Thứ Ba, 23 tháng 6, 2020

Vải thiều Bắc Giang được đón nhận tích cực tại thị trường Nhật Bản

Ngày 22/6, Công ty TNHH AEON (Tokyo, Nhật Bản) bắt đầu bán quả vải thiều nhập khẩu từ Việt Nam tại các siêu thị và trung tâm thương mại của tập đoàn này trên khắp Nhật Bản. Mặc dù có giá bán khá cao, 537 yen (gần 120 nghìn đồng) cho một hộp 9 quả, nhưng đặc sản của Việt Nam vẫn được thị trường này đón nhận một cách tích cực.
Bắc Giang trực tuyến xúc tiến tiêu thụ vải thiều trong và ngoài nước

Bắc Giang trực tuyến xúc tiến tiêu thụ vải thiều trong và ngoài nước

Với mục tiêu đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ vải thiều của tỉnh Bắc Giang trong tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, ngày 6/6, UBND tỉnh Bắc Giang phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị trực tuyến xúc tiến tiêu thụ vải thiều năm 2020 với điểm cầu chính tại Bắc Giang, 61 điểm cầu tại các tỉnh, thành phố trên cả nước và 4 điểm cầu tại các tỉnh của Trung Quốc.
Trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN nhân dịp này, ông Soichi Okazaki, Giám đốc phụ trách khu vực ASEAN của Công ty TNHH AEON, nói Việt Nam là một trong những nước nhiệt đới có hoa quả rất phong phú. AEON rất muốn nhập khẩu các mặt hàng này để phục vụ người tiêu dùng tại Nhật Bản.
Đánh giá về quả vải thiều tươi nhập khẩu từ Việt Nam, ông Okazaki cho biết vải thiều của Việt Nam rất ngọt và ngon, hạt rất nhỏ, thể hiện chất lượng rất tốt.
Về phần mình, Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Vũ Hồng Nam bày tỏ vui mừng khi chứng kiến quả vải thiều của Việt Nam được bày bán tại các siêu thị của Nhật Bản. Đại sứ khẳng định điều này chứng tỏ trình độ kỹ thuật của ngành nông nghiệp Việt Nam đã đáp ứng được tiêu chuẩn cao của một thị trường khó tính như Nhật Bản. Việc thâm nhập được vào thị trường này sẽ giúp quả vải của Việt Nam có thể tiếp cận các thị trường có tiêu chuẩn khắt khe khác.
Bên cạnh đó, Đại sứ nhấn mạnh sự kiện này cũng sẽ góp phần thay đổi phương thức sản xuất của người nông dân Việt Nam, giúp tạo ra các nông sản có giá trị và chất lượng cao hơn và từ đó, có thu nhập cao hơn.
Chú thích ảnh
Mỗi hộp vải thiều được đóng gói khoảng 200 gram với giá 500 yen Nhật. Ảnh: Bộ Công thương
Theo Đại sứ Vũ Hồng Nam, sắp tới, Đại sứ quán sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng để đưa long nhãn và nhiều hoa quả khác của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản.

Trước đó, ngày 20/6, lô vải thiều tươi đầu tiên của Việt Nam đã tới Nhật Bản bằng đường hàng không. Sau đó, số vải thiều này đã được chuyển tới các siêu thị của AEON, các chợ đầu mối của các nhà nhập khẩu VIENT Corportion, Yufruit hay Sunrise Farm để bày bán. Các lô hàng tiếp theo sẽ được chuyển tới Nhật Bản bằng đường biển.
Việt Nam bắt đầu khởi động quá trình đàm phán với Nhật Bản để cho phép quả vải thiều nhập khẩu vào thị trường có tiêu chuẩn khắt khe này vào năm 2014. Sau quá trình đàm phán khó khăn kéo dài hơn 5 năm, ngày 15/12/2019, Bộ Nông-Lâm-Ngư nghiệp Nhật Bản (MAFF) đã gửi thư cho Cục Bảo vệ Thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thông báo chính thức mở cửa cho quả vải thiều Việt Nam vào thị trường nước này. Tuy nhiên, MAFF yêu cầu quả vải thiều phải trải qua một quy trình kiểm dịch thực vật nghiêm ngặt trước khi nhập khẩu vào Nhật Bản.
Vào đầu tháng 6/2020, bất chấp các khó khăn do sự bùng phát của đại dịch COVID-19, với sự vận động quyết liệt của Thương vụ và Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản, một chuyên gia nông nghiệp của Nhật Bản đã được cử sang Việt Nam để giám sát khâu đóng gói và xử lý xông hơi khử trùng, qua đó hoàn tất công đoạn cuối cùng theo quy định của Nhật Bản để quả vải thiều có đủ điều kiện nhập khẩu vào nước này.
Trước đó, ngày 17/6, chuyên gia Nhật Bản đã trực tiếp về huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) kiểm tra hệ thống xử lý khử trùng vải thiều để xuất khẩu sang Nhật Bản. Ngày 19/6, 1 tấn vải tươi đầu tiên sẽ được xuất khẩu sang Nhật Bản bằng đường hàng không. Sang đến ngày 20/6, 4 tấn vải tiếp theo sẽ được xuất khẩu bằng đường biển. Dự kiến từ tuần sau, mỗi tuần sẽ có 2 chuyến xuất khẩu và ước tính trong mùa vải năm nay, sẽ có khoảng 200 tấn vải thiều tươi được xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. 

Không có nhận xét nào: