Thứ Bảy, 5 tháng 11, 2022

Giới thiệu các mô hình gọi vốn khởi nghiệp cho Start - Up

Bắt đầu khởi nghiệp thường bài toán đầu tiên bạn gặp phải là gọi vốn đầu tư! Đây là bài toám hóc búa, mang tính quyết định đối với bất cứ Start - Up nào. Ý tưởng kinh doanh của bạn dù có hay đến mấy cũng phải có vốn để hiên thực hóa nó. Hôm nay chúng tôi giới thiệu đến các bạn một số mô hình gọi vốn khởi nghiệp cho bạn tham khảo.

Mô hình kêu gọi vón đầu tư

Mô hình gọi vốn đầu tư

I. Các mô hình gọi vốn khởi nghiệp Strat - up

1. Các nhà đầu thiên thần 

  • Các nhà đầu tư thiên thần là những cá nhân giàu có thường hỗ trợ tài chính bằng tiền của mình vào các start - up, đổi lại họ thường yêu cầu sở hữu một phần công ty hoặc nợ chuyển đổi
  • Các nhà đầu tư này thường tham gia vào các dự án trước các công ty đầu tư mạo hiểm và có thể chỉ cấp vốn một lần nhằm giúp công ty vượt qua những khó khăn của những giai đoạn đầu tiên. Số tiền họ tài trợ do đó thường nhiều hơn so với số vốn tự có, vốn vay mượn từ bạn bè hay là crowfdungding, và sẽ ít hơn VC
  • Đây là những doanh nhân thành công và giàu kinh nghiệm, có chuyên môn và tầm nhìn để đánh giá tiềm năng, thậm chí đưa những lời khuyên và mang lại cho các mốn quan hệ quý giá cho chủ doanh nghiệp nơi họ đầu tư - nghe thật tuyệt vời đúng không.
  • Đúng vậy mạnh thường quân cũng có những điều kiện nhất định khi mà họ đầu tư. Họ Khác với người thân và bạn bè ( dù có những NĐTTT cũng xuất phát từ những đối tượng này ) Ở chỗ , họ ít nhất cần phải thấy được năng lực của người sáng lập và tiềm năng của dự án thông qua sản phẩm mẫu hay  các mô hình thử nghiệm của sản phẩm. Do đó, họ thường tham gia đóng góp vốn nhiều nhất vào cuối giai đoạn hoàn thiện định hình sản phẩm/dịch vụ và số vốn đóng góp được sử dụng để điều tra thị trường, tìm kiếm khách hàng để gia nhập thị trường ( giai đoạn gọi vốn hạ giống )
  • Tại Mỹ để được công nhận là "thiên thần ", các nhà đầu tư cần phải đáp ứng được các tiêu chí của ủy ban chứng khoán SEC: phải có giá tri tài sản ròng trên 1 triệu USD và có thu nhập trên 200.000 USD/ năm hoặc 300.000 USD/ Năm nếu là thu nhập chung của 2 người. Đáp ứng yêu cầu thú 2 thì nhà đầu tư được " công nhận " và được gọi là " accredited investor ". Mức đầu tư trung bình NĐTTT ở Mỹ vào khoảng 100.000 - 500.000 USD, còn ở Việt Nam vào khoảng 10.000 - 100.000 USD
nhà đầu tư thiên thần

Các nhà đầu tư thiên thần

2. Mô hình gọi vốn từ cộng đồng 

  • Gọi vốn từ cộng đồng là một mô hình huy động vốn phổ biến và tạo ra nhiều lợi ích cho người tham gia với thời gian gần đây. Tại Việt Nam, mô hình này cũng đang thu hút sự quan tâm của rất nhiều bạn trẻ khời nghiệp
  • Crowdfunding là một hình thức tài trợ cho dự án bằng sự đóng góp từ một số lượng lớn những người tham gia, thường được thông qua một số website hoặc các nhà mạng xã hội. Thông thường, người khởi xướng sẽ nêu ra ý tưởng dự án của mình trên các diễn đàn này để kêu gọi vốn.Tại đây, quyết định của các nhà đầu tư lớn nhỏ đều được đưa ra nhanh chóng hơn tùy thuộc vào việc nhận thấy tiềm năng của dự án hay chỉ đơn giản là thích thú và muốn ủng hộ
  • Số tiền đầu cũng không nhiều khi họ chỉ đơn giản là đồng ý nhận sở hữu sản phẩm với mức gia ưu đãi miễn phí, các phiên bản đặc biệt hay là các phần thưởng khác còn tùy thuộc vào mức độ đóng góp. Nếu gọi vốn khôn thành công, số tiền đóng góp sẽ được trả lại cho các nhà đầu tư
  • Tuy số tiền của mỗi nhà đầu tư nhỏ, số lượng rất lớn các nhà đầu tư tham gia đồng nghĩa với việc chủ dự án - những người không vốn có số tiền rất cần thiết với họ để làm ra những sản phẩm mẫu đầu tiên hay trang trải các chi phí ban đầu. Vốn được gọi trong thời gian ngắn và cách thức đơn giản.
  • Hiện nay, có hơn 400 trang web crowdingfunding hoạt động trên thế giới các trang web creowdfunding nổi tiếng và thành công trên thế giới phải kể đến Indiegogo, kicstarter.. Các trang web này thường thu một khoảng phí nhỏ vài trăm từ các dự án được duyệt. Theo báo cáo Massolution Crowdfunding Report 2015, các dịch vụ này đã giúp những người tham gia gây dựng được một số vốn hơn 34 tỷ USD trên toàn thế giới vào năm 2015
  • So với Kicstater, IndieGogo cho phép dự án ở tất cả các lĩnh vực và mục đích khác nhau được gọi vốn. Trang này khuyến khích các thành viên đăng tải các video, câu chuyện cá nhân, để bạn biến ý tưởng thành hiện thực. hiện tại trang web có mặt ở trên 223 quốc gia với hơn 150 triệu người ghé thăm hàng tháng
  • Ở Việt Nam mô hình crowding đầu tiên là trang web Ig9.vn ( nay là betado.com ) do công ty cổ thần Ig9 lập ra để hỗ trợ huy động vốn vào trong tháng 3/2013. Tiếp sau đó là sự xuất hiện hiện của Fundstart.vn, comicola.com...

3. Các vườn ươm doanh nghiệp, các chương trình khởi nghiệp hay doanh nghiệp hỗ trợ khởi nghiệp

  • Các vườn ươn hay chương trình khởi nghiệp thường là hình thức hỗ trợ khởi nghiệp hay là thành lập bởi các trường đại học, doanh nghiệp lớn, tổ chức chính phủ hoặc chi .. Các mô hình này cũng cung cấp vay vốn với lãi suất ưu đãi cho các dự án tham giâ, tuy vậy họ thiên về cung cấp cơ sở vật chất, các khóa học về kinh doanh chuyên môn hoặc là hệ thống tư vấn pháp luật miễn phí hay với ưu đãi cho các doanh nghiệp khởi nghiệp
các doanh nghiệp đâu tư

Các  doanh nghiêp đầu tư

4. Các công ty mạo hiểm

  • Các công ty hãy quỹ đầu tư mạo hiểm sử dụng việc đóng góp từ các nhà đầu tư mạo hiểm để đầu tư vào các sự án khởi nghiệp. Là những nhà đầu tư chuyên nghiệp và đặt mục tiêu lợi tức lên hàng dầu cũng như phải chiu trách nhiệm trước khoản đầu tư do các thành viên của quỹ đầu tư ủy thác , VC có những tiêu chí cao hơn, tham gia muộn hơn và số tiền đầu tư cũng lớn hơn nhiều so với các NĐTTT. Khác với NĐTTT, mục đích sở hữu một phần doanh của nhà đầu tư mạo hiểm rõ ràng hơn là để đạt được quyền kiểm soát ảnh hưởng nhất định tới các quyết định côn ty. Ngoài vốn, các nhà đâu tư mạo hiểm còn có thể tư vẫn chiến lược, hỗ trợ về mặt quản lý hay không gian làm việc.
  • Các nhà đầu tư mạo hiểm tham gia đầu tư từ vòng "Series A " trở đi, khi dự án đã khởi chạy được một thời gian, có sản phẩm thị trường và mô hình kinh doanh được định hình , cần nguồn vốn lớn để mở rộng kinh doanh, đầu tư vào marketing, phát triển đội ngũ nhân viên và quản lý. Để thuyết phục các nhà đầu tư mạo hiểm, bạn cần phải có  ké hoạch và mô hình kinh doanh rõ ràng, cho họ thấy được tiềm năng và khả năng tăng trưởng của sản phẩm
  • Tại Việt Nam các nhà đầu tư mạo hiểm đã và đang tạo ra nhiều thương vụ đầu tư đáng chú ý. Các nhà đầu tư mạo hiểm lớn hiện nay có thể nói đến IDG ventures Việt Nam, CyberAgent Ventures.. 

II. Cách gọi vốn đầu tư khởi nghiệp thành công :

1. Chuẩn bị kế hoạch một cách kĩ càng

  • Để kêu gọi vốn thành công, bạn cần chuẩn bị cho mình một bản kế hoạch chi tiết và kĩ càng, thể hiện rõ hướng đi của doanh nghiệp, thể hiện rõ tiềm năng của một doanh nghiệp mới và trẻ. Đó có thể là lĩnh vực ít người biết đến, có tiềm năng trên thế giới nhưng chưa được phát triển ở Việt Nam. Đó có thể là hình thức kinh doanh cũ, nhưng cách khai thác mới thì khả năng kêu gọi vốn thành công vẫn vô cùng cao.

Một số dịch vụ bên chúng tôi :

2. Trình bày luận điểm rõ ràng mạch lạc

  • Khi bạn đã chuẩn bị cho mình một bản kế hoạch hoàn hảo, bước tiếp theo để thuyết phục nhà đầu tư phụ thuộc rất lớn vào cách trình bày vấn đề của bạn, có tường minh không, có thu hút không, có tự tin không. Chỉ khi nào bạn tự tin với bản kế hoạch của mình, tự tin với những gì mình triển khai thì bạn mới có đủ khả năng thuyết phục người khác tin theo bạn. Đây chính là mấu chốt của vấn đề, hãy giữ một cái đầu lạnh, bình tĩnh để giải quyết mọi vấn đề, mọi câu hỏi mà nhà đầu tư đưa ra. Hãy để người khác có niềm tin rằng, doanh nghiệp của bạn đầy tiềm năng và xứng đáng nhận được mức đầu tư hợp lý.
thuyết phục nhà đầu tư

Thuyết phục nhà đầu tư

3. Định giá sản phẩm của doanh nghiệp mình, nêu rõ mức mong muốn được đầu tư

  • Đây là điều quan trọng trong quá trình thương thảo, nhà đầu tư cần biết cụ thể bạn muốn nhận mức đầu tư là bao nhiêu? Tương đương với bao nhiêu % cổ phần nếu lên thị trường chứng khoán. Khi định hướng rõ điều này, họ sẽ tự có một định hình từ trước. Bạn cũng sẽ ghi điểm bởi sự chuyên nghiệp cẩn thận của mình.
  • Ngoài ra hãy nhớ, khi đã có một nhà đầu tư gật đầu, bạn cũng có thể tìm kiếm thêm các nhà đầu tư khác để thúc đẩy quá trình thực hiện dự án. Khi dự án nhận được nhiều sự quan tâm, chứng tỏ bạn đang sở hữu một doanh nghiệp đầy tiềm năng.

4. Founder nên bỏ khoản đầu tư đáng kể, tự rót vốn vào doanh nghiệp của mình

  • Trường hợp này thường đến từ các Start up nhỏ và vừa, nhiều doanh nghiệp không tự rót vốn vào doanh nghiệp của mình ở những bước đầu dẫn đến sự phụ thuộc hoàn toàn vào các nhà đầu tư “thiên thần”. Điều này vô tình khiến các nhà đầu tư nghi ngờ vào khả năng thành công của doanh nghiệp (bởi chính người chủ còn ko dốc sức vào doanh nghiệp của mình)
  • Thực trạng chung cho cá doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam khi tiếp cận nguồn vốn đầu tư mạo hiểm là các dự án vẫn chưa chín muồi và có mô hình kinh doanh cụ thể, do đó thường không qua được các vòng thẩm định của các nhà đầu tư mạo hiểm dù ý tưởng kinh doanh có tiềm năng. Các nhà đầu tư mạo hiểm cho rằng, nguồn tiền đầu tư vẫn còn rất dồi dào, chính sự thể hiện của doanh nghiệp đến đâu mới là quyết định, và tác động đến sự phát triển của mô hình gọi vốn này.

Các hình thức hỗ trợ này thường chỉ duyệt các dự án đạt các tiêu chí nhất định - yêu cầu chuyên môn hay thuộc các địa bàn nhất định với kế hoạch kinh doanh và sản phẩm được định hình rõ ràng. Chính vì vậy nếu các bạn gặp khó khăn trong việc lập dự án đầu tư thì hãy liên hệ với chúng tôi công ty lập dự án đầu tư hàng đầu Việt Nam

Khởi nghiệp lần đầu: Những điều cần biết về gọi vốn đầu tư

Các doanh nghiệp mới khởi sự đều mong muốn nhận được khoản đầu tư tốt để phát triển ý tưởng và công việc kinh doanh. Nhưng ngoài việc tìm hiểu làm thế nào thu hút nhà đầu tư và gọi vốn thành công, doanh nhân mới khởi nghiệp nên có cái nhìn tổng quát về thế nào là gọi vốn và những gì sẽ xảy ra sau gọi vốn.

Phần 1 của loạt bài sẽ chia sẻ thông tin về “Điều chỉnh vốn: tăng vốn mà vẫn kiểm soát doanh nghiệp” 

Nhiều doanh nghiệp tham gia thị trường và giao thương thuận lợi mà không cần nguồn đầu tư vốn bên ngoài nào cả. Với số khác, gọi vốn từ các nhà đầu tư khác là chuyện chỉ làm 1 lần – có thể gọi vốn cho việc phát triển một thử nghiệm công nghệ hoàn toàn mới ở giai đoạn chưa tạo doanh thu hoặc cung cấp tài lực cần thiết để tham gia thị trường mới khi doanh nghiệp phát triển. Nhưng với một số doanh nghiệp khác, là cả một quá trình liên tục, bắt đầu với nguồn vốn khởi đầu rồi chuyển sang tài trợ phát triển và nhiều vòng gọi vốn từ những nhà đầu tư mạo hiểm. Và nếu các vòng gọi vốn tăng tiến không theo đường lối nào cả thì nó thường là để hỗ trợ cho sự phát triển quá nhanh chóng.
Doanh nghiệp thường bắt đầu với 1 hay 2 nhà sáng lập nắm giữ 100% cổ phần, sau đó sẽ thu nạp thêm nhà đầu tư cá nhân hay tổ chức cùng với quy định và lịch trình riêng.
Trong một quy trình phát triển, nhà sáng lập và những nhà đầu tư từ sớm thấy rằng sở hữu của họ sẽ bị lu mờ khi có thêm những nhà đầu tư mới tham gia . Đến một mức độ nào đó, tùy thuộc nhà đầu tư muốn can thiệp ít hay nhiều – việc điều hành cũng sẽ bị lu mờ, nhất là khi phải ra một quyết định quan trọng vì nhà sáng lập giờ đây phải làm hài lòng cả một đám đông đồng sở hữu
Vậy việc phát triển nhờ vào nhiều nguồn vốn trong một thời gian dài có ý nghĩa gì với một doanh nghiệp phát triển quá nhanh? Và điều gì có thể giúp điều chỉnh sự quan tâm và tham vọng của những nhà sáng lập và nhà đầu tư?
Nhà sáng lập cần biết thế nào là Vòng gọi vốn cơ bản; những cách thoái vốn; lộ trình của nhà đầu tư và giảm cổ phần là thế nào khi công ty phát triển gọi vốn và phát triển.
 
1. Vốn khởi đầu (Seed capital)
Phần cơ bản đầu tiên của việc tài trợ là “Vốn khởi đầu”. Vai trò truyền thống của vốn khởi đầu là cung cấp nguồn lực để thương mại hóa một sản phẩm hay dịch vụ.
Tiêu biểu là nó sẽ kích hoạt doanh nghiệp chưa tạo doanh thu để phát triển một ý tưởng hay sản phẩm  – ví dụ như bằng một mô hình thử nghiệm hay phiên bản đầu tiên.
Nhắc lại là không phải tất cả đều đòi hỏi nguồn vốn tài trợ trong giai đoạn này và đối với một số doanh nghiệp, lựa chọn ưu tiên là “tự lực cánh sinh” (nếu như có đủ khả năng) hoặc nhận sự hỗ trợ tiền bạc từ gia đình và bạn bè, dưới hình thức một khoản vay hay sẽ trả lại bằng cổ phần sau này.
Nhưng trong một số trường hợp, cần nhiều hơn những nguồn lực có sẵn. Ví dụ, nếu như đó là một sản phẩm công nghệ, quy trình phát triển và định hình ý tưởng sẽ tiêu tốn rất nhiều tiền. Vì vậy rất cần có vốn khởi đầu lớn hơn.
Ngoài gia đình và bạn bè ra, còn có những nguồn tài trợ khác mà nhà sáng lập có thể tiếp cận (như các Quỹ hỗ trợ phát triển ở địa phương…), những nhà đầu tư thiên thần (cá nhân hay tập đoàn) hoặc một số ít các tổ chức đầu tư mạo hiểm nhiều tham vọng.
Tuy nhiên các website gọi vốn cộng đồng đang phát triển mạnh trên thị trường như Crowdcube và Seedrs. Các website hay những loại hình tương tự khuyến khích những doanh nghiệp trẻ tự giới thiệu đến cộng đồng nhà tài trợ. Nhà đầu tư có thể thuộc mọi thể loại từ dân nghiệp dư nhỏ lẻ cho đến những người chuyên nghiệp.
Nếu lấy Crowdcube – website gọi vốn cộng đồng được thành lập sớm nhất làm ví dụ, khoản đầu tư trung bình của một cá nhân cho một doanh nghiệp là 2,500 bảng Anh. Kết cục là nếu gọi vốn khoảng 50,000 bảng Anh sẽ có nguồn tiền từ hàng tá nhà đầu tư. Mỗi người sẽ đặt vào một khoản tiền khác nhau. Một số họ là các nhà đầu tư thiên thần với những danh xưng khác, một số khác chỉ là nghiệp dư tham gia vô tình.
Những nhà đầu tư chuyên nghiệp có thể cản trở một doanh nghiệp được nhiều cá nhân tài trợ, đặc biệt là khi mỗi nhà đầu tư trở thành cổ đông. Chuyên gia Luke Lang của Crowdcube – tổ chức hoạt động theo cách này – không nghĩ rằng đây là vấn đề khi cho biết “Nền tảng gọi vốn từ cộng đồng có thể hỗ trợ doanh nghiệp thông qua nhiều vòng gọi vốn.”.
Theo ghi nhận, Seedrs vận hành một cơ cấu đại diện có nghĩa là khoản đầu tư của cộng đồng sẽ duy trì với tên một cổ đông mà Seedrs chứng tỏ rằng sẽ làm cho vòng gọi vốn tiếp theo ít rắc rối hơn và hấp dẫn hơn cho những nhà tài trợ phát triển như các công ty đầu tư mạo hiểm. Trong trường hợp của Crowdcube, chỉ những nhà đầu tư lớn có quyền biểu quyết mặc dù tất cả đều nắm giữ cổ phần.
 
2. Tài trợ giai đoạn đầu
Một khi công ty bước qua giai đoạn vốn khởi đầu và bắt đầu quá trình đưa sản phẩm/dịch vụ đến khách hàng, thì sẽ đi vào tài trợ giai đoạn đầu hay tài trợ khởi động. Trong thuật ngữ của nhà đầu tư có thể tìm thấy những khái niệm tương tự nhau như nhóm người tham gia, nhà đầu tư thiên thần có tên, quỹ đầu tư mạo hiểm và nền tảng gọi vốn cộng đồng – đây là những thành phần sẽ tham gia tài trợ trong giai đoạn này.
Một đại diện khác của gọi vốn cộng đồng là SyndicateRoom tham gia thị trường và chuyên môn hóa trong việc đem đến những nhà đầu tư thành thạo, theo sát công ty khi nâng mức tài trợ và đưa ra những đề xuất hiệu quả.
 
3. Tài trợ phát triển
Sau giai đoạn này có thể có thêm các vòng gọi vốn khác cho các mục tiêu nhất định. Ví dụ như tài trợ phát triển có thể được huy động để gọi vốn cho việc thôn tính thị trường hay tiếp cận thị trường mới hoặc chuẩn bị cho việc ra mắt ở thị trường chứng khoán.
Không có 2 công ty nào có lộ trình hoàn toàn giống nhau. Ví như một công ty công nghệ với tiềm năng phát triển lớn có thể tự tìm được tài trợ qua các vòng gọi vốn: vốn khởi đầu, tài trợ giai đoạn đầu đến tài trợ phát triển từ cùng một công ty đầu tư mạo hiểm (hay một nhóm công ty).
Việc này sẽ tiếp tục đến khi tất cả thoái vốn bằng việc bán lại hay tài trợ lại của doanh nghiệp khi các công ty đầu tư tư nhân lớn hơn nhảy vào.
Cách khác là những người đến sau sẽ mua lại từ những nhà đầu tư từ sớm. Hoặc những nhà đầu tư từ sớm sẽ vẫn ở lại khi có nhà đầu tư mới vào.

Khi nào nên gọi vốn đầu tư? Các bước kêu gọi vốn

Kêu gọi vốn đầu tư là gì?

Kêu gọi vốn đầu tư là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong đầu tư kinh doanh. Gọi vốn hiểu một cách đơn giản là hoạt động mà doanh nghiệp hoặc các startup đưa ra các bước nhằm thuyết phục các nhà đầu tư rót vốn vào cho doanh nghiệp/dự án của mình.

Nói một cách dễ hiểu, đây là hoạt động mà một nhà gọi vốn trình bày ý tưởng kinh doanh của mình và sau đó kêu gọi nhà đầu tư ủng hộ, rót vốn vào dự án đó. Qua đó giúp dự án hay sản phẩm dịch vụ phát triển ra thị trường.

keu-goi-von-dau-tu

Khi nào nên kêu gọi vốn đầu tư

Các nhà đầu tư chỉ rót vốn khi họ thực sự đã bị thuyết phục. Trước rào cản về doanh số, chiến lược, doanh nghiệp cần phải cho thấy được tiềm năng, tầm nhìn của mình.

Tuy nhiên, yếu tố quyết định vẫn chính là sự tin tưởng giữa hai bên. Xác định thời điểm gọi vốn cũng là yếu tố then chốt để nâng cao khả năng thành công khi kêu gọi nhà đầu tư rót vốn. Về cơ bản cần chú ý các vấn đề sau đây khi kêu gọi vốn đầu tư:

Kêu gọi vốn khi thực sự cần thiết và đã có sự chuẩn bị trước

Bạn cần nguồn kinh phí để đầu tư và ý tưởng kinh doanh có thể thuyết phục được nhà đầu tư, lúc đó hãy kêu gọi vốn. Bạn nên chuẩn bị kỹ càng bao gồm các bước thuyết trình để nâng cao xác suất thành khi gọi vốn. 

Nhà đầu tư sẽ không rót vốn theo cảm xúc mà dựa vào nhìn nhận về dự án, sản phẩm của doanh nghiệp. Cho nên trước khi kêu gọi vốn đầu tư bạn nên chuẩn bị các bước thật tốt để thuyết phục nhà đầu tự tin tưởng vào dự án của mình. Hãy cho họ thấy việc mà bạn làm khi có khoản tiền đầu tư sẽ kèm theo mức độ khả thi cao.

Chỉ gọi vốn khi nguồn vốn đó giúp doanh nghiệp phát triển

Mục đích chính của việc gọi vốn vẫn là thu về nguồn kinh phí đầu tư để phát triển dự án và sản phẩm dịch vụ của mình. Cho nên bạn hãy chắc chắn nguồn vốn mà bạn kêu gọi từ nhà đầu tư có thể giúp cho doanh nghiệp phát triển.

Chỉ gọi vốn khi nguồn vốn đó giúp doanh nghiệp phát triển

Đối với doanh nghiệp đang trong giai đoạn khởi nghiệp: Hãy kêu gọi vốn khi cần đầu tư vào việc nâng cấp, sửa chữa, mua các thiết bị, máy móc phục vụ việc kinh doanh.

Đối với doanh nghiệp vừa mới thành lập: Việc kêu gọi vốn đầu tư có thể theo các giai đoạn, như sau: 

  • Giai đoạn 1: Doanh nghiệp cần chi phí xây dựng sản phẩm và tiếp cận khách hàng mục tiêu.
  • Giai đoạn 2: Doanh nghiệp cần nguồn kinh phí để phát triển ngoài thực tế.
  • Giai đoạn 3: Doanh nghiệp đạt được các mục tiêu ban đầu và cần kêu gọi vốn đầu tư nhằm thúc đẩy sự phát triển của  doanh nghiệp. 

Các hình thức gọi vốn đầu tư

Làm sao để có được tiền để bắt đầu kinh doanh? Đó là câu hỏi mà bất kỳ Startup nào cũng gặp phải khi cần tìm kiếm nguồn vốn đầu tư để biến ý tưởng thành hiện thực. Dưới đây là một vài hình thức gọi vốn, giúp bạn có thể bắt đầu thực hiện ý tưởng của mình.  

Vốn của chính mình

Hiện nay có khoảng 90% hoạt động khởi nghiệp bắt đầu từ nguồn vốn của chính mình. Bạn có thể sẽ mất một khoảng thời gian dài để tiết kiệm một khoản tiền nhưng sẽ không phải đánh mất quyền kiểm soát hoặc sở hữu cổ phần. 

Doanh nghiệp là của bạn nên các cam kết và yêu cầu cần phải thực hiện khi nhận vốn chứ không có gì là miễn phí. Vốn tự thân vận động sẽ giúp bạn không bị vướng vào các khoản vay lớn cũng như tránh phải thanh khoản hàng tháng.

Huy động gia đình bạn bè

Tìm đến sự hỗ trợ từ người thân và bạn bè thường tốt hơn so với việc tìm nguồn hỗ trợ bên ngoài. Mở lời vay mượn gia đình và bạn bè thường không dễ dàng. Trước khi huy động vốn đầu tư từ họ, bạn nên có kế hoạch rõ ràng về việc kinh doanh, giải thích về những gì bạn đang chuẩn bị làm, cần vốn đầu tư bao nhiêu, định hướng kinh doanh như thế nào.

cac-hinh-thuc-goi-von-dau-tu

Đồng thời bạn cho họ biết trong bao lâu thì bạn dự tính sẽ có lời và hoàn trả lại vốn đã vay. Đây cũng là cách thuyết phục nhất để họ yên tâm khi biết được mình đang đầu tư nguồn tiền vào đâu, thời gian có thể lấy lại vốn, từ đó đưa ra quyết định hỗ trợ vốn cho bạn.

Gọi vốn cộng đồng

Đây là một nguồn tài trợ mới, nơi mà ai cũng có thể tham gia. Đây là hình thức huy động vốn dựa vào sự ủng hộ của công chúng hay còn gọi là tài trợ từ đám đông. 

Vay vốn từ ngân hàng

Hình thức gọi vốn này phù hợp với những doanh nghiệp đã khởi động và cũng kiếm được tiền. Lúc này, bạn có thể vay tín chấp tại các ngân hàng. Đây cũng là một kênh phổ biến để gọi vốn nhưng bù lại bạn cần phải trả tiền lãi hàng tháng cho ngân hàng.

Kêu gọi vốn qua các chương trình truyền hình thực tế

Hiện nay tại Việt Nam có nhiều chương trình truyền hình thực tế về việc kêu gọi vốn giúp doanh nghiệp, các startup có thể tìm nhà đầu tư cho các dự án của mình với vốn kêu gọi khá cao. 

Một trong số các chương trình thực tế được cộng đồng khởi nghiệp quan tâm là gọi vốn Shark Tank. Chương trình đã trải qua nhiều mùa ghi hình và nhiều doanh nghiệp đã kêu gọi vốn thành công và phát triển dự án của mình.

ban-can-co-mot-y-tuong-tot

Ưu điểm của chương trình thực tế là quy tụ nhiều cá nhân nổi tiếng trong ngành nghề kinh doanh, các cố vấn đều là những CEO của những công ty có tiếng trên thị trường.

Cách kêu gọi vốn đầu tư thành công

Để khởi nghiệp thành công thì việc đầu tiên bạn phải có kỹ năng gọi vốn. Dưới đây là một vài mẹo cần thiết để việc gọi vốn diễn ra suôn sẻ hơn:

Bạn cần có một ý tưởng tốt

Bạn cần có một ý tưởng tốt, ít nhất là được người thân, bạn bè đánh giá cao. Không ít mô hình startup được hình thành chỉ để thỏa sức đam mê cá nhân, mà không có ý tưởng gì độc đáo. Nếu bạn có một ý tưởng khác lạ thì đừng ngần ngại chia sẻ chúng vì chắc chắn sẽ có nhiều người thích thú với điều đó.

Điều này được thể hiện qua việc dự án đó có tiềm năng, có tính khả thi cùng với sự sáng tạo. Bạn cần cho các nhà đầu tư thấy được ý tưởng có tính khả thi cao, nếu đầu tư vốn vào thì có thể mang lại lợi nhuận.

Những cây bí ngồi vàng hữu cơ cho năng xuất cao, ở đơn Dương

Hạ kịch sàn bán lỗ cắt lỗ về quê. Bán nhà đường mã lò giá mới 5 tỷ 200 4 x 12m

THU HOẠCH VÀ ĂN CỦ CẢI ĐỎ, CỦ DỀN ĐỎ, BÍ NGÒI, HÀNH LÁ, CẢI CẦU VÒNG, CẢI KALE

Cải cách hành chính