Liên hệ số di động/zalo: 0979766122 NGUYEN QUANG ANH Hỗ trợ cho tôi theo Số tài khoản: 0979766122 Vietinbank thành phố Bắc Giang
Chủ Nhật, 15 tháng 11, 2020
Xây nhà cao tầng nhanh nhất Thế Giới tại Trung Quốc
Xây nhà cao tầng nhanh nhất thế giới đó là điều mà một công ty xây dựng Trung Quốc đã làm được. Công ty này đã hoàn thành tòa nhà chọc trời cao 57 tầng trong 19 ngày làm việc ở miền trung Trung Quốc .
Công ty xây dựng Broad Group của Trung Quốc là một công ty xây dựng rất đặc biệt, chuyên xây những tòa nhà cao tầng với thời gian ngắn kỷ lục bằng một phương pháp vô cùng độc đáo. Ước tính lắp ráp ba tầng một ngày bằng phương pháp mô-đun. Trước đây, công ty Broad Group từng xây dựng một khách sạn 30 tầng chỉ trong vòng 360 giờ. Tòa nhà bền vững rộng đã dành bốn tháng rưỡi chế tạo 2.736 mô-đun trước khi bắt đầu xây dựng. 20 tầng đầu tiên đã được hoàn thành trước sau đó đến 37 tầng còn lại.
Kỷ lục mới nhất của công ty này đó là xây một tòa nhà văn phòng 57 tầng trong thời gian kỷ lục chỉ 19 ngày. Một trong những kiến trúc sư của công ty Broad Group là anh Xian Min Zhang đã ghi lại hình ảnh time-lapse quá trình xây dựng tòa nhà này trong khoảng thời gian 19 ngày.
Công nghệ xây nhà mô đun giải pháp đẩy nhanh tiến độ xây nhà cao tầng
Broad Group sử dụng phương pháp xây dựng sẵn các khối mô-đun của tòa nhà tại xưởng sản xuất của mình, sau đó đưa các khối này đến vị trí tòa nhà cần xây và lắp ghép chúng lại giống như một bộ đồ chơi lego.
Tòa nhà mà công ty vừa xây dựng có tổng diện tích lên tới 180.000 mét vuông, hơn 800 căn hộ và văn phòng cho 4000 nhân viên làm việc. Việc sử dụng phương pháp ghép khối này cũng làm giảm bớt lượng bê-tông cần sử dụng đi rất nhiều. Bên cạnh đó, trong quá trình xây dựng cũng không tạo ra quá nhiều bụi gây ô nhiễm môi trường. Công ty hiện có tham vọng lắp ráp tòa nhà chọc trời cao nhất thế giới, ở 220 tầng, chỉ trong ba tháng.
Với phương pháp truyền thống, họ phải xây dựng một tòa nhà chọc trời bằng gạch, nhưng với phương pháp mô đun, chúng tôi chỉ cần lắp ráp các khối, kỹ sư của công ty Chen Xiangqian cho biết. Phương pháp mô-đun đã được sử dụng cho các khu chung cư cao tầng ở những nơi khác, kể cả ở Anh và Mỹ. Phương pháp này đáng để phát triển vì nó có thể trở thành một cách an toàn và đáng tin cậy để xây dựng các tòa nhà chọc trời một cách nhanh chóng.
Theo kiến trúc sư Xian Min Zhang, công ty đang lên kế hoạch tiếp tục xây dựng một tòa nhà cao 220 tầng cũng với phương pháp đặc biệt này. Đây sẽ là một thách thức rất lớn bởi ở độ cao như vậy sẽ rất khó để các cần cẩu có thể lắp ghép các khối mô-đun một cách chính xác.
Trung Quốc đi đầu “phong trào” xây nhà chọc trời phá kỷ lục thế giới
Mới đây, theo thống kê độ cao công trình hàng năm của Ủy ban Môi trường đô thị và Công trình cao tầng (CTBUH), hiện nay, Trung Quốc vẫn là quốc gia sở hữu nhiều tòa nhà chọc trời phá kỷ lục thế giới nhất.
Tính đến hết năm 2017, thế giới có 144 tòa nhà kỷ lục, cao hơn 200m đã được xây dựng. 76 tòa trong số đó (tương đương 53%) đều thuộc về Trung Quốc.
Tuy nhiên, số lượng các tòa cao ốc này lại có xu hướng tập trung ở một thành phố chủ chốt của Trung Quốc, Thâm Quyến. Chỉ riêng thành phố này đã có 12 tòa cao ốc trong danh sách thống kê trên, chiếm 8,3% số lượng cao ốc đạt kỷ lục của thế giới. Con số này còn vượt xa số lượng tòa cao ốc chọc trời của cả nước Mỹ (chỉ 10 tòa).
Số lượng nhà chọc trời của Trung Quốc "cao vút" trong biểu đồ
Với sự phát triển mạnh mẽ của các tòa nhà chọc trời ở Trung Quốc, các chuyên gia của CTBUH cho rằng ngành công nghiệp xây dựng nhà cao ốc sẽ tiếp tục phát triển nhanh hơn nữa. Cụ thể, so với năm 2013, khi mà chỉ có 74 công trình cao trên 200m được xây dựng hoàn thành, thì đến nay, số lượng cao ốc của thế giới đã tăng lên 95%.
CTBUH cũng nhận định: Cơn sốt nhà cao tầng là kết quả từ mô hình nén đô thị của thế giới khi dân số đang ngày một tăng lên và đổ dồn về khu vực các thành phố.
Nhà chọc trời của Trung Quốc tập trung tại các trung tâm lớn
Xu hướng “cơn sốt nhà cao tầng” đang lan rộng, từ 54 thành phố của 18 quốc gia vào năm 2016 lên 69 thành phố của 23 quốc gia trong năm nay. Điều này cũng giải thích cho sự giảm số lượng nhà chọc trời ở Trung Quốc khi năm 2016, quốc gia này sở hữu đến 65% nhà chọc trời của thế giới, và sang năm nay con số này chỉ là 53% khi xây dựng hoàn thành 83 tòa nhà trên 200m.
“Việc xây dựng nhà cao tầng không còn bị giới hạn ở một số ít những khu vực trung tâm tài chính, thương mại mà đã trở thành một hình mẫu cho việc nén đô thị”, giám đốc điều hành của CTBUH Antony Wood cho biết.
Số lượng nhà chọc trời của quốc gia đông dân nhất thế giới tăng nhanh qua các năm
Những nhà đầu tư bất động sản đang sử dụng nhà chọc trời cho các mục đích khác nhau. Số liệu chỉ ra rằng một sự chuyển dịch lớn trong mục đích sử dụng các công trình này đang diễn ra: từ tòa nhà 100% văn phòng hoặc sử dụng hỗn hợp thành tòa nhà 100% căn hộ chung cư. Có 49 tòa nhà 100% căn hộ chung cư, chiếm 34% trong tổng số cao ốc trên 200m trong danh sách thống kê của CTBUH, tăng 19 tòa (15%) so với năm ngoái.
Về vật liệu xây dựng, bê tông vẫn được sử dụng phổ biến hơn thép, phủ khắp đô thị, bởi chi phí thấp và sử dụng đơn giản, CTBUH cho biết.
Chiều cao của các tòa chọc trời cũng tăng lên
Trong số 144 tòa nhà kỷ lục được xây dựng hoàn thành trong năm 2017, 74 tòa (51%) sử dụng bê tông là vật liệu kết cấu chính; trong khi đó, 64 tòa (44%) sử dụng bê tông cốt thép. Và chỉ có duy nhất 2 tòa được xây dựng toàn bằng thép (bằng con số của năm 2016). Hiện tại đang có 17 tòa cao trên 200m đang được xây dựng với nguyên vật liệu chính là thép.
Tính đến hết năm 2017, thế giới có 144 tòa nhà kỷ lục, cao hơn 200m đã được xây dựng. 76 tòa trong số đó (tương đương 53%) đều thuộc về Trung Quốc.
Tuy nhiên, số lượng các tòa cao ốc này lại có xu hướng tập trung ở một thành phố chủ chốt của Trung Quốc, Thâm Quyến. Chỉ riêng thành phố này đã có 12 tòa cao ốc trong danh sách thống kê trên, chiếm 8,3% số lượng cao ốc đạt kỷ lục của thế giới. Con số này còn vượt xa số lượng tòa cao ốc chọc trời của cả nước Mỹ (chỉ 10 tòa).
Số lượng nhà chọc trời của Trung Quốc "cao vút" trong biểu đồ
Với sự phát triển mạnh mẽ của các tòa nhà chọc trời ở Trung Quốc, các chuyên gia của CTBUH cho rằng ngành công nghiệp xây dựng nhà cao ốc sẽ tiếp tục phát triển nhanh hơn nữa. Cụ thể, so với năm 2013, khi mà chỉ có 74 công trình cao trên 200m được xây dựng hoàn thành, thì đến nay, số lượng cao ốc của thế giới đã tăng lên 95%.
CTBUH cũng nhận định: Cơn sốt nhà cao tầng là kết quả từ mô hình nén đô thị của thế giới khi dân số đang ngày một tăng lên và đổ dồn về khu vực các thành phố.
Nhà chọc trời của Trung Quốc tập trung tại các trung tâm lớn
Xu hướng “cơn sốt nhà cao tầng” đang lan rộng, từ 54 thành phố của 18 quốc gia vào năm 2016 lên 69 thành phố của 23 quốc gia trong năm nay. Điều này cũng giải thích cho sự giảm số lượng nhà chọc trời ở Trung Quốc khi năm 2016, quốc gia này sở hữu đến 65% nhà chọc trời của thế giới, và sang năm nay con số này chỉ là 53% khi xây dựng hoàn thành 83 tòa nhà trên 200m.
“Việc xây dựng nhà cao tầng không còn bị giới hạn ở một số ít những khu vực trung tâm tài chính, thương mại mà đã trở thành một hình mẫu cho việc nén đô thị”, giám đốc điều hành của CTBUH Antony Wood cho biết.
Số lượng nhà chọc trời của quốc gia đông dân nhất thế giới tăng nhanh qua các năm
Những nhà đầu tư bất động sản đang sử dụng nhà chọc trời cho các mục đích khác nhau. Số liệu chỉ ra rằng một sự chuyển dịch lớn trong mục đích sử dụng các công trình này đang diễn ra: từ tòa nhà 100% văn phòng hoặc sử dụng hỗn hợp thành tòa nhà 100% căn hộ chung cư. Có 49 tòa nhà 100% căn hộ chung cư, chiếm 34% trong tổng số cao ốc trên 200m trong danh sách thống kê của CTBUH, tăng 19 tòa (15%) so với năm ngoái.
Về vật liệu xây dựng, bê tông vẫn được sử dụng phổ biến hơn thép, phủ khắp đô thị, bởi chi phí thấp và sử dụng đơn giản, CTBUH cho biết.
Chiều cao của các tòa chọc trời cũng tăng lên
Trong số 144 tòa nhà kỷ lục được xây dựng hoàn thành trong năm 2017, 74 tòa (51%) sử dụng bê tông là vật liệu kết cấu chính; trong khi đó, 64 tòa (44%) sử dụng bê tông cốt thép. Và chỉ có duy nhất 2 tòa được xây dựng toàn bằng thép (bằng con số của năm 2016). Hiện tại đang có 17 tòa cao trên 200m đang được xây dựng với nguyên vật liệu chính là thép.
Trung Quốc lần đầu nhập siêu thép sau hơn 10 năm
Nhu cầu thép tăng đột biến do hàng loạt dự án cơ sở hạ tầng và xây dựng sau thời gian phong tỏa phòng dịch Covid-19.
Theo dữ liệu từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc, trong tháng 6, kim ngạch nhập khẩu thép thành phẩm và bán thành phẩm của nước này là 4,4 triệu tấn, trong khi xuất khẩu đạt 3,7 triệu tấn.
Tháng 6 cũng là tháng nhập siêu thép đầu tiên của Trung Quốc kể từ khủng hoảng tài chính năm 2009. Lượng thép nhập khẩu từ Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam của Trung Quốc tăng trong tháng 6 khi Bắc Kinh đẩy mạnh các dự án hạ tầng và xây dựng nhằm khôi phục nền kinh tế trước tác động của đại dịch Covid-19. Trong tháng 6, Trung Quốc sản xuất 91,58 triệu tấn thép thô, hiện là nước sản xuất thép lớn nhất thế giới.
Lần đầu nhập siêu sau hơn 10 năm
Trung Quốc, nhà sản xuất thép lớn nhất thế giới, vừa nhập khẩu ròng mặt hàng này lần đầu tiên kể từ năm 2009. Ảnh: Reuters.
Đà tăng đột biến trong nhu cầu thép tại Trung Quốc, đặc biệt là thép cuộn nóng dùng trong mọi ngành từ ôtô cho đến phôi thép trong xây dựng, được dự báo sẽ tiếp tục duy trì trong tháng 7. Kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này được dự báo sẽ tăng lên 5,5 triệu tấn, theo một phân tích của S&P Global Platts dựa trên dữ liệu giao dịch tháng 5 và tháng 6.
Trong ngắn hạn, điều này sẽ giúp các công ty thép trong khu vực tiếp tục xuất khẩu được nhiều sản phẩm sang Trung Quốc, bù đắp phần nào nhu cầu yếu đối với mặt hàng này tại thị trường nội địa của họ. Tuy nhiên, theo S&P Global Platts, Trung Quốc chỉ tăng nhập khẩu thép từ các quốc gia trong khu vực châu Á và được dự báo sẽ không tìm kiếm thêm các nguồn nhập khẩu từ các quốc gia như Mỹ dù Bắc Kinh đã ký thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 với Washington.
Bên cạnh các dự án hạ tầng và xây dựng, nguyên nhân khiến cầu thép tại Trung Quốc tăng mạnh cũng xuất phát từ việc các nhà sản xuất nội địa đua nhau tích trữ hàng với dự báo nguồn cung thiếu hụt trong tương lai.Theo S&P Global Platts, việc này đã đẩy cầu lẫn giá thép lên cao. Hiệp hội Sắt thép Trung Quốc cho hay trong tháng 6, tồn kho thép thành phẩm tại các nhà máy và trên các thị trường giao ngay ở 20 thành phố Trung Quốc đã tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ngoài ra, tại Trung Quốc, nhu cầu thép không chỉ đến từ lĩnh vực cơ sở hạ tầng và xây dựng mà còn đến từ hoạt động đóng tàu, sản xuất ôtô, thiết bị gia dụng, và tất cả các ngành này đều đang hồi phục mạnh mẽ sau làn sóng bùng phát Covid-19 đầu tiên, theo S&P Global Platts. Điều này đẩy nhu cầu tăng mạnh đối với thép cuộn nóng - dùng trong sản xuất máy móc, thiết bị gia dụng và ô tô; và phôi thép - sử dụng để làm thanh cốt thép trong xây dựng.
Lần gần đây nhất nhu cầu thép tại Trung Quốc có mức tăng tương tự như hiện tại là vào khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 - 2009, khi Trung Quốc nhập siêu thép để phục vụ cho chương trình kích cầu hạ tầng quy mô 4.000 tỷ NDT (586 tỷ USD). Khi đó, nước này xây dựng hàng loạt đường cao tốc, cầu, tàu viên đạn và nhà máy mới.
Nhu cầu thép tiếp tục tăng trong ngắn hạn
Trong quý II/2020, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 3,2%, cú lội ngược dòng ngoạn mục so với mức âm 6,8% trong quý I. Đầu tuần này, lợi nhuận của một vài công ty công nghiệp lớn của Trung Quốc báo tháng tăng thứ hai liên tiếp trong tháng 6, dù tổng lợi nhuận nửa đầu năm giảm.
Tồn kho thép thành phẩm tại Trung Quốc tăng mạnh do các nhà buôn tăng tích trữ với dự báo nhu cầu thiếu hụt trong tương lai. Ảnh: MySteel.
“Kim ngạch nhập khẩu thép của Trung Quốc là điều đã được dự báo trước khi Trung Quốc là quốc gia đầu tiên mở cửa nền kinh tế trở lại sau thời gian phong tỏa phòng dịch Covid-19. Do đó, sự phục hồi kinh tế và nhu cầu thép tại nước này tạm thời vượt qua các thị trường nước ngoài, thu hút dòng thép từ các quốc gia khác”, các nhà phân tích của S&P Global Platts cho biết. “Quan trọng hơn là, các chính sách nới lỏng tiền tệ và tín dụng trong nửa đầu năm 2020 của Bắc Kinh đã thúc đẩy mạnh mẽ lĩnh vực hạ tầng và xây dựng. Các nhà buôn thép đang đầu cơ mạnh với dự báo rằng nhu cầu sẽ còn tiếp tục tăng cao trong nửa cuối năm nay".
Theo hãng phân tích thị trường kim loại Trung Quốc Mysteel, lượng xuất khẩu trong tháng 6 của các nhà sản xuất thép nội địa trong giảm đáng kể do nhu cầu lao dốc trên thế giới khi hầu hết quốc gia đang vật lộn với việc mở lại nền kinh tế trong đại dịch. Đơn cử, 70% nhà sản xuất ôtô tại châu Âu, Nhật Bản và Hàn Quốc - thường mua thép dẹt từ Trung Quốc, đều đã phải dừng hoặc cắt giảm một phần hoạt động sản xuất.
Nhu cầu thép yếu tại các thị trường ngoài Trung Quốc thể hiện rõ ở chênh lệch tới 50 USD/tấn thép giữa thị trường nội địa Trung Quốc và phần còn lại của thế giới, theo Mysteel.
Nhu cầu thép mạnh tại Trung Quốc cũng đẩy kim ngạch nhập quặng sắt từ Australia tăng lên 7 tỷ USD trong tháng 6, theo dữ liệu sơ bộ từ Cục thống kê Australia. Xuất khẩu quặng sắt của Australia sang Trung Quốc được dự báo sẽ tiếp tục tăng trong ngắn hạn bởi nhập khẩu thép của Bắc Kinh trong tháng 6 chỉ như “muối bỏ bể” so với tổng sản lượng thép của nước này, theo S&P Global Platts.
Trung Quốc cũng đang dọn đường để tăng sản xuất thép và nhập khẩu quặng sắt với việc mở 4 cảng biển mới có khả năng đón các tàu chở quặng sắt siêu lớn. Theo các nhà phân tích, động thái này có thể nhằm tăng nhập khẩu quặng sắt từ Brazil và châu Phi.
Tuy nhiên, các nhà phân tích của Global Platts nhận định nhu cầu thép của Trung Quốc có thể không kéo dài lâu, đặc biệt là khi Bắc Kinh đang nỗ lực hạ nhiệt thị trường bất động sản đang tăng trưởng quá nóng. “Sang tháng 8, nhập khẩu thép của Trung Quốc có thể sẽ giảm xuống còn 2,8 triệu tấn khi các nhà nhập khẩu thận trọng hơn trước sự trở lại của dịch bệnh Covid-19 tại nước này và những trận mưa gây lũ lụt lịch sử đang kéo dài ở miền nam", S&P Global Platts nhận định.
Theo dữ liệu từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc, trong tháng 6, kim ngạch nhập khẩu thép thành phẩm và bán thành phẩm của nước này là 4,4 triệu tấn, trong khi xuất khẩu đạt 3,7 triệu tấn.
Tháng 6 cũng là tháng nhập siêu thép đầu tiên của Trung Quốc kể từ khủng hoảng tài chính năm 2009. Lượng thép nhập khẩu từ Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam của Trung Quốc tăng trong tháng 6 khi Bắc Kinh đẩy mạnh các dự án hạ tầng và xây dựng nhằm khôi phục nền kinh tế trước tác động của đại dịch Covid-19. Trong tháng 6, Trung Quốc sản xuất 91,58 triệu tấn thép thô, hiện là nước sản xuất thép lớn nhất thế giới.
Lần đầu nhập siêu sau hơn 10 năm
Trung Quốc, nhà sản xuất thép lớn nhất thế giới, vừa nhập khẩu ròng mặt hàng này lần đầu tiên kể từ năm 2009. Ảnh: Reuters.
Đà tăng đột biến trong nhu cầu thép tại Trung Quốc, đặc biệt là thép cuộn nóng dùng trong mọi ngành từ ôtô cho đến phôi thép trong xây dựng, được dự báo sẽ tiếp tục duy trì trong tháng 7. Kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này được dự báo sẽ tăng lên 5,5 triệu tấn, theo một phân tích của S&P Global Platts dựa trên dữ liệu giao dịch tháng 5 và tháng 6.
Trong ngắn hạn, điều này sẽ giúp các công ty thép trong khu vực tiếp tục xuất khẩu được nhiều sản phẩm sang Trung Quốc, bù đắp phần nào nhu cầu yếu đối với mặt hàng này tại thị trường nội địa của họ. Tuy nhiên, theo S&P Global Platts, Trung Quốc chỉ tăng nhập khẩu thép từ các quốc gia trong khu vực châu Á và được dự báo sẽ không tìm kiếm thêm các nguồn nhập khẩu từ các quốc gia như Mỹ dù Bắc Kinh đã ký thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 với Washington.
Bên cạnh các dự án hạ tầng và xây dựng, nguyên nhân khiến cầu thép tại Trung Quốc tăng mạnh cũng xuất phát từ việc các nhà sản xuất nội địa đua nhau tích trữ hàng với dự báo nguồn cung thiếu hụt trong tương lai.Theo S&P Global Platts, việc này đã đẩy cầu lẫn giá thép lên cao. Hiệp hội Sắt thép Trung Quốc cho hay trong tháng 6, tồn kho thép thành phẩm tại các nhà máy và trên các thị trường giao ngay ở 20 thành phố Trung Quốc đã tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ngoài ra, tại Trung Quốc, nhu cầu thép không chỉ đến từ lĩnh vực cơ sở hạ tầng và xây dựng mà còn đến từ hoạt động đóng tàu, sản xuất ôtô, thiết bị gia dụng, và tất cả các ngành này đều đang hồi phục mạnh mẽ sau làn sóng bùng phát Covid-19 đầu tiên, theo S&P Global Platts. Điều này đẩy nhu cầu tăng mạnh đối với thép cuộn nóng - dùng trong sản xuất máy móc, thiết bị gia dụng và ô tô; và phôi thép - sử dụng để làm thanh cốt thép trong xây dựng.
Lần gần đây nhất nhu cầu thép tại Trung Quốc có mức tăng tương tự như hiện tại là vào khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 - 2009, khi Trung Quốc nhập siêu thép để phục vụ cho chương trình kích cầu hạ tầng quy mô 4.000 tỷ NDT (586 tỷ USD). Khi đó, nước này xây dựng hàng loạt đường cao tốc, cầu, tàu viên đạn và nhà máy mới.
Nhu cầu thép tiếp tục tăng trong ngắn hạn
Trong quý II/2020, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 3,2%, cú lội ngược dòng ngoạn mục so với mức âm 6,8% trong quý I. Đầu tuần này, lợi nhuận của một vài công ty công nghiệp lớn của Trung Quốc báo tháng tăng thứ hai liên tiếp trong tháng 6, dù tổng lợi nhuận nửa đầu năm giảm.
Tồn kho thép thành phẩm tại Trung Quốc tăng mạnh do các nhà buôn tăng tích trữ với dự báo nhu cầu thiếu hụt trong tương lai. Ảnh: MySteel.
“Kim ngạch nhập khẩu thép của Trung Quốc là điều đã được dự báo trước khi Trung Quốc là quốc gia đầu tiên mở cửa nền kinh tế trở lại sau thời gian phong tỏa phòng dịch Covid-19. Do đó, sự phục hồi kinh tế và nhu cầu thép tại nước này tạm thời vượt qua các thị trường nước ngoài, thu hút dòng thép từ các quốc gia khác”, các nhà phân tích của S&P Global Platts cho biết. “Quan trọng hơn là, các chính sách nới lỏng tiền tệ và tín dụng trong nửa đầu năm 2020 của Bắc Kinh đã thúc đẩy mạnh mẽ lĩnh vực hạ tầng và xây dựng. Các nhà buôn thép đang đầu cơ mạnh với dự báo rằng nhu cầu sẽ còn tiếp tục tăng cao trong nửa cuối năm nay".
Theo hãng phân tích thị trường kim loại Trung Quốc Mysteel, lượng xuất khẩu trong tháng 6 của các nhà sản xuất thép nội địa trong giảm đáng kể do nhu cầu lao dốc trên thế giới khi hầu hết quốc gia đang vật lộn với việc mở lại nền kinh tế trong đại dịch. Đơn cử, 70% nhà sản xuất ôtô tại châu Âu, Nhật Bản và Hàn Quốc - thường mua thép dẹt từ Trung Quốc, đều đã phải dừng hoặc cắt giảm một phần hoạt động sản xuất.
Nhu cầu thép yếu tại các thị trường ngoài Trung Quốc thể hiện rõ ở chênh lệch tới 50 USD/tấn thép giữa thị trường nội địa Trung Quốc và phần còn lại của thế giới, theo Mysteel.
Nhu cầu thép mạnh tại Trung Quốc cũng đẩy kim ngạch nhập quặng sắt từ Australia tăng lên 7 tỷ USD trong tháng 6, theo dữ liệu sơ bộ từ Cục thống kê Australia. Xuất khẩu quặng sắt của Australia sang Trung Quốc được dự báo sẽ tiếp tục tăng trong ngắn hạn bởi nhập khẩu thép của Bắc Kinh trong tháng 6 chỉ như “muối bỏ bể” so với tổng sản lượng thép của nước này, theo S&P Global Platts.
Trung Quốc cũng đang dọn đường để tăng sản xuất thép và nhập khẩu quặng sắt với việc mở 4 cảng biển mới có khả năng đón các tàu chở quặng sắt siêu lớn. Theo các nhà phân tích, động thái này có thể nhằm tăng nhập khẩu quặng sắt từ Brazil và châu Phi.
Tuy nhiên, các nhà phân tích của Global Platts nhận định nhu cầu thép của Trung Quốc có thể không kéo dài lâu, đặc biệt là khi Bắc Kinh đang nỗ lực hạ nhiệt thị trường bất động sản đang tăng trưởng quá nóng. “Sang tháng 8, nhập khẩu thép của Trung Quốc có thể sẽ giảm xuống còn 2,8 triệu tấn khi các nhà nhập khẩu thận trọng hơn trước sự trở lại của dịch bệnh Covid-19 tại nước này và những trận mưa gây lũ lụt lịch sử đang kéo dài ở miền nam", S&P Global Platts nhận định.
Xây nhà "siêu tốc" ở Trung Quốc
Tại Trung Quốc, một công ty đang gây tiếng vang khi xây những tòa nhà cao tầng trong quãng thời gian chỉ tính bằng ngày và giờ. Công ty quảng bá cách xây dựng mới của họ sẽ thay đổi hoàn toàn ngành công nghiệp xây dựng toàn cầu, song nó cũng đặt ra không ít nghi ngờ về vấn đề chất lượng.
Hồi đầu tháng 12 năm ngoái, Liu Zhangning đang chăm sóc các luống cải ở Changsha, thì nhìn thấy một chiếc cần cẩu màu vàng, cao lênh khênh mọc lên từ xa. Ban đêm, đèn đóm quanh chiếc cần cẩu sáng trưng như ban ngày. Chỉ 15 ngày sau đó, từ chỗ cái cần cẩu đã mọc lên một tòa khách sạn 30 tầng mang tên T30, với 4 mặt phủ kính sáng loáng.
"Thật không thể tin được. Người ta đã xây tòa nhà đó chỉ trong chưa đầy 1 tháng" - bà Liu thán phục.
Xây nhà 30 tầng sau 15 ngày
Một đoạn video tua nhanh thời gian về dự án 30 tầng kể trên ở Changsha, cho thấy tòa nhà đúc sẵn được lắp ghép tại chỗ, đã thu hút hơn 5 triệu lượt người xem trên YouTube và khiến các kiến trúc sư phương Tây há hốc mồm kinh ngạc. "Tôi chưa từng thấy dự án xây dựng nào lại nhanh như thế cả" - Ryan Smith, một chuyên gia về vật liệu đúc sẵn ở Đại học Utah nói.
Trong đoạn video, các công nhân mặc đồ bảo hộ màu xanh sẽ lắp ghép các "tấm bảng chính", cũng là phần sàn của từng tầng, vào trong công trình. Đó là những khối bê tông có kích cỡ 4m x 15m chứa các ống thông khí, ống nước, ống dẫn dây điện và đèn chiếu sáng. Tiếp đó người ta lắp các tấm trần và tường nhà, cũng được đúc sẵn.
Một chiếc cần cẩu sẽ xếp chồng các tấm vật liệu đúc sẵn lên nhau, như cách người ta chơi trò xếp hình vậy. Công nhân sẽ lao tới siết chặt các tấm vật liệu với nhau. Cuối cùng, ngoại thất gồm kính và thép sẽ được phủ lên khắp tòa nhà như lớp trang trí cuối cùng. Sau đúng 360 giờ, đồng hồ ngừng quay và khách sạn được xây dựng hoàn tất, một kỷ lục khó tin.
Theo Smith, xây dựng bằng vật liệu đúc sẵn không phải là điều mới mẻ. Ông nói rằng các phương thức xây dựng dùng vật liệu đúc sẵn hiện đại nhất hiện nay có thể giảm thời gian xây một công trình xuống 1/3 hoặc 1/2 so với bình thường. Nhưng những người thợ ở Changsha đã gây ấn tượng hơn thế nhiều, khi giảm tới 2/3 thời gian xây dựng. "Thật không thể hiểu nổi" - Smith thốt lên.
Hình ảnh trích từ đoạn video trên YouTube cho thấy khách sạn T30 được xây xong trong 15 ngày
Phương thức xây dựng mang tính cách tân?
Công ty đứng sau dự án Changsha là Broad Sustainable Building (BSB). Zhang Yue, giám đốc điều hành BSB, nói rằng ông nảy ra ý tưởng xây nhà đúc sẵn, sau khi chứng kiến trận động đất kinh hoàng ở Tứ Xuyên hồi năm 2008 làm sập nhiều công trình xây dựng kém chất lượng và khiến hàng chục ngàn người thiệt mạng.
Không giống các đại gia Trung Quốc khác, Zhang gây dựng hình ảnh của mình như một người bảo vệ môi trường. Công ty quảng bá việc dùng bê tông đúc sẵn giúp giảm chất thải. Các công trình của công ty cũng sử dụng ánh sáng tiết kiệm năng lượng, nhà vệ sinh tiết kiệm nước và thang máy tự sinh điện khi đi xuống.
Theo Zhang, quy trình xây dựng của BSB khá đơn giản. Công nhân đúc sẵn các khối vật liệu tại 2 nhà máy của công ty ở Yueyang, cách thủ phủ Changsha 90 phút chạy xe. Ước tính 90% các tòa nhà được công ty đúc trong nhà máy. Quy trình này để lại ít rác thải, chỉ chừng 1% ở công trường. Ngoài ra nó còn có tiềm năng tái sử dụng. "Với các công trình kiểu này, chúng tôi có thể gỡ chúng xuống và đem đi xây ở nơi khác." - ông nói.
Zhang bác bỏ các ý kiến nói rằng cách thức xây dựng của công ty chứa rủi ro. "Càng xây nhanh, càng an toàn. Nó giống như khi ta băng qua đường vậy. Sẽ chẳng an toàn chút nào nếu anh chậm rãi bước qua một con đường đông xe cộ qua lại" - Zhang nói. Trong một đoạn quảng cáo gần đây, Broad nói rằng công nghệ của họ mang tới "sự cách tân có tác động lớn nhất trong lịch sử nhân loại" và việc xây dựng khoảng 1/3 các công trình mới sẽ được thực hiện theo cách này "trong tương lai gần".
Theo các tính toán của Học viện Nghiên cứu Xây dựng Trung Quốc, những công trình của BSB có khả năng chống động đất mạnh tới 9 độ Richter. Bản thân công ty quảng bá sức mạnh của các công trình do họ xây nên tới từ cấu trúc thép nhẹ cân và các đường chéo chịu lực có rất nhiều trong tòa nhà.
BSB hiện mới chỉ hoàn tất vài dự án gây tiếng vang. Công trình đầu tiên là khách sạn New Ark 15 tầng, xây trong 6 ngày. Tiếp theo đó là 1 tòa nhà 6 tầng khác ở Hội chợ Shanghai World Expo 2010, được xây trong chưa đầy 24 giờ. Công trình quốc tế đầu tiên của họ được dựng tại Hội thảo chống thay đổi khí hậu của LHQ ở Cancun, Mexico hồi năm 2010. Tổng thống Mexico Felipe Calderon đã gọi hoạt động xây dựng công trình là "cách mạng trong ngành công nghiệp xây dựng và kiến trúc nhà thế giới".
Nhưng ở Changsha, họ đã xây rất nhiều các căn nhà cỡ nhỏ theo phương thức mới. Tháng 5 này, công ty cũng vừa xây xong một quán ăn tự phục vụ dành cho công nhân cao 3 tầng, nằm kế bên khách sạn T30.
... hay chứa đầy rủi ro chưa lường trước?
Giới phân tích đánh giá đoạn video về quá trình lắp ghép tòa khách sạn T30, ngoài việc chứng tỏ sức mạnh của BSB, còn cho thấy một phần làn sóng bùng nổ xây dựng ở Trung Quốc, nơi cơn bão người di cư từ nông thôn tới thành phố đã làm tăng số dân thành thị lên thêm gần 400 triệu người, kể từ năm 1990. Nhà chọc trời theo đó mọc lên như nấm dọc theo bờ biển phía Đông Trung Quốc.
Tốc độ xây dựng nhanh còn làm rõ cơn khát bắt kịp các nước phát triển, với tốc độ nhanh nhất có thể, sau nhiều thập kỷ tụt hậu. Zhang Li, một kiến trúc sư ở Bắc Kinh nói rằng mối quan tâm tới hoạt động xây dựng tốc độ cao đã hình thành ngay từ quá trình cải cách kinh tế hồi đầu những năm 1980. Các phương thức xây dựng đúc sẵn ra đời từ lâu trên thế giới, nhưng khi tới Trung Quốc, chúng đã được trọng dụng và phát huy. Ông nói việc dựng một tòa nhà trong 2 tuần là hoàn toàn có thể, bởi phần lớn công việc đã làm xong trong các nhà máy và phần móng nhà được hoàn tất trước thời hạn. Một yếu tố nữa là Trung Quốc rất sẵn các lao động phổ thông với giá rẻ.
Nhưng một căn nhà được xây nhanh không có nghĩa nó là căn nhà hoàn hảo. Zhang chỉ ra rằng trong cuộc đua về đích, nhiều công ty xây dựng Trung Quốc và không loại trừ là BSB, đã bỏ qua quá trình kiểm tra chất lượng gắt gao, vốn khiến nhiều công trình ở phương Tây phát triển chậm chạp trong nhiều năm.
"Tốc độ kinh ngạc cũng có nghĩa rủi ro lớn kinh hoàng. Nhưng chỉ có thời gian mới cho chúng ta biết được những rủi ro đó nghiêm trọng tới đâu" - ông nói.
Hồi đầu tháng 12 năm ngoái, Liu Zhangning đang chăm sóc các luống cải ở Changsha, thì nhìn thấy một chiếc cần cẩu màu vàng, cao lênh khênh mọc lên từ xa. Ban đêm, đèn đóm quanh chiếc cần cẩu sáng trưng như ban ngày. Chỉ 15 ngày sau đó, từ chỗ cái cần cẩu đã mọc lên một tòa khách sạn 30 tầng mang tên T30, với 4 mặt phủ kính sáng loáng.
"Thật không thể tin được. Người ta đã xây tòa nhà đó chỉ trong chưa đầy 1 tháng" - bà Liu thán phục.
Xây nhà 30 tầng sau 15 ngày
Một đoạn video tua nhanh thời gian về dự án 30 tầng kể trên ở Changsha, cho thấy tòa nhà đúc sẵn được lắp ghép tại chỗ, đã thu hút hơn 5 triệu lượt người xem trên YouTube và khiến các kiến trúc sư phương Tây há hốc mồm kinh ngạc. "Tôi chưa từng thấy dự án xây dựng nào lại nhanh như thế cả" - Ryan Smith, một chuyên gia về vật liệu đúc sẵn ở Đại học Utah nói.
Trong đoạn video, các công nhân mặc đồ bảo hộ màu xanh sẽ lắp ghép các "tấm bảng chính", cũng là phần sàn của từng tầng, vào trong công trình. Đó là những khối bê tông có kích cỡ 4m x 15m chứa các ống thông khí, ống nước, ống dẫn dây điện và đèn chiếu sáng. Tiếp đó người ta lắp các tấm trần và tường nhà, cũng được đúc sẵn.
Một chiếc cần cẩu sẽ xếp chồng các tấm vật liệu đúc sẵn lên nhau, như cách người ta chơi trò xếp hình vậy. Công nhân sẽ lao tới siết chặt các tấm vật liệu với nhau. Cuối cùng, ngoại thất gồm kính và thép sẽ được phủ lên khắp tòa nhà như lớp trang trí cuối cùng. Sau đúng 360 giờ, đồng hồ ngừng quay và khách sạn được xây dựng hoàn tất, một kỷ lục khó tin.
Theo Smith, xây dựng bằng vật liệu đúc sẵn không phải là điều mới mẻ. Ông nói rằng các phương thức xây dựng dùng vật liệu đúc sẵn hiện đại nhất hiện nay có thể giảm thời gian xây một công trình xuống 1/3 hoặc 1/2 so với bình thường. Nhưng những người thợ ở Changsha đã gây ấn tượng hơn thế nhiều, khi giảm tới 2/3 thời gian xây dựng. "Thật không thể hiểu nổi" - Smith thốt lên.
Hình ảnh trích từ đoạn video trên YouTube cho thấy khách sạn T30 được xây xong trong 15 ngày
Phương thức xây dựng mang tính cách tân?
Công ty đứng sau dự án Changsha là Broad Sustainable Building (BSB). Zhang Yue, giám đốc điều hành BSB, nói rằng ông nảy ra ý tưởng xây nhà đúc sẵn, sau khi chứng kiến trận động đất kinh hoàng ở Tứ Xuyên hồi năm 2008 làm sập nhiều công trình xây dựng kém chất lượng và khiến hàng chục ngàn người thiệt mạng.
Không giống các đại gia Trung Quốc khác, Zhang gây dựng hình ảnh của mình như một người bảo vệ môi trường. Công ty quảng bá việc dùng bê tông đúc sẵn giúp giảm chất thải. Các công trình của công ty cũng sử dụng ánh sáng tiết kiệm năng lượng, nhà vệ sinh tiết kiệm nước và thang máy tự sinh điện khi đi xuống.
Theo Zhang, quy trình xây dựng của BSB khá đơn giản. Công nhân đúc sẵn các khối vật liệu tại 2 nhà máy của công ty ở Yueyang, cách thủ phủ Changsha 90 phút chạy xe. Ước tính 90% các tòa nhà được công ty đúc trong nhà máy. Quy trình này để lại ít rác thải, chỉ chừng 1% ở công trường. Ngoài ra nó còn có tiềm năng tái sử dụng. "Với các công trình kiểu này, chúng tôi có thể gỡ chúng xuống và đem đi xây ở nơi khác." - ông nói.
Zhang bác bỏ các ý kiến nói rằng cách thức xây dựng của công ty chứa rủi ro. "Càng xây nhanh, càng an toàn. Nó giống như khi ta băng qua đường vậy. Sẽ chẳng an toàn chút nào nếu anh chậm rãi bước qua một con đường đông xe cộ qua lại" - Zhang nói. Trong một đoạn quảng cáo gần đây, Broad nói rằng công nghệ của họ mang tới "sự cách tân có tác động lớn nhất trong lịch sử nhân loại" và việc xây dựng khoảng 1/3 các công trình mới sẽ được thực hiện theo cách này "trong tương lai gần".
Theo các tính toán của Học viện Nghiên cứu Xây dựng Trung Quốc, những công trình của BSB có khả năng chống động đất mạnh tới 9 độ Richter. Bản thân công ty quảng bá sức mạnh của các công trình do họ xây nên tới từ cấu trúc thép nhẹ cân và các đường chéo chịu lực có rất nhiều trong tòa nhà.
BSB hiện mới chỉ hoàn tất vài dự án gây tiếng vang. Công trình đầu tiên là khách sạn New Ark 15 tầng, xây trong 6 ngày. Tiếp theo đó là 1 tòa nhà 6 tầng khác ở Hội chợ Shanghai World Expo 2010, được xây trong chưa đầy 24 giờ. Công trình quốc tế đầu tiên của họ được dựng tại Hội thảo chống thay đổi khí hậu của LHQ ở Cancun, Mexico hồi năm 2010. Tổng thống Mexico Felipe Calderon đã gọi hoạt động xây dựng công trình là "cách mạng trong ngành công nghiệp xây dựng và kiến trúc nhà thế giới".
Nhưng ở Changsha, họ đã xây rất nhiều các căn nhà cỡ nhỏ theo phương thức mới. Tháng 5 này, công ty cũng vừa xây xong một quán ăn tự phục vụ dành cho công nhân cao 3 tầng, nằm kế bên khách sạn T30.
... hay chứa đầy rủi ro chưa lường trước?
Giới phân tích đánh giá đoạn video về quá trình lắp ghép tòa khách sạn T30, ngoài việc chứng tỏ sức mạnh của BSB, còn cho thấy một phần làn sóng bùng nổ xây dựng ở Trung Quốc, nơi cơn bão người di cư từ nông thôn tới thành phố đã làm tăng số dân thành thị lên thêm gần 400 triệu người, kể từ năm 1990. Nhà chọc trời theo đó mọc lên như nấm dọc theo bờ biển phía Đông Trung Quốc.
Tốc độ xây dựng nhanh còn làm rõ cơn khát bắt kịp các nước phát triển, với tốc độ nhanh nhất có thể, sau nhiều thập kỷ tụt hậu. Zhang Li, một kiến trúc sư ở Bắc Kinh nói rằng mối quan tâm tới hoạt động xây dựng tốc độ cao đã hình thành ngay từ quá trình cải cách kinh tế hồi đầu những năm 1980. Các phương thức xây dựng đúc sẵn ra đời từ lâu trên thế giới, nhưng khi tới Trung Quốc, chúng đã được trọng dụng và phát huy. Ông nói việc dựng một tòa nhà trong 2 tuần là hoàn toàn có thể, bởi phần lớn công việc đã làm xong trong các nhà máy và phần móng nhà được hoàn tất trước thời hạn. Một yếu tố nữa là Trung Quốc rất sẵn các lao động phổ thông với giá rẻ.
Nhưng một căn nhà được xây nhanh không có nghĩa nó là căn nhà hoàn hảo. Zhang chỉ ra rằng trong cuộc đua về đích, nhiều công ty xây dựng Trung Quốc và không loại trừ là BSB, đã bỏ qua quá trình kiểm tra chất lượng gắt gao, vốn khiến nhiều công trình ở phương Tây phát triển chậm chạp trong nhiều năm.
"Tốc độ kinh ngạc cũng có nghĩa rủi ro lớn kinh hoàng. Nhưng chỉ có thời gian mới cho chúng ta biết được những rủi ro đó nghiêm trọng tới đâu" - ông nói.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)