Thứ Sáu, 13 tháng 11, 2020

Ngày của Phở 12-12-2020

    Ngày của Phở 2020 sẽ tiếp tục với cuộc bình chọn "Top 10 thương hiệu phở được yêu thích" từ nay đến ngày 30-11). Top 10 năm 2020 sẽ được vinh danh tại Gala Ngày của Phở 12-12 (Hà Nội). 
    Năm nay, hành trình "Đi tìm người nấu phở ngon" sẽ mở thêm bảng B dành cho người yêu phở không phải là đầu bếp chuyên nghiệp, giúp tạo thêm sân chơi cho những bà nội trợ, những người đam mê món ăn quốc hồn quốc túy của dân tộc.
    Vòng sơ khảo khu vực phía Bắc sẽ diễn ra tại Hà Nội vào ngày 10-11, còn khu vực phía nam sẽ diễn ra vào ngày 26-11.
    Cuộc thi ảnh và viết với chủ đề "Phở trong tôi" vừa được ban tổ chức công bố hiện đã nhận được nhiều bức ảnh, bài viết đầy cảm xúc, hứa hẹn sẽ lọt vào tầm ngắm của các chuyên gia, của những vị giám khảo khó tính nhưng luôn hết mình vì phở Việt.
    Ngày của Phở 12-12 năm nay được tổ chức với sự phối hợp của Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam, đơn vị đồng hành chính Acecook Việt Nam, cùng các đơn vị đồng hành: VinPearl, Minh Long, sâm Ngọc Linh...

Lên Đà Lạt để... ăn phở, lạ không?

    Tôi đến với phở Uyên không phải vì nghe những lời truyền miệng, mà chỉ để được chính mắt nhìn thấy một hình ảnh Đà Lạt xưa, một con người với cả một cái tâm cho nghề bán phở này với hơn mấy mươi năm cuộc đời.
Ăn phở không phải để no cái bụng mà là "niềm vui" - Ảnh: YÊN BẰNG
    "Gần 1 tuần không được ăn phở, thèm vô cùng. Cũng không phải cái thèm đói khát như hồi xưa, đối với tôi, ăn phở rồi cùng bạn bè lang thang uống chén trà nóng, tách cà phê là sung sướng nhất ở cái tuổi này rồi. Nó là một niềm vui, chỉ vậy thôi" - bà Hà, một cán bộ về hưu, nói với tôi.Nhiều khi người ta hỏi: "Ăn phở không", cũng giống câu: "Cà phê nha". Việc ra quán chọn cà phê hay sinh tố, cũng như ăn phở gà hay bò không còn quan trọng. Lắm khi chỉ vì một thói quen, vì sự tiện lợi, vì lời hẹn với nhóm bạn bè,… 
    Hoặc thậm chí cần 1 lý do gặp nhau, người ta lại rủ đi cà phê hoặc ăn phở. Sài Gòn đông đúc, đất chật người đông, người với người vẫn chọn được hàng quán quen cũ mà gặp gỡ nhau đấy thôi. 
    Chợt nhớ tô phở Uyên Đà Lạt quá!
    Đi Đà Lạt ăn phở? Chắc hẳn nhiều người cho là lạ. Trong vô vàn kế hoạch du hí Đà Lạt, tôi chọn đi ăn phở Uyên. Thậm chí, lũ bạn chúng tôi còn hẹn nhau ở một quán vỉa hè thân quen, với câu nhắn không thể ngắn gọn hơn: "Chỗ cũ đi!". 
    Sao người ta lại thèm phở Uyên khi lên Đà Lạt nhỉ? Sau nhiều chục ngày bận bịu với công việc, tiết trời gió se se, trời âm u mưa, chút rét mướt luồn trong những cơn gió ngày đông… phở Uyên mang hương vị rất xưa cũ. Còn xưa cũ như thế nào thì phải thưởng thức và chiêm nghiệm mới ngấm được cái vị ấy. Phở Uyên như một điểm nhấn thú vị, một nét xưa kiều diễm. Còn thực khách đến đây như một niềm vui.
Phở Uyên - một nét đẹp của xứ ngàn hoa - Ảnh: YÊN BẰNG

    Phở Uyên với vẻ ngoài giản dị, mộc mạc với màu xanh dịu nhẹ đậm chất Đà Lạt xưa. Phở Uyên đón tiếp thực khách với vị ngon đậm đà trong vị nước dùng thơm lừng, ngọt thanh tự nhiên; miếng bò tái, bò gân mềm như tan. Mớ rau xanh của xứ sở này lại là thứ điểm tô không kém phần quan trọng giúp tạo nên vị tươi của tô phở. Đặc biệt là tương ớt cay nhưng không nồng lại có mùi thơm đặc trưng tạo thêm một điểm khác biệt. 
    Sáng mai, tuần sau hay tháng sau Đà Lạt vẫn mưa. Quán phở Uyên hiện lên trong tâm trí với màu xanh giản dị. Vẫn sẽ đến, những phút giây thèm thuồng nhung nhớ sẽ qua nhanh. Và đương nhiên, cái lạnh quý giá này sẽ chẳng còn bao ngày nữa.
    Ghé Đà Lạt nhớ ghé Phở Uyên để thưởng thức tô phở thơm ngon và nghe những câu chuyện xưa cũ của mảnh đất mộng mơ.

Du lịch trồng cây, giữ rừng: 'Không tiếng súng, chim chóc cũng về nhiều hơn'

Yêu thiên nhiên và mong muốn mọi người hòa mình với thiên nhiên, chung tay bảo vệ môi trường, chàng trai trẻ Nguyễn Trí Tâm (27 tuổi, Lâm Đồng) đã thực hiện dự án du lịch trekking trải nghiệm kết hợp trồng rừng.

Du lịch trồng cây, giữ rừng: Không tiếng súng, chim chóc cũng về nhiều hơn - Ảnh 1.

Là một người yêu thiên nhiên, Trí Tâm mong muốn mọi người cùng chung tay bảo vệ môi trường - Ảnh: NVCC

Tận mắt nhìn thấy các loài chim, thú có nguồn thức ăn, mình vui lắm. Mình cũng chỉ làm một chút gì đó cho môi trường thôi.

NGUYỄN TRÍ TÂM

    Với dự án này, Tâm tuyên truyền cho mọi người về tác hại của phá rừng, ý nghĩa việc bảo vệ rừng và môi trường sống của các loài động vật.

    Trồng chuối gọi chim về

    Là người con vùng đất Bảo Lộc (Lâm Đồng), sau một thời gian xuống TP.HCM học tập, Tâm nhận ra mình thích sống bình dị, gắn bó với thiên nhiên. Bảo Lộc là vùng đất hội tụ những yếu tố ấy. Tâm quyết định trở về nhà, ấp ủ phát triển du lịch địa phương.

    Anh thường rong ruổi mọi ngõ phố để chụp ảnh thiên nhiên, cây cối. Bảo Lộc chỗ nào đẹp, chỗ nào hay, chàng nhiếp ảnh gia đều nắm trong lòng bàn tay. Một lần lên núi Đại Bình (núi Spung) - ngọn núi cao hơn 1.000m, từ đây có thể phóng tầm mắt ngắm nhìn TP Bảo Lộc, Tâm nhen nhóm làm tour trekking lên núi cắm trại, đêm nghe dế kêu và ngắm sao trời, sáng sớm đi săn mây.

    "Mấy năm gần đây, Bảo Lộc mới được nhiều người biết đến. Trước đây, nhắc đến Lâm Đồng mọi người chỉ nhớ đến Đà Lạt, trong khi Bảo Lộc cũng là thành phố rất bình yên, cảnh vật hoang sơ, thiên nhiên hữu tình" - Tâm cho biết.

    Núi Đại Bình giờ đây đã bị khai phá phần lớn để trồng cà phê. Rừng chỉ còn lại một chóp trên đỉnh núi và Tâm hay so sánh với kiểu tóc "under cut". Tâm mua lại miếng đất rộng 3ha sát mép rừng. Miếng đất khi mua trơ trọi, cây cối lèo tèo, khô cằn, trơ sỏi đá. 

    "Ở sát rừng, mình nhận thấy chim chóc, thú rừng bị săn bắn không dám về. Mình quyết định trồng chuối để cải tạo đất, phủ xanh, tạo môi trường sống cho muôn loài" - Tâm kể lại.

    Trước giờ chưa từng làm nông nên khi cầm cuốc đào đất, Tâm tốn nhiều công sức. Cuối cùng, 3ha chuối cũng trồng xong. Đến lúc chuối chín, chàng trai này để lại toàn bộ chuối trên vườn. Có nguồn thức ăn, chim chóc, các loại thú kéo về. 

    Tâm kể thời gian đầu, nhiều người thấy vườn chuối chín vàng còn phụ giúp anh thu hoạch chuối. Nghe nói trồng cho chim thú ăn, nhiều người còn tưởng Tâm "ấm đầu". Tuy nhiên, khi được giải thích, mọi người cũng hiểu ra.

    Gặp người lên rừng săn bắn chim, thú, Tâm nỗ lực khuyên họ dừng việc săn bắn. "Mình nói để người ta hiểu, đừng săn bắn thú nữa. Khi không còn tiếng súng, chim chóc cũng về nhiều hơn" - Tâm nói.

    Lên núi trồng cây

    Để mọi người nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, Tâm đã tổ chức tour trekking đi bộ lên núi Đại Bình.

    15h chiều, mọi người gửi xe và tập trung tại chân núi rồi đi bộ lên. 17h tới nơi, sẽ cùng nhau dựng lều, đốt lửa trại (tại mảnh đất của Tâm), hát mộc với đàn guitar, không dùng loa kẹo kéo để tránh ồn ào. Sau cùng, các thành viên sẽ ngắm sao đêm và thành phố về đêm. 

    "Những lúc được trở về với thiên nhiên trọn vẹn, ai cũng thấy thư thả, hạnh phúc. Hiểu được giá trị mà thiên nhiên mang lại, mọi người sẽ dần thay đổi nhận thức về môi trường và chung tay giữ gìn" - Tâm kỳ vọng.

    Và hành động nhỏ để thay đổi nhận thức đầu tiên là chung tay trồng rừng. Mỗi người lên núi sẽ mang theo một cây xanh để trồng. Buổi sáng sau khi ngắm bình minh, mọi người sẽ được hướng dẫn đi trồng cây. 

    Tâm bảo: "Rừng trên núi Đại Bình hiện nay còn một chóp nhỏ nhìn rất xót xa. Rừng thì mình không được đụng vào, mình sẽ nối dài rừng bằng cách hướng dẫn mọi người trồng ở sát mép rừng - trên mảnh đất của mình. Mỗi cây trồng xuống tức có một người được tuyên truyền về môi trường. Mình sẽ tiếp tục duy trì đến khi cây phủ hết mảnh đất này".

    Thấy việc làm của Tâm ý nghĩa, một người bạn có mảnh đất 2ha sát đấy cũng sẵn sàng tham gia dự án, để mọi người cùng lên đây trồng cây, phủ xanh ngọn núi Đại Bình.

    Bùi Kim Ngân (27 tuổi) đã cùng bạn bè leo núi Đại Bình vào tháng 7 vừa qua. Ngân cho biết cô làm việc ở TP.HCM - nơi cuộc sống vốn vội vã, hối hả thì những chuyến về với thiên nhiên rất đáng trải nghiệm. 

    Điều khiến Ngân ấn tượng trong chuyến đi còn là "tour guide" Nguyễn Trí Tâm. "Bạn ấy rất có tâm khi hướng mọi người về du lịch bền vững, mỗi người tham gia tour sẽ góp sức trồng cây giữ rừng, đây là điều tôi rất ấn tượng mà ít tour nào làm được" - Ngân nói.

Phân loại rác trên núi

Khi mọi người leo núi, Tâm phát cho họ nước uống. Uống hết, mọi người giữ lại chai, sáng hôm sau rót nước xuống núi.

Chàng trai cũng tuyên truyền mọi người trên đường đi nếu gặp rác sẽ nhặt. Trên núi, Tâm đặt các thùng để phân loại rác. Kết thúc chuyến leo núi, rác hữu cơ sẽ làm phân bón cho cây, rác tái chế mang về các điểm tái chế, các loại rác còn lại tập kết ra xe rác.

Trồng 1 tỉ cây xanh, được không?

Đề xuất trồng 1 tỉ cây xanh trong 5 năm tới của Thủ tướng, theo các chuyên gia có chuyên môn liên quan đến rừng, là hoàn toàn khả thi.

Trồng 1 tỉ cây xanh, được không? - Ảnh 1.

Bạc Liêu “lồng ghép” việc phát triển dự án điện gió với việc hỗ trợ bồi lắng, phục hồi diện tích rừng phòng hộ - Ảnh: CHÍ QUỐC

Để hiện thực hóa đề xuất này, các chuyên gia cho rằng cần có một kế hoạch rõ ràng, cụ thể.

Có thể làm được

GS.TS Vương Văn Quỳnh, nguyên viện trưởng Viện sinh thái rừng và môi trường - Trường ĐH Lâm nghiệp, phân tích: 1 tỉ cây xanh nếu quy ra diện tích tương đương 300.000 - 400.000ha rừng trồng. Đây là diện tích không quá lớn nếu kết hợp cả trồng rừng tập trung cũng như trồng cây phân tán. 

Có thể trồng rừng tự nhiên, trồng rừng nguyên liệu, trồng rừng ngập mặn, chắn sóng, trồng cây xanh đô thị, cây trồng nông thôn... và nếu thực hiện được sẽ đem lại một lợi ích rất lớn.

PGS.TS Huỳnh Thanh Hùng - phó hiệu trưởng phụ trách Trường ĐH Nông lâm TP.HCM - cũng chia sẻ việc đề xuất sáng kiến trồng 1 tỉ cây xanh trong 5 năm tới, trong đó có trồng cây ở các khu đô thị, của Thủ tướng là hoàn toàn khả thi. Tuy nhiên, cần xác định mục tiêu rõ ràng của việc trồng cây này để có tính toán, cách thức làm phù hợp và đạt hiệu quả. 

Cùng ý kiến, PGS.TS Phạm Ngọc Nam - giảng viên khoa lâm nghiệp Trường ĐH Nông lâm TP.HCM - khẳng định: con số 1 tỉ cây với người ngoài ngành nghe có vẻ nhiều nhưng thật sự để phủ xanh đất trống đồi trọc, trồng rừng ngập mặn lấn biển thì biết bao nhiêu cho đủ.

Trồng 1 tỉ cây xanh, được không? - Ảnh 2.

Tỉnh Bạc Liêu phát động phong trào trồng rừng ở bãi bồi ven biển Nhà Mát - Ảnh: CHÍ QUỐC

Tránh độc canh, trồng và thu hoạch cùng lúc

Theo GS.TS Vương Văn Quỳnh, cần phải lưu ý khi trồng rừng là chọn cây hiệu quả kinh tế và môi trường, phù hợp với điều kiện từng nơi. Nên khuyến khích trồng cây bản địa phù hợp với điều kiện khí hậu thổ nhưỡng lâu đời, chung sống với nhiều loài cây khác xung quanh.

Cần trồng các loại cây đa tác dụng, cây gỗ không chỉ đem lại ý nghĩa về môi trường, sinh thái mà còn đem lại giá trị về kinh tế cho người trồng rừng.

Ông Quỳnh cũng cho rằng hoàn toàn có thể tạo ra những khu rừng có giá trị cao về môi trường, kể cả rừng trồng nhưng cách trồng sẽ phải khác hiện nay là kiểu trồng độc canh, trồng cùng lúc và thu hoạch cùng lúc. Tất cả những loài cây cạnh tranh với cây chủ lực này đều bị loại bỏ bằng cách chặt bỏ hoặc đốt. 

Vì thế, cần phải xác định những cách trồng rừng giống kết cấu rừng tự nhiên như trồng nhiều loại cây, nhiều tầng cây khác nhau như cây ưa sáng, cây ưa bóng, cây bụi... thì sau 20 - 30 năm chúng ta sẽ có những khu rừng không khác gì rừng tự nhiên và cho hiệu quả kinh tế và môi trường.

ThS Nguyễn Tuấn Bình - trưởng ban thanh tra, nguyên trưởng bộ môn lâm sinh Trường ĐH Lâm nghiệp, phân hiệu Đồng Nai - cho rằng nên trồng rừng hỗn hợp, đa tầng. Để tránh trường hợp cây xanh chưa kịp lớn mà bão lũ đã quét qua, nên trồng các cây nhanh lớn bảo vệ ở vòng ngoài, cây lâu năm bên trong. Theo thời gian, người trồng rừng sẽ thay đổi tỉ lệ tăng cây lâu năm.

Trồng 1 tỉ cây xanh, được không? - Ảnh 3.

Dân tham gia trồng rừng thông phòng hộ ở khu vực huyện Lạc Dương (tỉnh Lâm Đồng) - Ảnh: M.VINH

Nâng cao chất lượng rừng trước mới tính đến kinh tế

ThS Phạm Đình Sâm, trưởng bộ môn nông - lâm kết hợp Viện nghiên cứu lâm sinh (Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam), cho rằng để thực hiện đề xuất trồng 1 tỉ cây xanh có hiệu quả thì phải rà soát, đánh giá lại hiện trạng và tình trạng suy thoái rừng theo các tiêu chí về phòng hộ, đa dạng sinh học, giá trị kinh tế và xã hội trên các vùng sinh thái trọng điểm. 

Tiếp đến cần đánh giá các rừng phòng hộ ít xung yếu và ít đa dạng hơn có thể kết hợp các hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp như trồng cây công nghiệp, rừng trồng có năng suất cao, cây ăn quả hay nông lâm kết hợp cả cây nông nghiệp và chăn nuôi để đảm bảo duy trì hệ sinh thái - nhân văn cân bằng do nhu cầu sản xuất và chăn nuôi gia súc của các hộ dân là yêu cầu tất yếu ở vùng đầu nguồn. 

Trong khi đó, GS.TS Vũ Tiến Hinh, viện trưởng Viện Lâm nghiệp và đa dạng sinh học nhiệt đới, cho biết hiện nay với mật độ trồng cây gỗ rừng khoảng 1.000 -  1.500 cây/ha, thì 1 tỉ cây sẽ tương ứng gần 1 triệu hecta đất. Điều này hoàn toàn khả thi, quan trọng là các bộ, ngành, địa phương nghiên cứu, tính toán kỹ xem trồng cây gì, trồng ở đâu, trồng cây tập trung hay phân tán, khu vực chống sạt lở trồng như thế nào... 

"Hiện nay, nhiều diện tích rừng tự nhiên "nghèo", đất rừng trống, đất đồi, núi xung yếu có nguy cơ sạt trượt thì tôi cho rằng Bộ NN&PTNT và các địa phương cần phải tập trung trồng bổ sung cây bản địa, cây lâu năm vào những khu vực này để phục hồi và nâng cao chất lượng rừng đã mất rồi mới tính đến việc trồng để phát triển kinh tế" - ông Hinh nói.

Ưu tiên phục hồi rừng

Theo ThS Nguyễn Tuấn Bình, nên "liệu cơm gắp mắm", trước tiên nên trồng rừng ở vùng xung yếu nhất, tiếp đó sẽ mở rộng theo từng vùng quy hoạch. Có thể đầu tư vào việc phục hồi rừng, tức trồng và hồi sinh rừng ở những nơi đã bị tổn thương hoặc bị khai thác kiệt quệ. Ở những khu vực này đã có sẵn nền, gốc rễ ở rừng đã tổn thương vẫn còn, nên kết hợp các biện pháp lâm sinh sẽ giúp cây dễ lên chồi. Ưu tiên phục hồi rừng cũng sẽ tiết kiệm thời gian hơn.

Chia sẻ kinh nghiệm

    Để đi nhanh thì lên đi một mình; để đi xa thì cần đi có đội nhóm. Trong cuộc sống mỗi người trong mỗi chúng ta ai cũng muốn hạnh phúc có nhiều tiền. 

Tối 12-11, tại công viên Bãi Trước, thành phố Vũng Tàu, top 35 thí sinh xuất sắc nhất cuộc thi Hoa hậu Việt Nam năm 2020 tiếp tục tranh tài trong đêm thi Người đẹp Biển - Du lịch - Thể thao - Tài năng mang tên "Vũng Tàu - Điểm đến thần tiên".

Hoa hậu Việt Nam 2020: Nóng bỏng đêm thi tìm kiếm Người đẹp biển - Ảnh 1.

Top 5 Người đẹp thể thao - Ảnh: BTC

Sau nhiều ngày hoạt động tại thành phố biển Vũng Tàu, top 35 thí sinh cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2020 khép lại bằng đêm thi Người đẹp Biển - Du lịch - Thể thao - Tài năng.

Ban giám khảo đêm thi này gồm nhà thơ Trần Hữu Việt, hoa hậu Hà Kiều Anh, hoa hậu Đỗ Mỹ Linh, á hậu Thụy Vân, nhà thiết kế Lê Thanh Hòa, giáo sư Hoàng Tử Hùng.

35 thí sinh mở màn đêm thi với phần trình diễn bộ sưu tập áo dài Sắc màu của biển với tông màu đặc trưng của biển gợi cho người xem về một đại dương huyền bí, kỳ ảo mang màu sắc thần tiên.

Hoa hậu Việt Nam 2020: Nóng bỏng đêm thi tìm kiếm Người đẹp biển - Ảnh 2.

Bộ sưu tập áo dài ‘Sắc màu của biển’ đến từ nhà thiết kế Ngô Nhật Huy

Hoa hậu Việt Nam 2020: Nóng bỏng đêm thi tìm kiếm Người đẹp biển - Ảnh 3.

Các thí sinh lộng lẫy khoe sắc trong những bộ áo dài thể hiện cá tính riêng của mình

35 thí sinh Hoa hậu Việt Nam 2020 tiếp tục trình diễn bộ sưu tập mới nhất của nhà thiết kế Adrian Anh Tuấn khiến sàn catwalk rực rỡ sắc màu.

Ban giám khảo trao danh hiệu Người đẹp thể thao cho 5 thí sinh: Hoàng Tú Quỳnh (SBD 419), Phạm Thị Ngọc Ánh (SBD 322), Phù Bảo Nghi (SBD 069), Kim Trà My (SBD 012) và Nguyễn Lê Phương Thảo (SBD 116).

Giải thưởng Người đẹp du lịch xướng tên thí sinh Nguyễn Khánh Ly (SBD 237), Huỳnh Nguyễn Mai Phương (SBD 093), Đặng Vân Ly (SBD 228), Lê Trúc Linh (SBD 077) và Vũ Quỳnh Trang (SBD 278).

Top 5 Người đẹp tài năng thuộc về thí sinh Doãn Hải My (SBD 319) với tiết mục đàn piano và hát Em về tinh khôi; Hoàng Bảo Trâm (SBD 088) với khả năng thuyết trình Anh - Việt; Phạm Ngọc Phương Anh (SBD 045) thuyết trình Pháp - Việt; Lê Ngọc Trang (SBD 169) múa Tứ phủ và Huỳnh Nguyễn Mai Phương (SBD 093) với tài năng dance sport.

Hoa hậu Việt Nam 2020: Nóng bỏng đêm thi tìm kiếm Người đẹp biển - Ảnh 4.

Top 5 Người đẹp tài năng

Phần mong đợi nhất đêm thi này là trình diễn bikini của 35 thí sinh giành top 5 danh hiệu Người đẹp biển.

Top 3 Hoa hậu Việt Nam năm 2018 gồm hoa hậu Tiểu Vy, á hậu Phương Nga và á hậu Thúy An xuất hiện với vai trò vedette, khép lại màn trình diễn mãn nhãn và quyến rũ.

Top 5 Người đẹp biển cuộc thi Hoa hậu Việt Nam năm nay thuộc về Đỗ Thị Hà (SBD 245), Lê Thị Tường Vy (SBD 151), Nguyễn Lê Ngọc Thảo ( SBD 068), Nguyễn Thị Thu Phương (SBD 433) và Phạm Thị Phương Quỳnh (SBD 146).

Hoa hậu Việt Nam 2020: Nóng bỏng đêm thi tìm kiếm Người đẹp biển - Ảnh 5.

Phần trình diễn Người đẹp biển trên nền nhạc DJ sôi động và hấp dẫn

Hoa hậu Việt Nam 2020: Nóng bỏng đêm thi tìm kiếm Người đẹp biển - Ảnh 6.

Thí sinh tự tin khoe dáng trước công chúng

Hoa hậu Việt Nam 2020: Nóng bỏng đêm thi tìm kiếm Người đẹp biển - Ảnh 7.
Hoa hậu Việt Nam 2020: Nóng bỏng đêm thi tìm kiếm Người đẹp biển - Ảnh 8.

Top 5 Người đẹp biển

Hoa hậu Việt Nam 2020: Nóng bỏng đêm thi tìm kiếm Người đẹp biển - Ảnh 9.

Top 3 Hoa hậu Việt Nam năm 2018

Đêm chung kết toàn quốc cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2020 sẽ diễn ra tối 20-11 tại Nhà thi đấu Phú Thọ (TP.HCM), được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV3, tiếp sóng trên 15 đài phát thanh - truyền hình và phát trên các nền tảng xã hội.

Nữ thống đốc Việt Nam đầu tiên

    Theo kết quả bỏ phiếu kín được công bố, bà Nguyễn Thị Hồng nhận được 467 phiếu đồng ý (bằng 97,08% tổng số ĐBQH)
Nữ thống đốc đầu tiên
    Bà Nguyễn Thị Hồng sinh ngày 27/3/1968 tại Hà Nội, có bằng Thạc sỹ Kinh tế phát triển. Theo Ngân hàng Nhà nước, bà Hồng đã có gần 30 năm công tác trong ngành ngân hàng và bắt đầu công tác ở Ngân hàng Nhà nước từ tháng 1/1991 tại Vụ Quản lý Ngoại hối.

    Gần 3 năm sau (tháng 11/1993), bà chuyển công tác sang Vụ Chính sách tiền tệ. Từ một chuyên viên, bà được bổ nhiệm làm phó trưởng phòng, rồi Trưởng phòng Cán cân thanh toán quốc tế (Vụ Chính sách Tiền tệ), sau đó là phó vụ trưởng vụ này. Năm 2012, bà Nguyễn Thị Hồng là Vụ trưởng Vụ Chính sách Tiền tệ.
    Năm 2014, bà Nguyễn Thị Hồng được Thủ tướng bổ nhiệm làm Phó thống đốc khi 46 tuổi và tại vị cho đến hiện tại.
    Ở vị trí phó thống đốc, bà Hồng được phân công phụ trách công tác chính sách tiền tệ, tín dụng, dự báo, thống kê tiền tệ; theo dõi diễn biến thị trường tiền tệ trong nước, ngoài nước; các hoạt động nghiệp vụ ngân hàng trung ương.

    Đặc biệt, bà Hồng phụ trách công tác thông tin tuyên truyền, báo chí và là người phát ngôn của Ngân hàng Nhà nước.

    Trước đó, sáng 20/10, Bộ Chính trị công bố quyết định điều động, phân công ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giữ chức Chánh Văn phòng Trung ương Đảng.
    Ông Lê Minh Hưng sinh năm 1970 ở xã Sơn Tân, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Ông là Thạc sỹ Chính sách công, từng đảm nhiệm nhiều chức vụ như phó phòng, Trưởng phòng Ngân hàng Phát triển châu Á; vụ phó, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế; Vụ trưởng Tổ chức cán bộ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
    Tháng 10/2011, ông được bổ nhiệm làm Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Năm 2014, ông từng được điều động làm Phó chánh Văn phòng Trung ương Đảng.

    Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Ngày 9/4/2016, tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII đã phê chuẩn việc bổ nhiệm ông Lê Minh Hưng làm Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

    Điểm sáng về dự trữ ngoại hối

    Một trong những thành tích nổi bật của Ngân hàng Nhà nước trong nhiệm kỳ vừa qua của ông Lê Minh Hưng và bà Nguyễn Thị Hồng là dự trữ ngoại hối tăng liên tục.

    Kết thúc năm 2017, dự trữ ngoại hối mới ở mức 51,5 tỷ USD. Đến tháng 1/2020, dự trữ ngoại hối đạt gần 80 tỷ USD và đến tháng 9/2020 ở mức 92 tỷ USD. Như vậy trong vòng chưa đầy 3 năm, Ngân hàng Nhà nước đã mua thêm được 40,5 tỷ USD để tăng dự trữ ngoại hối. Nếu đạt con số 100 tỷ USD vào cuối năm nay thì dự trữ ngoại hối đã tăng gần gấp đôi sau 3 năm.

    Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từng nhấn mạnh vị trí của ngành ngân hàng đối với sự hùng cường, thịnh vượng của đất nước. Trong lần dự hội nghị tổng kết năm 2019 của Ngân hàng Nhà nước, Thủ tướng đánh giá trong bối cảnh thế giới, thị trường tài chính tiền tệ biến động, các nước phải nới lỏng chính sách tiền tệ thì Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện tốt các mục tiêu kiểm soát cung tiền, lãi suất, kiểm soát lạm phát ở mức thấp nhất trong 3 năm qua.

    Một trong những điểm sáng được Thủ tướng nhấn mạnh là tỷ giá cơ bản ổn định, mặt bằng lãi suất có xu hướng giảm, tỷ lệ nợ xấu giảm, dự trữ ngoại hối tăng…

    Thủ tướng từng giao mục tiêu kép cho Ngân hàng Nhà nước là tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phát triển an toàn, lành mạnh, hiệu quả, bền vững, cạnh tranh khu vực và quốc tế và đa dạng hóa, nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng yêu cầu và tạo mọi thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp với phương châm dễ dàng tiếp cận với các dịch vụ tín dụng ngân hàng với thời gian ngắn nhất, chi phí thấp nhất.

Ông Trịnh Văn Quyết vừa mua 1,69 triệu cp GAB trị giá hơn 300 tỉ đồng

Ông Trịnh Văn Quyết – Chủ tịch Tập đoàn FLC hiện nay là cổ đông lớn nhất tại FLC GAB với tỉ lệ sở hữu 24,46%.

Ông Trịnh Văn Quyết vừa mua 1,69 triệu cp GAB trị giá hơn 300 tỉ đồng - Ảnh 1.

Ông Trịnh Văn Quyết - Chủ tịch Tập đoàn FLC - vừa chi hơn 300 tỉ đồng để mua cổ phiếu GAB. (Ảnh: Đức Quyền)

Theo tin từ CTCP Đầu tư khai khoáng và Quản lý tài sản FLC (Mã: GAB), cổ đông lớn Trịnh Văn Quyết đã mua thêm 1.692.210 cổ phiếu GAB trong 5 phiên giao dịch liên tiếp từ 22 đến 28/10/2020.

Cụ thể, ngày 22/10 ông Quyết mua 352.000 đơn vị, ngày 23/10 mua 356.200 đơn vị, ngày 26/10 mua 491.510 đơn vị, ngày 27/10 mua 236.500 đơn vị và hôm nay 28/10 mua 256.000 đơn vị.

Trước giao dịch, ông Quyết sở hữu hơn 1,68 triệu cổ phiếu GAB, tương đương 12,2% vốn điều lệ của công ty FLC GAB. Sau khi mua vào trong 5 phiên nói trên, ông Quyết đang sở hữu 3,376 triệu đơn vị, tương đương 24,46% vốn.

Kết phiên hôm nay 28/10, giá cổ phiếu GAB dừng ở 192.000 đồng/cp. Theo mức giá này, ông Quyết đã chi khoảng 325 tỉ đồng để mua vào. Tổng giá trị cổ phiếu GAB mà ông Quyết đang nắm giữ là khoảng 648 tỉ đồng.

Ông Trịnh Văn Quyết hiện nay đang là Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC.

Liên quan đến giao dịch cổ phiếu GAB, từ 15 đến 20/10 vừa qua, ông Trịnh Văn Quyết đã chi hơn 100 tỉ đồng để mua gần 584.000 đơn vị, nâng tỉ lệ sở hữu từ 7,97% lên 12,2%.

Ngược lại, Tập đoàn FLC đã bán toàn bộ 1,24 triệu cổ phiếu GAB, tương đương 8,99% vốn điều lệ, trong 5 phiên liên tục từ 20/10 đến 26/10. Ước tính Tập đoàn FLC đã thu về khoảng 230 tỉ đồng từ giao dịch thoái vốn này.

Từ ngày 15/10 trở lại đây không xuất hiện giao dịch thỏa thuận cổ phiếu GAB, cho thấy hoạt động mua, bán nói trên của ông Trịnh Văn Quyết và Tập đoàn FLC được thực hiện qua phương thức khớp lệnh trên sàn.

Trong một tháng trở lại đây, giá cổ phiếu GAB tăng khoảng 20%, từ ngưỡng 160.000 đồng/cp lên trên 190.000 đồng/cp.

Ông Trịnh Văn Quyết vừa mua 1,69 triệu cp GAB trị giá hơn 300 tỉ đồng - Ảnh 2.

Tập đoàn FLC từng tham gia sáng lập và góp 80% vốn điều lệ ban đầu của FLC GAB. Hiện nay FLC GAB đang cung cấp các sản phẩm vật liệu xây dựng như đá, gạch, ... cho các công trình của Tập đoàn FLC. 

FLC GAB có kế hoạch sáp nhập với hai doanh nghiệp khác có liên quan tới Tập đoàn FLC là CTCP Xây dựng FLC Faros (Mã: ROS) và CTCP Đầu tư và Khoáng sản FLC Stone (Mã: AMD). Tỉ lệ hoán đổi dự kiến là 1 cổ phiếu GAB đổi 15 cổ phiếu ROS, chưa rõ tỉ lệ hoán đổi giữa GAB và AMD.

Hiện nay một cổ phiếu GAB có thị giá cao gấp 88 lần một cổ phiếu ROS và gấp 70 lần AMD.

Quí III vừa qua, GAB ghi nhận doanh thu thuần 203 tỉ đồng, tăng 206% so với cùng kì 2019; lợi nhuận sau thuế 233 triệu đồng, giảm 96%. FLC Faros vừa báo lãi thuần 1,35 tỉ đồng trong quí III.

Làm giàu

 Nếu làm việc vì niềm đam mê bạn sẽ giàu có. Mình thích người dân trong tỉnh Bắc Giang càng ngày càng giàu lên

Để đạt được như vậy thì việc học tập nâng cao trình độ là hết sức quan trọng

Trong kinh doanh thương trường là sự cạnh tranh. Nhiều người nghĩ và đổ lỗi cho cạnh tranh làm mình thất bại. Nhưng bạn thử nghĩ lại xem sao nếu không có cạnh tranh thì không thể phát triển được. Do vậy muốn làm giàu thì bạn cần phải thay đổi thái độ làm việc.

Mình xem mình thích gì?

Khi thích thì bạn sẽ làm bất chấp về điều đó

Ví dụ: 

1. Mình thích đi du lịch vòng quanh thế giới

2. Có công ty riêng của mình

3. Có nhiều toà nhà ở vị trí đẹp

4. Có 20 tỷ đô la

5. Có tài khoản chứng khoán với giá trị 5 tỷ đô la

6. Có 100 du thuyền di chuyển khắp nơi

7. Có một hãng hàng không mang tên mình

8. Có sở hữu nhiều căn biệt thự ở 1000 hòn đảo trên khắp thế giới

9. Có Hệ thống người mẫu chuyên nghiệp phục vụ các cuộc du lịch khắp thế giới

10. Sở hữu các công ty thương mại điện tử lớn nhất thế giới

11. Có hãng sản xuất ra ôtô hiện đại và đẳng cấp nhất thế giới

.....

Con người ai sinh ra phải có ước mơ

Cứ mơ đi

Rồi bạn sẽ thực hiện nó

Từng bước mà tiến lên

Quan trọng là mình không bỏ cuộc

Không nản chí

Rèn luyện lòng kiên trì

Rèn luyện lòng quyết tâm để thực hiện nó

Nên xây dựng các mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn phát triển