Thứ Ba, 23 tháng 6, 2020

Kiếm tiền từ YouTube có dễ không?

Nếu bây giờ bạn gõ vào ô tìm kiếm của Google chuỗi ký tự “Kiếm tiến từ YouTube”, trong vòng 0,46 giây, bạn sẽ có được 64,3 triệu kết quả là những trang hướng dẫn kiếm tiền trên mạng xã hội này. Nhưng kiếm tiền trên mạng xã hội này có thực sự dễ không?

PewDie-Pie - diễn viên hài và bình luận viên video game người Thụy Điển, nổi tiếng trên YouTube từ năm 2013. Tính đến tháng 4-2019, kênh YouTube của anh đã có hơn 20 tỷ lượt xem video. Ảnh cắt từ clip của PewDie-Pie trên YouTube
PewDie-Pie - diễn viên hài và bình luận viên video game người Thụy Điển, nổi tiếng trên YouTube từ năm 2013. Tính đến tháng 4-2019, kênh YouTube của anh đã có hơn 20 tỷ lượt xem video. Ảnh cắt từ clip của PewDie-Pie trên YouTube

Con số thống kê của Google nói trên cũng cho thấy sức hấp dẫn của cuộc chơi “khởi nghiệp làm youtuber” với không ít người. Những năm gần đây, nhiều câu chuyện về các cá nhân, các nhóm trẻ đầu tư sản xuất video clip xuất bản trên mạng YouTube thành công và kiếm tiền tỷ đã kích thích không ít bạn trẻ lao vào cuộc.

* Sức hấp dẫn từ những ngôi sao

Giới trẻ Việt Nam không còn xa lạ với chàng trai Thụy Điển Felix Kjellberg có nick name PewDie-Pie. Từ một sinh viên ngành Kinh tế công nghiệp, Felix bỏ học “chạy” theo niềm đam mê làm video trên YouTube. Chỉ trong vòng 3 năm, vào năm 2016, kênh PewDie-Pie đã có 50,3 triệu lượt đăng ký, tổng lượng theo dõi video lên đến 13,8 tỷ lượt, trong khi thế giới chỉ có 7,5 tỷ người vào thời điểm đó. Thành công mang lại cho anh danh tiếng và tiền bạc. Từ tháng 10-2015, PewDie-Pie đã lọt tốp “đại gia” YouTube với thu nhập 12 triệu USD trong năm đó.

Kiếm tiền từ việc sản xuất video clip trên nền tảng YouTube nói riêng và các mạng xã hội khác phải có chiến lược, phải sáng tạo, phải có năng lực truyền thông và trên hết, phải vì cộng đồng.

Roman Atwood và Lily Singh kiếm được lần lượt 8 triệu và 7,5 triệu USD trong năm 2016. Nhiều youtuber ở châu Á cũng có thu nhập “khủng” nhờ YouTube. Ví dụ: Yaman Agarwal (19 tuổi) ở Ấn Độ với kênh dạy nấu ăn CookingShooking; ngôi sao Trương Phối Phối (26 tuổi) ở Bắc Kinh (Trung Quốc), hoặc Yoon Chang Hyun (Hàn Quốc), vốn là cựu nhân viên hãng Samsung, bỏ tất cả công việc danh giá ở đây để theo đuổi niềm đam mê xây dựng kênh YouTube riêng cho mình.

Một cô gái người Mỹ gốc Việt là Michelle Phan thế hệ 8X cũng trở nên nổi tiếng và thành triệu phú đô la nhờ YouTube. Michelle Phan xuất thân từ nghề trang điểm. Năm 2007, chị đăng tải những clip trang điểm đầu tiên lên YouTube, đơn giản là để “cho vui”, nhưng những clip dạy hóa trang cho giống các ngôi sao nổi tiếng ấy không ngờ có sức hấp dẫn công chúng kỳ lạ. Và sau đó, cô nhanh chóng trở thành hot youtuber có thu nhập “khủng”.

Nhiều diễn viên hài hoặc các “game thủ” cũng có thể nhận được hàng ngàn USD mỗi ngày từ YouTube. Và thời gian qua, rất nhiều kênh YouTube được thành lập bởi một nhóm người trẻ, chuyên làm phim ngắn, MV ca nhạc, video quảng cáo sản phẩm… chuyên nghiệp và đăng tải thường xuyên theo lịch cố định. Một số cơ quan báo chí cũng khai thác nền tảng mạng xã hội này cho công tác thông tin và tăng nguồn thu quảng cáo.

* Nghề chơi cũng lắm công phu

Có nhiều hình thức kiếm tiền từ mạng xã hội khổng lồ này, nhưng phổ biến nhất là hình thức đăng ký tham gia YouTube Partner. Điều kiện để trở thành thành viên có thể kiếm tiền từ quảng cáo của YouTube đầu tiên là kênh YouTube của bạn cần phải có ít nhất 4 ngàn giờ xem trong một năm và có ít nhất 1 ngàn người đã nhấn nút theo dõi (subscriber). Số tiền kiếm được tùy thuộc vào số lượt xem quảng cáo do Google chuyển vào các video clip theo cách tính của chính hãng này.

Michelle Phan - cô gái người Mỹ gốc Việt sinh năm 1987 thành công khá sớm nhờ YouTube. Ảnh: YouTube
Michelle Phan - cô gái người Mỹ gốc Việt sinh năm 1987 thành công khá sớm nhờ YouTube. Ảnh: YouTube

Nhiều người nghĩ rằng chỉ cần ngồi một chỗ với chiếc camera để live stream “chém gió” là có thể kiếm được cả trăm triệu đồng một tháng. Thực tế kiếm tiền từ YouTube không dễ dàng như thế. Tất nhiên, có nhiều hình thức kiếm tiền khác từ YouTube như quảng bá hay đại diện cho một thương hiệu nào đó, nhưng số này không nhiều, đa phần là những người nổi tiếng. Những youtuber bình thường phải sáng tạo nội dung cho các clip và duy trì kênh thường xuyên để giữ chân người xem. Nội dung phải do chính họ tạo ra chứ không được phép copy, dù chỉ là một đoạn nhạc hay video rất ngắn. Vi phạm về bản quyền sẽ bị các robot của YouTube phát hiện và có nhiều giải pháp “kỷ luật”, cao nhất là xóa luôn kênh.

Kiếm tiền từ YouTube là một nghệ thuật và cũng là một hoạt động đầu tư: đầu tư tiền bạc, công sức, trí tuệ và sức sáng tạo
Kiếm tiền từ YouTube là một nghệ thuật và cũng là một hoạt động đầu tư: đầu tư tiền bạc, công sức, trí tuệ và sức sáng tạo

Một khán giả bình thường xem clip trên YouTube có thể thấy hiển thị số lượt xem (view) cao thấp nhưng con số đó không liên quan hoàn toàn đến tiền thu được từ quảng cáo của chủ nhân kênh. Bởi YouTube trả tiền theo CPM - viết tắt của “Cost Per Mille” (giá tiền trả cho mỗi 1 ngàn view khán giả xem quảng cáo đính kèm video). YouTube trả tiền theo 1 ngàn lượt người xem đoạn quảng cáo dài hơn 30 giây hiển thị (tự động) trên clip đó. YouTube cũng trả tiền theo CPC - viết tắt của “Cost Per Click” (giá tiền trả theo mỗi lần khán giả thấy hấp dẫn đủ để xem và click vào quảng cáo tới trang gốc giới thiệu sản phẩm). Nói một cách cụ thể: một clip video có thể có hàng triệu lượt xem, nhưng số tiền chủ nhân nó hưởng từ YouTube phụ thuộc vào số người thực sự bấm vào đoạn quảng cáo hiển thị giữa clip ấy (tính theo số 1 ngàn lượt và giá cả tùy khu vực). YouTube có thuật toán để đo đếm khá tốt. Bên cạnh đó, nếu bạn kiếm được 1 ngàn USD nhờ quảng cáo từ YouTube thì chính trang mạng này sẽ thu lại 45% thu nhập ấy, đó là chưa kể, bạn phải tự lo chi phí sản xuất video, tiền đóng thuế thu nhập.

Thực tế không phải youtuber nào cũng kiếm được tiền. Theo thống kê từ chính YouTube, có đến 90% các kênh trên trang mạng xã hội này không kiếm nổi 2,5 USD/tháng.

Nhưng ngay cả những người kiếm được tiền thì không phải ai cũng duy trì được năng lực sản xuất video đủ mạnh và liên tục. Họ phải đối phó với những áp lực tinh thần, tâm lý khá nặng nề. Đó là áp lực của nổi tiếng, áp lực của sản xuất video liên tục, áp lực của tương tác với người hâm mộ, áp lực tài chính. Đó còn là áp lực… phá sản nếu chẳng may bị vạ miệng do phát ngôn thiếu kiềm chế trong những lúc live stream!

8 định luật lớn giúp kiếm ra tiền

8 định luật lớn giúp kiếm ra tiền, tay trắng lập nên cơ đồ!

Muốn kiếm được tiền, bạn nhất định phải có hứng thú với nó trước. Bạn phải tự thiết lập cho mình quan niệm: Tiền có khắp nơi, kiếm tiền thật dễ! Nếu bạn nghĩ kiếm tiền quá khó, bạn rất dễ trở nên nhút nhát, chán nản và lựa chọn từ bỏ.


Định luật thứ nhất: Bạn muốn trở thành một con sói hay một con cừu?
Dù là chơi cổ phiếu hay là mở công ty, lập nghiệp, vĩnh viễn luôn có tầm 10% số người kiếm được tiền và 90% số người phải mất tiền, đó là định luật muôn đời của thị trường. Như vậy, số người sẽ trở thành người nghèo chiếm đa số.
Vậy muốn kiếm được tiền, đừng đi theo số đông, đừng làm một trong đa số người đó.
Để trở thành một trong những số ít những người giàu, bạn cần phải thay đổi cách suy nghĩ, tư duy theo "lối người giàu".
Đừng chạy theo tư duy số đông, chỉ có loài cừu mới sống hợp đàn. Loài sói thực sự tự có can đảm và giác quan nhạy bén để sống một mình.
Trong xã hội này, chỉ 10% số người đạt 90% của cải, và ngược lại 90% số người chỉ có 10% của cải trong tay.
"Người giàu nghĩ về tương lai, người nghèo nghĩ cái trước mắt." Đây chính là sự khác biệt giữa người giàu và người nghèo, nhưng cũng là định luật kiếm tiền đầu tiên!
Định luật thứ hai: Tiền có khắp mọi nơi, kiếm tiền thực dễ dàng!
Tiền không phải tội đồ, thích kiếm tiền không điển hình cho việc hám tiền. Đó là năng lực cá nhân của người ta, biểu thị giá trị con người cũng như trình độ trí tuệ của họ.
Muốn kiếm được tiền, bạn nhất định phải có hứng thú với nó trước. Bạn phải tự thiết lập cho mình quan niệm: Tiền có khắp nơi, kiếm tiền thật dễ! Nếu bạn nghĩ kiếm tiền quá khó, bạn rất dễ trở nên nhút nhát, chán nản và lựa chọn từ bỏ.
Ngược lại, hãy nghĩ rằng kiếm tiền không khó, chỉ cần biết vận dụng đầu óc, và nỗ lực đến cùng.
Thiết lập lại quan niệm về tiền, chính là định luật kiếm tiền thứ hai!
8 định luật lớn giúp kiếm ra tiền, tay trắng lập nên cơ đồ! - Ảnh 1.
Định luật thứ ba: Cách kiếm tiền hữu hiệu nhất chính là tập trung vào một lĩnh vực
Có hàng ngàn cách để kiếm tiền, nhưng nhiều phương pháp càng phức tạp càng chỉ kiếm được số tiền nhỏ lẻ. Ngược lại, có nhiều cách đơn giản, chỉ cần chuyên tâm là kiếm được bộn tiền.
Chẳng hạn, Bill Gates đã trở thành người giàu nhất thế giới bằng cách lập phần mềm. Warren Buffett chuyên về chứng khoán, và cũng sớm trở thành tỷ phú. Nữ nhà văn người anh Rowling bắt đầu viết văn từ năm 40 tuổi, và trở thành tỷ phú khi cho ra đời tác phẩm Harry Potter.
Thế nên, dù bạn không có bộ óc thiên tài đi nữa, hãy tận dụng sự tập trung cao độ và ý chí kiên cường của bản thân để nhanh chóng kiếm được nhiều tiền.
Định luật thứ tư: Muốn kiếm nhiều tiền nhất định phải có mục tiêu
Nói về làm giàu, người giàu đều có chung một điểm, đó là mục tiêu.
Muốn xây nhà cần bản vẽ, muốn sửa cầu cần đo đạc, muốn thành công cần có mục tiêu. Người không có mục tiêu chỉ mù quáng hoàn thành mục tiêu cho những người có mục tiêu.
Những người có mục tiêu lớn kiếm được số tiền lớn, những người có mục tiêu nhỏ kiếm được chút đỉnh tiền, và những người không có mục tiêu suốt ngày chỉ biết lo lắng về cơm áo gạo tiền.
Không có mục tiêu, bạn muốn cố gắng nhưng không biết nên bắt đầu từ đâu. Hơn nữa, rất dễ khiến bản thân đi sai hướng, phạm sai lầm, thậm chí lầm đường lạc lối, trở nên lười biếng, ỷ lại.
8 định luật lớn giúp kiếm ra tiền, tay trắng lập nên cơ đồ! - Ảnh 2.
Định luật thứ năm: Nhất định phải kiếm tiền bằng trí
Sống ở thời đại này, bạn muốn nhanh kiếm được nhiều tiền, nhất định nên vận dụng trí tuệ của mình.
Bạn đã thấy ai kiếm được nhiều tiền bằng việc lao động chân tay chưa? Nhiều người sẽ trả lời là các vận động viên, nhưng Michael Jordan từng khẳng định rằng:
"Tôi không dùng chân tay kiếm tiền, tôi dùng trí!"
Thử nghĩ xem, dù là vận động viên đi nữa, nếu họ không vận động não bộ suy nghĩ kĩ đường đi nước bước, phối hợp với phản ứng nhanh nhẹn của chân tay cho ra bước đi đúng đắn, thì làm sao có thể chiến thắng đổi thủ được.
Việc kiếm tiền luôn bắt đầu từ những ý tưởng, tiền của người giàu đều do "nghĩ" ra. Họ nghĩ ra nó và hành động nó. Thế nên dù có bị xã hội "ném" lại thành người nghèo đi nữa, họ vẫn có thể sử dụng trí tuệ của mình làm giàu trở lại.
Định luật thứ sáu: Dám hành động!
Cách kiếm tiền thì nhiều lắm, nhưng người dám "mạo hiểm" theo thì rất hiếm.
Đa phần ai cũng thích những thứ ổn định, họ chấp nhận cuộc sống không đặc sắc để tránh rủi ro trong việc đầu tư kiếm nhiều tiền, nhưng lại không biết sự ổn định "giả tạo" ấy một khi mất đi sẽ đem đến rủi ro lớn gấp bội so với hiện tại.
Không có bữa ăn nào là miễn phí. Bạn không thể giàu nếu bạn "chây lười", trì hoãn không chịu hành động. Nếu đã dám nghĩ về nó, thì phải dám thực hiện nó.
Nhà triết học người Đức Fichte từng nói: "Lợi nhuận và rủi ro luôn tỷ lệ thuận với nhau."
Hãy hành động, đừng sợ hãi, cố gắng bước ra khỏi vùng an toàn, dù thất bại cũng là một trải nghiệm có ích.
8 định luật lớn giúp kiếm ra tiền, tay trắng lập nên cơ đồ! - Ảnh 3.
Định luật thứ bảy: Học cách kiếm tiền
Trên thế giới này có rất nhiều người thông minh, nhưng không phải ai thông minh cũng giàu có. Nếu bạn muốn kiếm nhiều tiền, bạn phải học cách kiếm tiền!
Đại học không phải con đường đem đến 100% thành công, nhưng tự học có thể.
Dù là cấp tiểu học hay đại học đi nữa, thầy cô cũng chỉ dạy kiến thức, chứ chưa bao giờ chỉ rõ cách để chúng ta kiếm tiền thực sự là gì. Vì thế, muốn kiếm tiền, chúng ta phải tự cọ xát với thực tế rồi tự học lấy.
Những người giàu có như Lý Gia Thành, Son Masayoshi, Bill Gates không phải nhiều tiền chỉ vì có IQ cao. Tất cả họ đều có hai đặc điểm chung đó là có mong muốn kiếm tiền và khả năng học hỏi mạnh mẽ.
Dù là đọc sách, thực tập hay tự lập nghiệp học hỏi thực tế đi nữa, bạn không chỉ cần nỗ lực, mà còn cần không ngừng cải thiện chỉ số tài chính của mình.
Định luật thứ 8: Muốn kiếm bộn tiền, phải đưa ra lựa chọn.
Lựa chọn cũng là một dạng vận may, lựa chọn tốt đem đến tài phú, lựa chọn không tốt sẽ phải mất vốn, mất thời gian, mất công sức vô ích.
Mục đích của sự lựa chọn là sự tập trung cao độ và quá trình kiên trì bền bỉ. Thế nên không cần chọn lựa theo xu hướng, hãy chọn lựa thứ phù hợp với mình.
Bạn muốn khởi nghiệp, vậy bạn phải đưa ra lựa chọn về nghề nghiệp cụ thể. Theo phân tích về giới nhà giàu trên thế giới, đa phần ngành nghề họ thường đầu tư là bất động sản và cổ phiếu, hơn 60% người dân ở Mỹ và châu Âu đầu tư vào cổ phiếu.
Nhưng đó là nước Mỹ, còn ở nước Việt Nam cũng sẽ có nhiều lựa chọn khác. Hãy đưa ra lựa chọn thông minh nhất.
Dùng thời gian của riêng bạn làm những gì bạn thích. Dùng tự do của bạn làm tự do tài chính của bạn. Người sống trên đời, dù là kiếm tiền, cũng đừng đuổi theo cái lợi danh bên ngoài, mà hãy đuổi theo giá trị ý nghĩa mà nó đem lại. Như vậy cuộc sống mới đầy ắp niềm vui.

Học cách giữ tiền của người giàu

Học cách giữ tiền của người giàu

Đôi khi chúng ta thường thắc mắc làm cách nào để giàu, làm thế nào để có nhiều tiền, nhưng có một thực tế rằng, con người giàu lên không chỉ ở cách kiếm tiền, mà còn phụ thuộc rất nhiều vào việc giữ tiền và chi tiêu hợp lý.

Vậy, làm thế nào để biến thu nhập của mình thành một khối tài sản lớn? Hãy cùng tham khảo những bí quyết dưới đây mà người giàu vẫn thường làm để thành công mỗi ngày.
Không mua những thứ không cần thiết chỉ để gây ấn tượng
Theo Suze Orman, cố vấn tài chính tại Merrill Lynch từng nói: "Hãy ngừng mua những thứ không cần thiết chỉ để gây ấn tượng với những người mà bạn thậm chí không thích".
Trên thực tế, giới trẻ ngày nay đang được cảnh báo về lối sống "vung tay quá trán", chi tiêu vượt mức số tiền mình kiếm được để sắm cho bản thân những món đồ xa xỉ, đắt tiền với chỉ một mục đích là… gây ấn tượng.
Nhưng người giàu không vậy, họ biết tập trung vào những việc thật sự cần thiết để tích lũy cho bản thân, cho cuộc sống tương lai. Người giàu đánh giá cao sự chỉn chu, tinh tế, khéo léo và thông minh chứ không nhìn qua những món đồ đắt tiền.
Tiết kiệm tiền và đầu tư thông minh
Tác giả của cuốn sách nổi tiếng "Cha giàu, cha nghèo" đã viết: "Phần lớn mọi người không nhận ra rằng, kiếm được bao nhiêu tiền không quan trọng, quan trọng là giữ lại được bao nhiêu". Biết cách tiết kiệm thu nhập cũng là một cách để chứng minh nguồn tài chính cá nhân của bạn đang ổn định.
Đặc biệt, người giàu biết cách phân biệt tài sản và tiêu sản. Họ tập trung vào đầu tư những khoản lớn để tạo ra tài sản cho bản thân như tích lũy vàng, nhà cửa, đất đai… chứ không dành quá nhiều tiền cho xe hơi, đồng hồ đắt tiền, túi xách hàng hiệu…
Chi tiêu ngân sách phù hợp theo quy tắc 6 lọ
Quy tắc "6 lọ" dần đã trở thành quy tắc phổ biến đối với những người xác định rõ mục tiêu tài chính của mình. Đối với quy tắc này, mỗi cá nhân có thể tách biệt các khoản chi tiêu như: Chi tiêu hàng ngày – Đầu tư – Tiết kiệm – Giải trí – Giáo dục – Cho tặng. Những người thành công đều đã áp dụng quy tắc này và đạt được kết quả tốt nhất.
Trước đây quy tắc này được thực hiện dựa trên 6 lọ thực. Tuy nhiên, nắm bắt được xu hướng tiêu dùng thông minh này kết hợp với bước phát triển mới của thời đại công nghệ số, Ngân hàng Đông Nam Á (SeABank) đã tích hợp 6 lọ tài chính ngay trên ứng dụng của ngân hàng trên điện thoại. 
Ứng dụng SeAMobile New – Trợ lý tài chính tin cậy của SeABank tự hào là ứng dụng đầu tiên tại Việt Nam trong hệ thống các ngân hàng giúp người dùng nắm được tình hình các khoản tài chính khả dụng, các khoản đang nợ cá nhân, đồng thời giúp khách hàng có cái nhìn tổng quan về thu nhập - chi tiêu và phân tích, cảnh báo chi tiêu theo mức khuyến nghị dựa theo mô hình 6 lọ quốc tế.
Với SeAMobile New, người dùng có thể thoải mái trải nghiệm đa dạng các tiện ích hoàn toàn miễn phí và được cộng lãi suất tới 0,4% khi gửi Tiết kiệm trực tuyến. 
Trên nền tảng công nghệ hiện đại, mọi giao dịch như chuyển tiền nhanh 24/7, thanh toán các loại hóa đơn (điện thoại, nước, điện, internet…), nạp tiền dịch vụ, mua sắm, đặt chỗ (mua vé xem phim, vé máy bay,…), thanh toán bằng Mã QR, dịch vụ đầu tư, bảo hiểm, chứng khoán… được thực hiện nhanh chóng, đơn giản chỉ bằng những thao tác chạm.
Ngoài ra, SeAMobile New còn tích hợp thêm nhiều phương thức chuyển tiền mới mẻ và vô cùng tiện dụng như: Chuyển tiền tới số điện thoại, Chuyển tiền qua mã QR, Gửi tiền mừng. Tính năng chuyển tiền đa phương thức giúp khách hàng dễ dàng thực hiện mọi nơi mọi lúc, tiết kiệm thời gian, chi phí và có thêm những giây phút thảnh thơi để tận hưởng cuộc sống.
"Thời gian là vàng bạc" và có tài chính tốt sẽ mở ra những cánh cửa, vì vậy, tận dụng một trợ lý trong thời đại số để quản lý tài chính là cách để rút ngắn thời gian "làm giàu".

Đường Về Hai Thôn

Cách tiết kiệm, giảm nợ

8 dấu hiệu cho thấy bạn chưa tiết kiệm đủ tiền

Có tiết kiệm nhưng tiết kiệm bao nhiêu là đủ là hai chuyện hoàn toàn khác nhau trong việc đảm bảo sức khỏe tài chính cá nhân.

Kiếm được nhiều tiền không nhất thiết khiến bạn trở nên giàu có. Xét cho cùng, so với thu nhập, tài sản giá trị ròng mới chính là chỉ số tốt hơn thể hiện sự giàu có thật sự. Do đó, không cần biết thu nhập bao nhiêu, bạn vẫn phải tiết kiệm và đầu tư, cùng quản lý các khoản nợ, nếu muốn tích lũy của cải.

Nhằm giúp bạn đánh giá, Business Insider nêu ra 9 cảnh báo cho thấy bạn chưa tiết kiệm đủ tiền.

Chỉ vừa đủ tiền tiêu xài trong tháng
Thanh toán tại POS. Ảnh: Pixabay

Bạn chỉ đáp ứng đủ nhu cầu mỗi tháng? Việc sống dựa vào tiền lương hàng tháng khiến bạn hầu như không thể tích lũy được khoản tiết kiệm nào đáng kể.

Cách cải thiện: Bạn có 2 lựa chọn: kiếm được nhiều tiền hơn, hoặc là chi tiêu ít đi. Nếu bạn chọn cách đầu, hãy nghĩ đến thay đổi trong lối sống, các bước thương lượng tăng lương, và những cách kiếm thêm thu nhập ngoài việc chính.

Còn nếu chọn chi tiêu ít đi, hãy cân nhắc đến các chiến lược tiết kiệm từ những người nghỉ hưu sớm hiện nay. Bạn cũng có thể cân nhắc đến cắt giảm các chi phí lớn nhất như tiền thuê nhà, chi phí di chuyển hay thực phẩm.

Tự nhủ sẽ tiết kiệm nhiều nếu thêm thu nhập

Đây là một trong những "lời nói dối về tiền bạc" phổ biến nhất mà mọi người thường tự nhủ, Patrice C.Washington, tác giả quyển "Real Money Answers for Every Woman", bình luận.

"Bạn chi tiêu 100 USD như thế nào thì sẽ chi tiêu 100.000 USD giống như vậy", cô nói. "Bạn không dễ thay đổi thái độ, hành vi và thói quen của bản thân. Điều này không phụ thuộc vào việc kiếm được nhiều tiền hơn. Nó liên quan đến việc bạn nên có kỷ luật hơn trong chi tiêu", chuyên gia lưu ý.

Ngoài ra, cô còn nói thêm, "Khi tôi kiếm được nhiều hơn" không phải là thời hạn. Một ngày nào đó không phải là thời hạn chính xác. Chúng ta nên thực sự nghiêm chỉnh làm tốt công việc hơn là khẳng định "tôi sẵn sàng tiết kiệm".

Cách cải thiện: Đừng chờ đến năm mới, sau khi tốt nghiệp, qua sinh nhật, mới bắt đầu tiết kiệm. Hãy xem tiết kiệm như một khoản chi phí cố định – thứ bạn phải trả hàng tháng, như tiền thuê nhà và hóa đơn điện thoại – trước khi bạn chi cho việc dùng bữa ở ngoài và những mong muốn khác. Sau đó, hãy xem xét việc thiết lập tiết kiệm tự động. Với cách này, thậm chí bạn không bao giờ nhìn thấy tiền và sẽ học cách sống không cần đến nó.

Chưa bắt đầu tiết kiệm cho tuổi hưu

Không nên trì hoãn việc tiết kiệm dành cho hưu trí, cho dù có vẻ còn rất lâu. Bạn không phải là người duy nhất bỏ qua việc này. Theo khảo sát từ GOBankingRates, một phần ba người Mỹ không có khoản tiết kiệm nào dành cho nghỉ hưu. Hơn nữa, cuộc khảo sát này cho thấy 80% người Mỹ có khoản tiết kiệm ít hơn 1.000 USD.

Cách cải thiện: Tiết kiệm dành cho hưu trí có thể có vài hình thức khác nhau nhưng dù chọn cách tiết kiệm nào thì tốt nhất bạn nên bắt đầu sớm. Nhiều chuyên gia khuyên bạn nên để dành ít nhất 10% thu nhập. Thực ra, bạn cũng đừng thấy lo lắng nếu chỉ có thể tiết kiệm 1%. Có khởi đầu còn tốt hơn không làm gì cả.

Không tiết kiệm cho các chi phí lớn sắp tới
Mua nhà là một trong những khoản cần tiết kiệm đáng kể. Ảnh: PxHere

Tiết kiệm dành cho hưu trí là quan trọng, nhưng bạn cũng không nên bỏ qua các chi phí lớn khác. Nếu như muốn có con hoặc dự định mua nhà, thường cần có khoản tiết kiệm đáng kể. Bạn cũng phải cân nhắc đến các chi phí lớn khác như mua xe, học thạc sĩ, hay du lịch.

Cách cải thiện: Bắt đầu suy xét đến điều gì quan trọng đối với bạn và bạn muốn tương lai như thế nào. Điều này giúp lập các mục tiêu tiết kiệm dễ dàng hơn. Sau đó, bạn nên tính xem phải tiết kiệm bao nhiêu, trong bao lâu và các khoản đầu tư cần tăng trưởng với mức lãi suất nào để đạt được các mục tiêu đó.

Đối với các mục tiêu ngắn hạn, hãy cân nhắc đến việc tạo một tài khoản tiết kiệm có lãi suất cao, hoặc nhiều tài khoản tiết kiệm trong cùng một ngân hàng, tiết kiệm cho các chi phí cụ thể.

Không có quỹ dự phòng khẩn cấp

Lập quỹ cho tình huống khẩn cấp là một trong những bước quan trọng nhất bạn cần thực hiện và chỉ nên tạm dừng nếu có nợ thẻ tín dụng. Nếu không có quỹ dự trù cho tình huống xấu, có khả năng bạn không tiết kiệm đủ.

Cách cải thiện: Tạo quỹ khẩn cấp càng sớm càng tốt. Nhiều chuyên gia, bao gồm cả tỷ phú John Paul DeJoria, cũng đồng ý rằng có khoản tiết kiệm thời hạn 6 tháng là điều khôn ngoan. Riêng bạn có thể gửi thời gian nhiều hoặc ít hơn tùy thuộc vào từng hoàn cảnh.

Chi hơn 30% thu nhập cho nhà ở

Nếu bạn thật sự muốn sớm trở nên giàu có, hãy thử giới hạn tiền thuê nhà ở mức 30% thu nhập sau thuế.

Cách cải thiện: Hãy cân nhắc đến tinh giản – sống sung túc trong không gian nhỏ hơn sẽ khả thi hơn nhiều. Nếu bạn mua nhà hay căn hộ mới, hãy đặt giới hạn giá cả và tuân theo nó. Bạn cũng nên tính đến tất cả chi phí phát sinh khi mua nhà và cộng các khoản đó vào ngân sách.

Không theo dõi các chi phí
Chúng ta thường biết rõ mình kiếm được bao nhiêu tiền hơn là đã chi bao nhiêu. Ảnh: Pixabay

Hầu hết chúng ta đều biết có bao nhiêu tiền chuyển vào tài khoản ngân hàng của mình mỗi tháng – nhưng chi ra bao nhiêu? Có lẽ nhiều hơn bạn nghĩ – và có khả năng, cần cắt giảm nhiều phần.

Cách cải thiện: Theo dõi dòng tiền bằng cách ghi lại mỗi khi chi tiêu vào excel hay sổ ghi chép. Tốt hơn nữa, hãy thử dùng một ứng dụng giúp phân loại và theo dõi chi tiêu hàng tháng, hàng năm. Khi tìm ra nơi có thể cắt giảm, hãy chuyển các chi phí đó sang tài khoản hưu trí, điều này khiến nó có thể tích lũy thêm và tăng lên hàng ngàn USD theo thời gian.

Không thể thanh toán số dư thẻ tín dụng nhiều hơn mức tối thiểu

Nếu hàng tháng bạn không thể trả nhiều hơn mức tối thiểu, bạn sẽ bị bội chi và lâm vào cảnh nợ thẻ tín dụng, dẫn đến nhiều khó khăn hơn cho bất kỳ mục tiêu tiết kiệm nào. Bạn nên luôn đặt mục tiêu thanh toán đầy đủ số dư nợ thẻ tín dụng nhằm bảo vệ điểm tín dụng và tránh xa nợ nần.

Cách cải thiện: Dùng tiền từ phần khác trong ngân sách hoặc cắt giảm chi tiêu để có tiền thanh toán nhiều hơn mức tối thiểu. Và quan trọng nhất, tránh tích lũy thêm số dư nợ thẻ tín dụng. Nếu bạn có nợ thẻ tín dụng, hãy tìm cách thanh toán ngay lập tức. Bạn càng trả trễ nợ lâu, do lãi suất, đôi khi có thể cao hơn mức bạn vay ban đầu.

25 tuổi thành triệu phú nhờ không tiêu tiền cho 2 thứ

Hai năm trước, tài sản của Todd Baldwin vượt một triệu USD nhờ không tốn tiền ăn ngoài, tránh nợ thẻ tín dụng và có người vợ 'siêu tiết kiệm'.

Hiện tại, ở tuổi 27, Todd Baldwin kiếm được 615.000 USD mỗi năm. Sau khi trừ đi tất cả các chi phí, anh thu về 305.000 USD mỗi năm. Thu nhập của anh đến từ các nguồn khác nhau như cho thuê bất động sản, bán bảo hiểm và một khoản khác từ việc làm bán thời gian với tư cách khách hàng bí mật.

Phần lớn doanh thu của anh có được từ 6 bất động sản cho thuê đồng sở hữu với vợ. Cặp đôi kiếm được 460.000 USD mỗi năm qua việc cho thuê. Sau khi trừ đi các chi phí, bao gồm các thanh toán thế chấp, thuế, bảo hiểm và tiện ích, họ còn lại khoảng 150.000 USD mỗi năm.

"Mặc dù tài sản ròng lên tới 7 con số, chúng tôi không làm những điều thông thường mà hầu hết mọi người nghĩ các triệu phú đang làm. Chúng tôi là những người rất tiết kiệm," Baldwin cho biết. Anh vẫn đeo nhẫn cưới bằng cao su giá 12 USD và dùng chung chiếc Ford Focus 2009 với vợ.
Todd Baldwin kiếm 615.000 USD mỗi năm. Ảnh: CNBC Make It

Vì luôn chi tiêu ở mức rất thấp, anh có thể tiết kiệm hơn 80% thu nhập sau khi trừ các khoản thuế. Triệu phú 9X này không lãng phí tiền bạc vào hai thứ. Thứ nhất, anh không mất tiền vào các thú vui giải trí như ăn nhà hàng và xem phim. "Nhưng đó là vì tôi được trả tiền để làm những việc này", anh thừa nhận.

Baldwin là một "khách hàng bí mật" và được trả tiền để đi ăn uống, xem phim và thậm chí đi nghỉ ở khách sạn và đi chơi casino. "Có nhiều doanh nghiệp ngoài kia muốn biết nhân viên của họ làm việc như thế nào và sản phẩm của họ được yêu thích trên thị trường ra sao", anh giải thích.

Họ thuê các công ty cung cấp khách hàng bí mật như Baldwin. Nhiệm vụ của anh là đến các cơ sở của họ với tư cách khách hàng, mua sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ và viết báo cáo .

Anh kiếm được khoảng 30.000 USD, kể từ khi bắt đầu làm khách hàng bí mật nhiều năm trước khi còn là sinh viên. Các cuộc khảo sát anh thực hiện sau trải nghiệm không tốn quá nhiều thời gian.

"Nếu một người bạn thân muốn đi đến quán bar hoặc ai đó muốn đi xem phim, tôi thường cố gắng đợi cho đến khi có thể nhận được một đề nghị làm khách hàng bí ẩn", Baldwin cho biết. Nhờ làm khách hàng bí mật, gia đình anh chỉ tốn khoảng 25 USD một tháng cho thực phẩm.

"Một điều khác mà tôi không bao giờ tốn là các khoản phí không cần thiết từ tài khoản ngân hàng hoặc thẻ tín dụng" Baldwin nói về điều thứ hai. Anh sở hữu đến 13 thẻ tín dụng nhưng không bao giờ làm tăng thêm số dư và luôn thanh toán đúng hạn để tránh bị phạt.

Baldwin được một người mẹ đơn thân nuôi dưỡng và bắt đầu làm việc khi mới 12 tuổi. Anh luôn có ý thức tiết kiệm, cân nhắc tất cả các chi tiêu, đặc biệt là khoản lớn.

"Tôi và vợ muốn có con trong vài năm tới, và tôi từng cân nhắc mua một chiếc SUV giá khoảng 60.000 USD", anh nói. Tuy nhiên, sau khi cân nhắc các khoản, họ quyết định dùng số tiền đó cho việc khác. "Chúng tôi mua bất động sản cho thuê, và bây giờ dòng tiền từ bất động sản đó là 4.000 USD mỗi tháng", anh nói. Cuối cùng, thu nhập từ việc cho thuê "có thể mua được đến 4 chiếc SUV yêu thích".

Lần duy nhất anh phung phí là thứ dành cho vợ. "Vợ tôi còn tiết kiệm hơn cả tôi!", anh nói. "Vài năm trước, tôi từng mua cho cô ấy một chiếc ví với giá 500 USD. Nhưng cô ấy trả lại ngay lập tức, đổi lấy một chiếc ví giá 60 USD. Sau đó chúng tôi lại dùng khoản chênh lệch đó để đầu tư thôi".

Những khoản chi quen thuộc nhưng lãng phí tiền của bạn

Ăn ngoài, mua vé số, mua điện thoại mới có thể khiến bạn nhanh chóng rỗng túi trước cả khi bạn kịp nhận ra. 

Steve Adcock là một cựu nhân viên phát triển phần mềm, hiện là chuyên gia tư vấn với các bài viết về cách đạt tự do tài chính. Năm 2016, sau khi tích lũy gần đủ 1 triệu USD trong tài khoản tiết kiệm, anh bỏ công việc phát triển phần mềm với thu nhập hàng trăm nghìn USD một năm và nghỉ hưu ở tuổi 35. Vài tháng sau, vợ anh - Courtney cũng làm điều tương tự.

Trên CNBC, anh chia sẻ 5 khoản chi quen thuộc hai vợ chồng đã cắt giảm để nghỉ hưu sớm. Việc này ban đầu khá khó khăn, nhưng Adcock vẫn kiên trì để đạt mục tiêu.

1. Ăn ngoài
Hai vợ chồng Steve Adcock và Courtney nghỉ hưu khi ngoài 30 tuổi. Ảnh:Steve Adcock

Theo một khảo sát năm 2019 với hơn 2.000 người Mỹ, gần 70% nói rằng họ ăn ngoài khá nhiều. Tôi cũng hiểu rằng việc được ra khỏi nhà và có người nấu ăn cho là rất tuyệt. Nhưng dĩ nhiên, cái giá cho trải nghiệm này không rẻ. Tôi và Courtney từng chi tổng cộng 750 USD mỗi tháng cho việc ăn ngoài, tính cả đặt đồ giao về nhà.

Con số này tương đương 9.000 USD một năm. Bạn có thể tưởng tượng chúng tôi đã tiết kiệm được nhiều thế nào khi tự nấu ăn. Thỉnh thoảng, chúng tôi có ăn ngoài buổi tối. Nhưng để tiết kiệm chi phí, cả hai không gọi đồ uống đắt đỏ. Nước lọc hoặc nước chanh miễn phí cũng đủ rồi. Chúng tôi cũng không gọi đồ khai vị hay tráng miệng.

2. Nâng cấp điện thoại

Chúng ta rất khó cưỡng lại khi Apple, Google hay Samsung ra điện thoại mới. Tuy nhiên, các thiết bị ngày nay nhìn chung có thể hoạt động nhiều năm mà không bị lỗi. Và dù các tính năng mới rất hấp dẫn, chúng cũng không phải thứ có thể thay đổi cả cuộc sống của bạn.

Trong phần lớn trường hợp, việc đổi điện thoại chỉ có ý nghĩa khi đồ bạn đang dùng gặp lỗi kỹ thuật lớn hoặc hỏng hoàn toàn. Nhưng kể cả lúc đó, bạn vẫn có thể mang ra hàng sửa để tiết kiệm vài trăm USD.

Tôi và Courtney dùng điện thoại tới 4 năm mới mua cái khác. Thay vì sở hữu công nghệ cứ sau một năm lại lỗi thời, chúng tôi nhận ra mình bỏ tiền vào đầu tư còn tốt hơn.

3. Quần áo

Theo một báo cáo năm 2019 của GOBankingRates, người Mỹ chi trung bình 1.866 USD mỗi năm cho trang phục. Hàng thời trang rất nhanh lỗi mốt. Vì thế, trước khi mua, hãy tự hỏi mình bạn có thực sự cần thiết hay còn chỗ để chứa chúng hay không.

Quy tắc mua quần áo của tôi rất đơn giản: Càng ít càng tốt. Tôi chỉ mua những đồ thiết yếu, và mặc đến khi nó rách, hỏng hoặc không còn vừa nữa. Một năm, tôi chỉ mua quần áo 2-3 lần và mỗi lần 50-100 USD.

4. Vé số

Người ta nói rằng không mua vé số thì không thể trúng số. Nhưng chúng ta đều biết cơ hội trúng là rất nhỏ. Và nếu so với các chiến lược đầu tư cơ bản, chi vài USD cho vé số đúng là không hợp lý.

Bên cạnh đó, tích tiểu thành đại. Theo một báo cáo năm ngoái của Bankrate, người Mỹ chi trung bình 89 USD mỗi tháng để mua vé số. Bỏ qua thói quen này có thể giúp bạn tiết kiệm cả nghìn USD mỗi năm.

5. Các khoản mua tùy hứng

Đây là khoản mục rất rộng. Nhìn chung nó bao gồm tất cả những đồ bạn không cần đến, nhưng bị thôi thúc phải mua ngay lúc đó. Như khi đang thanh toán, bạn nhìn thấy kẹo cao su bày trên quầy chẳng hạn.

Tin tôi đi, những khoản chi này sẽ bào mòn tiền của bạn trước cả khi bạn kịp nhận ra. Rất nhiều lần, tôi phải ngăn mình mua những túi giấy vệ sinh 24 cuộn chỉ vì chúng "có vẻ rẻ", dù khi đó nhà tôi còn đầy giấy.

Những khoản chi lớn là nguy hiểm nhất. Ví dụ, bạn muốn mua xe đạp để tập thể dục, hãy cân nhắc thật kỹ mình có thể dùng thường xuyên không. Vì nếu không, nó sớm muộn cũng bị phủ bụi trong nhà kho mà thôi.

SÓNG GIÓ

Cách giảm lo lắng về tiền bạc

Không phải có thêm tiền sẽ giúp bạn bớt lo về tài chính mà cải thiện tâm lý tiêu cực mới là vấn đề.


Có những người luôn thanh toán trễ các hóa đơn dù có tiền trong tài khoản, đủ để chi trả đầy đủ và đúng hạn tất cả các nghĩa vụ tài chính. Kết quả, các khoản phí muộn chồng chất, các tiện ích bị gián đoạn, các thành viên trong gia đình thêm thất vọng và mức độ lo lắng tăng cao.

Hay như, các cặp vợ chồng đau đầu với việc mua sắm điên cuồng của người bạn đời. Việc không thể giải quyết vấn đề này cùng nhau hiệu quả và không phán xét sẽ có thể gây ảnh hưởng lớn đến ngân sách và mối quan hệ của họ.

Đây là hai ví dụ về việc chúng ta không đạt được tiến bộ về mục tiêu tài chính dù hoàn toàn có khả năng đạt được. Các chuyên gia cho rằng, cốt lõi của vấn đề là bởi sự tự kỷ ám thị về cảm xúc tiêu cực lặp đi lặp lại trong tâm trí. Đã đến lúc, bạn cần vui vẻ hơn với tiền bạc, bằng những khuyến nghị sau.

Tìm nguyên nhân gốc rễ 

Thói quen mua sắm thiếu kiểm soát có thể xuất phát từ tâm lý sâu xa cần tháo gỡ. Ảnh: Pixabay

Biết rõ bản thân đang có bao nhiêu khoản phí bị trễ hạn, nợ thẻ tín dụng bao nhiêu hoặc thậm chí có đang đi đúng hướng mục tiêu tài chính hay không, cũng chẳng tự nhiên chữa khỏi được "bệnh" lo âu về tài chính.

Vấn đề là phải xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến cảm xúc gây hại cho đời sống tài chính của bạn, tức nguyên nhân đằng sau là gì, thì mới tháo gỡ được tâm trạng, dẫn đến thay đổi hành vi theo hướng tích cực. 

Trong cặp đôi được miêu tả ở trên, người chồng đang đối mặt với vấn đề bội chi của vợ. Người chồng đã liên hệ với Holly Morphew, nhà sáng lập kiêm CEO của Financial Impact, một công ty chuyên về cố vấn tài chính. Anh kể với chuyên gia rằng vợ mình luôn trữ một lượng lớn thức ăn trong tủ lạnh. Ban đầu, cô vợ cũng không nhận ra điều gì đã thôi thúc hành vi này của bản thân.

Sau cùng, họ tìm ra nguyên nhân là do một chấn thương tâm lý thời thơ ấu. Người vợ bị bỏ rơi và thường xuyên bị bỏ đói. Tuổi thơ này đã dẫn đến hành vi mua sắm do sợ hãi. 

Đối mặt với nỗi sợ

Linda Matthew, Huấn luyện viên tài chính cá nhân của MoneyMindful, nói rằng cô luôn hỏi khách hàng lần đầu đến gặp đang cảm thấy như thế nào. "99% họ đều trả lời là ‘sợ hãi’", vị chuyên gia nói.

Trở lại trường hợp người luôn thanh toán trễ các hóa đơn nêu trên. Nhìn bên ngoài thì rất khó hiểu, bởi người này có đủ phương tiện thanh toán, nhưng rõ ràng có điều gì đó đang ngăn cản họ trả khoản tiền này.

Matthew nhận ra hành vi này ở những người không có nhiều tiền trong quá khứ. Tích cóp tiền trở thành thói quen mà vô tình họ xem như là cách chống lại nỗi sợ mất đi tài sản quý giá, ngay cả khi không còn thiếu thốn.

Những nỗi sợ mơ hồ, không xác định thường là nỗi sợ về những điều chưa biết. Bước đầu tiên trong việc chống lại nỗi sợ là nghiên cứu sâu về các khoản tiền, như tiền tiết kiệm, tiền nợ, chi tiêu... "Bạn phải ghi nó ra trước, bạn mới có thể nhận ra nó là gì," Matthew nói.

Theo đó, đối mặt với nỗi sợ bằng cách thực hiện bài tập vạch ra các nhiệm vụ tài chính và hoàn thành nó, chính là giải pháp. Lợi ích cảm xúc của việc hoàn thành bài tập này rất lớn.

"Nhận rõ tài chính của bạn ở mức nào là rất hữu ích" Matthew nói. Khi cô hỏi các khách hàng cảm thấy thế nào sau bài tập này, hầu hết họ trả lời "Tôi cảm thấy tốt hơn rất nhiều.

Giải quyết tất cả cảm xúc về tài chính
Đừng bỏ qua những cảm giác khó chịu về tiền bạc. Ảnh: Pixabay

Tất cả chúng ta đều nhạy cảm về vấn đề tài chính. Dưới đây là vài mẹo để bắt đầu khám phá và vượt qua những cảm xúc gây ảnh hưởng tiến trình tài chính:

Đừng bỏ qua cảm giác khó chịu: Đây là dấu hiệu cảm xúc tài chính của bạn có vấn đề. Nếu bạn không có động lực thì có thể mục tiêu tài chính của bạn đặt ra không phù hợp với bản thân. Nếu cảm thấy vô vị ngay cả khi tài chính đang tốt thì có thể bạn đang vung tiền bạc và công sức vào những thứ hoặc những người không thực sự mang đến niềm vui.

Nhận ra vị trí hiện tại và vị trí bạn cần đạt được: Cả Matthew và Morphew đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc không thỏa hiệp với các giả định. "Đầu óc chúng ta không phải là nơi lý tưởng để làm việc với những con số," Matthew nói. Thay vào đó, hãy viết tất cả ra giấy, hình dung về tài chính hiện tại cũng như các mục tiêu chi tiết và các bước thực hiện.

Lập một phương pháp thích hợp: Một khi bạn nhận ra cần chi tiêu ở đâu, hãy đặt tài chính vào chế độ tự động. Tự động thực hiện thanh toán nợ hàng tháng hoặc tự động chuyển tiền đúng hạn vào quỹ khẩn cấp hoặc tài khoản tiết kiệm hưu trí. Điều này giúp giảm thiểu các quyết định hàng ngày.

Sắp xếp thời gian tài chính hàng tuần: "Tài chính giống như bài tập, là điều bạn phải thực hành thường xuyên," Matthew cho biết. Sự tiến bộ sẽ không tự xảy ra. Bạn có thể dùng thời gian tài chính để thanh toán các hóa đơn, kiểm tra ngân sách, tổng kết các khoản tiết kiệm hoặc xử lý các trở ngại quan trọng.

Tìm sự giúp đỡ: Không có lý do nào cố gắng vượt qua khó khăn một mình. Hãy tìm đến các chuyên gia tư vấn tài chính cá nhân. Một số người sẽ có xuất thân từ tâm lý học và những người khác xuất thân từ giới tư vấn tài chính.

6 nguyên tắc tiền bạc để nghỉ hưu sớm

Steve Adcock nghỉ hưu năm 35 tuổi với tài sản gần một triệu USD, chủ yếu nhờ tiết kiệm 70% thu nhập và đầu tư.

Steve Adcock là một cựu nhân viên phát triển phần mềm, hiện là chuyên gia tư vấn với các bài viết về cách đạt tự do tài chính. Trên CNBC, anh chia sẻ 6 nguyên tắc tiền bạc để gây dựng tài sản.

Năm 2016, sau khi tích lũy gần đủ 1 triệu USD trong tài khoản tiết kiệm, tôi bỏ công việc phát triển phần mềm với thu nhập hàng trăm nghìn USD một năm và nghỉ hưu ở tuổi 35. Vài tháng sau, vợ tôi - Courtney cũng làm điều tương tự.

Không phải ai cũng có thể nghỉ hưu ở tuổi 30, nhưng tự do tài chính không phải là điều bất khả thi. Bạn cũng không cần phải là thiên tài về quản lý tiền để làm được điều này. Tôi từng chật vật khi đi học vì mắc chứng khó đọc. Để được điểm cao, tôi phải nỗ lực hơn các bạn rất nhiều.

Không ai muốn nghèo khó suốt phần đời còn lại cả. Vì thế, kể cả nếu không có mục đích nghỉ hưu sớm, bạn cũng nên xây dựng tài sản theo 6 nguyên tắc cơ bản dưới đây.

1. Đặt tự do tài chính là mục tiêu số một
Hai vợ chồng Steve Adcock và Courtney nghỉ hưu khi ngoài 30 tuổi. Ảnh: Steve Adcock

Quy tắc đầu tiên quan trọng nhất, và không liên quan gì đến tiền cả. Đó là phải đặt quyết tâm đạt mục tiêu của bạn lên hàng đầu.

Khi mới bắt đầu làm điều này, tôi đang có mức lương khá và làm việc tốt. Tuy nhiên, tôi mệt mỏi với việc phải đi làm mỗi ngày. Tôi không thích cảm giác có sếp hay phải ngồi nghe những buổi đánh giá kết quả công việc. Những cuộc họp, mâu thuẫn công sở và thời gian đi đường quá dài khiến tôi kiệt sức. Tôi không muốn đi làm 8 tiếng mỗi ngày nữa mà muốn đi du lịch thế giới. Vì thế, năm gần 30 tuổi, tôi quyết định đặt mục tiêu nghỉ hưu sớm.

Tôi tập trung thực hiện các thay đổi lớn trong thói quen tài chính. Ví dụ, thay vì để tiền nhàn rỗi, tôi đầu tư. Tôi cũng tiết kiệm 70% thu nhập. Ban đầu, việc này khá khó khăn. Nhưng sau đó, nó dần trở nên dễ dàng hơn khi tôi tự nhắc bản thân mỗi lần mua sắm rằng mình đang chi cho những thứ không cần thiết.

Không điều nào khiến tôi cảm thấy phải hy sinh cả, vì tôi biết chúng đều đang hỗ trợ cho mục tiêu của mình. Nó cũng như bạn muốn có một thân hình đẹp vậy. Bạn chỉ tăng hoặc giảm cân nếu bạn thay đổi chế độ ăn và tập thể thao. Và bạn phải thật quyết tâm để duy trì việc đó.

2. Tích cực tăng thu nhập

Dù kiếm được hàng trăm nghìn USD mỗi năm, tôi vẫn luôn nghĩ cách sử dụng kỹ năng của mình để tăng thu nhập khi không ở công ty.

Tôi đã mở một trang web về tài chính và viết bài liên tục. Cuối cùng, tôi kiếm được 1.000 USD mỗi tháng từ trang đó. Courtney và tôi cũng bắt đầu một kênh YouTube ghi lại các chuyến du lịch của mình, kiếm thêm 400 - 500 USD một tháng nữa. Với thời gian rảnh rỗi còn lại, tôi kiếm thêm vài trăm USD từ việc viết lách tự do.

Tuy nhiên, tôi vẫn làm việc chăm chỉ ở công ty, vì đó là nguồn thu nhập chính. Tôi đã vài lần đề nghị tăng lương 10% hoặc 15%. Dĩ nhiên tôi phải chứng minh mình xứng đáng với điều đó.

Khi đã làm được một thời gian, tôi lấy hết dũng khí đề nghị được thăng chức. 4 tháng sau, tôi lên vị trí giám đốc.

Courtney cũng được tăng lương vài lần. Khi cả hai cùng tiết kiệm 70% thu nhập, tương đương 200.000 - 230.000 USD mỗi năm, mục tiêu nghỉ hưu sớm ngày càng gần.

3. Đầu tư vào tài sản dễ tăng giá

Tiết kiệm tiền, tăng lương và làm thêm chưa đủ để giúp bạn nghỉ hưu nhanh hơn. Courtney và tôi gây dựng tài sản chủ yếu nhờ đầu tư, như cổ phiếu, bất động sản hay cổ vật.

Việc này rất dễ hiểu thôi. Anh mua loại tài sản nào đó. Một thời gian sau nó tăng giá. Và thế là anh có món đồ giá trị hơn ban đầu.

Qua nhiều năm, nhờ số tài sản này, chúng tôi đã tiết kiệm được hơn 1 triệu USD. Với đầu tư, muộn còn hơn không. Nếu bạn còn chưa bắt đầu, hãy đọc tài liệu trực tuyến hoặc nói chuyện với một cố vấn tài chính đáng tin.

4. Tự động hóa mọi thứ

Tôi thích những thứ giúp mình rảnh tay, đặc biệt với chuyện liên quan đến tiền bạc. Courtney và tôi đã đặt chế độ tự động trích tiền trong tài khoản vào tài khoản tiết kiệm, lương hưu, bảo hiểm và thanh toán thẻ tín dụng.

Việc này giúp cuộc sống của bạn dễ thở hơn rất nhiều. Bạn sẽ tránh được việc trả chậm, bị tính thêm lãi hay trừ điểm tín dụng.

5. Biết tiền của mình đang đi về đâu

Một trong những cách hiệu quả nhất để giảm nợ là biết chính xác tiền của bạn đang đi về đâu, từng đồng một. Đây là nguyên tắc cơ bản, nhưng rất nhiều người không thể ngồi lại mỗi tháng để đánh giá chi tiêu của mình.

Những việc đơn giản sau có thể giúp bạn tạo ra sự khác biệt:

- Đọc hóa đơn thay vì vứt đi. Đảm bảo bạn hiểu từng dòng trong đó.

- Chỉ chi cho giải trí sau khi đã trả hết các hóa đơn và trích tiền vào tài khoản về hưu.

- Đừng bỏ qua các khoản chi nhỏ, như cà phê sáng, ăn trưa ngoài. Chúng có thể cộng lại thành một khoản lớn đấy.

- Các loại tiền thuê bao tháng cũng thường bị bỏ qua. Hãy chắc chắn bạn đang chi đúng nhu cầu.

6. Tách bản thân ra khỏi những gì không cần thiết

Tôi từng là người chi rất bạo tay, khi mua xe Corvette Convertible và Cadillac CTS. Tôi còn có một chiếc xe máy Yamaha R1 để đi quanh thị trấn và trả 150 USD tiền bảo hiểm mỗi tháng. Tuy nhiên, tôi đã bán hết số xe đó sau khi đặt mục tiêu nghỉ hưu sớm.

Hiện tại, Courtney và tôi sống khá tằn tiện, nhưng chúng tôi rất hạnh phúc. Chúng tôi bỏ truyền hình cáp, chuyển sang dịch vụ truyền hình trực tuyến với giá bằng nửa. Chúng tôi cũng chỉ chi 50 USD ăn ngoài mỗi tháng, mua quần áo một lần mỗi năm và chỉ thay điện thoại khi hỏng hoàn toàn.

Dĩ nhiên, bạn không cần cắt giảm tất cả mọi thứ. Quy tắc này là đánh giá các ưu tiên mà thôi. Tôi tin rằng nên chi cho những thứ khiến bạn vui vẻ lâu dài và giảm chi cho những thứ không làm được điều này. Chìa khóa là tìm ra thứ gì khiến bạn hạnh phúc và thứ gì không.