Thứ Ba, 23 tháng 2, 2021

Thị trường có hai bên mua bán

Khi tham gia thị trường bạn nằm ở 2 nhóm tâm lý

+ Nhóm Mua: Nhóm đang cầm tiền đi mua Cổ phiếu mong rằng khi mua CP ở mức giá A và kỳ vọng tăng được lên đến Mức giá B

+ Nhóm Bán: Nhóm cầm Cổ phiếu, sau một khoảng thời gian mua CP sinh lời thì có tâm lý chốt lời Cổ phiếu hoặc thấy sự giảm điểm quá nhanh của thị trường cũng muốn cắt lỗ.

Vậy nguyên lý tham gia Thị trường là gì?

+ Cần lựa chọn điểm vào lệnh một cách hợp lý nên chọn mua theo công thức khi mua giá tăng

+ Bạn phải có một lý do để mua Cổ phiếu: Đưa ra đầy đủ các lý do để mua bằng phân tích tâm lý và Phân tích kỹ thuật. Nghiên cứu 100 Cổ phiếu tốt; Chọn lấy 10 Cổ phiếu khi tham gia trên thị trường. Hãy vào lệnh theo các tỷ lệ 20% vốn sau đó tăng dần đến 30% vốn; Sau đó nếu thấy tăng tốt sẽ vào tiếp 50% vốn.

+ Xây dựng kịch bản tăng của Cổ phiếu cần theo dõi theo ngày

+ Có định mức rõ ràng giữ % chốt lời và cắt lỗ

+ Không đi theo tâm lý đám đông

+ Tiếp thu các thông tin từ thị trường Chứng khoán quốc tế, Các tin túc về thị trường hàng hóa để nắm bắt triển vọng đầu tư về ngành nghề bạn đầu tư.

+ Xem xét việc đầu tư nước ngoài đang quan tâm vào mã chứng khoán nào?. 

+ Không được nghe theo sự xui khiến của ai đó mà chưa phân tích kỹ càng

+ Tin tưởng là mình thành công

+ Không được quyết định chớp nhoáng

+ Không được để mất tiền trên thị trường, Cần có phân bổ rủi ro

+ Mua mã cổ phiếu của ngành có yếu tố dẫn đầu thị trường

+ Tham gia tìm hiểu các mã Cổ phiếu trong rổ VN 30

+ Xem xét các mã Cổ phiếu được nhiều người quan tâm nhưng chú ý là không được quyết định mù quáng. Chỉ dành 10% tiền cho việc đầu tư mạo hiểm này thôi nhé



Tín hiệu của việc bán tháo Cổ phiếu

Các nguyên nhân bán tháo là do:

- Tâm lý nhiều nhà đầu tư chứng khoán có phần lo lắng do dịch bệnh bừng phát.

- Các Cổ phiếu tăng quá nóng đến giai đoạn điều chỉnh

- Cổ phiếu rác (penney) đễ bị bán tháo.

    Trên thị trường, tâm lý các nhà đầu tư luôn chi phối rất lớn đến mức độ ổn định của thị trường, đặc biệt là đối với thị trường tài chính, sự tác động của yếu tố tâm lý luôn diễn biến rất phức tạp, khiến thị trường tài chính luôn tiềm ẩn yếu tố bất ổn định rất cao, là nhân tố chủ chốt gây ra các cuộc hoảng loạn thị trường, khiến cho việc triển khai các chính sách kinh tế vĩ mô luôn gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí kết quả đi ngược so với mục tiêu kỳ vọng. Có thể hiểu nhà đầu tư (NĐT) là người thực hiện các hoạt động đầu tư trên những phân khúc thị trường khác nhau, dưới các hình thức khác nhau nhằm thu được các lợi ích theo kỳ vọng. NĐT bao hàm cả NĐT tổ chức và NĐT cá nhân. Trong mỗi nền kinh tế, NĐT có vai trò rất quan trọng, bởi họ là người khai phá các cơ hội đầu tư trong nền kinh tế, giúp bổ sung nguồn lực cho đầu tư phát triển, từ đó giúp thúc đẩy nền kinh tế - xã hội phát triển.

    Tâm lý NĐT trên thị trường tài chính là sự phản ánh thái độ của NĐT trước các diễn biến của thị trường tài chính. Bất cứ diễn biến nào của thị trường tài chính đều tác động tức thời đến diễn biến tâm lý của NĐT. 

Trên thị trường tài chính Việt Nam, NĐT có các đặc điểm tâm lý sau:

Thứ nhất, tâm lý tự tin thái quá 1

    Đặc điểm tâm lý chung của người Việt Nam là năng động và linh hoạt, với tâm lý này giúp cho người Việt Nam dễ thích ứng với mọi hoàn cảnh. Có lẽ tâm lý này xuất phát từ hoàn cảnh sống của người Việt từ xa xưa cho đến nay luôn phải đối mặt với điều kiện thiên tai khắc nghiệt, lại phải thường xuyên chống lại các thế lực ngoại bang xâm lược và chính vì có tính năng động linh hoạt này, nên cho dù trong bất cứ điều kiện và hoàn cảnh nào thì người Việt luôn dễ dàng thích ứng chứ không chịu khuất phục, không bị đánh mất bản sắc dân tộc. Trên thị trường tài chính, tính năng động và linh hoạt sẽ giúp các NĐT luôn tự tin và ứng phó rất nhanh với các diễn biến của thị trường, tuy vậy, do sự hạn chế nhất định về nhận thức thị trường (cả về các giao dịch trên thị trường lẫn thông tin thị trường), nên sự linh hoạt và năng động này rất dễ nghiêng sang thái cực dễ bị dao động. Với thiên hướng dễ bị dao động trước các diễn biến bất thường của thị trường, sẽ khiến cho thị trường tài chính càng bị rung lắc mạnh hơn, khi đó các chính sách tài chính tiền tệ sẽ bị suy giảm hiệu lực. 

    Tâm lý tự tin thái quá của NĐT dẫn đến loại tâm lý lạc quan hoặc bi quan thái quá

    Lạc quan là một trạng thái tâm lý tích cực, nó giúp cho con người vượt qua những hoàn cảnh sóng gió bất lợi, từ đó giúp con người vượt qua mọi khó khăn thách thức. Chính nhờ người Việt Nam có tâm lý lạc quan, luôn tin vào sức mạnh nội tại, nên chúng ta đã chiến thắng tất cả các kẻ thù xâm lược, cho dù đó là những cường quốc ngoại bang. Tuy vậy, nếu lạc quan thái quá thì không hẳn là một ưu thế, bởi rất có thể con người không nhận thức hết được những rào cản, hay nói cách khác, tâm lý này rất dễ khiến con người có thái độ “bất chấp”. Với thái độ bất chấp, khi vấp phải những rào cản không thể vượt qua được, có thể khiến người ta có tâm lý bi quan, chán nản và lại dễ sa lầy vào tâm lý bi quan. Trên thị trường tài chính, tâm lý lạc quan sẽ giúp cho các NĐT khi kinh doanh bị thua lỗ cũng không bị mất tinh thần. Tuy vậy, nếu NĐT có tâm lý lạc quan thái quá thì rất dễ bị cuốn vào các hoạt động kinh doanh cho dù đang bị thua lỗ và không biết đến điểm dừng và một khi NĐT bị thua lỗ quá lớn thì rất dễ bị chuyển sang thái cực khác đó là bi quan quá mức. Sự bi quan quá mức của các NĐT sẽ khiến thị trường tài chính bị đóng băng kéo dài, khi đó các chính sách tài chính tiền tệ sẽ bị suy giảm hiệu lực.

Thứ hai, tâm lý hối tiếc 2

    Đặc điểm tâm lý người Việt là sống thiên về tình cảm (duy tình hơn duy lý), điều này có nguồn gốc từ văn hóa phương Đông cũng như chính từ những khó khăn do thiên tai, địch họa mà con người luôn phải đối mặt và để có thể “sống chung” với những hoàn cảnh khắc nghiệt này thì bắt buộc con người phải đoàn kết với nhau, sự tính toán “thiệt hơn” thường ít khi được đặt ra trong các quan hệ cộng đồng. Xét trên khía cạnh này thì đây là một ưu điểm, nó cho phép gắn kết các cộng đồng với nhau và con người ít tính toán cá nhân. Trong hoạt động kinh tế nói chung, nhất là trên thị trường tài chính, đặc điểm tâm lý này chi phối rất mạnh tới các quyết định của NĐT, khi ấy, NĐT thiên về yếu tố cảm tính cá nhân để đưa ra các quyết định đầu tư của mình (thay vì ra quyết định đầu tư theo sự mách bảo của lý trí). Hơn nữa, triết lý sống “duy tình” dễ dẫn đến sự nể nang nhau trong các quan hệ tài chính, coi nhẹ các ràng buộc trách nhiệm. Sự lỏng lẻo trong hoạt động tài chính dễ dẫn đến những rủi ro đổ vỡ tài chính, bởi vì triết lý “duy tình hơn duy lý” sẽ khiến cho người ta có tâm lý “cả tin” dễ bị dụ dỗ vào các cạm bẫy tài chính.

Thứ ba, tâm lý bầy đàn 3

    Các cuộc chạy đua nâng lãi suất (LS) huy động của các NHTM xuất phát từ ứng xử của người gửi tiền, những dòng người lũ lượt chờ chực tại các tiệm kim hoàn để mua vàng, các làn sóng mua bán chứng khoán, các hoạt động đầu cơ ngoại tệ … những năm qua cho thấy rằng “hành xử theo đám đông” là một đặc điểm tâm lý của người Việt Nam trên thị trường tài chính. Tâm lý này xuất phát từ nhiều nguyên nhân: Kinh nghiệm ít và tính chuyên nghiệp chưa cao khi tham gia trên thị trường tài chính, thông tin trên thị trường tài chính thiếu minh bạch, giao dịch nội gián chưa được kiểm soát tốt… khiến các NĐT thường hành xử theo đám đông. Tâm lý này đã và đang tiếp tục gây ra các vụ hoảng loạn trên thị trường tài chính. Từ đó đặt ra yêu cầu với các nhà chức trách là phải biết nắm bắt được xu hướng vận hành đám đông trên cơ sở phải “nắm được người có tóc” thì các chính sách tài chính mới có hiệu lực 4. 

Thứ tư, tâm lý bảo toàn - không muốn mất mát 5

    Trên thị trường tài chính Việt Nam, NĐT thường là những người có tiền tiết kiệm và việc phân bổ các khoản tiền tiết kiệm này như thế nào hoàn toàn phụ thuộc vào trạng thái tâm lý của họ. Khi NĐT có tâm lý bi quan cũng có nghĩa rằng họ ít tin vào các chính sách tài chính, hay nói cách khác tâm lý bi quan chính là sự phản ứng của NĐT với môi trường chính sách và nó cũng đồng thời hình thành nên loại tâm lý “tự bảo vệ bản thân” - là một vấn đề tất yếu với các NĐT trên những thị trường tài chính thiếu minh bạch6. Nếu như tâm lý này diễn biến phức tạp có thể hình thành loại tâm lý mới khác – tâm lý đối chọi chính sách: với tâm lý này, các NĐT luôn cho rằng việc ban hành ra các chính sách tài chính chẳng qua chỉ để cấm đoán, o ép, bắt các NĐT vào các khuôn khổ không có lợi… và vì vậy các NĐT luôn tìm cách để đối chọi với chính sách, “lách” chính sách miễn sao có lợi cho cá nhân NĐT. Ứng phó với loại tâm lý này, các nhà làm chính sách trên thị trường tài chính không chỉ phải quan tâm đến việc ban hành các chính sách sao cho “đẹp” về nội dung, mà rất cần phải quan tâm đến việc làm thế nào để “bịt” các kẽ hở trong các văn bản chính sách mà NĐT có thể lợi dụng để trục lợi cá nhân, gây phương hại đến lợi ích chung - làm hiệu lực của chính sách tài chính bị suy giảm.
Thứ năm, tâm lý dựa vào kinh nghiệm 7
    Khi đề cập đến tố chất của người Việt Nam hiện có khá nhiều quan điểm khác nhau: Có ý kiến cho rằng người Việt Nam có tố chất thông minh - được thể hiện qua các kỳ thi học sinh giỏi quốc tế ở hầu hết các môn học bậc trung học phổ thông hoặc thi năng khiếu nghề. Tuy vậy, cũng không ít ý kiến cho rằng người Việt Nam không thông minh, mà chỉ là “lanh lợi” - thể hiện ở chỗ người Việt Nam chỉ giỏi “bắt chước, làm theo” chứ ít có khả năng sáng tạo như người Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… Đây chính là loại tâm lý “thích đi theo lối mòn” của người Việt Nam. Trên thị trường tài chính, tâm lý này khiến cho việc triển khai các công cụ tài chính mới rất khó khăn.

2. Các nhân tố chi phối tâm lý NĐT

Thứ nhất, năng lực của NĐT hạn chế
Năng lực của NĐT có thể được nhìn nhận trên các góc độ: 
(i) Trình độ chuyên môn; 
(ii) Kinh nghiệm đầu tư. Các kết quả khảo sát nghiên cứu về năng lực của các NĐT trên thị trường chứng khoán Việt Nam của Nguyễn Đức Hiển (2012) cho thấy: 
Về trình độ học vấn 8: 
Có tới 76% NĐT chứng khoán có trình độ cao đẳng, đại học, hơn nữa, các NĐT chủ yếu làm trong ngành tài chính - ngân hàng (NH). 
Về kinh nghiệm đầu tư: 
Nghiên cứu trên cho thấy rằng, có tới 66% NĐT trên thị trường chứng khoán Việt Nam có rất ít kinh nghiệm (chỉ từ 1-5 năm kinh nghiệm), còn các NĐT có trên 5 năm kinh nghiệm chỉ khoảng 23%. 
Như vậy, có thể thấy rằng, mặc dù các NĐT trên thị trường tài chính có trình độ học vấn cao, nên về nguyên lý thì xu hướng họ sẽ tham gia nhiều hơn vào các hoạt động đầu tư trên thị trường tài chính. Tuy vậy, do ít kinh nghiệm đầu tư trên thị trường tài chính, nên cũng là rào cản đối với các NĐT tham gia vào các hoạt động đầu tư tài chính, cũng có nghĩa là một khi các NĐT mặc dù có trình độ cao nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm đầu tư vào thị trường tài chính thì diễn biến các hoạt động đầu tư sẽ rất khó lường, đe dọa sự ổn định bền vững của thị trường tài chính, đặc biệt là với thị trường chứng khoán.
Thứ hai, độ tuổi của NĐT cao 9
Kết quả khảo sát của Nguyễn Đức Hiển (2012) cũng chỉ ra rằng, 3% NĐT có độ tuổi dưới 25; 33% có độ tuổi từ 25-35; 56% có độ tuổi từ 36-55; 8% có độ tuổi trên 55. Có nghĩa là đa phần NĐT trên thị trường tài chính của Việt Nam ở độ tuổi khá cao, điều này có ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề phân bổ tài khoản đầu tư.
Thứ ba, NĐT chủ yếu là nam giới
Các NĐT trên thị trường tài chính chủ yếu vẫn là nam giới với tỷ lệ lên tới 65% tổng các NĐT trên thị trường. (Nguyễn Đức Hiển, 2012). Các nghiên cứu cho thấy trên thị trường tài chính thì nam giới thường có mức độ tự tin trong đầu tư cao hơn nữ giới. Tuy vậy, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng mức độ thành công trong các giao dịch tài chính của nữ giới thường cao hơn so với nam giới. Điều này có nghĩa là tỷ trọng nam giới hoạt động đầu tư trên thị trường tài chính càng cao thì mức độ thất bại trong các hoạt động đầu tư càng lớn. 
Thứ tư, tâm lý thiếu ổn định
Như trong đặc điểm thì nhìn chung các NĐT Việt có tâm trạng lạc quan thái quá và với tâm trạng này thì xu hướng là NĐT ra các quyết định đầu tư thường ít cẩn thận. Đối ngược với tâm trạng lạc quan thái quá là tâm trạng bi quan thái quá - đây là tâm trạng “xấu” và với tâm trạng này thì nhìn chung, NĐT thường quá cẩn thận trong các quyết định đầu tư của mình, tâm trạng này cũng tác động đến sự trì trệ kéo dài của một số phân khúc thị trường tài chính Việt Nam thời gian qua.
3. Ảnh hưởng tâm lý NĐT tới sự ổn định của thị trường tài chính Việt Nam
3.1. Ảnh hưởng đến thị trường tín dụng ngân hàng
a) Ảnh hưởng đến huy động vốn
Do nền tảng tài chính thấp, các công cụ huy động vốn truyền thống khá đơn điệu, trong khi tâm lý những người gửi tiền còn khá “bất an” do rủi ro tiềm ẩn trong hệ thống ngân hàng còn khá cao, hơn nữa, LS vẫn chưa thực sự hấp dẫn người gửi tiền do chưa đủ bù đắp được những rủi ro tiềm ẩn, thanh khoản của một số NHTM vẫn còn rất yếu… nên khả năng bất ổn của tiền gửi vẫn còn cao, từ đó, khả năng kích hoạt các cuộc chạy đua nâng LS huy động vốn trong hệ thống NH vẫn có thể xảy ra. 
Trong thời gian qua, Việt Nam đã trải qua một số cuộc chạy đua nâng LS huy động vốn. 
Cuộc chạy đua LS lần 1: Đầu năm 2008, các NHTM Việt Nam đã phải trải qua những thời điểm khó khăn về thanh khoản bởi khách hàng rút tiền khỏi những NH có LS thấp và gửi ở ngân hàng có LS cao. Chỉ trong vài ngày, có những NH đã đẩy LS huy động tiền gửi từ 15%/năm lên 19%/năm, LS cho vay được đẩy lên tới 21%/năm ở nhiều NHTM. 
Cuộc chạy đua tăng LS lần 2: Đầu năm 2009, LS huy động của các NHTM tăng nhẹ, nguyên nhân là bởi các NHTM dự báo nhu cầu vốn của các doanh nghiệp sẽ tăng mạnh trong năm 2009 và các NHTM phải chuẩn bị nguồn vốn đáp ứng các nhu cầu này, chính vì thế, một cuộc chạy đua nâng lãi suất tại tất cả các NHTM được triển khai với hầu hết các kỳ hạn, từ kỳ hạn theo tuần đến kỳ hạn 36 tháng. Do nhu cầu hấp thụ vốn trong nền kinh tế tăng cao nên làn sóng đua tăng LS huy động VND ở các NHTM vẫn tiếp tục khiến LS huy động VND tiến sát mức trần cho vay. 
Cuộc chạy đua nâng LS lần 3: Đầu tháng 11 năm 2010, LS huy động vốn bằng VND của các NHTM đồng loạt tăng mạnh. Đến giữa tháng 11/2010, các mức LS liên tục bị phá vỡ, biểu LS của NHTM nhích từng ngày, kèm theo các hình thức khuyến mãi như quà tặng, tiền thưởng, thưởng LS, quay số trúng thưởng… để tăng sức cạnh tranh và giữ chân khách hàng đang có quan hệ giao dịch với NH cũng như thu hút khách hàng mới. 
Cuộc chạy đua nâng LS lần 4: Trong giai đoạn từ tháng 3 đến tháng 8 năm 2011, do áp lực thanh khoản căng thẳng, buộc các NHTM phải tiếp tục nâng LS huy động VND khiến mức LS huy động bằng VND ở mức tăng cao vào cuối năm 2010. 
    Thực tế trên cho thấy, các cuộc chạy đua nâng LS huy động vốn thuộc nội bộ hệ thống NH, song, chủ yếu nó có nguyên nhân từ tâm lý khách hàng gửi tiền. Về nguyên lý thì LS huy động vốn cao hay thấp phải tùy thuộc vào xếp hạng tín nhiệm của NHTM: NHTM được xếp hạng tín nhiệm càng cao thì LS huy động vốn càng thấp và ngược lại. Tuy vậy, tại Việt Nam hiện nay, công tác xếp hạng tín nhiệm các TCTD chưa được phổ biến rộng rãi, nên những năm qua, về cơ bản, các NHTM vẫn phải tuân thủ LS do NHNN quy định. Do vậy, người gửi tiền sẽ có xu hướng: 
(i) Rút ngắn kỳ hạn gửi tiền để tự phòng vệ rủi ro; 
(ii) tìm kiếm các NHTM có mức LS huy động cao hơn để tăng thu nhập từ các khoản tiền gửi; 
(iii) kỳ vọng NHNN luôn đứng ra bảo lãnh cho các khoản tiền gửi của mình được an toàn thông qua các cam kết không cho NH sụp đổ. Sự cạnh tranh quyết liệt trong huy động vốn trong hệ thống NHTM Việt Nam ở những thời điểm trong những năm qua đã tác động bất lợi đến hệ thống NH, các doanh nghiệp và nền kinh tế, bởi khi đã nâng LS huy động thì LS cho vay cũng sẽ phải tăng, từ đó, làm mất tác dụng của đòn bẩy LS đối với nền kinh tế.
b) Ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của các NH
Với một nước mà tích lũy nội bộ chưa cao, thâm hụt ngân sách còn cao, trong khi nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển cao nhằm đáp ứng cho các nhu cầu tăng trưởng kinh tế đầy tham vọng, thì vốn tín dụng vẫn là nguồn chính nhằm tài trợ cho các hoạt động đầu tư và tiêu dùng trong nền kinh tế. Có thể nhận thấy thực trạng này trong giai đoạn trước năm 2011 khi mà tăng trưởng tín dụng luôn xấp xỉ 30%, bởi thực tế là cả nền kinh tế hầu như chỉ “nhìn” vào vốn vay từ các TCTD. Không những thế, trong các giai đoạn nền kinh tế quốc tế phải đối mặt với các cú sốc tài chính, chẳng hạn các năm 2007-2009 và sau đó là khủng hoảng nợ công ở EU từ tháng 5/2009 và kéo dài cho tới nay vẫn chưa có hồi kết, thì thị trường tài chính Việt Nam liên tục phải đối mặt với các cú sốc đầu cơ trên thị trường bất động sản, vàng, ngoại tệ và nguồn vốn cho các hoạt động đầu cơ này cũng chủ yếu đi vay từ các TCTD, nó lại càng khiến cho tín dụng ngân hàng tăng trưởng nóng. Với các biện pháp thắt chặt quản lý thị trường của các nhà quản lý, nhất là của các nhà chức trách tiền tệ, thì các hành vi đầu cơ trục lợi bị triệt tiêu từng bước. Có thể nhận thấy rất rõ mối tương tác giữa tăng trưởng tín dụng với sự biến động của thị trường những năm qua. Rõ ràng là tâm lý NĐT trên thị trường tài chính Việt Nam đã khiến cho thị trường diễn biến rất phức tạp, khi thì quá nóng, lúc thì quá lạnh. Sự nóng lạnh thất thường của thị trường tài chính do tác động tâm lý NĐT khiến cho môi trường tín dụng của Việt Nam dễ biến động và khó kiểm soát. Có thể nhận thấy rất rõ thực trạng này thông qua diễn biến nợ xấu của hệ thống NH Việt Nam: từ diễn biến của cơ cấu nợ xấu ở một số NH cho thấy tỷ trọng nợ xấu có liên quan đến bất động sản luôn khá cao và xử lý luôn rất khó khăn do thị trường bất động sản phục hồi quá chậm do các NĐT hiện vẫn rất thiếu niềm tin vào sự phát triển ổn định lành mạnh của thị trường này. 
3.2. Ảnh hưởng đến thị trường ngoại hối
Các NĐT trên thị trường ngoại hối Việt Nam luôn có tâm lý “giữ chặt” và đôi khi chịu sự chi phối bởi tâm lý “lệch lạc do tình huống điển hình”, dẫn đến đa số các NĐT, nhất là các NĐT tổ chức (chủ yếu là các nhà xuất nhập khẩu…) thường muốn găm giữ ngoại tệ. Nguyên nhân chính để giải thích tình trạng đầu cơ găm giữ ngoại tệ của các NĐT tại Việt Nam những năm qua là do khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu tác động. Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu đã găm giữ ngoại tệ vì lo sợ sự biến động của tỷ giá quá lớn làm cho các NH không có nguồn cung ngoại tệ để đủ điều hòa cho nền kinh tế gây ra tình trạng căng thẳng cho thị trường ngoại hối. Không chỉ vậy, giới đầu cơ có lúc còn đưa ra các tin đồn thất thiệt nhằm kiếm lời trên sự biến động tỷ giá mạnh tại thị trường phi chính thức - thị trường mua bán ngoại tệ tự do. Thực tế cũng cho thấy tâm lý găm giữ ngoại tệ có tác động không tốt đến thị trường ngoại hối đã được giảm bớt nhờ vào những hiệu ứng tích cực từ điều chỉnh tỷ giá. Nói một cách khác, tâm lý găm giữ ngoại tệ là một hiện tượng thúc đẩy những đổi mới cho CSTT của Việt Nam.
Bên cạnh tâm lý găm giữ ngoại tệ, thì các tâm lý khác đồng thời tác động đến hành vi của các NĐT khi kinh doanh ngoại tệ, đó là: Các NHTM nhỏ thường căn cứ vào hành động của các NH lớn hơn để điều chỉnh tỷ giá mua vào và bán ra, tâm lý này khá phổ biến và có thể gọi là tâm lý hành động theo người dẫn đường (một biểu hiện của Tâm lý giữ chặt - Anchoring). Xét trên góc độ các cá nhân kinh doanh ngoại hối, khi áp dụng phân tích kỹ thuật, họ thường quá tự tin vào khả năng nhận dạng xu thế sẽ tiếp tục xảy ra - xu thế củng cố hoặc đảo chiều. Đối với thị trường tiền tệ Việt Nam, nhiều nhà đầu cơ tiền tệ cho rằng nên căn cứ vào biến động dài hạn trong khi các NĐT lại quá tin vào những sự biến động ngắn hạn. Ngoài ra, tâm lý của các NĐT trong nước thường có xu hướng tách bạch giữa hai loại tài khoản lãi và lỗ. Khi tỷ giá tăng và cảm thấy có lời, họ sẽ chấp nhận bán ngay để thu lợi nhuận trong khi nếu lỗ thì xu hướng chung họ vẫn nắm giữ với kỳ vọng là tỷ giá sẽ tăng trở lại. 

3.3. Ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam được đánh giá là thị trường của các NĐT nhỏ lẻ hành động theo tâm lý đám đông, trong đó, các NĐT trong nước chỉ biết nhận thông tin thổi phồng, thiếu những tìm hiểu bề sâu của những thông tin công bố hoặc tham khảo ý kiến chuyên gia trong và ngoài nước. Vì vậy, họ tham gia thị trường với độ rủi ro cao, và chỉ thấy được tầm nhìn ngắn hạn. Ngược lại, những NĐT ngoại có cả những nghiệp vụ và kinh nghiệm họ nhận thấy những biến động tất yếu của thị trường, đến khi nhận ra thời điểm nguy hiểm, sự nóng lên của thị trường và lặng lẽ bán dần không gây ra tín hiệu tháo chạy trên thị trường. Trong khi đó, NĐT nước ngoài luôn giữ một động thái độc lập và tách rời khỏi tâm lý đám đông. Trong những đợt thị trường sụt giảm mạnh như trong giai đoạn 2009-2010 và hầu như không có dấu hiệu gì là đảo chiều, không khí ảm đạm lộ rõ ở các NĐT trong nước, thì NĐT nước ngoài vẫn chiếm khối lượng giao dịch khá cao (khoảng 20% toàn thị trường). Họ nắm giữ những cổ phiếu ở mức giá khác nhau, mua vào - bán ra theo kiểu cuốn chiếu, tạo thành một động thái có thể dẫn dắt thị trường. Còn NĐT trong nước lại kém nhạy bén trước những thông tin thị trường. Mặt khác, các thông tin này hiện được đánh giá là chưa đầy đủ, và nhiều “tin đồn” làm ảnh hưởng tới tâm lý NĐT, gây ra sự hoang mang và chạy theo đám đông như quan sát ở một vài thời kỳ. 

Việc mua - bán của NĐT nước ngoài ít nhiều ảnh hưởng đến tâm lý NĐT trong nước và xu hướng này đang ngày càng mạnh hơn trong những năm gần đây. NĐT trong nước bắt đầu chú trọng vào các động thái mua bán của NĐT nước ngoài và chạy theo xu hướng đó. Trong khi nguồn vốn NĐT nước ngoài đang có xu hướng tăng tại thị trường Việt Nam và nó sẽ ngày càng chi phối TTCK thông qua các kênh đầu tư vốn. Đây cũng thuộc một dạng chạy theo đám đông những NĐT chuyên nghiệp của NĐT trong nước. Ngoài ra, các NĐT nước ngoài chia làm 2 nhóm: 
+ Một nhóm tập trung vào các chiến lược đầu tư trung và dài hạn dựa trên danh mục đầu tư rõ ràng, 
+ Một nhóm chỉ tập trung đầu tư ngắn hạn. 
Một điều đáng lo ngại là sự tăng lên về số lượng của nhóm hai và có vai trò dẫn dắt thị trường Việt Nam, tham gia vào lũng đoạn thị trường và làm giá trong từng thời điểm của thị trường và họ lại là người nắm giữ lượng lớn cổ phiếu ở các mức giá khác nhau. Với phương thức mua bán cuốn chiếu ở từng mức giá, họ có thể dẫn dắt thị trường và làm náo loạn thị trường. Đến khi NĐT trong nước có thể biết được có khối lượng bán ra làm giá cổ phiếu sụt giảm thì đã muộn và rơi vào tình trạng bán tháo với mức giá rẻ ra thị trường. Điều đó cho thấy NĐT trong nước vẫn còn thiếu nhạy bén, phản ứng và xử lý thông tin và luôn bị đặt trong tình trạng bị động và dễ rơi vào chiếc bẫy chi phối của NĐT nước ngoài.

Phần lớn các tổ chức đầu tư chuyên nghiệp là những tổ chức do người nước ngoài thành lập tại Việt Nam. Con số và quy mô của các tổ chức này tuy còn nhỏ, nhưng đang phát triển khá nhanh và họ hoạt động với một sự lạc quan có chừng mực. Vì vậy, nếu NĐT trong nước thiếu những cái nhìn tỉnh táo hơn về thị trường thì sẽ ảo tưởng theo các thông tin đưa ra và tạo thành một tâm lý phong trào, thị trường đã liên tục bị đẩy bởi những cơn sóng nối tiếp nhau. Tất cả các vấn đề nêu trên cho thấy cần có biện pháp để hạn chế phụ thuộc vào những NĐT nước ngoài, nếu không, TTCK sẽ là một canh bạc mà những nhân tố chính là những NĐT nước ngoài. Những biến động phức tạp khó lường của TTCK nước ta những năm qua một phần cũng do ảnh hưởng của thị trường này, nhưng mặt khác, một thực tế là do sự liên thông giữa TTCK và thị trường tiền tệ cũng đã và đang tiếp tục ảnh hưởng đến hiệu lực của CSTT. 

2. Một số khuyến nghị chính sách 

    Từ những phân tích về đặc điểm tâm lý NĐT tác động tới thị trường tài chính tại Việt Nam những năm qua cho thấy một trong những nguyên nhân của sự biến động của thị trường tài chính Việt Nam những năm qua là do tâm lý NĐT và chính đặc điểm tâm lý NĐT trên thị trường tài chính. Điều này đã và đang đặt ra những yêu cầu cấp thiết phải tìm các biện pháp nhằm quản lý và giảm thiểu các tác động tiêu cực của tâm lý NĐT tới các chính sách kinh tế vĩ mô nói chung, trong đó đặc biệt đối với chính sách tài chính. 

Bài viết này xin đưa ra một số khuyến nghị chính sách dưới đây:

Thứ nhất, hoàn thiện hành lang pháp lý về lĩnh vực tài chính, bảo đảm sự nhất trí giữa các quy định pháp luật về tài chính với các quy định khác có liên quan

Trong kinh tế thị trường, pháp luật là khâu trọng yếu bởi qua đó, giúp Nhà nước kiểm soát các hoạt động kinh tế xã hội theo đúng trật tự được kỳ vọng. Đối với lĩnh vực tài chính, hành lang pháp lý càng có vai trò quan trọng đặc biệt, bởi đây là lĩnh vực kinh tế có mức độ rủi ro tiềm ẩn rất cao, trong khi đó đây lại cũng là khu vực yết hầu của nền kinh tế xã hội, cho nên đòi hỏi hành lang pháp luật phải đồng bộ và hoàn thiện, điều này không chỉ giúp hoạt động của hệ thống tài chính quốc gia đi đúng hướng, từ đó, thúc đẩy thực hiện tốt các mục tiêu kinh tế xã hội mà Chính phủ hoạch định, mà nó còn giúp giảm thiểu những rủi ro vốn luôn tiềm ẩn trong hệ thống tài chính. Tuy vậy, do bản thân hệ thống tài chính có phạm vi ảnh hưởng rất rộng, liên quan đến tất cả các hoạt động kinh tế - xã hội nên việc hoàn thiện hành lang pháp lý đối với lĩnh vực hoạt động này là vô cùng khó khăn, phức tạp, đòi hỏi phải được xử lý một cách bài bản, khẩn trương, có định hướng và theo trật tự ưu tiên. Xét về nguyên lý thì do lĩnh vực tài chính có tầm quan trọng đặc biệt, có phạm vi ảnh hưởng rất rộng khắp nên cần phải được ưu tiên, trong khi các hệ thống pháp luật khác có các điều khoản liên quan đến tài chính thì phải tuân thủ các quy định trong các văn bản pháp luật chuyên ngành tài chính. Muốn như vậy, các điều khoản trong các văn bản pháp luật về tài chính phải có sự chuẩn mực nhất định, trên cơ sở đó, tiến hành rà soát lại các điều khoản có liên quan trong hệ thống các văn bản luật khác, bảo đảm có sự nhất trí để không cản trở, thậm chí làm mất hiệu lực các quy định pháp luật về tài chính. Trong bối cảnh hội nhập sâu về tài chính NH, các hoạt động tài chính xuyên biên giới, thì các quy định pháp luật về tài chính tiền tệ cũng cần có tầm nhìn xa, bảo đảm rằng các quy định pháp lý về lĩnh vực này không bị sửa đổi thường xuyên, bởi chính việc phải thường xuyên điều chỉnh, sửa đổi các điều luật về tài chính tiền tệ cũng đã làm suy giảm hiệu lực của hệ thống pháp luật này.

Thứ hai, tiếp tục tăng cường hơn nữa các thông điệp chính sách

    Chính phủ cần sử dụng một cách đồng bộ và hiệu quả các thông điệp chính sách cho NĐT và xã hội thông qua việc thiết kế một khuôn khổ các giải pháp để xây dựng các nội dung thông điệp, chia sẻ và theo dõi các phản ứng về các thông điệp chính sách mà Chính phủ đưa ra. Điều này đòi hỏi Chính phủ cần có một đội ngũ chuyên gia chuyên nghiệp trong lĩnh vực tài chính tiền tệ để có thể vận hành tốt khuôn khổ này. 

    Cần hình thành các kênh liên lạc khác nhau để Chính phủ có thể nắm bắt được tâm lý NĐT tại các thời điểm khác nhau, để nghe phản ứng của họ về hoạt động điều hành chính sách tài chính của Chính phủ; tiến hành thường xuyên các cuộc điều tra, khảo sát để có thể thu thập và phản ánh kịp thời sự thay đổi trong tâm lý của NĐT và các đối tượng khác trước những chính sách tài chính tiền tệ được thực thi. 

    Bên cạnh đó, Chính phủ có sự công khai kịp thời, minh bạch hơn về thông tin kinh tế xã hội, đặc biệt là hệ thống thông tin tài chính tiền tệ. Các thông tin trên website của Chính phủ còn thiếu các thông tin cần thiết mang tính thông điệp chính sách của cơ quan quản lý để các NĐT có thể tham khảo. Thông qua việc công khai này, các NĐT hoặc công chúng quan tâm có thể hiểu rõ cách tiếp cận, phân tích và quan điểm của các nhà điều hành chính sách về điều kiện kinh tế tài chính trong nước, thị trường tài chính thế giới và việc xem xét các chính sách kinh tế tài chính trong nước, từ đó đưa ra quyết định dựa trên những dự báo chính sách của Chính phủ trong tương lai. 

Thứ ba, tăng cường công tác giám sát thị trường nhằm nhận diện các xu hướng tâm lý đám đông diễn biến phức tạp có nguy cơ gây ra các diễn biến xấu trên thị trường tài chính

    Những năm qua, Chính phủ thường xuyên chú trọng công tác giám sát thị trường và đã kịp thời nhận diện các xu hướng đầu cơ thao túng trên các thị trường chứng khoán, vàng, ngoại tệ, bất động sản … và đã đưa ra các biện pháp đối trọng thậm chí thông qua các biện pháp hành chính mạnh tay nhằm xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, tuy vậy, những diễn biến trên thị trường tài chính luôn rất phức tạp, khó lường xuất phát từ tính chất đa dạng trong tâm lý các NĐT, đặc biệt từ các NĐT có tổ chức quốc tế gắn với các phương tiện và công cụ đầu tư mới, dẫn đến có không ít các diễn biến trên thị trường tài chính các nhà chức trách đã chưa nhận diện kịp thời và bị động trong ứng phó. Sự bị động ít nhiều cũng khiến các hoạt động can thiệp gây sốc cho thị trường cũng như phí tổn can thiệp gia tăng. Từ thực tế này, chúng tôi đề xuất thời gian tới Chính phủ tiếp tục tăng cường hơn nữa công tác giám sát thị trường tài chính gắn với nâng cao trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ giám sát và hiện đại hóa hạ tầng kỹ thuật công nghệ, nhất là ứng dụng các phần mềm quản lý thị trường, qua đó, góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng của công tác dự báo. Trong điều kiện thị trường tài chính có sự hội nhập rất sâu như hiện nay gắn với cuộc cách mạng công nghệ thông tin thì các rào cản kỹ thuật sẽ bị suy giảm, thậm chí bị mất tác dụng kiểm soát thị trường, do vậy, các dự báo sẽ là cơ sở tốt cho các nhà chức trách ra các quyết định kịp thời, đúng liều lượng và không gây sốc cho thị trường thông qua kỹ thuật can thiệp hợp lý.

Thứ tư, tăng cường năng lực ứng phó với các diễn biến thị trường

Gắn với hội nhập tài chính thì các nguy cơ gây bất ổn thị trường luôn thường trực, hơn nữa, từ các cuộc khủng hoảng tài chính những năm qua cho thấy rằng các cú sốc tài chính quốc tế có xu hướng ngày càng “đậm đặc” hơn bởi các hoạt động đầu tư “gây nhiễu thị trường” nhằm trục lợi của các NĐT tổ chức có tầm cỡ quốc tế. Các cú sốc gần đây thậm chí đã gây ra những thiệt hại rất lớn về tài chính lẫn uy tín quốc gia. Các quốc gia càng yếu kém trong việc nhận diện các xu hướng đầu cơ thao túng quốc tế thì những thiệt hại càng lớn do can thiệp thiếu kịp thời và không đúng cách, thiếu sự hỗ trợ của quốc tế. Từ thực tế này, chúng tôi đưa ra đề xuất Chính phủ cần nâng cao năng lực ứng phó với các diễn biến tâm lý NĐT trên thị trường tài chính thông qua: 
(i) Tăng cường sự phối kết hợp với các định chế tài chính quốc tế trong dự báo cũng như can thiệp thị trường tài chính. Một sự phối kết hợp hiệu quả giữa thị trường tài chính trong nước và quốc tế sẽ giúp ngăn chặn tốt hơn các diễn biến đầu cơ quốc tế; 
(ii) hoàn thiện hành lang pháp lý gắn với bổ sung, hoàn thiện các kỹ thuật can thiệp thị trường nhằm can thiệp đúng thời điểm, đúng liều lượng, trên nền tảng pháp luật mạnh; 
(iii) tăng cường thực lực tài chính để sẵn sàng can thiệp với những liều lượng đủ mạnh để đối trọng với các hoạt động đầu cơ thao túng thị trường nhất là đến từ những nhà đầu tư tổ chức quốc tế.

Thứ năm, xem xét từng bước thực hiện tự do hóa tài khoản vốn vào thời điểm thích hợp

Vấn đề tự do hóa tài khoản vãng lai và tài khoản vốn của Việt Nam đã được đặt ra một số năm trước đây, tuy vậy, đã có khá nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này bởi gắn với việc tự do hóa tài khoản vốn sẽ dễ gây ra các hệ quả không mong đợi cả về kinh tế xã hội. Tuy vậy, việc tự do hóa tài khoản vốn là một yêu cầu tất yếu gắn với hội nhập kinh tế quốc tế. Xuất phát từ đó, chúng tôi cho rằng việc xây dựng lộ trình tự do tài khoản vốn của Việt Nam cần được cân nhắc trên cơ sở xem xét các rủi ro riêng lẻ và rủi ro tài chính mang tính hệ thống, song song với việc nâng cao năng lực thể chế và của nền kinh tế nhằm ứng phó với các rủi ro này. Một khuôn khổ giám sát và luật lệ được thiết kế tốt và thực thi có hiệu quả sẽ giúp giảm một phần những sai lệch về cơ cấu đồng tiền và sai lệch về thời hạn, nhưng những sai lệch này chỉ có thể giảm đáng kể khi có một thị trường trái phiếu dài hạn trong nước hoạt động tốt và các công cụ bảo hiểm rủi ro cấp cao phát triển hoàn chỉnh.
    Tiếp tục phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ dài hạn gắn với phát triển thị trường trái phiếu công ty, điều này sẽ giúp làm giảm các sai lệch thời hạn và sai lệch cơ cấu đồng tiền. Song, việc phát triển các thị trường này chỉ khả thi một khi khung pháp lý cho sự vận hành các loại thị trường trên đây được hoàn thiện, cả về các điều luật lẫn tính khả thi của chúng. Cũng cần lưu ý là để các thị trường trái phiếu Chính phủ và trái phiếu công ty phát triển thì LS phải được tự do hóa và chính sự phát triển của thị trường trái phiếu Chính phủ cũng là nền tảng quan trọng để chúng ta có thể xây dựng được đường cong lãi suất chuẩn, cơ sở để tự do hóa LS.

1. Với loại tâm lý này, NĐT thường tự tin quá mức vào tầm hiểu biết, kinh nghiệm của bản thân và ít chú ý đến việc đa dạng hóa danh mục đầu tư để hạn chế rủi ro.
2. Với tâm lý hối tiếc, con người có xu hướng cảm thấy nỗi đau hay sự đe dọa từ hối tiếc khi làm sai một việc gì đó. Do đó, để tránh phải những thất bại gây ra hối tiếc, con người có xu hướng thay đổi hành vi của mình nhưng điều này đôi khi có thể dẫn đến những kết quả không hợp lý.
3. Hành vi bầy đàn là thuật ngữ dùng để chỉ sự điều chỉnh tương thích với một phương thức thực hiện và được thể hiện như là “một sự tương đồng trong hành vi theo sau các quan sát tương tác” về hành động và kết quả phát sinh từ những hành động này giữa các cá nhân.
4. Cần lưu ý là tâm lý đám đông tại Việt Nam thường chủ yếu dựa trên các thông tin phi chính thống, điều này có nguyên nhân bởi hệ thống thông tin chính thống của Việt Nam còn khá nhiều bất cập.
5. Thuyết này cho rằng con người bị thúc đẩy mạnh nhằm tránh sự mất mát hơn là tìm kiếm lợi nhuận. Xu hướng sợ hãi mất mát đôi khi làm cho con người không thể loại bỏ đi những tài sản tài chính không mang lại lợi nhuận ngay cả khi họ nhận thấy rằng không có kỳ vọng gì về mức sinh lợi trong tương lai.
6. Chẳng hạn, chính sách thuế thu nhập cá nhân là nhằm đánh vào tất cả các khoản thu nhập của các cá nhân song nếu như việc thực thi chính sách này lại chủ yếu hướng vào những người có thu nhập trung bình hoặc thấp trong khi những người có thu nhập cao lại ít bị chi phối thì chính điều này đã làm mất hiệu lực của chính sách thuế thu nhập cá nhân bởi khi đó những người có thu nhập trung bình hoặc thấp sẽ cố tình trốn tránh thuế, chây ì nộp thuế - một thái độ phản ứng chính sách.
7. Thuyết này cho rằng các kinh nghiệm, hay quy tắc học được thường giúp NĐT ra quyết định nhanh chóng và dễ dàng hơn.
8. Các nghiên cứu chỉ ra rằng trình độ học vấn càng cao thì quy mô đầu tư trong mỗi lần giao dịch càng lớn, đồng thời, tỷ lệ sinh lời trong hoạt động đầu tư cũng càng cao. 
9. Nghiên cứu cho thấy rằng độ tuổi càng cao thì hiệu ứng phân bổ tài khoản đầu tư càng yếu đồng thời, xu hướng họ cũng nắm giữ các danh mục đầu tư tài chính ít tập trung hơn.

1. KHÔNG NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG TRƯỚC KHI ĐẦU TƯ

Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến thất bại của hầu hết các nhà đầu tư. Đầu tư chứng khoán dựa vào phán đoán, cảm giác, giác quan thứ 6... có lẽ sẽ có 1 vài lần "trúng thưởng". Thế nhưng với thị trường biến động như chứng khoán thì mọi điều rủi ro đều có thể đến với nhà đầu tư. Và khi không phân tích tìm hiểu kỹ thị trường, họ rất có thể đưa ra những quyết định sai lầm.Nếu quyết định đầu tư, bạn nên dành thời gian để đọc và phân tích các bản báo cáo tài chính của doanh nghiệp, đọc tín hiệu thị trường thông qua bảng đồ thị điển tử để tìm kiếm các cơ hội đầu tư sinh lời tiềm năng nhất.
2. KHÔNG HỌC HỎI, THAM KHẢO KINH NGHIỆM ĐẦU TƯ TỪ CÁC CHUYÊN GIA

Chuyên gia chứng khoán chính là những người có kinh nghiệm thực chiến, luôn bám sát mọi biến động của thị trường và là những người cho bạn những định hướng đúng đắn về thị trường.
Người Việt Nam ta đã có câu "Không thầy đố mày làm nên". Thị trường chứng khoán cũng không ngoại lệ, nếu bạn thiếu 1 người thầy giỏi, thì bạn rất dễ bị thị trường thao túng dẫn đến những sai lầm đáng tiếc.
3. KHÔNG CHỊU CẮT LỖ

Cương quyết giữ lại cổ phiếu chịu lỗ. Nhiều nhà đầu tư không muốn chịu lỗ, họ chờ đợi và hy vọng cho đến khi số lỗ này càng lớn cho đến khi không còn giá trị nữa.
Đây là sai làm nhiều nhà đầu tư phạm phải nhất. Theo O'Nel thì ông luôn cắt lỗ ở thời điểm lỗ do cổ phiếu giảm 7% hoặc 8%. Bằng cách tuân theo nguyên tắc này sẽ đảm bảo vượt qua thời điểm khó khăn để tiếp tục đầu tư huy động vốn.
Vì thế, nhà đầu tư đừng nên duy trì giữ cổ phiếu lỗ với tâm lý "sau cơn mưa trời lại sáng". Tình trạng giảm giá cổ phiếu tạm thời xuất hiện ở rất nhiều công ty, thế nhưng cũng không có ít công ty thua lỗ đến mức phá sản.
Tư duy không cắt lỗ, chờ đợi tăng giá sẽ khiến cho bạn rơi vào trạng thái thụ động trong việc ra quyết định và rơi vào bẫy tài chính. 
Nhà đầu tư nên tự đặt ra những nguyên tắc cắt lỗ - chốt lời trong đầu tư và nghiêm túc thực hiện theo các quy định đã đề ra.
4. MUA CỔ PHIẾU KHI KHÔNG BIẾT GIÁ CỔ PHIẾU ĐÃ DỪNG GIẢM HAY CHƯA

Các nhà đầu tư mới thường có tâm lý tham gia bắt đắt. Điều này sẽ giúp các nhà đầu tư kiếm được một khoản lợi nhuận lớn nếu thị trường tăng giá trở lại, và ngược lại nếu giá cổ phiếu tiếp tục xuống dốc sẽ khiến nhà đầu tư gặp phải thất bại rồi rơi vào trạng thái bị động bị buộc phải bán tháo hoặc ôm cổ phiếu để đợi thị trường tăng giá lại.
Bởi vậy lợi khuyên cho các nhà đầu tư là đừng cố gắng tham gia bắt đáy khi mà bạn chưa xác định được cổ phiếu đã tiếp đáy hay chưa. 
Nhà đầu tư hãy luôn giữ bình tĩnh để có những phân tích thị trường và quyết định sáng suốt nhất.
5. KHÔNG TIN VÀO NHỮNG CỔ PHIẾU ĐÃ TĂNG NHIỀU RỒI

Đa phần các nhà đầu tư hay chọn mua lượng lớn cổ phiếu giá thấp thay vì mua hoặc giữ cổ phiếu giá cao với số lượng ít hơn.
Khi bắt đầu mua cổ phiếu của Coca - cola, tỷ phú chứng khoán Warren Buffet mua với giá $41.81/ cổ phiếu, sau đó giá cổ phiếu này liên tục tăng. Những người từng cùng mua cổ phiếu của Coca thời điểm 1988 với Warren Buffet đều bán ra hết thị trường vị họ nghĩ rằng mã cổ phiếu này sẽ không thể tăng nữa. Thế nhưng họ đã nhầm, Buffet vẫn quyết định nắm giữ 400 triệu cổ phiếu Coca-Cola và đã thu về được 16 tỷ USD ở thời điểm hiện tại.
    Góc độ khác, nhiều nhà đầu tư sẽ quyết định đầu tư vào những cổ phiếu có giá trị thấp hay còn gọi là rẻ vì nhiều lý do khác nhau. Tuy nhiên, các cổ phiếu này hoặc là hoạt động kém cỏi trong quá khứ, hai là hiện nay đang gặp phải vấn đề gì đó.
Tiền nào của nấy, cổ phiếu tốt nhất không bao giờ được bán với giá rẻ nhất. 
    Đó chính là lý do những nhà đầu tư chuyên nghiệp và các quỹ đầu tư thường không đầu tư vào các cổ phiếu có giá thấp, vì vậy khi bạn mua cổ phiếu giá cao thì sẽ có cơ hội tăng nhanh và bứt phá khi các quỹ đầu tư mua vào.
    Để tránh khỏi tâm lý bị tác động từ ham muốn chốt lời, hay mong muốn lời nhiều nhà đầu tư cần nỗ lực tìm kiếm danh mục đầu tư của những công ty có tiềm năng phát triển vượt trội so với thị trường.     Bởi vì, thực chất giá cổ phiếu phản ánh khả năng kinh doanh của công ty, nhà đầu tư sẽ được gia tăng lợi nhuận khi doanh nghiệp đó làm ăn thuận lợi.
6. ĐẦU TƯ THEO CẢM TÍNH
    Quyết định theo cảm tính là nguyên nhân dẫn đến thất bại của con người ở tất cả mọi lĩnh vực. Trong chứng khoán, mua cổ phiếu theo cảm tính mặc dù biết những biết rõ tin xấu về doanh nghiệp là sai lầm không hề hiếm gặp ở nhiều nhà đầu tư.
Bạn cần biết có rất nhiều cơ hội đầu tư khác trên thị trường, hãy dành thời gian nghiên cứu và phân tích để phát hiện ra các cổ phiếu tiềm năng hơn.
7. MUA CỔ PHIẾU THEO PHONG TRÀO
“Nghe nói cổ phiếu A tốt đấy, mua đi” - Nghe một người có nhiều năm đầu tư trên thị trường hay nguồn tin từ báo đài, cảm thấy đủ tin tưởng và quyết định đầu tư cũng là một trong những sai lầm thường gặp. Tiền đem đi đầu tư đa phần là tiền mồ hôi, công sức tích cóp rất lâu mới có được vì vậy bạn không nên mạo hiểm đầu tư chỉ vì nghe những lời đồn thổi hay những nhận định của cá nhân nào đó trên phương tiện truyền thông. Thay vào đó hãy thu thập tài liệu có độ tin cậy cao về công ty A và cân nhắc xem cổ phiếu của công ty đó có thực sự đáng để bạn đầu tư hay không.
8. MUA BÌNH QUÂN GIÁ GIẢM THAY VÌ GIÁ TĂNG
Bạn quyết định mua cổ phiếu ở giá 50.000 đồng, sau đó lại mua thêm cổ phiếu giảm bình quân ở mức giá 40.000 đồng45.000 đồng. Vậy bạn có chắc rằng giá sẽ chỉ nằm ở khoảng giảm này và nếu tiếp tục giảm bạn có đủ tiền để mua tiếp?

Mua bình quân giá giảm thực sự là một chiến lược đầu tư nguy hiểm mà nhà đầu tư cần tránh, nó sẽ làm bạn đã thua lỗ ở hiện tại và mức lỗ có thể còn nghiêm trọng hơn khi cổ phiếu giảm sâu.
9. KHÔNG SỬ DỤNG BIỂU ĐỒ PHÂN TÍCH
Không sử dụng biểu đồ phân tích là sai lầm khi đầu tư chứng khoán
Thời điểm hoàn hảo nhất để bạn mua một cổ phiếu là khi giá cổ phiếu có dấu hiệu đột phá từ một nền tảng giá ổn định tối thiểu trong khoảng 7 -8 tuần. Thế nhưng để xác định được điểm đột phá đó, nhà đầu tư cần phải biết sử dụng biểu đồ phân tích chứng khoán.
Biểu đồ sẽ cung cấp cho bạn các điểm giá tăng - giảm và khối lượng giao dịch của cổ phiếu theo từng thời kỳ. Từ đó chúng ta nắm bắt được xu hướng vận động của thị trường và để tránh mua phải những loại cổ phiếu “rởm”.

10. MONG MUỐN LỢI NHUẬN NHANH VÀ DỄ
Đầu tư chứng khoán cũng giống như một cuộc đấu cân não đòi hỏi người chơi phải có ít nhiều kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm. Thế nên việc chỉ chăm chăm kiếm lời thật nhanh chóng và dễ dàng trên thị trường chứng khoán sẽ ảnh hưởng đến các quyết định mua – bán của bạn từ đó khiến bạn không giữ được tâm lý bình tĩnh. 
Khi đạt được một số thắng lợi, nhà đầu tư thường có xu hướng mong muốn kiếm lợi nhuận nhanh và dễ hơn nữa. Thế nhưng quá tham lam sẽ khiến các nhà đầu tư gặp phải sai lầm đáng tiếc như vội vàng mua giá ở vùng cao và không kịp bán đi khi thị trường sụt giảm sâu...
Bởi vậy, để đạt được lợi nhuận bền vững khi chơi chứng khoán, nhà đầu tư cần chuẩn bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết, đặc biệt là tính kỷ luật kiểm soát bản thân trước khi tiếp cận thị trường.
Thị trường đang giằng co khá mạnh, tuy nhiên lực cầu gom cổ phiếu hạ giá vẫn không thắng nổi nguồn cung ào ạt. Càng về cuối, mức giảm càng cao, các mã chứng khoán của các doanh nghiệp la liệt nằm sàn, nhiều mã trắng bên mua.

1. Bản cáo bạch (Prospectus)

Khi phát hành chứng khoán ra công chúng, công ty phát hành phải công bố cho người mua chứng khoán những thông tin về bản thân công ty, nêu rõ những cam kết của công ty và những quyền lợi của người mua chứng khoán… để trên cơ sở đó người đầu tư có thể ra quyết định đầu tư hay không. Tài liệu phục vụ cho mục đích đó gọi là Bản cáo bạch hay Bản công bố thông tin.

2. Bán cổ phần khơi mào (Equity carve out)

Hoạt động bán cổ phần khơi mào, còn gọi là chia tách một phần, xảy ra khi công ty mẹ tiến hành bán ra công chúng lần đầu một lượng nhỏ (dưới 20%) cổ phần của công ty con mà nó nắm hoàn toàn quyền sở hữu.

3. Bán khống (Short Sales)

Trong tài chính, Short sales hay Short selling hoặc Shorting là một nghiệp vụ trên thị trường tài chính được thực hiện nhằm mục đích lợi nhuận thông qua giá chứng khoán giảm.

4. Bán tháo (Bailing out)

Bailing out- bán tháo- chỉ việc bán nhanh bán gấp một chứng khoán hay một loại hàng hóa nào đó bất chấp giá cả, có thể bán với mức giá thấp hơn rất nhiều so với khi mua vào, như một biện pháp cứu vãn thua lỗ hơn nữa khi chứng khoán hay mặt hàng này đang theo chiều rớt giá trên thị trường. Với thị trường chứng khoán, mọi thông tin đều là tài nguyên quí giá, thì chỉ cần một tín hiệu “không lành” đã có thể gây lên hiện tượng bán tháo.

5. Báo cáo tài chính (Financial statement)

Báo cáo tài chính là các bản ghi chính thức về tình hình các hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp.

6. Bảo lãnh (Underwrite)

Bảo lãnh là thuật ngữ tài chính chỉ việc một người hoặc một tổ chức chấp nhận rủi ro mua một loại hàng hóa giấy tờ nào đó để đổi lấy cơ hội nhận được món lời khác.

7. Bẫy giảm giá (Bear trap)

Bẫy giảm giá được hình thành dưới dạng một tín hiệu giả cho thấy dường như chứng khoán đang có dấu hiệu đảo chiều, bắt đầu giảm giá sau một đợt tăng liên tiếp.

8. Bẫy tăng giá (Bull trap)

Bẫy tăng giá được hình thành dưới dạng một tín hiệu giả cho thấy dường như chứng khoán đang có dấu hiệu đảo chiều, bắt đầu tăng giá sau một đợt sụt giảm liên tiếp.

9. Biên an toàn (Margin of safety)

Là một nguyên lý đầu tư trong đó nhà đầu tư chỉ mua chứng khoán khi giá thị trường thấp hơn nhiều so với giá trị nội tại của chứng khoán đó. Nói cách khác, khi mức giá thị trường thấp hơn nhiều so với mức giá nội tại mà nhà đầu tư xác định thì khoảng chênh lệch giữa hai giá trị này được gọi là biên an toàn.

10. Bù trừ chứng khoán và tiền (Clearing)

Bù trừ chứng khoán và tiền là khâu hỗ trợ sau giao dịch chứng khoán.

11. Các khoản đầu tư ngắn hạn (Short Term Investments)

Các khoản đầu tư ngắn hạn là một tài khoản thuộc phần tài sản ngắn hạn nằm trên bảng cân đối kế toán của một công ty.

12. Cầm cố chứng khoán (Mortgage stock)

Cầm cố chứng khoán là một nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán trên cơ sở hợp đồng pháp lý của hai chủ thể tham gia, trong đó quy định rõ giá trị chứng khoán cầm cố, số tiền vay, lãi suất và thời hạn trả nợ, phương thức xử lý chứng khoán cầm cố.

13. Chênh giá mở cửa thị trường (Opening gap)
Trong giao dịch cổ phiếu chênh giá mở cửa thị trường là hiện tượng giá mở cửa chênh lệch rất lớn so với giá đóng cửa ngày hôm trước, thông thường là do những thông tin đặc biệt tốt hoặc đặc biệt xấu trong thời gian thị trường đóng cửa.

14. Chênh lệch giá đặt mua/bán (Bid/Ask spread)

Chênh lệch giá đặt mua/đặt bán là mức chênh lệch giữa giá mua và giá bán của cùng một giao dịch (cổ phiếu, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn, tiền tệ).

15. Chỉ số A-D (Advance – Decline Index)

Chỉ số A-D là chỉ số xác định xu hướng thị trường.

16. Chứng khoán (Security)

Chứng khoán là các loại giấy tờ có giá và có thể mua bán trên thị trường, gọi là thị trường chứng khoán, khi đó chứng khoán là hàng hóa trên thị trường đó.

17. Chứng khoán phái sinh (Derivatives)

Chứng khoán phái sinh (derivatives) là những công cụ được phát hành trên cơ sở những công cụ đã có như cổ phiếu, trái phiếu, nhằm nhiều mục tiêu khác nhau như phân tán rủi ro, bảo vệ lợi nhuận hoặc tạo lợi nhuận.

18. Cổ phần (Share)

Cổ phần là khái niệm chỉ các chứng nhận hợp lệ về quyền sở hữu một phần đơn vị nhỏ nhất của doanh nghiệp nào đó.

19. Cổ phiếu lưu hành trên thị trường (Outstanding shares)

Cổ phiếu lưu hành trên thị trường là số cổ phần hiện đang được các nhà đầu tư nắm giữ, bao gồm cả các cổ phiếu giới hạn được sở hữu bởi nhân viên của công ty hay cá nhân khác trong nội bộ công ty.

20. Cổ phiếu phổ thông (Common stock)

Cổ phiếu thường hay còn gọi là cổ phiếu phổ thông là loại chứng khoán đại diện cho phần sở hữu của cổ đông trong một công ty hay tập đoàn, cho phép cổ đông có quyền bỏ phiếu và được chia lợi nhận từ kết quả hoạt động kinh doanh thông qua cổ tức và/hoặc phần giá trị tài sản tăng thêm của công ty theo giá thị trường.

21. Cổ phiếu quỹ (Treasury stock)

Cổ phiếu quỹ là cổ phiếu do công ty phát hành mua ngược lại từ thị trường chứng khoán.

22. Cổ phiếu sơ cấp (Primary Stock)

Cổ phiếu sơ cấp là loại cổ phiếu được phát hành lúc thành lập doanh nghiệp hoặc cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước.

23. Cổ phiếu thưởng (Bonus stock)

Có hai trường hợp thưởng cổ phiếu: thưởng cho người có đóng góp lớn và thưởng cho tất cả các cổ đông.

24. Cổ phiếu ưu đãi (Preferred stock)

Cổ phiếu ưu đãi cho phép cổ đông nắm giữ nó được trả cổ tức trước cổ đông nắm giữ cổ phiếu phổ thông.

25. Cổ tức (Dividend)

Cổ tức là một phần lợi nhuận sau thuế được chia cho các cổ đông của một công ty cổ phần.

26. Giá trị ghi sổ (Book Value)

Giá trị ghi sổ cho biết giá trị tài sản công ty còn lại thực sự là bao nhiêu nếu ngay lập tức công ty rút lui khỏi kinh doanh.

27. Giá trị vốn hoá thị trường (Market capitalization)

Giá trị vốn hoá thị trường là thước đo quy mô của một doanh nghiệp, là tổng giá trị thị trường của doanh nghiệp, được xác định bằng số tiền bỏ ra để mua lại toàn bộ doanh nghiệp này trong điều kiện hiện tại.

28. Hệ số Alpha (Alpha indicator)

Alpha là một thước đo tỷ suất sinh lợi dựa trên rủi ro đã được điều chỉnh.

29. Hệ số Beta (Beta indicator)

Beta hay còn gọi là hệ số beta, đây là hệ số đo lường mức độ biến động hay còn gọi là thước đo rủi ro hệ thống của một chứng khoán hay một danh mục đầu tư trong tương quan với toàn bộ thị trường.

30. Hệ số giá thị trường trên giá ghi sổ (Price to Book ratio)

Hệ số giá thị trường trên giá ghi sổ là hệ số được sử dụng để so sánh giá trị trường của một cổ phiếu so với giá trị ghi sổ của cổ phiếu đó.

31. Hệ số nguy cơ phá sản (Z-Score)

Hệ số nguy cơ phá sản giúp các nhà đầu tư đánh giá rủi ro tốt hơn, thậm chí có thể dự đoán được nguy cơ phá sản của doanh nghiệp trong tương lai gần.

32. Hệ số thu nhập trên tài sản (Return on Assets)

Đây là một chỉ số thể hiện tương quan giữa mức sinh lợi của một công ty so với tài sản của nó. ROA sẽ cho ta biết hiệu quả của công ty trong việc sử dụng tài sản để kiếm lời.

33. Mô hình xác định giá trị của tài sản vốn (Capital Asset Pricing Model)

Ý tưởng chung đằng sau mô hình định giá tài sản vốn là các nhà đầu tư khi tiến hành đầu tư vốn của mình vào bất cứ tài sản gì thì cũng được bù đắp lại theo hai cách: giá trị tiền tệ theo thời gian và rủi ro.

34. Thị trường theo chiều giá lên (Bull market)

Bull market là thị trường theo chiều giá lên, là dạng thị trường tài chính mà giá các loại chứng khoán (chủ yếu là cổ phiếu) tăng nhanh hơn mức bình quân trong lịch sử của chúng, trong một thời gian dài (vài tháng) với lượng mua bán lớn .

35. Thị trường theo chiều giá xuống (Bear Market)

Thị trường theo chiều hướng xuống Giá rớt trong một thời khoảng kéo dài.

36. Tính thanh khoản (Liquidity)

Tính thanh khoản được hiểu là việc chứng khoán hay các khoản nợ, khoản phải thu… có khả năng đổi thành tiền mặt dễ dàng, thuận tiện cho việc thanh toán hay chi tiêu.

37. Trái khoán (Debenture)

Trái khoán là một công cụ nợ không được bảo đảm bằng các tài sản hữu hình hoặc kí quỹ nào mà nó chỉ được đảm bảo bằng mức độ tin cậy về khả năng trả nợ hay là uy tín của chính công ty phát hành trái khoán.

38. Trái phiếu (Bond)

Trái phiếu là một chứng nhận chịu lãi do chính phủ hay một doanh nghiệp phát hành cam kết trả cho người sử hữu trái phiếu một số tiền nhất định vào một thời gian nhất định.

39. Trái phiếu chuyển đổi (Convertible Bond)

Theo như tên gọi của nó, trái phiếu chuyển đổi là loại trái phiếu mà người nắm giữ có khả năng chuyển đổi chúng thành một lượng cổ phiếu nhất định của công ty phát hành. Khi được phát hành lần đầu, các trái phiếu này đóng vai trò như một loại trái phiếu doanh nghiệp thông thường, có mức lãi suất thấp hơn một chút.

40. Tỷ lệ cổ tức trên thị giá cổ phần (Dividend Yield)

Chỉ số Tỷ lệ cổ tức trên thị giá cổ phần (Dividend Yield) là một công cụ hữu hiệu giúp nhà đầu tư quyết định nên chọn đầu tư vào doanh nghiệp nào. Chỉ số này phản ánh mối quan hệ giữa cổ tức nhà đầu tư nhận được với thị giá của cổ phiếu mà nhà đầu tư mua vào.

41. Mức chênh lệch giá-chi phí (Price-cost margin)

Các số đo thực nghiệm của CHÊNH LỆCH LỢI NHUÂN nơi mà các số liệu kế toán được sử dụng và do đó ta không thể trực tiếp quan sát được định nghĩa kinh tế về lợi nhuận.

42. Kiểm soát giá (Price control)

Nói chung thường liên quan tới việc quyđịnh giá cả bằng luật pháp của nhà nước

43. Đường tiêu dùng theo giá (Price consumption curve)

Còn được biết với tên ĐƯỜNG CHÀO GIÁ. Tiếp điểm của đường BÀNG QUAN của người tiêu dùng và đường ngân sách của họ để xác định sự cân bằng của người tiêu dùng

44. Uỷ ban vật giá (Price Commission)

Một uỷ ban độc lập do Chính phủ Anh thành lập năm 1973 để thực hiện các chính sách kiểm soát giá được biểu hiện trong các bộ luật về giá do Bộ Tài Chính soạn và Quốc hội thông qua. Uỷ ban này chính thức được bãi bỏ vào năm 1980.

45. Giá (Price)

Giá của một loại hàng hoá hoặc giá đầu vào cho thấy cái phải chi để có được một thứ hàng hoá hay dịch vụ.

Giải bài toán bơm - xả trên Thị trường chứng khoán Việt Nam

Những chiêu trò này có thể mang lại lợi nhuận hàng trăm tỷ đồng cho các ông chủ thực sự hoặc đội lái, bất chấp nhiều bài học mất tiền, mất quyền đã xảy ra trước đây.  

Chu trình bơm - xả một cổ phiếu có đặc điểm là diễn ra trong khoảng thời gian ngắn, giá cổ phiếu tăng cao bất thường dựa trên tin đồn hoặc có khi không có thông tin gì mà do chính đội lái mua vào.

Khi lôi kéo được nhiều nhà đầu tư tham gia giao dịch cổ phiếu, đội lái sẽ xả dần hàng ra ở mức giá cao, xả cho đến khi cổ phiếu về giá  khởi điểm ban đầu và phần nhiều là đến mức giá chỉ bằng cốc trà đá.

Chu trình bơm - xả thường diễn ra với cổ phiếu của doanh nghiệp không có hoạt động gì nổi bật, lợi nhuận èo uột và không có triển vọng phát triển, hoặc với doanh nghiệp đang bình thường thì bỗng xuất hiện một số thông tin được thổi phồng quá mức, sau đó là tạo hiệu ứng dòng tiền chảy mạnh, kéo theo các dòng tiền khác nhập cuộc chơi.

Pump - nghĩa là “bơm”, trong trade coin người ta gọi là cá mập tiến hành mua vào rất rất lớn một đồng coin nào đó nhằm đẩy giá lên cao và cho các nhà trade coin theo, đến một thời điểm nhất định sẽ tiến hành xả, có khi xả thẳng về 0.

Thường thì khi nhà đầu tư nhận ra câu chuyện thực sự của doanh nghiệp, giá cổ phiếu đã rơi quá xa dự liệu ban đầu, để lại khoản thua lỗ lớn cho những người trót chạy theo dòng tiền đầu cơ ngắn hạn.

Đội lái chứng khoán – họ là ai?

Đội lái là những nhà đầu tư kinh nghiệm có nhiều quan hệ trên thị trường trong tay có nhiều vốn(tiền mặt) hay cổ phiếu liên kết lại với nhau để làm giá chứng khoán, “đội lái” còn liên kết với các môi giới chứng khoán, công ty niêm yết để thực hiện việc đánh lên hay dìm giá cổ phiếu .

“Đội lái” là tiếng lóng dành cho nhóm các nhà đầu tư có vốn chuyên câu kết, thông đồng với nhau để cùng đánh lên hoặc dìm giá cổ phiếu (tạo sóng) nhằm hưởng lợi từ chênh lệch giá.

Thao túng thị trường chứng khoán thường xuất hiện ở những thị trường sơ khai, mới hình thành khi mà tâm lý đám đông còn chi phối xu thế đầu tư, đồng thời hành lang pháp lý còn chưa rõ ràng, chặt chẽ để quản lý.

Một nhóm các nhà đầu tư thường lợi dụng điều đó để thông đồng liên kết với nhau, tập trung vào một số mã cổ phiếu nhất định, tạo ra cung cầu ảo (tự mua tự bán) để thu hút các nhà đầu tư khác trên thị trường cùng tham gia mua bán mã cổ phiếu đó. Những lần tạo ra giá lên, giá xuống được gọi là sóng chứng khoán. Khi giá cổ phiếu lên cao, họ sẽ bán tháo để thu lợi nhuận.

Thị trường chứng khoán Việt Nam sau nhiều năm phát triển đã bước qua giai đoạn sơ khai nhưng sự ngang nhiên làm giá cổ phiếu của nhiều đại gia chứng khoán mà dân trong ngành vẫn quen gọi là “đội lái” khiến cho thị trường mất đi sự lành mạnh vốn có, gây thiệt hại cho nhiều nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ và đặt ra yêu cầu giám sát chặt chẽ hơn đối với các cơ quan quản lý. Tâm lý đám đông là yếu tố “nhân hòa” giúp cho “đội lái” thực hiện tạo sóng.

Giai đoạn sôi động của thị trường chứng khoán trong các năm 2007-2010 cũng là thời gian mà “đội lái” chứng khoán hoạt động mạnh nhất. Nhan nhản trên các diễn đàn chứng khoán… các thông tin gây nhiễu của “đội lái” tung ra luôn làm các nhà đầu tư chóng mặt, mất phương hướng . Diễn biến giao dịch trên bảng giá chứng khoán cho thấy, nhiều cổ phiếu nhỏ (penny) bỗng dưng tăng trần trong cả chục phiên liên tiếp rồi sau đó lại rơi sàn tự do là những chuyện thường ngày.

Những chiêu trò làm giá chứng khoán của đội lái

Cách thức làm giá của “đội lái” được đơn giản hóa như sau:

Phân chia nhau tìm kiếm các mã cổ phiếu hội tụ đủ yếu tố “thiên thời, địa lợi” với các yếu tố đánh giá như: giá thấp, thông tin hỗ trợ không minh bạch, hoạt động trong ngành tương đối hấp dẫn, số lượng niêm yết và khối lượng giao dịch chưa cao. Đặc biệt, cổ phiếu niêm yết phải tập trung, ít bị chia tách.

Sau đó, tạo ra “nhân hòa” bằng cách tạo ra cung cầu ảo đối với mã cổ phiếu đó. Thông thường “đội lái” sẽ tìm cách thỏa thuận ngầm với ban lãnh đạo công ty phát hành, và các cổ đông lớn nắm giữ nhiều cổ phiếu với các yêu cầu để “đội lái” thực hiện phương án tạo sóng giả. Ban lãnh đạo được yêu cầu đưa ra các thông tin đúng thời điểm có lợi cho phương án làm giá, trong khi cổ đông lớn được yêu cầu không xả hàng vào thời điểm đẩy giá lên và phối hợp tham gia đẩy giá chứng khoán. Một vài môi giới chứng khoán tại các công ty chứng khoán uy tín cũng được đưa vào đường dây này với nhiệm vụ tung các tin đồn, tư vấn hoặc đưa ra các dự báo có lợi theo kịch bản của “đội lái”. Sự kết hợp của các nhân tố này diễn ra cực kỳ bí mật, đảm bảo không có thông tin rò rỉ ra ngoài. Chính vì vậy, cũng chỉ một số người nhất định trong “đội lái” mới được biết và thực hiện các giao dịch ngầm này.

Sau khi đã chuẩn bị đủ các yếu tố cần thiết, “đội lái” bắt đầu tạo sóng.

Đầu tiên, thực hiện các biện pháp để dìm giá xuống: Yêu cầu ban lãnh đạo công ty chuyển nhượng một số lượng cổ phiếu nhất định để làm mồi nhử. Có thể sử dụng lượng cổ phiếu được chuyển nhượng đem bán ra thị trường để dìm giá xuống thấp hơn hoặc thực hiện chiến thuật gom mua vào một ít tạo cầu ảo rồi bắt đầu dìm giá… Khi giá ở mức thích hợp bắt đầu chuyển sang giai đoạn 2.

Giai đoạn 2: Tập trung dìm giá cổ phiếu để gom hàng. “Đội lái” sẽ tăng cung hoặc gom cổ phiếu tùy theo thị trường nhằm chỉ cho giá đi ngang lình xình trong khu vực nhất định. Giá và khối lượng cổ phiếu cứ như vậy một thời gian khá dài đến khi đội lái tạm gom đủ hàng sẽ bắt đầu giai đoạn 3.

Giai đoạn 3: Tập trung đẩy giá lên: “đội lái” sẽ cài người của mình lên các diễn đàn thậm chí liên kết với doanh nghiệp đưa các tin tốt (báo cáo lợi nhuận,kết quả kinh doanh tốt, chiếm lĩnh được thị trường…) về cổ phiếu mình đang làm giá để hút nhà đầu tư chú ý và có động thái mua vào giúp tăng cầu giảm cung.

Do “đội lái” đã nắm giữ được lượng cổ phiếu khá lớn từ khi mua gom ở vùng giá thấp nên lượng cung trên sàn sẽ không còn nhiều, kết hợp thêm các “thông tin tốt” đã được tung ra và động thái đặt mua cổ phiếu với số lượng lớn với giá cao liên tục đẩy giá lên trần sẽ khiến các nhà đầu tư khác đổ tiền vào mua theo. Đến khi đạt trần sẽ duy trì dư mua trần bằng cách tiếp tục đổ lệnh lớn để tạo cảm giác nhưng thực chất là cầu ảo vì biết đặt lệnh cũng không khớp. Nhiều nhà đầu tư khác thấy cổ phiếu mình lên trần sẽ xả hàng (nhưng sẽ không nhiều) hoặc tiếp tục nắm giữ nên tầm 2 ngày sau là đã hết hàng để bán.

Giai đoạn cuối cùng: xả hàng! Tâm lý nhà đầu tư là muốn mua sớm để tránh T+3 và do vậy rất muốn gom được được hàng khi nhìn thấy cổ phiếu đang “hot”. Muốn như vậy phải đặt lệnh sớm với giá trần, khi đó các “đội lái” lại bắt đầu xả dần cổ phiếu mình nắm giữ cho những người này. Cứ rải dần ra để xả khi nào đến ngày then chốt. Vào ngày then chốt thì có 2 kịch bản xảy ra: sau nhiều phiên tăng giá thì không giữ được giá dư mua trần từ đầu phiên mà chỉ còn tăng nhưng không đạt trần. Đây là tín hiệu không lành, các nhà đầu tư nhỏ lẻ sẽ lập tức bán ra ngay nhưng vẫn chậm thua đội lái một nhịp và kết thúc ngày hôm đó giá sẽ rớt thảm ở mức sàn hoặc gần sàn. Kịch bản khác, dư mua giá trần rất lớn nhưng sau đó hủy lệnh và bắt đầu xả tràn lan bất chấp giá đặt bán đưa cổ phiếu về giá sàn và dư bán không ai mua.

Kết quả, “đội lái”, các cổ đông lớn hay cả nhóm lãnh đạo công ty sẽ kịp thời xả hàng và kiếm bộn tiền. Các nhà đầu tư nhỏ lẻ do ăn theo nên thường vào sóng chậm nhịp, rút ra muộn hơn hoặc không kịp rút ra và mắc kẹt với lượng cổ phiếu bán không ai mua. Lợi nhuận “đội lái” kiếm được có thể lên tới 20-30% trong một tuần. Chính vì lợi nhuận “khủng” như vậy, nhiều biện pháp quản lý đã được đặt ra nhưng vẫn không làm chùn tay “đội lái”.

Nhìn một cách khách quan, hoạt động của “đội lái” cũng có mặt tích cực của nó. Đó là tạo ra một không khí giao dịch sôi động trên thị trường tăng mức độ hấp dẫn của thị trường chứng khoán. Chính những con sóng do “đội lái” tạo ra đã mang lại lợi nhuận cho nhiều nhà đầu tư và góp phần tăng thanh khoản cho thị trường.

Những rủi ro khi “bới theo” theo “đội lái”

Trong giai đoạn thị trường chứng khoán  sôi động, tầm ảnh hưởng của “đội lái” lớn đến nỗi mà ngay cả môi giới chuyên nghiệp của các công ty chứng khoán cũng phải săn lùng thông tin mã nào sắp bị làm giá, lấy đó làm “mã chứng khoán hot” tư vấn cho khách hàng của mình.

Phân tích kỹ thuật trong giai đoạn này gần như không có tác dụng. Hầu hết các nhà đầu tư muốn “ăn” được thì buộc phải tìm kiếm sóng và nhảy theo sóng của “đội lái”. Các nhà đầu tư túm tụm với nhau tại sàn giao dịch mỗi buổi sáng chỉ quanh quẩn chuyện hôm nay mã nào được đánh lên hay đánh xuống mà gần như không hề quan tâm đến hoạt động của công ty đó như thế nào. Vậy mà, đa số đánh cổ phiếu vẫn thắng lớn. Vì vậy, biết là nhảy sóng lắm rủi ro nhưng hầu như các nhà đầu tư đều rất ưa thích kiểu đầu cơ này.

Tuy nhiên, đến giai đoạn TTCK trầm lắng từ cuối năm 2011 đến nay, “đội lái” mặc dù vẫn là một nhân tố quan trọng trên thị trường chứng khoán Việt Nam nhưng đã không còn “tung hoành” như trước. Thay vì những khoản lợi kếch xù, “đội lái” trong giai đoạn này cũng điêu đứng và “chết như rạ”. Không chỉ “đội lái” chùn tay, ít dám tạo sóng, hoặc cũng chỉ làm vài sóng nhỏ ăn xổi, môi giới chứng khoán cũng không còn dám tư vấn cho khách hàng “nhảy theo sóng” nữa mà thường khuyên khách hàng án binh bất động. Chính vì vậy, những nhà đầu tư có thói quen nhảy sóng thường bị kẹt lại trong thời gian này. “Đội lái” thừa tỉnh táo để biết có một hàng dài các nhà đầu tư đang xếp hàng để nghe ngóng động tĩnh sóng của mình, họ sẽ nhân cơ hội đó đánh nhanh, rút nhanh hơn trước và phần rủi ro thường rơi vào các nhà đầu tư theo đuôi “đội lái” kẹt cổ phiếu ở vùng giá cao.

“Anh Th, nguyên Trưởng phòng Môi giới của một Công ty Chứng khoán giờ đã chuyển sang làm chuyên viên cho ngân hàng kể lại rằng, vào thời kỳ hưng thịnh, tài sản cổ phiếu quy đổi của anh này cũng ngót nghét cả chục tỉ đồng. Tất cả đều từ lợi nhuận của những lần nhảy sóng theo “đội lái”. Do đặc thù công việc, mối quan hệ với các “đội lái” rất tốt, chịu khó chắt lọc thông tin, cộng thêm chút nhạy bén và lợi thế công việc, Th dễ dàng gom cổ phiếu và xả hàng theo sóng. Tuy vậy, Th chua chát kể rằng, đồng tiền kiếm được dễ dàng quá thì cũng không giữ được. Sau những thành công trong giai đoạn 2009-2010, qua năm 2011 Th gần như mất trắng cũng vì tin theo “đội lái”. Giai đoạn này thị trường lình xình, lực cầu rất yếu và các thông tin bất lợi cho nền kinh tế liên tiếp được tung ra. Th huy động thêm vốn gom cổ phiếu theo “đội lái” nhưng bẫy của “đội lái” sập quá sớm, Th bị lỡ nhịp và ôm hàng đống cổ phiếu, bán chẳng ai mua. Chỉ sau vài lần, cả chục tỉ đồng của Th đã chuyển hóa hết thành cổ phiếu. Nợ nần chồng chất, Th phải nghỉ việc ở công ty chứng khoán và xin vào thử việc làm chuyên viên ở ngân hàng để cày cuốc trả nợ.”

Khi “đội lái” cũng có rủi ro

Quá ham tạo sóng, “đội lái” cũng mắc sai lầm và phải trả giá.

Thông thường, giá đẩy lên được thống nhất trong nội bộ “đội lái” và họ tạo ra cái bẫy để dụ các nhà đầu tư nhỏ lẻ bám đuôi lao vào. Tuy nhiên, do thị trường ảm đạm, giá vẫn chưa lên đến điểm kỳ vọng, thị trường rung lắc thì ngay lập tức các nhà đầu tư nhỏ lẻ ồ ạt bán tháo. “Đội lái” lúc này có ba đầu sáu tay cũng không đỡ nổi và mắc kẹt với đống cổ phiếu giá cao trong cái bẫy do chính mình giăng ra.

Nhìn một cách khách quan, hoạt động của “đội lái” cũng có mặt tích cực của nó. Đó là tạo ra một không khí giao dịch sôi động trên thị trường. Chính những con sóng do “đội lái” tạo ra đã mang lại lợi nhuận cho nhiều nhà đầu tư và góp phần cải thiện thanh khoản cho thị trường.

Tuy nhiên, mặt tiêu cực của những hành vi thao túng, làm giá cổ phiếu của “đội lái” lại vô cùng lớn. Nó gây thiệt hại không chỉ cho đa số các nhà đầu tư nhỏ lẻ, thiếu kinh nghiệm và còn làm thiệt hại lớn cho doanh nghiệp có mã cổ phiếu bị đánh xuống, có thể làm cho doanh nghiệp phá sản hoặc bị thôn tính một cách thụ động. Ngoài ra, thao túng làm giá chứng khoán làm sai lệch bản chất hoạt động của thị trường chứng khoán, gây ra nguy cơ mất tính hấp dẫn hay sụp đổ TTCK do không còn mối liên kết giữa thị trường với hoạt động của DN.

Dù vậy, với sức hấp dẫn từ lợi nhuận của nó mang lại cho “đội lái”, loại trừ hoàn toàn hành vi này khỏi thị trường chứng khoán là điều bất khả thi, vì vậy, nhận diện hành vi thao túng để ngăn cản và có chế tài xử lý “đội lái” phù hợp nhằm răn đe, hạn chế hành vi này là yêu cầu luôn cấp bách đối với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và các cơ quan quản lý để đem lại công bằng cho tất cả các nhà đầu tư chứng khoán.

Đội lái là 1 câu chuyện DÀI KÌ, bây giờ tôi ngồi nói chuyện các bác, thì ở ngoài kia, lái vẫn đang hoành hành.

Đội lái lớn có, nhỏ có. Và cái đích cuối cùng là giết được càng nhiều gà càng tốt, cũng có nghĩa là gà bị thịt, mỗi con 1 ít, đem tiền cúng góp cho lái.
Cái này cũng không trách được vì trên TTCK chỉ có tồn tại hay không tồn tại, nơi này không có chỗ cho nhân đạo, thương người hay đạo đức

Nhưng không phải khi nào lái cũng thành công, có thất bại là chuyện hiển nhiên.
Nguyên nhân thì có nhiều: bị đâm sau lưng, bị bà con nhỏ lẻ chơi, bị HĐQT cty niêm yết lật kèo, thì trường chung xấu…vv…
Mà khi lái đã ra đi, thì hậu quả kinh hoàng lắm, do hầu như lái nào cũng tham tiền đánh to, nhiều lái đánh hết tất cả vốn liếng vào mã.
Bởi vậy, có rất nhiều lái, sau thất bại ngủ gầm cầu, đi ăn mày…..
Muốn lái 1 mã cổ thành công thì cần nhiều yếu tố, muốn thành công thì phải có sự chuẩn bị tốt

SỰ CHUẨN BỊ CỦA LÁI

Chọn cổ phiếu để làm mồi bắt gà nào

Không phải cổ phiếu nào cũng làm mồi được, và ko phải CP nào thích lái là lái được ngay,nhiều mồi ngon, nhưng đã được các Thuyền trưởng khác lái rồi, nếu đụng vào thì sẽ bị đánh cho ra gầm cầu…..mà cái này lái thính lắm, mã nào đã có Thuyền trưởng là biết liền, dân trong nghề hết

Tiêu chí chọn CP của Lái:
– Có vốn hóa vừa phải, hoặc nhỏ, phù hợp với sức của mình, phù hợp với khả năng đạn dược, cái này thì tùy, lái to thì chọn vốn hóa khá, mà lái bé thì chọn vốn hóa nhỏ hơn
– Ngành nghề KD tương đối hot, có khả năng gây lợi nhuận đột biến, hoặc có những tin tốt hỗ trợ
– Hàng ít người qua tay, còn nguyên sơ càng tốt, hàng qua tay nhiều quá, khó lái, vì không bị đâm sau lưng thì cũng dễ bị HĐQT úp sọt, vì HĐQT qua đêm với nhiều thằng thế, chắc gì nó đã chơi thật với mình
– Hàng cô đặc, có lượng CP chết trên 50% (nhà nước chi phối) thì càng ngon, hàng loãng quá khó đánh.
– Hàng chưa chia tách, phát hành nhiều, hàng chia tách rồi CP đông như quân nguyên, lái khó lắm, khả năng chết rất cao, có lái lên thì cũng bán cho ma
– Thị giá càng thấp càng tốt đẩy lên nhanh
—> Kim Jong ỦN … lên nào …
Sau giai đoạn gom hàng xong,số lượng hàng đã đủ. làm cho lên nhé, máu rồi đấy
ồ chưa! suy nghĩ đã……

Để cho cổ có 1 đoạn đi ngang, cùng lúc đó tạo thanh khoản đủ yên tâm, tối thiểu là 100k với PNs, 200-500k với Midcap

CP “XXX” vừa mới trải qua 1 chu kỳ giảm giá, lao dốc không phanh, mà đánh lên ngay à? gà mờ thế, cho chart của nó hình chữ V thì giá nó phi được bao xa, làm sao có thể hút được cầu, nếu hình chữ V bật lên thì gà nghĩ ngay: Bulltrap ấy mà, vào là ra đi đấy, cầu mới không có, đánh gì?
Hoặc nếu theo mô hình DCB thì cùng lắm cũng chỉ đẩy được 4-5 phiên là hết cầu, đẩy nữa thằng khác đánh vào đâu ngay…
Không làm kiểu đó được…

Vậy thì phải làm sao ?
Để cho CP đi ngang đi, không cho tăng giá ngay nhưng cũng không cho giảm sâu, để CP lùng bùng vậy
Tại sao phải để lùng bùng và đi ngang
– Gà sẽ nhìn thấy: à, con cổ XXX có biểu hiện chạm đáy kỹ thuật rồi, phải theo dõi tín hiệu và cho vào watch list, cầu ở đấy chứ đâu.
– Những người đã bán cổ XXX thế nào chả rình XXX giảm sâu hơn để mua lại, nhưng khi nó ko giảm sâu nữa thì chờ, đến khi nó tăng tốc thế nào cũng nhảy vào mua lại, cầu là ở đây chứ đâu nữa

Nhưng gà không bán ra, cũng không có cầu vào vì cổ phiếu chưa có dấu hiệu tăng giá, thanh khoản kém
Dễ thôi, mua tay thuận, bán tay nghịch tạo thanh khoản cho gà yên tâm, CP mà không có thanh khoản ổn định ở mức an toàn thì gà nào dám vào? PN cứ trên 100k/phiên, Midcap khoảng 300k/phiên gì đấy là OK. Ngon rồi nhé

Tạo thanh khoản cũng phải khéo và có kỹ thuật, qua rồi cái thời, tạo thanh khoản lộ liễu, 1 lệnh bán 30k hoặc 50k, ngay sau đó lệnh mua cũng tương ứng số đó, khớp hết lô đó luôn, nhỏ lẻ nhìn cái biết ngay bán tay phải mua tay trái, đừng làm thế, thô lắm
Sau giai đoạn gom hàng và giữ giá tạo thanh khoản
Bước tiếp theo sẽ là bước:

TĂNG GIÁ THẦN CÔNG

Giai đoạn này lái sẽ làm CÁI GÌ ĐÂY ?

Việc đầu tiên khi đẩy giá là phải tạo ra 1 phiên Breakout, breakout cả về giá lẫn KLGD, vừa tạo ra sự chú ý, mọi con mắt của thị trường đổ dồn về cổ phiếu ồ thằng XXX này tăng kinh (thu hút cầu mới), 1 phần tạo ra chart đẹp như mơ để những chú gà thạo phân tích kĩ thuật nhảy vào đua lệnh…1 phấn vét nốt hàng còn lại trước khi đẩy giá

Khi tạo 1 phiên break-out, tức là lái đã xác định: “hốt hết” tất cả mọi lệnh bán, bán bao nhiêu cũng mua. Lệnh mua giá trần và sát trần sẽ được nhồi vào liên tục, tạo cầu ảo và tạo tâm lý hưng phấn cho đám đông…Nếu có thằng nào láo bán ra quăng bom anh cũng sẽ mua hết “liều ăn nhiều”…

Khi đó gà sẽ đánh hơi thấy lái bắt đầu đẩy, sẽ nhảy vào, đặt lệnh giá trần đu theo, 1 số gà có thể mua được, nhưng đa số là không mua được, khớp làm sao được, khi mà 1 đống lệnh khủng giá trần của lái đặt trước còn chưa khớp nữa là…nói gì đến lệnh của gà đặt mua sau…Phiên này không mua được thì đương nhiên là phải đua tiếp ở các phiên tiếp theo rồi…hehe…cầu ở đấy chứ ở đâu…

Việc chất cầu ảo khủng sẽ át vía bên bán, khiến bên bán chùn tay, không dám ra hàng mạnh…. vài 3 phiên đầu lái liên tục chất lệnh, khiến gà toát mồ hôi hột đua lệnh theo…

Kết hợp với việc đánh lên, lái còn xua quân lên các diễn đàn tung tin, tạo sự chú ý của gà. Có lái còn thuê hẳn 1 vài anh em có số má trên các diễn đàn, hoặc 1 số đàn em chân rết, trước khi đẩy giá bắt đầu hô…ví dụ: X..miếng bánh quá ngon, giá còn quá rẻ, Y… tập đoàn siêu nhân, Z…hàng chạy phi nước, bất chấp TT….Nói chung là trong đánh ra, ngoài đánh vào, kết hơp tùm lum bát nháo …

Cao thủ võ lâm hơn, lái còn bắt tay với 1 số phóng viên của 1 số tờ báo điện tử thuê viết bài PR nhẹ nhàng và rất kín cho hàng của mình…

GIAI ĐOẠN: DAO ĐỘNG

Tăng trần được đến hôm, thì không thấy gà theo nữa, trong 100% lệnh chất giá trần thì chỉ có 10% là của gà, còn lại đến 90% giá trần là lệnh….của mình.. Lũ gà khôn ranh, không còn đua theo lệnh bằng mọi giá, không có gà theo, cố gắng đẩy lên thì có thằng sẽ cho lái ngủ gầm cầu, không xong rồi, lái phải tính lại…
Gà không theo là vì lái chất lệnh thô và lộ liễu quá chứ làm sao nữa, gà nó khôn lắm, không làm như vậy được, đễ biết quá mà. vậy thì phải làm gì bây giờ?
Hủy lệnh mua chất giá trần từ Tài khoản ABC, rồi Tài khoản XYZ bán ra 1 ít, tạo sóng sánh nhẹ cho kịch tính tí. Chỉ sóng đến tham chiếu hoặc cho xuống đến dưới tham chiếu một chút thôi, không để xuống giá sàn, tạo cho gà tâm lý bất an là hỏng việc. Sau đó lái sẽ nhồi lệnh mua từ tham chiếu trở lên, cứ thế đánh ngược lên đến trần thì thôi, khi đó ắt sẽ có cầu mới theo…lái sẽ không chất giá trần ồ ạt đâu, dễ dàng bị bắt bài lắm, chia nhỏ lệnh ra, 3000, 5000, 7000, 10000….để gà thấy cầu vào giống như thật, là cầu thật…
Chưa hết, sóng sánh phải nhanh một chút, làm thật nhanh, gà sẽ có tâm lý mua đuổi theo bằng được, vì nghĩ rằng sóng vậy sẽ có hàng nhả ra, không nhanh là thằng khác mua mất, khi đó gà sẽ đua lệnh nhiều hơn và nhiều hơn nữa

ĐIỀU CHỈNH

Đến ngày thứ 5 cầu lại cạn, gà lại không theo nữa, số lệnh hơn 70% chất giá trần ko hiểu bị thằng nào bán cho bung , bung cả trần, trong đó lệnh của mình khớp đã là hơn 20%, may mà nhanh tay tranh thủ ra trước được gần 15% giá trần…
Tình hình lại không hay rồi,chúng nó cứ bán thế này thì dễ ra đi quá, toàn là gà rừng, bay nhảy lung tung
Lái phải làm sao khi cầu mới không có, lệnh bán xả ra nhiều, hôm nay mua khớp mất hơn 10% giá trần rồi, nên xả hàng hay lên đẩy tiếp đây.
Một thuyền trưởng kém cũng dễ dang hiểu được xả hàng lúc này thì sàn luôn, mà xả làm sao hết được,
Phải điều chỉnh ngay mới được, trong chuỗi tăng giá phải có điều chỉnh mới bền,gà sẽ nghĩ là: à, thay máu cổ đông, thằng nào thích chốt, cho nó chốt, mấy thằng đu dây theo hôm trước đủ lời rồi thích ăn non, thế nào cũng không quay lại. Thứ 2, Lái sẽ phải cho điều chỉnh để kiểm tra lại cung cầu, xem cung cầu thằng nào mạnh hơn. Nếu cung hôm nay mạnh, đừng dại thò mặt nhồi lệnh vào mà đấy, tốn sức lắm, nếu cung mạnh, giật xuống tiếp, cho điều chỉnh 2 phiên. Còn nếu cung cầu ngang nhau, thì chỉ cần điều chỉnh 1 phiên, rồi lại đẩy tiếp. Lưu ý cho điều chỉnh nhẹ hoặc vừa vừa thôi. Điều chỉnh sàn là xong luôn. Sau điều chỉnh đẩy tiếp thì ắt sẽ có cầu theo, vì lúc đó gà sẽ ít sợ hơn
Lái sẽ làm mấy cái lệnh lớn chặn ở dưới, cho điều chỉnh thôi, chứ ko cho gà bán tháo

BẮT … NHỐT… HỐT …
Sau đó lái sẽ liên hệ với HĐQT tung thêm tin vịt ngan gà ngỗng: LN quý dự kiến tăng 45% kết hợp PR báo chí ì xèo, thập diện mai phục gà, bắt được nhốt luôn, không nuôi vỗ béo nữa
siêu thuyền trưởng và HĐQT:
– Tăng xấp xỉ 60%, bắt đầu ra được rồi, anh tính lại so với giá vốn , mình cũng chỉ lời được 30-35% thôi, nhưng chỉ nên ăn thế thôi, tham quá dễ vỡ mồm…. mà cũng không nên tham quá vì gà bây giờ rất cáo

-Chú ra hàng phải khéo chút, kẻo đánh động bọn gà qué, chúng nó mà phi ra bán thì anh em mình chỉ có nước ngồi ôm bom…

-Dạ, em hiểu, nhưng ra hàng khéo là thế nào ạ? Ý của đại ca là….?

– Muốn gà ở trong hàng không bán, và gà ở ngoài sốt ruột muốn nhảy vào, thì các tốt nhất là phải làm cho gà tin là giá CP sẽ còn lên nữa, sẽ còn tăng mạnh nữa…
Phải cho gà thấy: à, lái manh đây, phải cho gà thấy XXX của mình đang có siêu thuyền trưởng lái thì gà mới nhảy vào

– Ra từng ít 1, cảm thấy lực cung yếu dần, bán chậm dần thì bắt đầu chất, đây là lúc cần chất lệnh khủng, tối thiểu cũng phải 500k chất trần, không thi chất 1tr cũng được, chú cứ táng cho anh, lúc đấy phải át vía không cho chúng bán ra nữa.
– Còn nữa, chú phải xua quân lên khắp diễn đàn, hò hét PR mạnh vào cho anh, bơm thổi thật bốc vào, XXX siêu khủng, cơn điên XXX, ….XXX sẽ lên 6x, 7x, 8x…ngay trong tháng này, phải cho gà lạc vào mê hồn trận, lạc vào giữa rừng mơ…

Nhưng nếu chất thế, thằng nào đâm sau lưng, nó giã vào đầu mình thì sao hả đại ca?

XÃ … HÚT …. XÃ ….
– Phải dùng chiêu kích xả, hút xả, thì nó mới kịch tính hâp dẫn, gà mới vào rọ, chú muốn mua bán thế nào thì tùy, nhưng phải làm sao lượng bán phải gấp 3 lượng mua, bán 1 mà mua 1 là bỏ mịa.

– Tạo kịch tính hết trần rồi lại dư trần, rồi lại bung trần, rồi lại dư trần…lúc đó chú tranh thủ cứ có cầu vào là nhồi lệnh bán, bán vừa phải, bung trần…hết cầu…lại nhồi lệnh ảo của mình vào…gà thấy lệnh trần vào lại đua theo, âm thầm hủy dần lệnh nhồi vào, xả thẳng tưng vào cầu của các con gà cho anh.

– Còn nếu là lực bán mạnh lệnh lớn, thì là của các bố Y, bố Z trong HĐQT bên XXX rồi, tranh thủ bán giá cao, phải hết sức đề phòng, nếu mấy bố ấy phang ra, thì hủy ngay lệnh đi, đừng có dại mà hốt hàng của mấy bố ấy, rồi cố gắng để cò cưa mấy hôm dùng dằng để tạo cảm giác đi ngang để mồi thêm cầu mới. Đấy là trường hợp xấu, còn theo quan sát của anh, thì mấy bố trong HĐQT cũng đã tranh thủ ra mấy hôm nay rồi, nhưng chưa dám ra mạnh, vì còn hy vọng nó tăng nữa, phải bán trước và bán hết mấy bố HĐQT.

GAME OVER !!!

Nếu cầu mới vẫn tiếp tục không có, gà không chịu vào rọ thì làm sao

Thì phải dùng kịch bản 2, giữ giá, kê lệnh lớn đỡ ở phía dưới, và dùng lệnh nhỏ rải đinh lên trước mồi cầu, kết hợp với tiết cung, rồi từ từ bắn tỉa, không thể ra mạnh được, khi đó phải ra trong nhiều phiên, và thời gian kéo dài lâu hơn

Còn nếu TT chung xấu và đột ngột đảo chiều thì làm thế nào hả đại ca?

– Thì hủy hết lệnh mua đi, cứ có cầu là bán, giá nào cũng sút, sàn cũng sút, đang chênh 35% so với giá vốn thì giá nào sút cũng có lời, phải linh hoạt, hiểu chưa?

Nhưng mình sút nhiều quá, sổ ra mà bán, dư bán chất sàn cả đống, gà qué sợ khiếp vía cũng chạy theo, cả đống sàn thì ai dám mua, làm gì có cầu, thì làm thế nào hả đại ca?

– Chú ếch thế, để sàn cả đống thì ma nó mua, bán cho ma à?

– Phải chặn 1 cục mua giá sàn to đùng, để gà thấy lực cầu câu giá sàn mạnh, cũng lao theo mua, sẽ lon ton đặt lệnh mua giá giá sàn và trên giá sàn vài line, khi đó tay phải hủy lệnh mua giá sàn, tay trái xả cật lực, đến khi hết cầu, dư 1 đống giá sàn, lại dùng tay phải vợt chính số hàng giá sàn đó của mình…., rồi lại chất thêm dư mua sàn….lại lộ ra 1 cục dư mua sàn, gà lại lao theo…lại xả tiếp…
Hút xả giá trần thế nào thì hút xả giá sàn cũng thế ấy, hiểu chưa? Phải làm ra vẻ lực cầu bắt đáy rất mạnh, cầu rất mạnh, để gà tham lam giá sàn, nhảy vào bắt đáy, hiểu chưa thằng em?

OK, quá hay đại ca. Mai bán hết chứ đại ca? Cash out chứ đại ca?

– Không, để lại khoảng 20% hàng còn lại, mai ra được trên 70% thì tốt, không thì lại dùng chiêu như anh nói, tỉa dần, phải linh hoạt

Sao lại phải để lại hàng hả đại ca, sao không ra hết vậy?

– Ây zà, thằng em chậm hiểu, đã bán xong là XXX phải giảm, anh em ta đã bán thì nó phải giảm, bán xong mà lại để cho nó lên à? Hiểu chưa? Hehe…

– Dùng số hàng còn lại đó bán cật lực trong phiên kế tiếp, tạo nên sự hoảng loạn và XXX lao dốc rơi tự do, gà sẽ đua nhau bán theo….Cứ thế cứ thế, cho đến khi gần về vùng giá cũ thì anh em ta lại xem xét tinh hình rồi làm ván mới, chia bài ván mới… với lại phải cover lại gần 500k hàng mượn ban đầu mà trả người ta chứ.

– OK đại ca, đệ làm ngay…

COVER HÀNG
2 ngày sau…:

Alo đại ca, thật quyệt vời, đại ca tính toán như thần…

– Anh em chơi với nhau lâu năm, chú cứ nịnh thối anh vớ vỉn . Đã làm xong hết như anh nói chưa?

Dạ, ko sai 1 ly so với lời đại ca dặn, phiên hôm nay khớp khủng, em hút xả liên tục, sút hết 80% hàng rồi, còn 20% hàng thôi ạ, quả này cũng kha khá đại ca ạ

– Ăn được 30% nhằm nhò đếch gì, nhưng thôi, an toàn là bạn, tai nạn là thù, ăn được phát nào chắc phát ấy đã.

– Còn 20% hàng còn lại từ mai và tuần sau chú bán cật lực cho anh, nhớ là chỉ bán giá đỏ, từ tham chiếu trở xuống, bán nhanh mạnh, dứt khoát để gà lao ra bán theo, tạo tâm lý hoảng loạn…gà biết là lái buông thì chỉ có cắm đầu mà bán..

Dạ vâng đại ca, cuối tuần gặp gỡ tại nhà hàng Tứ Khoái đại ca nhé, ăn nhậu xong sẽ là tăng 2, sẽ có vài em chân dài miên man hầu đại ca

– Thôi…chú cho anh xin, anh già rồi, miên với chả man…gấu nhà anh nó dữ lắm, không được đâu, Chân dài miên man phần chú hết, của chú cả đấy…

    Wolong là day trader của Singapore người rất nổi tiếng trong cộng đồng trade coin, đứng sau các đợt bơm và xả dogecoin, anh đã kiếm được hàng triệu USD. Ngày hôm nay, chúng tôi xin chia sẻ bài viết của anh. Mặc dù đã được xuất bản từ cuối năm 2014 nhưng nhiều điều vẫn còn đúng với thị trường hiện tại.

Phần lớn đều tin rằng thị trường phản ánh cung cầu, thể hiện quyết định duy lý của nhà đầu tư, nhưng sự thật sự thật hoàn toàn trái ngược. Bàn tay vô hình hoàn toàn không tồn tại. Giá thị trường luôn bị quản lí bởi bàn tay hữu hình của nhà nước qua luật pháp và các quy định. Những người trong cuộc nắm trong tay thị trường, làm giá theo ý để tối đa lợi nhuận. Một điều chắc chắn việc làm giá diễn ra ở khắp nơi và không thể tránh khỏi. Hiện tượng này diễn ra ở tất cả các thị trường cổ phiếu trái phiếu, hàng hóa, tiền tệ…Có rất nhiều cách làm giá trên thị trường, một trong số đó làm giá nhờ tin tức và mạng xã hội, mà tôi đặt cho cái tên là trò chơi của sự dối trá.

maxresdefault-11.

Xem cá mập là thủ thuật giao dịch dựa trên quan sát các giao dịch của những nhà đầu tư giàu có và có ảnh hưởng nhất, được biết đến như cá mập. Bài viết này với mục đích giải thích cách giao dịch khôn ngoan trên thị trường tiền ảo, hiểu cách làm giá trên thị trường.

Phần lớn các nhà đầu tư không hiểu tầm quan trọng của khối lượng giao dịch và tầm ảnh hưởng của nó đến phân tích thị trường. Tại bất kỳ thời điêm nào, sẽ có những nhà đầu tư thực hiện vị thế mua, vị thế bán, giữ hay một số đợi vào thị trường, một số có lợi nhuận. Vị thế mua là việc nhà đầu tư mua vào với mong muốn giá sẽ tăng, vị thế bán thì ngược lại. Bất kì khi nào nhà đầu tư vào thị trường, sàn giao dịch sẽ cập lại khối lượng giao dịch liên tục. Khối lượng giao dịch phản ảnh hoạt động và tác động trực tiếp đến biểu đồ giá. Các cá mập sẽ đóng góp đến 70-80% khối lượng giao dịch, đủ lớn để điều khiển thị trường theo ý thích. Trong bài viết này tôi sẽ không đi sâu vào việc xác định dấu hiệu của cá mập mà sẽ tập trung vào cách làm giá từ cái nhìn từ những cá mập.

“Biết địch, biết ta, 100 trận 100 thắng” – Binh Pháp Tôn Tử

Nhà đầu tư cá nhân giao dịch trên thị trường với mục đích duy nhất là lợi nhuận. Nhiều nhà đầu tư rất cẩn trọng trước khi đặt lệnh, suy nghĩ nát óc để đánh giá liệu giá mình mua hay bán có quá cao hay quá thấp. Bất chấp nhiều nhiều nhà đầu tư có khả năng phân tích kỹ thuật tốt mà vẫn thua lỗ. Lý do là bạn không hiểu phương pháp giao dịch của các cá mập. Họ là những những cá nhân cực kỳ không ngoan, nhanh trí, táo bạo, cực kỳ kiên nhẫn và một điều đặc biệt là họ không tuân thủ luật chơi. Giá có thể tăng 100%, 200%, nhưng không bao giờ quá muộn để tham gia đối với họ. Đơn giản mua cao? Bán cao hơn ! Bán thấp? Mua thấp hơn!

Với bất kỳ nhà tư đầu tư cơ bản nào đơn giản quá trình này chỉ gồm bơm (pump) và xả (dump). Tuy nhiên để thành công một đợn bơm và xả gồm khá nhiều giai đoạn.

1. Chuẩn bị vị thế
2. Đẩy giá xuống
3. Bơm thử
4. Bơm thật
5. Thúc bỏ
6. Tái phân phối
7. Thoát

Chuẩn bị vị thế

Có nhiều các để chuẩn bị vị thế. Trong giai đoạn này, các cá mập cần có số lượng coin lớn áp đảo để chuẩn bị dump. Kỹ thuật hay nhất thường dung là mua số lương nhỏ, tránh đẩy giá lên và tránh sự pháp hiện. Một số altcoin có khối lượng giao dịch rất thấp do đó phải mất rất nhiều thời gian đển tập hợp đủ coin bằng việc mua số lượng nhỏ. Trong trường hợp đó, cá mập buộc phải thự hiện pump để kích thích người bán để có được cái họ cần đó là thị phần lớn. Điều này tôi đã áp dụng đối với cặp Doge/BTC, UNO/BTC, Dev/BTC và GLC/BTC.

-juanoliphant-w-ocean-ramsey_custom-cee03228406520e110d7c5f9a8948d332200c8e6-s800-c85.

Đẩy giá xuống

Vô lý đúng không? Tại sao chúng tôi không bơm các altcoin vài lần trước khi đẩy giá xuống? Nhưng như tôi đã nói, giá không quan trọng đối với cá mập miễn là tôi có thể bán cao hơn. Tuy nhiên giống như bất kỳ doanh nghiệp nào, tôi muốn chi phí thấp nhất có thể. Trong những giai đoạn đầu các mập muốn mua được càng nhiều coin càng tốt, bằng việc bán ra với số lương lớn với giá thấp, tự mua lại coin của mình đồng thời đẩy đám đông bán coin giá thấp. Bước tường giá được được tạo ra bởi cá mập cứ như bàn tay vô hình của thị trường

Bơm thử

Trước khi bơm thật, cá mập thường kiểm thử thị trường. Lý do tại sao? Rất đơn giản. Họ muốn chắc chắn rằng số coin họ có đủ để điều khiển thị trường. Như các giai đoạn khác, bơm thử sẽ được diễn ra nhiều lần trong cả 1 quá trình bơm và xả. Bằng việc bơm thử, cá mập sẽ xác định được các mức kháng cự bao nhiều gà đang giao dịch. Cá mập không thích gà , do họ không tạo ra các ngưỡng hỗ trợ trong quá trình bơm. Do đó họ muốn loại bỏ những tín hiệu nhiễu này ngay những giai đoạn ban đầu.

Bơm thật

Như tên đã thể hiện, tất cả các gà sẽ bị đẩy khỏi thị trường, cá mập đã bắt đầu có thị phần sẵn sang thực hiện các bước cần thiết.

Thúc bỏ

Đây là hành động tạo phản ứng giá, thúc đẩy bán tháo thị trường hỗ trợ các đợt đầu cơ mới. Giai đoạn này sẽ diễn ra cực kỳ táo bạo. Đôi khi chúng tôi đẩy giá thấp hơn giá chúng tôi đã mua. Tuy nhiên lỗ không phải là vấn đề đối với cá mập, bởi vì nó chỉ trên giấy, chúng tôi có đủ tiền để bơm lại. Những nhà đầu tư không có kinh nghiệm sẽ không chịu được cú sốc tâm lý và sẽ bán tháo.

_105702604_shark976.

Tái cân bằng

Đây là giai đoạn chúng tôi tái cân bằng danh mục đầu tư. Trong quá trình này bơm thử, cá mập có thể đã bán cho bạn một ít coin hoặc khi bơm, cá mập mua chính coin của họ và họ mua nhiều hơn mức dự định. Trong giai đoạn này, cá mập sẽ bán phần thừa cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ tại giá xác định. Mức giá này sẽ trở thành mức hỗ trợ, giảm mức rủi ro cho các cá mập. Ví dụ khi bạn mua coin tại mức $ 5 nếu giá bị đẩy xuống $ 4.5, bạn sẽ không bán ở mức lỗ hay hòa vốn. Chúng tôi biết được điều này và biết được lượng coin chúng tôi bán tại 5$ do đó mức giá này sẽ trở thành ngưỡng hỗ trợ. Quá trình này sẽ diễn ra nhiều đợt

Thoát

Đây là giai đoạn cuối cùng. Đây giai đoạn chúng tôi bắt đầu thu lợi nhuận và thoát khỏi thị trường. Có khá nhiều phương pháp để thực hiện chiến lược này. Một trong những phương pháp là bán lượng nhỏ hoặc bán vào buy wall. Mặc dù đây là phương pháp hay dung nhưng nó mang lại ít lợi nhuận hơn.

Một trong phương pháp nữa là thoát trong quá trình bơm. Cách này được thực hiện bằng cách tạo ra nhiều lệnh bán số lượng lớn sau đó mua lại chính coin này nhiều lần đẩy các nhà đầu tư nhỏ lẻ vào thị trường mua. Khi có nhiều nhà đầu tư bắt đầu mua chúng sẽ dung mua và đặt thêm nhiều lệnh bán ở nhiều mức giá. Khi lực mua yếu chúng tôi lại bắt mua lại, quá trình được lặp lại nhiều lần đến khi chúng tôi thoát hoàn toàn khỏi thị trường.

Một cách nữa đặt sell wall. Nếu bạn từng giao dịch Dogecoin bạn sẽ biết điều này, tôi thích sell wall để mua dogecoin giá rẻ. Tuy nhiên tôi cùng dung phương pháp này bán dần số coin mà nhiều người cho rằng tôi đang muốn đẩy giá xuống.

Những sự thật về bơm và xả

Nhiều nhà đầu tư bắt đầu thắc mắc tôi đã làm thế nào để thực hiện các kế hoạch này. Tôi sẽ đưa ra những miêu tả cụ thể về cách thực hiện để các nhà đầu tư hiểu được cơ chế cách tôi sử dụng binh pháp để chiến thắng trên thị trường.

Tôi phải thừa nhận tôi vào thị trường dogecoin khá muộn, khi giá đã giao dịch tại mức 120-140 satoshi. Tôi bắt đầu đào dogecoin khi đó nhưng điều khiến tôi chú ý là giá giảm đột ngột về mức 90-80 satoshi. Điều gì đó không đúng. Dựa nhiều năm kinh nghiệm giao dịch của tôi, tôi biết có ai đó đã cố tình đẩy giá xuống để gom hàng.

952fc124ffae7dd0211a85e2c7748e1f.

Giống như họ , tôi đã liên hệ với những người bạn giàu có để tham gia vào các đợt bơm và xả. Doge coin quá rẻ, mọi thứ đều tốt. Lượng người đăng kí trên reddit của Dogecoin tăng liên tục đây là một điều kiện thuận lợi để làm giá dogecoin. Thiên thời địa lợi chính là những yếu tố quan trọng để quyết định kết quả. Có thể nói chiến thắng là chắc chắn trước khi đánh. Tất cả các điều kiện đều thuận lợi. Giá, khối lượng giao dịch, cộng đồng đều tốt.

Tôi bắt đầu mua lượng lớn dogecoin quanh mức giá 26-50 satoshis. Tôi bắt đầu chia sẻ giao dịch của tôi trên mạng xã hội. Tại sao? Vì tôi kỳ vọng các nhà đầu tư sẽ không chú ý đến cá nhân như tôi và nghe những lời khuyên của tôi, do đó nó sẽ không ảnh hưởng đến việc tôi mua vào. Tuy nhiên, điều này sẽ giúp tôi nổi tiếng trong tương lại.

Khi giá Dogecoin đạt mức 50-70 satoshi, sự thật là tôi không có 10 triệu dogecoin mà chỉ có 4 triệu. Số lượng đó được tôi nói quá lên để giúp tôi che giấu quá trình thoát khỏi thị trường. Sau đó có sự xuất hiện Jamaican team đã gây quỹ $ 25.000 nhờ dogecoin để đến Olympic. Đó là thời điểm tuyệt vời cho cá mập và tôi.Chúng tôi đã liên kết với nhau ra tín hiệu cho các đợt bơm. Đầu tiên là đợt bơm thử. Mọi người cho rằng chính đội Jamaican đã tạo lên sự nổi tiếng cho dogecoin và đẩy giá lên. Tuy nhiên phần lớn nhầm lẫn giữa giá cả và giá trị. Có giá trị chưa chắc có giá cả, có giá cả không đồng nghĩa có giá trị. Chúng tôi đã đúng khi đẩy giá lên vì cộng đồng cho rằng do đội Jamaican đã mang sự nổi tiếng đến cho dogecoin.

Trong một tuần sau đó, tôi bắt đầu tập trung lên mạng xã hội để kêu gọi pump coin. Nói tóm lại, tôi đã đẩy giá dogecoin lên 280 satoshis khi mà đám đông mua vào sell wall của tôi. Tôi đã thoát được một phần dogecoin của mình tại 270 nhưng tôi không kết thúc ở đây. Đẩy giá cao quá sẽ đẩy tôi vào thể rủi ro phải mua coin đắt hơn.

Tôi đã quyết định cho thị trường dogecoin ngưỡng hỗ trợ tại 160 satoshi và ngưỡng kháng cự tại 230. Tôi sẽ dịch chuyển giá quanh vùng này nhơi sự ủng hộ của cộng đồng mà tôi có thể quản lý giá dogecoin quanh vùng này. Rồi tôi bắt đầu cần nững người theo dõi trung thành người cùng tôi vượt sóng đảm bảo có lợi nhuận. Tại sao? Lý do rất đơn giản. Khi tôi bán phần lớn dogecoin ở giá cao, tôi mất dần thị phần. Tôi cần có thị phần mà không cần trược tiếp nắm giữ nó.

Chuyên tôi nhớ nhất là đợt năm mới tôi nói với mọi người trong nhóm tôi sẽ không giao dịch Doge/BTC trong năm mới bảo họ ngừng giao dịch, và tôi hứa sau khi năm mới kết thúc dogecoin sẽ đạt hơn 200. Tuy nhiên tôi lại âm thầm thực hiện kế hoạch khác, tôi nhặt những người tin cậy vào 1 nhóm bí mật, yêu cầu họ bán dogecoin và mua UNO do tôi đã nhìn thấy tiềm năng ở UNO, tôi làm việc này có 2 mục đích. họ có thể thoát dogecoin ở mức 160 và mua UNO với giá rẻ bắt đầu chuẩn vị thế do đó sẽ giảm áp lực bán cho việc tôi thoát dogecoin sau năm mới. Thứ 2 tại thời điểm doge chưa bán quá nhiều, UNO giá rẻ.

Rồi sau đó, halving (phần thưởng đào 1 khối giảm 1 nửa) của dogcoin diễn ra nhiều người nhẹ dạ cho rằng dogecoin sẽ tăng gấp đôi mà quên rằng người tạo ra giá chính là cá mập. Một lần nữa mọi người sập bẫy mà tôi mong đợi. Đến gần ngày halving tôi đã bán hết dogecoin.

Điều đáng buồn, là tôi dùng các tin xấu liên quan đến tôi để thông báo cho những người theo dõi để thực hiện các hành động ngược lại. Những người thua cuộc cuối cùng chỉ là những người tôi ghét bởi vị quá tự cao tự đại, hành động quá chậm. Những người theo dõi trong kênh cá nhân của tôi biết tôi giao dịch ra sao nên họ giữ coin ngay cả khi tôi đẩy giá xuống. Những người thiếu kiên nhẫn là những người thường thua cuộc cuối cùng.