Thứ Tư, 8 tháng 2, 2023

Nữ triệu phú tự thân chỉ làm việc 4 giờ mỗi ngày

 Sáng tạo nội dung giáo dục kinh doanh và dạy kỹ năng nhiếp ảnh, Katelyn Alsop chỉ tốn bốn giờ mỗi ngày để kiếm 240.000 USD một tháng.

Katelyn Alsop (35 tuổi, ở Mỹ) là nhà sáng tạo nội dung giáo dục kinh doanh và là người sáng lập Katelyn James Photography. Hơn 100.000 sinh viên trên khắp thế giới đã sử dụng nền tảng của cô để tìm hiểu về nhiếp ảnh và tinh thần kinh doanh.

Katelyn kể lại từ năm 2008, cô bắt đầu theo đuổi nghề chụp ảnh với mục tiêu trở thành một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp. Điều đó không dễ dàng, đặc biệt vào thời điểm suy thoái kinh tế toàn cầu. Đến giờ khi nghĩ lại, cô thấy rất vui vì bản thân đã không bao giờ bỏ cuộc.

"Ngày nay ở tuổi 35, tôi là một triệu phú tự thân và điều hành một doanh nghiệp giáo dục và chụp ảnh cưới. Cùng với chồng tôi, Michael, chúng tôi đã giúp hơn 100.000 người tìm hiểu về nhiếp ảnh", cô nói nhưng không tiết lộ cụ thể tài sản ròng đang sở hữu.

Năm ngoái, startup của cô đã mang về doanh thu khoảng 240.000 USD mỗi tháng, 80% trong số đó được đầu tư trở lại vào công việc kinh doanh. Khoảng 230.000 USD doanh thu hàng tháng là thu nhập thụ động từ các khóa học và tài liệu đào tạo trực tuyến. Đến thời điểm này, triệu phú 35 tuổi chỉ làm việc bốn giờ một ngày và chụp khoảng bốn đám cưới mỗi năm.

Katelyn Alsop. Nguồn: Nhân vật cung cấp cho CNBC

Katelyn Alsop. Nguồn: Nhân vật cung cấp cho CNBC

Trong năm đầu tiên, Katelyn vẫn đang là một sinh viên đại học chính quy. Nhưng cô vẫn làm việc 40 giờ hoặc hơn mỗi tuần. Lúc bấy giờ, cô chỉ lấy công 750 USD cho sáu giờ chụp ảnh và chỉnh sửa. Khi kỹ năng được cải thiện, cô bắt đầu tính phí nhiều hơn. Đến năm 2013, Katelyn đã kiếm được tiền công sáu con số sau mỗi buổi chụp ảnh.

Từ khi còn trẻ, cô đã tham gia nhiều khóa học trực tuyến, hội thảo để trau dồi kỹ năng. Nhưng không có nhiều khóa đào tạo chụp ảnh giá cả phải chăng, vì vậy Katelyn bắt đầu chia sẻ các mẹo của bản thân trên blog riêng mình. Khoảng tám năm sau, cô nhận ra rằng dạy nhiếp ảnh trực tuyến có thể là một ngành kinh doanh tiềm năng.

Thông qua truyền miệng và quảng bá trên mạng xã hội, Katelyn có được 7.600 người muốn học thêm kiến thức về nghề này từ cô. Trong suốt thời gian đó, cô phát triển các đề cương, thiết kế sách bài tập thông qua Adobe InDesign, đồng thời ghi lại và chỉnh sửa nội dung khóa học với sự trợ giúp của một người bạn là tay quay phim chuyên nghiệp.

Vào tháng 11/2015, cô và chồng Michael triển khai chương trình đào tạo trực tuyến đầu tiên để hướng dẫn các nhiếp ảnh gia cách chỉnh sửa và hợp lý hóa quy trình làm việc. Khóa học có giá 397 USD, một mức giá dễ tiếp cận hơn nhiều so với các lớp chụp ảnh đại học mất một học kỳ để hoàn thành với học phí cao.

"Mục tiêu ban đầu của chúng tôi là 15.000 USD doanh thu. Nhưng ngay ngày đầu tiên, nhờ niềm tin mà chúng tôi đã xây dựng với khách hàng theo thời gian, con số thực tế lên đến 160.000 USD", cô kể lại.

Thành công của khóa học đầu tiên cho Katelyn thấy rằng việc dạy nhiếp ảnh dễ tiếp cận hơn so với chụp đám cưới, chưa kể học phí liên tục tăng. Cô và chồng cùng nhau tạo hơn chục khóa học, sách điện tử và mẫu hướng dẫn cho các kỹ năng chụp ảnh khác nhau. Nội dung học tập được lấy cảm hứng từ các câu hỏi trên mạng đến từ hơn 70.000 người theo dõi. Các chủ đề dàn trải từ cách giúp các cặp đôi tạo dáng đến chụp ảnh ánh sáng tự nhiên.

Katelyn còn sáng tạo thêm cách kiếm tiền mới với gói thành viên "KJ All Access". Trả 29 USD mỗi tháng, các nhiếp ảnh gia thuộc mọi cấp độ có thể đi theo khi cô chụp các sự kiện và xử lý mọi tình huống không thể đoán trước, chẳng hạn như váy cưới bị dính bùn hoặc thời tiết bất lợi. "Thực chiến" giúp họ rút ra được kinh nghiệm nhiều hơn.

"Tôi yêu công việc của mình. Hoàn toàn kiểm soát được lịch trình bản thân cho phép vợ chồng tôi dành nhiều thời gian hơn cho ba đứa con và theo đuổi những dự án mà chúng tôi hào hứng", Katelyn chia sẻ.

Katelyn Alsop chụp ảnh cùng chồng và ba người con. Ảnh: CNBC

Katelyn Alsop chụp ảnh cùng chồng và ba người con. Ảnh: CNBC

Năm nay, hai vợ chồng đồng sáng lập một ngôi trường hướng đến các gia đình doanh nhân. Katelyn tập trung vào việc trang bị cho trẻ em từ năm đến tám tuổi các công cụ để tìm thấy niềm đam mê của chúng thông qua các hoạt động thực hành.

"Chúng tôi muốn cuộc sống và công việc kinh doanh của mình cũng sẽ góp phần thay đổi cuộc sống của mọi người", nữ triệu phú tự thân nói.


Chứng khoán bị bán tháo

Nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn bị xả hàng trong khoảng nửa tiếng cuối phiên khiến VN-Index lao nhanh, giảm hơn 23 điểm.
Chỉ số đại diện cho sàn chứng khoán TP HCM tăng điểm trên nền thanh khoản thấp nhờ lực đẩy từ các mã vốn hoá nhỏ khiến nhiều nhóm phân tích hoài nghi về khả năng hồi phục bền vững. Một số chuyên gia cho rằng dòng tiền chưa đủ tự tin quay lại sau đợt bán tháo đầu tháng này, đồng thời khuyến nghị nhà đầu tư hạ tỷ trọng cổ phiếu hơn là giải ngân thêm.
Thực tế phiên giao dịch hôm nay cho thấy tâm lý nhà đầu tư vẫn chưa vững vàng. VN-Index giằng co quanh vùng tham chiếu 1.090 điểm trong buổi sáng và hút được khoảng 6.000 tỷ đồng đổ vào thị trường. Đến giữa phiên chiều, lực bán dâng lên và chưa đầy 15 phút sau đã chuyển thành một đợt bán tháo diện rộng.
VN-Index đóng cửa sát mốc 1.066 điểm, giảm hơn 23 điểm. Sàn TP HCM lúc đóng cửa có hơn 340 cổ phiếu giảm, trong đó 12 mã mất hết biên độ. Phân theo ngành thì thép giảm sâu nhất, tiếp đến là bất động sản, ngân hàng và xây dựng.
Hàng loạt cổ phiếu vốn hóa lớn cùng chịu áp lực xả hàng ồ ạt. PDRHPG sáng nay đều tăng điểm nhưng đến chiều cùng chạm giá sàn. NVL, GVR, SSI, VCB cũng bị bán mạnh với mức giảm hơn 4%.
Ở chiều ngược lại, HVN tăng 4,1% lên 12.650 đồng, trở thành trụ đỡ giúp thị trường tránh mức điều chỉnh sâu hơn. GAS, TPB, FRT, FPT và PLX cũng góp mặt trong danh sách những cổ phiếu tác động tích cực nhất đến chỉ số chung dù biên độ tăng không lớn.
Thanh khoản thị trường hôm nay xấp xỉ 12.200 tỷ đồng, trong đó rổ vốn hóa lớn đóng góp khoảng 5.400 tỷ đồng. Riêng cổ phiếu thì HPG dẫn đầu về giá trị giao dịch với khoảng 880 tỷ đồng, gần bằng hai mã xếp sau là STB và TPB cộng lại.
Nhà đầu tư nước ngoài vẫn ưu tiên gom hàng nhưng chênh lệch giá trị mua và bán thu hẹp chỉ còn khoảng 40 tỷ đồng, trong khi những phiên trước đây khoảng 300-500 tỷ đồng. STB hút nhiều nhất dòng tiền khối ngoại với giá trị mua ròng 175 tỷ đồng, tiếp đến là CTGE1VFVN30. Trong khi đó, HPG là cổ phiếu bị khối ngoại xả hàng quyết liệt nhất với giá trị bán ròng gần 54 tỷ đồng.

Xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến bạn

Trong cuộc sông có nhiều điều bất ngờ và mới mẻ

Cần phải lập Kế hoạch để xử lý nó

- Góp ý ngày 20/2 phòng QLKH

- Góp ý thông tư 16