Thứ Năm, 8 tháng 2, 2024

Hội hoa xuân Tao Đàn hút khách ngày mở cửa

TP HCMHội hoa xuân Tao Đàn mở cửa với nhiều chim, hoa, cây cảnh độc lạ, thu hút đông đảo người dân tham quan, thưởng lãm.
Hội hoa xuân lần thứ 44 được TP HCM tổ chức tại công viên Tao Đàn với chủ đề "Xuân yêu thương, Tết sum vầy" kéo dài từ ngày 6/ 2 đến 15/ 2 (tức 27 tháng Chạp đến mùng 6 Tết).
Trong ngày khai trương, hàng trăm du khách từ khắp nơi kéo đến hội hoa xuân để tham quan, chiêm ngưỡng, chụp ảnh.
Giá vé vào cổng như mọi năm 30.000 đồng đối với người lớn và miễn phí cho trẻ em dưới 12 tuổi. Nhiều gia đình chụp ảnh lưu giữ những khoảnh khắc ngày xuân.

Bên trong hội hoa xuân bày trí nhiều tiểu cảnh bắt mắt như những viên kẹo hình trái tim, các loại hoa xuân.
Phan Khải Hoàn (áo đỏ) học sinh cấp 2 đi cùng người thân đến công viên để chụp ảnh. "Năm nào gia đình em cũng đi chơi hội hoa xuân, năm nay thấy nhiều cảnh đẹp nên em cùng người thân chụp ảnh đăng lên mạng xã hội", Hoàn nói.
Vừa mua vé vào cổng tham quan, chị Lệ Phi, quận 11, đã cùng chồng con chụp ảnh check in hội hoa xuân. "Năm nào gia đình tôi cũng đi như thế này để có không khí Tết", chị Phi cho biết.
Hoa xuân Tao Đàn năm nay có nhiều linh vật rồng, biểu tượng cho năm Giáp Thìn. Lối vào cổng Trương Định là biểu tượng "Cá chép hóa rồng" cao 3m thể hiện năm mới phát triển, phồn vinh, thịnh vượng.

Ngoài ra, khuôn viên còn có những linh vật rồng được cách điệu hiện đại ở đường hoa.
Các tiểu cảnh trên đồi cây xanh là những thảm hoa rực rỡ, các mô hình nốt nhạc vui, màu sắc, tạo điểm nhấn cho đường hoa xuân.

Hội hoa xuân chia ra nhiều khu trưng bày riêng như hoa sứ kiểng, hoa mai, cây nhiệt đới, ôn đới, tiểu cảnh, đá nghệ thuật. Mỗi khu đều có những cây kiểng độc lạ của nghệ nhân từ khắp nơi mang về.
Bộ sưu tập ba tác phẩm điêu khắc "Cửu Long Tranh Châu" được làm từ rễ cây khô nguyên khối của ông Nguyễn Trường Tiến. Một tác phẩm trong số này đã được tổ chức Kỷ lục Việt Nam công nhận là tác phẩm từ rễ cây khô nguyên khối lớn nhất Việt Nam, được bày bán với giá 7,9 tỷ đồng.
Năm nay hội hoa xuân tổ chức hội thi chim cảnh, thu hút nhiều người tham gia.
Phong Anh

Tour Tết giảm giá mạnh giờ chót

Các doanh nghiệp lữ hành đang hạ giá để đẩy hết tour Tết trong và ngoài nước, tuy nhiên nhiều sản phẩm yêu cầu khách có sẵn visa.

Các tour quốc tế đường xa, cần visa cơ bản "đóng sổ" khoảng một tháng trước. Tuy nhiên, một số đơn vị vẫn chưa bán hết và đang đưa ra chính sách giá tốt để "đẩy hàng".

Đại diện một đơn vị lữ hành tại TP HCM cho biết tour Đài Loan 6 ngày 5 đêm, khởi hành mùng 1 Tết (10/2) doanh nghiệp còn thừa 6 chỗ nên đang đẩy bán với giá 18 triệu đồng mỗi khách - giảm 4 triệu đồng so với ban đầu. Với hành trình này, du khách được khám phá Đài Bắc, Đài Trung, Cao Hùng, tham gia thả đèn trời, dạo thuyền trên hồ Nhật Nguyệt.

Một hành trình khác cũng đang được công ty này giảm giá là Đà Nẵng - Bà Nà - Hội An - Huế - thánh địa La Vang - động Phong Nha (giảm từ 11 triệu đồng xuống 9,5 triệu đồng.
Đường phố Kyoto. Ảnh: Unsplash

Tại Hà Nội, một đơn vị lữ hành lớn cho biết tour Nhật Bản còn trống 40 trong tổng số 186 chỗ. Đơn vị này đang hạ giá tour để đẩy nhanh trước Tết nhưng chỉ nhận khách đã có visa Nhật Bản. Đây là tình trạng chung với nhiều tour giờ chót nước ngoài khi có giá rẻ nhưng không phải ai cũng tiếp cận được vì phải đáp ứng visa.

"Chúng tôi giờ chỉ mong bán hết để ăn Tết ngon", ông nói và cho biết bản thân các khách mua tour giờ chót cũng "khá cập rập", gặp khó khi sắp xếp công việc cơ quan, gia đình.
Bên cạnh một số công ty vẫn "ngồi trên đống lửa", nhiều đơn vị lữ hành đã hoàn thành từ 95% đến 100% kế hoạch tour Tết. Ông Bùi Thanh Tú, Giám đốc Marketing của Best Price, nói đã hoàn thành 95% kế hoạch tính tới 30/1, tổng lượng khách dịp lễ này vào khoảng 3.000 khách. Đại diện công ty cho biết sức mua của khách hàng không mạnh như năm 2019 nên công ty đã điều chỉnh số chỗ cho dịp Tết. Các tour còn lại chủ yếu ở các nước Đông Nam Á như Singapore, Indonesia, Thái Lan và Malaysia.

Tương tự, Vietluxtour đã bán hết khoảng 95% tour Tết, chỉ còn số ít sản phẩm Đông Nam Á, nội địa. Với tour nội địa, công ty lạc quan bán hết vì khách có xu hướng đặt xuyên Tết. Ngoài ra, công ty cũng bố trí nhân viên trực 24/7 để đáp ứng nhu cầu đột xuất dịp này.

Ông Phạm Anh Vũ - Giám đốc Marketing Công ty CP Truyền thông Du Lịch Việt - nói trong dịp Tết âm lịch, tour Thái Lan bán chạy nhất vì giá chỉ khoảng 7,5 triệu đồng mỗi khách, tăng một triệu đồng so với ngày thường. Các tour Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan chiếm 30% tổng số sản phẩm của công ty và đều đã bán hết.

Các tour nội địa chủ yếu phục vụ khách từ TP HCM đi vùng Đông Bắc, Tây Bắc, hiện bán được hơn 80% nhưng các tour miền Trung bán chậm. Ông Vũ kỳ vọng trong tuần cao điểm giáp Tết, khách có thể đăng ký nhiều hơn do liên quan đến yếu tố thưởng Tết.

Trong khi đó, dữ liệu bán hàng của Tràng An Travel cho thấy các tour đường xa, đắt tiền như châu Âu, Australia vẫn bán chạy, thậm chí hết sớm. Năm nay, lượng đặt tour Tết của công ty tăng 30% so với cùng kỳ, chủ yếu là khách đi nước ngoài. Hiện tại, kế hoạch bán tour Tết của họ đã gần hoàn thành, chỉ còn trống một số chỗ cho hành trình Bắc Kinh - Thượng Hải và Thái Lan.
Một góc Tử Cấm Thành ở Trung Quốc. Ảnh: Unsplash

Các công ty lữ hành nhận định việc hàng không tăng chuyến dịp cận Tết không ảnh hưởng đến số lượng sản phẩm bán ra. Số vé máy bay bổ sung nhắm đến đối tượng khách về quê ăn Tết, không phải khách của công ty lữ hành. Thông thường, các công ty lữ hành sẽ có vé máy bay giá tốt hơn khoảng 15% so với khách mua trực tiếp.

Đại diện một công ty lữ hành tại TP HCM cho biết một số công ty vẫn tận dụng bán thêm tour cho khách tự mua thêm vé máy bay nếu lượng vé "ôm" đã hết. Du khách sẽ tự mua vé và ghép vào cùng đoàn tại điểm đến. Mức giá chênh lệch đến từ vé máy bay, các chi phí còn lại trong tour cơ bản không đổi.

Điểm đến cho hành trình 'chốt' sát Tết

Mộc Châu, Mù Cang Chải, Đà Nẵng hay Đà Lạt là những địa điểm khả thi với du khách quyết định đi sát Tết, với chi phí không quá cao.

Nếu cận Tết mới quyết định lên đường du lịch, du khách vẫn có thể chọn được những chuyến đi đến một số nơi hấp dẫn. Các gợi ý dựa trên tính khả thi của phương tiện di chuyển (ôtô, máy bay) và các cơ sở lưu trú (khách sạn, resort, homestay). Tổng chi phí chuyến đi trong 3 hoặc 4 ngày, tính từ sau ngày mùng 1 Tết, chi phí tương đương hoặc cao hơn không quá 20% so với ngày thường.

Hà Nội - Mộc Châu (Sơn La)

Vườn hồng ở Mộc Châu những ngày cận Tết Giáp Thìn. Ảnh: Lekima Hung

Mộc Châu đang vào mùa đẹp nhất năm khi hoa mơ, hoa mận, hoa đào và hồng đúng mùa rực rỡ nhất, thích hợp với các du khách đam mê chụp ảnh. Hành trình dành cho các du khách sử dụng phương tiện cá nhân.

Chi phí một người: 3 triệu đồng.

Nơi ở: Mimosa Mộc Châu, Mường Sang Farmstay, Mường Sang Retreat, Lung Doi Homestay Moc Chau với giá dao động từ 1,2 triệu đồng đến 1,8 triệu đồng hoặc cắm trại trong rừng mận, rừng mơ.

Các trải nghiệm: Chụp ảnh check in các vườn hoa, thung lũng mận Nà Ka, tiểu khu Chờ Lồng, Ngũ Động Bản Ôn, đi hái dâu, thăm thác Dải Yếm, rừng thông Bản Áng.

Hà Nội - Mù Cang Chải (Yên Bái)

Hoa tớ dày nở trên triền đồi và hoa tam giác mạch ở Mù Cang Chải. Ảnh: Trần Hiếu

Một chuyến du xuân trong 3 ngày đến Mù Cang Chải thích hợp với các du khách có xe ôtô riêng, điểm khởi đầu trong khu vực phía Bắc.

Chi phí một người: 3 triệu đồng.

Nơi ở: Homestay Mu Cang Chai Ecolodge, 1 triệu đồng một đêm (phòng 2 người) và một số homestay có giá trung bình 500-800.000 đồng/đêm.
Các trải nghiệm: Mùa xuân các loại hoa như tớ dày (đào rừng), hoa mơ, hoa mận đang nở rực rỡ. Ngoài ra, du khách có thể check in đèo Khau Phạ (một trong tứ đại đỉnh đèo Việt Nam), vào các bản người dân tộc như Lìm Mông, tắm khoáng nóng tại Tú Lệ hay Nghĩa Lộ.

Hà Nội - Pù Luông (Thanh Hóa)

Pù Luông mùa này lúa chưa đẹp nhưng không khí phù hợp cho chuyến đi nghỉ dưỡng. Ảnh: Puluong Retreat

Chuyến đi đường bộ từ Hà Nội trong 2 hoặc 3 ngày thích hợp với những du khách thích tận hưởng thiên nhiên và tìm cảm giác yên bình, thư thái trong những ngày đầu năm.

Chi phí một người: từ 2 đến 3 triệu đồng.

Nơi ở: Ciel de Puluong Resort, Puluong Ecocharm, Puluong Jungle Lodge có giá từ 1,2 triệu đến 1,5 triệu đồng một đêm (phòng 2 người).

Các trải nghiệm: bản Hiêu, thác Hiêu, khu làng Tôm hoặc suối Chàm, nơi có những cọn nước (bánh xe nước) khổng lồ và trải nghiệm lênh đênh trên sông bằng bè tre nứa, trekking bản Đôn. Nếu có thêm thời gian và sức khỏe, du khách có thể leo đỉnh Phù Luông cao 1.700 m. Ngoài ra, trên đường đến hoặc rời khỏi Pù Luông, du khách có thể kết hợp thăm suối cá thần Cẩm Thủy.

Hà Nội/TP HCM - Đà Nẵng

Đường hoa gần cầu Rồng (Đà Nẵng) chuẩn bị Tết. Ảnh: Nguyễn Đông

Thời gian 4 ngày từ mùng 2 đến mùng 5 Tết, có thể lựa chọn chuyến bay muộn ngày mùng 1 Tết.

Vé máy bay khứ hồi: Vietnam Airlines 3,8 đến 4 triệu đồng.

Chi phí một người: 8 triệu đồng.

Nơi ở: Khách sạn từ 3 sao trở lên, giá dao động từ 600.000 đồng đến 1,2 triệu đồng một đêm (dành cho 2 người): Sun River Hotel, Pavilion Hotel, G8 Luxury, Wink Hotel, Mường Thanh. Các homestay có giá dao động 300.000 đến 500.000 đồng một đêm gồm: Mina Home, My Little Pig Home.

Các trải nghiệm: Cầu Rồng phun lửa (tất cả các ngày từ 30 đến mùng 3 Tết), đường hoa dọc biển Mỹ Khê, xem quay nhịp thông thuyền cầu sông Hàn vào các đêm mùng 1 và mùng 2 Tết, trải nghiệm Hội An (Quảng Nam) hoặc Lăng Cô (Huế) trong một ngày.

TP HCM - Đà Lạt

Đèo Prenn ở cửa ngõ Đà Lạt thông xe cận Tết giúp việc đi lại thuận tiện hơn. Ảnh: Khánh Hương

Đà Lạt là điểm đến quanh năm phù hợp với du khách ở TP HCM và các tỉnh lân cận, thích hợp dịp đầu năm nhờ tiết trời mát mẻ. Chuyến đi phù hợp với những người tự lái xe (thời gian 6-8, có thể rút ngắn nhờ cung đường đèo mới được mở rộng).

Chi phí một người: Khoảng 5-6 triệu đồng.

Nơi ở: khách sạn 3-4 sao Golf Valley Hotel, Zen Valley Dalat Resort, TTC Hotel Ngọc Lan, Ana Mandara Villas Dalat Resort & Spa, Du Parc Hotel Dalat với giá từ 2 đến 4 triệu đồng một đêm (dành cho 2 người).

Các trải nghiệm: Ngoài các trải nghiệm phổ biến ở Đà Lạt, du khách dịp Tết này có thể tham dự các hoạt động: Chương trình biểu diễn nghệ thuật vào 19h30 tại quảng trường Lâm Viên (từ mùng 1 đến mùng 4 Tết), Hội Tết Giáp Thìn (30 đến mùng 8 Tết) tại công viên Bà Huyện Thanh Quan, khu ẩm thực đêm trước vườn hoa thành phố.

Ngoài các chuyến đi kể trên đến các điểm nổi tiếng, du khách khởi hành từ hai thành phố lớn vẫn có nhiều lựa chọn tới Sóc Sơn (Hà Nội), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Hải Phòng, Lạng Sơn, Cao Bằng, xuất phát từ Hà Nội hoặc Đồng Nai, Bình Phước, Đồng Tháp, Bến Tre, Tây Ninh xuất phát từ TP HCM, với trải nghiệm cắm trại hoặc trekking trong ngày.

Phố đi bộ khu Tây Hà Nội hút khách du xuân

Phố đi bộ Pont de Long Bien 5.000 m2 là công trình điểm nhấn thúc đẩy Mailand Hanoi City trên hành trình xây dựng "thành phố sáng tạo".


Trong dịp Tết Giáp Thìn này, bên cạnh đường hoa Home Hanoi Xuan 2024, phố đi bộ Pont de Long Biên tại Mailand Hanoi City (Bắc An Khánh, Hoài Đức) mở cửa tự do từ 8h30 đến 21h nhằm chào đón cư dân, du khách tới tham quan, trải nghiệm trong suốt 11 ngày (3/2 đến 14/2).
Ra mắt từ năm 2022, phố đi bộ Pont de Long Biên được lấy cảm hứng từ cây cầu Long Biên lịch sử với 24 vòm cầu cạn, biểu trưng khung cảnh khu phố nghệ thuật tại Paris và 15 gian hàng cổ mang đặc trưng của mảnh đất Thăng Long nghìn năm văn hiến. Cây cầu Long Biên, biểu tượng chủ đạo trải dài cả khu phố, được ví như sự kết nối quá khứ hiện tại - tương lai, kết nối bản sắc văn hoá Hà Nội với tinh thần đổi mới, sáng tạo.

Từ 3/2, hàng nghìn cư dân, du khách có mặt tại tuyến phố đi bộ, hoà mình vào không khí náo nức dịp Tết đến, xuân về.

Các gia đình trải nghiệm ném còn - trò chơi dân gian phổ biến trong các dịp lễ hội đầu năm của các dân tộc Tày, Thái, Mường... vùng Tây Bắc. Trò chơi gửi gắm ước vọng về một năm mới tốt lành, mùa màng tươi tốt, vạn vật sinh sôi, cầu mong giao hòa âm dương, đất trời.
Ngoài ném còn, các cư dân và du khách nhí được trải nghiệm nhiều hoạt động, trò chơi truyền thống như: chơi ô ăn quan, ném ống bơ, đi cà kheo, bịt mắt đập niêu, nhảy dây…
Các gian hàng in chữ và tranh dân gian Đông Hồ, làm phong bao lì xì cũng hấp dẫn các em nhỏ. Tại trung tâm tuyến phố đi bộ, các nghệ nhân biểu diễn các bộ môn nghệ thuật dân gian đặc sắc: biểu diễn hát chầu văn, quan họ, nhạc dân tộc, múa rối nước… mang đậm giá trị truyền thống.
Với nhiều du khách, tham gia hoạt động, trải nghiệm văn hoá cổ truyền tại phố đi bộ Pont de Long Biên giúp họ sống lại những ký ức tuổi thơ. Nhiều bậc cha mẹ coi đây là dịp nhắn nhủ con cái về những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc.
Biết đến sự kiện qua mạng xã hội, vợ chồng chị Hoàng Yến (quận Đống Đa) dành thời gian đưa các con đi chơi. "Sau khi dạo đường hoa xuân, cả nhà tôi đi dạo trên phố đi bộ này. Nơi đây tổ chức nhiều hoạt động, trò chơi dân gian hấp dẫn, phù hợp với lứa tuổi của các con tôi", chị Yến nói.

Phố đi bộ cũng được chọn trở thành không gian tổ chức sự kiện "Ngày tìm hiểu Việt Nam" của Bộ Ngoại giao, nhằm quảng bá văn hóa Việt Nam tới ngoại giao đoàn và các tổ chức quốc tế. Đoàn ngoại giao hào hứng với trải nghiệm nhảy sạp - nét văn hoá đặc sắc của đồng bào vùng núi Tây Bắc.
Nhiều bạn trẻ diện áo dài rực rỡ, check-in tại phố đi bộ Pont de Long Biên. Tiếp nối phố đi bộ Pont de Long Bien, tuyến phố Văn Hiến mới đi vào hoạt động cũng gia tăng không gian và trải nghiệm của du khách với những hoạt động hấp dẫn khác. Gần 50 gian hàng bao gồm: ăn uống, thủ công mỹ nghệ, quà tặng lưu niệm, hàng nông sản, hàng hóa Tết… phục vụ du khách từ nay đến hết ngày 14/2.
Trước đó, các hoạt động và sự kiện tại phố đi bộ Pont de Long Bien đều là tâm điểm hội tụ của người dân và du khách. Những sự kiện đáng chú ý như hội chợ Tết truyền thống, hội chợ Giáng sinh, lễ hội văn hóa Nhật Bản - Yosakoi Festival, giải nhảy "Nhịp điệu trẻ", Ngày hội thể̉ thao cùng nhiều hoạt động nghệ thuật gắn liền với văn hoá, sáng tạo hấp dẫn…

Phố đi bộ Pont de Long Bien là không gian nghệ thuật thưởng lãm, nơi quy tụ nhiều hoạt động văn hóa - sáng tạo trong hai năm hoạt động vừa qua. Trong tương lai, nơi đây được định hướng trở thành tâm điểm giao lưu - văn hóa - sáng tạo dựa trên triết lý "vị nhân sinh", phát huy giá trị các di sản văn hóa của địa phương, thúc đẩy sáng tạo trong văn hóa, du lịch, thương mại và phát triển kinh tế.

Tuyến phố còn là "mảnh ghép" quan trọng của khu đô thị Mailand Hanoi City trên hành trình trở thành "thành phố sáng tạo" - nơi giao thoa giữa lối quy hoạch, thiết kế đô thị bền vững và di sản văn hóa với sự đồng hành của UNESCO và UN-Habitat.
Mailand Hanoi City là khu đô thị kiểu mẫu tại Tây Hà Nội, lấy trải nghiệm của con người và sự sáng tạo làm trọng tâm phát triển. Đây cũng là khu đô thị đang song hành cùng Hà Nội phát huy vai trò của một trong những thành phố sáng tạo trên thế giới.
Không chỉ tạo lập một cộng đồng tự hào về các giá trị di sản văn hoá, lịch sử của Hà Nội, nơi đây còn là không gian sáng tạo, đưa văn hóa làm trung tâm phát triển, thích ứng với biến đổi tương lai để sinh sống, làm việc, tận hưởng môi trường thiên nhiên trong lành, giàu bản sắc.
Đêm giao thừa Tết Giáp Thìn 2024, Mailand Hanoi City cũng là một trong những tâm điểm trình diễn văn nghệ pháo hoa chào mừng năm mới của thành phố Hà Nội.
Hoài Phong
Ảnh: Tùng Đinh, Mailand Hanoi City

TS Nguyễn Trí Hiếu: So với bất động sản, chứng khoán thì đầu tư vàng có thể sinh lời cao

Phụ nữ độc thân sở hữu nhà nhiều hơn nam giới

MỸ - Số ngôi nhà thuộc sở hữu của gia chủ nữ độc thân ở Mỹ lên tới 10,95 triệu, trong khi với nam giới chỉ 8,24 triệu.

Theo một báo cáo do LendingTree vừa công bố, dựa trên kết quả phân tích các dữ liệu mới nhất của Cục điều tra dân số Mỹ, phụ nữ độc thân có xu hướng sở hữu nhà nhiều hơn nam giới. Thực tế này diễn ra ở hầu khắp các bang trên toàn nước Mỹ.

Cụ thể, phụ nữ độc thân sở hữu 10,95 triệu ngôi nhà, trong khi nam giới chỉ ở mức 8,24 triệu, tương đương với mức chênh lệch 2,71 triệu giữa hai giới. Con số này cũng cho thấy, số bất động sản của những phụ nữ độc thân sở hữu chiếm tới 12,93% nguồn cung nhà ở tại Mỹ.


Thống kê các bang có tỷ lệ nữ giới độc thân sở hữu nhà cao nhất nước Mỹ.

Lý giải về nguyên nhân dẫn đến khoảng cách này, báo cáo của LendingTree chỉ ra rằng, phụ nữ độc thân thường sẵn sàng hy sinh nhiều hơn để mua được nhà. Ngoài ra, phụ nữ thường sống lâu hơn nên có khả năng sau khi chồng qua đời, họ đã trở thành chủ nhân duy nhất của căn nhà. Điều này cũng phù hợp với số liệu thống kê, khi phụ nữ độc thân thường lớn tuổi hơn so với chủ nhà nam giới.

Báo cáo viết thêm, đây không phải là xu hướng mới. Vì kể từ năm 2021 đến nay, số nhà do gia chủ nữ sở hữu đã tăng 70.000 ngôi nhà. Khu vực đáng chú ý nhất là Delaware, nơi phụ nữ độc thân nắm quyền sở hữu 15,34% hộ gia đình tại địa phương. Tiếp theo là Louisiana - 15,19%, và Mississippi với 14,84%.

New Mexico có tỷ lệ gia chủ độc thân là nam sở hữu nhà cao nhất (12,85%), nhưng vẫn không vượt qua phái nữ ở đó. Ba bang có tỷ lệ đàn ông độc thân sở hữu nhà cao hơn phụ nữ gồm: Alaska, Bắc Dakota và Nam Dakota.

Khánh Đăng (theo NY Times)

Gần nửa triệu đồng một kg giò gà Đông Tảo dịp Tết

Giò làm từ gà Đông Tảo được các cơ sở bán với giá 300.000-450.000 đồng một kg dịp Tết Giáp Thìn, nhưng vẫn được nhiều người tìm mua.

Giò, chả làm từ thịt heo, bò đã quen thuộc với người Việt mỗi dịp Tết đến. Năm nay, thị trường có thêm sản phẩm mới, lạ - giò làm từ thịt gà Đông Tảo. Đây là loại gà quý hiếm, xưa kia được dùng để tiến vua và có giá bán cao nhất thị trường.

Lần đầu bán giò gà Đông Tảo, Kiều Vui - chủ cửa hàng thực phẩm ở Hà Nội - cho biết món này được khách đón nhận nhiệt tình. Mới mở bán trong thời gian ngắn, tiệm của chị đã nhận hơn 100 đơn hàng.

"Loại này chế biến kỳ công nên bếp nhận số lượng hạn chế và không dám nhận sỉ do không đủ hàng", chị nói. Bếp của chị Vui đã ngừng nhận đơn từ tối 3/2 (tức 24 tháng Chạp) và trả hàng cho khách vào 4-6/2 (tức 25-27 tháng Chạp).
Giò làm từ thịt gà Đông Tảo của một cơ sở tại Hà Nội. Ảnh: Kiều Vui

Nhập 300 kg từ Bắc vào Nam, chị Huyền ở quận 12 (TP HCM) cho biết đã bán được 80% lượng hàng. "Ban đầu tôi nhập ít để vài khách ăn thử và nhận được phản hồi tích cực nên nhiều người đặt số lượng lớn biếu Tết", chị nói.

Hiện, thị trường có hai loại giò gà Đông Tảo. Loại ngon có pha thêm thịt heo, giá 300.000-350.000 đồng một kg. Mức này đắt gấp đôi giò làm từ thịt heo.


Còn loại đặc biệt, khoảng 450.000 đồng một kg. "Chúng được làm từ 100% thịt gà Đông Tảo, thịt dẻo, thơm và quyện với gia vị tự nhiên khiến miếng giò giòn, mềm", chị Hương, chủ một cơ sở sản xuất ở Hưng Yên, cho hay.

Năm đầu sản xuất, nhưng chị Hương tiết lộ "làm không kịp bán". Trong ba ngày, hơn một tấn giò được chị giao cho các mối buôn để bán dịp Tết.

Để có được cuộn giò thơm ngon, đẹp mắt, các cơ sở cho biết gà được chọn kỹ. Các công đoạn chế biến làm cẩn thận, tỉ mỉ để chiếc giò đạt độ thơm ngon nhất. Giò loại này được các cơ sở sản xuất không dùng chất bảo quản nên hạn sử dụng ngắn, tối đa một tuần nếu để ngăn mát tủ lạnh, hoặc trữ đông sẽ được lâu hơn.

Gà Đông Tảo (hay còn gọi là Đông Cảo) là một trong năm giống gà quý được dùng để tiến vua xưa kia của người dân Khoái Châu, Hưng Yên. Chúng thuộc dòng quý giá nên được nhiều người lựa chọn để làm quà biếu vào mỗi dịp lễ, Tết. Giá loại gà này tùy theo độ thuần chủng của giống, cân nặng hay chất lượng nuôi, nhưng dao động từ một triệu tới chục triệu đồng một con.

Trên thị trường, ngoài giò gà Đông Tảo, các loại giò bê, giò thủ cũng được khách đặt mua nhiều. Giá các sản phẩm này dao động 180.000-350.000 đồng một kg (tùy loại). Riêng giò lụa, năm nay nhiều cơ sở giảm 5-10%, do giá thịt heo rẻ hơn cùng kỳ năm ngoái.

Hồng Châu

Việt Nam xuất khẩu cao nhất gần hai năm

Tháng đầu năm 2024, Việt Nam ghi nhận kim ngạch xuất khẩu gần 33,6 tỷ USD, tăng 42% so với cùng kỳ năm ngoái, và là mức cao nhất từ tháng 4/2022.

Theo số liệu của Bộ Công Thương, xuất nhập khẩu hàng hóa tháng đầu tiên của năm 2024 tăng mạnh, đạt hơn 64 tỷ USD, tăng gần 38% cùng kỳ năm ngoái. Riêng xuất khẩu tăng 42%, khoảng 33,6 tỷ USD. Đây cũng là mức tăng cao nhất từ tháng 4/2022 (33,26 tỷ USD).

Xuất khẩu tăng mạnh nhờ động lực từ hai nhóm ngành chính là nông, lâm, thủy sản và công nghiệp chế biến, tăng lần lượt gần 97% và 38%. Điện thoại các loại và linh kiện xuất khẩu trong tháng đầu năm nay ước đạt gần 6 tỷ USD. Mức này tăng hơn 56% so với tháng trước do Samsung mới cho ra mắt dòng sản phẩm mới Samsung Galaxy S24 vào giữa tháng 1.

Nông sản tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh xuất khẩu cả nước nhờ lợi thế về giá. Dữ liệu của Bộ Công Thương cho thấy giá cà phê bình quân đạt 2.955 USD một tấn, tăng hơn 35%; gạo 693 USD một tấn, đắt hơn 33,5% cùng kỳ...

Mỹ vẫn là thị trường nhập hàng lớn nhất của Việt Nam, với 9,6 tỷ USD, tăng gần 56% cùng kỳ. Các thị trường xuất hàng truyền thống như Trung Quốc, EU, hay ASEAN lần lượt tăng 58%, 18% và 38%.

Bốc dỡ hàng hóa tại cảng Tân Vũ, Hải Phòng, tháng 7/2023. Ảnh: Giang Huy

Việt Nam nhập khẩu hơn 30,6 tỷ USD, trong đó gần 95% là nhóm hàng tư liệu sản xuất cho dịp Tết Nguyên đán 2024. Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất sang Việt Nam, gần 11 tỷ USD, tăng 50% so với cùng kỳ năm ngoái.

Như vậy, cán cân thương mại tiếp tục xuất siêu như năm ngoái, 2,9 tỷ USD. Khu vực kinh tế trong nước nhập siêu hơn 2 tỷ USD, trong khi nhóm có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu trên 5 tỷ USD.

Việt Nam chủ yếu xuất siêu sang Mỹ, Trung Quốc, với 8,2 tỷ USD và 4,8 tỷ USD. Ngược lại, nhập siêu từ Hàn Quốc và ASEAN giảm 25% và 11% so với cùng kỳ.

Bộ Công Thương dự báo xuất khẩu năm nay vẫn đối diện nhiều thách thức do cạnh tranh chiến lược của các nước lớn ngày càng gay gắt, căng thẳng Biển Đỏ leo thang khiến giá cước vận tải tăng đột biến. Ngoài kích cầu tiêu dùng nội địa, bộ này cho biết cùng các cơ quan thúc đẩy sản xuất ngay từ đầu năm, đặc biệt tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp phục hồi, tạo năng lực sản xuất mới.

Bộ cũng tiếp tục theo dõi diễn biến thị trường, nguồn cung, nhu cầu hàng hóa, nhất là các mặt hàng thiết yếu như điện, xăng dầu để chủ động có phương án, đảm bảo không xảy ra tình trạng thiếu hàng, gián đoạn nguồn cung hàng hóa, gây bất ổn thị trường.

Hoa quả ngày Tết rẻ bằng nửa năm ngoái vẫn bán chậm

Giá hoa quả chưng Tết năm nay rẻ nhiều hơn năm ngoái nhưng các tiểu thương cho biết sức tiêu thụ chậm hơn hẳn.

Tại TP HCM, giá hoa quả chưng mâm cúng ở các chợ dân sinh hôm 8/2, tức 29 Tết, không khác biệt so với thường ngày. Nhiều loại hoa chưng Tết thậm chí rẻ gần một nửa so với cận Tết Quý Mão.

Chị Thân (quận Bình Chánh) cho biết 5h sáng đã đi chợ đầu mối để sắm sửa đồ cúng. "Năm nay tôi chi 120.000 đồng đã mua được đủ hoa các loại chưng mâm cúng, trong khi năm ngoái tốn hơn 200.000 đồng mà số lượng còn ít hơn".

Tương tự với hoa quả cúng. Nếu như một bó cẩm chướng năm ngoái 80.000 đồng thì nay chỉ 50.000 đồng. Một bó huệ 5-6 nhánh trước giá trên cả trăm nghìn nay cũng chỉ 70.000 đồng. Hoa quả các loại như bưởi, thanh long giá cũng "mềm" hơn. Mặt hàng duy nhất mà giá vọt lên hôm nay là thịt ba rọi, từ 90.000 ngày thường nay lên 150.000 đồng một kg.

Tại khu chợ Hòa Bình (quận 5), hoa quả chưng mâm cúng như bưởi da xanh, thanh long, mãng cầu... cũng không lên giá so với ngày thường.

Một quầy bán mãng cầu tại chợ Hoà Bình, quận 5, TP HCM. Ảnh: Quỳnh Trang

Một tiểu thương cho biết mỗi kg bưởi da xanh 29 Tết vẫn bán giá 40.000 đồng, song lượng tiêu thụ chậm hơn năm trước. Thanh, hai năm liền bán mãng cầu đợt Tết, nói không dám bán đắt đợt này vì không ai mua. "Mỗi kg mãng cầu hiện chỉ 60.000 đồng, rẻ hơn 20.000-30.000 đồng so với Tết năm ngoái, mà bán vẫn rất chậm", Thanh nói.

Tại Hà Nội, các quầy hàng trái cây bày bán dọc hai bên đường ở các chợ Hà Đông (Hà Đông), Nghĩa Tân (Cầu Giấy) ngày 7/2 (28 Tết) đông khách ra vào và thậm chí giá rẻ bằng một nửa cùng kỳ.

Dừa, bưởi, chuối xanh hay phật thủ là những loại trái cây được nhiều người ưa chuộng chưng Tết với mong muốn sẽ mang đến tài lộc, may mắn trong những ngày đầu năm mới.

Chị Hạnh, một tiểu thương tại chợ Hà Đông, cho hay giá các loại trái cây bày mâm ngũ quả năm nay "mềm" hơn mọi năm, chỉ bằng một nửa năm ngoái.

Trái cây bày mâm ngũ quả bày bán tại chợ Hà Đông (Hà Đông, Hà Nội) chiều 28 Tết. Ảnh: Anh Minh.

Giá phật thủ hôm nay được các đầu mối bán lẻ tại chợ dao động 30.000-60.000 đồng một quả. Loại VIP - quả phật thủ to, đẹp, nhiều tay, được các mối bán lẻ rao 100.000-150.000 đồng một quả. Mức giá này, theo chị Hạnh, cũng chỉ bằng nửa Tết trước.

Tương tự, mỗi trái bưởi loại nhỏ để chưng mâm ngũ quả khoảng 20.000-35.000 đồng một quả.
Giá rẻ hơn nhưng người bán này cho biết "hàng tiêu thụ rất chậm". "Hai hôm nay mới có khách, những ngày trước cứ bày ra rồi lại thu hàng vào", chị chia sẻ.

Tại chợ Văn La (Hà Đông), chị Hòa, chủ cửa hàng trái cây tiếc rẻ khi phải bán nải chuối xanh 15 quả to, đều, vỏ láng bóng với giá 100.000 đồng. Thường nải có số quả lẻ sẽ đắt hơn quả chẵn, nhưng chị Hòa chấp nhận bán lỗ để "thu hồi vốn, còn về quê".

Tuy vậy, phần lớn đắt khách nhất vẫn là những nải chuối có số quả chẵn, nhỏ, giá dao động 40.000-60.000 đồng.

Không chỉ chợ truyền thống, nhiều cửa hàng bán trái cây cũng nhập các mặt hàng bình dân được chuộng về bán. Giá tại đây "nhỉnh" hơn ở chợ. Chẳng hạn, chuối xanh được bán 40.000 đồng một kg.

Mỗi quả bưởi diễn trọng lượng 1 kg, có đủ cành lá, da vàng ươm, quả to đều để chưng mâm ngũ quả ngày Tết được một cửa hàng chuyên kinh doanh trái cây trên đường Trần Đăng Ninh (Cầu Giấy) bán 65.000 đồng. Loại quả nhỏ hơn dao động 50.000-55.000 đồng, và mua số lượng lớn giá giảm còn 30.000-40.000 đồng.

Tại Huế, tối 7/2 - tức 28 tháng Chạp, người dân Huế nhộn nhịp sắm sửa hàng hóa Tết tại siêu thị Go! Huế - một trong những điểm mua sắm lớn, nằm ở vị trí đắc địa của thành phố. Bánh kẹo, hoa quả là những sản phẩm đắt hàng nhất. Siêu thị cũng có nhiều chương trình khuyến mãi, giảm giá sâu, nhằm kích cầu mua sắm.

Chọn gần 7 kg táo, bưởi, xoài các loại vào giỏ vào giỏ, chị Hiền, một khách hàng ở Kim Long, nói "thấy giảm giá mua thêm một ít để thắp hương". Giá táo Mỹ đỏ được siêu thị này giảm từ 65.000 đồng một kg còn 45.000 đồng một kg; xoài cát bồ còn 45.900 đồng một kg, bưởi hồng da xanh còn 39.900 đồng một kg; phật thủ 50.000 đồng một quả.

"Năm nay mua đồ dễ", cô Liên, bà nội trợ sống tại phường Thuận Lộc vừa nâng niu nải chuối vừa nói. Những nải chuối xanh bày biện trên bàn thờ, mâm cúng Tết, trong nhiều năm là ám ảnh với cô.

"Trước chuối xanh dáng đẹp, 17 hoặc 21 quả, giá cả vài trăm nghìn tranh nhau còn không có. Giờ mua có hơn năm chục là có", cô nói.

Theo cô, giá cả hàng hóa tuy có tăng so với ngày thường, vẫn rẻ nếu so sánh với dịp Tết các năm trước. Giá hoa lay ơn khoảng 35.000-80.000 đồng (tùy khu vực chợ trung tâm hay chợ nhỏ lẻ); hoa hồng 100.000 đồng bó 10 bông; cau trầu 10.000-13.000 đồng một quả; Mãng cầu khoảng 45.000-50.000 đồng, rẻ một nửa so với cùng kỳ năm ngoái; thanh long 40.000-50.000 đồng một kg; dứa 60.000 đồng một quả. Các loại rau, củ quả có tăng giá nhẹ 5.000-10.000 đồng.

"Hàng bán chậm dù giá rẻ hơn trước nhiều", chị Mai, tiểu thương ở chợ Đông Ba kể. Cửa hàng của chị chuyên bán tôm chua, mép bò gân kiệu, các loại củ muối, vốn là những đặc sản được người Huế "lai rai" mỗi dịp tụ họp.

"Giờ một kg mép bò gân kiệu còn 150.000-180.000 đồng chứ trước là 250.000 đồng. Người mua giảm mà giá nguyên liệu cũng giảm, kiệu có 15.000-20.000 đồng một kg, trong khi năm ngoái 40.000 đồng còn không có mà mua", chị nói.

Quỳnh Trang - Anh Minh - Phương Ánh

SAPA TV | 29 TẾT CẢ NHÀ ĐI ĂN LẨU ẾCH ĐỦ MÓN

Tôn tượng Di Lặc Bồ Tát núi Bà Đen - kỳ quan không thể bỏ lỡ trong đời

 

Tạo tác chính xác đến từng centimet, Tôn tượng Di Lặc Bồ Tát trên núi Bà Đen, Tây Ninh xứng danh kỳ quan mà ai cũng nên chiêm ngưỡng một lần trong đời.

Xuân Giáp Thìn, tới Núi Bà Đen (Tây Ninh) hành hương chiêm bái cầu an lạc, du khách sẽ không khỏi trầm trồ trước kiệt tác Tôn tượng Bồ Tát Di Lặc lớn hàng đầu thế giới trên khu vực đỉnh núi. Đằng sau đó là một quá trình tạo tác hết sức công phu mà không phải ai cũng có thể mường tượng được.

Chính xác đến từng… centimet

Tôn tượng Di Lặc được tạo hình theo một phương thức chưa từng có tại Việt Nam: ghép từ 6.688 viên đá sa thạch tự nhiên theo mô thức bậc thang. Để làm nên một công trình mang đậm tính nghệ thuật, mỗi viên đá sa thạch được chọn lựa kỹ lưỡng, kiểm tra màu, vân đá và kích thước chuẩn xác, sau đó được điêu khắc theo mẫu thiết kế rồi xếp chồng lên nhau thành 54 lớp.

Tôn tượng Di Lặc Bồ Tát núi Bà Đen - kỳ quan không thể bỏ lỡ trong đời- Ảnh 1.

Tôn tượng Bồ Tát Di Lặc nằm ở độ cao hơn 900m trên đỉnh núi Bà Đen

00:00
00:00 / 03:03
Copy video url
Play / Pause
Mute / Unmute
Report a problem
Language
Share
Vidverto Player
QUẢNG CÁO
Tại Việt Nam, đây là lần đầu tiên áp dụng chất liệu đá sa thạch để xây dựng tượng Phật. Đá sa thạch hình thành từ những hạt cát, trong đó có silic, một phần của đá vôi. Khi chế tác đòi hỏi người thợ phải nắm bắt được những đường nét cần phải cắt bỏ và những đường nét cần phải giữ lại. Vì tượng có hình theo lối bậc thang nên không nhẵn như các tượng khác, khi gia công các đường nét phải cực kỳ ăn khớp.

Theo đại diện của đơn vị thiết kế Tôn tượng Bồ Tát Di Lặc, vật liệu được chọn để kiến tạo nên Tôn tượng phải mang ý nghĩa trường tồn. Và đá sa thạch xanh đã được lựa chọn, dù chi phí rất cao và khó thi công hơn rất nhiều so với các chất liệu đơn thuần như các tượng Phật bằng bê tông tại nhiều địa phương khác.

"Quá trình sáng tác rất kỳ công, nhưng quá trình xây dựng mới thật sự là thách thức. Kiến trúc sư và kỹ sư của chúng tôi đã phải vừa học hỏi vừa áp dụng công nghệ thiết kế BIM mô hình hóa công trình hiện đại hàng đầu thế giới để triển khai phương án thi công. Tất cả các hạng mục kết cấu và những phiến đá đều được mô hình hóa 3D, sau đó được đánh dấu thứ tự cẩn thận rồi chế tác một cách chính xác trước khi được ghép thành một khối hoàn chỉnh", anh Phạm Thanh Quang, Ban Quản lý thiết kế - Tập đoàn Sun Group chia sẻ.

Tôn tượng Di Lặc Bồ Tát núi Bà Đen - kỳ quan không thể bỏ lỡ trong đời- Ảnh 2.

Khâu chế tác tượng vô cùng phức tạp trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt của vùng núi cao

Là người trực tiếp thi công Tôn tượng Bồ Tát Di Lặc, anh Bùi Nhất Thi, Trưởng Bộ phận điều phối thiết kế - Ban quản lý dự án Tây Ninh cho biết, trong 6.688 viên đá sa thạch, không có viên nào giống viên nào, và viên nào dù chỉ lệch 1 centimet cũng sẽ được cắt gọt điêu khắc lại. Anh cho biết thêm, các vị trí phức tạp nhất của tượng Phật là bàn tay, bàn chân, mũi, cằm, miệng, và chuỗi hạt, đòi hỏi sự chế tác và ghép đá tỉ mỉ, cầu kỳ để đảm bảo cả tính kỹ thuật, mỹ thuật và linh hồn cho tượng Phật. Đặc biệt, do thi công trên đỉnh núi cao nên điều kiện thời tiết rất khắc nghiệt, thường xuyên có gió lớn, sương mù dày đặc, từng khâu trong quá trình xây dựng và chế tác tượng đều vô cùng phức tạp.

"Chúng tôi đã dùng những con robot để thi công, cẩu lắp từng vị trí một nhằm giảm thiểu sức người, nhưng thực sự đây là một công trình đầy thử thách về cả độ khó và độ cầu kỳ hiếm có trên thế giới" - anh Thi cho biết.

Tôn tượng Di Lặc Bồ Tát núi Bà Đen - kỳ quan không thể bỏ lỡ trong đời- Ảnh 3.

Kiệt tác kiến trúc Phật giáo này là nơi mà ai cũng nên chiêm ngưỡng một lần trong đời

"Trong thi công đòi hỏi những người thợ phải có tay nghề rất cao và con mắt rất tốt để khi cầm búa, cầm đục mình có thể thổi hồn vào từng sản phẩm, từng viên đá. Và khi lắp lên nó phải khít với nhau. Để làm nên một pho tượng lớn như vậy thì người chỉ huy phải nắm được quy trình làm ra từng viên, từng khổ đá. Phải tính toán từng phần nhỏ nhất có thể bởi nếu làm nó xê dịch thì sẽ mất thời gian, phải làm đi làm lại", anh Nguyễn Văn Chung - đại diện nhà cung cấp đá cho công trình cho biết.

Những thách thức khó có thể tưởng tượng

Tôn tượng Di Lặc Bồ Tát cao bậc nhất thế giới được kiến tạo trên một địa hình vô cùng phức tạp, thật khó tin lại có thể hoàn thành trong thời gian ngắn kỷ lục - 9 tháng, với 120 nhân công thay phiên nhau làm việc từ sáng đến 21 giờ đêm.