Thứ Năm, 12 tháng 11, 2020

Một số điểm đến hấp dẫn tại thành phố Bắc Giang

 Trong những năm trở lại đây, tỉnh Bắc Giang luôn chú trọng ưu tiên phát triển du lịch. Với một số điểm đến nổi bật như Chùa Vĩnh Nghiêm, chùa Bổ Đà, khu sinh thái Suối Mỡ, Đồng Cao... và mới đây Bắc Giang còn xây dựng đầu tư một số khu điểm, dự án du lịch lớn như Khu du lịch văn hóa tâm linh - sinh thái Tây Yên Tử, Thiền viện Trúc Lâm Phượng Hoàng, Sân golf Yên Dũng...Không nằm ngoài sự phát triển du lịch của tỉnh nhà, thành phố Bắc Giang cũng đã đầu tư một số điểm du lịch mới thu hút được đông đảo du khách đến tham quan. Dựa vào nhu cầu và thị hiếu của du khách đặc biệt là giới trẻ, thời gian vừa qua một số doanh nghiệp, cá nhân đã đầu tư xây dựng các khu du lịch sinh thái, phim trường trên địa bàn thành phố Bắc Giang, tạo điểm đến vui chơi giải trí mới lạ cho nhiều du khách trong và ngoài tỉnh. 

Vườn nghệ thuật Sông Thương Garden 


Vườn nghệ thuật Sông Thương nằm dọc hai bên dòng sông Thương đoạn chảy qua thành phố Bắc Giang (số 64, đường Châu Xuyên, phường Lê Lợi, TP.Bắc Giang) với diện tích trên 6ha do nhà văn Sương Nguyệt Minh giữ vai trò sáng tạo và doanh nghiệp tư nhân Mười Duyên làm chủ đầu tư thực hiện.
Sông Thương Garden là nơi lưu giữ những nét đẹp văn hóa Kinh Bắc với nhà trưng bày những bộ bàn ghế cũ kỹ thời bao cấp, chiếc xe đạp xe thồ, cối giã gạo, cối xay lúa, rặng cúc tần, giàn thiên lý,... cùng với đó là những phong cảnh tự nhiên như dòng sông, lũy tre, bãi cỏ xanh ngát trên triền đê,... Cũng bởi vậy mà những buổi biểu diễn ca trù, quan họ hay những ca khúc, vần thơ về Bắc Giang và sông Thương được ưu ái trình diễn tại không gian này. 
Nhà trưng bày văn hóa 
Một điểm đặc biệt riêng có tại Sông Thương Garden chính là Khu vườn hiện thực Nam Cao, Vũ Trọng Phụng tái hiện lại hình tượng các nhân vật trong truyện như: Chí Phèo, Thị Nở, Bá Kiến, Lão Hạc và cậu Vàng, ông giáo Thứ, Xuân tóc đỏ, bà Phó Đoan, Chị Dậu,... được thể hiện đúng với cái hồn của nhân vật, của tác phẩm qua bàn tay tài ba của các nhà điêu khắc. 
Hình tượng Chí Phèo - Thị Nở trong Vườn văn học hiện thực
Quả thật Sông Thương Garden là một vườn ý tưởng hết sức độc đáo và mới lạ khi có sự kết hợp giữa nét đẹp văn hóa phương Đông và phương Tây. Ở Khu huyền thoại phương Tây, du khách sẽ như lạc vào một không gian Châu Âu có mô hình tháp Eiffel thu nhỏ với đàn bồ câu Pháp hơn 100 con, Quảng trường nghệ thuật, Đại lộ Ngôi sao lấy cảm hứng từ Đại lộ Danh vọng của Hollywod, Hầm rượu La-tinh, Tượng Nữ thần Tự Do, Nữ thần Venus,... 
Tượng Nữ thần Venus
Bến sông Thương nằm trong Sông Thương Garden thường xuyên neo đậu 20 chiếc thuyền nan để trở du khách sang sông, trải nghiệm các hình thức chăm sóc rau tại nông trại rau sạch, chăm sóc vật nuôi, câu cá, cắm trại hay tham quan các làng nghề dọc bờ sông Thương. Tại vườn nghệ thuật Sông Thương có phục vụ ăn uống, nghỉ dưỡng, phòng trà, có dịch vụ cho thuê quần áo giúp du khách có thể thoải mái chụp ảnh để lưu giữ những bộ ảnh đẹp khi đến đây. 
Phong cảnh thiên nhiên hữu tình bên bờ sông Thương, với lũy tre cánh cò bay lượn, Sông Thương Garden là một cảnh sắc tuyệt đẹp không giống với bất cứ một vườn nghệ thuật nhân tạo nào. 
Phim trường Rose Garden 
Rose Garden thuộc địa phận tổ dân phố Thanh Mai, phường Đa Mai, TP. Bắc Giang, với tổng diện tích hơn 10ha tọa lạc yên tĩnh giữa cánh đồng lúc, tách biệt với khu dân cư. Đây là một trong những điểm du lịch đang được du khách đặc biệt là các bạn trẻ săn đón khá nhiều với cánh đồng hoa hướng dương bạt ngàn. 
Rose Garden đã được gia đình anh Lê Văn Dương đầu tư cách đây 2 năm chủ yếu để cho thuê chụp ảnh cưới. Tại đây có các khu chụp ảnh phim trường được thiết kế khá công phu như dãy phố Châu Âu, nhà thờ kiến trúc Pháp, quầy bar cổ điển,... Khu ảnh thiên nhiên với các thảo nguyên hoa đủ loại như hoa cánh bướm, hoa cải, hoa hướng dương,... Các khu tiểu cảnh như nhà gỗ cổ điển, cầu cảng, thuyền buồm,... 
Rose Garden là nơi được nhiều cặp đôi lựa chọn để chụp những bộ ảnh cưới
Dù có tên gọi là "vườn hoa hồng" nhưng ở đây còn có cả một vườn hoa hướng dương rực rỡ, vườn hoa thạch thảo với sắc tím ngập trời hay vườn hoa bướm thơ mộng cùng với nhiều loài hoa đẹp khác. Mỗi một khu chụp ảnh lại có được những góc ảnh ưng ý khác nhau nên hiện nay Rose Garden đang thu hút rất nhiều du khách tới tham quan và chụp ảnh. 
Vườn hoa hướng dương thu hút đông đảo du khách
Anh Lê Văn Dương - chủ cơ sở chia sẻ, với việc phát triển khá tốt của mô hình trồng hoa nên thời gian tới anh sẽ tiếp tục đầu tư và mở rộng diện tích trồng hoa hướng dương và trồng thêm một số loại hoa mới. Ngoài ra anh Dương cũng sẽ đầu tư làm mô hình du lịch cộng đồng, nghỉ dưỡng với mong muốn mang lại cho người dân cũng như du khách trong và ngoài tỉnh một không gian vui chơi đẹp, ý nghĩa. 
Hiện giá vé tham quan, chụp ảnh tại Rose Garden là 40 nghìn đồng/người, chụp ảnh cưới 350 nghìn đồng/lần, trẻ em dưới 14 tuổi được miễn phí. 
Công viên giải trí Wedding Land 
Cách trung tâm thành phố Bắc Giang khoảng 4km, Công viên giải trí Wedding Land thuộc địa phận thôn Phúc Thượng, xã Song Mai (TP Bắc Giang). Với diện tích hơn 10ha, Wedding Land là một thiên đường thu nhỏ với rất nhiều cảnh đẹp như: Suối Rồng, Trường đua xe, Đồi trượt cỏ, vườn Nhật Bản, thác Tiên, khu ẩm thực, khu mô phỏng kiến trúc phong cảnh phố cổ Hội An, Làng cổ Bukchon Hanok Hàn Quốc,... Ngoài ra còn các dịch vụ ăn uống, xe điện, cho thuê trang phục chụp ảnh. Tuy vẫn đang trong quá trình hoàn thiện nhưng nơi đây vẫn là điểm đến được nhiều du khách quan tâm trong thời gian vừa qua. Không chỉ riêng ngày lễ, những ngày cuối tuần công viên cũng đón rất nhiều lượt khách từ thành phố và nhiều khu vực lân cận đến vui chơi, chụp ảnh. 
Làng cổ Bukchon Hanok Hàn Quốc
Giá vé tham quan công viên giải trí Wedding Land vào ngày thường là 50.000/người lớn và 80.000/người vào các ngày cuối tuần, nghỉ lễ. Giá vé này bao gồm cả vé vào bơi ở Thác Tiên và Suối Rồng. 
Thác Tiên 
Trong thời gian tới, công viên Wedding Land sẽ tiếp tục hoàn thiện một số hạng mục nữa như: Khu nghỉ dưỡng, khu vui chơi trẻ em, hồ sinh thái,... và chắc chăn đây sẽ là một điểm đến ưa thích của du khách. 
Không gian phố cổ Hội An
Hãy tới và tận hưởng không khí của đất nước Hàn Quốc, Nhật Bản xinh đẹp, chiêm ngưỡng phố cổ Hội An thu nhỏ với những nếp nhà cổ yên bình và cùng lưu giữ những bức ảnh kỷ niệm với những vườn hoa đầy màu sắc rực rỡ của khung cảnh nơi đây.

Huyền thoại Non Vua

Huyện Yên Dũng có dãy Nham Biền trập trùng 99 ngọn, trong đó một ngọn núi mang tên Phượng Hoàng - nơi có đỉnh Non Vua. Từ Trúc Lâm Thiền Viện tới đỉnh Non Vua là đoạn đường núi nhiều cảnh sắc, đủ đẹp để mê hoặc du khách. Thiên nhiên, cây cỏ, mây trời gió núi, những huyền tích cổ xưa, cộng thêm sự tôn tạo của con người đã tạo nên sự hấp dẫn của điểm đến du lịch Bắc Giang với đầy đủ “non sông tú khí”.

    Giữa vùng đồng bằng trù phú, bỗng nổi lên dãy Nham Biền khá kỳ vĩ và cao hơn hẳn là đỉnh Non Vua. Thiền viện Trúc lâm Phượng Hoàng được xây dựng tại lưng chừng ngọn Non Vua, một điểm sơn thủy giao hòa, nhìn sông tựa núi, cảnh sắc, không gian nhuốm màu huyền thoại, có tầm nhìn bao quát cả một vùng rộng lớn. Thiền viện Trúc Lâm Phượng Hoàng đều đặn sáng mõ, chiều chuông. Ngày cuối tuần, nhiều phật tử hoặc những nhóm, câu lạc bộ yêu thích văn hóa - thể thao thường tổ chức leo núi khám phá dãy Nham Biền, đích đến là đỉnh Non Vua ở độ cao gần 300m so với mực nước biển.
Đỉnh 
    Non Vua có địa danh giếng Trời, còn được gọi là Thiên Huyệt, quanh năm có dòng nước trong mát tuôn chảy xuống khu vực chùa Nguyệt Nham, rồi hòa vào dòng sông Thương. Con đường từ chân núi đến Thiền viện Trúc Lâm Phượng Hoàng khá thuận lợi với độ dốc thoai thoải, hai bên đường là những hàng thông gió reo vi vút. 
    Đường lên Non Vua mùa nào cũng đẹp, hai bên trải dài những trảng cây bụi sim, mua, ràng ràng và rừng thông ngút ngàn reo trong gió. Độ cao, gấp khúc thực sự là một thử thách đối với nhiều người. Càng lên cao khí hậu càng mát mẻ, cảm giác như chạm vào mây. Dưới chân núi có khe Hang Dầu được biết đến là nơi quy tụ nguồn nước dồi dào. Những người dân bản địa quan niệm rằng: Dải núi Nham Biền được ví như chiếc đòn gánh, gánh hai dải bạc Nhật Đức và Nguyệt Đức (dòng sông Thương và sông Cầu). Đứng trên đỉnh núi có thể bao quát toàn bộ một vùng châu thổ trù phú mênh mông phía hạ du. Phóng tầm mắt về phía tây là dòng sông Cầu uốn khúc quanh co, trải dài như một dải lụa trắng. Hướng về phía đông bắc quan sát thấy Phủ Lạng Thương và dòng sông Thương “bên đục bên trong” êm đềm ngàn năm lặng chảy.
Dải Nham Biền có 99 ngọn núi, mỗi ngọn đều mang một tên riêng hàm chứa đầy huyền tích lịch sử như các núi: Non Vua, Vua Bà, Ông Lão, Bành Kiệu, Cột Cờ, Hàm Long, Mâm Xôi, Giếng Tiên…Trên đỉnh Non Vua còn có bàn cờ tiên bằng đá, tương truyền xưa kia có mười một nàng tiên nữ thường hay xuống núi Nham Biền ngắm cảnh đẹp và chơi cờ trên khối đá này.
    Truyền thuyết kể rằng: Trên dãy núi Nham Biền, cây cối xanh mát, mây phủ quanh năm, sinh khí dồi dào, vốn là nơi cho muôn loài tụ hội. Ngọc Hoàng cho 100 nàng tiên xuống đắp 100 quả núi và đào 100 cái ao ở vùng đất này. Nhưng có một nàng tiên lơ đễnh đã đào 1 cái ao và đắp một quả núi ở vùng khác nên chỉ còn 99 ngọn núi và 99 cái ao. Một ngày kia, có vị quân vương vì muốn chọn đất lập đế đô mở mang cơ nghiệp nên đã tìm về dãy núi này ngắm địa thế. Thấy nơi đây ngùn ngụt vượng khí, mây lành quấn quýt nên ngài rất ưng ý. Chợt lúc ấy, có 100 con chim phượng hoàng từ đâu bay về, mỗi con đậu trên một ngọn núi; riêng con chim đầu đàn vì không có chỗ đậu nên đành vỗ cánh bay đi, kéo cả đàn cùng theo. Nhìn thấy đàn chim thiêng vỗ cánh rời đi, vị quân vương thầm thở dài, dù biết là vùng đất đẹp nhưng không phải là nơi làm đế đô nên đành chọn nơi khác. Chỗ vị quân vương đứng ngắm đất ấy nay chính là ngọn cao nhất của dãy núi có tên gọi Non Vua.
Ít người biết rằng, chính vùng đất Phượng Hoàng này lại từng là thái ấp của Thái sư Trần Thủ Độ - vị công thần có công lao sáng lập nhà Trần. Theo các nguồn tài liệu chính sử: Do có công khai sáng nên tới khi triều Trần được thiết lập, Trần Thủ Độ được vua Trần ban cho hưởng lộc ở đất Châu Lạng, thuộc lộ Lạng Giang tức vùng Bắc Giang ngày nay. Đây là vùng đất nằm giữa sông Thương và sông Cầu trong đó có dãy Nham Biền và Non Vua. Thái sư Trần Thủ Độ là người luôn quan tâm đến việc trị thủy, chống úng lụt cho dân vùng đất Phượng Hoàng, giúp mùa màng tốt tươi, cuộc sống người dân ấm no hạnh phúc. Nhân dân trong vùng cảm tạ ơn đức đó đã tạc tượng Thái sư Trần Thủ Độ và vợ là Linh từ Quốc mẫu Trần Thị Dung đưa vào thờ ở đình Kẻ Cáu, tôn làm Thành hoàng làng để bốn mùa hương khói. 
    Chính sử, huyền sử đan xen càng tạo nên sức hút và sự huyền bí về một vùng đất giàu tiềm năng du lịch. Thêm vào đó, vẻ đẹp sơn thuỷ hữu tính của dãy Nham Biền, đỉnh Non Vua và Thiền viện Trúc Lâm Phượng Hoàng ngày càng thu hút nhiều du khách đến thăm, khám phá, trải nghiệm và chiêm bái. Đây cũng là một trong những điểm du lịch mới của vùng đất bg được mời gọi, thu hút đầu tư./. 

Đặc sản núi rừng Yên Thế

    Nói đến vùng quê Yên Thế là nhắc người ta nhớ đến truyền thống lịch sử hào hùng chống giặc ngoại xâm của dân tộc, địa danh gắn liền với cuộc khởi nghĩa nông dân chống thực dân Pháp xâm lược do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo kéo dài gần 30 năm gian khổ, trường kì. Bên cạnh đó, ở huyện miền núi này còn được biết đến với nhiều đặc sản đã trở thành thương hiệu, nức tiếng gần xa.

    Nức tiếng đặc sản gà đồi
    Nếu ai đã từng một lần đặt chân đến mảnh đất Yên Thế thì ắt hẳn không thể bỏ lỡ cơ hội thưởng thức món gà đồi Yên Thế, một đặc sản đã tạo nên thương hiệu cho vùng quê này. Từ nhiều năm nay, gà đồi là giống vật nuôi quan trọng giúp người dân Yên Thế thoát nghèo và từng bước vươn lên làm giàu. Huyện Yên Thế có địa hình đồi núi dốc thoai thoải, với diện tích tương đối rộng, nhiều tán cây lâm nghiệp như keo lai, bạch đàn, cây vải thiều… Đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm theo kiểu chăn thả. Trong đó, gà đồi được xác định là một trong những vật nuôi thế mạnh của địa phương. Do được chăn thả trong môi trường đồi núi tự nhiên nên gà đồi Yên Thế có vị thịt ngọt, đậm, thơm và chắc, không mềm và nhão như gà nuôi công nghiệp. Do đó, món ăn từ gà đồi không chỉ xuất hiện trong các bữa ăn hàng ngày hay dịp cỗ bàn, hội họp mà còn là một trong những thực phẩm được các doanh nghiệp và nhà hàng kinh doanh lựa chọn nhiều nhất để chế biến các món ăn phục vụ thực khách.
Các món ăn được chế biến từ gà đồi Yên Thế tại Hội nghị xúc tiến tiêu thụ gà đồi 2017
    Gà đồi Yên Thế được nuôi đúng quy trình với thời gian sinh trưởng 7 - 8 tháng với 02 giống chủ lực là Ri lai và gà Mía lai được đánh giá là giống có ngoại hình đẹp, chất lượng thịt thơm ngon, được chăn thả trên đồi cây, chăn nuôi theo quy trình an toàn sinh học và VietGAP. Chính vì vậy, sản phẩm gà đồi Yên Thế từng được trao Bằng chứng nhận hàng hóa độc quyền, nằm trong danh sách “Sản phẩm, thực phẩm tốt nhất Đông Nam Á”, danh hiệu “Thương hiệu – nhãn hiệu nổi tiếng” ... do Viện Sở hữu Trí tuệ quốc tế, Tạp chí Sở hữu trí tuệ, sáng tạo và Bộ KH-CN trao tặng.
Gà đồi Yên Thế còn có lợi thế lớn khi có thể chế biến được rất nhiều món, từ xáo, luộc, hấp, quay, nướng, lẩu… Kinh nghiệm của những người Yên Thế sành gà đồi cho biết để thưởng thức món gà đồi ngon nhất chỉ nên luộc chín tới, thịt gà còn chắc, giòn để chấm với muối trộn lá chanh, nước luộc ngọt lịm dùng để ăn kèm với cơm. Công phu hơn thì quay, nướng làm chả gà. Hoặc nếu có điều kiện hơn thì làm món thịt gà hầm thuốc bắc, một vị thuốc quý trong dân gian để chữa các bệnh về dinh dưỡng; hay món gà nướng ngũ vị vừa ngọt, đẹp mắt, lại vừa thơm mùi đặc trưng của ngũ vị hương; món gà hấp bia thơm mát, bổ dưỡng ngày hè; món gà xáo gừng nhiều dinh dưỡng, cho người ăn thêm ấm cúng trong tiết trời giá lạnh; món lẩu gà đồi kết hợp với rau xanh hấp dẫn người ăn nhờ mùi thơm nóng hổi… Đây là những món ăn vô cùng hấp dẫn và được rất nhiều khách hàng ưa chuộng. 
    Đậm đà hương vị chè xanh bản Ven 
Mấy năm gần đây, Yên Thế còn được biết đến với thương hiệu chè xanh bản Ven. Với điều kiện thuận lợi về đất đai, thổ nhưỡng, tiểu vùng khí hậu phù hợp với sự phát triển của cây chè, năm 2011, UBND huyện Yên Thế xây dựng Đề án phát triển vùng sản xuất chè nguyên liệu nhằm tạo vị thế mới cho cây chè. Với nhiều giải pháp UBND huyện đã hỗ trợ nông dân mở rộng diện tích trồng chè trên địa bàn 8 xã miền núi, nổi bật xã Xuân Lương trên 300ha, chiếm 60% diện tích trồng chè toàn huyện. Người dân Xuân Lương hiện còn lưu giữ nhiều bí quyết về văn hóa ẩm thực, trong đó có bí quyết lấy và giữ hương chè “Chè Xuân Lương, đựng ống bương, treo gác bếp, để giữ hương”... 
Chè bản Ven được đóng gói theo quy chuẩn
    Ở Xuân Lương mô hình "Bốn nhà liên kết là một" được hình thành trong quá trình sản xuất và xây dựng thương hiệu "Chè xanh bản Ven". Trên cơ sở Nhà nước, doanh nghiệp, nhà khoa học và người nông dân cùng vào cuộc. Doanh nghiệp ở đây là Hợp tác xã Xuân Trường đã xây dựng quy trình liên kết với các hộ dân tại một số thôn, bản trong xã để sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn chè sạch. Kết hợp ứng dụng khoa học với phương thức truyền chế biến chè truyền thống của người Cao Lan để chè Xanh bản Ven ngát hương trở thành mặt hàng thương mại có giá trị cao trên thị trường…Từng bước nâng cao chất lượng, thu nhập cho các hộ dân và sự phát triển của "Chè xanh Yên Thế" theo hướng bền vững.
Hiện nay sản phẩm chè xanh Bản Ven đã được HTX sản xuất ra nhiều sản phẩm khác nhau để đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Ngoài sản phẩm chè có nước xanh, vị đậm hương thơm thì HTX cũng sản xuất ra sản phẩm “Chè xanh bản Ven” khi hãm, nước có màu vàng hổ phách, vị đậm, thoảng hương thơm đặc trưng nhẹ. Sản phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng bởi được bao gói đẹp, đúng quy chuẩn. Sản phẩm chè bản Ven đã có mặt tại nhiều tỉnh, thành phố như Bắc Giang, Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh...
Yên Thế - một huyện vùng cao của tỉnh Bắc Giang nhưng nơi đây đã được thiên nhiên ưu đãi với khí hậu, đất đai, thổ nhưỡng thuận lợi cho cây trồng và vật nuôi phát triển. Bên cạnh đặc sản gà đồi và chè bản Ven, mảnh đất này còn có một số sản vật đặc trưng như: cam Bố Hạ, kẹo lạc Phồn Xương, mật ong Hồng Kỳ… Cùng với những nét độc đáo về văn hóa ẩm thực, Yên Thế còn có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch văn hóa, sinh thái và du lịch cộng đồng với một số khu điểm du lịch tiêu biểu như: Khu di tích lịch sử Hoàng Hoa Thám, đền Nguyệt Hồ, Khu du lịch sinh thái Xuân Lung – Thác Ngà… 
Yên Thế ai ơi hãy về
Thăm khu di tích cụ Đề năm xưa
Bản Ven chè búp bốn mùa
Gà đồi say tiếng gáy trưa rộn ràng.

Bánh đa Kế

Làng Kế là ngôi làng cổ thuộc xã Dĩnh Kế của thành phố Bắc Giang ngày nay. Xã có mười một thôn, trong đó có sáu thôn làm bánh đa. Người dân trong vùng thường gọi là bánh Kế, bởi bánh đa của làng Kế làm ra có hương vị đặc trưng không giống với bánh đa ở bất cứ nơi đâu. Người dân làng Kế làm bánh đa quanh năm, đặc biệt nhộn nhịp vào những lúc nông nhàn. Ban đầu nghề làm bánh đa chỉ là một nghề phụ của người dân, dần dần được chuyên nghiệp hoá trong nhiều gia đình. Họ đã có được lợi nhuận và niềm say mê từ món quà quê rất đỗi thân thuộc này.

Bánh đa Kế có từ lâu đời, là một sản phẩm truyền thống chứa đựng sự công phu, khéo  léo và tinh tế của người dân. Làm bánh theo kiểu của người Kế thoạt nhìn rất đơn giản, nhưng thực ra lại đòi hỏi sự công phu, khéo léo. Nguyên liệu chính để làm bánh đa Kế là gạo, phải chọn loại gạo ngon, để lâu ngày, khi ấy nhựa gạo chuyển hoá thành một dạng thức khác, nó cô đọng và hoà tan  vào những hạt gạo trắng trong. Người ta vo gạo rất nhẹ nhàng, làm sao cho vừa sạch lại vừa bảo đảm những bụi cám vẫn còn dính trên hạt gạo ấy. Sau đó đem gạo ngâm nước, ngày xưa người ta thường ngâm vào những chậu bằng sành, gốm cho đến khi hạt gạo có vị chua và căng mọng lên đem vớt ra để cho ráo nước rồi cho vào  xay. Ngày nay người ta xay gạo bằng máy, dễ dàng hơn trước kia rất nhiều, trước đây người dân xay gạo bằng cối đá rất vất vả và công phu. Phải xay gạo thật nhuyễn, hạt gạo hoà cùng những giọt nước trong  trẻo tan ra thành bột mịn và trắng muốt. Cũng có khi người ta còn làm thành cơm rồi mới đem xay cùng với gạo, lúc đó cơm sẽ được dàn ra cho nguội, không được nát và cũng không quá cứng. Xay gạo cùng với cơm làm cho bánh đa có độ dẻo cần thiết.

Sau khi xay bột, người dân làng Kế tráng bánh, kiểu làm không khác tráng bánh cuốn là mấy, có điều tráng bánh đa phải dầy hơn, độ chín của bánh đa cũng cần phải kỹ càng hơn. Điều đặc  biệt là ở bánh đa Kế, người ta tráng bánh hai lần. Lần đầu khi bánh  chín rồi nhưng còn ướt, họ vẫn để bánh trên mặt miếng vải ấy, rồi lại tiếp tục đổ thêm một lượt bột lên trên đợi đến khi chín mới đưa ra. Bánh được tráng hai lần sẽ bảo đảm độ dầy dặn.

Khi bánh chín, người ta lấy bánh ra rất khéo léo để bánh không bị rách hoặc méo mó. Người làm bánh đa dùng một ống nứa dài và to đặt lên một đầu chiếc  bánh rồi quấn lại một cách nhẹ nhàng khoảng nửa vòng rồi từ từ đặt miếng bánh xuống một chiếc phên và gỡ bánh ra.

Trước khi đem phơi bánh đa, người ta rắc một lượt  vừng đen cùng lạc sống giã giập lên trên. Kỹ thuật rắc vừng, lạc cũng đòi hỏi sự chuyên nghiệp, khi rắc họ lấy tay nhúm lấy những hạt vừng rồi rắc đều lên trên mặt bánh đa, nhưng họ rắc tập trung dày đặc ở tâm chiếc bánh đa. Lại có gia đình cho lạc giã giập hoà cùng  bột nước đem tráng lên khuôn.

Khi phơi bánh đa, người làng Kế đặt lên trên những tấm phên đan bằng nứa, phên phải phẳng phiu, kích thước không  được nhỏ hơn bánh đa khi mang từ khuôn ra. Khi bánh se mặt và vẫn còn dẻo, phải kịp thời gỡ bánh cho khỏi dính vào phên tránh bị vỡ, hoặc thủng, rồi mới lật bánh sang mặt bên kia và phơi tiếp cho đến khô. Khi khô bánh được bảo quản  rất cẩn thận. Ngày xưa người ta để bánh vào nơi thoáng mát, cao ráo để tránh ẩm, nay thường xếp bánh vào túi nilông buộc chặt.

Trước khi bánh đa Kế đến với người tiêu dùng còn phải thông qua khâu nướng bánh. Đây là công đoạn cuối cùng, phức tạp và đòi hỏi sự tinh tế, kinh nghiệm. Người ta đốt những viên than củi lên, khi những viên than đã bén lửa họ đặt những chiếc bánh đa lên trên chậu than hồng. Một tay cầm bánh đa, một tay cầm chiếc quạt nan. Người nướng phải quạt đều tay, liên tục, những chiếc bánh đa được lật đi lật lại thoăn thoắt, mùi hương thơm toả ra tạo một cảm giác dễ chịu. Thi thoảng họ dừng lại uốn những chiếc bánh cho  khỏi bị vênh. Thường người nướng bánh là các bà, các chị với đôi bàn tay nhanh nhẹn, linh hoạt  và hết sức kỹ thuật. Nướng bánh đa phải  quan sát  rất tập trung, phải biết đặt chỗ nào lên trên chậu than hồng ấy, chỗ nào được và chưa được. Quan trọng nhất là người nướng phải biết dừng lại lúc nào, tức là khi bánh đã được rồi thì đưa ra ngay nếu không rất dễ bị cháy. Chiếc bánh đa ngon phải mở phồng, vàng rộm được tô điểm thêm bởi những hạt vừng đen như những vật trang trí làm nổi bật hình thức chiếc bánh.

Khi thưởng thức, những chiếc bánh đa có vị bùi, ngọt, giòn và thơm lừng. Từng miếng bánh đa giòn tan trong miệng khiến ta có cảm giác như hương vị quê hương đang dạt dào theo tiết tấu âm thanh  quen thuộc mà đáng quý biết  nhường nào. Hương vị  của miếng  bánh đa Kế là hương vị của quê hương xứ sở, là công sức cha ông đã hun đúc và sẽ còn mãi với thời gian./.


Thăm làng gốm cổ Thổ Hà

Nằm bên bờ sông Cầu, làng Thổ Hà nổi danh với nghề làm gốm từ thế kỷ 14. Nơi đây từng là một thương cảng tấp nập thuyền bè ngược xuôi ra vào bến sông Như Nguyệt, mang đi những đồ gốm thổi hồn từ đất và bàn tay nghệ nhân làng.

Một góc làng cổ Thổ  Hà nhìn từ ven sông

    Thổ Hà thuộc xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, ở vào vị trí đắc địa nên từng là một làng nghề gốm danh thơm nức tiếng gần xa. Cùng với sự thịnh vượng của nghề gốm, bàn tay những nghệ nhân dân gian đã xây dựng một quần thể xóm làng thuần Việt với những đình chùa, cổng làng bề thế với lối kiến trúc cổ kính, trầm mặc mà dân dã.

    Trải qua hàng trăm năm, làng Thổ Hà nay vẫn là nơi những người say mê phong cảnh hữu tình của làng Việt, những nghệ sĩ, nghệ nhân về tìm cảm hứng.
    Qua bến đò Thổ Hà phía bờ hữu ngạn sông Cầu, từ trên mặt sông đã cảm nhận được vẻ hiền hoà của dòng nước, lũy tre xanh và bờ tường ghép đầy mảnh gốm đen bóng. Những cây đa, cây si gần bến nước rủ từng chùm rễ in bóng xuống mặt sông.
    Ngôi đền thờ thành hoàng làng ngay bến nước, tường gạch rêu phong. Ông tổ của nghề gốm làng Thổ Hà được cho là tiến sĩ Đào Trí Tiến. Ông đã học được nghề gốm trên đường đi xứ Trung Quốc và truyền lại cho dân làng từ thế kỷ XIV. Bà cụ già mái tóc bạc phơ bên quán nước nhỏ đầu làng bỏm bẻm nhai trầu kể cho khách nghe những mẩu chuyện dân gian về nghề gốm.
    Đi vào trong làng, kỳ thú nhất là những ngõ nhỏ. Một màu đỏ của thứ gạch cũ kĩ đã mòn vẹt, trơ ra thần thái của những bước chân thời gian, ngõ nhỏ heo hút, tường xếp chằn chặn một thứ sành nâu đen bóng. Khách đến nơi đây thường có ấn tượng đặc biệt với những ngõ xóm hun hút đẹp một vẻ cổ kính, hoài niệm mà lại dân dã, lắng đọng.
    Cái đặc biệt trong lối ăn ở của con người làng gốm cổ là sử dụng chính những đồ gốm, mảnh gốm bỏ đi để xây nhà, xây tường. Không trát vôi vữa, mặc kệ gió mưa mà tạo thành hình thành khối gắn kết độc đáo.
    Đình làng Thổ Hà được dựng năm 1692, đây là công trình văn hoá được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia. Hoa văn rồng phượng ẩn hiện trong mây hài hoà cùng người và cỏ cây, hoa lá, muông thú còn ghi lại dấu ấn bàn tay tài hoa của người thợ khắc.
    Gốm Thổ Hà xưa không dùng men, cái thứ đất dẻo kỳ diệu ấy được nung cho đến tự chảy men ra, bám trên bề mặt đồ gốm một màu nâu óng, mượt như nhung, mát lịm. Làng chỉ làm đồ gốm gia dụng, những chum vại, tiểu sành, chĩnh chõ nổi tiếng một thời. Bề mặt đồ gốm tím sẫm, đanh lại, gõ kêu như đánh vào thép nguội. Những mảnh gốm xưa còn sót lại trên các bức tường vẫn nguyên hình vẹn trạng, chính thế mà hồn gốm như còn đọng mãi.

Bắc Giang - Hồ Cấm Sơn

Thông tin tour

Hồ Cấm Sơn nằm ở địa phận huyện Lục Ngạn. Bình thường mặt hồ phẳng rộng 2600ha, nhưng đến mùa mưa nước dâng lên, mặt hồ có thể rộng tới 3000ha. Chiều dài hồ đến gần 30km, bề ngang nơi rộng nhất 7km, chỗ hẹp nhất cũng rộng tới 200m, lòng hồ nơi sâu nhất đến 20m. Xung quanh hồ là những dãy núi, rừng bao bọc tạo nên phong cảnh non nước hữu tình ít nơi có được.

Từ Bắc Giang, theo quốc lộ 1A đi Lạng Sơn khoảng 50 km, rẽ vào thêm khoảng 4km là đến khu đập chính của hồ Cấm Sơn. Với vị trí, cảnh quan và các ưu thế khác, Hồ Cấm Sơn là nơi rất thích hợp với loại hình du lịch dã ngoại, bơi thuyền, leo núi, câu cá….

Hành trình tour

Sáng: Quý khách xuất phát từ Thành phố Bắc Giang đi tham quan Hồ Cấm Sơn, đến nơi quý khách lên thuyền đi tham quan cảnh quan thiên nhiên, khám phám thảm động thực vật trong vùng hồ. Quý khách lên đảo cắm trại, bơi thuyền, câu cá...thưởng thức không khí trong lành và phong cảnh non nước hữu tình ở nơi đây.

Trưa: Quý khách ăn trưa bằng đồ ăn mang theo cho chuyến đi ở trên đảo.

Chiều: Quý khách nghỉ ngơi trên đảo, tự do leo núi, bơi thuyền, câu cá thư giãn và tắm tại hồ

15h00: Quý khách lên xe trở về thành phố Bắc Giang. Kết thúc chương trình.

Địa điểm chiến thắng Xương Giang

Địa điểm chiến thắng Xương Giang thuộc phường Xương Giang, thành phố Bắc Giang. Xương Giang là tên ngôi thành cổ do quân Minh xây dựng vào thế kỷ XV (1407).Sau khi xâm lược nước ta, nhà Minh đã cho xây dựng các sở vệ, đắp thành lũy ở những nơi xung yếu để phòng thủ. Xương Giang khi đó trở thành thành lũy kiên cố, án ngữ trên con đường dịch trạm từ Quảng Tây (Trung Quốc) nối với Đông Quan (Hà Nội ngày nay).

Lễ hội Xương Giang
Trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, chiến thắng Xương Giang gắn liền với tên tuổi, sự nghiệp của chủ tướng Lê Lợi và quân sư Nguyễn Trãi cùng các vị tướng lĩnh trực tiếp chỉ huy tham gia trận đánh Xương Giang tạo nên chiến công lừng lẫy. Nơi đây đã diễn ra trận công thành của Nghĩa quân Lam Sơn tiêu diệt hàng vạn quân Minh. Thực hiện chủ chương “vây thành diệt viện”, từ cuối năm 1426 Nghĩa quân Lam Sơn đã cho vây hãm thành, quyết tâm hạ thành trước khi viện binh của địch kéo sang. Nghĩa quân Lam Sơn đã cho đào hầm từ ngoài vào trong rồi tiến hành nội công ngoại kích. Sau hơn 9 tháng chiến đấu, thành Xương Giang đã bị hạ. Chiến thắng Xương Giang là điển hình của nghệ thuật quân sự “lấy ít thắng nhiều, lấy yếu đánh mạnh”. Là biểu tượng của sức mạnh tinh thần và ý chí quyết thắng của dân tộc Việt Nam. Chiến thắng Xương Giang là niềm tự hào của quân và dân cả nước, góp phần chấm dứt 20 năm đô hộ của nhà Minh đối với Đại Việt. Mở ra những trang mới trong lịch sử dựng nước và giữ nước vinh quang của dân tộc ta. Cũng từ chiến thắng ấy Vua Lê Lợi lập nên một triều đại mới, triều đại hậu Lê, đổi tên đất nước Đại Việt.
Để tưởng nhớ các anh hùng dân tộc và giáo dục truyền thống yêu nước. Năm 2012 UBND tỉnh Bắc Giang đã cho xây dựng ngôi Đền Xương Giang mới trên nền Thành cổ Xương Giang xưa. Khu di tích được xây dựng trên tổng diện tích 10ha gồm các hạng mục chính như: Cổng tam quan; Nghi môn, bình phong; Tả vu, hữu vu; Lầu chuông, lầu trống; Sân chính; Tòa tiền tế, tòa thiêu hương, Tòa chính cung.Đến đầu năm 2017, công trình được hoàn thành và đi vào đón khách đúng dịp kỷ niệm 590 năm chiến thắng Xương Giang. Đây là công trình văn hóa có ý nghĩa chính trị, lịch sử mang đậm tính nhân văn, là nơi để thế hệ hôm nay và mai mai sau thể hiện sự tôn kính, ghi nhớ công ơn các bậc tiền nhân đã có công giữ nước”.
Trung tâm quần thể di tích là công trình Đền Xương Giang có tổng diện tích 1,3ha. Phía trước ngôi đền là cổng tam quan với 3 lối đi chính rồi đến nghi môn và bình phong. Nghi môn được xây dựng theo lối tứ trụ kình thiên, uy nghi trầm mặc giữa đất trời. Phía bên trái sân là tả vu và lầu chuông, phía bên phải sân là hữu vu và lầu trống. Qua nghi môn là sân hội lớn lát đá vuông. Ngoài ra còn có các hạng mục như: Nhà trưng bày và biểu diễn các tác phẩm nghệ thuật, khuôn viên văn hóa…
Đền Xương Giang, gồm có 3 tòa chính gồm: Tòa Tiền tế, Thiêu hương và Chính cung. Khu vực tòa Tiền Tế là nơi vào các dịp lễ, ngày tế, ngày hội, quan viên ban tế nhà đền là lễ tế các anh hùng nghĩa sĩ của Nghĩa quân Lam Sơn. Đây là công trình kiến trúc kết hợp giữa đá và gỗ hài hòa, ăn khớp với nhau. Nơi đây còn lưu giữ di vật vô cùng quý giá đó là 1 viên gạch từ thế kỷ XV hiện được đặt trong tòa đền chính được lấy về từ đền Lam Kinh - Kinh đô đầu tiên của nhà Lê sau khi thống nhất đất nước lập ra nhà nước Đại Việt. Tiếp đến là Tòa Thiêu Hương nơi đây có đặt 1 đỉnh đồng cỡ lớn mang ý nghĩa thần khí linh thông, tượng trưng cho sự uy nghiêm của nơi thờ tự. Mặt trước của Đỉnh Đồng có khắc 3 di sản văn hóa của miền đất Bắc Giang: Cây dã hương nghìn năm tuổi ở huyện Lạng Giang, Chùa Vĩnh Nghiêm cổ tự và Mộc bản Kinh phật – di sản ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Mặt sau của Đỉnh Đồng khắc lên toàn cảnh Lễ hội Xương Giang; Tòa Chính Cung có 3 gian thờ chính. Ban thờ Hoàng đế Lê Lợi đặt ở giữa gian. Tiếp theo là hai gian ban thờ chia hai bên tả, hữu gian giữa. Ban thờ thờ 17 vị tướng lĩnh tham gia trực tiếp vào trận đánh Xương Giang năm 1427 và 17 vị tướng. Kế đó là ban thờ tiền quân và hậu quân Nghĩa quân Lam Sơn trong trận quyết chiến năm 1427.

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bí thư Tỉnh ủy Bùi Văn Hải trao Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt Địa điểm Chiến thắng Xương Giang cho đại diện lãnh đạo ngành văn hóa và TP Bắc Giang.
Để kỷ niệm lịch sử chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn tại thành Xương Giang, hàng năm tỉnh Bắc Giang tổ chức lễ hội vào ngày 6-7 tháng Giêng. Lễ hội Xương Giang là một lễ hội lớn của thành phố Bắc Giang nói riêng và tỉnh Bắc Giang nói chung, thu hút đông đảo khách thập phương dự. Trong lễ hội có nhiều nghi lễ đặc sắc và các trò chơi dân gian truyền thống như: Đánh đu, kéo co, vật....Trước ngày khai hội, tối mồng 5 tháng Giêng, thanh niên tổ chức đốt lửa trại. Sáng sớm ngày mồng 6 tháng Giêng âm lịch, các đoàn người từ các phường xã, giương cờ, gióng trống, xe kiệu với quần áo rực rỡ, tề chỉnh từ các ngả đường lần lượt tiến về trung tâm khai hội…
Hiện nay địa điểm chiến thắng Xương Giang đã trở thành điểm du lịch tâm linh quen thuộc cho du khách trong và ngoài nước đến tham quan tìm hiểu. Đồng thời công trình còn có ý nghĩa giáo dục truyền thống cho học sinh sinh viên về tinh thần chống giặc ngoại xâm của cha ông ta.Với giá trị lịch sử tiêu biểu, ngày 31/12/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1954/QĐ-TTg xếp hạng Địa điểm Chiến thắng Xương Giang là di tích quốc gia đặc biệt./. 

Nâng tầm giá trị di tích lịch sử ATK II Hiệp Hòa

Huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) có nhiều di tích lịch sử gắn với thời kỳ tiền khởi nghĩa đã được xếp hạng di tích cấp quốc gia. Thời điểm này, UBND huyện đang tích cực phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch lập hồ sơ khoa học đề nghị Thủ tướng Chính phủ xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt.

Tự hào truyền thống quê hương

Thời kỳ trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, nhiều địa điểm ở huyện Hiệp Hòa được Trung ương, Xứ ủy và Ủy ban Quân sự cách mạng Bắc Kỳ tổ chức các lớp huấn luyện chính trị, quân sự. Nhiều nhà hoạt động cách mạng như: Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Lê Thanh Nghị, Lê Hoàng, Ngô Thế Sơn, Nguyễn Trọng Tỉnh, Hoàng Văn Thái… đã về đây tuyên truyền, gây dựng và chỉ đạo phong trào cách mạng. 

Ngày 12/3/1945, tại đình Xuân Biều, xã Xuân Cẩm diễn ra cuộc khởi nghĩa giành chính quyền đầu tiên trong cả nước.

Ngày 12/3/1945, tại đình Xuân Biều, xã Xuân Cẩm diễn ra cuộc khởi nghĩa giành chính quyền đầu tiên trong cả nước.

Năm 1994, Nhà nước đã xếp hạng quốc gia đối với 7 di tích ATK II gồm: Nhà ông Ngô Văn Thấu, ông Ngô Văn Chế, ông Ngô Văn Đông và đền Soi, đình Vân Xuyên thuộc xã Hoàng Vân; đình chợ Vân, xã Hoàng An; đình Xuân Biều, xã Xuân Cẩm. Tháng 6/2018, chùa Y Sơn (xã Hòa Sơn) được bổ sung vào hệ thống di tích quốc gia. Mỗi di tích đều gắn với những nhân vật lịch sử quan trọng và các sự kiện tiêu biểu, đánh dấu bước chuyển trong quá trình chuẩn bị lực lượng và các điều kiện cho cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945.

Những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Hiệp Hòa luôn tự hào về vùng quê cách mạng và chung sức bảo tồn, phát huy giá trị các di tích. Huyện ủy, UBND huyện chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể, xã, thị trấn quan tâm tuyên truyền, giáo dục nhân dân, nhất là thế hệ trẻ về lòng yêu nước, lý tưởng cách mạng. Đặc biệt, 100% trường học trong huyện đưa nội dung giáo dục lịch sử địa phương vào các giờ học ngoại khóa, hoạt động tham quan, trải nghiệm. 

Tại Nhà bia Nội Đống Mú, thôn Vân Xuyên - nơi Chi bộ Đảng đầu tiên của Đảng bộ huyện Hiệp Hòa ra đời vào năm 1940 trở thành “địa chỉ đỏ” thường diễn ra các hoạt động kết nạp đoàn viên, đảng viên, trao Huy hiệu Đảng. Ông Chu Văn Bắc, Bí thư Đảng ủy xã Hoàng Vân cho biết: "Các hoạt động diễn ra tại đây mang ý nghĩa sâu sắc, góp phần giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ".

Quan tâm đầu tư, tôn tạo di tích

Ông Nguyễn Đình Hương, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Hiệp Hòa cho hay: Từ khi được xếp hạng đến nay, đình chợ Vân, đình Xuân Biều, đình Vân Xuyên và nhiều di tích khác đã được nhà nước và nhân dân quan tâm tôn tạo, nâng cấp với kinh phí hàng chục tỷ đồng. Gần nhất, chùa Y Sơn được tu bổ tổng thể tòa hậu điện, sân, cổng với tổng kinh phí gần 1 tỷ đồng.

Ngày 24, 25/9, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện Hiệp Hòa tổ chức buổi tọa đàm về giá trị lịch sử di tích ATK II với sự tham gia của các nhà khoa học để hoàn thiện hồ sơ gửi Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch).

Đáng chú ý, 2/3 kinh phí tu sửa công trình này được huy động từ xã hội hóa và nhân dân đóng góp. Đền Soi, xã Hoàng Vân được làm lại sân, tường bao... Tuy vậy, theo thời gian, nhiều công trình, hiện vật lâu năm làm bằng chất liệu gỗ, giấy, kim loại, vải… bị tác động của thời tiết, khí hậu đã xuống cấp, mai một. Đa số di tích nằm trong các thôn, xóm, diện tích mặt bằng hẹp nên tổ chức các hoạt động văn hoá gặp khó khăn. Công tác tuyên truyền, quảng bá di sản văn hóa chưa đáp ứng được yêu cầu.

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và UBND tỉnh, từ tháng 8/2020, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì phối hợp với UBND huyện Hiệp Hòa xây dựng hồ sơ khoa học đề nghị Thủ tướng Chính phủ xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt ATK II. Thời điểm này, quá trình lập hồ sơ với các phần việc như: Xây dựng lý lịch, bản đồ, chỉ dẫn địa lý, bản vẽ kỹ thuật, tranh ảnh; thống kê hiện vật, các văn bia, câu đối, đại tự... tại các điểm di tích đã cơ bản hoàn thành. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện cũng khoanh vùng khu vực bảo vệ di tích. 

Cụ Ngô Đình Kế (99 tuổi), thôn Xuân Biều, xã Xuân Cẩm nói: Cách đây 75 năm, tại đình Xuân Biều diễn ra cuộc mít tinh và khởi nghĩa giành chính quyền cấp xã đầu tiên trong cả nước. Đình làng Xuân Biều đã vinh dự được xếp hạng Di tích lịch sử cấp quốc gia. Tuy nhiên, nhân dân trong thôn vẫn mong mỏi di tích được quan tâm nhiều hơn, trở thành điểm đến trong hành trình về nguồn của các thế hệ.

Tỉnh Bắc Giang hiện có 4 di tích quốc gia đặc biệt là: Chùa Vĩnh Nghiêm (Yên Dũng), chùa Bổ Đà (Việt Yên); Những địa điểm khởi nghĩa Yên Thế; Địa điểm Chiến thắng Xương Giang (TP Bắc Giang). Sau khi được xếp hạng, các di tích đều được quan tâm đầu tư tôn tạo, thu hút nhân dân, nhất là du khách thập phương đến tham quan, vãn cảnh; trở thành địa chỉ giáo dục truyền thống yêu nước của dân tộc, phát huy giá trị lịch sử và văn hóa.

Để bảo tồn, nâng tầm giá trị các di tích, giai đoạn 2021-2025, huyện Hiệp Hòa có kế hoạch bố trí khoảng 4 tỷ đồng từ ngân sách để cải tạo, sửa chữa Nhà trưng bày truyền thống ATK II (cũ) nhằm giới thiệu, trưng bày các hiện vật ghi dấu một thời kỳ đấu tranh cách mạng hào hùng của dân tộc. 

Ông Tạ Việt Hùng, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy cho biết: "Chúng tôi mong muốn các điểm di tích ATK II sớm được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt, xứng tầm với giá trị lịch sử là nơi ghi dấu các sự kiện chính trị, quân sự trọng đại trong thời kỳ tiền khởi nghĩa. Thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng liên kết giữa các khu di tích gắn với phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng của quê hương".

Tổng hợp những địa điểm du lịch ở Bắc Giang hấp dẫn và thú vị nhất

 Bắc Giang là một tỉnh miền núi nằm ở khu vực Đông Bắc Bộ. Bắc Giang nổi tiếng với các danh lam thắng cảnh đẹp và một lịch sử đấu tranh hào hùng. Đến với Bắc Giang bạn có thể chiêm ngưỡng cảnh núi non hùng vĩ, các kiến trúc độc đáo được tạo bởi thiên nhiên. Bên cạnh đó, Bắc Giang còn có các bản làng mang đậm bản sắc dân tộc vùng cao. Bạn đang có ý định muốn đi du lịch Bắc Giang mà chưa có hiểu biết về nơi đây. Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu một số địa điểm hấp dẫn ở Bắc Giang để bạn có sự lựa chọn để chuyến đi của mình thú vị hơn.

Thành cổ Xương Giang

Thành cổ Xương Giang được quân Minh xây dựng vào thế kỉ XV ở phía Đông Bắc của thành phố Bắc Giang. Nơi đây là một nhân chứng lịch sử, nơi đây đã chứng kiến bao chiến thắng oai hùng của dân tộc. Thành được xây dựng với kiến trúc độc đáo, thu hút nhiều du khách. Hãy đến đây để cảm nhận dòng lịch sử.

Tổng hợp những địa điểm du lịch ở Bắc Giang hấp dẫn và thú vị nhất

Rừng nguyên sinh Khe Rỗ

Đây là rừng nguyên sinh được xem là lớn nhất Việt Nam. Nơi đây có các loài động vật quý hiếm, các loài cây đặc hữu và các dòng sông, suối thơ mộng. Rừng Khe Rỗ luôn xanh tươi mát mẻ và trong lịch, thích hợp cho chuyến nghĩ dưỡng của bạn.

Tổng hợp những địa điểm du lịch ở Bắc Giang hấp dẫn và thú vị nhất

Làng Thổ Hà

Nơi đây vẫn giữ nguyên vẹn nét đẹp của làng Việt Nam xưa: cây đa, bến nước, sân đình,…. Làng Thổ Hà vẫn giữ nguyên nét đẹp truyền thống văn hóa đẹp và cổ xưa.

Tổng hợp những địa điểm du lịch ở Bắc Giang hấp dẫn và thú vị nhất

Chùa Đức Lạ

Đây là một ngôi chùa được xây dựng vào thế khi XIII trên một ngọn đồi nhỏ. Ngôi chùa có một bộ kinh rất đặc biệt mà không chùa nào có. Bên cạnh đó bên trong chùa được bày trí rất độc đáo.

Tổng hợp những địa điểm du lịch ở Bắc Giang hấp dẫn và thú vị nhất

Khu di tích Suối Mỡ

Suối Mỡ là nơi được du khách trong và ngoài nước đặc biệt quan tâm. Nơi đây được trao tặng di tích lịch sử.Suối Mỡ là con suối đẹp và thơ mộng, thác nước chảy từ trên cao xuống tựa một bức tranh xinh đẹp và hữu tình.

Tổng hợp những địa điểm du lịch ở Bắc Giang hấp dẫn và thú vị nhất

Đền Suối Mỡ

Đền Suối Mỡ thuộc khu di tích Suối Mỡ, nơi đây được xây dựng để thờ Thánh mẫu Thượng Ngàn. Vào ngày 30 tháng 3 và ngày 1 tháng 4 hằng năm thì đền Suối Mỡ diễn ra hội đền thu hút rất nhiều khách du lịch.

Tổng hợp những địa điểm du lịch ở Bắc Giang hấp dẫn và thú vị nhất

Khu du lịch Khuôn Thần

Đây là một khu du lịch bao gồm quần thể rừng và hồ. Khu du lịch sinh thái Khuôn Thần và sự kết hợp giữa cảnh rừng hùng vĩ với cảnh sông nước dịu êm, tạo nên cảnh sơn thủy hữu tình.

Tổng hợp những địa điểm du lịch ở Bắc Giang hấp dẫn và thú vị nhất

Chùa Bổ Đà

Ngôi chùa được xây dựng vào thời Lý, đây là một di tích lịch sử của Bắc Giang. Chùa được tọa lạc dưới chân núi Phượng Hoàng, một dãy núi hùng vĩ. Ngôi chàu có kiến trúc độc đáo và cổ xưa, bên cạnh đó khuôn viên chùa có rất nhiều miếu nhỏ bí ẩn.

Tổng hợp những địa điểm du lịch ở Bắc Giang hấp dẫn và thú vị nhất

Chùa Yên Tử

Chùa được tọa lạc trên một ngọn núi. Với kiến trúc độc đáo nơi đây thu hút rất nhiều khách du lịch ghé thăm.

Tổng hợp những địa điểm du lịch ở Bắc Giang hấp dẫn và thú vị nhất

Làng gốm Thổ Hà

Là người Việt Nam thì ai cũng biết làng gốm Thổ Hà, vì các sản phẩm của làng nghề này có mặt trên khắp cả nước. Các sản phẩm của làng gốm Thổ Hà có chất lượng tốt và mẫu mã đẹp, được ưa chuộng khắp cả nước.

Tổng hợp những địa điểm du lịch ở Bắc Giang hấp dẫn và thú vị nhất

Hồ Cấm Sơn

Hồ Cấm Sơn là một hồ đẹp, với không gian sơn thủy hữu tình, một bên là núi và một bên là sông. Cảnh đẹp ở đây luôn được du khách ưu tiên hàng đầu khi đến với Bắc Giang. Hồ còn là nguồn tới chính cho thành phố Bắc Giang.

Tổng hợp những địa điểm du lịch ở Bắc Giang hấp dẫn và thú vị nhất

Thung lũng Huyền Đinh

Núi Huyền Đinh có độ cao khairng 600m, có địa hình hiểm trỏe nhiều dốc cao, nhưng vẫn tạo ra một thung lũng tuyệt đẹp.

Tổng hợp những địa điểm du lịch ở Bắc Giang hấp dẫn và thú vị nhất

Thác Ba Tia

Đây là cảnh sắc thiên nhưng hữu tình, và còn giữ được nét hoang sơ của một thác nước. Thác Ba Tia như một vệt xước đi ngang giữ núi, thác mờ mờ ảo ảo tụa như một thiên đường.

Tổng hợp những địa điểm du lịch ở Bắc Giang hấp dẫn và thú vị nhất

Đồng Cao

Đây là nơi đẹp nhất Bắc Giang, với cảnh núi non hùng vĩ. Đồng cao giống như một cao nguyên trải dài cỏ xanh. Ở trên cao bạn có thể nhìn xuống một cảnh đẹp vô cùng.

Tổng hợp những địa điểm du lịch ở Bắc Giang hấp dẫn và thú vị nhất

Đền Nguyệt Hồ

Nơi đây được xây dựng để thờ chúa Nguyệt Hồ, là một di tích lịch sử văn hóa gắn liền với Bắc Giang. Đền Nguyệt Hồ có kiến trúc độc đáo được xây dựng công phu. Nơi đây không những là chốn linh thiêng mà any còn được đưa vào phục vụ du lịch.

Tổng hợp những địa điểm du lịch ở Bắc Giang hấp dẫn và thú vị nhất

Am Ngọa Vân

Đây được xem là ngôi chùa cổ nhất Bắc Giang. Chùa có kiến trúc cổ độc đáo thu hút nhiều du khách ghé thăm.

Tổng hợp những địa điểm du lịch ở Bắc Giang hấp dẫn và thú vị nhất

Chùa Hồ Thiên

Đây là một ngôi chùa cổ nằm trên núi Yên Tử. chùa thu hút nhiều du khách ghe thăm mỗi năm.

Tổng hợp những địa điểm du lịch ở Bắc Giang hấp dẫn và thú vị nhất

Bãi đá Chồng

Đây là một bãi đá tự nhiên với hàng trăm loại đá to nhỏ khác nhau. Đá ở đây rất khác nhau, có hòn đá thì nhỏ xíu, có hòn thì to mười người ôm không xuể, rồi chúng chồng lên nhau tạo nên hình thù kì lạ.

Tổng hợp những địa điểm du lịch ở Bắc Giang hấp dẫn và thú vị nhất

Chùa Vẽ

Đây là một di tích nghệ thuật độc đáo. Chùa có giá trị hàng trăm tuổi, được tọa lạc trên một dãy núi cao.

Tổng hợp những địa điểm du lịch ở Bắc Giang hấp dẫn và thú vị nhất

Suối nước Vàng

Đây là một suối có vẻ đẹp độc đáo ở tỉnh Bắc Giang. Suối óng ả, mượt mà và có màu vàng rực như một bức tranh đẹp.

Tổng hợp những địa điểm du lịch ở Bắc Giang hấp dẫn và thú vị nhất

Hồ Khe Chão

Hồ Khe Chão là một hồ nước rộng, nằm dưới chân núi Hạ My. Hồ không chỉ phục vụ thủy lợi mà còn phục vụ du lịch cho tỉnh Bắc Giang.

Tổng hợp những địa điểm du lịch ở Bắc Giang hấp dẫn và thú vị nhất

Cây Dã Hương 1000 tuổi

Cây Dã Hương không biết có tự bao giờ. Qua bao năm tháng nó vẫn giữ nét tươi xanh và quyến rũ.

Tổng hợp những địa điểm du lịch ở Bắc Giang hấp dẫn và thú vị nhất

Vua sám hối- tượng độc nhất Việt Nam

Bức tượng kì lạ và độc đáo này được ghi vào danh sách kỉ lục Gissnes Việt Nam là pho tượng kép lớn nhất. Bởi nét độc đáo của tượng này mà nơi đây thu hút nhiều sự quan tâm của du khách thập phương.

Tổng hợp những địa điểm du lịch ở Bắc Giang hấp dẫn và thú vị nhất

Chùa không tượng thờ

Ngôi chùa này không giống bất kì chùa nào khác, ngôi chùa này không có tượng thờ.

Tổng hợp những địa điểm du lịch ở Bắc Giang hấp dẫn và thú vị nhất

Vực Rêu

Vực Rêu là một thắng cảnh tươi đẹp, trong xanh nhất ở Bắc Giang.

Tổng hợp những địa điểm du lịch ở Bắc Giang hấp dẫn và thú vị nhất

Di tích khởi nghĩa Yên Thế
Để tưởng niệm khởi nghĩa Yên Thế người dân nơi đây đã lập đền để tưởng nhớ.

Tổng hợp những địa điểm du lịch ở Bắc Giang hấp dẫn và thú vị nhất

Trên đây là những địa điểm du lịch nổi tiếng tại Bắc Giang, hi vọng sau bài viết này bạn sẽ có thêm nhiều hiểu biết về Bắc Giang hơn và kinh nghiệm cho những chuyến đi của mình đến với Bắc Giang. Chúng tôi sẽ tiếp tục gửi đến các bạn những bài viết về nhiều thành phố du lịch hơn. Hẹn gặp lại các bạn!

Đặc sắc lễ hội văn hóa thổ cẩm Việt Nam lần thứ 2

Lễ hội nhằm giới thiệu, quảng bá đến du khách trong và ngoài nước về hình ảnh đất nước, con người Đắk Nông với những cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, văn hóa truyền thống phong phú nhiều màu sắc.

Tiếp nối thành công Lễ hội văn hóa thổ cẩm Việt Nam lần thứ I, tỉnh Đắk Nông tiếp tục tổ chức Lễ hội văn hóa thổ cẩm Việt Nam lần thứ II.

Lễ hội nhằm giới thiệu, quảng bá đến du khách trong và ngoài nước về hình ảnh đất nước, con người Đắk Nông với những cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, văn hóa truyền thống phong phú nhiều màu sắc, tiềm năng thế mạnh để phát triển du lịch đặc biệt gắn với Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông.

Đồng thời tiếp tục bảo tồn, khôi phục và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số Việt Nam, tạo không gian giao lưu văn hóa các dân tộc, các vùng, miền trong cả nước.

Đến đầu tháng 10/2020, trước tình hình dịch bệnh đã được kiểm soát trong nước và tỉnh Đắk Nông là một trong những tỉnh, thành phố thực hiện tốt công tác chống dịch, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông đã quyết định vẫn tiếp tục tổ chức chuỗi hoạt động văn hóa, du lịch và xúc tiến đầu tư năm 2020.

Năm nay, lễ hội văn hóa thổ cẩm Việt Nam có chủ đề "Lễ hội văn hóa và du lịch - Tinh hoa Phương Đông".

Đặc sắc lễ hội văn hóa thổ cẩm Việt Nam lần thứ 2 - 1

Nhấn để phóng to ảnh

Hoa hậu Ngọc Hân trong trang phục áo dài thổ cẩm tham dự sự kiện

Phát biểu tại họp báo giới thiệu sự kiện diễn ra tại Hà Nội, bà Tôn Thị Ngọc Hạnh - Phó Chủ tịch tỉnh Đắk Nông cho biết, Lễ hội Văn hóa Thổ cẩm Việt Nam lần thứ II (năm 2020) sẽ khai mạc từ ngày 24 - 11 (trong đó có lồng ghép Lễ đón nhận danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông) và kéo dài đến 29/11.

Đắk Nông là vùng đất sinh sống lâu đời của các dân tộc thiểu số tại chỗ M’Nông, Mạ, Ê đê …, trải dài trên một địa bàn rộng lớn. Và đồng thời cũng là vùng đất quần tụ của cư dân từ nhiều vùng miền về sinh cơ, lập nghiệp đã làm cho văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh thêm đa sắc màu.

Đặc sắc lễ hội văn hóa thổ cẩm Việt Nam lần thứ 2 - 2

Nhấn để phóng to ảnh

Năm nay, lễ hội văn hóa thổ cẩm Việt Nam có chủ đề "Lễ hội văn hóa và du lịch - Tinh hoa Phương Đông".

"Trên cơ sở các giá trị địa chất và văn hóa đặc sắc, tỉnh Đắk Nông đã xác định 44 điểm đến, hình thành 3 tuyến du lịch với chủ đề "Xứ sở của những âm điệu". Đây được xem là sản phẩm giữ vai trò chủ đạo, mang tính độc đáo, riêng biệt, thu hút du khách khám phá, tìm tòi, nghiên cứu những giá trị độc đáo của vùng đất Đắk Nông", bà Hạnh nhấn mạnh.

Lễ hội văn hóa thổ cẩm Việt Nam lần thứ II được tổ chức với quy mô toàn quốc. Trong đó có mời các đoàn nghệ nhân, diễn viên các nước: Lào, Campuchia, Indonesia, Philippines, Singapore, Malaysia, Nhật Bản và Hàn Quốc đang sinh sống và làm việc tại TP.HCM tham gia.

Tính đến nay đã có 14 tỉnh, thành phố đăng ký tham gia, gồm: Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Yên Bái, Bắc Ninh, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi, Kom Tum, Đắk Lắk, Bình Phước, Tiền Giang, Bạc Liêu, An Giang và Đắk Nông.

Theo chân Lan Ngọc trải nghiệm “thiên đường tắm khoáng” tại Việt Nam

Diễn viên Lan Ngọc vừa có một ngày trải nghiệm các hình thức tắm khoáng nóng nổi tiếng trên thế giới tại Minera Hot Springs Bình Châu. Điều đặc biệt, đây là khu nghỉ dưỡng duy nhất tại Việt Nam có đầy đủ các phong cách tắm khoáng của nhiều quốc gia.

Tắm khoáng ngoài trời trong hồ khoáng lớn nhất Đông Nam Á

Minera Hot Springs Bình Châu có hồ ngâm khoáng ngoài trời lớn nhất Đông Nam Á. Hồ được bao quanh bởi những bụi cây nhiệt đới xanh mát, phía trên là bầu trời trong vắt và những tia nắng xuyên nhẹ qua kẽ lá. Tại hồ khoáng này, Lan Ngọc đã tự thưởng cho bản thân chút cảm giác lười biếng thực sự, buông lỏng hoàn toàn và cảm nhận nơi này đang giúp mình xoa dịu mọi giác quan.

Theo chân Lan Ngọc trải nghiệm “thiên đường tắm khoáng” tại Việt Nam - 1

Nhấn để phóng to ảnh

Lan Ngọc cảm nhận nơi này đang giúp mình xoa dịu mọi giác quan.

Tắm khoáng onsen kiểu Nhật

Được thiết kế bởi những kiến trúc sư kinh nghiệm người Nhật nên những hồ khoáng phục vụ cho kiểu tắm onsen tại Minera Hot Springs Bình Châu mang đậm dấu ấn và phong cách người Nhật. Chính bởi vậy nên giúp tăng thêm sự thư giãn và thoải mái cho du khách.

Theo chân Lan Ngọc trải nghiệm “thiên đường tắm khoáng” tại Việt Nam - 2

Nhấn để phóng to ảnh

“Một khi đã trải nghiệm tắm khoáng Onsen tại Minera Hot Springs Bình Châu, bạn sẽ không nghĩ đến thứ gì khác nữa”.

Trải nghiệm hình thức tắm khoáng này, Lan Ngọc đã khoác lên mình những chiếc áo yukata Nhật Bản, ngâm tắm trong những hồ khoáng trong nhà hay ngoài trời tùy ý thích, để hơi ấm của làn nước khoáng tự nhiên làm sắc diện hồng hào.

Tắm khoáng kiểu Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Đức

Phong cách tắm khoáng của các nước châu Âu cho Lan Ngọc những trải nghiệm hoàn toàn mới lạ. Một phần lý do đến từ các hồ ngâm khoáng được thiết kế đẹp mắt, ấn tượng với sự xuất hiện của các kỳ quan thiên nhiên thế giới.

Theo chân Lan Ngọc trải nghiệm “thiên đường tắm khoáng” tại Việt Nam - 3

Nhấn để phóng to ảnh

Tắm khoáng trong không gian đẹp như cổ tích này, Lan Ngọc cảm thấy cơ thể mình được nâng niu, vỗ về và mọi buồn phiền hay mệt mỏi đều tan biến.

Bên cạnh đó, Minera Hot Springs Bình Châu còn có các thác nước massage kiểu Đức để du khách ngâm mình và massage khu vực cổ vai gáy giúp chữa lành những cơn đau hiệu quả.

Tắm khoáng kiểu phương Đông với tinh dầu và thảo dược

Nước khoáng nóng kết hợp với các loại thảo dược và tinh dầu là một liệu pháp trị liệu tuyệt vời cho sức khỏe, làn da và tâm hồn. Ngâm mình trong những hồ khoáng này nghĩa là bạn đang đắm chìm một bầu không khí trị liệu bằng hương thơm dịu nhẹ để xua tan căng thẳng, hồi sinh lại vẻ đẹp, sức sống và sự tươi mới cho cơ thể.

Theo chân Lan Ngọc trải nghiệm “thiên đường tắm khoáng” tại Việt Nam - 4

Nhấn để phóng to ảnh

Lan Ngọc tận hưởng sự thư giãn trong hang động với hương thơm dịu mát

Đến với ngâm khoáng kiểu Hy Lạp, bạn sẽ trải nghiệm liệu trình chăm sóc sức khỏe tuyệt vời cho phong cách Địa Trung Hải. Bạn có thể ngâm mình trong bồn tắm hay tận hưởng sự thư giãn trong hang động với hương thơm dịu mát.

Như vậy là chẳng phải đi xa, chỉ cần đến với Minera Hot Springs Bình Châu, ngâm mình trong làn nước khoáng nóng tự nhiên, bốn bề là cây xanh và thiên nhiên tươi đẹp, trải nghiệm các phong cách tắm khoáng nhiều quốc gia, Lan Ngọc đã nạp đầy năng lượng theo cách tự nhiên và hoàn hảo nhất.

Theo chân Lan Ngọc trải nghiệm “thiên đường tắm khoáng” tại Việt Nam - 5

Nhấn để phóng to ảnh

Lan Ngọc cũng tìm lại vẻ tươi sáng của làn da với một liệu trình massage, tẩy tế bào chết và tận hưởng những món ăn tươi ngon tại nhà hàng ở đây.

Không chỉ riêng Lan Ngọc, rất nhiều du khách cũng đang tìm đến Minera Hot Springs Bình Châu để được khám phá những điều thú vị và cảm nhận những lợi ích đáng ngạc nhiên từ các hình thức tắm khoáng.