Sau hành trình tuyệt vời tại Miss World, sáng sớm hôm nay Hoa hậu Lương Thùy Linh đã chính thức trở về Việt Nam.
Liên hệ số di động/zalo: 0979766122 NGUYEN QUANG ANH Hỗ trợ cho tôi theo Số tài khoản: 0979766122 Vietinbank thành phố Bắc Giang
Thứ Tư, 15 tháng 7, 2020
Top 12 Miss World Lương Thùy Linh rạng rỡ ngày về nước
Báo Trung Quốc cảnh báo đối đầu quân sự với Mỹ ở Biển Đông
Vì sao hàng giả thương hiệu Chanel, Gucci, Adidas... tràn lan trên các kênh thương mại điện tử?
Hàng giả, hàng nhái: Nỗi lo không của riêng ai
Tràn lan website thương mại điện tử bán hàng giả, hàng nhái: Liệu có nhờn luật?
Nhức nhối tình trạng hàng giả, hàng nhái cận Tết Nguyên đán 2020
Hàng giả, hàng nhái tràn lan trên internet, mua mỹ phẩm online sao cho an toàn?
Liên tục phát hiện hàng nhái, hàng giả số lượng lớn
Chiều ngày 7/7/2020, Tổng Cục quản lý thị trường (QLTT) đã phối hợp với Bộ tư lệnh Cảnh sát cơ động và Cục A05, Bộ Công An đã tấn công vào một kho hàng lậu hơn 10.000m2 có địa chỉ tại 145 Hoàng Diệu, TP Lào Cai.
Bên trong kho hàng rộng khoảng 10.000m2 chứa hàng trăm nghìn mặt hàng gồm giày, dép, đồng hồ, túi xách... không rõ nguồn gốc xuất xứ, thậm chí còn nghi giả mạo nhãn hiệu của các hãng lớn như Nike, Adidas, LV, Chanel, Gucci... Lực lượng Quản lý thị trường vẫn đang phân loại, kiểm đếm số hàng lậu để tạm giữ.
Cơ quan chức năng vẫn đang phân loại, thống kê nên chưa có con số chính thức, song ước tính số lượng hàng hóa bày bán và chứa trữ trong kho phải lên đến hàng trăm ngàn.
Qua rà soát, cơ quan chức năng phát hiện nhóm đối tượng này bán ra thị trường trên 90.000 đơn vị sản phẩm mỗi tháng, phục vụ cho 30.000 đơn hàng, với doanh số bình quân khoảng 10 tỷ đồng mỗi tháng. Như vậy, đã có hàng triệu sản phẩm hàng giả, hàng lậu được đưa ra thị trường một cách trót lọt trong suốt 2 năm qua.
Tiếp đó, ngày 10/7, Cục Quản lý thị trường Bắc Ninh cùng Phòng Cảnh sát kinh tế (PC 03), Công an tỉnh Bắc Ninh và Công an TX.Từ Sơn kiểm tra 7 cửa hàng kinh doanh quần áo và phụ kiện thời trang tại dốc Baza P.Đình Bảng, TX.Từ Sơn, Bắc Ninh.
Đoàn kiểm tra phát hiện cửa hàng đang kinh doanh các mặt hàng quần áo thời trang, túi xách, phụ kiện thời trang, giày dép có dấu hiệu giả nhãn Burberry, Lacoste, Gucci, Chanel, LV... và không rõ nguồn gốc xuất xứ. Đoàn kiểm tra đã tiến hành tạm giữ 33.488 sản phẩm quần áo, phụ kiện thời trang, giày dép có dấu hiệu vi phạm trên để xác minh làm rõ theo quy định.
Trước đó, Đội Quản lý thị trường số 5 chủ trì, phối hợp cùng Đội 3 Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Bắc Ninh đã tiến hành kiểm tra đối với Công ty TNHH Blue Kinh Bắc, phát hiện số hàng hóa trị giá hơn 1,12 tỷ đồng là sản phẩm lưỡi cưa, mũi khoan mang dấu hiệu giả mạo các thương hiệu như Bosch, Damahad.
Theo Tổng cục Quản lý thị trường, hiện nay hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng có mặt ở rất nhiều phân khúc của thị trường. Hoạt động kinh doanh này chỉ có thể triển khai được nhờ lợi dụng triệt để việc bán hàng trên các nền tảng Internet bao gồm cả bán buôn và bán lẻ, trong đó có hình thức bán hàng thông qua việc livestream rất thịnh hành thời gian gần đây.
Vụ việc này gióng lên một hồi chuông cảnh báo đối với các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương trong việc nắm bắt thông tin và quản lý địa bàn, đặc biệt với các mô hình thương mại điện tử.
Tâm lý "làm màu, sống ảo" của giới trẻ là tác nhân giúp hàng nhái hàng giả gia tăng
Trao đổi với Dân Việt, ông Nguyễn Phan Anh, CEO PA Maketing, Chuyên gia Maketing online, cho biết vấn nạn này đã có từ lâu trước khi xuất hiện thương mại điện tử. Thời điểm xã hội bắt đầu hình thành thị trường thương mại, hoạt động mua bán, trao đổi nhằm tìm kiếm lợi nhuận thì "con buôn, buôn lậu, hàng giả, hàng nhái" cũng đồng thời xuất hiện.
"20 năm trước, không có thương mại điện tử nhưng mình vẫn ra chợ mua Adidas, vẫn mua túi Gucci đầy đấy thôi. Câu chuyện thương mại điện tử chỉ làm cho vấn nạn đó trở nên trầm trọng hơn, trước tốc độ của trao đổi thông tin chúng ta cảm thấy nó nhiều hơn", ông Phan Anh cho hay.
Theo ông Phan Anh, ngoài mặt tích cực của thương mại điện tử trong việc thương mại hóa, kênh bán hàng này hiện đang tồn tại nhiều lỗ hỏng giúp người bán hàng dễ dàng qua mặt được các cơ quan quản lí. Trong đó, đáng kể như việc đăng ký bán hàng dễ dàng; khó xác minh thông tin, địa chỉ, chất lượng hàng hóa được bày bán trên các kênh... Chính điều này dẫn đến tâm lý ham lợi, coi thường pháp luật của một bộ phận nhỏ người bán hàng.
"Trường hợp shop, cửa hàng bán offline, phải đăng ký thông tin tới cơ quan chức năng, quản lí thị trường. Lúc này, người bán hàng lo sợ bị thanh tra, kiểm tra nên bán hàng chính hãng, hoặc hàng có nguồn gốc rõ ràng. Còn bán hàng online việc kiểm tra rất khó. Do vậy, xu hướng bán hàng giả hàng nhái, hàng kém chất lượng nhiều hơn. Cái đó phần nào bởi tâm lý con người, ví dụ như đi ban ngày người ta vượt đèn đỏ ít hơn là đi ban đêm", ông Phan Anh phân tích.
Bên cạnh đó, phương pháp của người bán hàng Việt Nam vẫn có tư duy manh mún, chộp giật, làm giàu ăn xổi. Vấn đề này thuộc về tư duy hệ tư tưởng, mà thể hiện rõ nhất là các lớp dạy làm giàu vẫn khuyến khích bán hàng bất chấp.
Nhiều ông chủ 9x, 2000 sử dụng hình ảnh hào nhoáng, siêu xe để lôi kéo đối tượng khác cùng làm giàu bằng những cách bất hợp pháp.
Đồng thời, xét ở góc độ tiêu dùng, người Việt cũng thích dùng hàng hiệu nhái, đó là tâm lí tiêu dùng. Ví dụ như sinh viên thích xách túi LV đi học, hay công sở thì thích mặc áo Gucci đi làm, trong khi đó tài chính hạn hẹp, buộc phải mua hàng giả hàng nhái.
Ngoài ra, chế tài chưa đủ mạnh không đủ sức răn đe cho nhiều người buôn bán hàng nhái hảng giả. Mức phạt với các trường hợp vi phạm quá ít so với lợi nhuận mang lại. Trong khi đó, đa số người kinh doanh hàng hóa này đều hoạt động lén lút nên nguồn thu thuế cho ngân sách cũng bị hao hụt đáng kể.
"Ví dụ như chuyện rượu bia, từ khi nghị định 100 có hiệu lực, tỉ lệ người có nồng độ cồn ra ngoài đường đã hạn chế đi đáng kể. Tương tự, chúng ta không cho phép hàng giả hàng nhái nữa thì các hình thức xử phạt thật nặng. Đối với các hành vi gây tổn hại sức khỏe, an toàn người tiêu dùng nên hình sự hóa phạt tù nhiều năm, nhiều tháng hoặc bồi thường rất nặng sẽ phần nào giảm được nạn hàng nhái, hàng giả hiện nay", ông Phan Anh phân tích.
CEO PA Maketing Phan Anh nhận định, nền thương mại của những nước phát triển như nước Nhật, Mỹ... có tỷ lệ hàng nhái ít, bởi vì pháp luật rất nghiêm. Bên cạnh đó, doanh nhân, người bán hàng luôn nghĩ đến việc kinh doanh bền vững, tuân thủ đạo đức, tuân thủ pháp luật. Người bán hàng lấy lợi ích của người tiêu dùng đặt lên hàng đầu.
Để Việt Nam hướng tới môi trường như vậy, ông Phan Anh cho rằng, trước hết nhà nước phải bảo vệ cho những người làm ăn chân chính. Bởi hiện nay tình trạng thanh tra, kiểm tra vòi vĩnh khiến DN có phần "mỏi mệt".
Ngoài ra, cần chế tài xử phạt nặng hơn cho các trường hợp vi phạm. Mong muốn Chính phủ có những chính sách cụ thể để hướng dẫn, hỗ trợ người dân tiếp cận tốt hơn với thương mại điện tử, kích thích tiêu dùng hàng trong nước.
"Vốn dĩ hàng Việt Nam khó cạnh tranh với hàng Trung Quốc vì hàng Trung Quốc rẻ, đẹp, lại luôn có số lượng lớn, vận chuyển nhanh sang Việt Nam được. Các rào cản về thuế, kiểm tra không có nên những người làm ăn chân chính thường bị thua thiệt nhiều hơn", ông Phan Anh nói.
Sợ người tiêu dùng tẩy chay vì "công khai hàng giả"
Bà Phạm Thị Đào, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất mỹ phẩm Anh Đào, nói: “Doanh nghiệp cực kỳ mệt mỏi với hàng giả, hàng nhái, nhưng không thể né tránh sự thật mà phải chủ động “sống chung với lũ”. Chúng tôi đầu tư nhiều công nghệ hiện đại, tem chống giả, đầu tư hệ thống chính sách bán hàng tại các tỉnh và nếu phát hiện hàng nghi vấn giả mạo sản phẩm công ty, chúng tôi sẵn sàng thu hồi về, chấn chỉnh khâu phân phối, tiếp thị, có chính sách hỗ trợ người tiêu dùng bị ảnh hưởng”.
Một doanh nghiệp khác cho biết đang phải chi hàng tỷ đồng mỗi năm cho công tác chống hàng giả, hàng nhái. Vì nếu doanh nghiệp không chủ động bảo vệ thương hiệu mà chỉ trông chờ vào cơ quan chức năng là không hiệu quả, rơi vào cảnh “được vạ, má sưng”. Thế nhưng, như doanh nghiệp thừa nhận, đang có tình trạng hàng thật “sợ” hàng giả.
Nếu lực lượng chức năng phát hiện hàng giả nhiều quá, báo chí vào cuộc thì người tiêu dùng tẩy chay, ảnh hưởng đến mãi lực. Do vậy, chính doanh nghiệp thừa nhận, họ từng phối hợp với cơ quan chuyên trách bắt hàng loạt vụ sản xuất hàng giả quy mô lớn, nhưng thông tin xử lý sau đó giấu hết.
Không cạnh tranh nổi về giá
Theo một giám đốc doanh nghiệp chuyên doanh mỹ phẩm có thương hiệu tại TPHCM, công ty ông nhiều năm qua phải chật vật với các sản phẩm nhái bán tràn ngập ở chợ truyền thống. Vị này cho biết, một chai nước hoa chính hãng, loại 50ml-100ml, của công ty có giá từ 1 - 2 triệu đồng/chai, tùy loại, nhưng giá trên thị trường chỉ 100.000 - 200.000 đồng/chai. Hàng hóa tập trung nhiều tại chợ lẻ, điểm kinh doanh gần khu công nghiệp, khu chế xuất… Doanh nghiệp phải âm thầm tự đi xử lý các trường hợp vi phạm bằng cách yêu cầu họ ngưng làm nhái nhưng rất khó khăn.
Tương tự, chị Nguyễn Khánh Vân, chủ một cửa hàng chăn ga gối nệm tại Hà Nội cho biết, ngoài mức giá nhập vào cao hơn so với hàng nhái hàng giả của hàng chị còn phải tập trung thủ tục giấy tờ cho các kỳ kiểm tra của lực lượng chức năng, rất mất thời gian. Ngoài ra, với hệ thống livestream trên mạng internet, các cơ sở khác không ngại sử dụng các chiêu trò như "khoe hàng, ăn mặc hở hang", thậm chí chụp giật các khách đã có tương tác về sản phẩm bên cửa hàng.
Cải tạo khu tập thể Đại học Thủy Lợi: Tập đoàn T&T đề xuất gì?
Công ty cổ phần Tập đoàn T&T đã đề xuất 2 phương án về việc cải tạo, xây dựng lại khu tập thể Đại học Thủy Lợi tại quận Đống Đa, TP Hà Nội.
Việc triển khai cải tạo, xây dựng lại các khu tập thể cũ trên địa bàn được xem là vấn đề cấp bách của TP Hà Nội. (Ảnh minh họa)
Cuối năm 2016, UBND thành phố Hà Nội đã hoàn tất việc giao 19 doanh nghiệp lập quy hoạch chi tiết 1/500 để cải tạo các khu chung cư cũ có chiều cao từ 2-6 tầng. Trong đó, Công ty cổ phần Tập đoàn T&T được giao lập quy hoạch tại khu tập thể Đại học Thủy lợi.
Về hiện trạng khu vực nghiên cứu, Tập đoàn T&T cho biết diện tích lập quy hoạch là 14,4ha, dân số hiện tại trong khu vực nghiên cứu là 3.881 người, trong đó, dân số nhà tập thể là 2.735 người, dân số nhà liền kề là 1.146 người.
Khu tập thể Đại học Thủy Lợi tại quận Đống Đa hiện có 12 nhà cao từ 2-5 tầng. Tổng số diện tích đất xây dựng khu tập thể là hơn 10.500m2, với tổng số diện tích sàn đạt 38.202m2.
Theo kết quả khảo sát của Tập đoàn T&T tại khu tập thể Đại học Thủy Lợi, tỷ lệ ủng hộ với chủ trương cải tạo chung cư cũ đạt 75%; số không đồng thuận chiếm 25%. Với các hộ dân đang sống tại nhà liền kề chung cư cũ: 20% đồng ý cải tạo và 80% không đồng ý cải tạo. Nhu cầu tái định cư tại chỗ: 93,3% các hộ đang sống tại nhà chung cư trả lời có mong muốn; nhu cầu mua thêm diện tích: 52,1%.
Vừa qua, TP Hà Nội đã giới thiệu về đề xuất ý tưởng quy hoạch cải, xây dựng lại khu tập thể đại học Thủy Lợi do Tập đoàn T&T thực hiện. Trong đó, Tập đoàn T&T đã đưa ra 2 phương án cải tạo.
Cụ thể, phương án 1, dự án cải tạo khu tập thể Đại học Thủy Lợi được thực hiện theo định hướng quy hoạch chung, quy định, quy chế được duyệt và quy hoạch phân khu đang hoàn chỉnh. Phương án này cho phép chiều cao tối đa của các tòa chung cư là 24 tầng.
Với phương án này, tổng dân số tại đây sẽ được tăng lên gần 6.900 người, tăng thêm hơn 3.000 so với dân số hiện tại. Tổng diện tích sàn đạt được là hơn 200.000m2. Trong đó, diện tích sàn thương mại là hơn 22.000m2, diện tích sàn chung cư hơn 151.000m2 và diện tích sàn văn phòng hơn 31.000m2.
Về phương án 2, việc cải tạo khu tập thể sẽ được tính toán cân đối hiệu quả đầu tư, trên nguyên tắc hài hòa lợi ích giữa nhà đầu tư, người dân và nhà nước. Phương án này cho phép chiều cao tối đa các tòa chung mới lên 35 tầng.
Tổng diện tích sàn đạt được nếu thực hiện phương án 2 là hơn 270.000m2, trong đó, diện tích sàn thương mại đạt hơn 21.000m2, diện tích sàn chung cư đạt hơn 202.000m2 và diện tích sàn văn phòng đạt gần 46.000m2.
Đáng chú ý, nếu cải tạo theo phương án 2, dân số tại đây sẽ tăng lên khoảng 8.300 người, cao gấp 2 lần so với dân số hiện tại.
Việc triển khai cải tạo, xây dựng lại các khu tập thể cũ trên địa bàn được xem là vấn đề cấp bách của TP Hà Nội khi mà chất lượng của các khu tập thể đang ngày một xuống cấp. Tính trên địa bàn thành phố, hiện có gần 1.300 chung cư cũ tại 76 khu và 306 khu chung cư độc lập có quy mô 2-5 tầng. Các khu này đều được xây dựng từ những năm 1960 đến 1990 và đa số đều hết niên hạn sử dụng.
Đã có rất nhiều phương án được đề xuất, tuy nhiên đều không đáp ứng được yêu cầu. Các phương án đưa ra phần lớn hoặc là không đáp ứng được yêu cầu tài chính hoặc ảnh hưởng đến quy hoạch và tạo thêm áp lực về hạ tầng xã hội, giao thông cho khu vực nội đô.
Về vấn đề này, có nhiều chuyên gia cho rằng, công tác cải tạo chung cư cũ theo phương án xây dựng tổng thể toàn khu bằng phương thức huy động nguồn lực xã hội hóa có thể coi là chủ trương đúng đắn. Song, để thực hiện lại là thách thức lớn do còn vướng mắc về cơ chế, quy hoạch.
Có thể nói, thành phố Hà Nội có rất nhiều quyết tâm trong công tác cải tạo chung cư cũ, nhiều kế hoạch với những cột mốc quan trọng đã được đưa ra, nhiều doanh nghiệp cũng được trải thảm đỏ kêu gọi… thế nhưng trên thực tế, công tác cải tạo chung cư cũ dường như vẫn “dậm chân” tại chỗ.
Tính đến nay, trên toàn TP Hà Nội chỉ mới hoàn thành xây dựng lại 14 nhà chung cư cũ theo hai mô hình đầu tư là sử dụng nguồn vốn ngân sách và nguồn vốn xã hội hóa. Chủ yếu đây là những tòa chung cư đơn lẻ, nằm ở các vị trí “đắc địa”.
Để tháo gỡ “nút thắt” này, nhiều chuyên gia đề nghị thành phố nên có cơ chế chính sách đặc thù cho những nhà đầu tư vào cải tạo chung cư cũ. Đồng thời tăng cường tuyên truyền để các hộ dân thay đổi tư duy, chia sẻ những khó khăn, vướng mắc với thành phố và doanh nghiệp...
Thị trường Châu Á làm ngơ Covid-19 và căng thẳng Mỹ-Trung, sắc xanh tràn ngập
Theo Pete Schroeder
Investing.com - Các thị trường châu Á dường như đã thờ ơ với căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc và sự lây lan của coronavirus, các chỉ số chứng khoán tương lai cho thấy mức tăng sớm vào thứ Tư.
Hợp đồng tương lai S&P/ASX 200 của Úc tăng 0,47% trong phiên giao dịch sớm, Nikkei 225 tương lai của Nhật Bản (NKc1) tăng 0,7% và chỉ số tương lai Hang Seng (HSI) của Hồng Kông (HSIc1) tăng 0,46%.
Hợp đồng tương lai E-mini của S&P 500 tăng 0,82%.
Các tín hiệu mạnh mẽ cho thị trường châu Á được đưa ra sau khi các nhà đầu tư ở Mỹ bỏ qua những tin tức xấu về tình hình lây lan coronavirus khiến các chỉ số tăng vào thứ ba, nổi bật bởi sự gia tăng của các cổ phiếu theo chu kỳ. Chỉ số công nghiệp trung bình Dow Jones (DJI) tăng hơn 2%, trong khi S&P 500 (SPX) tăng 1,34% và Nasdaq Composite (IXIC) tăng 0,94%.
Sự gia tăng trên thị trường chứng khoán diễn ra sau khi ba tiểu bang ở Mỹ báo cáo số ca tử vong hàng ngày chạm kỷ lục mới từ đại dịch và khi căng thẳng tiếp tục gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc.
Chỉ số chứng khoán của MSCI trên toàn cầu (MIWD00000PUS) đóng cửa tăng 0,53%.
Căng thẳng âm ỉ giữa Mỹ và Trung Quốc cũng giảm dần, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ký luật và lệnh hành pháp để Trung Quốc "chịu trách nhiệm" đối với luật an ninh quốc gia mà nước này áp đặt đối với Hồng Kông.
Dữ liệu mới cho thấy giá tiêu dùng của Mỹ đã tăng trở lại mạnh nhất trong gần 8 năm vào tháng 6, nhưng sự gia tăng số ca nhiễm COVID-19 mới sau khi các doanh nghiệp mở cửa trở lại cho thấy nhu cầu yếu có thể khiến Cục Dự trữ Liên bang bơm tiền vào nền kinh tế này.
Các quan chức Fed cảnh báo nền kinh tế Mỹ phải đối mặt với sự phục hồi lâu hơn sau đại dịch, và nỗi đau kinh tế vẫn có thể trở nên tồi tệ hơn khi số ca nhiễm gia tăng.
Ngân hàng Nhật Bản dự kiến sẽ giữ nguyên chính sách sau cuộc họp vào thứ Tư, nhưng các nhà đầu tư sẽ đo lường các dự báo kinh tế của các quan chức và bất kỳ sự đảm bảo nào về các biện pháp kích thích bổ sung nếu cần.
Hợp đồng tương lai vàng của Mỹ hầu như không thay đổi ở mức 1.813,40 USD. Vàng giao ngay tăng 7,1051 USD lên 1.809,81 USD/ounce. Lãi suất trái phiếu kho bạc Mỹ 10 năm (US10YT = RR) đã giảm 1,5 điểm cơ bản, về mức 0,6250%.
Giá dầu tăng nhẹ vào thứ ba khi OPEC và các nước đồng minh cắt giảm sản lượng nhiều hơn so với thỏa thuận trong tháng 6, mặc dù mối lo ngại về nhu cầu vẫn còn. Dầu thô Brent (LCOc1) tương lai đã tăng 18 cent ở mức 42,90 USD / thùng.
Đồng USD đã giảm trong phiên giao dịch ở Bắc Mỹ vào thứ ba khi kỳ vọng về lạm phát tăng nhẹ và đồng Euro tăng lên nhờ sự lạc quan về khả năng đưa ra gói kích thích của Liên minh châu Âu.
Đồng đô la Úc tăng 0,13% so với đồng USD.