Thứ Tư, 9 tháng 11, 2022

Cuộc sống

Trong cuộc đời con người quan trọng nhất là sức khỏe; trí tuệ

Lịch trình

1. Năm 1982: sinh ra tại Cao Xá - Tân Yên - Bắc Giang

2. Năm 1988: Học lớp 1; Trường Tiểu học Cao Xá

3. Năm 1993: Học Lớp 5 Chuyên Toán - Chuyên Tân Yên

4. Năm 1995: Học lớp 8 tại Trường THCS Trần Phú - TP Bắc Giang

5. Năm 1997: Học lớp 10 tại trường PTTH Chuyên Ban Ngô Sỹ Liên

6. Năm 2000: Ngành Hóa Học - ĐH Khoa học tự nhiên - ĐH QG HN

7. Năm 2004: Giáo viên dạy Hóa tại THPT Thái Thuận

8. Năm 2006: Chuyên viên tại Chi cục TCĐLCL - Sở KH&CN Bắc Giang

9. Năm 2009: Học viên Cao học - ĐH Khoa học tự nhiên - ĐH QG HN

12. Năm 2012 - nay: Chuyên viên tại Chi cục TCĐLCL - Sở KH&CN Bắc Giang

Thời gian công tác: từ 16/11/2004 - 09/11/2022 là gần 18 năm



Thu lợi lớn từ kinh doanh nhỏ. Phần 2

Rơm tăng giá kỷ lục, hơn 50.000 đồng một cuộn

Rơm cho bò ăn tại địa phương khan hiếm, nhiều người phải mua từ nơi khác vận chuyển đến với giá 40.000-52.000 đồng một cuộn, tăng gần gấp đôi bình thường.
Toàn màn Giữa tháng 11, chợ rơm nằm ven sông Ba Lai (Tân Xuân, Ba Tri) nhộn nhịp hàng chục nhân công bốc dỡ rơm từ ghe lên xe công nông. Tại bến có 5, 6 ghe lớn, mỗi ghe chở từ 1.000-2.000 cuộn rơm.

Giữa trưa, anh Nguyễn Văn Tý, 41 tuổi, vừa bốc dở xong một chuyến xe, tranh thủ đem cơm nấu sẵn từ nhà ra ăn để chuẩn bị cho chuyến tiếp theo. Anh Tý là dân địa phương làm nghề bốc xếp rơm hơn 3 năm nay. Mỗi ngày, công việc của anh là vác rơm từ ghe lên xe công nông.

Theo anh Tý, một cuộn rơm nặng chưa đến 20 kg, đoạn đường đi khoảng 20 m, nhưng do phải di chuyển liên tục nên khá tốn sức. Mỗi cuộn rơm có giá bán 40.000-52.000 đồng (tăng gần gấp đôi tháng trước), người bốc xếp được trả công 1.000 đồng.

Tại chợ rơm có ba bãi chính, số lượng công nhân bốc vác của các công đoàn nhiều nhất lên đến 50 người. Bình quân mỗi ngày, tùy theo số lượng rơm, công nhân bốc vác được trả từ 500.000-600.000 đồng.

Công nhân bốc vác tại ba bến ở chợ rơm Ba Tri trưa 8/11 Ảnh: Hoàng Nam

Vừa chở chuyến rơm đầu tiên trong tháng từ Hồng Ngự (Đồng Tháp) về, anh Nguyễn Văn Viên, 40 tuổi, thương lái rơm, cho biết mỗi chuyến đi về bằng ghe mất hai ngày hai đêm.

Anh Viên làm nghề lái rơm đã 13 năm, có một ghe gỗ chở khoảng 1.700 cuộn từ các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Long An. Ngoài thời gian di chuyển còn phải đợi bạn hàng, nên mỗi tháng vợ chồng anh đi khoảng 6 chuyến, bình quân mỗi chuyến trừ chi phí xăng dầu, lãi khoảng 5 triệu đồng.

Theo anh Viên, do mới chỉ đầu vụ thu hoạch nên số lượng ghe chở rơm còn ít. Cao điểm sau Tết Nguyên đán đến giữa năm, bình quân mỗi ngày tại bến có trên 10 ghe rơm, có tàu sắt lớn nhất có thể chở đến 4.000 cuộn.

Rơm từ chợ sẽ được xe công nông, ba gác phân phối đến người nuôi bò (mỗi xe chở từ 50 đến 100 cuộn). Bến Tre là một trong những địa phương có đàn bò thuộc loại lớn của miền Tây, trên 200.000 con.

Xe công nông chở rơm từ chợ đến người nuôi bò. Ảnh: Hoàng Nam

Có hơn 10 con bò, những ngày này ông Phạm Văn Nhựt (Phong Mỹ, Giồng Trôm) cho biết bình quân mỗi ngày, một con bò lớn ăn khoảng nửa cuộn rơm. Do giá rơm tăng cao, ông phải cắt giảm bớt một nửa phần ăn của nó.

"Một con bê (bò con) hiện tại bán giá 7 triệu đồng, trong khi một xe rơm 100 cuộn đã có giá 5 triệu đồng", ông Nhựt nói và cho rằng chi phí chăn nuôi hiện khá đắt đỏ.

Ông Nguyễn Xuân Vinh, Phó phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ba Tri thông tin, huyện này có đàn bò 105.000 con, chiếm 50% tổng đàn bò của tỉnh.

Do thời điểm này đang có mưa nhiều, nông dân vì thế không thể thu hoạch rơm, trong khi cỏ nuôi bò kém phát triển, giá thức ăn lại tăng, giá rơm nhập về từ các tỉnh khác vì thế tăng cao kỷ lục. "Rơm tại chợ bán với giá 40.000 một cuộn, nhưng khi vận chuyển đến nhà dân có thời điểm lên đến 52.000 đồng một cuộn, gây khó khăn cho người chăn nuôi", ông Vinh chia sẻ.
Hoàng Nam

Bắc Giang: Đưa tri thức, tiến bộ KH&CN đến nhanh với đời sống sản xuất

Tỉnh Bắc Giang đang ưu tiên và tập trung nguồn lực cho phát triển khoa học và công nghệ (KH&CN), đưa tri thức và tiến bộ KH&CN đến nhanh hơn với đời sống sản xuất.

Bắc Giang: Đưa tri thức, tiến bộ KH&CN đến nhanh với đời sống sản xuất - Ảnh 1.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Giang Mai Sơn trao giải Nhất cho các tác giả của Báo Khoa học và Phát triển - Ảnh: VGP/Hoàng Giang

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Giang Mai Sơn nhấn mạnh như trên tại "Lễ Kỷ niệm Ngày KH&CN Việt Nam và trao Giải thưởng Báo chí về KH&CN tỉnh Bắc Giang lần thứ nhất" do UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức ngày 18/5.

Phát biểu tại Lễ Kỷ niệm, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Giang Mai Sơn cho biết, trong thời gian qua, ngành KH&CN của tỉnh Bắc Giang luôn nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện của Chính phủ, Bộ KH&CN, các bộ, ngành, viện nghiên cứu, trường đại học; người dân và cộng đồng doanh nghiệp, sự đồng hành của các cơ quan truyền thông Trung ương và địa phương.

Trong 5 năm (giai đoạn 2016-2020), tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của Bắc Giang bình quân đạt 14%/năm-thuộc nhóm các tỉnh có tốc độ tăng trưởng dẫn đầu cả nước.

Các ngành kinh tế từng bước được cơ cấu lại theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và tăng sức cạnh tranh. Các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội tiếp tục có nhiều chuyển biến tiến bộ, nhiều lĩnh vực duy trì thứ hạng tốp đầu khu vực và cả nước... Những kết quả đó, có vai trò hết sức quan trọng của KH&CN.

Theo ông Mai Sơn, trong hoạt động quản lý nhà nước, nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển và ứng dụng KH&CN được tỉnh Bắc Giang ban hành và đang phát huy hiệu quả như: Phát triển công nghiệp, nông nghiệp, chuyển đổi số, sở hữu trí tuệ, phát triển thị trường KH&CN; hoạt động khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo, truy xuất nguồn gốc sản phẩm... 

Qua đó, tạo điều kiện cho lĩnh vực KH&CN của tỉnh đổi mới mạnh mẽ và ngày càng hiệu quả, góp phần gia tăng giá trị cho các sản phẩm chủ lực, đặc trưng, tiềm năng trong lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp của tỉnh.

Trong sản xuất công nghiệp, tỉnh đã có bước phát triển vượt bậc, tạo ra nhiều sản phẩm công nghệ cao mà lần đầu tiên được sản xuất ở Bắc Giang như: Sản phẩm của Apple Watch, máy bay không người lái, một số sản phẩm điện tử, máy tính và phụ kiện, sản phẩm quang học, pin năng lượng mặt trời... 

Đây là những sản phẩm công nghệ cao, có sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế; là những sản phẩm chủ lực, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu sản xuất, thúc đẩy phát triển công nghiệp của tỉnh theo hướng công nghiệp công nghệ cao.

Trong sản xuất nông nghiệp, Bắc Giang đã quan tâm ứng dụng KH&CN, phát triển nhiều sản phẩm nông sản chủ lực, đặc trưng của tỉnh. Hiện nay, tỉnh đã xây dựng được 766 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; đã hình thành một số vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao tạo ra chuỗi giá trị như: Vùng chăn nuôi gà đồi Yên Thế, vùng chăn nuôi và tiêu thụ lợn sạch Tân Yên.

Bắc Giang đang hình thành vùng cây ăn quả trọng điểm quốc gia theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, với quy mô gần 50.000 ha, trong đó Lục Ngạn là nòng cốt với sản phẩm chủ lực vải thiều, cam, bưởi, ổi, táo… được sản xuất theo tiêu chuẩn GAP.

Bên cạnh đó, tỉnh rất quan tâm phát triển sản phẩm chủ lực thông qua việc tạo lập, quản lý và phát triển các đối tượng sở hữu công nghiệp. Bắc Giang là tỉnh đứng tốp đầu cả nước trong bảo hộ các quyền về sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm chủ lực, tiềm năng, đặc trưng của tỉnh như: Gà đồi Yên Thế, rau Yên Dũng, na dai Lục Nam, bưởi Hiệp Hòa, vú sữa Tân Yên... Đặc biệt, vải thiều Lục Ngạn là sản phẩm đầu tiên của Việt Nam được bảo hộ, cấp chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản.

Ông Mai Sơn cho biết, Bắc Giang đang tập trung phát triển toàn diện các ngành kinh tế, cả công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ, trong đó xác định công nghiệp là động lực chủ yếu, nông nghiệp làm nền tảng bảo đảm dịch vụ làm điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế. 

Ưu tiên và tập trung nguồn lực cho phát triển KH&CN. Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực, đặc biệt là của doanh nghiệp cho đầu tư phát triển KH&CN, gắn kết chặt chẽ, đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp để triển khai thực hiện có hiệu quả các hoạt động KH&CN.

Đại diện Bộ KH&CN, ông Hà Minh Hiệp, Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng cho rằng, những thành tựu trên không chỉ thể hiện nỗ lực cố gắng của các cấp, ngành và nhân dân Bắc Giang mà còn thể hiện sự tư duy và chiến lược, sự chỉ đạo quyết liệt trong quản lý, điều hành của lãnh đạo tỉnh Bắc Giang.

Bộ KH&CN mong muốn lãnh đạo tỉnh tiếp tục quan tâm, chỉ đạo, hỗ trợ đầu tư kinh phí, nhân lực KH&CN; xây dựng cơ chế khuyến khích doanh nghiệp đầu tư cho KH&CN phục vụ phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn tỉnh; chủ động phối hợp với cơ quan Trung ương triển khai các dự án điểm về KH&CN…

Cũng tại buổi lễ Kỷ niệm, UBND tỉnh Bắc Giang đã trao Giải thưởng Báo chí về KH&CN tỉnh lần thứ nhất cho 4 loại hình báo chí, gồm 1 giải A, 2 Giải B, 4 Giải C và 8 Giải khuyến khích.

Đây là dịp để ghi nhận sự đồng hành, sáng tạo của đội ngũ phóng viên, biên tập viên, nhà báo, cơ quan truyền thông Trung ương và địa phương đã truyền tải các kết quả nghiên cứu, các kiến thức khoa học, kĩ thuật tiên tiến, hoạt động sáng tạo về KH&CN … giúp nâng cao nhận thức của người dân về vai trò của KH&CN ngày càng rõ nét hơn.

Phát động giải thưởng báo chí về KH&CN tỉnh Bắc Giang lần 2, Giám đốc Sở KH&CN Bắc Giang Nguyễn Thanh Bình hy vọng, giải thưởng sẽ có sức lan tỏa, để tiếp tục phát huy vai trò của ngành KH&CN tỉnh Bắc Giang nói riêng, hoạt động KH&CN nói chung thực sự trở thành động lực thúc đẩy đổi mới sáng tạo, nâng cao trình độ công nghệ sản xuất và sức cạnh tranh của sản phẩm, đóng góp nhiều hơn nữa cho phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương.

Hoàng Giang

Bắc Giang bứt phá nhờ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo




Hiện nay, Bắc Giang không chỉ là điểm đến của hàng loạt các doanh nghiệp công nghệ lớn mà việc ứng dụng khoa học, công nghệ (KHCN) trong nông nghiệp cũng giúp tỉnh phát triển nhiều sản phẩm nông sản chủ lực, đặc trưng như: Gà đồi Yên Thế, vải thiều Lục Ngạn... đem lại danh tiếng cũng như giá trị kinh tế to lớn cho địa phương.





Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt và Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương tham quan các gian hàng giới thiệu sản phẩm đặc trưng, chủ lực của Bắc Giang - Ảnh: VGP/Hoàng Giang

Trong thời gian qua, ngành KHCN của tỉnh Bắc Giang luôn nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện của Chính phủ, Bộ KH&CN, các bộ, ngành, viện nghiên cứu, trường đại học, người dân và cộng đồng doanh nghiệp.

Là tỉnh xuất phát điểm thấp, song đến nay Bắc Giang thuộc nhóm các tỉnh có tốc độ tăng trưởng dẫn đầu cả nước, là điểm sáng và là một trong những địa phương có sức hấp dẫn nhất về thu hút đầu tư.

Giai đoạn 5 năm (2016-2020), tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân đạt 14%/năm - thuộc nhóm các tỉnh có tốc độ tăng trưởng dẫn đầu cả nước. Ngành nông nghiệp tỉnh Bắc Giang duy trì đứng đầu khu vực Trung du và miền núi phía bắc.

Công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh đạt kết quả tích cực; các chỉ số đánh giá cấp tỉnh đều được cải thiện mạnh mẽ, nhiều chỉ số quan trọng nằm trong top đầu cả nước như: Chỉ số hiện đại hóa nền hành chính; chuyển đổi số, chính quyền số, kinh tế số... Các ngành kinh tế từng bước được cơ cấu lại theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và tăng sức cạnh tranh. Vị thế tỉnh Bắc Giang ngày càng được nâng cao.

Đặc biệt, vượt qua những khó khăn, thách thức, trong 9 tháng đầu năm 2022, kinh tế của tỉnh Bắc Giang tiếp tục duy trì đà phục hồi và bứt phá mạnh mẽ. Tốc độ tăng trưởng GRDP dẫn đầu cả nước với giá trị gia tăng 23,98%.
Đòn bẩy tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng

Thực tiễn Bắc Giang những năm qua cho thấy, ở đâu có sự sáng tạo trong đổi mới các giải pháp về kỹ thuật, công nghệ, chính sách, ở đó đều có sự tiến bộ vượt bậc. KHCN thực sự là đòn bẩy trong quá trình tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng.

Trong những năm qua, tỉnh Bắc Giang luôn ưu tiên và tập trung nguồn lực cho phát triển KHCN, đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực, đặc biệt là của doanh nghiệp cho đầu tư phát triển KHCN. Đồng thời gắn kết chặt chẽ, đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp để triển khai thực hiện có hiệu quả các hoạt động KHCN, tập trung vào các lĩnh vực: Thúc đẩy phát triển thị trường KHCN và hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; hỗ trợ thành lập và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp KHCN, doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Kết hợp ứng dụng tiến bộ khoa học với đổi mới công nghệ và phát triển sản phẩm, phát huy tối đa thành quả của cuộc CMCN lần thứ 4. Phát huy vai trò Sàn giao dịch công nghệ ảo để tạo điểm đến giao dịch công nghệ cho các doanh nghiệp, tổ chức KHCN, nhà khoa học, đồng thời là nền tảng cho các hoạt động tư vấn, môi giới, xúc tiến chuyển giao, thương mại hóa công nghệ. Đặc biệt tập trung phát triển kinh tế số - một nền kinh tế vận hành chủ yếu dựa trên công nghệ số.

Bắc Giang đặt quan điểm phát triển KHCN không chỉ là nhiệm vụ của chính quyền mà còn cần động lực và sự phối hợp chặt chẽ từ khu vực tư nhân. Coi trọng và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho ứng dụng KHCN vào khu vực tư nhân, hướng đến phát triển doanh nghiệp KHCN, phát huy được kỹ năng và tính năng động sẵn có, lan tỏa của yếu tố KHCN trong toàn xã hội.

Từ quan điểm này, với chính sách chiến lược thu hút đầu tư có chọn lọc, ưu tiên chấp thuận đối với các doanh nghiệp công nghệ và các doanh nghiệp có hàm lượng ứng dụng công nghệ cao trong quản trị, tỉnh Bắc Giang đã và đang là điểm đến của hàng loạt các doanh nghiệp công nghệ lớn. Những kết quả đó là tiền đề để KHCN tỉnh tạo nên những bước bứt phá mới trong những năm tiếp theo.

Trong hoạt động quản lý nhà nước, nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển và ứng dụng KHCN được tỉnh Bắc Giang ban hành đã và đang phát huy hiệu quả như: Phát triển công nghiệp, nông nghiệp, chuyển đổi số, sở hữu trí tuệ, phát triển thị trường KHCN; hoạt động khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo, truy xuất nguồn gốc sản phẩm...

Qua đó, tạo điều kiện cho KHCN đổi mới mạnh mẽ và ngày càng hiệu quả, góp phần gia tăng giá trị cho các sản phẩm chủ lực, đặc trưng, tiềm năng trong lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp của tỉnh.

Trong sản xuất công nghiệp đã có bước phát triển vượt bậc, tạo ra nhiều sản phẩm công nghệ cao mà lần đầu tiên được sản xuất ở Bắc Giang như: Sản phẩm của Apple Watch, máy bay không người lái, một số sản phẩm điện tử, máy tính và phụ kiện, sản phẩm quang học, pin năng lượng mặt trời...

Đây là những sản phẩm công nghệ cao, có sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế; là những sản phẩm chủ lực, chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu sản xuất, thúc đẩy phát triển công nghiệp của tỉnh theo hướng công nghiệp công nghệ cao.

Trong sản xuất nông nghiệp đã quan tâm ứng dụng KHCN, phát triển nhiều sản phẩm nông sản chủ lực, đặc trưng của tỉnh. Hiện nay, Bắc Giang đã xây dựng được 766 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; đã hình thành một số vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao tạo ra chuỗi giá trị như: Vùng chăn nuôi gà đồi Yên Thế, vùng chăn nuôi và tiêu thụ lợn sạch Tân Yên...

Bắc Giang đang hình thành vùng cây ăn quả trọng điểm quốc gia theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, với quy mô gần 50.000 ha, trong đó Lục Ngạn là nòng cốt với sản phẩm chủ lực vải thiều, cam, bưởi, ổi, táo… được sản xuất theo tiêu chuẩn GAP.

Bên cạnh đó, tỉnh rất quan tâm phát triển sản phẩm chủ lực thông qua việc tạo lập, quản lý và phát triển các đối tượng sở hữu công nghiệp. Bắc Giang là tỉnh được đứng trong top đầu cả nước, bảo hộ các quyền về sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm chủ lực, tiềm năng, đặc trưng của tỉnh như: Gà đồi Yên Thế, rau Yên Dũng, na dai Lục Nam, bưởi Hiệp Hòa, vú sữa Tân Yên... Đặc biệt, vải thiều Lục Ngạn là sản phẩm đầu tiên của Việt Nam được bảo hộ, cấp chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản.


Tọa đàm xây dựng hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp Bắc Giang năm 2022 - Ảnh: VGP/Hoàng Giang

Vì mục tiêu phát triển bền vững

Bắc Giang là địa phương đầu tiên trong cả nước được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch xác định: "Phát triển nhanh và bền vững là yêu cầu xuyên suốt, dựa chủ yếu vào KHCN và đổi mới sáng tạo, đưa KHCN, kinh tế tri thức và chuyển đổi số toàn diện trở thành nhân tố đóng góp chủ yếu cho nâng cao chất lượng tăng trưởng".

Với mục tiêu: Phát triển tỉnh Bắc Giang bền vững trong thời gian tới là một trong các địa phương dẫn đầu cả nước về quy mô kinh tế và mức độ phát triển công nghệ vào năm 2025, ngành KHCN Bắc Giang chú trọng phát triển theo mô hình, giải pháp sau:

Phát triển các sản phẩm công nghệ, tập trung đầu tư nguồn lực từ khu vực công hơn nữa cho phát triển công nghệ, ưu tiên công nghệ lõi để tiếp cận, chuyển giao, chú trọng, nâng cao hơn nữa hiệu quả của chủ trương khuyến khích doanh nghiệp đầu tư phát triển công nghệ ở Bắc Giang.

Phát triển các sản phẩm chủ lực, đặc trưng, xác định công nghệ sinh học có vai trò đặc biệt quan trọng, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu - ứng dụng KHCN trong sản xuất, bảo quản, chế biến, tiêu thụ các sản phẩm chủ lực, đặc trưng của tỉnh; nhân rộng mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn GAP hướng tới đạt tiêu chuẩn xuất khẩu (cây vải thiều, cam, bưởi, lúa, rau mầu, gỗ; con lợn, con gà). Tập trung vào nhóm sản phẩm đặc sản địa phương như vải thiều Lục Ngạn, rượu làng Vân, mỳ gạo, mật ong… Nhân rộng các hình thức tổ chức sản xuất, chuỗi giá trị đã hình thành có hiệu quả, phù hợp với thực tiễn phát triển ở địa phương như Chương trình mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP).

Đẩy mạnh quảng bá, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, bao bì, nhãn mác và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Xây dựng chính sách hỗ trợ xác lập quyền sở hữu công nghiệp và phát triển nhãn hiệu cho các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2020-2025. Hỗ trợ các địa phương, tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã,… xây dựng, đăng ký, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, bảo hộ thương hiệu sản phẩm, chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu sản phẩm nông sản của tỉnh. Phấn đấu đến năm 2030 có 90% số sản phẩm chủ lực, đặc trưng, tiềm năng của tỉnh được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu công nghiệp.

Phát huy hiệu quả của chính quyền điện tử, chính quyền số trong việc phục vụ, đáp ứng nhu cầu của người dân. Ứng dụng rộng rãi về công nghệ thông tin và thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0, xây dựng cơ sở dữ liệu số ngành KHCN, đáp ứng yêu cầu toàn bộ dữ liệu phải được số hóa, quản lý và khai thác trực tuyến.

Tập trung mọi nguồn lực cho phát triển KHCN. Tranh thủ các nguồn lực từ Trung ương và nguồn hỗ trợ vốn, công nghệ của nước ngoài. Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực, đặc biệt là của doanh nghiệp cho đầu tư phát triển KHCN.

Nguyễn Thanh Bình, Giám đốc Sở KH&CN Bắc Giang

Bỏ phố về quê trồng rau ??? || Ngày nghỉ đi làm vườn

5 quy luật của tiền. Phần 1