Hàng loạt khách sạn tại Đà Nẵng từ 10-100 tỷ đang rao bán rầm rộ trong thời gian gần đây. Các thông tin rao bán BĐS du lịch chủ yếu ở phân khúc BĐS khách sạn tiêu chuẩn dưới 3 sao và một số công trình khách sạn đang xây dựng dở dang.
Kể từ tháng 4/2020 sau thời gian giãn cách xã hội vì dịch Covid-19, xuất hiện tình trạng nhiều khách sạn mini tại Đà Nẵng rao bán cắt lỗ. Những cụm từ như “bán gấp khách sạn”, “cần tiền bán gấp”, “cần chuyển nhượng”… ngày xuất hiện càng nhiều.
Có nhiều loại hình bất động sản nghỉ dưỡng được các nhà đầu từ rao bán như khách sạn, resort và homestay tại các vị trí “đắc địa” của TP. Đà Nẵng và các vùng lân cận. Tuy nhiên, nhiều nhất vẫn là những khác sạn mini dưới 3 sao có giá từ 10 -100 tỷ đồng.
Ngày 20/7, trong vai người có nhu cầu mua lại khách sạn ven biển Đà Nẵng, chúng tôi liên hệ theo số điện thoại với một môi giới bán một loạt khách sạn ven biển Đà Nẵng thì được giới thiệu anh có giỏ hàng khoảng 10 khách sạn cần bán gấp. Các khách sạn này tọa lạc tại các vị trí đắc đại ven bờ biển đường Phạm Văn Đồng, biển Mỹ Khê.
Cùng với những khách sạn đã đi vào hoạt động, môi giới này cũng giới thiệu một số khách sạn thuộc Phố du lịch An Thượng, phường Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn hay trên đường Bạch Đằng bên bờ sông Hàn, đường Ngô Thì Sỹ ở trạng thái đầu tư xây dựng dang dở đang muốn sang nhượng.
"Đây là những khách sạn chủ đầu tư đu theo làn sóng xây dựng khách sạn mini tại Đà Nẵng cách đây 1-2 năm. Tuy nhiên, hiện nay nhận thấy tình hình hoàn thiện xong sẽ không có khách vì dịch Covid-19 nên các chủ khách sạn dừng việc hoàn thiện và rao bán cả công trình đang dang dở", môi giới này cho biết.
Trao đổi với chúng tôi, anh Hoàng - chủ một khách sạn đang hoạt động trên đường Bạch Đằng cũng cho biết hiện nay dù đnag vào thời gian cao điểm của du lịch nội địa nhưng lượng khách cũng chỉ bằng 70% so với năm ngoái.
"Sau 15/8 khi lượng khách du lịch nội địa giảm dần do vào thời điểm năm học mới, các gia đình hạn chế đi du lịch, lượng khách có thể sẽ giảm mạnh hơn nữa. Khi đó, tình hình kinh doanh nhiều khả năng sẽ ảm đạm hơn nếu dịch covid-19 chưa kết thúc", anh Hoàng cho biết.
Cùng nỗi lo như anh Hoàng, chị Thu Sang - chủ 3 khách sạn mini ở Đà Nẵng cho biết, chỉ xác định mở cửa khách sạn đến hết tháng 8. Nếu bước sang tháng 9 dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, không đón được khách du lịch quốc tế rất có thể chị sẽ đóng cửa khách sạn tạm nghỉ một thời gian bởi lượng khách ít đồng nghĩa với việc càng kinh doanh càng lỗ.
Ông Lê Thái Bảo Long, Giám đốc Công ty MTV Thương mại và Du lịch Trường Sa cho biết, dịch vụ lưu trú phụ thuộc vào nguồn du khách. Trong bối cảnh Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp và nguồn khách du lịch xuống thấp; nhiều cơ sở lưu trú chất lượng cao tung các gói kích cầu nên tác động trực tiếp đến các cơ sở lưu trú quy mô nhỏ. Việc chuyển nhượng các cơ sở lưu trú quy mô dưới 3 sao trên địa bàn thành phố chỉ là hiện tượng tất yếu khi các cá nhân, tổ chức kinh doanh khó khăn do Covid-19. "Nguồn khách không đủ.
Nhận định về tình trạng khách sạn tại Đà Nẵng rao bán ồ ạt, ông Cao Trí Dũng - Chủ tịch Hiệp hội du lịch Đà Nẵng cho hay, lượng khách du lịch giảm, các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú hụt nguồn thu, trong khi họ vẫn phải chi trả tiền công cho người lao động, lãi suất ngân hàng,... Cùng với khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi, hỗ trợ của nhà nước, khiến cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh lưu trú, khách sạn đứng trước bờ vực phá sản", ông Cao Trí Dũng - Chủ tịch Hiệp hội du lịch Đà Nẵng cho hay.
Cùng quan điểm với ông Dũng, nhiều chuyên gia trong ngành du lịch cũng cho biết trong bối cảnh Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp và nguồn khách du lịch xuống thấp; nhiều cơ sở lưu trú chất lượng cao tung các gói kích cầu nên tác động trực tiếp đến các cơ sở lưu trú quy mô nhỏ. Việc chuyển nhượng các cơ sở lưu trú quy mô dưới 3 sao trên địa bàn thành phố chỉ là hiện tượng tất yếu khi các cá nhân, tổ chức kinh doanh khó khăn do Covid-19.
Các chuyên gia cũng cảnh báo, mặc dù đây là thời điểm thích hợp để mua được khách sạn giá rẻ tuy nhiên thế hệ nhà đầu tư mới muốn tham gia vào thị trường này cũng nên thận trọng. Nhìn vào tổng thể hạ tầng lưu trú ở phân khúc thấp từ 1 đến 3 sao tại Đà Nẵng đang cho thấy có dấu hiệu dư thừa. Bởi nguồn khách đến Đà Nẵng đã tăng ở những phân khúc cao hơn. Trước đây họ tập trung nhiều vào phân khúc 1 đến 3 sao. Hiện nay, do mức sống cao, chi tiêu cao nên có sự dịch chuyển
Bên cạnh đó, nguồn cung mới ở phân khúc khách sạn dưới 3 sao tại tại Đà Nẵng lại tăng chóng mặt trong 2 năm trở lại đây. Bà Trương Thị Hồng Hạnh, Giám đốc Sở Du lịch TP từng cho biết từ năm 2016- 2019, thống kê cho thấy, mỗi năm Đà Nẵng tăng khoảng gần 5.000 phòng. Riêng năm 2019, khối khách sạn 4-5 sao tăng 1.000 phòng; khối khách sạn 3 sao tăng 18 khách sạn với 2.000 phòng.
"Sở phát hiện tình trạng tăng đột biến số phòng, đặc biệt là lượng phòng từ các khách sạn nhỏ từ 2 năm trước và đã liên tục cảnh báo. Tuy nhiên, có thực trạng các nhà đầu tư có tiền xây khách sạn kinh doanh mà không quan tâm đến việc cảnh báo về hiệu quả, phân khúc…”, bà Hạnh nói thêm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét