


Liên hệ số di động/zalo: 0979766122 NGUYEN QUANG ANH Hỗ trợ cho tôi theo Số tài khoản: 0979766122 Vietinbank thành phố Bắc Giang
Những chuyến đi biển đầu năm, ngư dân ở Thanh Hóa kiếm cả chục triệu mỗi ngày nhờ vào bán cá khoai.
Tại các xã ven biển thuộc các huyện Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Quảng Xương, TP Sầm Sơn... (Thanh Hóa), ngư dân bắt đầu ra khơi vào ngày mùng 2, 3 Tết. Những chuyến tàu về, cá khoai là mặt hàng được “săn” nhiều nhất. Giá bán “đội” lên gấp 3, 4 lần ngày thường, tuy nhiên khách vẫn tranh nhau mua.
Ông Vũ Như Ca (phường Quảng Cư) cho biết, chuyến ra khơi đầu năm không chỉ đem lại kinh tế cao, mà còn để mong muốn cho một năm mưa thuận gió hòa, bội thu.
“Năm nay, tôi bắt đầu ra khơi từ mùng 2 Tết. Một chuyến ra khơi cũng đánh được nhiều loại tôm, cá. Giá bán cao hơn ngày thường. Mặt hàng tôm và cá khoai, khách tranh nhau mua mà không có hàng để bán”, ông Ca chia sẻ.
Theo ông Ca, sở dĩ mặt hàng này có giá cao cả triệu đồng/kg nhưng vẫn nhiều người mua là do những ngày Tết ăn thịt nhiều nên ngán. Họ muốn mua cá, tôm về ăn. Món cá khoai có thể ăn lẩu, nấu canh rất mát.
“Cá khoai không phải dễ đánh, chuyến ra khơi đầu tiên tôi chỉ đánh được khoảng 7kg, giá bán chiều mùng 2 Tết là 1 triệu đồng mà khách tranh nhau lấy”, ông Ca cho biết.
Nhà ngư dân Nguyễn Văn Quý bắt đầu đi biển từ hôm mùng 3 Tết. Hai vợ chồng anh đi đánh bắt, xuất phát từ 4h đến khoảng 9h cùng ngày vào bờ. Thành quả vợ chồng anh thu được là khoảng hơn 20kg cá các loại.
Với giá bán như hiện nay, các loại tôm, cá… giao động từ 500 – 1.000.000đ/kg, vợ chồng anh cũng kiếm được cả chục triệu đồng một chuyến ra khơi.
Một số hình ảnh ngư dân ở Thanh Hóa ra khơi đầu năm:
Báo cáo quản trị công ty của Tập đoàn Vingroup cho thấy, ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch HĐQT Vingroup và bà Phạm Thu Hương, Phó Chủ tịch HĐQT Vingroup có 3 người con: Phạm Nhật Quân Anh, Phạm Nhật Minh Hoàng và Phạm Nhật Minh Anh đều không sở hữu cổ phần cũng như không giữ chức vụ nào trong Ban lãnh đạo hay Ban điều hành tập đoàn này.
Tuy nhiên, trong một sự kiện của VinFast diễn ra ngày 18/12, sự xuất hiện của ông Phạm Nhật Quân Anh đã gây chú ý lớn. Đây là lần đầu tiên một trong ba người con của ông Vượng lộ diện trước truyền thông.
Ông Phạm Nhật Quân Anh (người đeo cà vạt đỏ) là con trai tỷ phú Phạm Nhật Vượng (Ảnh: Vingroup).
Sự kiện nói trên cũng xác nhận vai trò của ông Phạm Nhật Quân Anh là Phó tổng giám đốc khối sản xuất VinFast. Trong một diễn biến khác, ông Phạm Nhật Quân Anh cũng đã đăng ký mua vào 150.000 cổ phiếu VIC theo chương trình lựa chọn cho người lao động trong công ty.
Giao dịch dự kiến được thực hiện vào ngày 21/12 tới và cũng đánh dấu lần đầu tiên con trai tỷ phú Vượng mua vào cổ phiếu VIC.
Đầu năm 2019, Công ty TNHH Thương mại và đầu tư Đại Phong đăng ký mua vào 1 triệu cổ phiếu HPG của CTCP Tập đoàn Hòa Phát. Kể từ đây, tên tuổi ông Trần Vũ Minh, Giám đốc Công ty Đại Phong mới bắt đầu được công chúng chú ý.
Ông Trần Vũ Minh (sinh năm 1996) là con trai ông Trần Đình Long - Chủ tịch HĐQT Hòa Phát. Tháng 3 năm 2020, Trần Vũ Minh mới chính thức là cổ đông của Hòa Phát sau khi mua vào 20 triệu cổ phiếu HPG. Sau đó, con trai "vua thép" tiếp tục "gom" mua cổ phiếu.
Đến đầu tháng 11 năm nay, vợ chồng ông Trần Đình Long gây chú ý khi chuyển cho con trai tới 42,89 triệu cổ phiếu HPG, qua đó đưa sở hữu của thiếu gia Hòa Phát lên con số 133,63 triệu đơn vị, tương ứng chiếm tỷ lệ 2,3% vốn điều lệ.
Dù vậy, đến nay vai trò của Trần Vũ Minh tại Hòa Phát vẫn chưa được tiết lộ thêm. Đồng thời, ngoài việc sở hữu cổ phần tại Hòa Phát thì hình ảnh về Trần Vũ Minh vẫn chưa một lần xuất hiện trên truyền thông.
Vào tháng 8/2019, Công ty cổ phần Hàng không Vietjet vừa ký kết thỏa thuận hợp tác với hãng công nghệ cung cấp dịch vụ chuyển phát hàng không siêu tốc Swift247 (Swift247) và Công ty TNHH Grab (Grab) về phát triển các giải pháp kết nối di chuyển bằng đường bộ và đường hàng không toàn khu vực Đông Nam Á.
Song song đó, các bên cũng sẽ cùng nhau cung cấp dịch vụ giao nhận hàng hóa siêu hỏa tốc tại Việt Nam.
Tommy Nguyễn, người đồng sáng lập Swift247, là con trai của tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo (Ảnh: Swift247).
Điều thú vị ở sự kiện này chính là sự xuất hiện của Tommy Nguyễn - con trai nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo - dưới tư cách nhà đồng sáng lập startup công nghệ Swift247. Ý tưởng về startup này đến với Tommy Nguyễn xuất phát từ chính trải nghiệm cá nhân với nhu cầu chuyển phát nhanh khi du học ở Anh.
Startup của con trai nữ tỷ phú USD duy nhất Việt Nam đặt mục tiêu không chỉ là dịch vụ vận chuyển hàng trong nước mà còn vươn ra Đông Nam Á và quốc tế trên cơ sở bước cùng những start-ups khổng lồ là Vietjet Air và Grab.
Tháng 9/2020, Swift247 được cho biết là đã sáp nhập vào Vietjet khi hãng bay này tái cơ cấu và phát triển hoạt động vận tải hàng hóa bằng đường hàng không trên nền tảng công nghệ số, thương mại điện tử.
Sau lần ra mắt nói trên cùng Swift247, Tommy Nguyễn trở nên kín tiếng hơn và gần như không còn xuất hiện thêm lần nào trước truyền thông.
Ông Hồ Hùng Anh - Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank - mã chứng khoán: TCB) có con trai là Hồ Anh Minh và 2 con gái là Hồ Thủy Anh và Hồ Minh Anh.
Các con của ông Hồ Hùng Anh không được hé lộ về vai trò, vị trí trong bộ máy quản trị, điều hành Techcombank, tuy nhiên, báo cáo quản trị công ty bán niên 2023 của Techcombank thể hiện, con trai của ông Hồ Hùng Anh đang giữ vai trò chủ chốt tại một số doanh nghiệp.
Cụ thể, ông Hồ Anh Minh đang là Chủ tịch Hội đồng thành viên của Công ty TNHH Đầu tư Thương mại và Du lịch Vân Sơn, sở hữu 18,3% vốn của công ty này. Ngoài ra, ông Hồ Anh Minh còn là Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần One Seal.
Mới đây, cả 3 người con của ông Hồ Hùng Anh đều có động thái mua vào cổ phiếu TCB. Trong đó, trong thời gian 30/11-8/12, bà Hồ Thủy Anh đã hoàn tất mua vào 67,68 triệu cổ phiếu TCB như đã đăng ký, tăng sở hữu lên 172,34 triệu đơn vị, tương ứng 4,9% vốn điều lệ Techcombank.
Ông Hồ Anh Minh vào đầu tháng này cũng đã thông báo mua vào thành công hơn 34,38 triệu cổ phiếu TCB, nâng sở hữu lên mức 172,34 triệu đơn vị.
Đáng chú ý, bà Hồ Minh Anh vốn trước đây không nắm giữ cổ phiếu nào tại Techcombank thì mới đây cũng đăng ký mua vào 72,06 triệu cổ phiếu TCB theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh trên sàn. Giao dịch dự kiến được thực hiện trong khoảng thời gian 28/11-21/12.
Các người con của ông Hồ Hùng Anh rất kín tiếng trước truyền thông, hầu như không xuất hiện thông tin nào khác ngoài các báo cáo giao dịch cổ phiếu và trong báo cáo quản trị của Techcombank.