằng không, chúng ta sẽ chỉ nhìn những bản miêu tả công việc của nhà tuyển dụng và từ bỏ trong ngán ngẩm mà thôi. Đồng thời, việc hiểu được những người xung quanh sẽ giúp cho chúng ta trở thành bậc thầy trong giao tiếp, ghi điểm trong mắt những người xung quanh và dễ tạo được thiện cảm. Khi tạo được thiện cảm trong ấn tượng đầu rồi thì mọi chuyện đều suôn sẻ và thành công. Tóm lại, việc hiểu mình và hiểu người trong cuộc sống chính là kỹ năng quan trọng và cần thiết.

Nghị luận về ý nghĩa việc hiểu mình, hiểu người 200 chữ mẫu 9

Ông cha ta đã có câu ”biết mình biết ta trăm trận trăm thắn ” câu nói trên đã nói ra một phần ý nghĩa của việc hiểu mình hiểu người. Hiểu mình có nghĩa là hiểu được những điểm mạnh điểm yếu của bản thân. Kiểu người chính là hiểu những suy nghĩ, hiểu những tính cách sở thích và quan niệm của mọi người. Trong cuộc sống việc hiểu mình hiểu người rất quan trọng. Hiểu được bản thân bạn sẽ tìm được những công việc phù hợp với khả năng của mình. Hiểu được thế mạnh giúp bạn trở nên đặc biệt và có những lợi thế riêng. Hiểu được điểm yếu của bản thân giúp bạn biết mình nên khắc phục từ đâu. Hiểu để tránh né và cố gắng vượt qua sai lầm. Hiểu được bản thân có thể giúp ta hoàn hảo hơn trong công việc, trong cuộc sống. Hiểu được mọi người xung quanh giúp bạn có được những mối quan hệ tốt. Mọi người sẽ cảm thấy yêu quý bạn hơn khi bạn thực sự hiểu họ. Hiểu mọi người để tìm được những người tâm đầu ý hợp, để tìm được những người bạn cậu sự hợp tác tốt với mình. Hiểu được những đối thủ giúp bạn dễ dàng được thắng lợi. Trong công việc sự biết mình biết ta rất quan trọng. Nó quyết định sự thành công và thất bại của một số người. Chính vì vậy chúng ta phải hiểu được thực lực của bản thân. Không tự ti cũng đừng để cao quá bản thân mình để nhìn nhận thật đúng. Học cách lắng nghe thấu hiểu để hiểu được mọi người xung quanh. Tuy nhiên việc hiểu mình hiểu ta chỉ nên áp dụng vào những công việc tốt đừng sử dụng nó để làm những điều phạm pháp. Điều đó sẽ khiến bản thân bạn bị cô lập và lên án mới xã hội này. Nói tóm lại việc hiểu mình hiểu người có ý nghĩa vô cùng đặc biệt.

Nghị luận về ý nghĩa việc hiểu mình, hiểu người 200 chữ mẫu 10

Để giúp bản thân trở nên hoàn hảo hơn thì trước hết bạn phải biết điều gì cần làm và nên làm. Hiểu mình, hiểu người không phải là việc riêng của cá nhân nào mà đó còn là một triết lí sống khiến bất kì ai trong chúng ta cũng cần học hỏi. Vậy hiểu mình, hiểu người có ý nghĩa như thế nào đối với sự hình thành nhân cách của mỗi con người?

Sự thấu hiểu về bản thân chính là bước đệm để bạn khám phá được thế giới nội tâm của những người xung quanh. "Hiểu mình" là việc bạn biết vị trí của mình đang ở đâu, bạn đang cần gì và phải làm gì để trở thành phiên bản tốt nhất có thể. Tôn Tử đã từng dạy: "Tri kỉ, tri bỉ bách chiến bách thắng" (Biết mình, biết người trăm trận trăm thắng) cho nên hiểu mình thôi là chưa đủ mà bạn cần phải hiểu người thì mới có thể giành chiến thắng vang dội. Hiểu người chính là sự đồng cảm, sự chia sẻ với những người xung quanh bằng tất cả cảm xúc chân thành nhất mà không cần sự đáp lại.

"Con người sinh ra là để sống chứ không phải là tồn tại" (Jack London) nhưng trong nhịp sống hiện đại hối hả thì con người bỗng trở nên sống vội, mặc kệ mọi thứ xung quanh và cũng quên rằng mình đang sống vì điều gì. Nếu bạn không có mục đích sống thì chẳng khác gì những chiếc thuyền lênh đênh ngoài biển khơi giữa đêm tối mịt mù mà không có ngọn hải đăng chiếu sáng. Khi bạn hiểu được tiếng nói của lòng mình thì đây chính là chiếc đòn bẩy vực bạn ra khỏi bóng đêm tiêu cực. Để biết mình đang muốn gì thì bạn cần nắm được những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để tiếp tục trau dồi và phát huy điểm mạnh, thay đổi và khắc phục điểm yếu, biến điểm yếu trở thành điểm mạnh. Bên cạnh việc hiểu mình thì chúng ta cũng cần đốt cháy ngọn lửa trong trái tim để nó lan tỏa hơi ấm đến những người xung quanh. Trong ca khúc "Để gió cuốn đi" cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã viết: "Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng". Có thể nói việc hiểu mình, hiểu người chính là sợi dây tình cảm rút ngắn khoảng cách giữa người với người trong xã hội hiện đại.

Chúng ta không thể lựa chọn nơi sinh ra nhưng chúng ta có quyền được lựa chọn cách sống cho riêng mình. Bên cạnh những người có cuộc sống đầy đủ, hạnh phúc thì vẫn còn rất nhiều những mảnh đời bơ vơ, bất hạnh khác đang cần sự sẻ chia, đồng cảm từ mọi người. Khi bạn biết quan tâm, chia sẻ những thứ mình có cho người còn thiếu bằng tất cả tấm chân tình mà không cần sự đáp lại từ họ thì bạn sẽ thấy cuộc sống của mình trở nên ý nghĩa hơn bao giờ hết. Hiểu mình, hiểu người chính là cánh cửa mở ra thế giới của hạnh phúc. Không những vậy, bạn còn được mọi người xung quanh yêu mến, quý trọng và thiết lập được nhiều mối quan hệ tốt đẹp hơn, góp phần xây dựng một xã hội văn minh, giàu lòng nhân ái.

"Lá lành đùm lá rách" là một trong những truyền thống quý báu của dân tộc ta và luôn được các thế hệ người Việt Nam kế thừa và phát huy. Hiểu mình, hiểu người chính là khi bạn biết chung tay góp sức để làm việc có ích cho xã hội. Đại dịch Covid đang diễn ra phức tạp trên khắp cả nước đã khiến cho nhiều lao động phải mất việc, rơi vào cảnh nghèo khó. Nhờ có sự chung tay giúp đỡ của Đảng, Nhà nước và những tấm lòng hảo tâm của các "Mạnh Thường Quân" nên rất nhiều lao động nghèo khổ được nhận bảo hiểm thất nghiệp, tiền ủng hộ và các nhu yếu phẩm để trang trải cuộc sống. Rất nhiều gian hàng "Đổi rác lấy thực phẩm" ở Hà Nội đã hỗ trợ đắc lực cho những người có hoàn cảnh khó khăn trước áp lực của Covid 19 vừa mang giá trị nhân văn sâu sắc lại vừa chung tay góp sức bảo vệ môi trường. Tuy nhiên bên cạnh những tấm lòng hảo tâm thì vẫn còn có một bộ phận nhỏ những cá nhân sống ích kỉ, chỉ biết sống cho riêng mình và vô cảm trước những nỗi đau của nhân loại. Họ là những người sống không có ước mơ, không có lí tưởng, không biết chung tay góp sức vì một xã hội tràn ngập tình người.

Để mỗi ngày trôi qua là một ngày ý nghĩa thì mỗi chúng ta cần xây dựng một kế hoạch cụ thể về những việc cần làm và phải làm để lấy đó là mục tiêu phấn đấu. Nếu bạn dám ước mơ, dám khao khát về một điều gì đó thì nhất định bạn sẽ tìm ra cách để gỡ rối những khó khăn mắc phải bởi "Lửa thử vàng, gian nan thử sức". Khi bạn đã hiểu được lòng mình thì việc đồng cảm, sẻ chia với những người xung quanh cũng sẽ trở nên dễ dàng.

Hiểu mình, hiểu người có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của mỗi cá nhân. Đó là chìa khóa giúp bạn mở ra cánh cửa của thành công và hạnh phúc. Hãy hướng tâm hồn đến những vùng đất cần sự giúp đỡ của bạn để biết trân trọng hơn những ngày ta còn sống.

Nhạc thiền tây trúc

Phi thiên ngạo khúc

KHOA HỌC THIỀN NẰM - CÂN BẰNG CHỮA BỆNH

DẪN NHẬP:

Các bạn hẳn ai cũng rõ công dụng của thiền trong vấn đề sức khỏe nhưng không mấy ai rõ cách thức cụ thể nó chữa bệnh như thế nào. Và phương pháp thiền như thế nào để tác dụng chữa bệnh đạt hiệu quả tối đa. Hôm nay tôi sẽ mang đến cho các bạn một góc nhìn mới về thiền chữa bệnh, nguyên lý và phương pháp thực hành.

Đầu tiên chúng ta sẽ tìm hiểu lịch sử hình thành vũ trụ: Từ thủa hồng hoang khi vũ trụ chưa hình thành chỉ tồn tại một trí tuệ siêu việt đó là trí tuệ của tự nhiên. Trí tuệ này bao gồm các quy luật, hằng số, phương thức vận động để có thể hình thành vũ trụ bao la như chúng ta thấy hiện nay. Nói về vũ trụ thì quá là rộng lớn nên tôi sẽ khép sự phân tích của mình trong quy luật vận động của hệ mặt trời để các bạn có thể dễ hiểu và dễ hình dung hơn.

Chúng ta đều biết sự sống thì quá là đa dạng nhưng tựu chung sự sống chỉ có thể hình thành nếu âm dương được cân bằng. Trong hệ mặt trời này những hành tinh quá nóng hoặc quá lạnh thì đều là hành tinh chết, chỉ có trái đất của chúng ta với nhiệt độ bề mặt ổn định duy trì nước ở trạng thái lỏngkhí là phù hợp cho sự sống nảy sinh. Để cây có thể sống khỏe mạnh cần có đủ các yếu tố cần thiết như: đất (dinh dưỡng), nước (vận chuyển dinh dưỡng), lửa (nắng), gió (thụ phấn), không khí (trao đổi chất). Chỉ cần một trong 5 yếu tố trên không hài hòa đều dẫn đến sự phát triển không bình thường ở thực vật. Ví dụ như đất cằn thì cây không lớn được, thiếu nước thì khô mà thừa nước thì úng, quá nắng thì cháy lá mà thiếu nắng thì không quang hợp được, thiếu gió thì không thụ phấn được mà thừa gió thì đổ cây, thiếu CO2 và Oxi thì không có sự trao đổi chất cây cũng sẽ chết.

Các bạn cũng biết cơ thể con người là 1 tiểu vũ trụ, là một thành phần sinh mệnh thuộc về tự nhiên nên chúng ta cũng cần có đủ các yếu tố, đặc tính của sự sống giống như tự nhiên. Con người sẽ mắc bệnh nếu cơ thể bị mất quân bình. Ví dụ: như ăn nóng thì nhiệt, mà ăn lạnh thì cúm, thiếu dinh dưỡng thì cơ thể phát triển không đồng đều - thừa thì bị gout, thiếu nước thì sẽ chết mà thừa nước thì cơ thể quá tải, cơ thể có nhiệt độ trung bình 37 độ C (thấp hơn hoặc cao hơn nhiệt độ này thì đều có vấn đề), khí huyết tắc nghẽn không lưu thông thì gây ra bệnh tật, hơi thở không cân bằng hài hòa thì dẫn đến sức khỏe suy giảm.

Các bạn hẳn ai cũng rõ công dụng của thiền trong vấn đề sức khỏe nhưng không mấy ai rõ cách thức cụ thể nó chữa bệnh như thế nào. Và phương pháp thiền như thế nào để tác dụng chữa bệnh đạt hiệu quả tối đa. Hôm nay tôi sẽ mang đến cho các bạn một góc nhìn mới về thiền chữa bệnh, nguyên lý và phương pháp thực hành.

Vậy ăn như thế nào cho cân bằng, uống nước gì thì tốt, uống bao nhiêu thì đủ, ngủ như thế nào là khoa học, nghỉ ngơi, tập luyện ra sao, Thiền định như thế nào (tĩnh cái trí, phải biết rằng khi não suy nghĩ tốn năng lượng bằng thắp 1 bóng đèn 21 W).

Theo nguyên lý tự nhiên thì cái gì dùng nhiều sẽ nhanh hỏng, con gì hoạt động nhiều thì mau chết. Ví dụ như thỏ tuổi thọ chỉ có 1-2 năm, rùa thì chậm chạp nhưng tuổi thọ lên đến 1 vài trăm năm. Vận động viên điền kinh thì hay bị đau tim, đau xương khớpbị hoạt động quá tải, người khỏe mạnh nằm im 1 chỗ vài tuần thì không thể tự đứng lên đi lại được nữa (Cứng cơ). Thế nên cái gì quá đều không tốt, hãy làm mọi thứ trong quân bình và hài hòa. Nếu để ý các bạn sẽ thấy mấy môn thể dục dưỡng sinh động tác rất chậm nhưng uyển chuyển (như Thái cực quyền chẳng hạn).

PHƯƠNG PHÁP THIỀN CÂN BẰNG:

Điều đầu tiên tôi xin giải thích tại sao lại đặt tên là thiền cân bằng? Thân thể chúng ta được chia làm 2 phần trái và phải. Não trái điều khiển bên phải và não phải điều khiển bên trái. Cơ thể bạn luôn có một trạng thái được phản hồi về não đó là trạng thái cân bằng của thân thể. Ví dụ: như khi bạn đứng mà hơi nghiêng về phía trước (mất cân bằng) thì hàng loạt các bó cơ ở chân, sườn tự động được kích hoạt để giữ thân thể không bị đổ nhào về phía trước. Cơ chế này hoạt động rất vi tế và thường không phụ thuộc vào ý thức của bạn, nó vận hành tự động như một loại bản năng. Vì lẽ đó mà nhiều người không hề có ý thức về việc một phần các bó cơ vẫn đang được vận hành để giữ cho thân thể luôn được cân bằng.

Thiền nằm cân bằng chính là đưa thân thể về trạng thái cân bằng nhất có thể. Tức là khi các bạn buông bỏ toàn bộ các bó cơ đang hoạt động ngầm (bạn không ý thức được nó đang vận hành) đưa thân thể về trạng thái tự nhiên nhất (toàn thân thể ở trạng thái nghỉ ngơi, thoải mái nhất) trong suốt quá trình thiền và quá trình ngủ (thiền trước khi ngủ)

Có 2 thứ căn bản nhất trong vũ trụ của chúng ta chính là năng lượng và rung động, thực ra 2 cái này cũng chỉ là 1 mà thôi. Rung động nhanh thì năng lượng lớn và ngược lại. Khi toàn bộ các bó cơ không còn hoạt động (bạn không bị mất năng lượng vô ích trong khi thiền và trong khi ngủ) thì thân thể của bạn được nghỉ ngơi tuyệt đối. Các bạn cũng biết thiền chính là hấp thu năng lượng vũ trụ. Khi năng lượng đi vào thân thể sẽ khiến cơ thể bạn ban đầu rung lắc thô và vi tế dần theo thời gian.

Khi cơ thể ở trạng thái nghỉ ngơi và cân bằng (tức là bạn không còn cảm giác được các bộ phận thân thể của mình nữa) thì năng lượng sẽ có thể quán thông và chạy khắp thân thể mà không gặp vướng mắc, cản trở. Bạn nào đã từng tu tập thiền sẽ biết khi ý của ta tập trung vào đâu thì năng lượng sẽ tập trung ở đó (ý đi đến đâu thì khí huyết theo sau đến đó). Nếu vẫn còn các phản hồi xúc giác thì sẽ khiến năng lượng bị tập trung ở những vùng không mong muốn và hiệu quả chữa bệnh không có (chữa không đúng chỗ - càng mất cân bằng). Khi thân thể hoàn toàn thả lỏng và thư thái thì các chỗ đang bị đau, bị bệnh (mất cân bằng) sẽ gửi các tín hiệu đau và bệnh về não khiến cho sự tập trung vào vị trí đó tăng cao hơn so với các vị trí khác. Năng lượng của vũ trụ sẽ được tập trung vào các điểm gây chú ý đó và cơ chế chữa lành bắt đầu.

Đầu tiên bạn mặc quần áo thoải mái, mát mẻ, không vướng víu khó chịu, điều chỉnh nhiệt độ phòng ở mức thoải mái nhất, không nóng cũng không lạnh. Ánh sáng nên để ở mức vừa phải, không sáng quá cũng không tối quá.

Bạn nằm ở trên mặt phẳng, nếu nằm trên đệm thì phải là đệm cứng (cột sống thẳng), kê một tấm khăn mỏng dưới đầu, cố gắng điều chỉnh cho cột sống thẳng nhất có thể. (Kinh nghiệm là nhấc hông lên đặt xuống, nhấc lưng lên đặt xuống, nhấc đầu lên đặt xuống, mỗi động tác làm 2 đến 3 lần). Việc kê khăn dưới đầu khá là quan trọng vì nếu điểm tiếp xúc của đầumặt phẳng là nhỏ nằm lâu sẽ khiến đầu bị đautruyền cảm giác ấy về não gây cản trở khi thiền. Ngoài ra khi kê khăn mỏng bạn dễ dàng tìm được điểm cân bằng của đầu hơn. Điểm cân bằng của đầu là điểm mà khi buông hết các bó cơ ở đầu và cổ ra mà đầu vẫn không bị xê dịch, chuyển động là đạt

Hai chân để ngang vai, cố gắng tìm điểm cân bằng của chân (tức là không dang rộng quá, không khép quá, vị trí bạn cảm thấy thoải mái nhất có thể)

Tìm vị trí cân bằng cho vai của bạn, sau đó là tìm vị trí cân bằng cho 2 khuỷu tay, vị trí cân bằng cho 2 cánh tay, xòe bàn tay ra hết cỡ và để nó co lại tự nhiên.

Sau khi điều chỉnh thô xong rồi thì truyền rung động đến các bộ phận trên cơ thể cho nó rung lắc nhẹ nhàng. Tiếp theo là ngừng rung động lại để cơ thể tìm được điểm cân bằng tuyệt đối (tay trái đối xứng với tay phải, chân trái đối xứng chân phải qua mặt phẳng cột sống). Nó giống với việc bạn ngồi rung đùi, dùng cơ để tạo ra các rung động. Ở chân thì hơi trùng đầu gối và rung nhẹ, tay cũng thế, còn thân thể thì chỉ có nhấc lên đặt xuống thôi

Buông bỏ mọi bó cơ còn đang hoạt động, làm thế nào cho cơ thể đặt ra như là xác chết. Cố gắng đừng để các phần cơ thể chạm vào nhau (các ngón tay chẳng hạn)

Ngoài ra thì các bạn có thể thử gồng nhẹ toàn bộ các cơ của thân thể (chậm thôi, và nhớ rằng thân thể có cực nhiều bó cơ), khi nào bạn có thể khiến 100% các cơ gồng lên thì bạn bắt đầu chu trình ngược lại, chu trình thả lỏng toàn bộ các bó cơ đó.

Tại sao lại vậy? Để cảm nhận được các bó cơ và buông bỏ nó thì không phải ai cũng có thể cảm nhận được. Thế nên chúng ta cần gồng lên, sau đó thì thả ra và cảm nhận trạng trái buông bỏ của từng bó cơ một. Lâu ngày bạn có thể cảm nhận được nó và điều khiển từng bó cơ tách biệt một cách dễ dàng.

Đến một ngày nào đó khi bạn có thể buông 100% thân thể này, buông cả cái tâm náo động của bạn thì bạn biết chuyện gì xảy ra rồi đấy. Hãy tự chiêm nghiệm điều đó nhé.

Tất cả các điểm gờ lên của chăn, của đệm cần phải tránh vì cơ thể sẽ tiếp nhận các xúc giác đó truyền lên não. Tất cả các vị trí xúc chạm của da sẽ truyền lên não hàng loạt thông tin như là điểm này nóng hơn điểm kia, điểm này thô ráp, điểm kia thì mềm mịn, điểm thì ướt, điểm thì khô, chỗ này hơi ngứa, chỗ kia hơi cấn, da chỗ này bị căng, chỗ kia bị đau, bị kích...

Kinh nghiệm là nên tắm rửa sạch sẽ trước khi thiền, chỉnh lại quần áo vào tư thế mà bạn cảm thấy thoải mái nhất. Ví dụ; như chỉnh lại cạp quần, kéo áo xuống dưới cạp quần để không bị lạnh bụng và lạnh lưng, các phần quần áo bị căng, bị gấp cần được điều chỉnh sao cho ít bị phản hồi xúc giác nhất, không nên đi tất. Nếu đắp chăn thì không nên để chăn trùm lên bàn chân vì chỗ đó hở da, da chạm vào chăn cũng gây phản hồi xúc giác. Nếu bật quạt cây thì tránh thổi thẳng vào người. Vòng vèo, đồng hồ nếu gây vướng víu, lằn tay thì nên tháo ra...

Nếu bạn có chuông xoay có thể thỉnh chuông và xoay chuông trước khi thiền. Chuông xoay giúp thanh tẩy không gian, xua đuổi tà ma, tăng tần số thân thể tức thì (ngoại lực). Các bạn cũng có thể mua đá orgonite (đá sinh năng) để bảo vệ người tu, hỗ trợ nhập định nhanh, tăng tần số rung động, nạp năng lượng cho đồ ăn thức uống...

Có thể nói 1 tế bào tuy rất nhỏ bé nhưng nó lại có thể truyền lên não hàng tá các loại thông tin. Khi có rất nhiều tế bào cùng truyền thông tin lên não, não sẽ liên tục phải tiếp nhận và đưa ra cảnh báo cho cơ thể. Ví dụ: như ngứa thì phải gãi, đau thì phải nhìn... Các thông tin này liên tục được truyền về cho đến khi bạn xử lý thì thôi (đủ lâu thì nó cũng tự biến mất)

Ví dụ: như khi bạn ngồi WC đủ lâu mũi bạn sẽ không ngửi thấy mùi hôi nữa, tai nghe 1 tần số đủ lâu sẽ bị điếc với tần số đó, ngâm nước nóng đủ lâu sẽ không thấy nóng nữa, tất cả ngũ quan khi tiếp xúc với môi trường (không có sự biến thiên) đủ lâu sẽ triệt tiêu phản ứng của thân thể với điều kiện môi trường đó (triệt tiêu phần lớn chứ không phải 100%). Đây là cơ chế bảo vệ và thích nghi của thân thể.

Nói tóm lại tất cả các loại giác quan đều truyền thông tin lên não và khiến chúng ta bị phân tâm (dù là nhỏ nhất). Việc triệt tiêu (hạn chế) ngũ quan sẽ khiến cơ thể chúng ta mất đi cảm giác, điều này giúp bạn rất nhanh nhập định và sớm bỏ được tâm phân biệt ở mức độ tế bào.

Cơ thể chúng ta có hơn 10 nghìn tỷ tế bào. Nếu bạn lấy 1 cái kim đâm vào vị trí A, sau đó lấy tiếp 1 cái kim đâm vào vị trí B bạn sẽ cảm thấy đau ở 2 vị trí khác nhau. Với mỗi một tế bào nó đã có đủ các loại hệ thống cảm nhận, hệ thống sinh hóa, dẫn truyền thần kinh...). Thiền nằm cân bằng chính là phương pháp giúp cân bằng thân thể, loại trừ sự phân biệt của các tế bào.

Dần dần tế bào A nó sẽ nhận ra là nó với cơ thể này là 1, nó không còn phân biệt thằng A, B, C hay là gì nữa. Cơ thể bạn dần dần sẽ thích nghi với tần số cao, thấp (vì thế giới của chúng ta là thế giới nhị nguyên nên tần số cao tương đương với nóng hơn, an lạc hơn, hạnh phúc hơn, thiện lành hơn...) Cuối cùng thì thân thể bạn sẽ ít sợ nóng, ít sợ lạnh, đáng nhẽ ngày xưa đau 10 giờ chỉ còn thấy 2,3. Lâu dần thân thể bạn sẽ trơ với môi trường. Đó là tiền đề của thân thể bất tử 5D.

Ngoài ra thì đưa cơ thể vào trạng thái cân bằng tuyệt đối nó khiến thân thể chúng ta giống như 1 cái gụ cân bằng, có thể xoay tít mà không chao đảo (tăng tần số rung). Nếu một cái gụ bị mẻ một góc mà bạn quay nó nó sẽ rung lắc và nhanh chóng sụp đổ (vì vậy mình phải nói rất kỹ về cách cân bằng thân thể).

Ví dụ: như cơ thể bạn ở vị trí không cân bằng, khi thiền nó sẽ khiến cơ thể bạn rung lắc, tần số càng lên rung lắc càng mạnh, vì cơ thể bạn không cân bằng nên bạn sẽ không thể đưa tần số lên cao được vì năng lượng bị chuyển thành động năng (rung lắc của thân thể). Mình coi đó là rung động hao phí.

Khi thân thể bạn cân bằng biên độ rung lắc nhỏ dẫn đến tần số tăng mạnh. Cột sống bạn chính là vị trí trung tâm của thân thể, mọi luân xa đều nằm trên cột sống. Khi bạn tăng tần số lên thì những thứ nặng trước sẽ có xu hướng bị văng ra bề mặt.

Đây chính là cơ chế thải trược (độc) của những người tu luyện. Quá trình giải trược sẽ nhanh hay chậm tùy vào việc bạn là ai, bạn chăm chỉ đến mức nào và tần số của bạn ra sao nhưng thông thường sẽ là 1 vài tháng đến 1 vài năm

Các bạn nếu để ý đến tần số schumann của trái đất sẽ thấy là tần số trái đất ngày xưa là 7.83hz còn bây giờ là quãng 60-130hz. Điều này có ý nghĩa gì ạ? Vâng chúng ta như thế nào thì trái đất như thế ấy. Các rung động nặng trược, xú khí bị đẩy ra ngoài bề mặt và thảm họa xảy ra.

Việc thiền tăng rung động sẽ giúp chúng ta đồng hành cùng mẹ trái đất trong quá trình thăng lên của hành tinh này. Nếu chúng ta bắt kịp mẹ trái đất thì nghiễm nhiên chúng ta sẽ được tồn tại và đi cùng mẹ trái đất trong hành trình tương lai.

Trước khi vào thiền các bạn hít sâu, thở nhẹ 3 lần sẽ tốt hơn rất nhiều. Sau đó thì buông bỏ tất thảy, cũng đừng quan tâm đến hơi thở nữa mà để nó diễn ra tự nhiên (không can thiệp). Công việc của bạn là cần nhiếp tâm, quán sát thân thể, tập trung cảm nhận từng vị trí thân thể cho đến khi toàn bộ thân thể mất cảm giác là OK. Nếu tâm chạy lăng xăng thì quay lại quan sát hơi thở hoặc quan sát thân thể.

Nếu thân thể ngứa ngáy khó chịu thì quan sát xem nó sinh ra từ đâu, sinh ra như thế nào, diễn biến làm sao và mất đi như thế nào. Nếu quan sát một lúc mà thấy nó không có dấu hiệu suy giảm thì có thể thò tay ra gãi rồi thiền tiếp cũng được, không sao cả.

Phương pháp thiền này là phương pháp thiền thuận tự nhiên, tức là nếu năng lượng khiến tay chân chúng ta múa may thì cũng kệ nó, tất cả đều là rung động, năng lượng, cứ thuận dòng chảy thôi. Có câu thuận tự nhiên thì tự nhiên thuận. Thấy ma yêu ma, thấy phật yêu phật. Không quán, không tưởng, không dụng tâm, không tác ý. Được như vậy chúng ta sẽ không gặp nguy hiểm gì khi thiền.

Phải biết rằng luật tự nhiên là luật lớn nhất trong vũ trụ này, tu theo kiểu tự nhiên là thuận theo dòng chảy, mặc nó nổi trôi. Bạn đóng vai trò là người quan sát, dù có chuyện gì xảy ra thì bạn cũng vẫn cứ quan sát thôi. Rồi cái gì đến nó sẽ đến, cho đến lúc đủ duyên, bạn tiếp cận được với điểm không, bạn sẽ chạm đến điểm cân bằng của số 8 và bạn thoát khỏi nhị nguyên. Phương pháp này không chỉ phát triển thân thể mà còn phát triển tâm thức nữa. Mọi thứ sẽ cân bằng, hài hòa (tiêu chí của thời kỳ này là vậy, cân bằng nghiệp, cân bằng thân thể, cân bằng cuộc sống, cân bằng mọi thứ...)

Kinh nghiệm của mình: hành trang trước khi vào thiền là không gì cả, buông bỏ tất cả các kiến thức về tôn giáo, quan điểm cá nhân, sự ham muốn, mong cầu. Khi quan sát bạn sẽ ngộ ra cái này, cảm thấy cái kia. Kinh nghiệm là không à, không ồ, không aha, không gì cả. Cứ quan sát và học hỏi thôi sẽ không bị đứt mạch thiền.

Nếu khi thiền mà bắt gặp các ký ức xưa cũ trồi lên thì quan sát nó, nếu cảm xúc trồi lên thì quan sát cảm xúc. Các bạn có thể thực hành buông bỏ, tha thứ và trao yêu thương cho những người đó (đây chính là học các bài học linh hồn và buông bỏ nghiệp)

Mấy cái mình vừa trình bày chỉ là pháp tu thiền nằm ở mức nhập môn, khi nào các bạn đặt lưng xuống mà có thể cảm nhận được tay trái đang lệch với tay phải 1 milimet, chỗ này chưa cân lắm, chỗ kia hơi có tí vấn đề (cơ thể có thể cảm nhận ở mức vi tế) ấy là thành công bước 1.

Đến khi bạn được mở luân xa, bạn sẽ bắt đầu cảm nhận được các luồng năng lượng đi vào thân thể, cảm nhận năng lượng chạy trong thân thể, bạn phải truyền năng lượng vào các vị trí thân thể cho nó rung lên (vi tế) đánh giá lại trạng thái cân bằng, điều chỉnh lại thân thể cho cân bằng tuyệt đối hơn. Đó là thành công bước 2.

Khi nào bạn có thể cảm nhận được con tim đang đập, cảm nhận được thông điệp trái tim, thức ăn nuốt vào đang ở vị trí nào của ruột, trôi đi đâu, ăn cái gì cơ thể bạn ưng, cái gì nó không ưng, cơ thể nhạy cảm đến mức đi đến nơi nào năng lượng tốt hay xấu đều nhận ra ngay, còn nhận ra mức năng lượng của nó. Khi thiền các trạng thái năng lượng vi tế thay đổi bạn cũng dễ dàng cảm nhận và phát hiện ra vì sao dẫn đến sự thay đổi năng lượng đó... Đó là thành công bước 3.

Phương pháp này nói thì là vậy nhưng nó phụ thuộc rất nhiều vào cảm nhận vi tế của các bạn. Nên lúc mới đầu các bạn nên áp dụng các kỹ thuật mình nêu ở trên để đưa cơ thể vào trạng thái "HƠI" cân bằng. Dần dần khi tần số các bạn tăng lên thì cảm nhận tăng lên theo và các bạn có thể không cần dùng các kỹ thuật kia nữa

Lý giải thêm 1 chút vì sao thiền cân bằng giúp chúng ta đạt được năng lượng cao hơn khi thiền (nằm cân bằng tuyệt đối năng lượng vào nhiều gấp 10) lần khi không tuyệt đối. Lý do là các luân xa thẳng hàng, thân thể đối xứng dẫn đến hiện tượng vật lý sự tiến động thẳng hàng.

Sự tiến động thẳng hàng là một sự kiện thần thánh trong vũ trụ (trái đất của chúng ta được tăng tần số do trục bắc nam của trái đất đang hướng thẳng đến vị trí mặt trời trung tâm của dải ngân hà). Các luân xa của chúng ta chính là các trung tâm năng lượng (rung động với các tần số khác nhau). Khi chúng nằm trên một đường thẳng sẽ xảy ra hiện tượng cộng hưởng dẫn đến 1 trạng thái rung động cao hơn và tinh hơn dẫn đến cơ thể vật lý được tăng tần số rung.

Chú ý khi năng lượng vào nhiều sẽ khiến tần số tăng cao, tăng áp lực thành mạch máu, tăng áp lực hộp sọ, tăng áp lực mọi bộ phận trong cơ thể. Bạn nên làm quen dần với nó, nếu thấy áp lực cao quá vượt ngưỡng chịu đựng thì có 1 kỹ thuật rút bớt năng lượng ra và giữ nguyên trạng thái để năng lượng bồi đắp cho thân thể, đả thông kinh mạch, khi kinh mạch bạn thông hết rồi, không còn tắc nghẽn nữa thì mọi thứ sẽ rất dễ chịu.

Thêm một kinh nghiệm nữa, khi luân xa đã mở, năng lượng vào nhiều mà tư thế các bạn chưa thực sự thẳng hàng sẽ thấy tắc ở đâu thì chỗ đó sẽ cảm thấy nóng lên (so với những chỗ khác). Việc cần làm là lại tiếp tục điều chỉnh chỗ đó. Nếu thấy không còn bị nóng nữa tức là đã thông. Cái này bạn nào mở luân xa rồi mới cảm nhận được, người mới bắt đầu sẽ không thấy gì đâu.

Cơ thể mỗi người mỗi khác, còn mình năng lượng chủ yếu đi lên từ luân xa gốc (LX1). Khi thân thể bạn rung động cao quá và bạn cảm thấy rất là áp lực thì hãy thử áp dụng thử các kỹ thuật dưới đây nhé:

1. Xả thiền nhẹ

2. Ngừng luân xa 1 để tránh nhận thêm năng lượng

3. Rút hồn khỏi bộ phận bạn cảm thấy áp lực (giảm sự tập trung vào vị trí đó, hay nói cách khác là quên nó đi)

Dần dần khi năng lượng đến giới hạn sẽ có 1 sự biến đổi từ lượng thành chất, bạn sẽ nghe thấy các tiếng nổ lách tách nho nhỏ hoặc thậm chí những tiếng nổ lớn. Đó chính là năng lượng phá bỏ kết giới (vỏ bọc hay còn gọi là thể vía của mỗi tế bào) và chuyển hóa tế bào vào ánh sáng.

Khi năng lượng chạy trong thân thể bạn mỗi ngày tăng lên một chút nó giống như là bạn bơm nước vào một cái ống vậy. Kinh mạch của bạn giống như những cái ống hết nước, rối tung rối mù, cuộn vào nhau. Năng lượng chạy vào sẽ làm các ống đó phồng lên, những nếp gấp của ống dưới áp suất lớn sẽ bung ra và được khai mở dần.

Cảm giác nó giống như có giun bò dưới da (như điện chạy), ban đầu là các đường kinh mạch lớn, dần dần sẽ đến các đường kinh mạch nhỏ. Khi kinh mạch được đả thông đến đâu chỗ đó sẽ có cảm giác ngứa ngáy (hồi đầu ngứa nhiều, về sau sẽ ít thấy ngứa hơn). Kinh mạch của mỗi người là không giống nhau do ADN chúng ta không giống nhau, thậm chí có thể rất khác.

Giai đoạn mà bạn được đả thông kinh mạch cũng chính là giai đoạn thải trược dữ dội, sẽ có các hiện tượng như là hắt hơi, sổ mũi, xì hơi, WC nhiều lần trong ngày, ngứa ngáy, nổi mề đay, mụn nhọt nhiều, cơ thể có cảm giác giống như bị ốm nhưng lại không ốm. Như mình thì hay thải trược khoảng 1 tiếng buổi sáng mỗi ngày (còn cả ngày ok). Khi bạn thấy mình đang trong quá trình thải trược thì chú ý quan sát thân thể, đánh giá tình hình và thiền nhiều hơn mỗi ngày. Chú ý không nên đi bác sỹ hoặc uống thuốc, trừ phi bạn cảm thấy ko được ổn.

Các bạn nên thiền trước khi ngủ rất tốt vì cơ thể giữ nguyên trạng thái tốt nhất (để ngủ). Trạng thái cân bằng này giúp cơ thể tăng rung động automatic mà không nhất thiết phải có 1 sự chú tâm nào cả. Mình hay thiền khi ngủ buổi trưa và tối. Thiền nằm không gây sự chú ý nên các bạn cũng không cần lo lắng những ánh mắt tò mò càng dễ nhập định hơn.

Thiền nằm rất dễ vào giấc ngủ nên nó khó hơn thiền ngồi ở điểm này. Nhưng không sao, càng khó thì thành quả càng lớn. Ngọc càng mài càng sáng. Hôm nay bạn thiền được 1 phút thì mai cố gắng tiến lên 2 phút, mỗi ngày một tí rồi cũng phải thành công thôi.

Khi thiền nằm nên kết hợp với âm nhạc để tránh bị rơi vào giấc ngủ và hiệu quả tốt hơn nhé. Đây là kho nhạc của mình: https://drive.google.com/drive/u/5/mobile/folders/1RuGwCDoFruxTKYKLqitlD1rWJSNiC8jc

https://nhacchualanh.vn/

Khi nằm bạn cố gắng để ý các sóng âm thanh đập vào thân thể. Ví dụ cái loa gần chân thì cảm nhận sóng âm thanh đi từ chân chạy lên đến đầu (nó rất nhanh nhưng nếu có thể cảm nhận từng sát na thì rất có lợi cho thức tỉnh tế bào). Khi toàn bộ tế bào bạn thức tỉnh bạn sẽ không còn cảm nhận được sóng âm thanh nữa mà chỉ còn 1 trạng thái đó là trạng thái nhất thể thần thánh (rất yomost)

Cũng phải biết rằng mọi thứ đều là rung động và năng lượng. Âm thanh phát ra từ màng loa được chuyển hóa từ điện (năng lượng). Âm thanh ấy đập vào thân thể bạn khiến các tế bào của bạn rung lên (cộng hưởng và tăng tần số). Đó cũng chính là lý do khi vào sàn hay nghe nhạc mạnh chúng ta có xu hướng phấn khích và nhún nhảy.

Một số lý do khiến mình chọn thiền nằm thay vì thiền ngồi:

- Cột sống luôn thẳng không sợ gù lưng, không sợ ách tắc năng lượng

- Có thể dễ dàng buông 100% thân thể

- Không tê bì chân tay

- Thời gian thiền có thể rất lâu

- Không bị các loại đau đớn, ức chế ảnh hưởng đến thiền

- Không cần phải có kỹ thuật, kỹ năng gì đặc biệt như kết già, bán kết già, kết ấn.

- Cơ bắp được thư giãn hoàn toàn, 1 giờ thiền bằng 2 giờ ngủ (thư giãn sâu hơn)

- Không gây chú ý đến mọi người xung quanh

- Không vì bận mà bỏ thiền vì luôn thiền trước khi ngủ.

- Thiền xong ngủ luôn hoặc ngủ quên cũng được không cần thay đổi tư thế. Khi ngủ giữ được tư thế này thì vẫn hấp thu được năng lượng (dù nhỏ)

- Thiền nằm có thể thiền tĩnh hoặc thiền động đều được, rất đa năng

Phương pháp này do mình tự phát triển nên các bạn sẽ không tìm thấy tài liệu hướng dẫn trên internet. Nếu có thắc mắc xin vui lòng inbox mình sẽ hướng dẫn chi tiết thêm. Chúc cả nhà thiền vui vẻ!

Nếu bạn chưa thiền bao giờ có thể học định tâm và quan sát thân thể bằng thiền Minh Sát nhé. Link hướng dẫn thiền minh sát: http://khoahoctamlinh.vn/thien/hanh-thien-vipassana-loi-mo-dau-85.html

-------- PHƯƠNG PHÁP ĂN UỐNG:

Về ăn uống nên ăn theo thứ tự ưu tiên như mô tả dưới đây nhé:

- Số 1 hoa quả tươi (ăn chuối rất tốt)

- Số 2 các loại hạt, ngũ cốc

- Số 3 các loại rau củ có màu xanh đậm

- Số 4 các loại hải sản

- Số 5 các loại gia cầm 2 chân

- Thịt đỏ cần tránh không nên ăn

Cây hút dưỡng chất từ đất, hấp thu năng lượng từ mặt trời, quả là kết tinh của cây, cũng chính là kết tinh của trời đất, của năng lượng nên ăn hoa quả là tốt nhất. Cũng phải biết rằng hầu hết loài người bây giờ đang ăn vật chết (nấu chín), hoa quả lại chính là vật sống (dù bạn hái ra lúc còn xanh nó vẫn có thể tự chín mà không cần nuôi dưỡng từ gốc). Khoa học đã đo đạc và chứng minh mức năng lượng của hoa quả trước và sau khi nấu chín. Ăn hoa quả tươi là cách hấp thu năng lượng tốt nhất và trực tiếp nhất, còn ăn thịt động vật là cách hấp thu năng lượng gián tiếp và kém hiệu quả (động vật thì cũng ăn rau, cỏ, lá cây, hoa quả...)

Về bổ sung các loại vitamin và khoáng chất thì các bạn có thể tham khảo:

- Số 1 uống bổ sung Magie B6

- Số 2 bổ sung D3, D12

- Số 3 bổ sung Omega 369

- Số 4 bổ sung canxi, kẽm

Magie là 1 nguyên tố quan trọng thứ 2 chỉ sau Oxi và nó vô thưởng vô phạt, uống lâu dài cũng không có tác hại với cơ thể. Uống magie giúp các bạn thải độc thân thể ở mức độ tế bào.