Thứ Hai, 9 tháng 11, 2020

Chứng khoán đạt đỉnh, nhà đầu tư cá nhân lại ồ ạt mở tài khoản trong tháng 10

 

Số lượng nhà đầu tư mới gia nhập thị trường chứng khoán kể từ khi đại dịch Covid-19 đã gia tăng mạnh...

Ngày càng nhiều nhà đầu tư biết đến kênh chứng khoán

Số liệu từ Trung tâm lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) cho biết trong tháng 10, nhà đầu tư trong nước đã mở mới 36.451 tài khoản, tăng hơn 5.000 tài khoản so với tháng trước đó. Số lượng nhà đầu tư nước ngoài mở mới tháng 10 xấp xỉ bằng tháng 4 hồi đại dịch Covid-19 nổ ra và VN-Index rơi xuống đáy tức gần 650 điểm.

Thống kê của VSD cho thấy, số lượng nhà đầu tư cá nhân mở mới trong tháng 10 là 36.346 và 105 tài khoản mở mới từ các tổ chức. 

Tính chung trong tháng 10, toàn thị trường có thêm 36.776 tài khoản chứng khoán được mở mới. 

Lũy kế tới hết tháng 10/2020, số lượng tài khoản chứng khoán tại Việt Nam đạt 2,67 triệu tài khoản, tương đương 2,8% dân số Việt Nam. Đây cũng là mức tăng kỷ lục số tài khoản chứng khoán tại Việt Nam. 

Chứng khoán đạt đỉnh, nhà đầu tư cá nhân lại ồ ạt mở tài khoản trong tháng 10 - Ảnh 1.

Số tài khoản mở mới của nhà đầu tư cá nhân theo tháng.

Theo Ðề án Cơ cấu lại Thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm 2020 - 2025, mục tiêu tới 2020 quy mô của thị trường chứng khoán đạt 100%GDP và 120% GDP vào năm 2025. Mục tiêu số lượng nhà đầu tư đạt 3% dân số vào 2020 và 5% vào năm 2025.

Nếu thị trường giữ được tốc độ gia tăng nhanh chóng của các tài khoản mới gia nhập sẽ sớm đạt được mục tiêu số lượng nhà đầu tư chứng khoán đạt 5% dân số năm 2025. 

Từ tháng 4 trở lại đây, xu hướng các nhà đầu tư mở tài khoản chứng khoán mới tăng vọt. Giới tài chính gọi những người gia nhập thị trường chứng khoán trong năm nay là những nhà đầu tư F0. Nhà đầu tư F0 cùng với dòng tiền mới ồ ạt vào thị trường đã đưa thanh khoản của VN-Index tăng mạnh, thường xuyên đạt 7.000 - 10.000 tỷ đồng. Điều đó khiến thị trường chứng khoán hồi phục mạnh mẽ, bất chấp đà bán ròng gần 10.000 tỷ đồng từ đầu năm tới nay của khối ngoại. 

Một thống kê của VSD cho thấy, trong tháng 10 vừa qua, số lượng tài khoản nhà đầu tư nước ngoài mở mới là 325, con số cao nhất kể từ đầu năm tới nay. 

Xét trong bối cảnh kinh tế thế giới còn u ám vì đại dịch Covid-19, Việt Nam là nước chống dịch thành công và kinh tế nhanh chóng phục hồi. Tốc độ tăng trưởng kinh tế quý 3/2020 đạt 2,62% sau khi chỉ đạt 0,39% trong quý 2, so với mức 3,68% trong quý 1.

Mặc dù 2020 sẽ là năm có tốc độ tăng trưởng kinh tế kém nhất trong nhiều năm, Việt Nam thực ra lại là số ít các quốc gia có tăng trưởng GDP ở mức dương. Trong bối cảnh đại dịch, sự hồi phục của kinh tế Việt Nam cho thấy những tiến bộ đến từ nội lực.

Nhiều chuyên gia tài chính cũng đưa ra những nhận định tích cực về triển vọng tăng trưởng của Việt Nam năm nay. Chiến lược gia trưởng Ruchir Sharma của Morgan Stanley thậm chí cho rằng Việt Nam có thể trở thành "kỳ tích châu Á" tiếp theo.

"Việc kiểm soát thành công đại dịch Covid-19 cho phép Việt Nam nhanh chóng khôi phục hoạt động kinh tế. Trong khi nhiều quốc gia đối mặt với sụt giảm kinh tế nghiêm trọng, kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng ở mức 3%/năm. Đặc biệt, sự tăng trưởng đó được thúc đẩy bởi thặng dư thương mại kỷ lục trong bối cảnh thương mại toàn cầu suy giảm", Sharma nhận xét.

Về tốc độ phục hồi sau đại dịch, IMF dự báo GDP năm 2021 của Việt Nam đạt 6,7%, tiếp tục nằm trong nhóm có tăng trưởng kinh tế cao nhất Đông Nam Á. Philippines được dự báo sẽ phục hồi mạnh mẽ nhất, đạt mức 7,4% vào năm 2021, dù suy giảm tới -8,3% trong năm nay. Thái Lan, Indonesia, Singapore có mức tăng trưởng lần lượt là 4%, 6,1% và 5% trong năm 2021.

Ồ ạt mở tài khoản chứng khoán làm giàu: Mục tiêu 5% dân số - Ảnh 1.

ÌM dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng mạnh năm 2021


Cử tri ủng hộ thành lập 2 thị trấn tỉnh Bắc Giang

Đề án thành lập thị trấn Phương Sơn, huyện Lục Nam và thị trấn Bắc Lý, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang được đa số cử tri ủng hộ.



UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, sau khi có chủ trương thành lập thị trấn Phương Sơn, huyện Lục Nam và thị trấn Bắc Lý, huyện Hiệp Hòa; cấp ủy, chính quyền huyện Lục Nam, huyện Hiệp Hòa và xã Phương Sơn, xã Bắc Lý đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân ủng hộ chủ trương của cấp trên về thành lập thị trấn và triển khai, tổ chức thực hiện một số nhiệm vụ: Huyện ủy, UBND huyện Lục Nam, Hiệp Hòa đã thành lập Ban Chỉ đạo, phân công nhiệm vụ thành viên phụ trách công tác tuyên truyền và tổ chức thực hiện ở hai xã. UBND xã Phương Sơn, xã Bắc Lý thành lập Ban chỉ đạo, phân công nhiệm vụ từng thành viên phụ trách từng thôn, hoặc từng cụm dân cư để phổ biến, tuyên truyền chủ trương thành lập thị trấn. Nội dung tuyên truyền tập trung vào 2 nội dung sau:

Tổ chức tuyên truyền các văn bản của Trung ương, của tỉnh có liên quan đến thành lập thị trấn Phương Sơn và thị trấn Bắc Lý tới cán bộ, đảng viên, hội viên, đoàn viên và nhân dân địa phương để tạo sự đồng thuận trong nhân dân về chủ trương thành lập hai thị trấn.

Tổ chức thông tin, tuyên truyền đối với cử tri về sự cần thiết của việc thành lập thị trấn; phương án thành lập thị trấn; đối tượng, phạm vi của vấn đề lấy ý kiến cử tri; thời gian tổ chức lấy ý kiến cử tri; quyền và nghĩa vụ của cử tri trong việc lấy ý kiến.

Trên cơ sở hướng dẫn, chỉ đạo của tỉnh và huyện, xã Phương Sơn và xã Bắc Lý đã thành lập các tổ công tác lấy ý kiến (xã Phương Sơn thành lập 10 tổ công tác lấy ý kiến; xã Bắc Lý thành lập 11 tổ công tác lấy ý kiến) và tổ chức lấy ý kiến toàn thể cử tri về Đề án thành lập thị trấn Phương Sơn, thị trấn Bắc Lý trên cơ sở nguyên trạng diện tích, dân số của xã Phương Sơn và xã Bắc Lý.

Kết quả, tại xã Phương Sơn, huyện Lục Nam, có 4.734/5.359 cử tri ủng hộ Đề án, đạt tỷ lệ 88,34%.

Tại xã Bắc Lý, huyện Hiệp Hòa, có 10.014/10.119 cử tri ủng hộ Đề án, đạt tỷ lệ 98,96%.

Mời bạn đọc xem toàn văn báo cáo tổng hợp kết quả lấy ý kiến cử tri về Đề án thành lập thị trấn Phương Sơn, huyện Lục Nam và thị trấn Bắc Lý, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang tại đây.

4 GIAI ĐOẠN TÂM LÝ CẦN THIẾT TRONG QUÁ TRÌNH TRƯỞNG THÀNH

    Là con người, ai cũng mong muốn mình trưởng thành để sống một cuộc đời có ý nghĩa. Thế nhưng, điều gì khiến cho rất nhiều người ở ngoài kia mãi không thể thực hiện được ước mơ của mình? Rất có thể là bởi vì họ không vượt qua được chặng đường đầu trong các giai đoạn tâm lý cần thiết để trưởng thành. Sau đây là 4 giai đoạn mà hầu như ai cũng cần vượt qua:
Giai đoạn 1: VÒNG TRÒN THOẢI MÁI
    Con người ta ai cũng có một vòng tròn tâm lý gọi là vòng tròn thoải mái, tức vùng thoải mái (comfort-zone). Ở trong vòng tròn này, họ sẽ cảm thấy:
- Cảm giác an toàn
- Nắm quyền kiểm soát
    Một ví dụ thật dễ hình dung đó là khi bạn xuất hiện ở một đám đông xa lạ. Ngay cả khi bạn là một người hoạt ngôn, rất có thể khoảng thời gian đầu là lúc bạn tĩnh lặng, quan sát đám đông trước khi hòa nhập vào tập thể. Bởi lẽ, khi ấy bạn chưa thực sự cảm thấy có được cảm giác an toàn cũng như nắm quyền kiểm soát mọi thứ xung quanh. Đây cũng là lý do tâm lý khiến vì sao khi gặp người lạ hoặc đứng trước đám đông, cảm xúc đầu tiên của chúng ta thoáng qua lúc đầu sẽ là một chút hồi hộp, thậm chí có người là hơi lo lắng, sợ hãi. Chỉ khi chúng ta có cảm giác an toàn và nắm được quyền kiểm soát mọi thứ một cách chủ động, khi ấy chúng ta mới thực sự thoải mái.
    Như vậy trong cuộc sống mỗi chúng ta đều có vòng tròn thoải mái của riêng mình, tức những điều họ vốn dĩ đã quen thuộc. Những mối quan hệ đã thân quen, những công việc đã thành thạo, những trải nghiệm đã biết. Vòng tròn thoải mái có điểm mạnh là giúp họ an toàn và kiểm soát mọi thứ xung quanh, thế nhưng như một con dao hai lưỡi thì vòng tròn thoải mái chính là một cái bẫy tâm lý.
Bạn có biết lý do khiến rất nhiều người không bao giờ có thể thành công là bởi vì họ chấp nhận sống với cuộc sống hiện tại của họ ngay cả khi nó chưa phải là tốt nhất. Về mặt lý trí, có thể họ muốn có một công việc tốt hơn, muốn học hỏi thêm một điều gì đó mới mẻ, muốn có mối quan hệ tốt hơn, muốn thay đổi tình trạng sức khỏe của mình,… nhưng lý do khiến họ không làm được là bởi vì họ không sẵn sàng, hoặc ngại bước ra khỏi vòng tròn thoải mái của mình.     Nhiều người muốn công việc tốt hơn, kiếm thu nhập nhiều hơn nhưng lại ngại phải ra ngoài lăn lộn, ngại khó, và sợ rủi ro. Nhiều người muốn sức khỏe tốt hơn, nhưng lại lười đi tập gym, lười phải sinh hoạt đầy đủ chế độ, bởi vì họ vốn đang thoải mái với những gì mình đang làm.
    Thế nhưng, nếu bạn muốn có được những gì bạn chưa từng có, bạn phải dám làm những việc bạn chưa từng làm. Để bước ra khỏi vòng tròn thoải mái, bạn phải thực sự quyết tâm và dám cho phép mình được bứt phá. Việc bước ra khỏi vòng tròn thoải mái là một điều không hề đơn giản bởi ngay sau khi bước ra vòng tròn thoải mái, bạn sẽ gặp vòng tròn thứ hai.
Giai đoạn 2: VÒNG TRÒN SỢ HÃI
    Khi bạn quyết tâm thử thách mình làm những điều mình không hề thoải mái, bạn sẽ phải đối mặt với vòng tròn sợ hãi mang những đặc điểm:
- Thiếu tự tin
- Viện cớ lý do
- Bị tác động bởi nhiều quan điểm khác
Những điều này một cách trực tiếp hay gián tiếp, nó đều ảnh hưởng đến ý chí và quyết tâm của bạn, làm cho bạn sợ hãi.
Chẳng hạn bạn muốn luyện nói tiếng Anh, bạn biết rằng một trong những cách tốt nhất là đi gặp và nói chuyện với người nước ngoài. Nhưng khi ý nghĩ ấy xuất hiện, bạn lại cảm thấy có chút gì đó không tự tin cho lắm. Hoặc bạn đang độc thân và muốn kết nối hẹn hò với một người khác giới. Dẫu vậy nhưng khi ý tưởng cần thực hiện thì bạn lại không đủ tự tin để gọi điện hẹn hò một người.
Khi ở trong vòng tròn sợ hãi, chúng ta có rất nhiều lý do để trì hoãn. Bạn biết rằng nếu muốn giảm cân hoặc tăng cân, bạn phải ăn ngủ sinh hoạt điều độ. Buổi sáng phải dậy sớm tập gym, ngay cả khi đó là trời mưa giá lạnh. Bạn cũng phải kiềm chế ăn uống (nếu bạn giảm cân). Nhưng khi thói quen (của vòng tròn thoải mái) xuất hiện, chẳng hạn ngủ nướng, bạn lại viện cớ rằng thôi tập luyện mệt lắm, mình chỉ nghỉ ngơi nốt hôm nay thôi. Hoặc bạn đang định kỷ luật bản thân nói không với việc ăn uống quá đà, trong đầu bạn lại thầm nhủ “Thôi để mai mình kỷ luật bản thân sau”. Thế rồi hệ quả là chẳng bao giờ bạn làm được.
Một đặc điểm cuối cùng đó chính là khi bạn ở trong vòng tròn sợ hãi, bạn bị lung lay ý chí bởi nhiều quan điểm khác. Chẳng hạn, khi bạn từ bỏ công việc làm thuê để bước ra khởi nghiệp. Rất có thể sẽ có nhiều người nói rằng bạn không làm được đâu, việc này khó lắm, hoặc thôi vất vả làm gì. Hay như sau vài lần thất bại, bạn bắt đầu cảm thấy lung lay và khi ấy ý nghĩ từ bỏ chợt xuất hiện.
Thất đáng tiếc nếu như một khi bạn đã quyết tâm bước ra khỏi vòng tròn thoải mái nhưng lại dừng lại ở vòng tròn sợ hãi.
Giai đoạn 3: VÒNG TRÒN BÀI HỌC
Ở giai đoạn này, bạn sẽ thấy 3 điều sau:
- Phải đối mặt với nhiều thử thách và khó khăn
- Tiếp thu thêm kỹ năng mới
- Vòng tròn thoải mái được mở rộng
    Chắc chắn rằng nếu bạn quyết tâm vượt qua nỗi sợ của mình, bạn sẽ phải đối mặt với nhiều thử thách và khó khăn. Sẽ có những lúc bạn mất tinh thần, sẽ có lúc bạn mất ý chí, sẽ có lúc bạn gặp thất bại. Nhưng sau tất cả, bạn sẽ nhận ra rằng chính trong quá trình ấy, bạn học hỏi thêm được nhiều kỹ năng mới mà bạn chưa từng được học. Và rồi hệ quả đó chính là vòng tròn thoải mái của bạn đã được mở rộng từ lúc nào mà bạn không hay.
    Chẳng hạn như, bạn quyết tâm rèn luyện kỹ năng thuyết trình trước đám đông, một điều mà trước giờ bạn đều không dám làm. Thế rồi, bạn phải “lê lết” vượt qua vòng tròn sợ hãi, đã từng nhiều lần định lên nói trước đám đông rồi lại viện cớ, trì hoãn. Thế rồi sau nhiều lần đấu tranh tư tưởng, bạn cũng dám đối mặt với thử thách là đứng nói trước đám đông. Nhưng cuộc đời không như là mơ, sự thật không như những gì bạn mường tượng.
    Rất có thể lần đầu tiên nói trước đám đông là một kỷ niệm đáng quên của bạn. Có thể bởi vì khi xuất hiện, tự nhiên chân tay bạn run lẩy bẩy, đầu óc quay cuồng quên kiến thức, miệng bạn bỗng nhiên nói lắp bắp, và bạn vô tình trở thành “chú hề” trên sân khấu. Dĩ nhiên, có nhiều bạn trong thực tế không gặp phải tình huống thê thảm như những chia sẻ ở trên, nhưng nếu chuyện đó là sự thật thì ý nghĩa thực sự là gì? Chắc chắn bạn sẽ học hỏi được hàng tá kinh nghiệm. Chắc chắn bạn cũng sẽ phân tích được hàng tá bài học. Chúng ta chắc chắn luôn luôn ghi nhớ rất sâu sắc bài học từ những thất bại và những trải nghiệm khó quên. Bởi lẽ “đòn đau thì nhớ đời”, bạn sao có thể dễ dàng quên được.
Sau tất cả, bạn có nhận ra rằng nếu như lần sau tiếp tục đối mặt với thử thách ấy, bạn sẽ không còn sợ hãi như lần đầu tiên nữa không. Chắc chắn rồi, bởi vì bạn đã có nhiều bài học kinh nghiệm hơn, cũng như bạn đã có sự chuẩn bị tốt hơn. Điều này đồng nghĩa với việc vòng tròn thoải mái của bạn đã được mở rộng. Cho nên, những gì bạn chưa trải qua có thể khiến bạn sợ. Nhưng một khi quyết tâm để vượt qua, bạn sẽ thấy nó vốn dĩ không đáng sợ như mình nghĩ.
Giai đoạn 4: VÒNG TRÒN TRƯỞNG THÀNH
Không một ai học được bài học mà lại không thể trưởng thành. Như câu thơ nổi tiếng một thời của nhà thơ Tố Hữu “Ai chiến thắng mà không hề chiến bại – Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần”. Cho nên, sau giai đoạn học hỏi chính là giai đoạn trưởng thành. Niềm hạnh phúc sẽ đến với bạn khi đây là giai đoạn mà bạn được:
- Sống với ước mơ của mình
- Dám đặt ra những mục tiêu mới
- Có thể chinh phục được những thử thách
    Các nhà tâm lý từng đưa ra một kết luận kinh điển về sự hối tiếc của con người trong thời điểm trước khi họ qua đời. Hóa ra điều con người ta hối hận nhất không phải những sai lầm hay thất bại họ đã gặp phải, mà chính là những ước mơ họ chưa bao giờ dám làm.
    Có nhiều người từng đặt ra cho mình mục tiêu sẽ viết một cuốn sách, nhưng rồi cả đời họ chỉ viết được một vài trang sách rồi dừng lại. Họ không vượt qua nổi vòng tròn sợ hãi, sợ sự phán xét của người đời, sợ rằng sách mình không đủ hay để người khác đọc, không đủ tự tin vào năng lực của mình. Cũng có thể họ không vượt qua được thử thách đó là một cuốn sách muốn chất lượng phải được đầu tư công phu, phải có sự độc đáo để cạnh tranh với thị trường. Thế nhưng, ngay cả những tác giả sách nổi tiếng nhất, họ không phải tự nhiên một ngày nổi tiếng và sở hữu những đầu sách bán chạy. Hơn ai hết bạn chắc cũng hiểu rằng, họ cũng từng phải đối mặt với khoảnh khắc khó khăn trong đời, đó là quyết định vượt qua vòng tròn thoải mái.
    Trước khi kết thúc bài viết này, có một điều mà mỗi chúng ta nên suy ngẫm, thực sự suy ngẫm!

Phát huy nguồn lực quản lý

Các nguồn lực cần sự gắn kết lại

Muốn phát huy nguồn tránh việc chờ đợi trong quá trình trong cuộc sống.

Hãy xem tất cả quá trình có thể phải có dịch vụ