Thứ Hai, 19 tháng 10, 2020

Dự án kết nối cung cầu sản phẩm hàng hoá trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

 Sản phẩm của người dân làm ra cần được xây dựng thành thương hiệu để có giá trị cao. 

    Ngày nay thời cách mạng khoa học và công nghệ việc kết nối thông tin rất dễ dàng và nhanh chóng. Tuy nhiên đối với việc xử lý thông tin chuẩn xác thì chưa được thuận tiện; chưa có cơ quan kiểm chứng thông tin. Nhiều sản phẩm hàng hoá trong tỉnh chưa được biết đến về các thông số kỹ thuật cụ thể. Chưa thường xuyên liên tục cập nhật thông tin

    Ở tỉnh Bắc Giang hiện nay có một vài trang website cung cấp thông tin này như:

http://batex.vn/; http://san24h.vn/

    Tuy nhiên các thông tin trên sàn này chưa được cập nhật thương xuyên; chưa có sự kết nối với nhiều sàn giao dịch khác; chưa thực hiện được việc giao dịch trực tuyến trên mạng.

    Việc trao đổi thông tin chưa nhanh chóng. Chưa thấy hệ thống trao đổi thông tin trên các trang này. Sàn giao dịch điện tử “Vải thiều Bắc Giang” đã thành lập nhưng việc tra cứu thông tin còn chưa được nhiều người tiếp cận; chưa có địa chỉ web
Bắc Giang có nhiều tiềm năng về du lịch; về sản phẩm hàng hoá nông lâm sản của tỉnh khá phong phú như: 
Vải thiều Phúc Hoà; Vải thiều lục ngạn; Cam; bưởi; ổi; hồng; Chanh Bắc Giang; Bưởi Lương Phong (Hiệp Hòa); Bưởi Tân Yên; Bưởi Lục Ngạn; Chuối; Vú Sữa Tân Yên; Rau cần Hoàng Lương; Dưa Hấu Bắc Giang; Cam Bố Hạ; Nhãn; Dứa Lục Nam; Táo; Cam Lục Ngạn; Na Lục Nam...
Các loại củ quả: Khoai lang; ngô; khoai tây; Lạc giống Tân Yên; Sắn; Khoai sọ; Rau cần Hoàng Lương; Củ đậu Lục Nam; Rau an toàn Đa Mai; Hạt Dẻ Lục Nam
Các cây dược liệu như: Nấm lim Sơn Động; 
Mật ong rừng Sơn Động
Mỳ gạo Chũ; Mỳ gạo Châu Sơn; Mỳ Gạo Dĩnh Kế; Mật ong; Trứng gà siêu sạch; Nấm các loại; Ớt chỉ thiên; Tỏi thơm; Rau muống; Rau tổng hợp; Cà tím; Bầu bí; Đu đủ; Hành lá; Cà chua; Rau màu thương phẩm Lục Nam; Rau an toàn Cảnh Thụy; Nấm Lạng Giang
Các sản phẩm: Bánh đa nem Thổ Hà; Bánh đa Thổ Hà; Bánh đa Kế
Các loại gạo: Gạo Nếp Phì Điền; Gạo nếp cái Hoa Vàng Thái Sơn; Gạo thơm Yên Dũng; Gạo bao thai Lục Ngạn
Ẩm thực: Bánh gio Đa Mai; Mật ong hoa rừng Yên Thế; Cá; Bún Đa Mai; Bánh chưng Hiệp Hòa; Tương Trí Yên; Chè Kho Mỹ Độ; Mật ong Lục Ngạn; Bánh Đúc Đồng Quan; Lợn sach Tân Yên
Rượu: Rượu Kiên Thành - Lục Ngạn; Rượu Giáp tửu - Phúc Hoà - Tân Yên; Rượu Làng vân; Rượu Vân Sơn Tiện Tửu; Rượu Nếp Cái Hoa Vàng

Các loại gia cầm: Gà đồi Yên Thế; 
Thủ công mỹ nghệ: Mây tre Tăng Tiến; Mộc Đông Thượng; Mộc Bãi Ổi (thành phố Bắc Giang); Mây nhựa đan cao cấp (huyện Tân Yên); Chổi chít Tân Yên; Chổi tre (huyện Tân Yên); Gốm Khuyến ( Gốm làng Ngòi)

Khoa học và Công nghệ

Nhân dịp kỷ niệm 59 năm ngày Thành lập ngành Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Giang (19/10/1961 - 19/10/2020)
    Mình xin chia sẻ các trao đổi mong muốn sự phát triển của ngành.
Khoa học và Công nghệ có vai trò quan trọng cho sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Đóng góp trực tiếp vào GDP, đồng thời quyết định tăng trưởng trong dài hạn và chất lượng tăng trưởng, tạo điều kiện chuyển đổi từ chiều rộng sang chiều sâu.
Ứng dụng Khoa học vào trong quá trình sản xuất giúp tăng năng suất lao động.
Các thiết bị máy móc tự động hoá vào quá trình sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá.
Các giải pháp trong cách thức nâng cao vai trò của ngành Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Giang:
1. Nâng cao giá trị thực tiễn của các đề tài nghiên cứu về phát triển cây dược liệu đã thu hút một số doanh nghiệp, hợp tác xã quan tâm đầu tư phát triển sản xuất và chế biến dược liệu, theo hình thức liên kết với người nông dân, đã đóng góp tích cực vào công tác xóa đói, giảm nghèo chương trình Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp về lĩnh vực KH&CN trên địa bàn.
2. Đẩy mạnh chính sách khuyến khích hỗ trợ các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, ứng dụng nhanh các kết quả nghiên cứu khoa học vào sản xuất đời sống, thương mại hóa sản phẩm; tăng cường năng lực nghiên cứu và đổi mới hoạt động của các đơn vị sự nghiệp khoa học công lập.
3. Tạo ra được chuỗi giá trị cho sản phẩm hàng hoá. Kết nối “4 nhà” trong hoạt động KHCN; đẩy mạnh các hoạt động liên kết KHCN, đặc biệt các hoạt động KHCN liên quan đến công tác dân tộc, chính sách dân tộc; tập trung nhiều hơn cho hoạt động khoa học ứng dụng, sản xuất hàng hóa theo hướng công nghệ cao. Lấy thước đo là mức sống, thu nhập của người dân; tạo được sức mạnh của miền núi trong nền kinh tế thị trường.
4. Xây dựng Chương trình KH-CN hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, bảo hộ sở hữu trí tuệ trong quá trình hội nhập; hỗ trợ xây dựng website bán hàng cho các doanh nghiệp khoa học công nghệ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
5. Hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia hệ thống thanh toán điện tử quốc gia, sử dụng rộng rãi các mô hình giao dịch thương mại điện tử. Hỗ trợ doanh nghiệp đã trang bị chứng thư số phục vụ cho việc khai báo thuế; nhiều doanh nghiệp tiến hành giao dịch qua mạng. Những doanh nghiệp chưa có điều kiện thiết lập riêng đã tận dụng mạng xã hội để quảng cáo sản phẩm và bán hàng
6. Lãnh đạo tỉnh luôn tạo điều kiện tối đa về chủ trương, chính sách cũng như cơ chế, tài chính… và luôn đồng hành với ngành KH-CN 
7. Trọng dụng và thu hút nhiều cán bộ khoa học có tâm huyết với địa phương. Xin các ý kiến đóng góp của những nhà khoa học là người Bắc Giang đang sinh sống ở mọi miền của tổ quốc và thế giới đóng góp cho tỉnh


Sỷ - Lẻ Phôi Nấm- Nấm Bắc Giang

 https://www.facebook.com/sylenambacgiang/