Thứ Năm, 19 tháng 1, 2023

TRÚNG VÉ SỐ || Cho Kết Quả Nhanh Bất Ngờ || Nhạc Tần Số Cao 432 Hz || Luật hấp dẫn

1.000 cây mai trên dải phân cách bung nở ngày Tết





Đây là năm thứ 5, những cây mai trồng trên dải phân cách quốc lộ 56 và một số trục đường chính ở thị trấn Ngãi Giao nở hoa đúng dịp Tết Nguyên đán. Những cây mai này hơn 12 tuổi, được chính quyền mua lại từ các vườn nhà dân trên địa bàn với giá một triệu đồng mỗi gốc.



Các cây mai được đánh số thứ tự để kiểm soát cũng như theo dõi sinh trưởng và sâu bệnh.



Giữa tháng Chạp, đơn vị chăm sóc thuê 150 người ngắt lá. "Cuối năm ngoái, tiết trời mưa, lạnh đột ngột nên chúng tôi phải xuống lá hai lần và tốn khá nhiều công sức chăm bón để mai nở kịp Tết", đại diện đơn vị này nói.



27 Tết, mai trên dải phân cách đã bung nở. "Năm nào chính quyền cũng xử lý để mai ra hoa trước Tết. Giữa bộn bề công việc nhưng mỗi lúc đi qua con đường này, tôi có cảm giác hân hoan, thích thú", ông Nguyễn Lam, nhà gần quốc lộ 56 nói.



Xen lẫn trong hàng mai vàng, một cây mai nở hoa màu trắng sữa.


Chị Lê Thị Minh Nguyệt, nhân viên đơn vị chăm sóc, kiểm tra sâu trên hoa, búp để xử lý. "Sâu bệnh rất nhiều nên để hoa nở đều, đẹp lâu thì phải phát hiện kịp thời để xử lý bằng các chế phẩm sinh học", chị nói.

Chị Nguyệt cùng đồng nghiệp lưu lại bức ảnh kỷ niệm sau khi kết thúc công việc.

Một cây mai nở hoa vàng rực.

Theo một cán bộ phòng kinh tế hạ tầng huyện Châu Đức, việc trồng ở dải phân cách có tác dụng che chắn, đảm bảo an toàn giao thông, cảnh quan vừa tạo điểm nhấn cho địa phương.

Bà Võ Thị Ánh Xuân giữ quyền Chủ tịch nước

Sau khi Quốc hội miễn nhiệm Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, bà Võ Thị Ánh Xuân được Bộ Chính trị phân công giữ quyền Chủ tịch nước.

Chiều 18/1, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông báo Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân giữ quyền Chủ tịch nước cho đến khi Quốc hội bầu ra Chủ tịch nước mới.

Việc này căn cứ vào Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức Quốc hội và kết luận của Bộ Chính trị về phân công Ủy viên Trung ương Đảng giữ quyền Chủ tịch nước.

Nhiệm kỳ trước, sau khi Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ trần, Phó chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh giữ quyền Chủ tịch nước.

Quyền chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tại Quốc hội, chiều 18/1. Ảnh: Hoàng Phong

Bà Võ Thị Ánh Xuân tại Quốc hội, tháng 11/2020. Ảnh: Hoàng Phong

Bà Võ Thị Ánh Xuân 53 tuổi, quê huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, trình độ cử nhân Sư phạm Hóa học, thạc sĩ chuyên ngành Quản lý công. Bà là Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng khóa 11, Ủy viên Trung ương Đảng hai khóa 12 và 13; đại biểu Quốc hội hai khóa 14, 15.

Bà Xuân từng bốn nămgiáo viên trường THPT Mỹ Thới, thị xã Long Xuyên; sau đó làm chuyên viên nghiên cứu tổng hợp, Văn phòng Tỉnh ủy. Từ tháng 8/2001 đến 1/2013, bà làm Phó chủ tịch rồi Chủ tịch Hội liên hiệp Phụ nữ tỉnh An Giang; Phó trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy An Giang; Bí thư Thị ủy Tân Châu. Từ tháng 2/2013, bà giữ chức Phó chủ tịch tỉnh, Phó bí thư rồi Bí thư tỉnh An Giang.

Tháng 4/2021, bà được Quốc hội bầu làm Phó chủ tịch nước. Nguyên Phó chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh khi đó đánh giá bà Võ Thị Ánh Xuân đã thể hiện được năng lực qua nhiều vị trí công tác và hội tụ đủ 5 chữ T gồm "trí tuệ, tự tin, trẻ đẹp, tiến bộ và thành công".

Đề xuất tái khởi động công trình cầu cao nhất Việt Nam

Gói thầu J3 (cầu Phước Khánh) trên cao tốc Bến Lức - Long Thành sau hai năm dừng thi công, chủ đầu tư muốn khởi động lại với kế hoạch hoàn thành sau 17 tháng.

Tổng công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) vừa đề nghị Bộ Giao thông Vận tải làm việc với Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA - nhà tài trợ) để sớm chấp thuận kế hoạch chọn nhà thầu thi công các hạng mục còn lại của cầu Phước Khánh trên tuyến cao tốc. Động thái này đưa ra sau hai năm công trình dừng thi công, nhà thầu cũ cũng đã chấm dứt hợp đồng.

VEC ước tính phần việc còn lại để hoàn thành cầu Phước Khánh khoảng 750 tỷ đồng. Công tác lựa chọn nhà thầu dự kiến thực hiện quý một năm nay, bắt đầu thi công từ cuối tháng 6 và kết thúc tháng 1/2025 (17 tháng). Kế hoạch này chưa được JICA chấp thuận.

Công trường cầu Phước Khánh năm 2022. Ảnh: Quỳnh Trần

Công trường cầu Phước Khánh năm 2022. Ảnh: Quỳnh Trần

Trước đó, VEC ký hợp đồng xây lắp gói thầu xây cầu Phước Khánh với liên danh Sumitomo Mitsui - Cienco 4, bắt đầu triển khai từ tháng 1/2016. Tuy nhiên, do vướng mắc trong việc bố trí vốn và gia hạn hiệp định vay, nên từ năm 2020 đến nay gói thầu này tạm dừng, khi đã giải ngân hơn 2.300 tỷ đồng (chiếm 87,4%). Chủ đầu tư đã nhiều lần đàm phán với nhà thầu trên, đề nghị tiếp tục thi công nhưng không được đồng ý.

Theo Cục Quản lý đầu tư xây dựng (Bộ Giao thông Vận tải), gói thầu xây cầu Phước Khánh sử dụng vốn ODA của JICA, nên phải tuân thủ theo các quy định về đấu thầu của nhà tài trợ này. Do vậy, ý kiến của JICA kế hoạch chọn nhà thầu là cơ sở để chủ đầu tư cùng các bên liên quan triển khai các phần việc tiếp theo.

Cầu Phước Khánh trên tuyến cao tốc bắc qua sông Lòng Tàu (nối huyện Cần Giờ, TP HCM và Nhơn Trạch, Đồng Nai). Khi hoàn thành, đây là cây cầu cao nhất nước với tĩnh không 55 m, dài hơn 3 km, rộng gần 22 m cho bốn làn xe. Hồi tháng 2/2021, cẩu thi công cầu Phước Khánh bị tàu container đâm gãy gây thiệt hại khoảng 20 tỷ đồng.

Khởi công năm 2014, cao tốc Bến Lức - Long Thành dài 57 km, đi qua Long An, TP HCM và Đồng Nai, tổng đầu tư 31.300 tỷ đồng (hơn 1,6 tỷ USD). Ngoài nhà tài trợ JICA, dự án sử dụng vốn từ Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) và vốn đối ứng Chính phủ. Toàn tuyến có 11 gói thầu xây lắp, trong đó hai gói quan trọng nhất là J1 (cầu Bình Khánh bắc qua sông Soài Rạp) và J3 (cầu Phước Khánh). Sau gần 9 năm xây dựng với nhiều lần lùi tiến độ, cao tốc Bến Lức - Long Thành được đặt mục tiêu hoàn thành cuối năm nay.