Thứ Sáu, 10 tháng 7, 2020

VÀNG SẼ CÒN TĂNG GIÁ TỚI ĐÂU? CÓ NÊN MUA VÀNG HAY BÁN VÀNG LÚC NÀY?

Công cụ đầu tư | Nhà đầu tư mới cần chú ý gì khi tham gia thị trường chứng khoán | Chuyển động 4.0

[GÓC NHÌN THỊ TRƯỜNG] Đầu tư học ngành hot (IT), cần phải lưu ý gì? | Chuyển động 4.0

NẮM RÕ 9 Bài Học Thành Công Từ Cuộc Sống Này Chắc Chắn Bạn Sẽ Giàu Có Hơn Từng Ngày

THAY ĐỔI CUỘC ĐỜI CHỈ TRONG 2 NGÀY?

Bài Học Kinh Doanh Cho Bất Kỳ Ai Đang Khởi Nghiệp Kinh Doanh Qua 3 Câu Chuyện | Tư Duy Làm Giàu

10 bài học kinh doanh dành cho người bắt đầu khởi nghiệp

Sau những thất bại chúng ta sẽ có những bài học thật đáng quý. Các doanh nhân cũng vậy trên con đường thành công họ đã gặp không ít những thất bại để lại vô số bài học quý giá.
Sau đây là 10 bài học được đúc kết từ các doanh nhân đã thành công, khi bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh bạn nên đọc bài viết này để có được những bài học của người đi trước.
1. Khách hàng không thể nói cho bạn biết họ cần gì
Những khách hàng nhiều khi không biết họ cần gì cho đến khi bạn chỉ cho họ biết điều họ muốn. Bạn hãy cho khách hàng biết họ cần gì thay vì đợi khách hàng nói họ cần gì và bạn bắt đầu đi làm ra sản pahẩm đó. Một sản phẩm là hữu ích hãy nói cho họ biết sản phẩm của bạn là cần thiết với họ.
2. Chuyên gia không biết gì

SMART CEO 4.0

Bộ Cẩm Nang Quản Trị Doanh Nghiệp Toàn Diện, Chuyên Nghiệp & Hiệu Quả!​
Là một doanh nhân phải tự tìm hiểu mọi thứ đừng phụ thuộc vào người khác. Hãy để những chuyên gia lắng nghe bạn thay vị bạn phải lắng nghe và làm việc dập khuôn theo chuyên gia
3. Thử thách càng lớn, thành quả càng cao
Khi bỏ nhiều công sức vượt qua nhửng thử thách lớn chắc chắn bạn sẽ đem lại được những thành quả cao. Quay trở lại thời iPhone được coi là một thử thách vô cùng lớn về mặt công nghê, phải mất không biết bao nhiêu thời gian làm việc hết sức nỗ lực để có được thành quả này.
4. Luôn luôn đổi mới
Thời đại không ngừng thay đổi cái gì phù hợp vs ngày hôm nay chưa chắc đã phù hợp với ngày mai. Phải luôn đổi mới cho phù hợp, tránh nhàm chán. Đừng bao giờ biết đến hài lòng luôn thay đổi để đạt đến gưỡng cao nhất.
5. Vấn đề là hiệu quả hay không hiệu quả
Bạn là lãnh đạo bạn luôn có khả năng bảo vệ quan điểm của mình tuy nhiên khi hãy lắng nghe tất cả những quan điểm của mọi người và sãn sàng thay đổi quan điểm khi nó hiệu quả hơn
6. Gía trị khác với giá thành
Mỗi sản phầm đều có một mức giá nào đó những giá trị mà chúng có được còn cao hơn rất nhiều.
Những giá trị đó bao gồm sự sang trọng, đẳng cấp nổi bật, thân thiện với người sử dụng, hiệu suất cao vv… Bạn cần quan tâm đến giá trị mà sản phẩm nhận được chứ không chỉ là giá thành của sản phẩm.
7. Người giỏi cần thuê những người giỏi để phát triển
Trong bước đầu khởi nghiệp gặp nhiều khó khăn của một công ty hoặc trong những giai đoạn quan trọng, sẽ cần thuê những người giỏi nhất. Đó là bản năng sinh tồn để hướng đến chất lượng tốt nhất cho sản phẩm.
Khi công ty phát triển hơn và các vấn đề về tài chính ổn định hơn, những người có quyền lực sẽ có xu hướng thuê những người không giỏi bằng mình để đảm bảo cho vị trí của cá nhân. Những người loại B này sẽ đi thuê những người loại C và chính điều này sẽ khiến chất lượng làm việc của cả công ty xuống dốc nghiêm trọng. Chúng ta học được bài học ở đây, là nếu được, hãy chỉ thuê những người giỏi nhất, và nếu có thể, hay thuê những người giỏi hơn chính bạn.
8. Một CEO thật sự có thể làm một hình mẫu
Nếu bạn là một người lãnh đạo và bạn có một sản phẩm, bạn phải chịu trách nhiệm trình bày về sản phẩm của mình. Cho dù bạn không phải là một người trình bày hoản hảo, nhưng người tạo ra sản phẩm là người có thể nói về nó một cách đam mê nhất.
9. Một doanh nghiệp thật sự phải tung ra sản phẩm
Đừng chờ đợi đến khi có một sản phẩm “hoàn hảo”. Nhưng không có nghĩa là tung là những sản phẩm vớ vấn. Luôn có những sản phẩm đột phá những vẫn tồn tại những thứ vớ vẫn trong đó nhưng chúng ta vẫn tung nó ra và khắc phục sửa chữa những cái vớ vấn còn tồn tại ấy.
10. Có những điều cần phải có lòng tin mới thấy được
Nếu bạn không tin tưởng, mọi chuyện sẽ không bao giờ xảy ra. Nếu bạn đợi đến lúc có bằng chứng chứng mình, chuyện đó sẽ không bao giờ xảy ra. Nếu bạn đợi đến lúc khách hàng đánh giá, chuyện đó cũng không bao giờ xảy ra. Bạn phải tin vào cái mình đang làm nếu không tin vào nó mỗi khi gặp khó khăn bạn rất dễ nản và bỏ cuộc.
Có thể kinh doanh nhỏ không ít điều kiện hơn vào lúc đầu, nhưng nếu khéo léo và thông minh, thì bạn vẫn có thể phát triển từ từ rồi mở rộng quy mô của mình. Điều này phụ thuộc vào khả năng phân tích và sắp xếp nguồn lực của bạn, nếu lập được một kế hoạch chi tiết, đi đúng hướng thì bạn vẫn có thể thành công.
Trên đây là 10 bài học kinh doanh đắt giá được chắt lọc từ những người đứng đầu trong nền công nghiệp này.
Quan trọng là bạn có biết áp dụng chúng vào công việc và biến ước mơ khởi nghiệp thành sự thật hay không.
Hãy tham khảo chúng thật kĩ và đưa ra những nhận định chính xác đối với thương hiệu của mình nhé.

7 bài học kinh nghiệm trong kinh doanh mà bạn cần nắm vững

Có thể nói, bài học kinh nghiệm trong kinh doanh là vô vàn. Đây là điều không thể nói hết trong sách vở mà nó chỉ được đúc rút từ thực tế.
Đây là điều vô cùng quan trọng. Nếu bạn hoạch định được rõ ràng mục tiêu kinh doanh của mình thì đó chính là kim chỉ nam dẫn đường cho những hành động và định hướng tiếp theo của bạn.
Ảnh minh họa 
Bài học thứ hai: Nắm bắt được nhu cầu của thị trường cũng là điều vô cùng quan trọng
Để làm được việc này, bạn phải có sự nghiên cứu, thẩm định thị trường để xem lĩnh vực mình sắp kinh doanh có thực sự đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của thị trường hay không. Người ta nói, có cầu thì cung tự ắt sẽ xuất hiện và dễ nhận được những phản hồi tích cực của người dùng.
Bài học thứ ba: Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công của công việc kinh doanh
Bạn nên chuẩn bị nguồn nhân lực cũng như vốn trước khi bắt tay vào việc thành lập công ty, doanh nghiệp. Vì khi có sự cố cần huy động vốn thì bạn luôn sẵn sàng, không rơi vào thế bị động.
Bài học thứ tư: Hãy biến ý tưởng thành những kế hoạch cụ thể
Nếu bạn thực hiện được điều này một cách kỹ lưỡng thì con đường kinh doanh sẽ trở nên rõ ràng, cụ thể. Bạn chỉ cần thực hiện theo kế hoạch mình đã định ra.
Ảnh minh họa 
Bài học thứ năm: Không được ngủ quên trong chiến thắng
Nếu bạn lấy thành tích đạt được làm động lực và mục tiêu để phấn đấu thì bạn sẽ tạo ra được nhiều thành tích lớn hơn. Trong thời buổi kinh tế khó khăn như thế này, việc kiên trì và biết được mình có vị trí như thế nào là điều vô cùng quan trọng. Nếu bạn dành được một số thành tích ở bước đầu, đừng lấy đó làm kiêu hãnh mà phải tỉnh táo tiếp tục lên kế hoạch phấn đấu nhiều hơn nữa trong tương lai.
Bài học thứ sáu: Lạc quan
Các sự cố, vấp váp hay thất bại là điều không thể tránh khỏi những lần khủng hoảng kinh tế. Nhưng điều quan trọng là bạn không được buông bỏ, tìm đến những thú vui khác từ bỏ mục tiêu của mình. Mà ngược lại, hãy tập trung hơn, nghiêm túc hơn trong công việc hãy lấy niềm vui, sự lạc quan để tạo ra sự khác biệt, sáng tạo.
Ảnh minh họa 
Bài học thứ bảy: Mối quan hệ rộng
Điều này, quyết định lớn đến chiến lược PR, marketing của công ty bạn. Nếu bạn có mối quan hệ rộng rãi với nhiều người trên nhiều lĩnh vực khác nhau, thì sẽ tạo ra những thuận lợi không hề nhỏ.
Bài học kinh nghiệm trong kinh doanh có rất nhiều và được mỗi người rút ra từ thực tiễn hoạt động của mình, hãy lấy đó làm động lực để thực hiện tốt hơn những công việc sắp tới.

10 cách ứng tiếp ứng xử trong giao tiếp nơi công sở

Giao tiếp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống hiện nay, đặc biệt là môi trường công sở. Mỗi ngày, 8 tiếng tại văn phòng bạn phải giao tiếp với lãnh đạo, đồng nghiệp và khách hàng…Nhưng cách ứng xử trong giao tiếp như thế nào đạt hiệu quả. Thể hiện được nét văn hóa trong ứng xử là một bài toán “nan giải” mà nhiều dân văn phòng băn khoăn.
Cách ứng xử trong giao tiếp
Cách ứng xử trong giao tiếp
Làm sao để tránh tình huống ngượng ngùng và thất lễ khi giao tiếp nơi công sở? 10 nguyên tắc “vàng” sau đây sẽ giúp bạn khéo léo và hoàn thiện bản thân hơn.

1. Ứng xử khéo léo với cấp trên

Nguyên tắc ứng xử với cấp trên là một tình huống giao tiếp thường ngày nơi công sở. Khi trình bày quan điểm của mình bạn cần giữ thái độ bình tĩnh, tự tin với cấp trên. Trường hợp, bất đồng quan điểm với sếp hay trong công việc thì nguyên tắc ứng xử giao tiếp thật khéo léo, góp ý một cách tế nhị.
Ứng xử khéo léo với cấp trên
Ứng xử khéo léo với cấp trên
Nếu ý kiến của bạn không được chấp nhận thì bạn tránh gây bất hòa, cãi vã với sếp. Điều này làm ảnh hưởng đến hình ảnh của bạn trong mắt cấp trên và đồng nghiệp trong công ty.
Để trở thành một nhân viên giỏi, được sếp tin cậy, bạn nên học cách trình bày thẳng thắn, rõ ràng về chứng kiến của mình. Hãy xây dựng tinh thần cả hai cùng hợp tác và phát triển trong công việc.

2. Tôn trọng đồng nghiệp

Đồng nghiệp là người bạn thường xuyên tiếp xúc và hợp tác với họ trong công việc. Do đó, thiết lập mối quan hệ trên cơ sở tôn trọng là điều cần thiết. Tránh tình trạng xem mình là giỏi, không tìm được tiếng nói chung trong công việc.
Hoặc bạn quá tự ti với bản thân, trình độ so với đồng nghiệp. Điều này khiến bạn dễ chán nản, chất lượng công việc giảm sút.

3. Xây dựng quan hệ với cấp dưới

Cấp dưới là những cộng sự đắc lực giúp bạn hoàn thành tốt mọi công việc từ cấp trên giao phó. Vì vậy, bạn cần tạo niềm tin giúp họ có nguồn năng lượng, hăng say trong công việc.
Xây dựng quan hệ tốt với cấp dưới
Xây dựng quan hệ tốt với cấp dưới
Lúc nào bạn cũng tạo cảm hứng cho họ mọi lúc, mọi nơi. Tuy nhiên, bạn cũng cần có những quy định nghiêm khắc để nhân viên hoàn thành tốt công việc được giao. Từ đó, hiệu quả làm việc ngày càng nâng cao.

4. Đừng biến mình thành “osin công sở”

Trong môi trường công sở, bạn cần tập cho bản thân mình luôn có chứng kiến riêng, không nên thụ động. Bạn cần tìm hiểu rõ vị trí, những công việc cần làm tránh tình trạng “ai bảo gì làm nấy”. Đầu tuần, bạn cần lên kế hoạch những việc cần làm và đánh giá nó vào dịp cuối tuần.

5. Hạn chế “tán gẫu” quá nhiều nơi công sở

8 tiếng làm việc tại công sở, tán gẫu trò chuyện là điều cần thiết vào những lúc rảnh rỗi. Tuy nhiên, không quá lạm dụng chúng, đừng để bạn mất điểm trước sếp và đồng nghiệp. Đừng biến bản thân thành “bà tám” công sở trong khi còn một núi việc cần giải quyết.
Hạn chế tán gẫu quá nhiều
Hạn chế tán gẫu quá nhiều

6. Tránh những đề nghị không đúng với chuyên môn

8 giờ làm việc tại văn phòng, bạn cần sử dụng tối ưu khoảng thời gian đó. Đừng quá ôm đồm công việc của mình hoặc nhận quá nhiều lời nhờ vả từ đồng nghiệp. Do đó, bạn nên từ chối khéo léo và tế nhị nhất. Biết nói “Không” cũng là một trong những cách ứng xử trong giao tiếp hiệu quả nhất.

7. Khoe tiền lương, thường

Hầu hết, các công ty hiện nay đều bảo mật, công bằng với năng lực, lương thực nhận và các khoản thưởng. Trong môi trường công sở, bạn cần có nghệ thuật giao tiếp ứng xử phù hợp. Việc bạn khoe về lương hay tiền thưởng sẽ khiến bạn trở thiếu tế nhị và tự bạn có thể cô lập với mọi người.

8. Nói xấu đồng nghiệp

Đây là một điều tối kỵ ở bất cứ công ty nào. Nếu bạn không hài lòng hay khó chịu với đồng nghiệp thì nên nói thẳng thắn. Không nên nói xấu hay “chia bè kết phái” trong công ty. Đây là một trong những cách ứng xử trong giao tiếp tuyệt đối không nên phạm phải nhất.

9. Văn hóa sử dụng điện thoại

Vào mỗi cuộc họp hay gặp gỡ khách hàng, bạn nên tắt âm lượng hoặc chuyển sang chế độ im lặng cho chiếc điện thoại của mình. Sẽ thật khiếm nhã khi bạn đang làm việc với cấp trên, đồng nghiệp hay khách hàng mà chuỗi điện thoại cứ reo lên ầm ĩ.
Cách ứng xử trong giao tiếp - Văn hoá sử dụng điện thoại
Văn hoá sử dụng điện thoại

10. Tích cực lắng nghe

Để hiệu quả trong công việc, bạn nên tỏ ra tự tin thông qua ngôn ngữ cơ thể, giao tiếp bằng ánh mắt và khuôn mặt. Dù là người mới hay người cũ bạn luôn phải ủng hộ những cái mà bạn biết là đúng đắn. Đồng thời, cách ứng xử hàng ngày giữa cấp trên, cấp dưới, đồng nghiệp phù hợp nhất.
Trên đây là 10 cách ứng xử trong giao tiếp hàng ngày dành cho dân văn phòng. Hi vọng, những chia sẻ trên đây sẽ là nền tảng giúp bạn dễ dàng tạo cảm giác thoải mái cho chính mình và tăng hiệu quả trong công việc. Hi vọng bạn sẽ có những mối quan hệ tốt đẹp trong môi trường công sở của mình.

[CĐKD] Số 65: Đối thoại về việc kinh doanh thời trang


8 kinh nghiệm giúp bạn tìm ý tưởng kinh doanh

Có 1 triết lý trong kinh doanh: Càng mạo hiểm thì càng thành công. Nhưng không phải ai liều lĩnh cũng thành công. Họ luôn thất bại trong việc tìm ý tưởng kinh doanh, phát triển nó thành một sản phẩm/dịch vụ cụ thể lôi kéo được khách hàng.

Sau đây là những kinh nghiệm tìm ý tưởng kinh doanh từ các thương hiệu lớn trên toàn cầu.

>>> Xem thêm: 49 ý tưởng kinh doanh chỉ cần vốn ít

Tìm ý tưởng kinh doanh

8 bài học kinh nghiệm giúp bạn tìm ý tưởng kinh doanh sáng tạo

1/ Nghĩ về sản phẩm/dịch vụ sẽ cải thiện chất lượng cuộc sống của bạn

Bất cứ ý sản phẩm/dịch vụ nào ra đời đều hướng tới một mục tiêu: khách hàng. Các thương hiệu thành công đều đánh trúng thị hiếu của khách hàng, tạo ra những dịch vụ/sản phẩm đúng với nhu cầu của xã hội. Tương tự, bạn hãy dành nhiều thời gian để thử thách, trải nghiệm bản thân để biết được mình cần thiếu gì, cần bổ sung cái gì, kết hợp thêm một chút sáng tạo, bạn đã định hình những loại hình sản phẩm/dịch vụ giúp ích cho bạn.

2/ Xác định loại hình bạn muốn cung cấp: dịch vụ hay sản phẩm

Để tìm ý tưởng kinh doanh mới, hãy nhìn qua các dịch vụ, sản phẩm hiện hữu trên thị trường để phát triển ra những ý tưởng mới đột phá hơn.

Nếu muốn kinh doanh sản phẩm mới, bạn sẽ phải phát triển hoặc cải tiến sản phẩm sẵn và đầu tư sản xuất sảm phẩm. Dù tốn kém trong thời gian đầu nhưng về lâu về dài sẽ mang lại lợi nhuận vô cùng lớn.

Khi cung cấp dịch vụ, bạn sẽ phải bỏ nhu cầu phát triển và sản suất sảm phẩm mới. Chú trọng lấy khách hàng là trọng tâm và mang đến những dịch vụ trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.

Đặc điểm chung 2 hình thức này bạn cần đến thời gian và tiền bạc. Bạn không thể ra sản phẩm ồ ạt cũng như qua loa với khách hàng. Hãy sắp xếp có kế hoạch thời gian và đầu tư tiền bạn thông minh, bất kể bạn lựa chọn loại hình nào.

3/ Xác định những vấn đề hiện hữu

Đây là cách tìm ý tưởng kinh doanh dễ áp dụng nhất. Điển hình như ông lớn Uber. Ý tưởng tạo ra Uber đến với Travis Kalanick khi anh đang cố tìm chiếc xe taxi để tới dự hội nghị LeWeb tại Paris năm 2008, nhưng không thể nào tìm được chiếc nào. Kalanick đã gọi Paris là nguồn cảm hứng cho dịch vụ tỷ đô của mình.

Qua ví dụ trên ta có thể thấy được, tìm ra vấn đề chính là cách tốt nhất để hình thành ý tưởng kinh doanh.

4/ Dựa trên những ý tưởng kinh doanh sẵn có

Uber vs Grab: Cuộc chiên công nghệ từng tốn không ít giấy mực trên các trang báo

Nhìn vào thị trường thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, việc dựa vào những ý tưởng kinh doanh sẵn có và “nội địa hóa” phù hợp với điều kiện kinh tế địa phương. Điển hình là 2 ông lớn Grab và Uber. Tại Việt Nam, tuy Grab sinh sau đẻ muộn so với người anh lớn Uber, nhưng nhờ những chiến lược kinh doanh hợp lý, đường lối phát triển rõ ràng, Grab nhanh chóng chiếm được thị phần “xe ôm trực tuyến” và “đá” Uber về nước.

5/ Nhìn về tương lai

Có người nói rằng: Những người khởi nghiệp thành công là những nhà cải cách. Quả thật, điều đó không hề sai tý nào. Đặc biệt là những startup công nghệ, họ rất có tầm nhìn về tương lai, họ dự đoán được điều gì sẽ thành công trong tương lai. Bản thân của bạn cũng có thể làm điều đó bằng cách tự mình đặt câu hỏi những bước tiếp theo của một sản phẩm/ dịch vụ là gì.

Ví dụ như, Go Pro đánh  mạnh vào việc tạo ra một thiết bị “chia sẻ trải nghiệm”, điều mà các ông lớn như Sony, Nikon, Cannon lại không nhìn thấy, họ tập trung vào những tính năng không cần thiết, tăng độ phân giải, chất lượng hình ảnh nhưng quên mất đi tăng thêm trải nghiệm cho người dùng. Từ thiết bị ghi hình tập trung vào các môn thể thao mạo hiểm, ngày nay Go Pro là thương hiệu camera hành trình được mọi người trên thế giới biết đến và sử dụng.

6/ Nghiên cứu thị trường khách hàng sơ bộ

Nghiên cứu thị trường giúp cho bạn hiểu được những nhu cầu của khách hàng. Qua đó sẽ giúp bạn tìm ý tưởng kinh doanh từ những chia sẻ từ thị trường.

Với sự phát triển của Internet hiện nay, bạn có thể tự mình nghiên cứu thị trường qua các công cụ tìm kiếm. Nghiên cứu trên mạng từ khóa nào đang phổ biến, được người dùng tìm kiếm nhiều. Qua đó, bạn sẽ hiểu được khách hàng đang cần gì và từ đó tìm ý tưởng kinh doanh và phát triển nó thành một sản phẩm/dịch vụ cụ thể.

7/ Áp dụng kinh nghiệm của bản thân vào 1 lĩnh vực khác

Việc trao dồi kỹ năng cho bản thân không bao giờ thừa thải. Tại nhiều thời điểm, bạn có thể dùng những kinh nghiệm, kỹ năng tích lũy tại lĩnh vực này để cải thiện một lĩnh vực mới. Điển hình như ý tưởng thu gom rác và tái chế của startup Hải Bình- nhà sáng lập Doanh nghiệp xã hội Revival Waste. Trước khi chuyển qua làm startup, anh làm việc tại một công ty truyền thông với phần lớn khách hàng làm về truyền thông môi trường nên câu chuyện môi trường này đã truyền cảm hứng cho a sáng lập ra Revival Waste.

Revival Waste chuyên nghiên cứu từng chủng loại rác, đưa ra phương thức xử lý và phân loại phù hợp, sau đó xây dựng một kế hoạch khả thi cho các doanh nghiệp khác tham gia vào. Với ý tưởng kinh doanh này, a đã gọi vốn thành công 1 tỷ đồng từ Shark Đỗ Liên- chủ tịch Quỹ môi trường xanh Việt Nam.

Revival Waste với ý tưởng dọn rác tham vọng thay đổi hành vi đối xử rác của người Việt Nam

Vì vậy, không cần phải tìm kiếm ở đâu xa, hãy biết quan sát những vấn đề xung quanh môi trường làm việc của mình, kết hợp với những thế mạnh sẵn có của bản thân, bạn có thể sẽ tìm ra ý tưởng kinh doanh phù hợp.

8/ Ghi lại toàn bộ ý tưởng

Mọi ý tưởng nảy sinh trong đầu bạn, mặc dù nhỏ hay vô nghĩa đến đâu, đều rất giá trị. Hãy có thói quen ghi lại những ý tưởng của bạn nảy rra trong một cuốn sổ tay. Những mảnh ghép nhỏ sẽ tạo nên một tấm hình lớn. Nhìn vào đó bạn sẽ biết cái nào cần loại bỏ, cái nào cần phát triển thành sản phẩm.

Kết

Việc hình thành ý tưởng kinh doanh sáng tạo đôi khi xuất phát từ những điều nhỏ nhặt xung quanh ta. Nếu bạn biết quan sát, vận dụng những điểm mạnh của mình và những điểm thiếu sót của xã hội, bạn sẽ tìm ra được những ý tưởng kinh doanh độc đáo, mang lại lợi nhuận cho bản nhân cũng như góp phần xây dựng xã hội ngày càng phát triển.

Sau khi đã có tìm được ý tưởng kinh doanh của mình, hãy lập kế hoạch phát triển nó, đi từ những cái nhỏ nhất và phát triển nó thành một mô hình rộng lớn.