Thứ Tư, 3 tháng 3, 2021

Bàn thờ phải có chân thì mới đúng phong thủy?

Hỏi: Diện tích nhà tôi chật nên tôi chỉ có thể làm bàn thờ treo tường thay vì làm tủ thờ. Tuy nhiên, có nhiều người nói rằng bàn thờ không có chân thì tổ tiên không về được. Vậy bàn thờ có bắt buộc phải có chân đế thì mới đúng phong thủy?

Trả lời:

Chuyên gia phong thủy - Thầy Tam Nguyên giải đáp như sau:

Bạn hoàn toàn có thể sử dụng bàn thờ treo ngay cả ở chung cư hay nhà đất. Bàn thờ treo vẫn có chân nhưng chân bắt vào tường, giúp tiết kiệm không gian. Điều quan trọng là gia chủ cần giữ cho bàn thờ luôn sạch sẽ và hoàn toàn có thể nhấc bát hương lên để lau dọn.

Riêng với nhà chung cư, khi thiết kế bàn thờ treo, để tránh hệ thống báo cháy, gia chủ nên tính khoảng cách từ mặt bàn thờ đến trần nhà thay vì đo từ dưới sàn lên mặt bàn thờ.

Chẳng hạn, kích thước bàn thờ treo là 61x81cm, chiều cao bát hương khoảng 17cm, nếu có chân đế 5cm thì chiều cao bát hương là 22cm. Chiều cao của hương là 31cm, trong đó 11cm là chiều cao chân hương. Khoảng cách từ đỉnh hương lên trần nhà nên để từ 19cm trở lên và sử dụng thêm tấm bắt khói. Khi đó, việc thờ cúng sẽ không làm ảnh hưởng đến hệ thống báo cháy chung cư. Gia chủ sẽ lấy khoảng cách từ sàn lên trần rồi trừ đi khoảng chiều cao từ mặt bàn thờ đến trần, sau đó có thể đưa kết quả về số đẹp.

Thước Lỗ Ban là gì, cách xem thước Lỗ Ban chuẩn theo phong thủy

Nhắc đến vật phẩm địa lý phong thủy lâu đời của Á Đông không thể không nhắc tới thước Lỗ Ban. Có thể nói đây là vật phẩm thể hiện cát - hung nhanh nhất dựa vào các thông số đo đạc. Bài viết hôm nay, Tôi sẽ cung cấp một số thông tin giúp độc giả hiểu được thước Lỗ Ban là gì cũng như cách dùng thước Lỗ Ban chuẩn theo phong thủy.

1. Thước Lỗ Ban là gì?

Thước Lỗ Ban là loại thước chuyên dùng để đo đạc và quyết định kích thước trong xây dựng, kiến trúc và nội thất. Đây cũng là vật phẩm quan trọng của khoa học phong thủy nói chung và địa lý phong thủy nói riêng.

Thước Lỗ Ban ngoài tác dụng lấy số đo như các loại thước thông thường thì nó còn đánh dấu và chia các khoảng số đo thành nhiều cung khác nhau. Khoảng kích thước chia vào cung đỏ (cung tốt) tượng trưng cho điềm lành, nên dùng và ngược lại, kích thước trong cung đen (cung xấu) tượng trưng cho điều xấu, cần tránh.

nhiều người không biết thước lỗ ban là gì
Thước Lỗ Ban là loại thước phong thủy rất phổ biến

Loại thước này được lấy tên theo một nhân vật nổi tiếng dưới thời Trung Quốc cổ đại và nó vẫn được lưu truyền cũng như sử dụng đến ngày nay.

Lỗ Ban là ai?

Lỗ Ban không phải là tên riêng của một người. Cụm từ này được người dân Trung Quốc đặt ra để gọi “ông Ban người nước Lỗ”.

Vào thời Xuân Thu (khoảng năm 770 đến 476 trước Công Nguyên), nước Lỗ (một phần của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa hiện nay) có người thợ mộc nổi tiếng tên là Công Du Ban (cũng có nơi ghi là Công Thâu Ban). Đến nay, Công Du Ban vẫn được mệnh danh là ông tổ ngành xây dựng của nước này.

Tương truyền rằng khi Công Du Ban sinh ra, quê nhà ông đã có nhiều đàn sếu bay tới, mang theo mùi hương thoang thoảng, dễ chịu. Người dân địa phương coi đây là điềm lành, báo hiệu một vị thần sắp hạ thế. Quả nhiên Công Du Ban từ nhỏ không hề hứng thú với việc tập viết hay đọc sách mà sớm bộc lộ năng khiếu đặc biệt trong điêu khắc. 

Công Du Ban đã bắt đầu làm thợ thủ công chuyên về nghề mộc từ năm 15 tuổi. Ông nhanh chóng trở thành cây đại thụ của nghề mộc cũng như phong thủy trong kiến trúc Trung Hoa cổ đại.

Một trong các phát minh để đời của Công Du Ban để lại cho hậu thế chính là thước Lỗ Ban hay còn gọi là Lỗ Ban xích. Sở dĩ ông phát minh ra một loại thước hoàn toàn mới là vì các loại thước phục vụ địa lý phong thủy thời bấy giờ như Áp Bạch xích và Đinh Lan xích chưa tối ưu và tiện lợi.

Công Du Ban đã sử dụng vốn hiểu biết về phong thủy và sáng tạo ra cách sắp xếp các khoảng tốt - xấu mới trên một bề mặt thước. Mục đích của ông là tạo ra một loại thước phong thủy đơn giản, dễ sử dụng mà có thể ứng dụng rộng rãi trong đời sống. Sau này, loại thước của Công Du Ban trở nên thông dụng lớn và được mọi người gọi là thước Lỗ Ban.

Cấu tạo, đặc điểm của thước Lỗ Ban

Chiều dài của chiếc thước Lỗ Ban đầu tiên chỉ khoảng nửa mét, không được tiện lợi khi đo đạc nên ngày nay người ta đã xếp nhiều thước nhỏ thành các mẫu thước dài hơn hẳn để bày bán ngoài thị trường. Thước thường có 3 hoặc 4 hàng, trong đó hàng số 1 sẽ là vạch chỉ kích thước, hàng 2 và 3 là các chữ chỉ tên cung, hàng số 4 (nếu có) sẽ là các vạch kích thước.

Về mặt hình hình thức, điều dễ nhận thấy nhất của thước Lỗ Ban là hai màu sắc cơ bản, được xếp thành các khoảng đan xen nhau. Màu đỏ trên thước biểu thị cung có ý nghĩa tốt, thuận lợi cho gia chủ và màu đen biểu thị các khoảng kích thước xấu, cần tránh. Trong mỗi cung tốt và xấu lại có các cung nhỏ hơn, các cung này sẽ được đặt tên để chỉ rõ là tốt hoặc xấu cho những việc gì.

Các cung trên thước được xếp theo thứ tự từ trái qua phải, đứng liên tiếp nhau. Chúng sẽ lặp lại đúng thứ tự ban đầu khi hết một chu kỳ.

Trên thước có chia thành hai hàng chữ, hàng trên và hàng dưới. Hai hàng này đôi khi có các cung tốt và xấu đan xen nhau. Điều này đồng nghĩa với việc cùng một kích thước nhưng nó có thể mang ý nghĩa tốt ở hàng này và xấu ở hàng kia, tức là kích thước này vẫn còn điểm bất ổn. Khi đo đạc, bạn nên chú ý sao cho kích thước thỏa mãn được cả hai hàng Lỗ Ban là đẹp nhất.

Hình ảnh các thông số được ghi trên thước Lỗ Ban
Hình ảnh các thông số được ghi trên thước Lỗ Ban

Phân loại

Hiện nay các loại thước Lỗ Ban đã được chia thành 3 nhóm như sau:

- Thước gỗ: Đây là loại thước truyền thống, tuy nhiên ngày nay không còn xuất hiện phổ biến nữa, chủ yếu chỉ còn được sử dụng trong phong thủy hoặc tại Đài Loan. Thước gỗ này dài 1 thước 4 tấc 4 phân (tương đương 42,9 cm), được chia theo 8 phần thuộc Bát Quái.

- Thước dây, thước cuộn: Đây là loại thước phổ biến, được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay. Tùy vào thiết kế mà chúng có thể được làm từ nhựa hoặc sắt dẻo. Chúng cũng khá đa dạng về kích thước nhưng có 3 loại thường được dùng hơn cả là thước 52,2 cm, 42,9 cm và 39 cm. Chúng còn được gọi là thước Lỗ Ban cửa cổng hoặc thước Lỗ Ban kiến trúc.

Thước Lỗ Ban 52.2 cm là loại phổ biến hàng đầu hiện nay
Thước Lỗ Ban 52.2 cm là loại phổ biến hàng đầu hiện nay

- Thước Lỗ Ban online: Do thước được sử dụng với mục đích để tra cứu phong thủy là chính nên người ta đã dùng công nghệ để tổng hợp thước thành hệ dữ liệu chung. Bạn chỉ cần tải các app điện thoại hoặc tải các dạng thước online về máy tính là đã có thể sử dụng như bình thường.

Ý nghĩa của thước lỗ ban là gì?

Thước Lỗ Ban đã kế thừa được các kinh nghiệm của người Trung Hoa cổ đại về quy luật chung của sinh thái, mối quan hệ giữa con người và vũ trụ. Theo đó, sẽ có những con số biểu thị kích thước hoặc không gian tương đương với sự phát triển cũng như lụi tàn của sinh mệnh. Thước Lỗ Ban sinh ra để tổng hợp các con số ngụ ý tốt hoặc xấu này.

Thước chính là căn cứ để con người xác định được đâu là kích thước tốt lành, đâu là kích thước ứng với sự xui xẻo. Nhờ vào căn cứ này mà chúng ta có thể điều chỉnh các số đo trong thiết kế của mình sao cho công trình được xây dựng hài hòa với tự nhiên nhất. Nhiều người tin rằng, nếu ngôi nhà hoặc công trình của mình xây đúng theo các kích thước đẹp thì vạn sự sẽ như ý.

Tuy nhiên, xin lưu ý rằng thước không có tác dụng cải số, thay đổi số mệnh. Một sự việc xét theo góc nhìn phong thủy cần được xem xét bởi nhiều yếu tố hơn là các số đo về kích thước. Dù vậy về mặt thực tế, các thông số tốt trên kích thước Lỗ Ban vẫn được ứng dụng cho đến ngày nay vì có độ chính xác cao, đảm bảo thẩm mỹ và tiện dụng.

hình ảnh Thước Lỗ Ban
Thước Lỗ Ban có các thông số chuẩn về kích thước hiện vẫn được ứng dụng trong kiến trúc và nội thất

Các lĩnh vực đang có sự ứng dụng của thước Lỗ Ban nhiều nhất là nội thất, kiến trúc và phong thủy địa lý. Có thể nói loại thước này đã bổ sung thêm một yếu tố rất quan trọng vào quan niệm “Nhất vị, Nhị hướng”, đó là kích thước phong thủy.

2. Cách xem thước Lỗ Ban chuẩn

Nhìn chung, mỗi loại thước Lỗ Ban lại được ứng dụng để đo các hạng mục khác trong trong một công trình cụ thể. Kiến trúc sư thiết kế hoặc gia chủ cần xem xét, dựa vào công năng của hạng mục cần đo mà chọn loại thước cho phù hợp. Sau khi đã chọn được loại thước thích hợp thì cần xác định xem bản thân đang mong cầu điều gì để dịch chuyển số đo thiết kế đến đúng cung tương ứng.

Cách sử dụng thước Lỗ Ban chuẩn theo phong thủy đã được đúc kết lại như sau:

Thước 52,2 cm (thước Thông thủy): 

Đây là loại thước chuyên dùng để đo các khoảng không thông thủy, các khoảng rỗng trong công trình. Đặc điểm của các khoảng này là có thể hút sáng, hút gió như khu vực giếng trời, các ô cửa chính, cửa sổ,... Vì lý do này mà loại thước này còn được gọi là thước Lỗ Ban cửa.

Bảng kích thước Lỗ Ban cửa
Bảng kích thước Lỗ Ban cửa

Thước 42,9 cm (thước Dương trạch): 

Loại thước này chuyên được dùng để đo các khối đặc, lớn trong công trình như các bệ, bậc, bếp, phủ bì khối nhà,... Cũng có trường hợp thước này được dùng để đo các chi tiết xây dựng và đồ nội thất trong gia đình.

Thước 39 cm (thước Âm phần): 

Đây là dạng thước chuyên được dùng để đo các kích thước tâm linh, liên quan đến âm phần như mồ mả hoặc nội thất thờ cúng như bàn thờ, tủ thờ,...

Sau khi đã xác định được loại thước thích hợp cho trường hợp đo đạc của mình thì ngoài việc đảm bảo kích thước thuộc cung tốt, bạn còn cần đảm bảo tối ưu hóa nó. Nói dễ hiểu thì kích thước bạn chọn nên thuộc cung tốt, có ý nghĩa trực tiếp với điều bạn đang cầu mong. Ví dụ như bạn đang cầu có con thì hãy chọn các kích thước ứng với cung Quý Tử, muốn an lành thì chọn cung Phú Quý,...

Trong trường hợp bạn không có mong cầu gì đặc biệt, chỉ muốn chọn được kích thước mang ý nghĩa tốt lành thì có thể chọn kích thước theo công thức “Đen bỏ - Đỏ dùng”. Đây là cách chọn kích thước dựa theo thước Lỗ Ban chung nhất, tuy nhiên nó vẫn còn mang tính chất khá tương đối. Lý do là vì đôi khi cung đỏ lại mang ý nghĩa không viên mãn với một số người, một số con giáp đặc biệt.

Ngoài ra, để đo được kích thước chuẩn và đem đối chiếu với thước Lỗ Ban thì bạn cần lưu ý một số điều như sau:

  • Khi đo cửa tuyệt đối không đo cánh cửa, chỉ đo phần thông khí thuộc khung cửa.
  • Nếu đo chiều cao nhà thì cần tính cả lớp lát sàn (nếu có), tức là đo từ cốt sàn dưới đến cốt sàn trên mới chính xác.
  • Nếu đo kích thước của các vật dụng trong nhà thì cần đo chiều cao, chiều dài, chiều rộng, đường kính (nếu có) và đặc biệt là kích thước phủ bì.
     

3. Giải mã một số ý nghĩa của các cung trên thước Lỗ Ban

Để bạn có thể nắm được rõ hơn cách sử dụng thước Lỗ Ban, Tôi sẽ lý giải ý nghĩa một số cung của các loại thước phổ biến như sau:

Đối với thước Lỗ Ban 52,2 cm

Loại thước này có chiều dài chính xác là 522 mm, được chia thành 8 cung nhỏ hơn, mỗi cung dài khoảng 65 mm. Các cung này sắp xếp từ trái qua phải như sau:

- Cung Quý nhân (tốt): Đây là cung chỉ gia cảnh hòa thuận, dễ có quý phân phù trợ, kinh doanh thuận lợi, tiền vào như nước, bạn bè đều là người tín nghĩa, con cái hiếu thuận, sáng dạ. Cung Quý Nhân chia thành 5 cung nhỏ gồm Quyền lộc, Trung tín, Tác quan, Phát Đạt và Thông minh.

- Cung Hiểm họa (xấu): Cung này là một trong những cung có ý nghĩa rất xấu cho gia chủ. Nếu vướng vào cung này thì cả nhà dễ phải tán gia bại sản, thân nhân ly tán, bần hàn, túng quẫn, sức khỏe suy kiệt và hậu nhân bất hiếu. Các cung nhỏ của Hiểm họa lần lượt là Án thành, Hỗn nhân, Thất hiếu, Tai họa và Trường bệnh.

- Cung Thiên tai (xấu): Đây cũng là một cung rất xấu đối với gia chủ. Thường thì dính vào cung Thiên tai dễ khiến âm đức bị tổn hại, tai ương liên miên, bệnh tật hoành hành, vợ chồng xô xát, cãi vã, li tán, con cái lâm nạn, thậm chí là họa sát thân. Thiên tai sẽ chia các cung nhỏ gồm Hoàn tử, Quan tài, Thân tàn, Thất tài và Hệ quả.

- Cung Thiên tài (tốt): Cung Thiên Tài là một trong những cung tốt cho các tài năng thiên hướng về xã hội, tốt cho cả tiền tài và danh vọng. Cung này chủ yếu tốt cho việc thi cử, may mắn thay vì tiền của và kinh doanh. Các cung nhỏ của Thiên tài bao gồm Thi thơ, Văn học, Thanh quý, Tác lộc và Thiên lộc.

- Cung Nhân lộc (tốt): Có thể nói trong thước Lỗ Ban thì cung Nhân lộc là cung thường được mọi người chọn nhất. Lý do là vì cung này có 5 cung nhỏ đều mang ý nghĩa cực tốt lành gồm Trí tôn (con cái học hành tấn tới), Phú quý, Tiến bửu (việc làm ăn, sự nghiệp phát triển thuận lợi), Thập thiện (toàn gia được yên bình hưởng phúc) và Văn chương.

- Cung Cô độc (xấu): Các cung nhỏ thuộc Cô Độc sẽ nói lên chính xác nhất sự xui xẻo của cung đo này. Chúng lần lượt là Bạc nghịch, Vô vọng, Ly tán, Tửu thục và Dâm dục.

- Cung Thiên tặc (xấu): Cung này cũng đem lại nhiều tai bay vạ gió cho gia chủ. Nếu phạm vào cung này, khả năng cao là bạn sẽ mắc bệnh nặng đột ngột hoặc vướng họa sát thân, vào tù ra tội và tệ hơn mà chết chóc. 

- Cung Tể tướng (tốt): Cung Tể tướng cũng là một trong những cung tốt lành mà mọi người nên chọn. Trong cung Tể tương, các kích thước đều mang ý nghĩa may mắn gồm Đại tài, Thi thơ, Hoạch tài, Hiếu tử và Quý nhân. Nhìn chung, chọn số đo thuộc cung này sẽ giúp tương lai gia chủ thập phần rạng rỡ.

Bảng số đo thể hiện 8 cung trong thước Lỗ Ban
Bảng số đo thể hiện 8 cung trong thước Lỗ Ban

Đối với thước Lỗ Ban 42.9 cm

Loại thước này có chiều dài 429 mm và cũng được chia làm 8 cung lớn nhưng được gọi tên khác so với thước 52,2 cm. Tên của 8 cung này lần lượt là Tài, Bệnh, Ly, Nghĩa, Quan, Nạn, Hại, Mạng. Ngoại trừ các cung Bệnh, Ly, Nạn, Hại thì các cung còn lại đều mang ý nghĩa rất may mắn và tốt lành:

- Cung Tài: Đây là cung khá phổ biến đối với thước Lỗ Ban 42,9 cm. Cung này sẽ cho gia chủ Tài đức, Bảo khố, Lục hợp hoặc Nghênh phúc. Nhìn chung, cung Tài chủ yếu đáp ứng các thỉnh cầu liên quan đến tài lộc hoặc phúc đức.

- Cung Nghĩa: Nếu bạn đang muốn nhận được may mắn và đặc biệt là muốn trong nhà thêm người thì rất nên chọn các kích thước thuộc cung này. Cung này sẽ cho bạn Thêm đinh, Lợi ích, Quý tử hoặc Đại cát.

- Cung Quan: Cung này chủ yếu giúp gia chủ phát về con đường thăng tiến, công danh sự nghiệp, tiền tài và địa vị đều rạng rỡ, giàu sang, phú quý, đề huề. Các cung nhỏ được chia ra từ cung Quan bao gồm Thuận khoa, Hoạch tài, Tấn ích, Phú quý.

- Cung Mạng: Cung Mạng sẽ phò trợ gia chủ trong việc thi cử, hỗ trợ việc làm ăn, đưa quý nhân đến hóa giải các tình thế bất lợi và đem đến tài lộc. Bốn cung nhỏ bao gồm Tài chí, Đăng khoa, Tiến bảo và Hưng vượng.

Đối với thước Lỗ Ban 39 cm

Loại thước này dài 390 mm và được chia thành 10 cung lớn như sau:

  • Cung Đinh (tốt): Cung Đinh chủ yếu tốt về đường con cái, phúc lộc vào nhà.
  • Cung Hại (xấu): Cung Hại dễ khiến gia chủ tuyệt tự hoặc gặp bệnh tật, ốm đau.
  • Cung Vượng (tốt): Cung Vượng mang đến sự may mắn về tiền của và hỷ sự.
  • Cung Khổ (xấu): Vướng phải cung Khổ thì gia chủ sẽ lận đận, phải chịu nhiều cay đắng một đời.
  • Cung Nghĩa (tốt): Đây là một cung đại cát, gặp được may mắn cả về tiền của cũng như lợi ích.
  • Cung Quan (tốt): Cung này mang đến may mắn về thi cử, đỗ đạt thành tài.
  • Cung Tử (xấu): Cung Tử là cung đại hung, dễ khiến gia chủ phải đối mặt với tình huống vong thân.
  • Cung Hưng (tốt): Cung Hưng mang dấu hiệu của sự hưng thịnh, phát đạt về đường con cái.
  • Cung Thất (xấu): Liên quan đến cung này dễ gặp tai vạ, mất hết tiền bạc, của cải, hao tổn tinh thần.
  • Cung Tài (tốt): Cung Tài sẽ cho gia chủ phúc lộc cũng như tiền của dồi dào.

Bảng kích thước thể hiện 10 cung thuộc thước Lỗ Ban
Bảng kích thước thể hiện 10 cung thuộc thước Lỗ Ban

Trên đây là những thông tin chúng tôi tổng hợp được nhằm giúp bạn đọc hiểu được thước lỗ ban là gì cũng như sơ lược cách sử dụng thước Lỗ Ban chuẩn theo phong thủy, cách nhận biết cung tốt - xấu được thể hiện trên thước,... Hi vọng qua đây có thể giúp sử dụng thước Lỗ Ban một cách hiệu quả, tối ưu trong việc điều chỉnh phong thủy nhà ở sao cho tốt nhất.

Phong thủy bàn thờ và những điều kiêng kỵ

 

Tuỳ theo từng nhà, cách trang trí và sắp đặt cho bàn thờ gia tiên khác nhau. Đặt bàn thờ gia tiên như thế nào để vừa hợp phong thủy vừa thể hiện lòng thành kính với tổ tiên?

Lưu ý khi đặt bàn thờ

Trong ngôi nhà truyền thống của người Việt, bàn thờ tổ tiên thường đặt tại gian chính, gian chính lại là chỗ tiếp khách nên nhiều người cho rằng hai không gian này là một. Vì vậy, nhiều gia đình hiện nay vẫn có thói quen để bàn thờ ngay tại phòng khách. Nhưng nếu nhà có nhiều diện tích, vẫn nên dành một không gian riêng để đặt bàn thờ bởi các lý do sau: 

Thứ nhất, tránh được việc đi từ ngoài cửa vào đã nhìn thấy bàn thờ, hình ảnh tổ tiên. Hơn nữa, bàn thờ thuộc tĩnh, không hợp với sự phô trương.

Thứ hai, bàn thờ ngay cửa chính sẽ đón nhận nhiều sát khí từ ngoài vào, hoặc dễ có gió thổi làm động bát hương.

Thứ ba, bàn thờ chính gian giữa, người khấn đứng quay lưng ra cửa, sẽ có cảm giác bất an, khó tập trung tư tưởng khi khấn, làm mất tính trang nghiêm.

Nếu có điều kiện, gia chủ nên cân nhắc vị trí để đặt bàn thờ ngay khi bắt đầu thiết kế xây nhà sao cho phù hợp. 

phong thủy bàn thờ
Nên đặt bàn thờ phật cao hơn bàn thờ gia tiên

Khi chiếu sáng ở phòng thờ cần tuân thủ những nguyên tắc sau: 

Phòng thờ của gia đình phải tạo được không khí trang nghiêm, ấm cúng, gần gũi tránh tạo cảm giác lạnh lẽo.

Phòng thờ thường được bố trí có diện tích nhỏ, do vậy bạn nên chọn những đèn treo nhỏ cho tương xứng với phòng. Nên bố trí đèn để ánh sáng đèn không chiếu thẳng vào người ngồi khi hành lễ cúng bái.

Cũng không nên lắp quá nhiều bóng đèn trong phòng thờ. Nếu tường sơn của phòng thờ có màu sáng thì không nên lắp nhiều bóng đèn sẽ ảnh hưởng đến tính chất trang nghiêm của nơi thờ cúng. Chỉ nên bố trí khoảng 2 đến 3 loại ánh sáng.

Tường có treo tranh nên bố trí hai đèn âm tường cân xứng hai bên bức tranh.

Bài trí trên bàn thờ

Tùy theo kích thước ngôi nhà, điều kiện sinh hoạt... mà việc bày trí bàn thờ gia tiên khác nhau. Thông thường người ta thường bày từ 1 đến 3 bát hương, bát hương ở giữa thờ chung thần linh thổ địa, bát hương hai bên là thờ gia tiên và bà cô ông mãnh.

bàn thờ
Trong phong thủy, ngoài vị trí đặt phòng thờ và bàn thờ
thì việc xác định tọa hướng cũng rất quan trọng.

Phía trước bát hương: Ở giữa bày cái đài nhỏ, với ba chén đựng nước sạch. Hai bên là hai đĩa bày hoa quả tươi và trầu cau, hoặc tiền vàng mã.

Phía sau bát hương: Là bộ bình để hoa tươi, hương và nến. Tùy theo chất liệu mà sự bày trí cũng khác. Với đồ sứ: Bộ tam sự bao gồm bát hương, hai cây đèn (hoặc hai con hạc đội đèn), bộ ngũ sự có thêm hai bình (dựng cắm hoa tươi và để hương); bộ thất sự có thêm hai bình (đựng nước và gạo). Với đồ đồng: Tam sự có đỉnh đồng thay thế bát hương, và hai con hạc, ngũ sự có thêm hai ống hương và thất sự có thêm đôi đèn. Như vậy, bày trí của đồ đồng có tính trang trí thẩm mỹ là chính còn bày trí của đồ sứ thiên về tính thờ cúng và tâm linh hơn.

Những điều kiêng kỵ với bàn thờ

Ngoài những kiêng kỵ như trên, bàn thờ không đặt cạnh tường bếp đun, không dựa lưng vào nhà vệ sinh, hay không nằm dưới hay trên vệ sinh, hạn chế đặt ở ban công...

Kiêng kỵ về cách cục, trong phong thủy bàn thờ được coi như kháo sơn, cần đặt ở nơi có sơn tinh đang vượng. Như năm nay chúng ta đang ở trong vận 8, bàn thờ nên đặt nơi có Cửu Tử hay Nhất  Bạch đáo sơn.

Kiêng kỵ về thời gian lập bàn thờ: Việc lập bàn thờ thường được tiến hành đồng thời với nhập trạch, nên việc lựa chọn thời gian có ý nghĩa vô cùng quan trọng, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống sau này. Ngoài thời gian phù hợp với nhập trạch, cúng tế hay hợp tuổi gia chủ, người ta còn chú ý đến thời điểm có sao Bát Bạch để hóa giải sát khí.

Kiêng kỵ về người lập bàn thờ: Người xưa cho rằng phụ nữ mang thai có nhiều tạp khí, không nên động chạm vào bàn thờ hay bát hương. Hơn nữa, người bốc bát hương nên là gia chủ, chứ không nhất thiết phải nhờ người khác, cốt sao là sự thành tâm và tay chân sạch sẽ khi thực hiện.

Kiêng kỵ về bố trí trên bàn thờ: Bàn thờ là nơi thờ cúng gia tiên chứ không phải nơi phô trương hay trưng bày, những thứ không liên quan đến thờ cúng không bày lên bàn thờ, nhất là giấy công đức ở đình chùa. Nếu thờ gia tiên cùng Phật hay thờ mẫu, cần tách riêng bàn thờ Phật hay thờ mẫu, bàn thờ gia tiên để thấp hơn và tách biệt.

Kiêng kỵ về đồ lễ trên bàn thờ: Quan trọng nhất là hương hoa, tức hương thắp, hoa quả tươi, hoa tươi và nước sạch. Tránh các loại đồ giả như hoa quả nhựa. Đồ thờ cúng xong rồi nên bỏ xuống để thụ lộc, tránh bày để từ tháng này qua tháng khác. Không nên để lễ mặn, hay tiền mặt lên bàn thờ.

Cách bố trí nhà theo Dương trạch tam yếu

 

Tam yếu bao gồm: cổng chính, phòng chủ và nhà bếp. Đây là ba nơi chủ yếu, quan trọng nhất của ngôi nhà nên cần xem phương hướng của ba nơi này có hài hoà với nhau hay không. Nếu ba bộ phận này nếu hài hoà với nhau thì đó là cát trạch, ngược lại sẽ là hung trạch.

Theo phong thủy học, nguyên lý và sự suy đoán của tam yếu rất đơn giản. Vì thế, đa số những người học về phong thuỷ đều quen thuộc phương pháp này và ứng dụng chúng trong thực tế bố cục phong thuỷ. Tuy nhiên hiện nay có rất nhiều người khi ứng dụng quy luật “dương trạch tam yếu” đã phạm một sai lầm nghiêm trọng, đó là lấy phần chính giữa của căn nhà để tính toán tọa hướng cho nhà bếp, phòng chủ và cổng chính.

Về khái niệm “phòng chủ” nhiều người cho rằng đó là phòng ở của chủ nhà, như vậy là sai. Khái niệm này chính xác là để chỉ căn phòng quan trọng nhất, hay chính là căn phòng cao lớn nhất.

Phòng chủ và nhà bếp có ngũ hành tương sinh, ngũ hành của một thứ tương sinh với ngũ hành
 của hai thứ còn lại, như vậy mới được coi là toàn vẹn. (Ảnh minh họa)

Thế nào là tam yếu tương sinh?

Cổng chính, phòng chủ, nhà bếp nên bố trí theo cách: cổng chính sinh phòng chủ, phòng chủ sinh nhà bếp, nhà bếp sinh cổng chính, ba thứ này tương sinh và không khắc nhau.

Nhưng nếu luận theo Ngũ hành sinh khắc, điều này không thể có được. Lấy ví dụ, cổng thuộc Hoả, Hoả sinh Thổ, vì vậy phòng chủ là Thổ. Thổ sinh Kim, cho nên nhà bếp là Kim. Nếu nhà bếp là Kim, làm sao có thể sinh ra cổng Hoả được?

Do vậy, muốn ba hành của cổng, phòng chủ, nhà bếp hoàn toàn tương sinh không khắc nhau là tuyệt đối không thể được. Thực tế, ngũ hành của cổng chính, phòng chủ và nhà bếp, chỉ cần có hai thứ tương đồng là có thể đạt được bố cục này. Vì thế, nói đến “cổng chính sinh phòng chủ, phòng chủ sinh nhà bếp, nhà bếp sinh cổng chính, ba thứ tương sinh không khắc nhau”, phải thêm vào 4 từ “tỷ hoà với nhau”.

Tam yếu tỷ hoà là gì?

Tỷ hoà với nhau nghĩa là trong ba hành, nếu có hai thứ hài hoà với nhau tức là có ngũ hành giống nhau, thì ba hành đã có thể tương sinh. Đơn cử, cổng thuộc Thổ, Thổ sinh Kim, “phòng chủ” là Kim, nếu “nhà bếp” và “phòng chủ” đều là Kim, thì giữa cổng và nhà bếp có mối quan hệ tương sinh, đó là Thổ Kim tương sinh.

Tóm lại, cổng, phòng chủ, nhà bếp, ba thứ phải tương sinh không khắc nhau, đó là lý luận quan trọng nhất trong “Dương trạch tam yếu”. Nếu muốn hoàn toàn phù hợp quy tắc bố cục dương trạch này, phải khiến hai thứ trong cổng chính, phòng chủ và nhà bếp có ngũ hành tương sinh, ngũ hành của một thứ tương sinh với ngũ hành của hai thứ còn lại, như vậy mới được coi là toàn vẹn.

Lại hợp với phúc nguyên của mệnh chủ nhà, tức là trạch mệnh phải hoàn toàn hợp với quẻ mệnh của người. Mệnh của chủ nhà, chính là khái niệm “quẻ mệnh” hay mệnh quái trong trước tác “Bát trạch minh kính”, cuốn sách này cũng rất nhấn mạnh đến tác dụng quan trọng của quẻ mệnh, coi trọng sự hoà hợp giữa trạch mệnh và nhân mệnh. Nhưng xem xét cuốn sách này từ đầu đến cuối, không hề thấy một ví dụ thực tế nào về quẻ mệnh, có thể thấy giữa hai cuốn sách, mỗi cuốn có những kết cấu lý luận và điểm đặc sắc riêng.

Phong thủy chiêu tài khai vận cho năm mới

Thời khắc giao thoa sang năm mới cũng sẽ mang đến những điều mới mẻ, vượng khí cho con người. Vì thế, trong phong thủy bài trí nhà cửa, dịp đầu năm mới, mọi người còn khai vận chiêu tài bằng vật phẩm, cây cối có năng lượng dồi dào, đem lại không khí tươi mới, giúp tinh thần phấn chấn hơn, từ đó mọi chuyện suôn sẻ, hanh thông hơn.

1. Khai vận bằng vật phẩm
 

Sử dụng đá thạch anh

Đá là một chất liệu tự nhiên tồn tại hàng nghìn năm nên bản thân nó tích trữ nguồn năng lượng rất dồi dào. Các loại đá, ngọc quý vì thế được tin rằng sẽ đem đến vận may, một số loại còn có thể hỗ trợ trị liệu, tốt cho sức khỏe. 

Để tận dụng nguồn năng lượng tích cực này, dịp đầu năm mới bạn có thể đặt khối cầu thạch anh màu tím hoặc cây ngũ hành khai vận ở trên bàn của phòng làm việc. Điều này sẽ tạo cơ hội để được quý nhân trợ giúp, tăng cường vận may.

Những viên đá thạch anh nhỏ còn được cất vào trong tủ giày dép ngoài cửa đi để gia tăng vận may cho gia chủ. Tuy nhiên, mỗi tuần bạn cần vệ sinh tủ giày dép thật sạch sẽ, có thể xịt thêm nước thơm để trừ khử mùi, tạo cảm giác thư thái, tự tin mỗi khi lấy giày dép đi ra ngoài.

Sử dụng vật phẩm phong thủy

Một số loại vật phẩm phong thủy có tác dụng chiêu tài lộc cũng được sử dụng để khai vận trong năm mới. Chẳng hạn, đặt một cặp tỳ hưu với đầu nhìn thẳng ra cửa tại phòng khách, cửa hàng, hoặc phòng làm việc, công ty sẽ giúp trấn trạch, trừ tà và chiêu tài lộc. Đặt Thiềm Thừ (Cóc tài lộc 3 chân) và hai đồng hoa mai vào trong két sắt là cách được các doanh nhân sử dụng để giúp khai vận tài lộc.

phong thủy chiêu tài năm mới 
Cóc Thiềm thừ là một trong những vật phẩm phong thủy chiêu tài cho năm mới

Sử dụng mùi hương

Hương thơm có tác dụng rất tích cực với tinh thần, tâm trạng của con người. Ngoài tạo cảm giác thư giãn, một số mùi hương còn kích thích giác quan, tạo sự hưng phấn trong công việc, cuộc sống. Vì thế, vào đầu năm mới, sau khi đã dọn dẹp sạch nhà cửa, hãy tạo những mùi thơm dễ chịu bằng cách xịt hoặc khuếch tán tinh dầu bạc hà, hương trà, hoa loa kèn… Mùi hương giúp loại trừ các khí uế tại mọi ngóc ngách trong các phòng. Mùi hương được duy trì đều đặn còn giúp cải thiện trường khí, chiêu tài khai vận.

Ngoài các loại tinh dầu thơm, hoa tươi là cách tạo mùi hương đơn giản, dễ chịu đồng thời còn giúp trang trí căn phòng, không gian đẹp mắt. Những ngày đầu năm mới có thể cắm hoa tươi tại vị trí Huyền quan hoặc hướng Tây Bắc của phòng khách để khai vận.

2. Khai vận bằng cây phong thủy

Một số loại cây cảnh không chỉ có tác dụng trang trí giúp không gian sinh động, tươi mới dịp đầu năm mà còn được tin là sẽ mang đến nhiều điều may mắn cho gia đình. Theo phong thủy, những loại hoa cây cảnh như hoa mai, hoa đào, cây quất, đỗ quyên… có tác dụng chiêu tài, giúp gia đình gặp nhiều thuận lợi hơn trong năm mới.

Hoa mai

Hoa mai với màu vàng tươi rực rỡ tượng trưng cho sự phú quý, giàu sang. Trong những ngày đầu năm mới, người dân miền Trung, miền Nam rất thích trưng cành mai vàng nhiều lộc bởi theo quan niệm  phong thủy dân gian, hoa mai nở vào dịp đầu năm mới sẽ mang đến nhiều may mắn, hạnh phúc cho gia chủ.

Hoa đào

Trong phong thủy, hoa đào là tượng trưng hoàn hảo của ngũ hành. Loại hoa nở báo hiệu mùa xuân này vì thế rất được ưa chuộng để trưng bày trong năm mới. Một cành đào khoe sắc trước ngõ hay trong phòng khách giống như mang mùa xuân đến. Màu hoa từ hồng phớt đến đỏ thẫm đại diện cho vận may, nguồn sinh khí mới cho gia đình. Trong quan niệm dân gian, hoa đào còn được tin là có thể trừ tà, giúp mọi người bình an.

ngũ hành phong thủy 
Hoa đào 5 cánh là biểu tượng hoàn hảo của ngũ hành trong phong thủy

Hoa cúc

Trong quan niệm phong thủy, hoa cúc với màu sắc tươi nhuận, lâu tàn nên trở thành biểu tượng của sức khỏe, trường thọ và phúc lộc. Vì thế, trong ngày Tết, các gia đình cũng rất ưa chuộng trưng một bình hoa cúc trên bàn phòng khách hay những chậu cúc vàng rực trước nhà. Việc trồng những chậu cúc nhỏ hay cắm hoa cúc trong nhà còn có thể giúp ổn định phúc khí cho gia đình. Để tăng thêm vận may, gia chủ nên đặt cúc ở những vị trí có nhiều ánh sáng.

Cây quất, quýt

Cây quất với hình dáng đẹp, lá tròn xanh tốt, quả chính màu vàng căng mọng là tượng trưng sự thu hoạch, sự viên mãn và dấu hiệu về một khởi đầu tốt đẹp. Do đó loại cây này rất được ưa chuộng trong phong thủy trang trí nhà cửa, nhất là vào dịp đầu năm mới. Chủ nhà thường chọn cây có lá dày, xanh tốt, trên cây có đủ hoa, nụ, quả xanh, quả chín và lộc non tượng trưng cho một vòng sinh trưởng, đem đến khởi đầu suôn sẻ, tăng tiền tài, vận may cho các thành viên trong gia đình.

Hoa thủy tiên

Hoa thủy tiên có củ màu trắng như củ hành, toàn bộ rễ, thân, lá đặc biệt là hoa đều rất đẹp nên được trồng trong bình thủy tinh trong suốt để dễ chiêm ngưỡng. Vẻ đẹp thanh tao, quý phái của hoa thủy tiên giúp loại cây này trở thành một trong những thú chơi cây cảnh được nhiều người yêu thích. Hoa thủy tiên rất khó chăm sóc, rất kiêu kỳ, nhưng vẻ đẹp của loài hoa này rất xứng đáng với công sức bỏ ra. Ngoài giá trị thẩm mỹ, hoa thủy tiên còn có tác dụng khử tà, mang lại cát tường như ý, đặc biệt là tăng thêm tài khí cho gia đình. Những người chơi hoa có kinh nghiệm sẽ biết cách “hãm” để hoa nở đúng vào dịp tết, mang lại niềm vui, phấn khởi và khai vận năm mới.

Cây sung cảnh

Sung có sức sống rất tốt, rất dễ trồng và chăm sóc, dễ tạo dáng bonsai nên là một trong những loại cây cảnh được ưa chuộng nhất. Quả sung (thực chất là hoa) có dáng tròn trịa, mọc thành chùm chi chít nên tượng trưng cho sự no đủ, sung túc. Do đó, đầu năm mới, chủ nhà thường chọn một cây sung có dáng đẹp và nhiều quả để trưng trong nhà với hi vọng sẽ gặp nhiều điều tốt lành trong năm mới.

Hoa đồng tiền

Cây hoa đồng tiền có thân mọc sát mặt đất, chỉ có lá và hoa lộ bên trên rất đẹp mắt. Hoa đồng tiền có nhiều cánh, nhiều màu sắc rực rỡ nên cũng thường được trang trí trong nhà vào đầu xuân năm mới với ý nghĩa tượng trưng cho tiền tài, may mắn, giúp khai vận tài lộc đầu năm.

khai vận đầu năm 
Đặt một chậu hoa đồng tiền trong phòng khách giúp khai vận đầu năm

3. Một số tập tục của người Việt giúp khai vận đầu năm

Đầu năm mới, nhất là dịp Tết Nguyên đán, người Việt vẫn thực hiện nhiều phong tục đã gìn giữ qua nhiều đời như xông đất, xông nhà, bày mâm ngũ quả, mừng tuổi, khai bếp… Chia sẻ trên VnExpress, Tiến sĩ Trần Long - Trưởng bộ môn Văn hóa Việt Nam, khoa Văn hóa học, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Tp.HCM cho rằng, đây là những tập tục chứa đựng nét đẹp văn hóa của người Việt, đồng thời một số phong tục còn hội tụ yếu tố ngũ hành tương sinh.

Dưới đây là một số tư vấn của Tiến sĩ Long để mọi người giữ gìn được văn hóa truyền thống và đón năm mới bình an, nhiều tài lộc:

Khai bếp

Đây là một tập tục đã có nhiều cải biến để phù hợp với cuộc sống hiện đại, nhưng vẫn giữ nguyên ý nghĩa, giá trị.

Từ cách đây rất lâu, gian bếp đóng vai trò rất quan trọng trong mỗi gia đình, với ý nghĩa tái tạo sức lao động và “giữ lửa” hạnh phúc. Cha ông ta thưở xưa vào mỗi dịp Tết thường quây quần trong gian bếp, bên nồi bánh chưng với bếp lửa hồng, tạo nên không khí gia đình ấm áp.

Ngày nay, cuộc sống hiện đại với chất lượng được nâng cao, gian bếp rực hồng củi lửa với nồi bánh chưng đã dần trở thành ký ức. Nhưng ước mong về một gia đình ấm áp, sum vầy từ những bữa cơm thân thuộc vẫn còn đó. Từ nguyện vọng “giữ lửa”, giữ không khí ấm áp đoàn viên cho gia đình, khái niệm lạ mà quen xuất hiện: khai bếp. Thực tế, trong dịp lễ tết, các gia đình thường tự nấu nướng thức ăn, bếp được sử dụng ngay đầu năm mới nhưng ít ai gọi đó là khai bếp. Chỉ khi nhu cầu giữ hơi ấm gia đình ngày đầu năm tăng lên, mọi người mới chú ý hơn đến thời khắc khai bếp và khái niệm này cũng trở nên phổ biến.

ba người hai lớn một bé đang nấu ăn trong khu bếp. 
Khai bếp cũng là một thủ tục khai vận năm mới

Theo Tiến sĩ Long, thủ tục khai bếp đúng cần hội đủ 5 yếu tố tượng trưng ngũ hành: kim (nồi, chảo), mộc (đũa tre, muôi thìa gỗ), thủy (chất lỏng, dầu ăn), hỏa (bếp) và thổ (yếu tố trung tâm - người khai bếp). Cần lưu ý, việc khai bếp không nên thực hiện quá nóng vội, không nên để lửa bếp quá lớn, chuẩn bị kỹ nguyên vật liệu (gas, dầu) để không bị thiếu thốn vào đầu năm.

Lì xì (mừng tuổi)

Vào đầu năm mới, khi đi chúc Tết, người lớn thường mang theo các phong bao màu đỏ, trong có một số tiền nhỏ (thường là tiền mới) để lì xì cho các cháu bé, người già. Đây là phong tục khá đẹp, thể hiện quan niệm “kính già, quý trẻ”. Ngoài ra, phong bao màu đỏ cũng tượng trưng cho những điều may mắn, tốt lành, mang ý nghĩa là sự giúp đỡ vô tư, chúng ta cho đi cũng là nhận lại niềm vui, may mắn đầu xuân.

Trưng bày mâm ngũ quả

Mâm ngũ quả có nguồn gốc từ triết lý âm dương ngũ hành, cũng là hướng tới ý nghĩa hài hòa trong phong thủy. Một mâm ngũ quả đầy đủ phải gồm các loại quả đại diện cho 5 màu - 5 vị - 5 mùi, cũng là 5 yếu tố ngũ hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ), thể hiện lòng thành kính dâng lên tổ tiên thành quả lao động, những tinh hoa quý giá nhất của đất trời và cầu mong mọi sự hanh thông trong năm mới.

Với mỗi vùng miền, mâm ngũ quả có một chút đổi khác tùy vào điều kiện thổ nhưỡng và yếu tố nhân sinh quan. Chẳng hạn, ở miền Bắc, mâm ngũ quả bao giờ cũng có chuối xanh vì có hình dáng giống bàn tay Phật với nguyện ước được chở che. Còn lại là những loại quả có màu sắc tượng trưng cho ngũ hành như nho, táo, cam, quýt, bưởi,...

Trong khi đó, người miền Nam lại không thích dùng táo, chuối mà lại chuộng mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung... với quan niệm “cầu gì dâng nấy”.

Ngày nay, giao thương thuận tiện nên mâm ngũ quả cũng phong phú hơn trước. Các vùng miền có sự giao lưu văn hóa mạnh hơn nên người dân có nhiều lựa chọn, miễn là theo nguyên tắc đủ 5 loại để trưng mâm ngũ quả.

Ngoài các cách khai vận nói trên, việc dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, sắm sửa các vật dụng mới, loại bỏ đồ cũ hỏng cũng là một cách giúp ngôi nhà có thêm nhiều vượng khí.

Phong thủy ban công chung cư đón năm mới

 

Sử dụng cây cảnh trang trí căn hộ chung cư trong năm mới sẽ giúp kích hoạt các năng lượng tích cực cho ngôi nhà, đặc biệt là khu vực ban công.

Ban công là nơi tiếp xúc trực tiếp nhiều nhất giữa căn hộ và tự nhiên, đây cũng là nơi hấp thụ khí cho căn hộ, giúp ngăn chặn năng lượng xấu xâm nhập vào nhà. Đối với không gian căn hộ, ban công cũng quan trọng như đôi mắt, nếu căn hộ không có ban công sẽ là một khiếm khuyết lớn về phong thủy. Do đó, phong thủy ban công có vị trí rất quan trọng, hướng và cách bố trí ban công có những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe và tài lộc của gia đình. 

Dịp đầu năm mới, nên trồng cây ở ban công chung cư để kích hoạt khí tốt, giúp gia đình có một năm hạnh phúc, thịnh vượng.

Ban công có nhiều giỏ hoa màu sắc rực rỡ.
Cây cảnh trên ban công giúp đem lại sinh khí tươi mới cho ngôi nhà.

Hướng tốt của ban công

Ban công có hướng tốt, thông gió, nhiều ánh sáng, tầm nhìn rộng và hài hòa với thiên nhiên có thể khiến những người trong nhà cảm thấy thoải mái và hạnh phúc. Do đó, hướng của ban công chiếm vị trí khá quan trọng. Nên chọn  ban công ở các hướng mát và có ánh nắng mặt trời như nam, đông nam và đông. Nếu khí đi vào nhà qua ban công hướng đông, đông nam, các thành viên trong gia đình sẽ được tận hưởng sự bình yên và thịnh vượng. Ở Bắc bán cầu, ban công hướng về phía nam sẽ đem đến môi trường sống thoải mái vì gió từ phía nam ấm áp. Ban công hướng về phía tây hoặc phía bắc không được khuyến khích vì phải hứng gió lạnh từ phía bắc hoặc ánh nắng mặt trời gay gắt, làm ảnh hưởng sức khỏe của mọi người, nhất là người già.

Trồng cây ngoài ban công đón năm mới như thế nào?

Xét về tác động bên ngoài, ban công có môi trường phong thủy xấu, nhiều sát khí nếu xuất hiện góc nhọn xung sát, đường đâm vào, nghĩa trang, bệnh viện… Tại những ban công này nên trồng cây có tác dụng hóa giải như:


Cây hoa hồng vừa có tác dụng hóa giải sát khí vừa làm đẹp không gian sống của gia đình

- Cây xương rồng: Loại lá to nhiều lông mao và gai nhọn để hóa giải sát khí vô hình bên ngoài
- Cây hoa hồng: Hoa hồng tuy đẹp nhưng lại có gai có thể hóa giải sát khí. Đặc biệt, phù hợp với căn hộ có nhiều nữ giới.
- Cây đỗ quyên: Còn gọi là cây cửu trùng cát có hoa và lá rậm rạp có gai nhọn dễ trồng.

Chậu cây trúc đặt ở ban công
Trồng các cây họ trúc ngoài ban công để giữ bình an gia đạo

Nếu phía ngoài ban công không có sát khí nào thì nên bày một số loại cây có tác dụng sinh vượng, nhất là vào đầu năm mới, để tạo ra khí thế, may mắn cho cả năm. Cụ thể là một số loại cây sau:

- Cây vạn niên thanh: Lá dày và to có tác dụng sinh vượng rất mạnh, lá càng to càng tốt. Cố gắng giữ cho cây luôn tươi tốt quanh năm.
- Cây kim tiền: Phiến lá to, dày sung mãn, dễ sống  và có lợi cho tài vận trong gia đình
- Cây trúc: Lá hẹp, dài, thân khô và gầy, có tác dụng giữ bình an cho gia đình
- Cây huyết long: Huyết long là loại cây lá dài và bé màu xanh thẫm, có các đốm vàng giữa lá. Loại cây này dễ chăm sóc và có sức sống mạnh mẽ. Huyết long có thể ngăn các dòng khí xấu xâm nhập vào căn nhà.

Ngoài một số loại cây kể trên, vào dịp đầu năm mới gia chủ có thể trang trí cho ban công những loại hoa đẹp, màu sắc rực rỡ như: dạ yến thảo, hoa giấy, hoa mười giờ… nhưng cần chăm sóc cây cẩn thận, không để héo úa.

Ý nghĩa và cách treo tranh "Thuận buồm xuôi gió"

 

Tranh "Thuận buồm xuôi gió" rất được ưa chuộng treo trong phòng khách và là một trong những loại tranh giúp kích hoạt tài lộc. Vậy cách treo tranh này như thế nào?

Ý nghĩa tranh "Thuận buồm xuôi gió"

Bức tranh "Thuận buồm xuôi gió" với hình ảnh cánh buồm no gió (thường là buồm trắng) không chỉ có giá trị về mặt thẩm mỹ khi đem lại sức sống, làm sáng bừng căn phòng mà về mặt phong thủy nó còn giúp kích hoạt tài lộc, tăng cường vận may cho chủ nhà, nhất là những doanh nhân, người làm nghề buôn bán.

Các thương nhân thường treo tranh "Thuận buồm xuôi gió" để cầu mong việc làm ăn suôn sẻ, buôn may bán đắt. Những người làm ăn xa treo bức tranh này với ngụ ý những chuyến đi sẽ bình an, may mắn và có cơ hội làm ăn phát đạt. Ngoài phòng khách, bức tranh này cũng thường được đặt tại văn phòng công ty hoặc phòng làm việc tại gia.

Tranh "Thuận buồm xuôi gió"
Tranh "Thuận buồm xuôi gió" thể hiện mong ước thành công, thuận lợi
trong công việc, rất thích hợp với các doanh nhân.

Cách treo tranh "Thuận buồm xuôi gió"

- Treo tranh theo ngũ hành: tranh "Thuận buồm xuôi gió" vẽ thuyền buồm lướt trên mặt biển nên được cho là có ngũ hành thuộc Thủy, do đó loại tranh này hợp nhất với những người có ngũ hành thuộc Mộc. Những người mệnh Kim cũng thích hợp treo loại tranh này để cầu mọi việc hanh thông, công việc suôn sẻ. Ngược lại, những ai mệnh Hỏa thì không nên sử dụng tranh này,vì có thể sẽ mang lại vận xấu, những điều không may.

- Treo tranh theo hướng nhà: bức tranh thuộc Thủy nên nếu treo ở hướng Bắc sẽ giúp kích hoạt năng lượng Thủy, giúp chủ nhà tăng khả năng lãnh đạo, tổ chức. Nếu treo ở hướng Đông sẽ giúp kích hoạt năng lượng Mộc, điều hòa nguồn năng lượng, tăng thêm các năng lượng tốt và giảm năng lượng xấu.

- Treo tranh theo tuổi: tranh "Thuận buồm xuôi gió" được cho là rất thích hợp với người tuổi Tuất. Một số tuổi khác như Nhâm Ngọ (1942), Kỷ Hợi (1959), Nhâm Tý (1972),… cũng hợp với tranh này.

- Chọn kích thước tranh: gia chủ không nên vì thích phô trương mà chọn tranh quá lớn so với diện tích ngôi nhà. Theo đó, kích thước tranh nên tương xứng với không gian, diện tích phòng, khoảng trống tường treo tranh.

- Chọn màu sắc của bức tranh: nếu treo trong phòng khách, nên chọn màu sắc tranh tương đồng, cùng tone với màu nội thất như gối tựa hoặc sofa. Nếu muốn tạo điểm nhấn cho không gian, bạn có thể chọn tranh có gam màu nổi bật. Ngoài ra, không nên chọn những bức tranh có màu sắc u ám, vẽ sóng biển cuồn cuộn, vẽ con thuyền tròng trành trong bão...

- Không nên treo tranh "Thuận buồm xuôi gió" ở phòng ngủ vì có thể gây khó ngủ, không tốt cho tinh thần và sức khỏe của gia chủ.

- Không nên treo tranh "Thuận buồm xuôi gió" ở hướng Nam vì hướng Nam thuộc Hỏa, xung khắc với ngũ hành của tranh và gây bất lợi cho con đường sự nghiệp của gia chủ.

Trên đây là những kiến thức liên quan đến bức tranh "Thuận buồm xuôi gió". Để tranh mang lại ý nghĩa phong thủy tốt, gia chủ nên tham khảo những lưu ý nói trên.

Ba kiểu tranh phong thủy giúp kích hoạt tài lộc

Tranh Phong Thủy là một loại tranh đặc biệt được thiết kế theo những quy chuẩn, tiêu chí của phong thủy. Do đó ngoài tác dụng trang trí, tranh phong thủy còn có tác dụng điều hòa sinh khí, mang lại tài lộc, sức khỏe, thịnh vượng cho căn nhà, hơn nữa còn giúp trấn tà khí, xua đuổi những điềm dữ, điềm hung.

Tranh “Thuận buồm xuôi gió” đem lại may mắn

Đây là bức tranh thường được chọn làm quà mừng khai trương doanh nghiệp, tân gia, tặng cá nhân... vì mang ý nghĩa mọi việc đều thuận lợi, trôi chảy, xuôi chèo mát mái... Đặc biệt với những doanh nghiệp mới xâm nhập thị trường nước ngoài, bức tranh này rất có ý nghĩa, ngụ ý mong mọi điều đều thuận lợi, như con thuyền xuôi gió khi ra biển lớn.

Những ai sở hữu bức tranh "Thuận buồm xuôi gió" đều tin rằng mình sẽ được gặp may mắn, làm việc gì cũng thuận lợi và buôn gì cũng thành công.

tranh thuận buồm xuôi gió
Tranh thuận buồm xuôi gió thay cho lời chúc kinh doanh thuận lợi, buôn bán thành công

Tranh “Mã đáo thành công” phù hợp với doanh nhân, người buôn bán

Là món quà ý nghĩa thường được chọn để mừng khai trương công ty, biếu sếp, mừng tân gia, quà tặng đối tác kinh doanh, quà tặng sự kiện, khởi công...

Trong các bức tranh vẽ ngựa, biểu tượng này mang ý nghĩa là sự mau chóng và thành đạt, phổ biến nhất là chủ đề ”mã đáo thành công” với hình ảnh một bầy ngựa phi nước đại trong gió bụi mịt mù. Tên tranh xuất phát từ câu nói ”Kỳ khai đắc thắng, mã đáo thành công” (có nghĩa là cờ phất [làm hiệu] chiến thắng, ngựa quay về [báo tin] thành công). Nguồn gốc của câu nói này là khi xưa, lúc xuất binh thường phất cờ hiệu, khi đã phất cờ rồi thì phải chiến thắng, tướng soái sau khi thắng trận, chiến mã quay về chắc chắn báo tin thành công.

tranh phong thủy vẽ ngựa
Tranh phong thủy vẽ ngựa giúp doanh nhân chiêu tài

Ngày nay, câu ”mã đáo thành công” chỉ còn mang ý nghĩa tượng trưng là tốc chiến tốc thắng. Và một bức tranh “mã đáo thành công” làm quà khai trương cho một cửa hiệu chỉ đơn giản mang ý nghĩa là “khai trương hồng phát (mở cửa tiệm thì phát đạt lớn).

Tranh Cửu Ngư (9 con cá)

Những bức tranh vẽ cá thường mang ý nghĩa vạn sự như ý, kinh doanh thành đạt

Cá chép là biểu tượng cho sự kiên trì, bền chí, linh thiêng, cao quý. Trong truyền thuyết có câu chuyện cá chép vượt vũ môn hoá rồng, vì thế cá chép được coi như rồng. Cá chép là biểu tượng của sự thăng tiến công danh và nổi tiếng. Trong làm ăn buôn bán thì cá chép đại diện cho Thuỷ khí tức là nguồn tài lộc dồi dào. Cá chép là một trong những pháp khí vô cùng tốt cho cả hai phương diện công danh và tài lộc.


Cách sử dụng cây tiền và tranh cây tiền phong thủy

Cây tiền hoặc Tranh cây tiền vàng còn có tên gọi khác là tranh Giàu sang phú quý, tranh Tài lộc, là một trong những loại tranh phong thủy được nhiều người ưa chuộng vì mang đến may mắn, sự thịnh vượng, giàu có.

Đặt cây tiền hoặc treo Tranh cây tiền trong nhà ngoài việc mang đến không gian sang trọng, thu hút tầm nhìn còn là món quà tài lộc cho gia chủ, giúp gia chủ thành công hơn trong công việc, kinh doanh, việc làm ăn thuận buồm xuôi gió, thậm chí có thể đạt được nhiều bước nhảy vọt.

Tranh cây tiền treo phòng khách hiện đại
Tranh cây tiền rất phù hợp cho những gia đình kinh doanh

Bạn có thể đặt/treo Tranh cây tiền ở tất cả vị trí cát trong nhà, gần 4 góc nhà càng tốt. Nếu là văn phòng, có thể bày tranh trên các kệ trang trí, treo tường gần khu làm việc. Bố trí Tranh cây tiền được tin là sẽ mang đến cho tâm trí thông điệp về sự dồi dào, từ đó thu hút năng lượng giàu có vào cuộc sống của bạn.

Đặt Cây tiền và treo Tranh cây tiền vàng ở đâu hút lộc?

Đối với cây tiền bằng đá, đồng hay tranh thêu, tranh đá phong thủy sẽ phù hợp treo ở phòng khách, phòng làm việc, Hội trường, ….

- Phòng khách: Phòng khách thường là không gian mở kết nối với cửa ra vào. Do đó, khi treo Tranh cây tiền ở phòng khách, bạn sẽ nhìn thấy nó ngay khi bước vào cửa. Với gam màu vàng chủ đạo, Tranh cây tiền mang đến sức sống tràn đầy và không gian sang trọng cho ngôi nhà. Cây tiền có thể đặt trên kệ ở phòng khách, còn Tranh cây tiền có thể treo ở phía trên ghế sofa tầm 10-20 cm. Nên lựa chọn các bức tranh cây tiền vàng khổ ngang nếu không gian đủ rộng và Tranh cây tiền khổ đứng cho những mảng tường hẹp hơn. 

- Phòng làm việc: Đây cũng là không gian thích hợp để treo Tranh cây tiền. Tranh sẽ giúp bạn có những phút giây thư thái đồng thời là động lực để bạn làm việc chăm chỉ, đạt hiệu suất cao.

- Phòng ăn: Treo tranh tại đây cũng là gợi ý thú vị. Nó giúp không gian phòng ăn tươi sáng và hấp dẫn hơn.


Cây tiền bằng đá thạch anh có thể đặt ở vị trí Đông Bắc, Tây Nam của phòng

Đối với những thương nhân hay người làm ăn kinh doanh, Tranh cây tiền là một vật phẩm đáng lưu ý để kích hoạt phong thủy tốt. Bởi ý nghĩa phong thủy của Cây tiền sẽ giúp việc làm ăn buôn bán thuận lợi hơn, ngụ ý "tiền vào như nước".

Một số lưu ý khi bố trí Cây tiền hoặc treo Tranh cây tiền

- Cây tiền bằng đá thạch anh mang ngũ hành Thổ nên có thể đặt ở vị trí phía Đông Bắc, Tây Nam của căn phòng.

- Tranh cây tiền mang ngũ hành Kim có thể đặt ở vị trí phía Tây Bắc, Tây, Bắc của phòng.

Lưu ý, về sắp xếp bố cục Tranh cây tiền với nội thất. Vì gam màu vàng chủ đạo nên bạn chú ý bố trí treo tranh gần đồ nội thất hoặc tường có màu lạnh để tạo cảm giác hài hòa đồng thời giúp bức tranh nổi bật và bắt mắt hơn.

Mâm ngũ quả ngày Tết: Ý nghĩa và cách bày trí đúng chuẩn cho cả năm sung túc

Từ xưa mâm ngũ quả là thứ không thể thiếu trên bàn thờ mỗi gia đình dịp Tết Nguyên đán. Ở miền Bắc, cách bày mâm ngũ quả thường theo quan niệm ngũ hành (Kim-Mộc-Thủy-Hỏa-Thổ). Các loại trái cây trên mâm ngũ quả là sự kết hợp 5 màu của ngũ hành.

Mâm ngũ quả là nét văn hóa truyền thống mỗi dịp Tết đến. Bày mâm ngũ quả đẹp sẽ giúp gia chủ thể hiện lòng thành kính với tổ tiên, đặc biệt mâm ngũ quả này sẽ đem may mắn, tài lộc đến cho gia đình. Trước thềm Xuân Kỷ Hợi 2019, hãy cùng tìm hiểu về ý nghĩa các loại quả và cách bày mâm ngũ quả ngày Tết của người Việt Nam. 

Vào khoảng 28, 29 tháng Chạp, sau khi lau dọn bàn thờ gia tiên, các gia đình bắt đầu bày biện mâm ngũ quả, trang trí đẹp mắt để đặt lên bàn thờ. Gọi là ngũ quả nhưng thật ra việc lựa chọn và bày biện những loại quả gì trên mâm tùy thuộc vào từng địa phương với những đặc thù về khí hậu, sản vật và quan niệm văn hóa riêng. Từ đó, người ta chọn ra những loại quả mang ý nghĩa tâm linh, tinh thần để “thiết kế” nên mâm ngũ quả. 

Trên mâm ngũ quả của người Việt thường có các loại quả như: Chuối, bưởi hoặc phật thủ, cam, quýt, táo, sung, đào, lê, dưa hấu, trứng gà, mãng cầu, dừa... 


Mỗi loại trái cây mang một ý nghĩa đặc biệt được gia chủ chọn lựa
kỹ càng để bày ban thờ ngày Tết

Cách trình bày mâm ngũ quả truyền thống ở miền Bắc là nải chuối xanh ở dưới cùng, đỡ lấy toàn bộ các loại quả khác. Nải chuối như bàn tay ngửa, hứng lấy những gì tinh túy nhất của mùa Xuân để đọng thành quả ngọt; nó còn có ý nghĩa che chở, bảo bọc. Quả bưởi hoặc phật thủ vàng đặt chính giữa, xung quanh là các loại quả khác. Quýt vàng, táo xanh, hoặc những quả ớt chín đỏ... được cài xen kẽ vào những chỗ trống. Một số gia đình còn có thói quen chọn trái cây bày mâm ngũ quả theo số lẻ vì quan niệm rằng số lẻ sẽ còn có cơ hội để phát triển, nảy nở. Chính vì vậy, những nải chuối xanh có số quả lẻ vào ngày Tết thường có giá đắt hơn hẳn.

Cách tạo sinh khí cho ngôi nhà vào mùa xuân

 

Mùa xuân là mùa khởi đầu của một năm mới, khởi đầu chu kỳ sinh trưởng của vạn vật, đây cũng là thời điểm thích hợp để thay đổi vận khí nhà ở. Một trong những cách cải tạo vận khí nhà ở chính là tạo sinh khí cho ngôi nhà.

Sinh khí là gì? Vì sao cần tạo sinh khí cho ngôi nhà?

Nếu phân “khí” phong thủy theo ý nghĩa tốt – xấu thì sinh khí là một loại khí tốt, đối lập với sát khí hoặc tử khí.

Sinh khí còn được hiểu là hỉ khí, dương khí, trường khí. Những loại khí này mang đến dòng năng lượng tốt, tạo cảm giác vui vẻ, hưng phấn từ đó kích hoạt tài lộc, may mắn, sức khỏe, bình an cho các thành viên trong gia đình. Như vậy việc tạo sinh khí cho ngôi nhà sẽ đem lại nhiều lợi ích tốt.

Đối lập với sinh khí là sát khí, chỉ những loại âm khí, ác khí, tử khí, hung khí… thường tạo ra cảm giác nặng nề, trì trệ cho con người, tức mang lại những bất lợi.

Về mặt cảm nhận hữu hình, nhà có nhiều sinh khí là những ngôi nhà thoáng đãng, có đủ ánh sáng, thông gió tốt, không khí trong lành. Ngược lại, nhà thiếu sinh khí hay nhiều sát khí thường tối tăm, ẩm ướt, nhiều bụi bặm…

Sinh khí sẽ bị lấn át nếu có nhiều sát khí. Chẳng hạn, ngôi nhà thoáng đãng, đủ sáng nhưng bài trí lộn xộn, nhiều đồ đạc, rác bẩn, bố trí các khu chức năng không hợp lý… cũng sẽ làm giảm các ích lợi tốt của sinh khí, tăng sát khí.

Những cách tạo sinh khí cho ngôi nhà trong mùa xuân

- Tạo không gian thông thoáng, đủ ánh sáng

Ghế sofa có nhiều gối ôm đặt cạnh khung cửa sổ kính trắng nhìn ra bãi cõ, lọ hoa nhiều màu. 
Ánh sáng tự nhiên là giải pháp tốt nhất để tăng cường sinh khí cho ngôi nhà. Ảnh minh họa

Ánh sáng tự nhiên là yếu tố rất tốt để giúp ngôi nhà có thêm sinh khí. Khi thiết kế nhà ở, nên cố gắng đảm bảo tất cả các phòng trong nhà đều có cửa sổ hoặc mặt thoáng tiếp xúc với bên ngoài, đón được ánh sáng tự nhiên. Ánh nắng mặt trời mang nhiều năng lượng dương, không chỉ cung cấp ánh sáng mà còn tạo năng lượng tươi mới, tích cực, tốt cho sức khỏe con người.

Để không gian thông thoáng, cần chú ý đến yếu tố tiếp theo là thông gió. Không khí trong nhà luôn cần có sự luân chuyển, do đó việc thiết kế các cửa hay mặt thoáng mới là yếu tố cần, yếu tố đủ là các cửa phải bố trí ở những vị trí hợp lý, có thể hút gió vào – ra, tạo sự lưu thông không khí. 

Sau những tháng mùa đông, vào mùa xuân tiết trời trở nên ấm áp, dễ chịu hơn, nên tích cực mở các cửa trong nhà để đón được nhiều ánh sáng và năng lượng tươi mới từ thiên nhiên.

- Tăng cường cây xanh, chất liệu tự nhiên thân thiện môi trường

Cây xanh rất tốt cho sức khỏe con người bởi chúng có khả năng hút khí cacbonic, một số chất độc trong không khí và nhả ra khí oxy. Trong phong thủy, cây xanh mang lại những năng lượng tích cực, giúp không khí trong nhà trong lành, tươi mới hơn. Xét về ngũ hành, cây xanh thuộc Mộc, giúp cân bằng năng lượng với các ngũ hành khác trong nhà, đặc biệt là những năng lượng âm từ các chất liệu nhân tạo như bê tông, đồ nhựa… Do đó, cây xanh là lựa chọn tốt nhất để tăng sinh khí cho nhà ở, đồng thời còn tạo vẻ đẹp thẩm mỹ cho không gian sống.

Phòng khách màu trắng với sofa trắng, lọ hoa trên bàn... đặt cạnh cửa sổ nhiều ánh nắng. 
Lựa chọn màu sắc, chất liệu hài hòa, bố trí nhà cửa ngăn nắp là cách tạo
sinh khí cho không gian sống. Ảnh minh họa

Ngoài cây xanh, việc sử dụng nhiều vật liệu nguồn gốc tự nhiên như gỗ, gốm, đá… cũng giúp cân bằng năng lượng cho ngôi nhà, tạo cảm giác gần gũi, ấm áp. Những chất liệu này có thể sử dụng làm tiểu cảnh trang trí, nội thất hay đồ trang trí trong nhà. 

- Kết hợp hài hòa màu sắc và chất liệu

Ngoài cây xanh, để ngôi nhà cân bằng năng lượng, nên sử dụng màu sắc, âm thanh, ánh sáng... hợp lý.

Mùa xuân thời tiết khá ẩm ướt, chưa có nhiều ánh nắng mặt trời nên tăng cường màu sắc thuộc Hỏa và Thổ như đỏ, nâu vàng… Đây là những màu sắc tượng trưng cho tiết khí xuân - hạ. 

Quan điểm lựa chọn màu sắc theo ngũ hành, ví dụ gia chủ mệnh Hỏa cần sơn nhà màu đỏ… là chưa hiểu đầy đủ về hài hòa ngũ hành. Bởi triết lý ngũ hành thực chất là chỉ sự tương tác, chuyển hóa qua lại giữa các thành phần trong môi trường sống. Nếu chỉ lựa chọn một màu sắc hay chất liệu trang trí nhà ở sẽ gây thừa, lấn át hành khác, tạo ra hệ quả xấu. Do đó cần kết hợp hài hòa màu sắc chất liệu để tạo ra sự cân bằng ngũ hành. 

Chẳng hạn, với gia chủ mệnh Kim, nếu chọn sơn tường màu trắng xám (tương hòa) thì nên kết hợp trang trí các mảng trần hình vuông hoặc tròn (Thổ sinh Kim). Ngoài màu chủ đạo là trắng xám, nên bổ sung thêm các gam màu nóng như đỏ, hồng… để tạo điểm nhấn.

Ngoài trang trí nhà theo mệnh gia chủ, cần dựa vào đặc tính của không gian cụ thể, đôi lúc cần dùng cả yếu tố khắc. Chẳng hạn, vào dịp Tết, gia chủ nên bổ sung thêm điểm nhấn màu đỏ, cam (Hỏa) cho căn phòng chỉ có màu trắng (Kim)…. Nếu sử dụng bàn gỗ sơn màu đỏ sậm (Mộc – Hỏa) thì một bình hoa bằng sứ hay pha lê đặt trên bàn sẽ bổ sung hành Kim tạo ra sự cân bằng.

Phòng khách với sofa, bàn trà, góc nhà cạnh bức tường trắng là cầu thang gỗ màu đen đặt nhiều chậu cây. 
Tạo điểm nhấn hoa lá tươi tắn tại hành lang, nơi chuyển tiếp, lối đi lại... để dẫn dắt
sinh khí vào các không gian trong nhà. Ảnh minh họa

Một vài lưu ý khi trang trí nhà để thu hút sinh khí

- Không nên sử dụng những mảng trang trí có nhiều góc cạnh, hay tạo ra những ngóc ngách tối, quá nhiều màu sắc trầm buồn.

- Ưu tiên các chất liệu trang trí dễ vệ sinh cho phòng bếp như đá, gỗ MDF… Trên bàn ăn nên sử dụng thêm ánh sáng ấm áp, tăng cảm giác ấm cúng và kích hoạt năng lượng cho bữa ăn gia đình.

- Trang trí các màu sắc tươi mới, chất liệu thân thiện tự nhiên và cửa sổ cung cấp ánh sáng cho không gian sinh hoạt chung.

- Với phòng khách và các không gian đối ngoại như tiền sảnh, phòng ăn, nên chọn cách trang trí cân đối, bề thế và trang trọng.

- Với những ngôi nhà có ít mặt thoáng nên tăng cường ánh sáng bằng cách thiết kế thêm giếng trời hoặc mái kính, có thể bổ sung đèn điện tại những góc khuất. Với nhà nhỏ, không nên dùng quá nhiều vách ngăn, hãy thiết kế mở để tận dụng tối đa ánh sáng. Những không gian kín nên lắp thêm quạt thông gió để không khí luôn luân chuyển.

- Thêm sinh khí của mùa xuân cho không gian giao thông (hành lang, cầu thang, lối đi lại...) bằng cách treo tranh phong cảnh, thêm cây cối (Mộc). Tại các vị trí chuyển tiếp, có thể bổ sung thêm đèn rọi ánh sáng vàng dọc theo các lối đi, tạo không khí vui tươi vào dịp năm mới.

- Tập trung vào những mảng trang trí tối giản, gọn đẹp và phù hợp thay vì các giải pháp tốn kém và mất nhiều thời gian.