- 14h45
VN-Index giảm mạnh cuối phiên
Thị trường biến động nhanh trong phiên đầu tuần, nhưng theo xu hướng giảm.Bên bán nắm quyền chủ động và liên tiếp gây sức ép khi hạ giá bán quyết liệt. Đà giảm từ đầu phiên sáng được nới rộng theo thời gian giao dịch và thị trường chốt phiên ở mức thấp nhất trong ngày. Cuối giờ, VN-Index giảm 1,22% xuống 861,4 điểm. VN30-Index giảm 1,33% xuống gần ngưỡng 800 điểm. Trên sàn Hà Nội, HNX-Index và UPCOM-Index cùng giảm điểm.Đến cuối phiên, sắc đỏ chiếm áp đảo hoàn toàn với gần 300 mã giảm trên HoSE, 35 mã đứng tham chiếu và chỉ có 112 mã tăng. Trong nhóm VN30, toàn bộ 30 mã bluechip đều lùi về dưới tham chiếu.Dù báo lãi cao kỷ lục, CTD vẫn là cổ phiếu đứng đầu đà giảm trong nhóm vốn hóa lớn khi mất hơn 4%. Theo sau là BVH giảm 2,6%, VRE giảm 2,3%, PLX giảm 2,3%, MSN giảm 2,1%, BID, HPG giảm 1,9%, MBB, PNJ giảm 1,7%, SSI, VHM giảm 1,6%.Thanh khoản thị trường đạt hơn 5.300 tỷ đồng do bên bán mạnh tay hạ giá ép nhiều cổ phiếu lùi sâu. Khối ngoại cũng bán ròng hơn 240 tỷ đồng, tập trung vào nhóm VN30 như HPG, VNM, VPB, VCB, VHM, VRE, VIC. Coteccons báo lãi tăng vọt
Giảm giá vốn và tiết kiệm chi phí quản lý giúp lợi nhuận của doanh nghiệp đầu ngành xây dựng tăng đột biến trong quý II, xấp xỉ 160 tỷ.- 11h30
VN-Index chốt phiên sáng giảm
Xu hướng thị trường trở nên tiêu cực hơn cuối phiên sáng khi bên bán hạ giá quyết liệt hơn. VN-Index giảm 0,81% xuống gần 865 điểm. VN30-Index giảm 0,86 về dưới 810 điểm. Trên sàn Hà Nội, HNX-Index và UPCOM-Index cùng giảm.Sắc đỏ chiếm áp đảo trước giờ nghỉ trưa với 278 mã giảm trên HoSE, 37 mã đứng tham chiếu và 94 mã tăng. Trong nhóm VN30, không có cổ phiếu bluechip nào giữ được sắc xanh, 29 mã giảm và 1 mã đứng tham chiếu.PLX, BVH giảm gần 2%, VJC giảm 1,6%, BID giảm 1,4%, PNJ, SBT, FPT, GAS, REE, VRE giảm hơn 1%, phần còn lại lùi nhẹ dưới tham chiếu. - 10h40
Khối ngoại bán ròng
Nhà đầu tư nước ngoài đẩy nhanh nhịp bán ròng trong phiên đầu tuần. Đến giữa phiên sáng, khối ngoại mua vào hơn 1,8 triệu cổ phiếu trong khi bán ra gần 4 triệu đơn vị. Tổng giá trị bán ròng gần 45 tỷ đồng.Riêng nhóm VN30, khối ngoại bán ròng hơn 500.000 cổ phiếu HPG, một số mã khác cũng bị bán mạnh như SSI, VCB, POW, VHM, VRE. - 9h35
VN-Index giảm đầu phiên
Sau phiên ATO sáng nay, VN-Index giảm 0,3% về dưới ngưỡng 870 điểm. VN30-Index giảm 0,39% còn 811 điểm. Trên sàn Hà Nội, HNX-Index và UPCOM-Index cùng lùi dưới tham chiếu.Sắc đỏ chiếm ưu thế với hơn 200 mã giảm trên HoSE, 54 mã đứng tham chiếu và 106 mã tăng. Trong nhóm VN30, bên giảm chiếm áp đảo hơn với 25/30 mã bluechip giao dịch trong sắc đỏ.Số lượng cổ phiếu giảm cao nhưng xét về biên độ hầu hết các mã chỉ mất gần 1%. Trong nhóm vốn hóa lớn, PNJ, BVH, GAS, SBT giảm xấp xỉ 1%, VIC, VCB, VJC giảm hơn 0,8%. Ở chiều ngược lại, SSI, CTD, HPG là những mã giữ được sắc xanh.Trong bản tin đầu tuần, Công ty chứng khoán Bảo Việt dự báo thị trường có thể diễn biến giằng co với các phiên tăng giảm đan xen trong biên độ hẹp đầu tuần. VN-Index sẽ tiếp tục nhận được sự hỗ trợ từ vùng 863-868 điểm. "Về tổng thế, chúng tôi vẫn kỳ vọng vào đà tăng ngắn hạn của thị trường với đích đến nằm tại vùng kháng cự quanh 888±5 điểm trong ngắn hạn", báo cáo BVSC viết.Tuần này, Sở HoSE cũng công bố kết quả thay đổi các cổ phiếu thành phần của các rổ chỉ số VN30, VNFinlead, VNDiamond.... Sau đó, các quỹ đầu tư theo các rổ chỉ số này sẽ phải tiến hành hoạt động tái cơ cấu danh mục. Sự kiện này được dự báo có thể giúp diễn biến của các cổ phiếu trong các rổ chỉ số có diễn biến sôi động hơn trong những tuần cuối tháng 7.Cùng quan điểm, MBS cho biết vẫn bảo lưu kịch bản tích cực là thị trường có thể hồi phục lên mức 900 - 910 điểm. Mặc dù vậy, VN-Index có thể xuất hiện nhịp điều chỉnh kỹ thuật khi tiếp cận vùng cản 880-885 điểm. MBS khuyến nghị nhà đầu tư ngắn hạn nắm giữ tỷ trọng tiền mặt cao có thể tranh thủ các nhịp điều chỉnh để thực hiện mua tăng tỷ trọng, tập trung vào nhóm cổ phiếu dự báo kết quả kinh doanh quý II tích cực và quan sát diễn biến thị trường để có hành động phù hợp.
Liên hệ số di động/zalo: 0979766122 NGUYEN QUANG ANH Hỗ trợ cho tôi theo Số tài khoản: 0979766122 Vietinbank thành phố Bắc Giang
Thứ Hai, 20 tháng 7, 2020
VN-Index lùi về gần 860 điểm
Chứng khoán giảm hơn 1% trong phiên đầu tuần khi sắc đỏ chiếm áp đảo, toàn bộ 30 mã bluechip đều giảm.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Đưa thị trường chứng khoán Việt Nam thành điểm đến toàn cầu
Sáng ngày 20/7, tại TP Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tham dự Lễ kỷ niệm 20 năm hoạt động thị trường chứng khoán Việt Nam và thành lập Sở Giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh.
TP Hồ Chí Minh: Doanh nghiệp là trung tâm trong phát triển Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
Sợ khủng hoảng doanh thu: Nhà đầu tư tháo chạy khỏi YEG
Làm giá cổ phiếu của Công ty cổ phần ANI, ông Đinh Xuân Cường bị phạt hơn 500 triệu đồng
Tại buổi Lễ kỷ niệm, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, sự kiện kỷ niệm 20 năm hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh đất nước đang tập trung toàn lực thực hiện mục tiêu kép vừa phòng, chống dịch Covid-19, vừa phát triển kinh tế - xã hội.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thực hiện nghi thức đánh cồng kỷ niệm 20 năm hoạt động thị trường chứng khoán Việt Nam và Sở Giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh.
Thủ tướng nêu rõ, thị trường chứng khoán là “phong vũ biểu" của nền kinh tế; là bộ phận quan trọng của kinh tế thị trường, với vai trò là một kênh huy động vốn quan trọng và hiệu quả của nền kinh tế, là một cửa sổ hội nhập, liên thông với các thị trường tài chính, tiền tệ quốc tế. Vì vậy, xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán được xác định là chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước trong quá trình đổi mới và hội nhập.
Thủ tướng nhận xét, 20 năm qua đã minh chứng một quá trình nỗ lực phấn đấu không ngừng nghỉ, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức để phát triển, vươn lên mạnh mẽ của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Giai đoạn phát triển “bình thường mới” của đất nước, với những thời cơ, thuận lợi nhưng cũng nhiều khó khăn thách thức, nhất là tác động, ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 gây nên suy thoái kinh tế toàn cầu nặng nề nhất từ sau Đại suy thoái 1929-1933. Việt Nam đã quyết liệt ngăn chặn, sớm kiểm soát thành công dịch bệnh.
Vì vậy, theo Thủ tướng cần tận dụng hiệu quả cơ hội “có một không hai” này để phục hồi và phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là thu hút mạnh mẽ các nguồn lực trong nước và các luồng luân chuyển vốn trong khu vực, toàn cầu để đáp ứng nhu cầu tài chính rất lớn cho đầu tư phát triển, cả trước mắt và lâu dài.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Trần Văn Dũng - Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết, qua 20 năm phát triển, từ 2 doanh nghiệp niêm yết ban đầu (SAM, REE), đến nay, số lượng công ty niêm yết, đăng ký giao dịch trên hai sở giao dịch chứng khoán đã lên tới 1.647 công ty, với giá trị niêm yết/đăng ký giao dịch 1.428.000 tỷ đồng. Mức vốn hóa của thị trường cổ phiếu tính đến ngày 30-6-2020 đạt 3.894.000 tỷ đồng, chiếm 64,5% GDP.
Ngoài các công cụ là cổ phiếu, trên thị trường cổ phiếu còn có thêm các công cụ đầu tư khác như: chứng chỉ quỹ đầu tư, chứng chỉ quỹ ETF, REIT... và gần đây là sản phẩm mới chứng quyền có bảo đảm (Covered Warrants).
Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đánh giá, thị trường chứng khoán đang ngày càng trở thành kênh huy động vốn hiệu quả không chỉ cho các doanh nghiệp mà còn hỗ trợ Chính phủ trong cân đối ngân sách quốc gia thông qua việc huy động vốn trên thị trường trái phiếu chính phủ. Khối lượng huy động vốn qua phát hành trái phiếu chính phủ bình quân khoảng 185.000 tỷ đồng/năm đáp ứng 50%-60% nhu cầu huy động vốn cho cân đối ngân sách hằng năm.
Đặc biệt, thị trường chứng khoán đã góp phần quan trọng thúc đẩy hoạt động cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước. Đã có trên 1.000 cuộc đấu giá, thoái vốn của doanh nghiệp nhà nước, trong đó nhiều đơn vị đã niêm yết lên sàn. Hệ thống các tổ chức trung gian trên thị trường cũng ngày càng hoàn thiện với trên 100 công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đang hoạt động. Tính đến hết năm 2019 đã có gần 2000 quỹ đầu tư, với tổng giá trị danh mục ước đạt hơn 12 tỷ USD.
“Tính đến ngày 31/5/2020, số lượng tài khoản nhà đầu tư do Trung tâm Lưu ký quản lý là 2,5 triệu tài khoản, tăng gấp 2,4 lần so với năm 2010. Tổng mã số giao dịch chứng khoán đã cấp cho nhà đầu tư nước ngoài là 34.052 mã số, trong đó, có 29.389 mã số cá nhân và 4.663 mã số tổ chức, lần lượt tăng 13,3 lần và gần 26 lần”, ông Trần Văn Dũng nói.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo đưa thị trường chứng khoán Việt Nam sớm lên thành thị trường mới nổi, trở thành điểm đến toàn cầu.
Về định hướng phát triển thị trường trong thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, các thành viên thị trường cần phối hợp tốt để đưa thị trường chứng khoán Việt Nam đi lên theo hướng ngày càng đột phát. Sớm hoàn thiện thể chế, đồng bộ các luật định để hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp cũng như các nhà đầu tư tham gia thị trường.
Đặc biệt, cần thực hiện hiệu quả các giải pháp để thúc đẩy cổ phần hoá doanh nghiệp, niêm yết; áp dụng những chuẩn mực quốc tế về tài chính, kiểm toán cũng như tập trung làm tốt công tác kiểm tra, giám sát bảo đảm công khai, minh bạch nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia thị trường, cũng như an toàn cho thị trường chứng khoán nói riêng và thị trường tiền tệ Việt Nam nói chung.
Về nhiệm vụ cụ thể, Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, các Bộ, ngành, địa phương cần có tư duy đột phá và hành động quyết liệt trong việc sớm hoàn thiện thể chế cơ chế, chính sách cho việc phát triển đồng bộ thị trường tài chính, tiền tệ nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng ngay trong năm nay. Hệ thống quy định của pháp luật phải thực sự có tinh thần đổi mới, có tầm nhìn trung và dài hạn, tạo dựng được môi trường kinh doanh thuận lợi, cơ hội công, bằng bình đẳng cho doanh nghiệp và nhà đầu tư.
Các cơ quan liên cung cũng cần phối hợp chặt chẽ để đảm bảo sự phát triển nhịp nhàng đồng bộ các thị trường, trong đó có thị trường chứng khoán, thị trường tiền tệ và thị trường bảo hiểm. Hướng tới tái cơ cấu thị trường hoàn chỉnh để phát huy sức mạnh tổng hợp trong huy động các nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.
Thủ tướng cũng yêu cầu thực hiện hiệu quả các giải pháp phát triển nhanh quy mô, chất lượng của thị trường, trong đó đẩy nhanh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước gắn niêm yết giao dịch trên thị trường chứng khoán, thúc đẩy các doanh nghiệp tư nhân niêm yết trên thị trường.
Cùng với đó là chủ động hội nhập với thị trường tài chính, tiền tệ chứng khoán khu vực, quốc tế bảo đảm tiệm cận với thông lệ và chuẩn mực tốt nhất, phấn đấu sớm nâng hạng từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi, đưa thị trường chứng khoán Việt Nam thành điểm đến an toàn, tin cậy, hiệu quả của các tổ chức tài chính quốc tế, các nhà đầu tư lớn trong khu vực và toàn cầu, góp phần từng bước phát triển các trung tâm tài chính tầm cỡ khu vực quốc tế ở nước ta.
Thủ tướng tin tưởng, với sức trẻ của tuổi 20 với những kinh nghiệm, thành quả quý giá đã tích lũy trong nhiều năm, ngành chứng khoán và thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ vượt qua “sóng gió” để tiếp tục “ra khơi”, chinh phục “biển lớn”.
Hướng dẫn mức chi xây dựng tiêu chuẩn quốc gia và quy chuẩn kỹ thuật
Ngày 17/4/2020, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 27/2020/TT-BTC về hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí xây dựng tiêu chuẩn quốc gia và quy chuẩn kỹ thuật. Thông tư này hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí xây dựng tiêu chuẩn quốc gia (viết tắt là TCVN) và quy chuẩn kỹ thuật (viết tắt là QCKT), bao gồm lập kế hoạch, rà soát, xây dựng, thẩm định TCVN và QCKT. Nguồn kinh phí xây dựng TCVN, QCKT được trích từ nguồn ngân sách nhà nước; nguồn tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân khác và các nguồn kinh phí khác theo quy định của pháp luật.
Thông tư quy định các nội dung chi gồm: Chi trực tiếp cho việc xây dựng TCVN và QCKT và chi phục vụ công tác quản lý của cơ quan có thẩm quyền quản lý hoạt động xây dựng TCVN, QCKT. Đồng thời nêu rõ định mức chi cụ thể như sau:
- Chi tối đa 20.000.000 đồng/01 dự thảo không cần phải khảo sát, khảo nghiệm và chi tối đa 45.000.000 đồng/01 dự thảo cần phải khảo sát, khảo nghiệm cho công lao động thuê ngoài đối với cán bộ, chuyên gia trực tiếp xây dựng dự thảo TCVN, QCKT (nếu có).
- Chi tối đa 1.500.000 đồng/01 dự án khi lập dự án TCVN, QCKT trình cấp có thẩm quyền phê duyệt
- Chi xây dựng thuyết minh dự thảo TCVN, QCKT, tổng hợp ý kiến góp ý dự thảo; công tác nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng, nghiên cứu tài liệu kỹ thuật, xây dựng báo cáo phân tích kết quả điều tra, khảo sát, khảo nghiệm, thử nghiệm phục vụ cho việc xây dựng TCVN, QCKT: Áp dụng định mức chi theo quy định tại các Điều 7, 8, 9 Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN ngày 22/4/2015 của Liên Bộ Tài chính, Khoa học và Công nghệ hướng dẫn định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà.
- Chi thuê chuyên gia trong nước được áp dụng định mức chi quy định tại Thông tư số 02/2015/TT-BLĐTBXH ngày 12/01/2015 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định mức lương đối với chuyên gia trong nước làm cơ sở dự toán gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn áp dụng hình thức hợp đồng theo thời gian sử dụng vốn nhà nước (không vượt quá 30% tổng dự toán kinh phí của dự án xây dựng TCVN, QCKT).
- Trường hợp phát sinh nhu cầu thuê chuyên gia nước ngoài, đơn vị căn cứ nội dung yêu cầu công việc thuê chuyên gia thực hiện thương thảo mức tiền thuê chuyên gia, thuyết minh rõ kết quả của việc thuê chuyên gia, tiêu chí đánh giá kết quả thuê chuyên gia (không vượt quá 50% tổng dự toán kinh phí của dự án xây dựng TCVN, QCKT).
- Chi tối đa 500.000 đồng/thành viên/01 dự thảo khi lấy ý kiến nhận xét của thành viên Ban kỹ thuật TCVN, Ban biên soạn hoặc tổ biên soạn xây dựng TCVN, của các chuyên gia, nhà khoa học đối với dự thảo TCVN, QCKT.
- Chi mua vật tư, văn phòng phẩm, nguyên, nhiên vật liệu, tiêu chuẩn, quy trình, tài liệu kỹ thuật, bí quyết công nghệ phục vụ cho việc xây dựng dự thảo TCVN, QCKT theo khối lượng công việc, chế độ, định mức hiện hành (nếu có) và các báo giá liên quan.
- Chi cho Trưởng ban tối đa 150.000 đồng/người/buổi và các thành viên tối đa 100.000 đồng/người/buổi khi tổ chức các cuộc họp Ban kỹ thuật TCVN, Ban biên soạn hoặc tổ biên soạn xây dựng TCVN.
- Chi cho chủ trì cuộc họp tối đa 600.000 đồng/người/buổi và các thành viên tham dự: Tối đa 100.000 đồng/người/buổi khi tổ chức hội thảo khoa học, hội nghị chuyên đề, tham gia góp ý cho dự thảo TCVN, QCKT.
- Chi dịch và hiệu đính tài liệu theo định mức chi quy định tại khoản 7 Điều 4 Thông tư số 338/2016/TT-BTC ngày 28/12/2016 của Bộ Tài chính quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật.
- Chi cho hoạt động khảo sát, điều tra phục vụ công tác xây dựng dự thảo TCVN, QCKT theo định mức chi quy định tại Thông tư số 109/2016/TT-BTC ngày 30/6/2016 của Bộ Tài chính quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra thống kê, tổng điều tra thống kê quốc gia.
- Chi mua mẫu, thử nghiệm, khảo nghiệm trong nước, ngoài nước về các nội dung của dự thảo TCVN, QCKT theo từng lĩnh vực cụ thể thực hiện theo yêu cầu thực tế phát sinh và báo giá tương ứng của nhà cung cấp.
- Chi tối đa 500.000 đồng/01 báo cáo phản biện hoặc báo cáo thẩm tra hoặc báo cáo thẩm định của thành viên Hội đồng thẩm tra, Hội đồng thẩm định đối với dự thảo TCVN, QCKT.
- Chi cho Chủ tịch Hội đồng tối đa 1.000.000 đồng/người/buổi và các thành viên Hội đồng tối đa 500.000 đồng/người/buổi khi họp hội đồng thẩm tra, thẩm định dự thảo TCVN, QCKT.
- Chi công tác phí được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị.
- Một số khoản chi khác liên quan trực tiếp đến việc xây dựng dự thảo TCVN, QCKT thì thực hiện theo các văn bản quy định về định mức, tiêu chuẩn, chế độ chi tiêu tương ứng của Bộ Tài chính.
Thông tư 27/2020/TT-BTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/6/2020. Thông tư liên tịch số 145/2009/TTLT-BTC-BKHCN ngày 17/7/2009 của Liên Bộ Tài chính - Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí xây dựng tiêu chuẩn quốc gia và quy chuẩn kỹ thuật hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành./.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)