Thứ Năm, 9 tháng 2, 2023

Hỗ trợ Tạo tài khoản trên Cổng Truy xuất nguồn gốc của tỉnh Bắc Giang

Để thực hiện Quyết định 121/QĐ-UBND ngày 30/1/2023 của UBND tỉnh về Ban hành Quy chế quản lý thuộc chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Chi tiết xem đường Link sau: http://ocopbacgiang.vn/node/352
Có giao trách nhiệm đối với Sở Khoa học và Công nghệ
a) Thực hiện quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân có sản phẩm OCOP được đánh giá phân hạng từ 3 sao trở lên thực hiện đăng ký, bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm, hàng hóa.
b) Hướng dẫn Chủ thể OCOP lập hồ sơ công bố chất lượng theo quy định.
c) Chỉ đạo Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hướng dẫn tổ chức,
cá nhân tham gia Chương trình OCOP hoàn thiện hồ sơ công bố chất lượng sản
phẩm, hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý; đăng ký sử dụng mã số, mã vạch, tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa; ghi nhãn sản phẩm, hàng hóa đúng quy định; hướng dẫn kết nối tới Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa của tỉnh, quốc gia.
d) Hướng dẫn các Chủ thể OCOP hoàn thiện hồ sơ nâng hạng sản phẩm,
triển khai thực hiện các tiêu chí có liên quan để phát triển sản phẩm thủ công mỹ
nghệ, trang trí và nhóm thủ công mỹ nghệ gia dụng.
đ) Kiểm tra việc chấp hành pháp luật của các đơn vị sản xuất sản phẩm,
hàng hóa OCOP; giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý theo thẩm quyền các hành vi
vi phạm pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên lĩnh vực được giao.
Hiện nay cổng Truy xuất nguồn gốc của tỉnh Bắc Giang https://txng.bacgiang.gov.vn/. Sở Khoa học và Công nghệ có hỗ trợ các tổng chức, cá nhân Tạo lập tài khoản và đăng tải các thông tin về tài khoản trên Cổng của tỉnh; Hướng dẫn chi tiết việc xuất file excel dữ liệu để gửi nhà in thực hiện in tem có gắn mã QR truy xuất nguồn gốc sản phẩm; Hỗ trợ hướng dẫn việc thiết kế tem và in tem đối với các nhà in. Có chính sách hỗ trợ việc in tem theo Hỗ trợ kinh phí in tem theo Nghị quyết 43/2022/NQ-HĐND ngày 09/12/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Giang về Quy định hỗ trợ áp dụng tiêu chuẩn, công cụ, mô hình, phương pháp quản lý tiên tiến, đạt giải thưởng chất lượng, có sản phẩm, hàng hóa công bố tiêu chuẩn cơ sở, công bố hợp chuẩn và áp dụng truy xuất nguồn gốc trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2023-2030 thì Quy định tại Điều 11. Nội dung, mức hỗ trợ
1. Hỗ trợ 100% chi phí tư vấn xây dựng hệ thống TXNG nhưng tối đa không quá 20 triệu đồng/tổ chức.
2. Hỗ trợ 50% chi phí đánh giá chứng nhận hệ thống TXNG nhưng tối đa không quá 20 triệu đồng/tổ chức.
3. Hỗ trợ 100% phí đăng ký mã số mã vạch, mã truy vết sản phẩm, mã truy vết địa điểm nhưng tối đa không quá 10 triệu đồng/tổ chức.
4. Hỗ trợ 5 triệu đồng/sản phẩm đối với tổ chức có sản phẩm, hàng hóa đưa lên cổng TXNG của tỉnh hoặc của quốc gia nhưng tối đa không quá 20 triệu đồng/tổ chức.
5. Mỗi tổ chức được hỗ trợ 01 lần/năm và tối đa không quá 02 lần, mỗi sản phẩm chỉ được hỗ trợ 01 lần; Tổng mức hỗ trợ đối với các nội dung được quy định tại Điều này tối đa không quá 100 triệu đồng/tổ chức/năm; ngân sách nhà nước chỉ hỗ trợ khi có sản phẩm đầu ra cuối cùng có thể truy xuất nguồn gốc.
Để tham gia đăng ký hỗ trợ các tổ chức, cá nhân thực hiện theo mẫu trong 43/2022/NQ-HĐND ngày 09/12/2022.
Để thực hiện việc tạo tài khoản trên Cổng Truy xuất nguồn gốc của tỉnh thì cần điền các thông tin liên quan theo mẫu gửi kèm theo
Trong quá trình thực hiện có vắng mắc vui lòng liên hệ (Quang Anh): 0979766122 để được hỗ trợ kịp thời các vấn đề phát sinh

UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 2021-2025

 UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm 

tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 2021-2025 

 

   Nhằm tiếp tục thực hiện Quyết định số 975/QĐ-UBND ngày 29/6/2018 của Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt Đề án Chương trình mỗi xã một sản phẩm tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030Quyết định số 919/QĐ-TTg ngày 01/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021-2025; Thông tư số 53/2022/TT-BTC ngày 12/8/2022 Quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025;

  Ngày 08/01/2023 UBND tỉnh Bắc Giang đã ban hành Kế hoạch số 01/KH-UBND triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021-2025 với các nội dung chính như sau: 

1. Mục đích

   Tiếp tục thực hiện Quyết định số 975/QĐ-UBND ngày 29/6/2018 của Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt Đề án Chương trình mỗi xã một sản phẩm tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030. Đưa Chương trình OCOP vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững, đồng thời trở thành chương trình trọng tâm phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị.

   Phát triển sản phẩm OCOP có thương hiệu, theo chuỗi giá trị dựa trên thế mạnh, lợi thế về nguyên liệu địa phương, văn hóa và tri thức bản địa, đặc biệt là các đặc sản, sản vật, sản phẩm làng nghề và dịch vụ du lịch của làng, xã, cộng đồng theo hướng kinh tế tuần hoàn, bảo đảm hệ sinh thái bền vững.

  Triển khai đồng bộ các giải pháp, huy động các nguồn lực xã hội để thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021-2025 đảm bảo đúng tiến độ thời gian và hiệu quả theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, góp phần thực hiện hiệu quả nhóm tiêu chí “Kinh tế và tổ chức sản xuất” trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới; thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập, đời sống cho nhân dân.

2. Yêu cầu

  Các Sở, ngành, đơn vị, địa phương bám sát quan điểm, mục tiêu của Chương trình OCOP, Đề án OCOP và thực tế tại địa phương, xác định rõ nội dung, nhiệm vụ và các giải pháp trọng tâm để triển khai thực hiện. Chủ động, quyết tâm và phối hợp thường xuyên, thống nhất giữa các sở, ngành, địa phương và các cơ quan liên quan trong quá trình tổ chức thực hiện. Triển khai Chương trình có hiệu quả, nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển, nâng cao thu nhập cho cộng đồng dân cư, góp phần hoàn thành Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

  Phát triển sản phẩm OCOP nhằm khơi dậy tiềm năng, lợi thế khu vực nông thôn nhằm nâng cao thu nhập cho người dân; góp phần tiếp tục cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề, dịch vụ và du lịch nông thôn; thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển bền vững, trên cơ sở tăng cường ứng dụng chuyển đổi số và kinh tế tuần hoàn, bảo tồn các giá trị văn hóa, quản lý tài nguyên, bảo tồn đa dạng sinh học, cảnh quan và môi trường nông thôn, góp phần xây dựng NTM đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.

2. Mục tiêu cụ thể

 - Phấn đấu hết năm 2025, có ít nhất 310 sản phẩm OCOP được công nhận đạt từ 3 sao trở lên (mỗi năm có khoảng 30-35 sản phẩm), trong đó có khoảng 1-2 sản phẩm OCOP đạt 5 sao cấp quốc gia. Tập trung ưu tiên phát triển các sản phẩm đặc sản, sản phẩm truyền thống gắn với lợi thế về điều kiện sản xuất, văn hoá địa phương, đặc biệt là sản phẩm các làng nghề, nghề truyền thống, dịch vụ du lịch nông thôn.

  - Củng cố và nâng cấp ít nhất 50% sản phẩm OCOP đã được đánh giá và phân hạng; ưu tiên phát triển sản phẩm OCOP gắn với thương hiệu sản phẩm chủ lực, đặc trưng, tiềm năng của tỉnh, xây dựng phát triển thêm từ 1-2 sản phẩm dịch vụ du lịch nông thôn.

   - Ưu tiên phát triển các HTX, doanh nghiệp nhỏ và vừa, phấn đấu đạt tỷ lệ trên  90% chủ thể OCOP là hợp tác xã, 10% chủ thể là doanh nghiệp nhỏ và vừa.

  - Có ít nhất 30% các chủ thể OCOP xây dựng được chuỗi giá trị, OCOP gắn với vùng nguyên liệu; trong đó ưu tiên các sản phẩm OCOP đã được đánh giá và phân hạng.

   - Có ít nhất 50% làng nghề, làng nghề truyền thống có sản phẩm OCOP (tối thiểu khoảng 22 sản phẩm làng nghề được cấp chứng nhận sản phẩm OCOP), góp phần bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống.

    - Có ít nhất 50% chủ thể OCOP tham gia vào các kênh bán hàng hiện đại (hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi, sàn giao dịch thương mại điện tử...); phấn đấu mỗi huyện, thành phố có 01 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP.

  - Tham gia các Hội chợ OCOP thường niên và Diễn đàn hợp tác quốc tế mỗi làng/xã một sản phẩm được tổ chức hằng năm nhằm đưa các sản phẩm được chứng nhận OCOP đến tay người tiêu dùng trong nước và quốc tế.

  - Vận hành hiệu quả hệ thống cơ sở dữ liệu Chương trình OCOP nhằm hỗ trợ tích cực công tác quản lý nhà nước, kết nối thông tin và chuyển đổi số.

   - 100% cán bộ quản lý nhà nước Chương trình OCOP cấp (huyện, xã), cán bộ các tổ chức liên quan được giao nhiệm vụ phối hợp thực hiện và lãnh đạo các chủ thể sản xuất có đăng ký kinh doanh tham gia Chương trình OCOP được đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về Chương trình OCOP.

Thêm một năm ngân hàng lãi lớn

 Năm ngoái, hơn 20 ngân hàng báo lãi kỷ lục 10,4 tỷ USD nhờ tín dụng tăng mạnh và giảm việc trích lập dự phòng rủi ro.

VnExpress thống kê từ báo cáo tài chính hợp nhất năm 2022 của 26 ngân hàng niêm yết trên sàn chứng khoán, có 22 nhà băng ghi nhận kết quả kinh doanh tăng trưởng so với năm trước và đạt mức cao nhất từ trước đến nay.

Ngành kinh doanh tiền năm rồi ghi nhận lợi nhuận hơn 10,4 tỷ USD, khoảng 245.000 tỷ đồng (tính theo tỷ giá Vietcombank), tăng hơn 2,6 tỷ USD so với năm trước. Trong đó, 6 cái tên đạt mức lợi nhuận trên 20.000 tỷ đồng gồm Vietcombank, Techcombank, BIDV, MB, VPBank và VietinBank.

Một số ngân hàng ghi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận ấn tượng so với mặt bằng chung, như Eximbank (200%), BIDV (70%), LienVietPostBank (56%), SeABank (55%), VPBank (48%), ACB (43%),...

Tín dụng năm ngoái tăng mạnh - tác động trực tiếp đến nguồn thu chính của các ngân hàng. 2022 là một năm tín dụng diễn biến có phần khác thường khi các nhà băng sử dụng hết hạn mức được cấp ngay nửa đầu năm, sau đó hoạt động cho vay có lúc bị đứt quãng vì cạn room. Dẫu vậy, tăng trưởng cả năm vẫn ở mức cao nhất 5 năm, đạt 14,5%.

Thu nhập lãi thuần của phần lớn ngân hàng vì vậy đều tăng trưởng tốt so với 2021. Một số nhà băng ghi nhận mức tăng trưởng tín dụng cao hơn hẳn so với mặt bằng chung, như Vietcombank (19%), MB (hơn 25%), VPBank (hơn 28%) và HDBank (25,6%). Đây cũng là 4 nhà băng trong năm qua có tên trong "nhiệm vụ chính trị" cơ cấu lại các tổ chức tín dụng yếu kém.

Ngoài nguồn tín dụng, các ngân hàng còn có các khoản thu khác đến từ thu phí dịch vụ, kinh doanh ngoại hối hay chứng khoán đầu tư. Tuy nhiên trong bối cảnh tỷ giá có nhiều biến động, trái phiếu doanh nghiệp "đóng băng" và lợi suất trái phiếu chính phủ tăng vào cuối năm, các khoản đầu tư hay kinh doanh ngoại hối và chứng khoán trở nên kém thuận lợi.

Techcombank, MB, VietinBank, VPBank, VIB, HDBank, TPBank, Sacombank, SHB, NCB ... đều giảm lãi hoặc lỗ từ mua bán chứng khoán kinh doanh, chứng khoán đầu tư hoặc ngoại hối.

Khoản thu này kém đi phần nào hãm bớt đà tăng trưởng lợi nhuận tại nhiều nhà băng. Đối với một vài đơn vị, đây là nguyên nhân khiến kết quả kinh doanh đi lùi trong năm 2022. Như tại OCB, lợi nhuận giảm 20% chủ yếu do mảng kinh doanh trái phiếu chính phủ. Còn tại ABBank, lợi nhuận cũng giảm hơn 13% do lãi từ dịch vụ, kinh doanh ngoại hối, mua bán và đầu tư chứng khoán đồng loạt giảm so với năm trước.

Bù lại, giảm được gánh nặng chi phí dự phòng rủi ro là điểm chung giúp lợi nhuận nhiều ngân hàng bật lên so với năm trước.

Đối với hoạt động ngân hàng, dự phòng rủi ro tín dụng là một trong hai khoản chi phí quan trọng nhất, bên cạnh chi phí hoạt động. Danh mục cho vay khách hàng được phân loại làm 5 nhóm tương ứng với khả năng thu hồi nợ khác nhau, theo đó, ngân hàng phải trích lập dự phòng tương ứng với mức độ rủi ro.

Sau hai năm đẩy mạnh trích lập, đặc biệt cho các khoản vay cơ cấu vì Covid-19, nhiều ngân hàng đã phần nào trút bỏ được áp lực này trong 2022. Hơn một nửa ngân hàng giảm chi phí trích lập dự phòng rủi ro tín dụng so với năm 2021, qua đó, cải thiện lợi nhuận trước thuế.

Điều này thể hiện rất rõ ở "ông lớn" quốc doanh BIDV, nhà băng có câu chuyện riêng khi đã thành công xử lý được khối nợ xấu từ giai đoạn trước. Đây là lần đầu tiên BIDV ngắt được xu hướng chi phí dự phòng liên tiếp đi lên trong suốt 5 năm qua. Đây cũng là lần đầu nhà băng này đạt mức lãi tỷ USD, lợi nhuận trước thuế tăng vọt 70% so với năm trước.

Xét về thứ hạng, Vietcombank vẫn là "quán quân" của ngành với mức lợi nhuận hơn 37.300 tỷ đồng - cách biệt so với phần còn lại. Tín dụng của ngân hàng này tăng mạnh nhất chục năm qua khiến thu nhập lãi thuần tăng trưởng tích cực. Tuy thu nhập từ dịch vụ giảm song Vietcombank lại thắng lớn nhờ kinh doanh ngoại hối trong bối cảnh hàng loạt nhà băng khác giảm lãi hoặc thậm chí thua lỗ từ mảng này.

Mức lợi nhuận hàng chục nghìn tỷ đồng trên báo cáo tài chính cũng chưa phản ánh hết vị thế dẫn đầu của "ông lớn" này. Với chi phí dự phòng rủi ro tín dụng trên 400% (tức với 100 đồng nợ xấu, ngân hàng trích lập dự phòng tới 460 đồng), Vietcombank vẫn còn "của để dành" trong tương lai.

Còn với "á quân" Techcombank, kết quả kinh doanh năm 2022 tăng 10% so với năm trước - có phần tăng chậm hơn so với mặt bằng chung của ngành (34%).

Đây là một trong các ngân hàng có tỷ trọng cao về cho vay bất động sản và danh mục đầu tư trái phiếu doanh nghiệp. Cổ đông ngân hàng nhiều lần chất vất về mức độ rủi ro khi nhà băng phụ thuộc vào kênh bất động sản. Tuy nhiên, lãnh đạo ngân hàng khẳng định chiến lược của Techcombank là "rủi ro thấp - lợi nhuận cao" và dần giảm thiểu rủi ro bằng cách tập trung vào phân khúc cho vay mua nhà ở có tài sản thế chấp.

Tới cuối 2022, Techcombank đã tái phân bổ tín dụng khi giảm 20% dư nợ trái phiếu để có dư địa chuyển sang cho vay mua nhà cá nhân. Tín dụng của Techcombank năm rồi tăng trưởng 15% - thấp hơn mức trung bình 20% mỗi năm mà giới phân tích tài chính lớn như JP Morgan từng kỳ vọng ở nhà băng này. Bên cạnh đó, các khoản kinh doanh ngoại hối và chứng khoán đầu tư của Techcombank cũng không nằm ngoài xu hướng sụt giảm, thậm chí thua lỗ. Điểm sáng là lãi thuần từ dịch vụ của Techcombank vẫn tăng trưởng hơn 34%.

Nhờ vào kết quả kinh doanh tăng trưởng, cán bộ nhân viên ngân hàng có một năm hưởng lương thưởng tốt hơn.

Sau một năm "thắt lưng buộc bụng", năm 2022, nhiều ngân hàng, đặc biệt là nhóm quốc doanh đều tăng mạnh chi phí hoạt động so với năm trước. Chiếm tỷ trọng lớn trong chi hoạt động là chi phí lương thưởng cho nhân viên - cũng đều tăng trưởng tại phần lớn ngân hàng.

Đơn cử tại Vietcombank, lượng nhân viên chỉ tăng 4% so với đầu năm nhưng quỹ lương thưởng và trợ cấp tăng 14%. Ước tính, thu nhập bình quân đầu người của nhân sự Vietcombank (ngân hàng mẹ) xoay quanh mức 36 triệu đồng mỗi tháng.

MB cũng công bố thu nhập bình quân tháng của nhân sự năm ngoái là khoảng 39,5 triệu, tăng mạnh so với mức 36 triệu đồng của năm trước đó. Tại VIB, thu nhập bình quân tháng của nhân viên cũng tăng từ 28 triệu lên 30 triệu đồng. Còn thu nhập bình quân của nhân sự SeABank theo ngân hàng công bố tăng từ 23 triệu lên 27 triệu đồng...

Tuy nhiên, bức tranh màu hồng không dành cho tất cả, mà còn tuỳ thuộc vào hiệu quả kinh doanh của cá nhân, chi nhánh và ngân hàng. Một số ít ngân hàng ghi nhận khoản lương thưởng cho nhân viên đi ngang hoặc giảm so với trước.

Tại Techcombank, thu nhập bình quân của nhân sự đi ngang nhưng vẫn dẫn đầu hệ thống (43 triệu mỗi tháng). Thu nhập bình quân của nhân sự VietCapitalBank giảm nhẹ từ 21 triệu xuống 20,6 triệu. Một vài nhà băng khác không công bố chi tiết, nhưng cũng đang tạm dừng kế hoạch tuyển mới và tiết kiệm chi phí hơn so với ngân hàng bạn, trong bối cảnh bị ảnh hưởng từ thị trường bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp.

Ngành ngân hàng có một năm lãi kỷ lục tuy nhiên bức tranh dần "tối hơn" vào quý cuối 2022 và cả năm 2023.

Trong quý cuối năm ngoái, lợi nhuận của nhiều nhà băng như Techcombank, VPBank, MB, SHB, SeABank, ABBank... giảm so với cùng kỳ 2021.

Diễn biến này theo phân tích của Công ty chứng khoán SSI, do sự biến động về chi phí vốn, căng thẳng thanh khoản tại một số thời điểm và có độ trễ trong việc định giá lại các khoản vay theo lãi suất huy động. Chất lượng tín dụng cũng yếu đi từ quý IV/2022 do những gián đoạn về nguồn cung tín dụng và mặt bằng lãi suất cho vay cao hơn. Số liệu của một số ngân hàng đã cho thấy giá trị nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu đều đã tăng lên đáng kể trong quý cuối năm.

Bên cạnh đó, tiền gửi không kỳ hạn vốn là nguồn vốn giá rẻ tại các ngân hàng, đã sụt giảm tại phần lớn nhà băng. Điều này đang gây áp lực lên biên lãi thuần (NIM) của giới ngân hàng.

Theo Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), thu nhập từ tín dụng của ngành ngân hàng trong năm 2023 sẽ tăng trưởng chậm lại do tác động từ tăng trưởng tín dụng thấp cùng với biên lãi thuần giảm. Tăng trưởng tín dụng của năm nay dự báo chỉ ở mức 11-12,5 (thấp hơn so với 2022). Ngoài ra, triển vọng kém khả quan của thị trường bất động sản và nhu cầu tín dụng dự báo giảm, cũng sẽ tác động đến ngành.

Trong bối cảnh này, giới phân tích dự báo các ngân hàng có vốn nhà nước sẽ đạt được mức tăng trưởng lợi nhuận tốt hơn khối tư nhân do biên lãi thuần tốt hơn và tỷ trọng dư nợ trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản ở mức thấp.

Các cách kiếm tiền online 2023 không cần vốn

Bước vào thời đại công nghệ 4.0, việc kiếm tiền online đã không còn là điều gì xa lạ và vẫn ngày càng đa dạng, phát triển.
Kiếm tiền online không cần vốn có thật không?
Đây chắc hẳn là thắc mắc chung của nhiều người khi mới bắt đầu tìm hiểu vì sợ các trường hợp lừa đảo hoặc dù kiếm được thu nhập cũng rất thấp. Không gian mạng giờ phát triển rất mạnh nên làm việc hoàn toàn online và kiếm tiền hoàn toàn không phải viển vông, thậm chí có người có thể làm giàu từ đó.
Điều quan trọng vẫn nằm ở chính bạn. Trước khi thực hiện, hãy tìm hiểu kỹ liệu phương thức hoặc người thuê có đủ đảm bảo tin cậy hay không. Và hãy nhớ mỗi cách kiếm tiền online đều có đặc thù riêng, không phải cách nào cũng dễ dàng và nhiều khi bạn phải kiên trì theo đuổi một thời gian mới có thu nhập.
1. Cộng tác viên (CTV) viết content
Content marketing hiện nay là một nghề đang rất hot và nhu cầu thì càng ngày càng tăng cùng với sự phát triển rực rỡ của ngành truyền thông. Nếu là một người có khả năng viết lách, kiếm việc viết content partime làm thêm là một gợi ý rất thú vị và cũng khá phổ biến hiện nay. Bạn có thể viết nội dung cho các website hay dạng content quảng cáo trên Facebook, Instagram,… tùy khả năng. Những công việc kiểu này có thể tìm trong các hội nhóm mạng xã hội như Facebook.
2. Viết blog
Bạn thích viết lách và muốn tự tạo một “thế giới” cho mình thì tại sao không thử lập luôn blog hoặc website riêng? Khi trang của bạn trở nên nổi tiếng và có lượng tương tác tốt thì chúng ta hoàn toàn có thể kiếm tiền từ đó bằng các cách đa dạng như viết bài review quảng cáo có trả phí, dẫn link quảng cáo,…
Tuy nhiên, lựa chọn này chắc chắn không hề dễ dàng vì đòi hỏi sự kiên trì. Thời gian đầu bạn phải xây dựng trang và không thể kiếm nguồn thu từ đó. Vậy nên công việc này nên dành cho những ai có đam mê thực sự, muốn chia sẻ, viết lách chứ không phải chỉ muốn kiếm tiền đơn thuần.
Viết blog vừa là một sở thích thú vị, vừa có thể ra tiền
3. Quản trị Fanpage
Bây giờ là thời đại công nghệ và các fanpage, hội nhóm trên mạng xã hội, nhất là Facebook là một nơi quảng cáo, kinh doanh tuyệt vời. Nếu có kiến thức, kinh nghiệm hay đơn giản là sở thích với lĩnh vực truyền thông, bạn có thể tìm công việc quản trị fanpage tại chính các hội nhóm, fanpage liên quan trên mạng xã hội. Yêu cầu của nghề này là cần có sức sáng tạo, biết bắt trend và thời gian online linh hoạt.
4. Tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing)
Nghe thì có thể xa lạ với người ngoại đạo nhưng với cộng đồng kiếm tiền online thì tiếp thị liên kết là hình thức được ưa chuộng hàng đầu. Nói dễ hiểu thì bạn sẽ đóng vai trò người trung gian tiếp thị, quảng cáo và tìm khách mua hàng cho người bán và hưởng tiền hoa hồng trên sản phẩm bán được. Công cụ của bạn sẽ là các đường link bán sản phẩm. Bạn có thể tìm tương tác và người mua nhấn vào link trên blog, mạng xã hội, website hay bất kỳ đâu trên không gian mạng.
5. Kiếm tiền từ Tiktok, Youtube
Nếu là một người thích sáng tạo thì làm TikToker, YouTuber nổi tiếng là một công việc vừa thú vị vừa đầy tiềm năng. Điều bạn cần là thực sự đầu tư nội dung bắt trend, thu hút và nắm bắt được thị hiếu của số đông hoặc nhóm đối tượng người xem bạn hướng tới. Làm influencer tất nhiên không hề dễ, nhưng một khi thành công thì bạn có thể đạt được thu nhập khủng.
TikTok giờ sản sinh ra lứa influencer thu nhập triệu đô
6. Kiếm tiền bằng cách trả lời khảo sát
Các nhà nghiên cứu thị trường, các doanh nghiệp, các agency marketing, tổ chức nghiên cứu luôn trả tiền để làm khảo sát thị trường. Bạn có thể đăng ký tài khoản trên các trang web như iPanelOnline, BEAN Survey, Voice Pick, Vinaresearch,… và kiếm tiền từ đó. Số tiền kiếm được từ việc làm khảo sát không quá cao nhưng bù lại, đây là công việc dễ hơn cả khi không đòi hỏi kỹ năng nào mà chỉ cần thời gian mà thôi.
7. Dạy học online cho trẻ em
Học online hiện nay ngày càng phổ biến, chính vì thế mà các trung tâm dạy học online đủ các bộ môn ngày càng mọc lên nhiều hơn. Để trở thành giáo viên, bạn cần năng lực chuyên môn ở một bộ môn nhất định như tiếng Anh, Toán, Vật lý,… Nếu không đủ tự tin để đứng lớp, chúng ta còn có thể lựa chọn vị trí giảng viên giúp soạn bài vở, quản lý lớp học,… cũng là một việc làm thêm thu nhập hấp dẫn.
8. Kiếm tiền trên mạng từ ứng dụng, app điện thoại
Hiện nay có kha khá các app trả tiền cho người dùng để đọc báo, đọc tin, làm khảo sát hay chơi game. Bạn chỉ cần lên mạng tra cứu những app như thế này nhưng cần lưu ý tìm hiểu kỹ để tránh lừa đảo hay những app trả tiền quá thấp mà làm mất thời gian.
9. Dropshipping
Dropshipping là cách kiếm tiền online có thể đạt được thu nhập cao. Đây là hình thức kinh doanh trực tuyến mà không cần bỏ vốn, không cần nhập hàng. Chúng ta đóng vai trò ở giữa làm việc quảng bá sản phẩm, tìm kiếm người mua. Việc giao hàng sẽ do bên đối tác bán thực hiện.
Mô hình kinh doanh của Dropshipping
10. Kiếm tiền từ thiết kế hình ảnh (Canva)
Nếu có khả năng trong ngành thiết kế thì việc kiếm dự án online không hề khó vì ngành nghề này có nhu cầu cao. Bạn có thể thiết kế logo, bộ nhận diện thương hiệu hay bất kỳ nội dung sáng tạo nào cho doanh nghiệp, người mua yêu cầu dựa vào tài mỹ thuật của mình. Để kiếm việc chúng ta có thể lên các hội nhóm mạng xã hội hoặc trang web chuyên dụng (cả tại Việt Nam và quốc tế).
11. Kiếm tiền từ việc chơi game
Game giờ đây không chỉ còn đơn thuần là trò chơi giải trí mà đã trở thành cả các bộ môn thể thao eSports. Nếu thuộc dạng chơi game giỏi thì anh em có thể kiếm tiền bằng cách trở thành tuyển thủ của các câu lạc bộ. Để đạt được đến trình độ này không hề dễ dàng và rất cạnh tranh nhưng thu nhập kiếm được có thể “như mơ”.
Game thủ giỏi giờ đây có thể làm tuyển thủ eSport
12. Kiếm tiền với các ngân hàng, ví điện tử
Đây là một cách kiếm tiền thêm dù thu nhập không cao nhưng làm trong lúc rảnh cũng rất thú vị. Để quảng bá thương hiệu và sản phẩm, các ví điện tử và app ngân hàng sẽ có các chương trình như tặng quà, tặng voucher,… Bạn chỉ việc làm theo hướng dẫn và nhận những phần quà của mình.
Một số cách kiếm tiền online không nên tham gia
Dù là online hay offline, hãy ghi nhớ rằng không có gì gọi là việc nhẹ lương cao. Những quảng cáo việc rất đơn giản nhưng trả lương cao trên mạng phần lớn là lừa đảo, scam và không đáng tin cậy.
Ví dụ các công việc quảng cáo “làm 2 – 3 tiếng/ngày thu nhập 10 triệu không cần vốn” đều không thực tế. Việc bị “bùng tiền” sau khi hoàn thành công việc cũng không phải là ít. Vậy nên điều quan trọng nhất vẫn luôn là tìm hiểu kỹ càng trước khi tham gia vào bất kỳ công việc nào.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần cẩn trọng trước những công việc trả lương quá thấp. Dù không phải lừa đảo nhưng những công việc này tiêu tốn rất nhiều thời gian mà không nhận được bao tiền, lại không đem lại kỹ năng gì mới. Ví dụ như những việc gõ mã, nhập liệu chỉ được trả vài ngàn đồng mỗi tiếng.
Cái gì cũng có mặt và kiếm tiền online không phải dễ như trong mơ
Những điều cần lưu ý khi kiếm tiền online
Lưu ý về việc thanh toán lương
Trước khi nhận việc, hãy hỏi rõ ràng nhà tuyển dụng về cách tính lương và phương thức, thời điểm trả lương. Nếu có thể ký hợp động dịch vụ, hợp đồng lao động,… theo đúng quy định của pháp luật (với các công việc kiểu dạy học online, CTV content,…) thì càng tốt.Lưu ý về tính pháp lý
Không phải mọi việc làm online đều là hợp pháp và được pháp luật Việt Nam công nhận, bảo vệ. Vì vậy hãy cảnh giác với các công việc có vấn đề nhạy cảm như mua bán tiền ảo, cá độ, bán độ, bài bạc,…Tìm hiểu kỹ nhà tuyển dụng
Để xác định xem một công việc có uy tín không thì dễ và nhanh nhất là tìm hiểu về người trực tiếp thuê và trả tiền cho bạn. Nếu người thuê đến từ tổ chức, doanh nghiệp uy tín thì độ tin cậy bao giờ cũng cao hơn. Nhưng vẫn có trường hợp người thuê giả dạng nên đừng quên tìm hiểu bằng cách xem profile cũng như hỏi các câu hỏi chuyên môn để xác định, kiểm tra.
Dù lựa chọn cách kiếm tiền online nào thì chúng ta cũng cần nghiêm túc, đầu tư thời gian và công sức của mình. Chúc bạn thành công kiếm thêm được thu nhập một cách linh động cho mình qua những hướng dẫn trên!

Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ánh Dương dự Lễ khai hội Xuân chùa Bát Nhã (Bình Long) năm 2023

 Nằm trong chuỗi các sự kiện hưởng ứng Tuần lễ Văn hóa - Du lịch tỉnh Bắc Giang năm 2023, sáng 05/02, Huyện ủy, UBND huyện Lục Nam long trọng tổ chức Lễ khai hội Xuân chùa Bát Nhã (Bình Long) năm 2023.

Dự Lễ khai hội, về phía tỉnh có đồng chí Lê Ánh Dương - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang; lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ huyện Lục Nam; đại diện lãnh đạo một số sở, ngành tỉnh; Nhân dân xã Huyền Sơn và đông đảo du khách thập phương.

Về phía chư tôn đức, có Đại đức Thích Trúc Thái Minh - Phó Trưởng Ban Thông tin Truyền thông Trung ương, Phó Trưởng Ban Giáo hội Phật giáo Quốc tế, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trụ trì chùa Ba Vàng, Phó trụ trì chùa Bát Nhã (Bình Long) và các chư tôn, tăng ni, phật tử nhà chùa.

Các đại biểu tham dự Lễ khai hội.

Chùa Bát Nhã (Bình Long) tọa lạc trên đỉnh núi Bát Nhã, dãy núi Huyền Đinh thuộc thôn Chùa, xã Huyền Sơn, huyện Lục Nam. Chùa Bát Nhã (Bình Long) được truyền tụng là một trung tâm phật giáo, danh nam cổ tự dưới thời Lý, Trần có quan hệ mật thiết với chùa Vĩnh Nghiêm và thiền phái Trúc Lâm Yên Tử do Phật hoàng Trần Nhân Tông sáng lập. Do điều kiện thời gian và chiến tranh tàn phá nên chùa cổ hiện nay chỉ còn là phế tích.

Nhằm thực hiện dự án "Đầu tư phục dựng các di tích theo con đường Hoằng dương Phật pháp của Phật Hoàng Trần Nhân Tông", năm 2021, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia tổ chức khai quật khảo cổ học tại địa điểm chùa cổ Bát Nhã, ở khu vực nền chùa đã tìm thấy dấu tích và mặt bằng kiến trúc chùa cổ Bát Nhã qua các thời Trần, Lê Trung Hưng và thời Nguyễn.

Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ánh Dương đánh trống, Đại đức Thích Trúc Thái Minh thỉnh chuông khai hội.

Sau một thời gian thực hiện khảo sát, quy hoạch, thiết kế và thi công phục dựng giai đoạn I các hạng mục công trình chùa cổ Bát Nhã đã được hoàn thành theo đúng kế hoạch, với diện tích khuôn viên được bảo tồn 9.000 mgồm: Điện chính chùa cổ 130 m2; Nhà tăng đường 75m2; Nhà khách 75m2; Nhà bếp 75 m2; Cổng chùa 30m2; Giếng nước 35m2; Diện tích sân chùa 650m2; Khu trưng bày 340m2,…

Việc phục dựng, khôi phục, duy tu, tôn tạo chùa cổ Bát Nhã (Bình Long) là điều kiện thuận lợi để phát huy các giá trị văn hóa lịch sử, đồng thời từng bước tạo tiền đề thúc đẩy sự phát triển KT-XH của địa phương và đáp ứng được tâm tư nguyện vọng của Nhân dân địa phương.

Các đại biểu thành kính dâng hương.

Nhân dân kỳ vọng chùa cổ Bát Nhã (Bình Long), xã Huyền Sơn sẽ phát triển thành một điểm du lịch văn hóa tâm linh tầm cỡ khu vực, kết nối chặt chẽ với các di tích như: Côn Sơn - Kiếp Bạc, khu di tích Yên Tử, chùa Vĩnh Nghiêm… tạo thành con đường di sản của phật giáo Trúc Lâm rộng khắp vùng Đông Bắc, đáp ứng nhu cầu tâm linh của Nhân dân địa phương và là nơi hội tụ của các tăng ni, phật tử, du khách ở khắp mọi miền đất nước.

Lễ hội chùa Bát Nhã (Bình Long) năm 2023 lần đầu tiên được tổ chức theo quy mô cấp huyện. Thông qua hoạt động của lễ hội góp phần từng bước phục dựng, bảo tồn, tôn vinh, phát huy những giá trị văn hóa, di sản đặc sắc của Phật giáo Trúc lâm Yên Tử gắn với con đường Hoằng dương Phật pháp của các Phật Tổ Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử. Cùng với đó, giới thiệu đến Nhân dân, du khách trong và ngoài tỉnh về hình ảnh miền đất, con người và các giá trị di sản văn hóa tiêu biểu, đặc sắc của huyện Lục Nam.

Các đại biểu, chư tôn, đức tăng ni, Nhân dân xã Huyền Sơn, du khách thập phương cầu nguyện quốc thái dân an.

Tại buổi lễ, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ánh Dương đánh trống, Đại đức Thích Trúc Thái Minh thỉnh chuông khai hội; các đại biểu, chư tôn, đức tăng ni, Nhân dân xã Huyền Sơn cùng du khách thập phương thành kính dâng hương cầu nguyện quốc thái dân an./.

Dương Thủy