Liên hệ số di động/zalo: 0979766122 NGUYEN QUANG ANH Hỗ trợ cho tôi theo Số tài khoản: 0979766122 Vietinbank thành phố Bắc Giang
Thứ Năm, 10 tháng 12, 2020
TRIẾT LÝ VIÊN KẸO
Rồi một ngày kia, bạn gặp chút mệt mỏi và quên bẵng mất mình đã hết kẹo mà chưa đi mua. Gặp đứa bé trên đường đi làm về, bạn xoa đầu nó và bảo: “Chú hết kẹo rồi”. Bỗng dưng bạn thấy thái độ của nó lập tức thay đổi. Nó thờ ơ, lạnh lùng gào ầm lên rằng bạn keo kiệt, bạn xấu xa. Hoặc nó đi khắp nơi nói với mọi người rằng bạn không còn tốt với nó nữa
Bài học rút ra: khi bạn cho ai khác một thứ gì, nhiều khi họ sẽ không nghĩ ấy là món quà, họ nghĩ đó là bổn phận, là trách nhiệm. Khi bạn không cho thứ mà họ muốn nữa, họ sẽ lập tức trở mặt với bạn.
Những điều chân thành từ tấm lòng của bạn không phải ai cũng xứng đáng để nhận. Hãy biết chọn lựa để bản thân không phải hối tiếc những gì bạn đã “cho đi”. Có thể bạn cần cân nhắc lại về việc “cho đi” đối với những người thật sự xứng đáng hơn.
Địa điểm chiến thắng Xương Giang
Địa điểm chiến thắng Xương Giang thuộc phường Xương Giang, thành phố Bắc Giang. Xương Giang là tên ngôi thành cổ do quân Minh xây dựng vào thế kỷ XV (1407).Sau khi xâm lược nước ta, nhà Minh đã cho xây dựng các sở vệ, đắp thành lũy ở những nơi xung yếu để phòng thủ. Xương Giang khi đó trở thành thành lũy kiên cố, án ngữ trên con đường dịch trạm từ Quảng Tây (Trung Quốc) nối với Đông Quan (Hà Nội ngày nay).
Để tưởng nhớ các anh hùng dân tộc và giáo dục truyền thống yêu nước. Năm 2012 UBND tỉnh Bắc Giang đã cho xây dựng ngôi Đền Xương Giang mới trên nền Thành cổ Xương Giang xưa. Khu di tích được xây dựng trên tổng diện tích 10ha gồm các hạng mục chính như: Cổng tam quan; Nghi môn, bình phong; Tả vu, hữu vu; Lầu chuông, lầu trống; Sân chính; Tòa tiền tế, tòa thiêu hương, Tòa chính cung.Đến đầu năm 2017, công trình được hoàn thành và đi vào đón khách đúng dịp kỷ niệm 590 năm chiến thắng Xương Giang. Đây là công trình văn hóa có ý nghĩa chính trị, lịch sử mang đậm tính nhân văn, là nơi để thế hệ hôm nay và mai mai sau thể hiện sự tôn kính, ghi nhớ công ơn các bậc tiền nhân đã có công giữ nước”.
Trung tâm quần thể di tích là công trình Đền Xương Giang có tổng diện tích 1,3ha. Phía trước ngôi đền là cổng tam quan với 3 lối đi chính rồi đến nghi môn và bình phong. Nghi môn được xây dựng theo lối tứ trụ kình thiên, uy nghi trầm mặc giữa đất trời. Phía bên trái sân là tả vu và lầu chuông, phía bên phải sân là hữu vu và lầu trống. Qua nghi môn là sân hội lớn lát đá vuông. Ngoài ra còn có các hạng mục như: Nhà trưng bày và biểu diễn các tác phẩm nghệ thuật, khuôn viên văn hóa…
Đền Xương Giang, gồm có 3 tòa chính gồm: Tòa Tiền tế, Thiêu hương và Chính cung. Khu vực tòa Tiền Tế là nơi vào các dịp lễ, ngày tế, ngày hội, quan viên ban tế nhà đền là lễ tế các anh hùng nghĩa sĩ của Nghĩa quân Lam Sơn. Đây là công trình kiến trúc kết hợp giữa đá và gỗ hài hòa, ăn khớp với nhau. Nơi đây còn lưu giữ di vật vô cùng quý giá đó là 1 viên gạch từ thế kỷ XV hiện được đặt trong tòa đền chính được lấy về từ đền Lam Kinh - Kinh đô đầu tiên của nhà Lê sau khi thống nhất đất nước lập ra nhà nước Đại Việt. Tiếp đến là Tòa Thiêu Hương nơi đây có đặt 1 đỉnh đồng cỡ lớn mang ý nghĩa thần khí linh thông, tượng trưng cho sự uy nghiêm của nơi thờ tự. Mặt trước của Đỉnh Đồng có khắc 3 di sản văn hóa của miền đất Bắc Giang: Cây dã hương nghìn năm tuổi ở huyện Lạng Giang, Chùa Vĩnh Nghiêm cổ tự và Mộc bản Kinh phật – di sản ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Mặt sau của Đỉnh Đồng khắc lên toàn cảnh Lễ hội Xương Giang; Tòa Chính Cung có 3 gian thờ chính. Ban thờ Hoàng đế Lê Lợi đặt ở giữa gian. Tiếp theo là hai gian ban thờ chia hai bên tả, hữu gian giữa. Ban thờ thờ 17 vị tướng lĩnh tham gia trực tiếp vào trận đánh Xương Giang năm 1427 và 17 vị tướng. Kế đó là ban thờ tiền quân và hậu quân Nghĩa quân Lam Sơn trong trận quyết chiến năm 1427.
Hiện nay địa điểm chiến thắng Xương Giang đã trở thành điểm du lịch tâm linh quen thuộc cho du khách trong và ngoài nước đến tham quan tìm hiểu. Đồng thời công trình còn có ý nghĩa giáo dục truyền thống cho học sinh sinh viên về tinh thần chống giặc ngoại xâm của cha ông ta.Với giá trị lịch sử tiêu biểu, ngày 31/12/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1954/QĐ-TTg xếp hạng Địa điểm Chiến thắng Xương Giang là di tích quốc gia đặc biệt./.
DU LỊCH TÂM LINH QUA CÁC NGÔI ĐỀN THỜ THÁNH MẪU Ở ĐÔI BỜ SÔNG THƯƠNG
Sông Thương gắn với người dân Bắc Giang từ ngàn đời. Đó là hình ảnh, một phần vóc dáng của hồn quê xứ sở. Dòng Sông với vai trò chuyển tải các thông điệp văn hoá văn minh, từng diễn ra biết bao trận đánh ác liệt của quân và dân Bắc Giang ngăn chặn bước tiến của quân thù để làm tròn xứ mệnh bảo vệ vững chắc cho Kinh thành Thăng Long. Từ thượng nguồn đến hạ nguồn, dọc ven đôi bờ Sông Thương thơ mộng có nhiều ngôi đền được nhân dân xây dựng để tôn thờ, ghi nhớ chiến công của những bậc anh hùng, hào kiệt, xả thân vì quê hương đất nước. Trong đó có không ít những ngôi đền thờ các bậc liệt nữ đã anh dũng hy sinh vì dân tộc. Họ đã sống trong lòng nhân dân, được nhân dân tôn thờ và phong là các bậc Thánh Mẫu. Đi dọc đôi bờ sông Thương thăm các ngôi đền thờ Thánh Mẫu sẽ là trải nghiệm thú vị mới cho du khách khi đến Bắc Giang.
Thời gian phủ lên những lớp văn hoá dân gian nhưng không làm mờ đi hình ảnh chiến công ban đầu của các vị liệt nữ đã hy sinh vì quê hương đất nước. Tiêu biểu như: Nữ tướng Thánh Thiên với huyền thoại người con gái Bến Ngọc. Hai nàng Bảo Nương- Ngọc Nương dùng mỹ nhân kế đánh chìm thuyền giặc, rồi những Nguyệt Nga công chúa, Quỳnh Hoa, Quế Hoa, Thiều Dương công chúa, Thánh Cô Trương Đạm Nương…..Ngã ba sông Sỏi thuộc văn hoá vùng Bo, xã Bố Hạ thăm đền Bến Nhãn nơi thờ Thánh Mẫu Thượng Ngàn và thờ đức Thánh Trần. Thượng nguồn sông Sỏi nơi vào chốn cửa rừng Xuân Lương- Canh Nậu có đền Cầu Khoai thờ hai Thánh nữ, Quỳnh Hoa, Quế Hoa dân gian vẫn gọi là Cô Bơ –Cầu Khoai hay đền hai Cô. Hai Thánh nữ là con gái của Tiến sỹ Đàm Thận Huy, một vị trung thần tiết nghĩa triều Lê từng được phong Thượng đẳng phúc thần, đã có công lớn trong việc phò vua giúp nước. Lễ hội hàng năm tổ chức ngày 23 tháng Giêng với nhiều trò chơi dân gian mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc.
Xuôi dòng sông Thương, địa phận làng Phúc Mãn, xã Xuân Hương (Lạng Giang) thăm đền Từ Mận, nơi thờ chính Thiều Dương công chúa Lê Thị Ngọc Khanh, con gái thứ tám của vua Lê Thánh Tông kết duyên cùng Hoa Phong Hầu Phạm Đức Hoá. Bên cầu Sông Thương, thành phố Bắc Giang, thăm đền Đa Mai nơi thờ Bảo Nương, Ngọc Nương là hai vị liệt nữ thời Trần dùng kế mỹ nhân giết giặc, anh dũng hy sinh tại bến sông này. Lễ hội hàng năm tổ chức ngày 10 tháng 2 Âm lịch. Dân làng tề tựu đông đủ ở đình, “trống giong cờ mở” rước kiệu, bài vị, rước cỗ ra đền làm lễ tế. Lễ hội có rước thuyền, mái chèo và tục đua thuyền trên bến Sông Thương, biểu tượng cách đánh trận của đội quân thuỷ chiến năm xưa do hai nữ tướng chỉ huy.
Bên ngòi Đa Mai thuộc bến Ngọc, đoạn chi lưu của dòng Sông Thương, xã Tân Mỹ (thành phố Bắc Giang) có đền Ngọc Lâm, thờ Thánh Thiên công chúa, một nữ tướng thời Hai Bà Trưng có công đánh đuổi giặc Hán rồi hoá thân tại bến Ngọc. Lễ hội hàng năm tổ chức ngày 12 tháng 2 Âm lịch với nhiều nghi lễ theo phong tục truyền thống. Về với lễ hội để tưởng nhớ tri ân hình ảnh người con gái Bến Ngọc, dám hy sinh thân mình vì dân vì nước.
Theo cửa ngòi Song Khê đoạn ngã ba Cống Bún tới làng Ảm, xã Tiền Phong (Yên Dũng) thăm Xa Lâu Điện thờ Thiều Dương công chúa Lê Thị Ngọc Khanh, dân gian quen gọi là miếu Vua Bà. Ven bờ Sông Thương thuộc làng Chỗ, xã Hương Gián có đền Từ Co nơi tôn thờ Ngọ Tiên Nương và hai người con là Hoàng Thái tử Đô Thống đại vương và Hoàng Thứ tử Lục Lang đại vương.
Xuôi xuống xã Lãng Sơn (Yên Dũng), bên bờ Bắc Sông Thương có đền Đà Hy với tục thờ Mẫu Thoải, hiện thân của Huệ Nương, đức Mẫu của đức Thánh Trần Tuấn Sơn, một vị tướng đã âm phù cho quân thần nhà Trần phá giặc Nguyên- Mông thế kỷ XIII. Theo thông lệ hàng năm vào ngày 3/3 Âm lịch ngày tiệc Mẫu, nhân dân khắp nơi lại về lễ Mẫu dự hội và tham gia các trò chơi dân gian theo phong tục sự lệ truyền thống. Các nghi thức rước kiệu Thánh, rước nước bằng thuyền rồng và cảnh diễn trận thuỷ chiến trên sông được nhân dân địa phương tái hiện lại trong lễ hội với sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân.
Hạ nguồn Sông Thương đoạn ngã ba Phượng Nhãn, nơi hợp lưu sông Lục Nam, sông Thương thăm đền Phượng Nhãn, xã Trí Yên (Yên Dũng) thờ Trương Đạm Nương, dân gian gọi Thánh Cô Tam Giang, em gái của đức Thánh Tam Giang. Hội lệ tổ chức ngày 10 tháng 4 Âm lịch với nhiều nghi lễ và trò chơi dân gian truyền thống.
Thăm các ngôi đền thờ Thánh Mẫu đôi bờ sông Thương sẽ được ôn lại những trang lịch sử hào hùng của dân tộc. Hình ảnh Thánh Mẫu (nguyên mẫu bà Mẹ xứ sở) là hoá thân của các vị liệt nữ đã anh dũng hy sinh vì dân vì nước trên dòng sông quê nhà luôn được tôn thờ theo phong tục truyền thống của người dân Bắc Giang./.
Bắc Giang tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử, văn hóa: Huy động nguồn lực, phát huy giá trị
Nhằm giữ gìn những giá trị lịch sử và văn hóa qua hệ thống di tích, thời gian qua, chính quyền, ngành chức năng các cấp trong tỉnh Bắc Giang đã quan tâm đầu tư, tu bổ di tích bằng nhiều nguồn lực. Nhiều công trình sau khi tu bổ, tôn tạo trở thành sản phẩm du lịch, văn hóa hấp dẫn khách tham quan.
Toàn tỉnh hiện có khoảng 700 di tích được xếp hạng, trong đó có 4 di tích quốc gia đặc biệt, hơn 100 di tích quốc gia, còn lại là di tích cấp tỉnh. Thực hiện Đề án “Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa các dân tộc tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2011-2020”, toàn tỉnh có gần 500 di tích được tu bổ với tổng kinh phí 145 tỷ đồng từ nguồn ngân sách nhà nước.
Toàn tỉnh hiện có khoảng 700 di tích được xếp hạng, trong đó có 4 di tích quốc gia đặc biệt, hơn 100 di tích quốc gia, còn lại là di tích cấp tỉnh. Các di tích được xếp hạng đều có giá trị về lịch sử, văn hóa, tiềm năng phát triển du lịch. Trước thực trạng nhiều di tích xuống cấp, những năm qua, cấp ủy, chính quyền, các ngành, tầng lớp nhân dân, doanh nghiệp trong tỉnh rất quan tâm tới việc bảo tồn, tôn tạo phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch. Thực hiện Đề án “Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa các dân tộc tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2011-2020”, toàn tỉnh có gần 500 di tích được tu bổ với tổng kinh phí 145 tỷ đồng từ nguồn ngân sách nhà nước. Ông Nguyễn Văn Luyện, Trưởng Phòng tu bổ, tôn tạo di tích, Bảo tàng tỉnh cho biết, hoạt động tu bổ di tích tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật. Việc thẩm định về chuyên môn đối với các dự án được đầu tư bằng nguồn kinh phí của nhà nước bảo đảm chặt chẽ, chất lượng thi công tu bổ cơ bản đạt yêu cầu về mặt khoa học, bảo đảm tính nguyên gốc của di tích.
Đặc biệt, trong điều kiện ngân sách của tỉnh còn hạn hẹp, nhiều địa phương đã huy động được nguồn xã hội hóa rất lớn để xây dựng, trùng tu, bảo tồn các di tích gắn với phát triển du lịch. Đơn cử như Nhà lưu giữ và trưng bày mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm (Yên Dũng) khánh thành cuối năm 2017 với tổng vốn đầu tư hơn 30 tỷ đồng chủ yếu từ nguồn xã hội hóa. Công trình hoàn thành góp phần gìn giữ, bảo quản và phát huy tốt hơn giá trị di sản mộc bản gắn với phát triển du lịch; đền Hạ, Nhà hát văn thuộc Khu Du lịch sinh thái Suối Mỡ (Lục Nam) trị giá hơn 20 tỷ đồng; hệ thống đền tại Khu Du lịch tâm linh, sinh thái Tây Yên Tử (Sơn Động) kinh phí hàng chục tỷ đồng.
Phát huy giá trị lâu dài
Có thể thấy, mỗi di tích đều kết tinh những giá trị văn hóa dân tộc qua các thời kỳ lịch sử, ghi đậm dấu ấn kiến trúc, tài năng sáng tạo nghệ thuật của cha ông. Việc tu bổ, tôn tạo di tích không chỉ có giá trị trước mắt phục vụ sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân, du khách thập phương mà còn có giá trị lâu dài, đặc biệt là gắn với phát triển du lịch. Ví như Khu lưu niệm Sáu điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân (Tân Yên), Những địa điểm Khởi nghĩa Yên Thế, chùa Bổ Đà (Việt Yên), chùa Vĩnh Nghiêm (Yên Dũng), suối Mỡ (Lục Nam), Địa điểm chiến thắng Xương Giang (TP Bắc Giang), các công trình tôn giáo tín ngưỡng ở sườn Tây Yên Tử trong những năm gần đây thu hút nhiều du khách, trở thành những tour du lịch trọng điểm của tỉnh.
Được biết, từ năm 2019 trở về trước, kinh phí hỗ trợ đối với tu bổ các di tích xếp hạng của UBND tỉnh khoảng 2 tỷ đồng/năm (trung bình mỗi di tích được hỗ trở từ 50-70 triệu đồng). Theo kế hoạch hỗ trợ tu bổ di tích lịch sử, văn hóa, giai đoạn 2020-2025, tỉnh hỗ trợ tu bổ khoảng 200 di tích đã được xếp hạng các cấp. Theo đó, mỗi di tích xếp hạng quốc gia đặc biệt, hỗ trợ 50% tổng mức kinh phí tu bổ (không quá 1,5 tỷ đồng), cấp quốc gia 50% (không quá 1 tỷ đồng), cấp tỉnh 30% (không quá 500 triệu đồng). Trong điều kiện ngân sách hạn hẹp, với mức hỗ trợ như vậy đã thể hiện sự quan tâm rất lớn của tỉnh. Tuy nhiên, để khai thác tiềm năng, lợi thế các di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh gắn với phát triển du lịch thì việc huy động xã hội hóa, tăng thêm nguồn kinh phí tu bổ, tôn tạo các di tích có ý nghĩa rất quan trọng.
Trong chiến lược phát triển du lịch, tỉnh Bắc Giang xác định văn hóa tâm linh là một trong những loại hình du lịch lợi thế của tỉnh cần tiếp tục được khai thác, phát huy. Ông Nguyễn Sĩ Cầm, Phó Giám đốc Sở Văn hóa- Thể thao và Du lịch cho biết, thời gian tới, Sở tiếp tục tham mưu Tỉnh ủy, UBND tỉnh các chủ trương, biện pháp huy động các nguồn lực tôn tạo, tu bổ di tích gắn với phát triển du lịch thông qua ban hành các chương trình, đề án, cơ chế chính sách. Trong tháng 10 năm nay, UBND tỉnh sẽ ban hành Đề án “Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa các dân tộc tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 2021-2030”.
Theo đó, toàn tỉnh sẽ có khoảng 300-400 di tích lịch sử, văn hóa được tu bổ, tôn tạo, phục hồi. Cùng đó, Sở tích cực phối hợp với chính quyền, ngành chức năng các địa phương giới thiệu, quảng bá về giá trị di tích để người dân, du khách, cộng đồng, doanh nghiệp hiểu, trân trọng, đóng góp kinh phí, công đức để tu bổ, tôn tạo, góp phần giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa cho các thế hệ. Thường xuyên tổ chức các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần. Làm tốt công tác quảng bá về giá trị di sản để thu hút du khách, tạo sinh kế cho người dân, đem lại nguồn thu từ các dịch vụ du lịch.
Ai có về cổ tự Bổ Đà
Trong hành hành trình về thăm vùng đất Kinh Bắc xưa, có một ngôi chùa mà du khách không thể không ghé thăm đó là đại danh lam cổ tự Bổ Đà - nơi đây từng là một trong những trung tâm Phật giáo lớn thuộc thiền phái Lâm Tế. Ngôi chùa nằm cách Hà Nội khoảng 40 km về hướng Bắc. Chùa Bổ Đà hay còn được gọi tắt là chùa Bổ, xưa còn có tên gọi là Quan Âm tự nằm trên lưng chừng núi Bổ Đà thuộc phía bờ Bắc sông Cầu, xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.
1. Chùa Tứ Ân - Công trình kiến trúc nghệ thuật đặc sắc:
2. Khu vườn tháp lớn nhất Việt Nam:
Vườn tháp chùa Bổ Đà - Ảnh Xuân Khương
4. Am Tam Đức - Nơi giáo dục trí, đức:
5. Ao Miếu - Nơi thờ Thạch Linh Thần:
6. Lễ hội Bổ Đà - Đặc sắc miền Quan họ:
Theo dòng chảy của thời gian, những dấu xưa tích cũ vẫn còn hiện hữu trên ngôi chùa Bổ Đà, về thăm Bổ Đà trong không gian tĩnh lặng du khách sẽ cảm nhận một không gian rất riêng, rất đặc biệt mà hiếm nơi nào có được từ những mảng tường trình rêu phong cổ kính, từ ngôi chùa cổTứÂn lạc bước không biết lối ra, từ huyền thoại về tích cầu con, từ những giai điệu ngọt ngào sâu lắng của các liền anh, liền chị quan họ...Có lẽ nơi đây sẽ còn để lại nhiều ấn tượng và hoài niệm cho du khách mỗi khi có dịp đặt chân tới ngôi chùa rất linh thiêng và giàu tính huyền thoại này.