Thứ Ba, 21 tháng 7, 2020

Tại Sao Không Bỏ Đi 3 Số 0 Trên Tiền Việt Nam - Nếu 500.000 VND = 500 VND

Công nghệ in 3D - Sản phẩm làm tại nhà

Choáng với in 3D - Xây một ngôi nhà trong vòng 24H

KHÔNG BAO GIỜ QUÁ MUỘN ĐỂ KIẾM TIỀN, XÂY DỰNG SỰ NGHIỆP

[AI 02] - Thuật Toán Breadth First Search

Tổng quan về trí tuệ nhân tạo | Học trí tuệ nhân tạo AI

Trí tuệ nhân tạo AI là gì? - AI có thống trị con người không?

Hướng Dẫn Lấy Đồ Vật Trong Tivi Ra Ngoài | Technical on the phone

10 Điều Khác Biệt Nhất Giữa Người Giàu Và Người Nghèo - Sách Tóm Tắt | Lê Trọng Tấn

Ý Tưởng kinh doanh hay của người Do Thái - phần 9

18 Mô hình kinh doanh mới Kiếm bộn Tiền là xu hướng trong 10 năm tới | Tài chính kinh doanh

Lý do châu Âu không 'vỡ trận' khi tái mở cửa

Khi châu Âu bắt đầu dỡ phong tỏa, nhiều người từng lo ngại nguy cơ "vỡ trận" như ở Mỹ, nhưng họ dường như đã tránh được viễn cảnh đó.
Châu Âu từng là tâm dịch của thế giới vào tháng 3 và tháng 4, với số ca nhiễm tăng vọt khắp các nước và nhiều nơi ghi nhận tỷ lệ tử vong cao. 5 quốc gia lớn của châu lục gồm Italy, Tây Ban Nha, Anh, Đức và Pháp đã báo cáo gần 1,2 triệu ca nhiễm nCoV và 148.000 người chết, theo số liệu mới nhất của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Tới tháng 5, chính phủ các nước châu Âu bắt đầu nới dần loạt lệnh phong tỏa nghiêm ngặt sau khi Covid-19 có dấu hiệu hạ nhiệt. Người dân giờ đây tràn ngập trong các quán bar, nhà hàng và bãi biển đông đúc.
Dù đôi khi xuất hiện những cụm dịch nhỏ, hoặc một đợt bùng phát đáng lo ngại phía đông bắc Tây Ban Nha, hay tình trạng gia tăng số ca nhiễm tại các nước vùng Balkan, tình hình Covid-19 ở châu Âu sau tái mở cửa dường như đã được kiểm soát. Số ca nhiễm nCoV mới tại Italy, Đức hay Pháp vẫn tiếp tục giảm, ở mức vài trăm ca mỗi ngày, thấp hơn nhiều so với con số vài nghìn vào lúc đỉnh điểm của khủng hoảng.
Do đó, trong khi nước Mỹ chứng kiến làn sóng tái bùng phát Covid-19 với số ca nhiễm mới tăng kỷ lục ở nhiều bang hối hả tái mở cửa, buộc chính quyền phải tái áp đặt các lệnh hạn chế, quá trình mở cửa của châu Âu hầu như theo đúng kế hoạch.
Các khán giả tới xem buổi biểu diễn ở Nhà hát Quốc gia Hy Lạp tại thủ đô Athens hôm 18/7. Ảnh: Reuters.
Khán giả tới xem buổi biểu diễn ở Nhà hát Quốc gia Hy Lạp tại thủ đô Athens hôm 18/7. Ảnh: Reuters.
Giới chuyên gia đánh giá lý do phần lớn nằm ở sự thay đổi rõ rệt trong hành vi xã hội khắp châu Âu, sau những nỗ lực của giới chức nhằm thuyết phục công chúng tuân thủ ba chỉ dẫn phòng chống dịch bệnh, gồm giữ khoảng cách khi có thể, tăng cường vệ sinh và đeo khẩu trang khi cần thiết. Những người cao tuổi, đối tượng dễ bị tổn thương nhất trước Covid-19, cần đề phòng đặc biệt.
"Chúng tôi đã ngăn chặn được làn sóng đại dịch đầu tiên bởi nhiều người dân đang thay đổi thái độ", giáo sư Lothar Wieler, chủ tịch Viện Robert Koch (RKI), cơ quan phụ trách kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh của Đức, phát biểu trong một cuộc họp báo tuần trước.
"Người dân châu Âu hiểu họ cần làm gì và thực hiện rất nghiêm túc", Ilaria Capua, nhà virus học người Italy tại Đại học Florida, Mỹ, nhận xét. "Các quốc gia khác nhau xử lý khủng hoảng theo cách khác nhau, nhưng không có ai ở châu Âu đánh giá thấp dịch bệnh".
Theo giới chuyên gia, một yếu tố quan trọng khác giúp các nước châu Âu giảm đáng kể số ca nhiễm nCoV là tiếp tục cấm các sự kiện bị gọi là "siêu lây nhiễm", chỉ những cuộc tập trung quy mô lớn như trận đấu bóng đá, buổi hòa nhạc, bởi chúng bị coi là những "lò ấp" virus.
Ngay cả Thụy Điển, quốc gia chưa từng áp lệnh phong tỏa và hứng chịu tỷ lệ tử vong cao, số ca nhiễm mới cũng dần ổn định khi người dân tuân thủ các quy tắc giữ khoảng cách, cùng lệnh cấm tổ chức những sự kiện quy mô lớn từ chính phủ.
Thủ tướng Bulgaria Boyco Borrisov (phải) giơ tay chào Thủ tướng Đức Angela Merkel tại hội nghị ở Brussels, Bỉ hôm 17/7. Ảnh: AP.
Thủ tướng Bulgaria Boyco Borrisov (phải) giơ tay chào Thủ tướng Đức Angela Merkel tại hội nghị ở Brussels, Bỉ hôm 17/7. Ảnh: AP.
Số ca nhiễm mới thấp tạo điều kiện cho châu Âu giải phóng không gian trong các bệnh viện, đồng thời giúp giới chức y tế cộng đồng có thể tập trung vào xét nghiệm và kịp thời cách ly những người mang mầm bệnh, cũng như truy vết và xét nghiệm những người tiếp xúc gần với họ.
Đức, quốc gia giờ đây có thể tiến hành tới hơn 1,1 triệu xét nghiệm mỗi tuần, đã đào tạo hàng trăm người, bao gồm nhiều sinh viên y khoa, để truy vết tiếp xúc trên cả nước. Một ứng dụng truy vết trên điện thoại được triển khai hơn một tháng trước đã đạt gần 16 triệu lượt tải.
Tại Italy, công tác truy vết tiếp xúc và xét nghiệm rộng rãi giúp xác định và cách ly số lượng lớn người nhiễm không triệu chứng. Trên thực tế, phần lớn người dương tính nCoV trong những tuần gần đây ở Italy được xác định không phải bởi họ xuất hiện triệu chứng, mà do được xét nghiệm sau khi tiếp xúc gần với ca nhiễm, hoặc thông qua xét nghiệm kháng thể.
Tình hình hiện nay tại châu Âu tương phản rõ rệt so với giai đoạn đầu cuộc khủng hoảng. Khi đó, lãnh đạo nhiều nước vẫn coi nhẹ Covid-19, phần lớn người dân không đeo khẩu trang hoặc thực hiện cách biệt cộng đồng, việc cấm các trận đấu bóng đá hoặc sự kiện lớn khác dường như là không tưởng.
Italy, một trong những vùng dịch chết chóc nhất thế giới, từng trải qua tình trạng virus âm thầm lây lan suốt nhiều tuần. Tại miền bắc đất nước, nơi chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất, các phòng điều trị tích cực trong bệnh viện đều hết giường. Khả năng xét nghiệm hạn chế và truy vết tiếp xúc không hiệu quả. Tình huống tương tự đang diễn ra tại nhiều bang ở Mỹ, như Arizona, Florida và Texas.
Người dân đi bộ ven hồ sau khi lệnh phong tỏa được dỡ bỏ tại Bergamo, Italy, hôm 25/5. Ảnh: Reuters.
Người dân đi bộ ven hồ sau khi lệnh phong tỏa được dỡ bỏ tại Bergamo, Italy, hôm 25/5. Ảnh: Reuters.
"Ở Mỹ, mọi người cho rằng phải sống chung với virus và không thể làm gì khác. Điều đó không đúng. Châu Âu đã chứng minh rằng bạn có thể xoay chuyển tình thế", Jennifer Nuzzo, nhà dịch tễ học tại Trung tâm An ninh Y tế Johns Hopkins, nêu ý kiến.
"Khác biệt cơ bản giữa châu Âu và Mỹ là người châu Âu xử lý đại dịch một cách nghiêm túc, trong khi Mỹ phần lớn không như vậy", Ashish Jha, giám đốc Viện Y tế Toàn cầu Harvard, nhận định. "Mỹ không xây dựng các chương trình xét nghiệm và truy vết, thậm chí không thể hạ số ca nhiễm tại nhiều khu vực của đất nước. Chúng tôi đã làm mọi thứ một cách nửa vời".
Dù đạt thành công nhất định, giới chức châu Âu vẫn cảnh báo không tự mãn. Tại Tây Ban Nha, chính quyền địa phương ở vùng đông bắc đã tái áp dụng một số biện pháp hạn chế sau khi một cụm dịch khiến số ca nhiễm mới của đất nước tăng nhiều nhất kể từ tháng 5.
Một dấu hiệu khác cho thấy các chính phủ châu Âu vẫn đề phòng đại dịch là việc đeo khẩu trang dần trở thành bắt buộc. Tại Pháp và Anh, người dân bắt buộc phải đeo khẩu trang trong không gian công cộng kín từ tuần sau. Đức, Italy và phần lớn Tây Ban Nha đã áp lệnh này. Bỉ cũng đang cân nhắc khôi phục yêu cầu đeo khẩu trang ở nơi khép kín sau khi số ca nhiễm nCoV tại nước này gần đây tăng.
Trong khi người Mỹ vẫn tranh cãi nảy lửa về khẩu trang, người châu Âu đã ủng hộ rộng rãi biện pháp phòng dịch đơn giản này. Theo khảo sát của công ty nghiên cứu và tư vấn BVA, 85% người Pháp tán thành các quy định mới. Trong khi đó, vấn đề đeo khẩu trang tại Mỹ thậm chí châm ngòi cho cuộc chiến pháp lý và chính trị. Thống đốc bang Georgia Brian Kemp tuần trước đệ đơn kiện nhằm ngăn chặn các biện pháp hạn chế nCoV, bao gồm bắt buộc đeo khẩu trang, do Thị trưởng Atlanta đề xuất.
Một số bang Mỹ đã cấm tụ tập đông người, nhưng phần còn lại thì không. Tại bang Oklahoma, Tổng thống Donald Trump gần đây tổ chức một buổi vận động tranh cử với vài nghìn người tham gia, nhưng rất ít người đeo khẩu trang. Thống đốc Oklahoma Kevin Stitt hôm 15/7 thông báo dương tính nCoV, trở thành lãnh đạo bang Mỹ đầu tiên nhiễm virus.
"Những đám đông lớn, đặc biệt là trong nhà, vô cùng nguy hiểm. Khi nhìn vào châu Âu, tôi nhận thấy có rất nhiều cách để kiềm chế đại dịch. Không có phương thức xử lý kỳ diệu nào, nhưng tất cả đều bắt đầu bằng thái độ nghiêm túc và không tranh luận về những thứ tào lao", chuyên gia Jha tại Viện Y tế Toàn cầu Harvard nói.

Đập Tam Hiệp "biến dạng", có nguy cơ "bị vỡ"? Công ty vận hành lên tiếng đập tan mọi đồn đoán Mới đây, tờ Thời báo Hoàn Cầu đã thực hiện cuộc phỏng vấn với tập đoàn vận hành đập Tam Hiệp về những đồn đoán và thắc mắc xung quanh con đập gây tranh cãi này. TIN MỚI Hết giấy vệ sinh đến nhu yếu phẩm, giờ đây Mỹ còn đang khủng hoảng thiếu tiền xu vì dịch Covid-19 Hết giấy vệ sinh đến nhu yếu phẩm, giờ đây Mỹ còn đang khủng hoảng thiếu tiền xu vì dịch Covid-19 Cuối cùng Tổng thống Trump nói "đeo khẩu trang là yêu nước" Cuối cùng Tổng thống Trump nói "đeo khẩu trang là yêu nước" G7 sẽ thảo luận về tiền kỹ thuật số tại hội nghị thượng đỉnh ở Mỹ G7 sẽ thảo luận về tiền kỹ thuật số tại hội nghị thượng đỉnh ở Mỹ Khi mưa lũ dồn dập tấn công Trung Quốc vào đầu mùa mưa năm nay khiến hơn 20 triệu người ở miền Nam nước này bị ảnh hưởng, đập Tam Hiệp đã một lần nữa trở lại tâm điểm chú ý của dư luận. Trong khi truyền thông Trung Quốc khẳng định đập Tam Hiệp đã góp phần giảm thiểu sức mạnh của dòng nước lũ, thì có nhiều ý kiến lại cho rằng con đập này khiến cho tình hình lũ lụt thêm tồi tệ, thậm chí nhiều người còn nói rằng đập Tam Hiệp "biến dạng" hoặc có nguy cơ bị vỡ. Trước những ý kiến trên, các phóng viên của Hoàn Cầu đã thực hiện cuộc phỏng vấn với đại diện của tập đoàn quốc doanh Tam Hiệp - đơn vị chủ quản của đập Tam Hiệp - để có được câu trả lời về những đồn đoán và thắc mắc nêu trên. Đập Tam Hiệp biến dạng, có nguy cơ bị vỡ? Công ty vận hành lên tiếng đập tan mọi đồn đoán - Ảnh 1. Đồ họa: Global Times Hoàn Cầu (HQ): Trận lũ lụt năm nay khiến nhiều người nhớ đến trận lũ năm 1998. Chúng ta sẽ phải chịu những thiệt hại ra sao nếu như không có đập Tam Hiệp? Tập đoàn Tam Hiệp (TH): Trong trận lũ lớn năm 1998 dọc theo toàn bộ lưu vực sông Dương Tử, mực nước đo được tại trạm thủy văn Sa Thị ở huyện Tĩnh Giang - khu vực nguy hiểm nhất của con sông - đã dâng lên mức 45,22m; cao hơn 0,22m so với mức an toàn. Tình hình kiểm soát lũ lụt tại Tĩnh Giang khi đó rất căng thẳng. Hơn 1 triệu binh sĩ PLA và người dân địa phương đã tham gia chống lũ vào thời điểm đó. Theo các tính toán và mô phỏng, nếu đập Tam Hiệp đã hoàn thành trước trận lũ năm 1998, mực nước ở Sa Thị sẽ không vượt quá 44,5m, [...] áp lực của dòng nước lũ ở vùng trung và hạ lưu sông Dương Tử cũng sẽ giảm đáng kể. Trong trận mưa lũ năm nay, nếu không có đập Tam Hiệp, mực nước tại các khu vực Thành Lăng Ki và Hồ Khẩu, cống thoát nước của hồ Bà Dương, sẽ vượt qua ngưỡng an toàn. Trạm thủy văn Hàn Khẩu tại Vũ Hán cũng sẽ ghi nhận mực nước cao hơn. Trong trường hợp này, khu vực trung và hạ lưu sông Dương Tử sẽ phải đối mặt với tình trạng lũ lụt nghiêm trọng hơn nhiều. HC: Một số ý kiến cho rằng việc đập Tam Hiệp xả lũ ồ ạt đã khiến tình trạng lũ lụt trên vùng trung và hạ lưu sông Dương Tử thêm trầm trọng. Điều này có đúng không? TH: Xả lũ là một biện pháp giúp hồ chứa nước kiểm soát lượng nước chảy ra thông qua các phương tiện xả lũ. Thông thường hồ chứa nước sẽ xả bớt nước ra ngoài thông qua các tổ máy bơm. Khi khối lượng nước vượt quá khả năng của các tổ máy này, thì hồ chứa mới áp dụng các kênh xả lũ. Tuy nhiên, xả lũ không có nghĩ là hồ chứa nước không có chức năng phòng chống lũ. Đập Tam Hiệp biến dạng, có nguy cơ bị vỡ? Công ty vận hành lên tiếng đập tan mọi đồn đoán - Ảnh 2. Đập Tam Hiệp xả lũ ngày 19/7/2020. Ảnh: Tân Hoa Xã Ví dụ, vào ngày 2/7 vừa qua, hồ chứa của đập Tam Hiệp đã đón dòng nước có lưu lượng 53.000 mét khối/giây, và lượng nước chảy ra khi xả lũ là 35.000 mét khối/giây. Như vậy, đập Tam Hiệp đã giúp giảm thiểu áp lực của dòng nước cho các vùng ở khu vực trung và hạ lưu sông, trong đó bao gồm hồ Bà Dương. HC: Nếu tình trạng mưa lũ tiếp tục, liệu đập Tam Hiệp còn có thể tiếp tục điều chỉnh dòng nước lũ không? TH: Nhiệm vụ phòng chống lũ của dự án Tam Hiệp chủ yếu dựa vào khu vực Tĩnh Giang, Thành Lăng Ki và cống xả lũ của hồ Động Đình. Với dung tích hồ chứa nước lũ là 22 tỉ mét khối, hệ thống này được thiết kế để ngăn lũ lớn ở thượng nguồn sông Dương Tử, và đập Tam Hiệp góp phần đáng kể trong việc ngăn chặn tình trạng này vượt khỏi tầm kiểm soát. Nếu lũ lụt xảy ra do mưa lớn ở vùng trung và hạ lưu sông Dương Tử, các thành phố phụ cận sẽ phải chủ yếu dựa vào các công trình cầu cống thoát lũ của chính họ. Tuy nhiên, trong tình huống này, đập Tam Hiệp vẫn có thể đóng góp bằng cách trữ lại và ngăn bớt dòng nước lũ để giảm bớt áp lực cho các tỉnh, thành lân cận. HC: Đã có một số tin đồn rằng đập Tam Hiệp bị "biến dạng", hoặc thậm chí là có nguy cơ "bị vỡ". Vậy tình trạng của đập Tam Hiệp hiện ra sao? TH: Đập Tam Hiệp đang được vận hành một cách an toàn, và tình trạng của nó vẫn tốt. Trong vài năm qua, không hề có chuyện đập Tam Hiệp bị biến dạng hoặc gặp những vấn đề tương tự. Kể từ năm 1994 đến tháng 6 năm nay, đập Tam Hiệp đã được vận hành và giám sát chặt chẽ. Đã có 12.000 thiết bị được lắp đặt trong và ngoài con đập này nhằm giám sát các vấn đề biến dạng, vấn đề thấm nước, lực thấm, áp lực nước, các trận động đất, các yếu tố về thủy lực và động lực học. Ngoài các công nghệ và thiết bị giám sát tiên tiến, các nhân viên kỹ thuật cũng đích thân tiến hành kiểm tra tình trạng của con đập. Các công trình và nền móng của đập Tam Hiệp đều bình thường, an toàn và chắc chắn. HC: Một số ý kiến cho rằng dự án Tam Hiệp ảnh hưởng tới hệ sinh thái trên sông Dương Tử. Vậy tập đoàn Tam Hiệp và các cơ quan nhà nước đã làm những gì để bảo vệ môi trường sinh thái quanh đập Tam Hiệp và trên dòng sông Dương Tử? TH: Ngoài chức năng kiểm soát lũ, sản xuất điện năng và điều hướng nước, một nhiệm vụ quan trọng khác của hồ chứa nước đập Tam Hiệp là trở thành nơi dự trữ chiến lược của các nguồn tài nguyên nước ngọt. Dự án đập Tam Hiệp có vai trò quan trọng trong việc bảo tồn và hồi phục môi trường sinh thái trên sông Dương Tử. Cụ thể, dự án đập Tam Hiệp có thể bổ sung nước cho vùng hạ lưu sông. Kể từ năm 2003, hồ chứa của đập Tam Hiệp đã bổ sung khoảng 29 tỉ mét khối nước cho vùng hạ lưu sông Dương Tử. Đập Tam Hiệp biến dạng, có nguy cơ bị vỡ? Công ty vận hành lên tiếng đập tan mọi đồn đoán - Ảnh 3. Cá tầm. Ảnh: IC Dự án này cũng cung cấp điều kiện tốt nhất để các loài cá và động vật hoang dã sinh sống và sinh sản - bằng cách điều chỉnh và kiểm soát lượng nước được xả ra vào tháng 5 và tháng 6. Dự án Tam Hiệp cũng có thể tiến hành kiểm soát khẩn cấp khi xảy ra những sự cố ảnh hưởng tới chất lượng nước và khủng hoảng hàng hải xảy ra. Ví dụ, vào tháng 2/2014, hồ chứa của đập Tam Hiệp đã mở thêm cửa xả để tăng lượng nước chảy xuống vùng hạ lưu sông, hạn chế tác động của tình trạng xâm nhập mặn tại cửa sông Dương Tử ở Thượng Hải.

Nước dâng cao kỷ lục từ khi xây đập Tam Hiệp: Hồng thủy Trường Giang Số 2 khủng khiếp thế nào?

Số liệu của Công ty tập đoàn Tam Hiệp Trường Giang (CTG), Trung Quốc, cho thấy dung tích nước lũ khổng lồ mà đập Tam Hiệp ngăn lại từ "Hồng thủy (lũ) Số 2".

CTG ngày hôm nay, 20/7, thông báo trận lũ được đánh mã số "Hồng thủy" thứ hai trên sông Dương Tử (Trường Giang) đã di chuyển qua đập Tam Hiệp một cách suôn sẻ vào ngày Chủ nhật, 19/7, và lưu lượng nước đổ vào hồ chứa của đập đã giảm.

Hồ chứa đập Tam Hiệp ghi nhận lưu lượng nước là 46.000 m3/s vào 20h ngày 19, so với mức đỉnh 61.000 m3/s ghi nhận từ 8h sáng ngày 18/7 và duy trì trong suốt 18 tiếng đồng hồ. Chỉ số này vượt quá tiêu chuẩn lưu lượng nước cho phép đập xả lũ tự do, căn cứ theo quy hoạch phòng chống lũ của Tam Hiệp là 56.700 m3/s.

Lưu lượng của Hồng thủy Số 2 cũng vượt qua trận lũ trước đó trên sông Dương Tử, với đỉnh lũ đổ vào hồ chứa đập Tam Hiệp được ghi nhận là 53.000 m3/s.

Tính đến 20h tối Chủ nhật, mực nước trong hồ chứa Tam Hiệp đạt mức cao kỷ lục 164.18m trong mùa mưa lũ, kể từ khi dự án được xây dựng. Trước đó, mực nước cao nhất từng được xác định là 163.11m.

Tân Hoa Xã dẫn số liệu của CTG cho biết, tính đến 14h ngày 19/7, đập Tam Hiệp đã tích lũy khoảng 14 tỉ m3 nước trong mùa mưa lũ chính năm nay.

Trong khi đó, thông cáo của CTG gửi Thời báo Hoàn Cầu ngày 18/7 cho hay, tính đến ngày 17/7, dự án Tam Hiệp đã ba lần kích hoạt chức năng chống lũ trong mùa mưa lũ năm nay, và ngăn chặn lượng nước là 6.6 tỷ m3 - gấp 470 lần dung tích Tây Hồ ở thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc.

So sánh các số liệu của CTG trong mốc thời gian kể trên đã cho thấy lượng nước khổng lồ mà trận lũ Số 2 mang tới trên sông Dương Tử.

CTG tiếp tục bác bỏ các tin đồn và bình luận từ truyền thông nước ngoài về những điều kiện đáng quan ngại của đập Tam Hiệp - như công trình bị biến dạng và năng lực ngăn lũ yếu kém.

Hồng thủy Số 2 trên Trường Giang - trận lũ tồi tệ nhất trong năm nay ở con sông này - đã được đập Tam Hiệp xử lý thành công và công trình vẫn duy trì vận hành ổn định, theo Tân Hoa Xã.

Theo Bộ Quản lý ứng phó khẩn cấp Trung Quốc (MEM), mưa lớn gây lũ trong năm nay ở Trung Quốc đang khiến hơn 20 triệu người bị ảnh hưởng và 1.76 triệu người phải sơ tán.

CTG cho hay, các chức năng về ngăn lũ và kiểm soát đỉnh lũ được thực hiện đã giúp mực nước ở cửa ngõ hồ Động Đình và hồ Bà Dương không bị vượt qua ngưỡng bảo đảm an toàn, đồng thời khiến các địa phương ở trung và hạ nguồn Trường Giang không lâm vào sức ép chống lũ nghiêm trọng.

Nước dâng cao kỷ lục từ khi xây đập Tam Hiệp: Hồng thủy Trường Giang Số 2 khủng khiếp thế nào? - Ảnh 1.

(Ảnh: Xinhua)

Đập Tam Hiệp đã trở thành tiêu điểm quan tâm của truyền thông quốc tế thời gian qua. Báo cáo của Reuters hôm 14/7 dẫn lời một nhà địa chất cho rằng hồ chứa Tam Hiệp "không có đủ năng lực để xử lý những trận lũ nghiêm trọng nhất".

Tuy nhiên, CTG tuyên bố nhiệm vụ ngăn lũ của dự án chủ yếu phục vụ cho khu vực Thành lăng Cơ - cửa ngõ của động Đình Hồ, thuộc tỉnh Hồ Nam. Với dung tích trữ nước cho phép lên đến 22 tỉ m3, hồ chứa Tam Hiệp được thiết kế để ngăn các đợt lũ lớn ở thượng nguồn sông Dương Tử và chủ yếu vận hành nhằm ngăn chặn các tình huống [thiên tai] phát sinh vượt tầm kiểm soát.

Các nhà vận hành dự án khẳng định hiện nay đập Tam Hiệp hoạt động an toàn và trong điều kiện tốt, cũng như không gặp bất kỳ rủi ro đáng kể nào trong những năm qua.

Đập Tam Hiệp "biến dạng", có nguy cơ "bị vỡ"? Công ty vận hành lên tiếng đập tan mọi đồn đoán

Đập Tam Hiệp "biến dạng", có nguy cơ "bị vỡ"? Công ty vận hành lên tiếng đập tan mọi đồn đoán

Mới đây, tờ Thời báo Hoàn Cầu đã thực hiện cuộc phỏng vấn với tập đoàn vận hành đập Tam Hiệp về những đồn đoán và thắc mắc xung quanh con đập gây tranh cãi này.

Khi mưa lũ dồn dập tấn công Trung Quốc vào đầu mùa mưa năm nay khiến hơn 20 triệu người ở miền Nam nước này bị ảnh hưởng, đập Tam Hiệp đã một lần nữa trở lại tâm điểm chú ý của dư luận.

Trong khi truyền thông Trung Quốc khẳng định đập Tam Hiệp đã góp phần giảm thiểu sức mạnh của dòng nước lũ, thì có nhiều ý kiến lại cho rằng con đập này khiến cho tình hình lũ lụt thêm tồi tệ, thậm chí nhiều người còn nói rằng đập Tam Hiệp "biến dạng" hoặc có nguy cơ bị vỡ.

Trước những ý kiến trên, các phóng viên của Hoàn Cầu đã thực hiện cuộc phỏng vấn với đại diện của tập đoàn quốc doanh Tam Hiệp - đơn vị chủ quản của đập Tam Hiệp - để có được câu trả lời về những đồn đoán và thắc mắc nêu trên.

Đập Tam Hiệp biến dạng, có nguy cơ bị vỡ? Công ty vận hành lên tiếng đập tan mọi đồn đoán - Ảnh 1.

Đồ họa: Global Times

Hoàn Cầu (HQ): Trận lũ lụt năm nay khiến nhiều người nhớ đến trận lũ năm 1998. Chúng ta sẽ phải chịu những thiệt hại ra sao nếu như không có đập Tam Hiệp?

Tập đoàn Tam Hiệp (TH): Trong trận lũ lớn năm 1998 dọc theo toàn bộ lưu vực sông Dương Tử, mực nước đo được tại trạm thủy văn Sa Thị ở huyện Tĩnh Giang - khu vực nguy hiểm nhất của con sông - đã dâng lên mức 45,22m; cao hơn 0,22m so với mức an toàn. Tình hình kiểm soát lũ lụt tại Tĩnh Giang khi đó rất căng thẳng. Hơn 1 triệu binh sĩ PLA và người dân địa phương đã tham gia chống lũ vào thời điểm đó.

Theo các tính toán và mô phỏng, nếu đập Tam Hiệp đã hoàn thành trước trận lũ năm 1998, mực nước ở Sa Thị sẽ không vượt quá 44,5m, [...] áp lực của dòng nước lũ ở vùng trung và hạ lưu sông Dương Tử cũng sẽ giảm đáng kể.

Trong trận mưa lũ năm nay, nếu không có đập Tam Hiệp, mực nước tại các khu vực Thành Lăng Ki và Hồ Khẩu, cống thoát nước của hồ Bà Dương, sẽ vượt qua ngưỡng an toàn. Trạm thủy văn Hàn Khẩu tại Vũ Hán cũng sẽ ghi nhận mực nước cao hơn. Trong trường hợp này, khu vực trung và hạ lưu sông Dương Tử sẽ phải đối mặt với tình trạng lũ lụt nghiêm trọng hơn nhiều.

HC: Một số ý kiến cho rằng việc đập Tam Hiệp xả lũ ồ ạt đã khiến tình trạng lũ lụt trên vùng trung và hạ lưu sông Dương Tử thêm trầm trọng. Điều này có đúng không?

TH: Xả lũ là một biện pháp giúp hồ chứa nước kiểm soát lượng nước chảy ra thông qua các phương tiện xả lũ. Thông thường hồ chứa nước sẽ xả bớt nước ra ngoài thông qua các tổ máy bơm. Khi khối lượng nước vượt quá khả năng của các tổ máy này, thì hồ chứa mới áp dụng các kênh xả lũ.

Tuy nhiên, xả lũ không có nghĩ là hồ chứa nước không có chức năng phòng chống lũ.

Đập Tam Hiệp biến dạng, có nguy cơ bị vỡ? Công ty vận hành lên tiếng đập tan mọi đồn đoán - Ảnh 2.

Đập Tam Hiệp xả lũ ngày 19/7/2020. Ảnh: Tân Hoa Xã

Ví dụ, vào ngày 2/7 vừa qua, hồ chứa của đập Tam Hiệp đã đón dòng nước có lưu lượng 53.000 mét khối/giây, và lượng nước chảy ra khi xả lũ là 35.000 mét khối/giây.

Như vậy, đập Tam Hiệp đã giúp giảm thiểu áp lực của dòng nước cho các vùng ở khu vực trung và hạ lưu sông, trong đó bao gồm hồ Bà Dương.

HC: Nếu tình trạng mưa lũ tiếp tục, liệu đập Tam Hiệp còn có thể tiếp tục điều chỉnh dòng nước lũ không?

TH: Nhiệm vụ phòng chống lũ của dự án Tam Hiệp chủ yếu dựa vào khu vực Tĩnh Giang, Thành Lăng Ki và cống xả lũ của hồ Động Đình. Với dung tích hồ chứa nước lũ là 22 tỉ mét khối, hệ thống này được thiết kế để ngăn lũ lớn ở thượng nguồn sông Dương Tử, và đập Tam Hiệp góp phần đáng kể trong việc ngăn chặn tình trạng này vượt khỏi tầm kiểm soát.

Nếu lũ lụt xảy ra do mưa lớn ở vùng trung và hạ lưu sông Dương Tử, các thành phố phụ cận sẽ phải chủ yếu dựa vào các công trình cầu cống thoát lũ của chính họ. Tuy nhiên, trong tình huống này, đập Tam Hiệp vẫn có thể đóng góp bằng cách trữ lại và ngăn bớt dòng nước lũ để giảm bớt áp lực cho các tỉnh, thành lân cận.

HC: Đã có một số tin đồn rằng đập Tam Hiệp bị "biến dạng", hoặc thậm chí là có nguy cơ "bị vỡ". Vậy tình trạng của đập Tam Hiệp hiện ra sao?

TH: Đập Tam Hiệp đang được vận hành một cách an toàn, và tình trạng của nó vẫn tốt. Trong vài năm qua, không hề có chuyện đập Tam Hiệp bị biến dạng hoặc gặp những vấn đề tương tự.

Kể từ năm 1994 đến tháng 6 năm nay, đập Tam Hiệp đã được vận hành và giám sát chặt chẽ. Đã có 12.000 thiết bị được lắp đặt trong và ngoài con đập này nhằm giám sát các vấn đề biến dạng, vấn đề thấm nước, lực thấm, áp lực nước, các trận động đất, các yếu tố về thủy lực và động lực học. Ngoài các công nghệ và thiết bị giám sát tiên tiến, các nhân viên kỹ thuật cũng đích thân tiến hành kiểm tra tình trạng của con đập.

Các công trình và nền móng của đập Tam Hiệp đều bình thường, an toàn và chắc chắn.

HC: Một số ý kiến cho rằng dự án Tam Hiệp ảnh hưởng tới hệ sinh thái trên sông Dương Tử. Vậy tập đoàn Tam Hiệp và các cơ quan nhà nước đã làm những gì để bảo vệ môi trường sinh thái quanh đập Tam Hiệp và trên dòng sông Dương Tử?

TH: Ngoài chức năng kiểm soát lũ, sản xuất điện năng và điều hướng nước, một nhiệm vụ quan trọng khác của hồ chứa nước đập Tam Hiệp là trở thành nơi dự trữ chiến lược của các nguồn tài nguyên nước ngọt. Dự án đập Tam Hiệp có vai trò quan trọng trong việc bảo tồn và hồi phục môi trường sinh thái trên sông Dương Tử.

Cụ thể, dự án đập Tam Hiệp có thể bổ sung nước cho vùng hạ lưu sông. Kể từ năm 2003, hồ chứa của đập Tam Hiệp đã bổ sung khoảng 29 tỉ mét khối nước cho vùng hạ lưu sông Dương Tử.

Đập Tam Hiệp biến dạng, có nguy cơ bị vỡ? Công ty vận hành lên tiếng đập tan mọi đồn đoán - Ảnh 3.

Cá tầm. Ảnh: IC

Dự án này cũng cung cấp điều kiện tốt nhất để các loài cá và động vật hoang dã sinh sống và sinh sản - bằng cách điều chỉnh và kiểm soát lượng nước được xả ra vào tháng 5 và tháng 6.

Dự án Tam Hiệp cũng có thể tiến hành kiểm soát khẩn cấp khi xảy ra những sự cố ảnh hưởng tới chất lượng nước và khủng hoảng hàng hải xảy ra. Ví dụ, vào tháng 2/2014, hồ chứa của đập Tam Hiệp đã mở thêm cửa xả để tăng lượng nước chảy xuống vùng hạ lưu sông, hạn chế tác động của tình trạng xâm nhập mặn tại cửa sông Dương Tử ở Thượng Hải.

Doanh thu giảm sâu, Vinasun báo lỗ lớn chưa từng thấy, hơn 1.100 nhân sự mất việc

Doanh thu giảm sâu, Vinasun báo lỗ lớn chưa từng thấy, hơn 1.100 nhân sự mất việc

Trong quý 2/2020, Vinasun báo lỗ 111 tỷ đồng, cao gấp 6,5 lần so với quý 1. Công ty đã cắt giảm 1.165 nhân sự so với hồi đầu năm.

VNS: Công ty Cổ phần Ánh Dương Việt Nam

Giá hiện tại
11.5
Thay đổi
  -0.9 (-6.9%)
Cập nhật lúc 11:00 Thứ 3, 21/07/2020
Xem hồ sơ doanh nghiệp 
Công ty cổ phần Ánh Dương Việt Nam (Vinasun) vừa công bố báo cáo tài chính quý 2/2020. Đây là quý mà Vinasun chịu ảnh hưởng nặng nề khi cả nước thực hiện cách ly xã hội để phòng ngừa dịch bệnh Covid-19 lây lan.
Theo đó, doanh thu cả quý 2 chỉ đạt 156 tỷ đồng, giảm 70% so với cùng kỳ năm trước. Đây đã là quý thứ 5 liên tiếp doanh thu Vinasun đi xuống.
Doanh thu giảm sâu khiến Vinasun lỗ gộp gần 64 tỷ đồng và lỗ tới 115 tỷ đồng từ hoạt động kinh doanh chính, cao gấp hơn 3 lần so với quý trước.
Không chỉ hoạt động kinh doanh đi xuống, mảng thanh lý xe của Vinasun cũng kém hiệu quả, thể hiện qua lợi nhuận khác chỉ 3,6 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước gần 18 tỷ đồng. Do đó, Vinasun báo lỗ trước thuế tới 111 tỷ đồng trong quý 2/2020, cao gấp 6,5 lần số lỗ quý 1/2020.
Như vậy, sau 6 tháng đầu năm, Vinasun đạt doanh thu thuần 522 tỷ đồng, giảm hơn 50% so với cùng kỳ và chịu lỗ 128 tỷ đồng.
Tại thời điểm 30/6/2020, công ty có 4.625 nhân viên, giảm 1.165 người so với hồi đầu năm. Tổng giá trị tài sản của công ty hiện ở mức 2.300 tỷ đồng, giảm hơn 300 tỷ đồng so với hồi đầu năm.
 Doanh thu giảm sâu, Vinasun báo lỗ lớn chưa từng thấy, hơn 1.100 nhân sự mất việc  - Ảnh 1.

Nhà giàu vung tiền gom khách sạn bán rẻ tại Đà Nẵng, thận trọng!

Nhà giàu vung tiền gom khách sạn bán rẻ tại Đà Nẵng, thận trọng!

Hàng loạt khách sạn tại Đà Nẵng từ 10-100 tỷ đang rao bán rầm rộ trong thời gian gần đây. Các thông tin rao bán BĐS du lịch chủ yếu ở phân khúc BĐS khách sạn tiêu chuẩn dưới 3 sao và một số công trình khách sạn đang xây dựng dở dang.

Kể từ tháng 4/2020 sau thời gian giãn cách xã hội vì dịch Covid-19, xuất hiện tình trạng nhiều khách sạn mini tại Đà Nẵng rao bán cắt lỗ. Những cụm từ như “bán gấp khách sạn”, “cần tiền bán gấp”, “cần chuyển nhượng”… ngày xuất hiện càng nhiều. 

Có nhiều loại hình bất động sản nghỉ dưỡng được các nhà đầu từ rao bán như khách sạn, resort và homestay tại các vị trí “đắc địa” của TP. Đà Nẵng và các vùng lân cận. Tuy nhiên, nhiều nhất vẫn là những khác sạn mini dưới 3 sao có giá từ 10 -100 tỷ đồng.

Ngày 20/7, trong vai người có nhu cầu mua lại khách sạn ven biển Đà Nẵng, chúng tôi liên hệ theo số điện thoại với một môi giới bán một loạt khách sạn ven biển Đà Nẵng thì được giới thiệu anh có giỏ hàng khoảng 10 khách sạn cần bán gấp. Các khách sạn này tọa lạc tại các vị trí đắc đại ven bờ biển đường Phạm Văn Đồng, biển Mỹ Khê. 

Cùng với những khách sạn đã đi vào hoạt động, môi giới này cũng giới thiệu một số khách sạn thuộc Phố du lịch An Thượng, phường Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn hay trên đường Bạch Đằng bên bờ sông Hàn, đường Ngô Thì Sỹ  ở trạng thái đầu tư xây dựng dang dở đang muốn sang nhượng. 

"Đây là những khách sạn chủ đầu tư đu theo làn sóng xây dựng  khách sạn mini tại Đà Nẵng cách đây 1-2 năm. Tuy nhiên, hiện nay nhận thấy tình hình hoàn thiện xong sẽ không có khách vì dịch Covid-19 nên các chủ khách sạn dừng việc hoàn thiện và rao bán cả công trình đang dang dở", môi giới này cho biết.

Trao đổi với chúng tôi, anh Hoàng - chủ một khách sạn đang hoạt động trên đường Bạch Đằng cũng cho biết hiện nay dù đnag vào thời gian cao điểm của du lịch nội địa nhưng lượng khách cũng chỉ bằng 70% so với năm ngoái.

"Sau 15/8 khi lượng khách du lịch nội địa giảm dần do vào thời điểm năm học mới, các gia đình hạn chế đi du lịch, lượng khách có thể sẽ giảm mạnh hơn nữa. Khi đó, tình hình kinh doanh nhiều khả năng sẽ ảm đạm hơn nếu dịch covid-19 chưa kết thúc", anh Hoàng cho biết.

Cùng nỗi lo như anh Hoàng, chị Thu Sang - chủ 3 khách sạn mini ở Đà Nẵng cho biết, chỉ xác định mở cửa khách sạn đến hết tháng 8. Nếu bước sang tháng 9 dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, không đón được khách du lịch quốc tế rất có thể chị sẽ đóng cửa khách sạn tạm nghỉ một thời gian bởi lượng khách ít đồng nghĩa với việc càng kinh doanh càng lỗ.

Ông Lê Thái Bảo Long, Giám đốc Công ty MTV Thương mại và Du lịch Trường Sa cho biết, dịch vụ lưu trú phụ thuộc vào nguồn du khách. Trong bối cảnh Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp và nguồn khách du lịch xuống thấp; nhiều cơ sở lưu trú chất lượng cao tung các gói kích cầu nên tác động trực tiếp đến các cơ sở lưu trú quy mô nhỏ. Việc chuyển nhượng các cơ sở lưu trú quy mô dưới 3 sao trên địa bàn thành phố chỉ là hiện tượng tất yếu khi các cá nhân, tổ chức kinh doanh khó khăn do Covid-19. "Nguồn khách không đủ.

Nhận định về tình trạng khách sạn tại Đà Nẵng rao bán ồ ạt, ông Cao Trí Dũng - Chủ tịch Hiệp hội du lịch Đà Nẵng cho hay, lượng khách du lịch giảm, các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú hụt nguồn thu, trong khi họ vẫn phải chi trả tiền công cho người lao động, lãi suất ngân hàng,... Cùng với khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi, hỗ trợ của nhà nước, khiến cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh lưu trú, khách sạn đứng trước bờ vực phá sản", ông Cao Trí Dũng - Chủ tịch Hiệp hội du lịch Đà Nẵng cho hay.

Cùng quan điểm với ông Dũng, nhiều chuyên gia trong ngành du lịch cũng cho biết trong bối cảnh Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp và nguồn khách du lịch xuống thấp; nhiều cơ sở lưu trú chất lượng cao tung các gói kích cầu nên tác động trực tiếp đến các cơ sở lưu trú quy mô nhỏ. Việc chuyển nhượng các cơ sở lưu trú quy mô dưới 3 sao trên địa bàn thành phố chỉ là hiện tượng tất yếu khi các cá nhân, tổ chức kinh doanh khó khăn do Covid-19. 

Các chuyên gia cũng cảnh báo, mặc dù đây là thời điểm thích hợp để mua được khách sạn giá rẻ tuy nhiên thế hệ nhà đầu tư mới muốn tham gia vào thị trường này cũng nên thận trọng. Nhìn vào tổng thể hạ tầng lưu trú ở phân khúc thấp từ 1 đến 3 sao tại Đà Nẵng đang cho thấy có dấu hiệu dư thừa. Bởi nguồn khách đến Đà Nẵng đã tăng ở những phân khúc cao hơn. Trước đây họ tập trung nhiều vào phân khúc 1 đến 3 sao. Hiện nay, do mức sống cao, chi tiêu cao nên có sự dịch chuyển

Bên cạnh đó, nguồn cung mới ở phân khúc khách sạn dưới 3 sao tại tại Đà Nẵng lại tăng chóng mặt trong 2 năm trở lại đây. Bà Trương Thị Hồng Hạnh, Giám đốc Sở Du lịch TP từng cho biết  từ năm 2016- 2019, thống kê cho thấy, mỗi năm Đà Nẵng tăng khoảng gần 5.000 phòng. Riêng năm 2019, khối khách sạn 4-5 sao tăng 1.000 phòng; khối khách sạn 3 sao tăng 18 khách sạn với 2.000 phòng.

"Sở phát hiện tình trạng tăng đột biến số phòng, đặc biệt là lượng phòng từ các khách sạn nhỏ từ 2 năm trước và đã liên tục cảnh báo. Tuy nhiên, có thực trạng các nhà đầu tư có tiền xây khách sạn kinh doanh mà không quan tâm đến việc cảnh báo về hiệu quả, phân khúc…”, bà Hạnh nói thêm.


Giá vàng tăng liên tục, lại lập kỷ lục mới 51,5 triệu đồng/lượng

Không chỉ vàng miếng mà các loại vàng nguyên liệu, vàng trang sức, vàng nhẫn cũng đều được đẩy giá lên mức cao kỷ lục mới. So với đầu giờ sáng, giá vàng hiện cao hơn 400 nghìn đồng mỗi lượng.

Giá vàng trong nước hôm nay 21/7 tăng vọt lên mức cao kỷ lục trên 51 triệu đồng/lượng. Đáng chú ý, giá tăng mạnh trong đầu giờ chiều.

Cập nhật tại thời điểm 14h00, giá vàng SJC tăng thêm 400 nghìn đồng/lượng so với đầu giờ sáng. Cụ thể vàng SJC nguyên lượng tại công ty VBĐQ Phú Nhuận giao dịch tại 51 - 51,3 triệu đồng/lượng, tại DOJI là 51,05 - 51,3 triệu đồng/lượng, tại Công ty VBĐQ Sài Gòn là 51,02 - 51,47 triệu đồng/lượng. 

Tại các ngân hàng có kinh doanh vàng và các doanh nghiệp vàng được phép giao dịch khác, giá vàng SJC cũng được đẩy lên đồng loạt trên 51 triệu đồng/lượng ở cả hai chiều mua vào và bán ra trong buổi chiều hôm nay. 

Giá vàng SJC lẻ loại 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ được các doanh nghiệp bán ra với giá cao hơn khoảng 100-300 nghìn đồng so với vàng nguyên lượng, hiện đắt nhất là ở công ty SJC với 51,5 triệu đồng/lượng.

Vàng trong nước được đẩy lên cao theo xu hướng của thị trường thế giới. Đầu giờ chiều nay giá vàng đã lên quanh 1.823 USD/ounce, tăng 7 USD so với buổi sáng và là mức cao nhất kể từ khi lập đỉnh 1.920 USD/ounce hồi năm 2011. Quy đổi theo tỷ giá ngân hàng, vàng thế giới hiện tương đương 51,2 triệu đồng/lượng, ngang với giá vàng trong nước đang được các doanh nghiệp niêm yết.

--------

Trước đó vào lúc 9h00 sáng, Tập đoàn VBĐQ DOJI niêm yết giá vàng SJC ở mức 50,72 - 50,95 triệu đồng/lượng (mua - bán), tăng 90 nghìn đồng/lượng so với cuối ngày 20/7. 

Tại hệ thống cửa hàng của công ty VBĐQ Phú Nhuận (PNJ), giá vàng SJC niêm yết tại 50,6 - 50,9 triệu đồng/lượng còn vàng PNJ là 50,37 - 50,87 triệu đồng/lượng, cao hơn hôm qua 70 nghìn đồng/lượng.

Tại công ty VBĐQ Sài Gòn (SJC), giá vàng SJC hiện mua vào bán ra lần lượt tại 50,68 - 51,06 triệu đồng/lượng loại nguyên lượng. Loại vàng SJC nhỏ lẻ như 2 chỉ, 5 chỉ giá bán đắt hơn chút xíu, ở mức 51,08 triệu đồng/lượng. So với ngày hôm qua, giá hôm nay cao hơn gần 100 nghìn đồng/lượng.

Vàng nguyên liệu, vàng phi SJC, vàng nữ trang cũng được các doanh nghiệp vàng đồng loạt được đẩy lên trên 50 triệu đồng mỗi lượng.

Như vậy công ty VBĐQ Sài Gòn đang bán vàng SJC ra thị trường với mức giá cao nhất, cũng niêm yết giá mua vào và bán ra chênh lớn nhất trong khi giá vàng SJC bán ra ở PNJ "mềm" nhất. Ở chiều mua vào, DOJI đang mua vào giá cao nhất và có lợi nhất cho người dân đi bán vàng, đồng thời khoảng cách chênh lệch giữa giá mua vào và bán ra cũng hẹp nhất.

Trên thị trường thế giới, giá vàng đêm qua lập mức cao mới kể từ năm 2011 do nhà đầu tư đổ xô vào tài sản an toàn sau khi các trường hợp nhiễm Covid-19 tại Mỹ và thế giới ngày càng tăng cao. Vàng cũng được đẩy lên bởi đồng USD yếu và kỳ vọng sẽ có thêm các biện pháp kích thích kinh tế từ các nước.

Chốt phiên giao dịch đêm qua theo giờ Việt Nam, vàng giao ngay tăng 0,4% lên 1.815,34 USD/ounce, trong phiên có lúc đạt 1.820,06 USD/ounce. Vàng kỳ hạn tháng 8/2020 tăng 0,4% lên 1.817,4 USD/ounce.

Sáng nay trên thị trường châu Á, giá vàng tiếp tục duy trì ở mức cao quanh 1.816 USD/ounce. Quy đổi theo tỷ giá USD bán ra của ngân hàng là 23.300 đồng thì vàng thế giới hiện tương đương mức 50,4 triệu đồng/lượng, tức thấp hơn vàng trong nước khoảng 600 nghìn đồng.

Trong cuộc khảo sát về xu hướng giá vàng được Kitco thực hiện cuối tuần qua cho thấy, phần lớn các nhà đầu tư và chuyên gia phân tích đều lạc quan về triển vọng giá vàng tuần này. Thậm chí nhiều người còn tin rằng đà tăng của vàng chưa thể dừng lại, sẽ vượt 1.900 USD trong tương lai không xa bởi đồng USD ngày càng suy yếu trong khi các nước đều sẵn sàng đưa ra các gói kích thích để hỗ trợ nền kinh tế vốn đang phải vật lộn chống chọi với suy thoái nghiêm trọng. Có chuyên gia cũng nhìn nhận giá vàng trong nước sẽ theo đà tăng của thế giới và có thể đạt ngưỡng 55 triệu đồng/lượng.