Thứ Sáu, 25 tháng 11, 2022

Đồn Phồn Xương - Đại bản doanh của nghĩa quân Yên Thế cuả anh hùng Hoàng Hoa Thám

Nao lòng khi nghe nữ hướng dẫn viên xinh đẹp thuyết minh về thầy Chu Văn An

Bắc Giang: Địa phương tăng trưởng cao nhất cả nước

Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang: Thanh toán viện phí không dùng tiền mặt

CÙNG A CHỊ HẢI SAPA TV & TEAM A PHẠM DŨNG THAM QUAN SAPA, THƯỞNG THỨC PHỞ GÀ SAPA CÙNG BÁNH HẠT DẺ

Cổ đông lớn nhất của Novaland sắp chuyển nhượng 150 triệu cổ phiếu

NovaGroup - cổ đông lớn nhất của Novaland sẽ bán thỏa thuận 150 triệu cổ phiếu NVL “cho các nhà đầu tư và tổ chức có năng lực tài chính”.
Tối 24/11, NovaGroup thông báo về giao dịch thỏa thuận này, dự kiến diễn ra từ 30/11 đến 29/12. Sau giao dịch, NovaGroup sẽ giảm tỷ lệ sở hữu tại Tập đoàn Đầu tư địa ốc No Va (Novaland, mã chứng khoán: NVL) từ 36,46% xuống 28,76%.
NovaGroup đánh giá việc đàm phán thành công với nhà đầu tư và các tổ chức có năng lực tài chính nhận chuyển nhượng một phần vốn tại Novaland "là tín hiệu tích cực để kịp thời bổ sung nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh trong thời gian tới".
Trong thông báo gửi Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM, NovaGroup thông tin chi tiết rằng số tiền thu được từ thương vụ này sẽ bổ sung nguồn vốn xử lý trái phiếu, đưa hệ số tài chính về mức an toàn trong chiến lược tái cấu trúc toàn bộ tập đoàn. Công ty đang làm việc với các đơn vị tư vấn hàng đầu như EY Việt Nam, KPMG... để có đánh giá tổng thể tình hình và đưa ra giải pháp tái cấu trúc toàn diện.
Cổ phiếu Novaland có chuỗi 22 phiên liên tiếp không tăng giá, trong đó 16 phiên gần nhất đều đóng cửa tại giá sàn và không có bên mua. NVL chốt phiên hôm nay tại 21.950 đồng, giảm hơn 70% sau một tháng. Thanh khoản mã này đang ở mức thấp khi mỗi phiên thường khớp lệnh không quá một triệu cổ phiếu, nhưng cá biệt phiên 22/11 ghi nhận hơn 128 triệu cổ phiếu (trị giá gần 3.300 tỷ đồng) được sang tay.
Tính theo giá đóng cửa phiên hôm nay, NovaGroup có thể thu khoảng 3.300 tỷ đồng từ đợt thoái vốn.
Giải trình với Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM, ban lãnh đạo Novaland cho biết giá cổ phiếu liên tục giảm sàn "do yếu tố tâm lý trên thị trường và bị tác động bởi nhiều điều kiện kinh tế vĩ mô". Sau đó, hai ngày trước, công ty phát thêm thông báo để bác bỏ tin đồn về tình hình nợ và khả năng thanh toán các khoản nợ. Khi đó công ty cho biết đang làm việc với các đối tác tài chính trong và ngoài nước để đảm bảo năng lực tài chính và chuẩn bị cho các dự án sắp tới.
Trước khi Novagroup thoái vốn, công ty này đã nhận tổng cộng 94,65 triệu cổ phiếu từ sở hữu cá nhân của ông Bùi Thành Nhơn - nhà sáng lập kiêm Chủ tịch – và vợ là bà Cao Thị Ngọc Sương.
NovaGroup tiền thân là Công ty TNHH TM Thành Nhơn, do ông Bùi Thành Nhơn thành lập năm 1992. Công ty này trải qua nhiều lần tái cấu trúc. Trong đó, lần đầu tiên vào năm 2007 để thành lập hai công ty gồm Tập đoàn Novaland hoạt động trong lĩnh vực bất động sản và Tập đoàn Anova chuyên về chăn nuôi, thức ăn gia súc.
Năm 2020, NovaGroup tái cấu trúc lần thứ hai với ba tổng công ty thành viên gồm Novaland, Nova Service (dịch vụ) và Nova Consumer (hàng tiêu dùng). Năm ngoái, công ty này mới hoàn thiện hệ sinh thái với 8 công ty, trong đó Novaland vẫn là trụ cột.
Phương Đông

Lục Ngạn: Khai mạc Chương trình du lịch “Về miền quả ngọt Lục Ngạn” năm 2022

Tối 22/11, tại Quảng trường Trung tâm huyện, UBND huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) long trọng tổ chức Lễ khai mạc Chương trình du lịch “Về miền quả ngọt Lục Ngạn” năm 2022 nhằm quảng bá tiềm năng, thế mạnh về du lịch sinh thái, trải nghiệm vùng cây ăn quả cùng những nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

Dự khai mạc có Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Mai Sơn cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh.

 Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn La Văn Nam phát biểu khai mạc Chương trình du lịch "Về miền quả ngọt Lục Ngạn" năm 2022.

Phát biểu khai mạc Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn La Văn Nam cho biết: Chương trình du lịch "Về miền quả ngọt Lục Ngạn" năm 2022 được tổ chức thành chuỗi các sự kiện đặc sắc, mở đầu cho chuỗi các sự kiện trong "Tuần văn hoá - du lịch Lục Ngạn" diễn ra từ ngày 22 - 27/11/2022. Trong những ngày này, huyện đã lựa chọn các điểm, nhà vườn đẹp để đón khách du lịch; tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, trưng bày sản phẩm tại trung tâm huyện.

Hiện nay, huyện Lục Ngạn ( Bắc Giang) đã trở thành một trong những vùng cây ăn quả lớn nhất miền Bắc nước ta với nhiều loại trái cây được người tiêu dùng trong nước và nước ngoài ưa chuộng. Từ những tiềm năng, lợi thế đó, Lục Ngạn xác định phát triển du lịch là nhiệm vụ trọng tâm và từng bước đưa du lịch trở thành ngành chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của huyện.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Mai Sơn cùng các đại biểu tham quan và thưởng thức trái cây của huyện Lục Ngạn.

Theo đó, Chương trình du lịch “Về miền quả ngọt Lục Ngạn” năm 2022 nhằm đẩy mạnh quảng bá, tuyên truyền và nâng cao giá trị của thương hiệu trái cây Lục Ngạn; đồng thời quảng bá nghề thủ công truyền thống, đặc sản của địa phương như mỳ Chũ, rượu men lá, mật ong và các nông sản,...Cùng với đó, khơi dậy lòng tự hào và nâng cao tinh thần trách nhiệm của các tầng lớp Nhân dân trong việc đầu tư phát triển du lịch cộng đồng gắn với vùng cây ăn quả văn minh, giàu đẹp.

Phát biểu tại đây, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Mai Sơn nhấn mạnh: Lục Ngạn là địa phương đầu tiên trong tỉnh tổ chức được các chương trình du lịch theo mùa đảm bảo phù hợp với thực tế, hấp dẫn, khác biệt. Qua đó đã tạo tiếng vang lớn, được nhiều du khách biết và đến với Lục Ngạn, vừa góp phần thúc đẩy du lịch phát triển, vừa tiêu thụ sản phẩm nông sản, đặc trưng của địa phương.

 
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Mai Sơn phát biểu tại khai mạc Chương trình du lịch “Về miền quả ngọt Lục Ngạn” năm 2022.

Để du lịch Lục Ngạn ngày càng phát triển, đồng chí đề nghị thời gian tới huyện Lục Ngạn cần tiếp tục tập trung cao công tác lãnh đạo, chỉ đạo nhiệm vụ phát triển du lịch, xác định rõ những trọng điểm, sản phẩm du lịch thế mạnh để xây dựng, đảm bảo hoàn chỉnh, mang đặc trưng riêng của Lục Ngạn. Đặc biệt, phải gắn kết được nhiều loại hình du lịch trên địa bàn huyện như: Du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng, du lịch nông nghiệp, du lịch văn hóa – tâm linh và liên kết chuỗi du lịch với các địa phương lân cận. Chú trọng công tác tuyên truyền quảng bá bằng nhiều hình thức phong phú, nội dung đa dạng, đặc biệt tuyên truyền bằng hình hảnh, video.

Một số sản phẩm đặc trưng của huyện Lục Ngạn được trưng bày tại sự kiện.

Bên cạnh đó, cần quan tâm đầu tư xây dựng hạ tầng hỗ trợ phát triển du lịch của địa phương như đường giao thông, hệ thống điện, viễn thông,.... Đồng thời, thu hút đầu tư xây dựng khách sạn, cơ sở lưu trú, nhà hàng; các điểm giới thiệu, bán sản phẩm cho du khách. Các hợp tác xã du lịch cần chủ động, tích cực xây dựng cơ sở vật chất, cải tạo cảnh quan, bồi dưỡng nhân lực làm du lịch theo hướng chuyên nghiệp, đón khách chu đáo, tận tình; liên kết giữa các hợp tác xã, nhà vườn và cơ sở kinh doanh để xây dựng thành chuỗi sản phẩm du lịch hoàn chỉnh, hấp dẫn.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Mai Sơn và Bí thư huyện Lục Ngạn Nguyễn Việt Oanh trao Cờ lưu niệm cho các đơn vị tham gia gian hàng trưng bày tại sự kiện.

Thu Hằng

Mỳ màu cua, hay thường gọi mỳ màu, là một món ăn độc đáo của Bắc Giang

Giới thiệu về mì màu:

  • Về cơ bản nó là một loại mì trộn nước sốt với sợi mì được làm từ mỳ gạo Chũ (một loại mỳ gạo đặc sản của Bắc Giang, sợi có nhiều kích cỡ, kích cỡ trung bình phổ thông trông gần giống sợi phở, nhưng ăn thì không giống nha! Loại cỡ to thì giống với hủ tiếu mềm của người Hoa, loại nhỏ nhất thì như sợi bún – nhưng dĩ nhiên là ăn cũng không giống!). Về mỳ gạo Chũ, tinh hoa của ẩm thực Bắc Giang thì có lẽ mình sẽ phải dành hẳn một series bài viết giới thiệu em nó mới xứng cái tầm!!!!

=> Món này nhất định phải làm bằng mì gạo Chũ kích cỡ trung bình thì mới ngon, cho ra hương vị chuẩn nhất. Dĩ nhiên nếu không có thì thay bằng sợi to hoặc nhỏ hơn, hoặc dùng bún/phở để nấu cũng được.

mỳ màu
Sợi mì Chũ Size trung bình, luộc lên mướt mềm trắng sexy
  • Phần đặc biệt tiếp theo của món này nằm ở nước sốt gồm có thịt cua, gạch cua đồng, thịt băm, cà chua, hành khô phi thơm… tất cả tạo thành một hỗn hợp sốt sệt sệt thơm ngon, khi trộn vào mì gạo trắng muốt sẽ chuyển thành thứ màu vàng óng chếch chi thơm ngon vô cùng. Khi ăn nên kèm với rau thơm và đặc biệt là dưa góp Bắc Giang (hầu như hàng ăn nào ở Bắc Giang cũng có dưa góp ăn kèm, hoặc không thì măng chua). Một số hàng sẽ cho thêm thịt nướng, nhưng kể cả không có thịt nướng thì cũng đã ngon lắm rồi.

Tuy nhiên mấy năm gần đây, cua đồng trở nên rất hiếm (ruộng phân lô tách thửa bán đất nền rồi cua đâu còn chỗ mà sống), nên thường người ta cho rất ít cua hoặc hầu như còn chẳng có cua, chỉ còn cho xíu gạch tạo mùi, tăng thịt băm và cà chua lên. Nhưng dầu sao thì cũng vẫn ngon lắm mọi người ạ, mlem mlem ăn một lại muốn ăn hai, ăn ba ăn bốn lại nài ăn năm. Giá của bát mì màu không chả như kia chỉ rơi vào khoảng 15k-25k tuỳ hàng nhé!

Cách nấu mì màu Bắc Giang tại nhà

Vì ăn ở hàng không được nhiều cua nên hông đã cái mỏ, mình xin hướng dẫn cách tự làm tại nhà cho mọi người như sau, công thức sẽ không chuẩn chỉnh đâu mà tương đối thôi nha, do mình thường nấu theo thói quen, xài phương pháp tổ tiên mách bảo là chính nha mọi người! Hứa lần sau nấu lại sẽ cân đo đong đếm và cập nhận chi tiết thành phần nguyên liệu số lượng bao nhiêu gram các thứ cho mọi người nhé!

NGUYÊN LIỆU:

  • Mỳ gạo Chũ Bắc Giang (nên làm bằng mì gạo Chũ kích cỡ trung bình thì mới ngon, cho ra hương vị chuẩn nhất. Dĩ nhiên nếu không có thì thay bằng sợi to hoặc nhỏ hơn, hoặc dùng bún/phở để nấu cũng được). 4 người ăn thì nên sử dụng khoảng 2 bó mỳ nhé (thường 1 bó ăn được 2 người ấy).
  • Cua đồng
  • Thịt băm (nếu muốn không bắt buộc)
  • Cà chua
  • Hành tây (không bắt buộc)
  • Hành khô, hành tươi
  • Lạc rang (không bắt buộc)
  • Rau mùi (miền Nam là ngò rí), các loại rau thơm khác tuỳ sở thích
  • Mắm, muối, dầu ớt

CÁCH LÀM:

Bước 1: Làm sốt cua

  • Cua đồng làm sạch, lấy gạch.
  • Bắc chảo lên bếp, làm nóng và cho dầu/mỡ vào, đổ hành khô vào cho thơm, cho tiếp cà chua, gạch cua (và cả hành tây băm nhuyễn nếu muốn) vào nấu nhừ, cho thêm lượng nước vừa phải thành sốt sệt.
  • Thịt băm xào riêng cùng hành phi cho chín thơm, mắm muối đổ vào rồi trộn với sốt cà chua – gạch cua bên trên.

Bước 2: Xử lý mỳ gạo Chũ

  • Ngâm sơ với nước lạnh để rửa mì và khử mùi hôi gạo của một số loại mì để lâu (chứ mỳ mới thì thơm chớ không bị hôi).
  • Nấu một nồi nước sôi rồi thả mì vào nấu mềm (mì gạo Chũ cần nấu lâu một chút mới mềm nha, yên tâm không sợ bị nát nếu mua được mì chuẩn!). Cắn thử thấy sợi mì mềm chính thì vớt ra tô, để ráo nước.

Bước 3: Đổ sốt cua vào tô mì gạo, cho thêm rau thơm, hành tươi, hành phi, hạt tiêu… Trộn đều và thưởng thức!

P/s: Nên chọn mua mỳ gạo vào mùa khô hoặc đợt nào không có mưa, vì thường như vậy sẽ dễ mua được mì phơi nắng tự nhiên, ăn ngon và thơm hơn mì sấy khô bằng máy.

Bắc Giang biến không thành có

 Bắc Giang không có:

1. Biển - Nhưng sẽ kinh doanh về Hải sản 

2. Sân bay thương mại - Nhưng sẽ phát triển du lịch

3. Công ty nhỏ cạnh tranh kém - Nhiều công ty mạnh; cạnh tranh toàn cầu

4. Bóng đá chưa có câu lạc bộ - Có nhiều câu lạc bộ

5. Đường giao thông bé - Đường giao thông với nhiều làn xe

6. Ít nhà cao tầng - Nhiều nhà cao tầng

7. Không có Khu trung tâm tài chính - Có nhiều khu Trung tâm tài chính

8. Không có Hoa Hậu - Có nhiều Hoa Hậu

9. Chưa có Tổng Bí Thư; Chủ tịch nước; Chủ tịch Quốc hội; Thủ tướng Chính phủ - Có các chức danh này

10. Chưa có hệ thống xử lý rác thải đạt Tiêu chuẩn - Có nhiều Trung tâm xử lý rác thải đạt chuẩn

11. Chưa có nhiều điểm Du lịch - Tạo ra nhiều điểm Du lịch

12. Chuyển đổi số chưa phát triển mạnh - Đi tiên phong

13. Cải cách hành chính tiến chậm - Cần nhanh chóng giảm TTHC; giảm thời gian

14. Dự án thường chậm tiến độ - Chuyển sang trạng thái chủ động nhanh chóng

15. Công chức chưa làm vì đam mê - Làm việc vì đam mê

16. Quy hoạch các Dự án còn chậm; không đồng bộ - Cần chuyển thành một hệ thống đồng bộ; thông suốt

17. Vẫn phải đi xin ngân sách - Tự chủ và đóng góp cho ngân sách nước nhà

18. Các sản phẩm hàng hóa giá trị thương hiệu thấp - Tăng cường giá trị thương hiệu sản phẩm

Các giải pháp như sau:

1. Cần có cách làm mới

2. Học các nước trên thế giới sẽ tiến nhanh hơn

3. Tăng cường giao lưu thương mại

4. Khuyến khích các hoạt động xúc tiến thương mai

5. Đăng tải các thông tin bán hành trên Cổng truy xuất nguồn gốc của tỉnh

http://txng.bacgiang.gov.vn/

Biến Không Thành Có

Thời xưa, có một ông lang tên là Diệp Thiên Sĩ, người huyện Ngô, tay nghề rất cao, đức độ cũng rất tốt. Thế nhưng vận hội không đạt, tiếng tăm chẳng được đồn xa, cửa hàng suốt ngày ế ẩm.
BIẾN KHÔNG THÀNH CÓ
1. Câu chuyện xuất xứ:
Thời xưa, có một ông lang tên là Diệp Thiên Sĩ, người huyện Ngô, tay nghề rất cao, đức độ cũng rất tốt. Thế nhưng vận hội không đạt, tiếng tăm chẳng được đồn xa, cửa hàng suốt ngày ế ẩm. Một lần, Trương Thiên Sư đến huyện Ngô, ông này chuyên làm nghề phù thủy trừ tà kiếm sống nên rất có uy quyền, đến vua cũng phải nể sợ, dân thường thì phục ông ta như thần. Nhân cơ hội này, Diệp Thiên Sĩ nảy ra ý hay, bèn đến nhờ Trương Thiên Sư giúp đỡ
Trước Trương Thiên Sư, ông liền thể hiện toàn bộ tài năng của mình và giãi bày khó khăn mà ông đang gặp phải. Trương Thiên Sư cảm mến đức độ và tài năng của Diệp Thiên Sĩ liền nghĩ ra một cách hết sức độc đáo. Ông ghé tai Diệp Thiên Sĩ dặn dò cẩn thận rồi hẹn đúng ngày này tháng ấy gặp lại nhau, tuyệt đối không được đến sai giờ mà hỏng việc lớn. 
Đúng hẹn, Diệp Thiên Sĩ liền lên một chiếc thuyền độc mộc và chèo đến gần chiếc cầu đã ngầm hẹn trước. Đợi đúng lúc thuyền qua dưới cầu, Trương Thiên Sư cũng vừa vặn ngồi kiệu đi ngang qua. Nhìn thấy thuyền, Trương Thiên Sư nhảy xuống rồi cung kính vái chào khiến người đi đường hết sức lạ lùng
Ông liền giải thích rằng mình vừa gặp một vị thiên y giáng trần giống như trong giấc mộng. Thế là, tất cả những người có mặt lúc đó đều cho rằng Diệp Thiên Sĩ chính là vị thần y, tin tức lan truyền khắp nơi, chẳng mấy chốc việc kinh doanh của Diệp Thiên Sĩ trở nên phát đạt, tiếng tăm lừng lẫy khắp vùng.
Lời bình: Tuy bạn thực sự đã tốt rồi nhưng chưa ai biết đến bạn thì phải nghĩ cách để truyền thông nhé
2. Cốt lõi kế sách Có những giá trị đích thực, nhưng nếu không được thiên hạ biết đến và đón nhận rộng rãi thì giá trị đó chỉ là con số không
“Biến không thành có” là thuật biến những giá trị ẩn trở thành hiện hữu qua sự nhận biết và thừa nhận rộng rãi của cộng đồng.3. Ý nghĩa vận dụng trong kinh doanh: “Biến không thành có” thực chất là kế sách tạo dựng danh tiếng giúp cho người làm kinh doanh nhanh chóng định vị tên tuổi, phát triển thị trường trên cơ sở những giá trị sử dụng đích thực của những sản phẩm và dịch vụ mà mình đang nắm giữ. 
MỘT SỐ MINH HỌA VIỆC ÁP DỤNG THÀNH CÔNG KẾ SÁCH 1.Crest-“Mang đến cho mọi người bộ răng trắng khỏe” Khi nhắc đến sản phẩm kem đánh răng, đặc biệt là kem đánh răng ngừa sâu răng, chắc hẳn ai cũng thấy vô cùng quen thuộc. Đơn giản là vì hiện nay có tới 5 tỷ người-chiếm 80% dân số toàn cầu mắc bệnh sâu răng! Bệnh sâu răng không phải là mới xuất hiện nhưng để tạo ra thói quen ngừa sâu răng phải kể đến công lao của hãng P&G (Procter & Gamble). Năm 1928, chất fluor tự nhiên trong nước được phát hiện có thể ngăn ngừa sâu răng. Vào thập niên 40, khi các nhà phân tích ước đoán hàng năm có đến 700 triệu trường hợp bị sâu răng tại Hoa Kỳ, khiến cho các bệnh về răng miệng trở thành một trong những vấn đề về sức khoẻ phổ biến nhất đối với người Mỹ, lập tức hãng Procter & Gamble bắt tay vào sản xuất kem đánh răng dựa trên công trình nghiên cứu ứng dụng của fluor và đặt tên sản phẩm là Crest. Tuy nhiên, người tiêu dùng vẫn chưa hoàn toàn nhận thức được lợi ích ngừa sâu răng do Crest mang lại nên số lượng sản phẩm bán ra của P&G khá thấp. Bất chấp khó khăn ban đầu, P&G vẫn giữ vững niềm tin vào tương lai của Crest và chính thức tung sản phẩm này ra thị trường toàn quốc vào tháng 1/1956. P&G đã tìm một cách khác để thuyết phục khách hàng, đó là nhờ tới Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ (American Dental Association-ADA) - cơ quan chức năng duy nhất có thể giúp mang đến uy tín cho sản phẩm của mình. Sau khi cân nhắc kỹ lưỡng những kết quả thử nghiệm và các dữ liệu có liên quan, vào ngày 1/8/1960, ADA tuyên bố “Các kết quả kiểm nghiệm cho thấy Crest là kem đánh răng có khả năng ngăn ngừa sâu răng tối đa khi được sử dụng đúng cách trong việc bảo vệ sức khoẻ răng miệng”. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, ADA chấp nhận cho sử dụng tên tuổi của mình trong quảng cáo hàng tiêu dùng và mang lại kết quả thật mỹ mãn. Trong vòng một năm, doanh thu của Crest đã tăng gấp đôi và đến năm 1962, con số này tăng lên gấp 3 và đưa Crest trở thành kem đánh răng được tiêu thụ mạnh nhất ở Mỹ. Năm 1976, Hội Dược phẩm Hoa Kỳ (American Chemical Society) xem sự ra đời của kem đánh răng chứa fluor Crest là một trong 100 sáng chế quan trọng của thế kỷ. Năm 1999, Crest là nhãn hiệu kem đánh răng có chất làm trắng đầu tiên được ADA cấp tem chứng nhận khả năng tẩy sạch vết ố và mang lại bộ răng trắng khoẻ. Tháng 5/2004, Crest Whitestrips Premium lọt vào danh sách “150 mỹ phẩm được tiêu thụ mạnh nhất” của tạp chí Town & Country. Một tháng trước đó, sản phẩm này cũng nằm trong “166 mỹ phẩm tốt nhất” do tạp chí InStyle bình chọn. Từ lần xuất hiện đầu tiên trên thị trường vào năm 1955 đến nay, Crest luôn đi đầu trong đổi mới và được xem là thương hiệu hàng đầu tại Mỹ trong suốt 45 năm qua.
2. Sự bùng nổ của iPod Steve Jobs được biết tới trên cả hai lĩnh vực kinh doanh và công nghệ thông tin. Khả năng làm thị trường của ông cũng to lớn không kém những dấu ấn ông để lại trong kỷ nguyên máy tính: hết iTunes tới iPod đã cứu vãn ngành công nghiệp âm nhạc đang rơi tự do bởi tác động của các dịch vụ tải nhạc. Hiện nay, khoảng 65% máy nghe nhạc MP3 là Apple iPods, với khoảng 2,5 triệu chiếc đã được tiêu thụ, trong khi iTunes kiểm soát 70% thị trường kinh doanh nhạc download. Hiện tượng này bắt đầu bùng nổ sau thời điểm Steve Jobs xuất hiện trên các sàn diễn và nhún nhảy với các ngôi sao trên sàn trình diễn, dáng vẻ năng động và vui tươi của một doanh nhân thành đạt hiện rõ trong mắt khán giả đồng thời cũng là khách hàng tiềm năng của Apple. Rồi Steve nhảy quanh ngôi sao nhạc pop Madonna và sau khi cô hát xong, ông chủ Apple giơ ngay sản phẩm mới của hãng, chiếc iPod nghe nhạc đang tạo thanh thế mạnh mẽ cho hãng trên thị trường thiết bị giải trí, và hô to: "Đây chính là một Madonna khác mà tất cả các bạn đều có thể sở hữu". Chiếc iPod nghe nhạc nhỏ bằng 3 ngón tay đó của Steve Jobs làm đảo ngược thị trường âm nhạc thế giới, biến Apple trở thành một đối thủ “đáng gờm” của các công ty sản xuất và kinh doanh kỹ thuật cao trên toàn thế giới. Với sản phẩm iPod, họ đã tạo được bước đột phá, khiến cho các đối thủ cạnh tranh trên thị trường thiết bị âm nhạc đứng ngồi không yên. Ý tưởng này làm thay đổi ngành công nghệ giải trí, bằng cách thu gọn lại những thiết bị nghe nhạc, không còn đầu máy DVD, giàn stereo, đầu CD và các loại dụng cụ điều khiển từ xa. Ngay cả những hình ảnh kỹ thuật số và thiết bị chiếu phim cũng có thể trở thành vật dụng gia đình.

Biến không thành có, biến khó thành dễ, biến cái không thể thành cái có thể

là cách biến việc to thành việc nhỏ, biến việc khó thành việc dễ, cái khó hiểu thành cái dễ, hiểu khác nhau thành hiểu giống nhau, chưa đồng thuận thành đồng thuận.
Cấp 1: Điểm tiếp nhận
Ở cấp độ đầu tiên, các trang blog nhỏ và các trang web địa phương theo dõi khu bạn sống hay một vụ đặc biệt nào đấy chính là một trong những trang rất dễ lôi kéo người đọc. Vì đặc thù của họ là viết về những vấn đề địa phương và cá nhân liên quan tới một bộ phận độc giả nên lòng tin của độc giả rất lớn. Cùng lúc, họ lại đang thiếu tiền và cần lượt truy cập nên họ không ngừng tìm kiếm những câu chuyện động trời để thu hút lượng người xem mới. Không cần phải là một trang địa phương, đó có thể là một trang chuyên về một chủ đề mà bạn biết rất rõ hoặc có thể là một trang web được bạn bè của bạn điều hành.
Điều quan trọng là quy mô những trang web này thường rất nhỏ và không có nhiều nhân viên. Việc này giúp bạn có thể bán những câu chuyện được liên kết lỏng lẻo với thông điệp chính, nhưng sẵn sàng dẫn bạn đến cấp độ tiếp theo.
Cấp 2: Truyền thông chính thống
Bây giờ, chúng ta bắt đầu xem xét sự hòa trộn giữa báo giấy và báo mạng. Trang blog của các tờ báo và các đài truyền hình địa phương là một trong những mục tiêu “ngon lành” nhất. Với người khởi đầu, họ chia sẻ cùng một đường dẫn và thường tập hợp lại ở trang Google News. Những nơi như Wall Street Journal, Newsweek và Đài CBS đều có một trang web khác.
Ví dụ: Smartmoney.com, mainstreet.com, Bnet.com và những trang khác có logo của công ty với tiêu chuẩn biên tập không phải khi nào cũng nghiêm ngặt như truyền thông chính thống. Chúng có vẻ hợp pháp, nhưng thật ra, chúng chỉ là “một phần của truyền thông đại chúng được cập nhật thường xuyên nhưng thiếu đi sự nghiêm ngặt trong khâu biên tập” – như lời của Drew Curtis – người sáng lập ra trang Fark.com nhận xét.
Các phương tiện truyền thông chính thống là bước ngoặt quan trọng trong việc tạo đà cho sự phát triển. Thực tế thì các blogger của trang Forbes.com hay trang Chicago Tribune không áp dụng chung một nguyên tắc biên tập như khi họ cho in ra giấy. Tuy nhiên, họ có thể chỉnh sửa bản thảo cuối để chúng trông có vẻ như tương tự nhau. Nếu bạn đăng một bài lên trang Wired.com, đề cập đến việc khởi nghiệp của bạn, thì bạn có thể cộp mác (smack) “Một thiết bị có tính cách mạng – Wired” lên trên hộp sản phẩm của bạn chắc chắn như thể là Wired đã đặt hình ảnh vị CEO của bạn lên trang bìa tạp chí.
Những trang này không viết chuyên về bất kỳ thứ gì cả, vì vậy, bạn cần phải nói huyên thuyên hoặc dựng lên một câu chuyện khúc chiết/sai lệch (strong story angle) để dụ những gã khờ này cắn câu. Ảo tưởng của họ về tính hợp pháp đến từ cái giá của sự dễ dãi khi chọn những gì họ đăng. Nhưng như thế cũng rất đáng giá, vì nó sẽ cho những trang web lớn một đặc ân mà bạn thấy sau này là cách sử dụng những từ ngữ ma thuật như “NBC đang tường thuật...”
Cấp 3: Lưu hành toàn quốc
Bằng cách sử dụng những câu chuyện từ nhiều nguồn khác nhau, có thể bạn sẽ trở thành tâm điểm đối với các phương tiện truyền thông địa phương và tầm trung (midlevel outlets). Giờ thì bạn đã có thể tận dụng sự kiện này để tiếp cận cấp cao nhất của truyền thông: báo chí toàn quốc. Đạt đến cấp độ này, bạn sẽ ít bị chống đối, thay vào đó, bạn được ủng hộ nhiều hơn. Các trang web đã “cắn” mồi của bạn và giờ thì họ ủng hộ bạn. Họ bất chấp mọi việc để có càng nhiều lượt truy cập càng tốt. Việc được kết nối hoặc được đề cập trên những trang quốc gia là cách để họ đạt mục tiêu.
Những trang web này sẽ lo việc gửi các bài viết của bạn đến những trang tổng hợp tin tức như Digg, bởi chỉ cần xuất hiện trên trang đầu của tờ này, bạn sẽ có hàng chục nghìn lượt xem bài viết. Những phóng viên truyền thông đại chúng sẽ giám sát ý tưởng câu chuyện và thường quan tâm đến xu hướng đưa tin, như cách họ đã làm với câu chuyện về quỹ từ thiện của anh bạn tôi sau khi nó xuất hiện trên trang nhất của Reddit. Trong thế giới ngày nay, thậm chí, mấy gã đó càng cần phải có tư duy của những blogger. Họ cần có càng nhiều lượt view càng tốt. Thành công của chuỗi trang web truyền thông nhỏ lẻ ở cấp độ thấp chứng tỏ câu chuyện này có thể đem lại một kết quả tốt hơn từ cấp độ quốc gia.
Bạn chỉ cần đảm bảo rằng những người đưa tin như thế sẽ chú ý đến sức hấp dẫn của câu chuyện. Hãy chọn đài phát thanh mình thích để nắm bắt thông tin và theo dõi những sự kiện điển hình. Khi đó, bạn sẽ nhận ra họ có ý định lấy đề tài từ những trang web đồng cấp, và bằng cách thêu dệt câu chuyện cho những trang web nhỏ hơn (hoặc chỉ một trang), họ sắp đặt để những trang lớn chú ý đến bạn. Ví dụ, phần lớn giới truyền thông của thành phố New York đều đọc các trang blog trên Gawker và Mediabistro. Bạn có thể “chế” ra một câu chuyện cho những trang ấy và sẽ tự động lôi cuốn những người đưa tin khác đọc nó, mà không phải nói chuyện trực tiếp với họ. Một ví dụ về truyền thông là: Katie Couric  tuyên bố rằng bà ta nảy ra rất nhiều ý tưởng từ những câu chuyện của người theo dõi bà trên Twitter, tức là chỉ cần một vài dòng trong số 700 dòng tweet hoặc từ những người theo dõi cũng đủ để bà tạo nên một phần của bản tin thời sự quốc gia mỗi tối.
Các phóng viên thời sự không phải là người duy nhất nhạy bén với mánh khóe này. Scott Vener – người tạo ra những bản hit nổi tiếng, chịu trách nhiệm chọn bài hát cho những buổi biểu diễn hợp thị hiếu nhất của Đài HBO, như Entourage và How to Make It in America – vốn có tiếng trong việc khám phá ra những “nghệ sĩ vô danh”. Thế nhưng, anh ta thừa nhận, phần lớn những bản nhạc anh ta tìm thấy chỉ là “những gì đang sôi sục trên Internet ”. Vener theo dõi các cuộc đối thoại trên Twitter và những bình luận trên trang blog âm nhạc chạy theo xu hướng. Việc chi trả lương đến sáu con số của đài HBO và đoạn quảng cáo theo phong cách “mì ăn liền” chỉ là những mớ bòng bong được bịa đặt ra cả.
Thật ngây thơ khi nghĩ rằng: Việc tạo ra nhận thức rằng các meme này đã tồn tại và tất cả những người đưa tin (hoặc người giám sát âm nhạc hoặc nhà tạo mẫu cho người nổi tiếng) chỉ đang làm một việc là truyền bá chúng mà thôi. Họ hiếm khi cảm thấy ái ngại khi nhìn lại những ấn tượng ban đầu.
Cấp 1, 2, 3:
TÔI ĐÃ TẠO RA HIỆU ỨNG DÂY CHUYỀN
NHƯ THẾ NÀO


Tin tôi đi, tôi đang nói dối đấy!
Tôi bắt đầu chiến dịch cho bộ phim Kẻ hai mặt bằng cách cố ý phá hoại mấy tấm bảng quảng cáo. Những bức tranh graffiti (tranh phun sơn trên tường) được thiết kế để thu hút hai trang web đặc biệt là Curbed Los Angeles và FishbowlLA của Mediabistro. Khi tôi gửi cho họ ảnh chụp hai tác phẩm của tôi với cái tên giả Evan Meyer, cả hai trang tin này đều nhanh chóng chộp lấy .
(Trong vai trò là người mách nước, Evan – tôi – tự kiếm cho mình một hồ sơ trên Mediabistro. Theo trang này thì anh ta vẫn chưa bị “phát hiện”).
Trang Curbed LA mở đầu bài viết của mình bằng việc trích dẫn nguyên văn email của tôi (Evan):
“Một độc giả viết: ‘Tôi đã nhìn thấy những thứ này trên đường về nhà tối qua. Tôi nghĩ nó chỉ là bộ phim hạng 3 và chỉ chiếu ở Crescent Heights. Thật vui khi biết rằng cả Los Ageles cũng ghét nó”. Kẻ hai mặt – bộ phim mới của một người thích khiêu khích như Tucker Max sẽ công chiếu vào cuối tuần này [lời nhấn mạnh của tôi]
Cảm ơn vì những cú hích!
Trong quá trình gây tai tiếng cho bộ phim, tôi đã rất may mắn khi tìm được những trang web địa phương quan tâm hoặc đưa tin về những pha bị phản đối trong các cảnh quay được chúng tôi sắp xếp một cách đầy ẩn ý. Chúng là những điểm dễ dàng để khơi mào câu chuyện nhất. Chúng tôi sẽ gửi cho họ một số trích dẫn đầy tính công kích và nói điều gì đó kiểu: “Kẻ hận đàn bà này sẽ đến trường chúng tôi và chúng tôi rất bực mình. Bạn có thể loan báo cho mọi người được không?” Hoặc tôi gửi email đến một trang tin trong vùng và thông báo rằng “những cảnh quay gây tranh cãi cùng với lời đồn thổi về một cuộc tẩy chay mang tính cục bộ” sẽ diễn ra trong vài ngày tới.
Tình dục, những cuộc biểu tình ở các trường đại học và Hollywood là những đề tài mà các nhà sản xuất rất thích thú. Sau khi đọc về những cuộc tranh cãi đang trở nên cao trào trên các trang blog nhỏ lẻ do tôi đã tạo ra, họ thường xuyên đưa máy quay đến các buổi công chiếu. Các video clip sẽ được đăng lên trang web của đài và sau đó chúng được các trang khác hay các trang blog lớn trong thành phố – chẳng hạn những trang do một tờ báo hoặc công ty nào đó sở hữu như The Huffington Post – để ý.
Tôi vẫn có một câu chuyện để đăng, nhưng trong thời gian ngắn, bằng cách thông qua một trang web nhỏ dạng lá cải. Các hãng truyền thông khác sẽ nhận được tin và khi mọi sự chú ý đổ vào đó, tôi lại có được những hiệu ứng khác. Vào lúc này, tôi làm phần việc của mình. Ba hay bốn đường link tạo ra một phần của sự lăng-xê, hay thậm chí là một cuộc tranh luận. Đó là tất cả những gì các hãng lớn hay các trang thông tin điện tử cần để họ thấy hào hứng với câu chuyện này. Jake Shafer – cựu biên tập viên phê bình điện ảnh của trang Slate.com đã gọi việc tạo ra cuộc tranh cãi trực tuyến là “frovocation” – một từ ghép của sự giả dối (fraud) và sự khiêu khích (provocation). Và nó có hiệu quả đến khó tin.
Chìa khóa để đi từ cấp độ 2 đến 3 chính là quảng cáo mềm (soft-sell). Tôi không thể gửi email đến một nhà bình luận của Washington Post để nói rằng: “Này, ông có thể phản đối bộ phim của chúng tôi để chúng tôi kiếm lợi từ việc được PR gián tiếp không?” Do đó, tôi nhắm vào những trang mà đa phần các nhà bình luận như thế hay đọc, như hai trang trung tâm Gawker và Mediabistro. Vì vậy, chúng tôi thêu dệt những câu chuyện để họ dõi theo sự phản đối tăng cao đối với chúng tôi từ chính những độc giả của họ – chuyện đó xảy ra cả với những người đưa tin tại những nơi như Washington Post . Và khi tôi muốn dẫn đường, tôi sẽ đăng ký một vài địa chỉ email trên Gmail hay Yahoo rồi gửi họ một mớ đường dẫn và nói: “Sao anh chưa viết một bài về điều này ?” Các phóng viên ít khi có được lời khuyên hoặc cảnh báo thực tế từ độc giả, do đó, khi có hai hay ba lời gợi ý chính đáng về một vấn đề thì đó là một tín hiệu vững chắc.
Thế là, tôi đã gửi chúng đến cho họ. Nói chung cũng khá ổn. Tôi chỉ thường xuyên tạo thêm vài mánh khóe giả từ các địa chỉ email giả như đã làm với các trang khác. Có điều lần này tôi thêm một số đường link từ các trang blog lớn để khẳng định rằng mọi người cũng đang bàn tán về bộ phim. Vào thời điểm này có vài điều bất ngờ xảy ra: chiêu trò gây sự chú ý của tôi bắt đầu giúp ích cho những nhà báo mà các nhà làm bộ phim này đã thuê với thu nhập 20 nghìn đô-la/tháng.
Từ việc bị loại khỏi bản tin đêm khuya, các cuộc phỏng vấn trên báo chí và chương trình radio buổi sáng thì giờ đây có rất nhiều cuộc điện thoại gọi đến. Lần đầu tiên, Tucker xuất hiện trên chương trình trò chuyện đêm khuya với Carson Daly của Đài NBC. Đến cuối trò chơi này, có hàng trăm phóng viên, nhà sản xuất và blogger có danh tiếng đã bị cuốn vào. Có hơn nghìn người hăm hở nuốt trọn tin tức về nó trên rất nhiều trang blog. Mỗi lần họ làm thế, lượt xem trailer của phim lại tăng lên, lượng sách bán ra tăng vọt và những tranh cãi càng lan rộng thì Tucker càng nổi tiếng. Giá như người ta biết rằng việc họ tiếp tục tranh cãi đang thúc đẩy thương hiệu Tucker Max lên cao, đúng như kế hoạch mà chúng tôi đã vạch sẵn.
Chỉ với vài động tác đơn giản, tôi đã đưa câu chuyện của Tucker Max đi từ cấp 1 đến cấp 3 không chỉ một mà là vài lần. Rốt cuộc, buổi ra mắt bộ phim diễn ra đúng như chúng tôi mong đợi – việc quảng bá thế này đã kết thúc cùng toàn bộ nỗ lực quảng cáo cho bộ phim chứ không phải chỉ một phần nhỏ vì những lý do ngoài tầm kiểm soát của tôi – bộ phim thu hút dư luận từ chiến dịch quảng bá quá mạnh mẽ và có lời không thể nào tưởng nổi. Cuối cùng, bộ phim trở thành một hiện tượng khi phát hành dưới dạng DVD.
Nếu bạn có một câu chuyện bắt đầu giống như thế thì nó sẽ diễn ra theo cách riêng của nó. Đó là những gì đã xảy ra sau khi tôi phá hoại các bảng quảng cáo của Tucker. Đúng một tuần sau, lấy cảm hứng từ tấm gương của tôi, 16 người theo thuyết nam nữ bình quyền đã tập trung vào đêm khuya tại quận Manhattan , thuộc thành phố New York để phá các tấm áp phích của bộ phim Kẻ hai mặt. Còn gây xôn xao hơn cả chiêu trò của tôi, chiến dịch của họ bao gồm ba mẩu truyện tranh với 650 từ trên một trang blog của Village Voice với hàng tá bình luận (tôi đã đăng một vài bình luận dưới cái tên giả để kích động mọi người, nhưng khi nhìn họ bây giờ thì tôi không còn phân biệt nổi đâu là thật, đâu là giả nữa). Đó chính là việc giả đã chuyển thành thật.

TRUYỀN THÔNG: TỰ MÌNH KHIÊU VŨ

Tin tôi đi, tôi đang nói dối đấy!
Hiệu ứng dây chuyền dựa trên một ý tưởng do Michael Sitrick, chuyên gia trong nghề “lôi kéo cộng đồng vào một quan hệ khủng hoảng”, tạo ra. Khi tìm cách xoay xở mọi chuyện với những vị khách đặc biệt khó tính hay thích tranh luận, Sitrick thường hay dùng câu: “Chúng ta cần phải tìm ra một ‘kim chỉ nam’ cho mình.” Giống như các loài động vật, truyền thông cũng phát triển theo xu hướng chung. Chỉ cần một lời gợi ý thôi cũng có thể gây xôn xao rồi. Điều quan trọng nhất là sự định hướng của bạn. Phần còn lại chỉ là hướng sự chú ý của mọi người đến đúng chỗ.
Hãy nhớ rằng: Mỗi người làm truyền thông (trừ một số ít người thuộc đẳng cấp cao) đều chịu một áp lực rất lớn khi phải sản xuất nội dung với thời hạn sát sao nhất. Vâng, bạn phải có thứ gì đó để bán. Còn họ thì mạo hiểm mua về. Những lời bào chữa yếu ớt nhất là tất cả những gì mà nó có.
Tôi cảm thấy bối rối khi bắt đầu nhìn thấy những chuyện như thế xảy ra mà không hề có bất kỳ sự tác động mang chủ đích nào từ một người khởi xướng như tôi cả. Tôi thấy ngọn lửa của ngành truyền thông đã được nhen nhóm bởi những tia lửa nhỏ từ bên trong. Trong mạng lưới thế giới blog có sự phụ thuộc lẫn nhau như thế, thông tin sai lệch có thể lan tỏa kể cả khi không một ai có ý thúc đẩy hoặc thao túng nó. Hệ thống ấy quá xuất sắc, nhịp nhàng và luôn sẵn sàng mà thông thường không cần đến những kẻ như tôi. Giờ đây, con quái vật đã có thể tự tồn tại.
Đôi khi, chỉ một câu trích dẫn vu vơ cũng có thể tạo nên chuyện. Đầu năm 2011, một phóng viên chuyên viết những chuyện tầm phào cho trang blog giải trí AOL đã hỏi cựu tiền vệ Kurt Warner về việc anh ta nghĩ cựu vận động viên tiếp theo nào sẽ tham gia chương trình Bước nhảy hoàn vũ. Warner đùa giỡn bảo đó là Brett Favre, cầu thủ đang bị vướng vào một vụ bê bối về quấy rối tình dục. Dù chương trình này đã khẳng định với phóng viên đó là họ không có gì liên quan đến Favre cả, nhưng anh ta vẫn giật cái tít “Kurt Warner chọn Brett Favre tham gia chương trình Bước nhảy hoàn vũ”. Cuộc tranh cãi có lợi cho rating rồi còn gắn mác tin độc quyền nữa. Bài viết này khiến người ta thấy Warner cư xử như một thằng ngốc vậy.
Hai ngày sau, trang blog Blecher Report dẫn lại bài viết này, nhưng nó lại tạo được tiếng vang bằng cách cho rằng Warner khẩn khoản cầu xin Favre tham gia chương trình (hãy nhớ là chương trình đã bảo với AOL họ không liên quan gì đến Favre cả).
Sau chuyện đó, tin đồn bắt đầu lan đi với tốc độ chóng mặt. Sau khi biết chuyện, phóng viên của một trang tin địa phương – KCCI Des Moines – viết bài báo dài 62 từ và giật tít là “Một bước tiến quan trọng sắp tới của Brett Favre?” và đề cập đến ‘tin đồn’ được thảo luận trên trang Bleacher Report. Từ một vài mảnh ghép như vậy, tờ USA Today đã chộp lấy và biến thành bài báo “Liệu Brett Favre có tham gia chương trình Bước nhảy hoàn vũ mùa thứ 12?” Thế rồi, trang ProFootballTalk và những trang khác cứ chuyền nhau cho đến khi nó được đưa lên trường quay quốc gia .

Tóm tắt lại những gì đã xảy ra: một trang blog nhiều chuyện đã bịa ra một tin sốt dẻo bằng việc bóp méo sự thật, dù họ có tính toán hay không thì đó vẫn chỉ là một trò cười cho thiên hạ. Tin sốt dẻo ấy được xào nấu từ trang này đến trang khác, từ một trang blog nhỏ về giải trí cho tới một trang thể thao, rồi đến chi nhánh của đài CBS ở Iowa và cuối cùng nó được đăng tải trên trang web của một trong những tờ báo lớn nhất của Mỹ . Những thứ loan ra nếu không phải là lời đồn đại thì ít ra nó cũng phải hợp lý một chút. Đằng này nó chỉ là một điều phi lý.
Câu chuyện bịa đặt như thật về Favre lan tỏa gần giống với chiến dịch mà tôi thực hiện cho bộ phim của Tucker – có điều là tôi không nhúng tay vào chuyện này. Ngành truyền thông đang dần trở nên phụ thuộc lẫn nhau một cách vô vọng. Không phải chỉ vì các trang web dễ đăng những thông tin sai lệch mà có thể là do chính nguồn tin.
Đối với những câu chuyện lượm lặt trên báo thì nó cũng không phải là điều gì to tát cho lắm. Nhưng cũng chính những điểm yếu như vậy đã tạo cơ hội cho các tai họa, thậm chí gây chết người đến làm sụp đổ cả một hệ thống.
MỘT KẺ NGỐC THỰC THỤ
SẼ NUÔI DƯỠNG CON QUÁI VẬT NÀY

Tin tôi đi, tôi đang nói dối đấy!
Tôi cảm thấy mệt mỏi và hồ nghi về việc tạo ra hiệu ứng dây chuyền. Sao lại không cơ chứ? Về căn bản, bất kỳ điều gì cũng có thể bị ‘chuỗi hiệu ứng’ này cuốn vào, thậm chí là những thông tin hoàn toàn hư cấu và lố bịch. Nhưng trong một thời gian dài, tôi chỉ nghĩ là những câu chuyện truyền thông được dựng lên chỉ khiến người ta tổn thương và mất thì giờ mà thôi. Tôi không nghĩ rằng sẽ có người mất mạng vì nó.
Tôi đã lầm. Chắc hẳn bạn còn nhớ Terry Jones – vị mục sư ngu ngốc, chủ nhân của vụ đốt kinh Koran vào tháng Ba năm 2011 đã dẫn đến bạo loạn khiến gần 30 người chết ở Afghanistan chứ? Sự mù quáng của Jones đã tình cờ tạo nên một dây chuyền hoàn hảo và giới truyền thông lại vô tình thừa nhận nó.
Đầu tiên, Jones thu hút sự chú ý của giới báo chí Florida bằng cách cho chạy các bảng quảng cáo chướng mắt ngay trước nhà thờ của ông ta. Bước tiếp theo, ông ta thông báo với mọi người rằng ông ta đã lên kế hoạch đốt kinh Koran. Chuyện này đã được đăng trên một trang web nhỏ tên là Religion News Service. Rồi Yahoo cũng đánh hơi được bài viết của trang web ấy, sau đó là sự ăn theo của cả tá trang blog khác. Điều này đã dẫn đến việc Đài CNN mời Jones xuất hiện trên sóng của họ. Tới lúc này, ông ta trở thành một đề tài được bàn tán khắp cả nước.
Tuy nhiên, công chúng và giới truyền thông đã nhận thấy những nguy cơ tiềm ẩn trong việc phát sóng video hành động của ông ta và bắt đầu phản đối nó. Rất nhiều đài truyền hình quyết định không phát đoạn video đó nữa. Có đến 500 người tham gia biểu tình phản đối Jones tại Kabul, nơi họ đã đốt hình nộm của Jones. Vào phút cuối cùng, dưới sức ép của những người biểu tình, Jones đành chịu thua và cuộc khủng hoảng đã được ngăn chặn.
Nhưng vài tháng sau, Terry Jones lại xuất hiện và tuyên bố sẽ đốt kinh Koran lần nữa. Mọi trang blog và các hãng truyền thông tập trung vào diễn biến của vụ này đều đăng tin này. Sự việc khiến câu chuyện lại được thổi bùng và con quái vật truyền thông là Terry Jones đã lớn lên và trở nên hung bạo hơn. Các phóng viên đã băn khoăn nếu đích thân Tổng thống Obama yêu cầu thì ông ta có dừng lại không. Tất nhiên, điều đó có nghĩa là Tổng thống Mỹ sẽ phải thương lượng với một tên khủng bố kiểu cây nhà lá vườn (ông ta đã tạo được sự liên kết với người có quyền lực nhất hành tinh).
Cuối cùng, vụ scandal này cũng đẩy Jones tới bờ vực. Vào tháng Ba năm 2011, bất chấp việc hủy bỏ phát sóng vì bị đe dọa, ông ta vẫn đốt kinh Koran.
Ông ta đã bắt được thóp của họ và lợi dụng nó một cách hiệu quả. Việc cấm phát sóng bị hủy bỏ khi một sinh viên cao đẳng tên Andrew Ford, cộng tác viên tự do cho Hãng thông tấn Agence France-Presse  (AGP) đã khai thác câu chuyện nguy hiểm và bẩn thỉu này để khơi gợi trí tò mò của các nhà báo .
AFP đã tuồn tin cho Google và Yahoo! News. Ngay lập tức, họ cho đăng lại bài viết của Ford. Câu chuyện bắt đầu lan rộng ra, càng ngày càng lớn. Có khoảng 30 trang blog lớn và nhiều trang tin tức đã lấy hoặc dựa trên bài của Ford trong ngày đầu tiên đó. Nó khiến câu chuyện trở nên quá lớn so với phần còn lại của ngành truyền thông – kể cả báo chí nước ngoài – khiến họ không thể cưỡng lại câu chuyện. Do vậy, tin tức về vụ đốt kinh Koran của Jones – một tin tức đã được tính toán nhằm thu hút sự chú ý của một hệ thống vốn không có khả năng tự bảo vệ bản thân trước sự lợi dụng – được cả thế giới biết đến. Đó là một con quỷ vô cùng nguy hiểm của câu chuyện.
Chỉ trong vòng vài ngày, có đến 27 người bị giết trong vụ nổi loạn ở Afghanistan, trong đó có bảy nhân viên của Liên Hiệp quốc và hơn 40 người bị thương. Những người theo đạo Thiên chúa là mục tiêu rõ ràng nhất của vụ nổi loạn này. Cờ Taliban tung bay trên khắp các đường phố ở Kabul. Trong một bài phân tích về bản tin, Học viện Poynter có viết: “Một sinh viên cao đẳng đã đánh bại cả ngành truyền thông và lan tỏa câu chuyện ra khắp Trái đất chỉ trong vòng 24 tiếng”. Phóng viên Jeff Bercovici của Forbes nói rằng đây là một ví dụ về việc “nền báo chí 2.0 có thể giết người như thế nào”.
Một kẻ lập dị, một phóng viên trẻ tuổi quá sốt sắng, cả hai đã vô tình cho thấy lý do tại sao mà việc tạo nên chuỗi liên kết – nuôi dưỡng con quái vật – lại nguy hiểm đến thế (dù với Jones, đó là thứ ông ta muốn). Họ không chỉ biến không thành có. Những con quỷ blog đã gây nên một cuộc đổ máu vô ích.
Bạn có thể tạo nên chuỗi liên kết như vậy cho những mục đích tốt đẹp hay dùng nó để tạo ra những thông tin hài hước – hoặc bạn cũng có thể gây ra bạo loạn, khơi gợi lòng hận thù hay thậm chí có thể tình cờ gây ra chết chóc. Tôi chỉ làm hai vế đầu trong khi những kẻ cẩu thả hay những kẻ độc ác lại làm vế sau. Chung quy lại, mục đích không phải là sự biện minh cho việc tôi đứng đằng sau những sự việc này. Thế giới này đã quá đủ những lời đổ lỗi rồi.