Thứ Tư, 25 tháng 10, 2023

Đơn giản hóa thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp: Có thể tiết kiệm 1.687 tỷ đồng/năm

 

Một trong những phương án được đề xuất để đơn giản hóa thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp là kết nối Cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp với Cơ sở dữ liệu do Bộ Công an quản lý, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, giúp giảm đối tượng phải cung cấp và có thể tiết kiệm 1.687 tỷ đồng/năm.


Đơn giản hóa thủ tục cấp Phiếu Lý lịch tư pháp: Có thể tiết kiệm 1.687 tỷ đồng/năm - Ảnh 1.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn chủ trì cuộc làm việc - Ảnh: VGP

Chiều 22/5, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (VPCP) Trần Văn Sơn chủ trì cuộc làm việc với Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Kế hoạch và Đầu tư về thực hiện đơn giản hóa thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp (LLTP).

Có tình trạng lạm dụng yêu cầu cấp phiếu LLTP

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Trần Văn Sơn cho biết, thời gian qua có nhiều phản ánh về thủ tục cấp phiếu LLTP tại nhiều địa phương gây phiền hà cho người dân.

Trước tình hình đó, Thủ tướng Chính phủ giao VPCP họp với các bộ, cơ quan liên quan để bàn về các giải pháp cải cách hành chính đối với cấp LLTP. Vì vậy, cuộc họp sẽ xem xét về quy định thủ tục cấp LLTP, thực trạng cấp phiếu LLTP, từ đó có giải pháp đơn giản hóa, cải cách với thủ tục này.

Theo ông Ngô Hải Phan, Cục trưởng Cục Kiểm soát TTHC (VPCP), số lượng phiếu LLTP được cấp qua các năm như sau: Năm 2021 cấp xấp xỉ 467.000 phiếu; năm 2022 là trên 1 triệu phiếu; trong 4 tháng đầu năm 2023 là 375.000 phiếu.

Trong đó, theo số liệu thống kê, hồ sơ thuộc thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết của Sở Tư pháp chiếm hơn 90% số lượng phiếu LLTP đã cấp. Hồ sơ thuộc thẩm quyền của Trung tâm LLTP Quốc gia chiếm tỉ lệ rất ít, dưới 10%, như: Năm 2021 là 42.008/446.627 phiếu (chiếm tỉ lệ 9,4%); 6 tháng đầu năm 2022 là 27.844/479.372 (chiếm tỉ lệ 5,8%).

Lượng phiếu LLTP đã được cấp tập trung vào một số tỉnh, thành phố, như năm 2021: TP. Hà Nội 46.726 phiếu (trung bình 3.894 phiếu/tháng) chiếm tỉ lệ 10,4%; TPHCM 46.673 (trung bình 3.889 phiếu/tháng) chiếm tỉ lệ xấp xỉ 10,4%; Nghệ An 26.840 phiếu (trung bình 2.237 phiếu/tháng) chiếm tỉ lệ 0,6%; ít nhất là Cao Bằng 774 phiếu, Lai Châu 867 phiếu.

Ông Ngô Hải Phan nêu thực tế thực hiện còn có tình trạng lạm dụng yêu cầu cấp phiếu LLTP. Trong khi đó, việc gia tăng do nhu cầu du học, xuất khẩu lao động, các hoạt động sản xuất không đáng kể.

Nguyên nhân chính là do nhiều cơ quan, doanh nghiệp lạm dụng yêu cầu người lao động nộp phiếu LLTP trong hồ sơ xin việc, như: Tài xế của những hãng taxi công nghệ, người làm công việc bảo vệ, ban quản trị nhà chung cư, một số ngành như cầm đồ, kinh doanh khách sạn, các cá nhân thuộc các tổ chức liên quan đến các hội...

Bên cạnh đó, Luật không quy định thời hạn sử dụng, nhưng có nơi lại yêu cầu người lao động cứ 6 tháng phải xin phiếu mới, khiến số lượng yêu cầu cấp phiếu tăng vọt. Chỉ 4 tháng đầu năm 2023, số phiếu cấp trên toàn quốc đã gần bằng số phiếu của cả năm 2021. Dẫn đến tốn kém, lãng phí rất lớn cho người lao động và cơ quan Nhà nước.

Đơn giản hóa thủ tục cấp Phiếu Lý lịch tư pháp: Có thể tiết kiệm 1.687 tỷ đồng/năm - Ảnh 2.

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc phát biểu tại cuộc làm việc - Ảnh: VGP

Tích hợp dữ liệu với VNEID, phân cấp cho Sở Tư pháp, kết nối cơ sở dữ liệu của Bộ Công an

Mặc dù việc cấp phiếu LLTP thời gian qua đã có nhiều kết quả tích cực, cơ bản đáp ứng nhu cầu xin cấp phiếu LLTP của người dân, tổ chức, tuy nhiên vẫn còn có một số hạn chế như: Quy trình thực hiện cấp phiếu LLTP còn qua nhiều bước, tầng nấc, chưa phân cấp triệt để, dẫn đến không tạo được sự chủ động, có dấu hiệu "đùn đẩy trách nhiệm", kéo dài thời gian, chi phí thực hiện...

Việc kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu phục vụ khai thác để cấp phiếu LLTP giữa Cơ sở dữ liệu LLTP và Cơ sở dữ liệu ngành công an chưa được triển khai đồng bộ với quá trình đưa vào vận hành Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Để việc cấp phiếu LLTP được hiệu quả, đơn giản, thuận lợi, khắc phục những hạn chế như trong thời gian vừa qua, Cục Kiểm soát TTHC đề xuất một số phương án như: Phân cấp triệt để cho Sở Tư pháp trong khai thác Cơ sở dữ liệu LLTP để phục vụ cấp phiếu LLTP nhằm cắt giảm các bước phối hợp không cần thiết.

Đơn giản hóa thủ tục cấp Phiếu Lý lịch tư pháp: Có thể tiết kiệm 1.687 tỷ đồng/năm - Ảnh 3.

Cục trưởng Cục Kiểm soát Thủ tục hành chính (VPCP) Ngô Hải Phan báo cáo tại cuộc làm việc - Ảnh: VGP

Phương án tiếp theo được ông Ngô Hải Phan nêu là kết nối Cơ sở dữ liệu LLTP với Cơ sở dữ liệu tàng thư về án tích do Bộ Công an quản lý, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Bên cạnh đó là phương án phân cấp cho Sở Tư pháp sẽ giảm thời gian đề nghị Trung tâm LLTP quốc gia và thời gian chờ đợi Trung tâm LLTP quốc gia trả lời (dự kiến khoảng 3-5 ngày làm việc). Chi phí tiết kiệm của xã hội tối thiểu là 1 triệu phiếu/năm, tức là tiết kiệm khoảng 663 tỷ đồng/năm.

Đối với phương án kết nối Cơ sở dữ liệu LLTP với Cơ sở dữ liệu tàng thư về án tích do Bộ Công an quản lý, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, từ đó cho phép cơ quan Nhà nước khai thác phục vụ quản lý Nhà nước và người dân sử dụng VNEID để chủ động khai thác, xuất trình, chứng minh khi cần thiết thay thế cho việc nộp bản giấy phiếu LLTP như hiện nay, giúp giảm đối tượng phải cung cấp phiếu này khoảng ít nhất 70%. Chi phí tiết kiệm cho phương án này được tính toán có thể tiết kiệm 1.687 tỷ đồng/năm.

Tại cuộc làm việc, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc cho rằng, ngoài các đề xuất của Cục Kiểm soát TTHC thì cần các giải pháp rà soát các văn bản pháp luật. Cụ thể, lĩnh vực nào trong quy định đang yêu cầu cấp phiếu LLTP mà thực sự không cần thiết thì cần lược bỏ bớt. 

Ý kiến của các đơn vị cũng cho rằng đây là liên quan đến vấn đề thực thi và có tình trạng lạm dụng yêu cầu cấp phiếu LLTP. Hiện nay, có 151 thủ tục hành chính có yêu cầu cấp phiếu LLTP thuộc quản lý của 12 bộ, ngành, vì vậy 12 bộ, ngành nên rà soát 151 thủ tục hành chính có yêu cầu cấp phiếu LLTP, từ đó có phương án đơn giản hóa yêu cầu cấp LLTP.

Kết luận tại cuộc làm việc, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Trần Văn Sơn nhấn mạnh yêu cầu đơn giản hóa thủ tục cấp phiếu LLTP là cần thiết và xuất phát từ thực tế cuộc sống khi người dân dân phản ánh nhiều về việc quá tải và lạm dụng việc yêu cầu cấp phiếu LLTP. Các đơn vị tiếp tục phối hợp chặt chẽ để giảm thủ tục cấp phiếu LLTP cho người dân và doanh nghiệp. VPCP sẽ phối hợp với các bộ, cơ quan tổng hợp nội dung, đề xuất phương án để báo cáo Chính phủ.

Gia Huy


Thứ Hai, 23 tháng 10, 2023

Ông Lê Như Tiến: ''Cứ hậu duệ, tiền tệ, quan hệ, huynh đệ thì không thể thu hút nhân tài'' | VTC Now

Ngân sách 2024 dành 55.000 tỷ đồng cho cải cách tiền lương

Năm 2024, Chính phủ dự toán chi khoảng 55.400 tỷ đồng cho cải cách tiền lương, trong đó 89% từ ngân sách trung ương.

Chiều 23/10, Chính phủ báo cáo Quốc hội dự toán ngân sách 2023-2024, kế hoạch tài chính - ngân sách 3 năm (2024-2026).

Từ 1/7/2024, Chính phủ sẽ thực hiện chính sách cải cách tiền lương khu vực công theo Nghị quyết 27 Trung ương. Lương tối thiểu vùng, chính sách tiền lương với khu vực doanh nghiệp cũng sẽ được điều chỉnh.

Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc khẳng định "đủ nguồn lực thực hiện cải cách chính sách tiền lương", với dự kiến thu - chi năm 2024, cùng việc sử dụng một phần nguồn cải cách tiền lương tích lũy của ngân sách trung ương và ngân sách địa phương.

Cụ thể, đến hết 2022, tổng ngân sách trung ương dành cho cải cách tiền lương khoảng 132.000 tỷ đồng, và nguồn tích lũy của địa phương trên 430.000 tỷ đồng. Nguồn chi cho việc cải cách tăng lên 486.000 tỷ đồng vào cuối 2023, trong đó 23% là ngân sách trung ương.

Riêng năm 2024, theo Bộ trưởng Tài chính, dự toán tổng chi ngân sách là trên 2,1 triệu tỷ đồng, tăng 24.100 tỷ so với 2023. Nếu tính cả số thu chuyển nguồn cải cách tiền lương còn dư sang bố trí dự toán 2024 của một số địa phương để điều chỉnh lương cơ sở 1,8 triệu đồng một tháng (khoảng 19.000 tỷ đồng), tổng chi cân đối ngân sách năm sau gần 2,12 triệu tỷ đồng.

Số tiền dự toán chi cho cải cách tiền lương năm 2024 là 55.400 tỷ đồng, trong đó 48.000-49.000 tỷ đồng từ ngân sách trung ương, còn lại là địa phương.

Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc phát biểu tại phiên họp chiều 23/10. Ảnh: Hoàng Phong

Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc phát biểu tại phiên họp chiều 23/10. Ảnh: Hoàng Phong

Về kết quả 9 tháng đầu năm, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, thu ngân sách Nhà nước đạt hơn 1,22 triệu tỷ đồng, bằng 75,5% dự toán. Chi ngân sách đạt gần 1,24 triệu tỷ đồng. Bội chi ngân sách 2023 ước đạt 415.200 tỷ đồng, giảm 40.300 tỷ đồng so với dự toán.

Năm 2024, dự toán thu ngân sách khoảng 1,7 triệu tỷ đồng, tăng 5% so với 2023. Tỷ lệ huy động vào ngân sách đạt 15,3% GDP. Dự toán này, theo Bộ trưởng Tài chính, đã dự tính khoản giảm thu từ việc giảm tiếp thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu và giảm 2% thuế VAT đến nửa đầu năm sau. "Mức dự toán này là tích cực trong bối cảnh tình hình kinh tế, xã hội trong và ngoài nước tiềm ẩn nhiều rủi ro", ông Phớc nhìn nhận.

Tại phiên khai mạc sáng 23/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng cho biết, Chính phủ đã thúc đẩy tăng thu, tiết kiệm chi, trích lập quỹ tiền lương 560.000 tỷ đồng, đủ nguồn cải cách tiền lương trong 3 năm (2024-2026).

Thẩm tra nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách Lê Quang Mạnh cho hay cơ quan thẩm tra đồng tình phương án trình nguồn lực 2024 cho cải cách tiền lương. Song để đảm bảo triển khai chính sách dài hạn, cơ quan thẩm tra lưu ý, Chính phủ cần đánh giá, so sánh tổng thể chính sách cải cách tiền lương và cân đối nguồn lực thực hiện trong 2024-2026 và dự báo tới 2030.

"Cần thực hiện đồng bộ các giải pháp về tăng thu ngân sách bền vững, để đảm bảo nguồn lực, lộ trình cải cách tiền lương tới 2030", Chủ nhiệm Ủ y ban Tài chính ngân sách góp ý.

Mặt khác, cải cách tiền lương cần thực hiện đồng bộ với tăng lương cơ sở, đổi mới sắp xếp lại bộ máy, tinh giản biên chế để đảm bảo tính khả thi, lâu dài theo lộ trình Nghị quyết 27.

Ủy ban Tài chính ngân sách cũng nhất trí phương án điều chỉnh phù hợp lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công và một số chính sách an sinh xã hội gắn với lương cơ sở từ 1/7/2014. Tuy nhiên, việc thực hiện cơ chế quản lý tài chính, thu nhập đặc thù với các cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước ở trung ương thực hiện tới hết 30/6/2024, và từ 1/7/2024 thực hiện theo lộ trình cải cách tiền lương chung.

Cũng theo Bộ trưởng Tài chính, năm 2024 Chính phủ trình Quốc hội xem xét giảm tiếp 50% thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu, mỡ nhờn và giảm tiếp 2% thuế VAT tới hết tháng 6/2024. Đồng tình kéo dài chính sách tài khóa này, song Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách đề nghị Chính phủ có tờ trình riêng, theo đúng trình tự thủ tục quy định.

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đề xuất chi 9.653 tỷ đồng thanh toán tiền bù giá bao tiêu sản phẩm cho Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn. Song Ủy ban Tài chính ngân sách đề nghị Chính phủ xác định rõ khoản bù giá này, chịu trách nhiệm về tính chính xác và đúng quy định về xử lý bù giá. Bởi, theo báo cáo của Kiểm toán nhà nước, Tập đoàn Dầu khí Việt nam (PVN) chưa thuyết minh dự toán thu ngân sách trung ương năm 2024 từ nguồn lợi nhuận sau thuế, sau trích các quỹ để làm căn cứ xác định dự toán nội dung bù giá cho dự án này.

Năm nay khó giải ngân được hết vốn đầu tư công

 Tình hình giải ngân đầu tư công có cải thiện, tăng so với năm trước nhưng khả năng giải ngân hết vốn cả năm nay vẫn khó khả thi.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trình bày tại Quốc hội - Ảnh: GIA HÂN
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trình bày tại Quốc hội - Ảnh: GIA HÂN© Được Tuổi trẻ cung cấp

Ngày 23-10, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng thay mặt Chính phủ trình bày báo cáo đánh giá giữa kỳ tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn, giai đoạn 2021-2025.

Khoảng 376 dự án dự kiến lùi thời gian

Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, dự kiến có khoảng 376 dự án sẽ chuyển tiếp thực hiện, hoàn thành trong giai đoạn 2026-2030. Lý do vì khả năng không bố trí đủ vốn ngân sách trung ương theo kế hoạch trung hạn. Dự kiến kế hoạch vốn năm 2024 là 225.000 tỉ đồng.

Theo ông Dũng, đầu tư công thời gian qua đã phát huy vai trò dẫn dắt, là "vốn mồi" để thu hút nguồn lực từ các khu vực kinh tế ngoài Nhà nước, tạo động lực để phát triển kinh tế. 

Về huy động nguồn vốn tư nhân, thông qua các dự án đầu tư theo phương thức đối tác công - tư, dự kiến huy động được hơn 96.900 tỉ đồng. Tổng chiều dài đường cao tốc đưa vào khai thác đến nay là 1.822km.

Về hạn chế - khó khăn, Bộ trưởng Dũng cho biết xuất hiện tình trạng một số địa phương e ngại trong xử lý các thủ tục liên quan đến đất đai, giải phóng mặt bằng, thủ tục đầu tư… gây ảnh hưởng đến tỉ lệ giải ngân đầu tư công. 

Hầu hết các bộ, cơ quan trung ương và địa phương không phân bổ hết kế hoạch vốn theo đúng thời gian quy định. Tình trạng đề xuất điều chỉnh giảm kế hoạch có xu hướng tăng so với các năm trước đó, nhất là vốn ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài.

Về giải pháp trong thời gian tới, bộ trưởng cho biết sẽ rà soát, hoàn thiện thể chế và quy định pháp luật để tháo gỡ khó khăn, nâng cao hiệu quả đầu tư công. Huy động tối đa các nguồn lực đầu tư của nền kinh tế, đảm bảo nguồn ngân sách nhà nước… 

Đặc biệt là nâng cao vai trò của người đứng đầu các bộ, cơ quan trung ương và địa phương trong việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

Các đại biểu nghiên cứu báo cáo tại kỳ họp - Ảnh: BÁ SƠN
Các đại biểu nghiên cứu báo cáo tại kỳ họp - Ảnh: BÁ SƠN© Được Tuổi trẻ cung cấp

26 địa phương có tỉ lệ giải ngân dưới mức trung bình cả nước

Thẩm tra về tình hình thực hiện đầu tư công năm 2023 và kế hoạch đầu tư công năm 2024, Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội cơ bản đồng ý với các giải pháp của Chính phủ nhằm nâng cao hiệu quả giải ngân đầu tư công trong những tháng cuối năm.

Theo báo cáo, tỉ lệ giải ngân đầu tư công tính đến ngày 30-9 ước đạt hơn 51,3% so với kế hoạch; số vốn giải ngân của chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội là hơn 49.470 tỉ đồng, đạt 38,4% kế hoạch.

Ủy ban Tài chính - Ngân sách đánh giá tỉ lệ giải ngân đầu tư công trong 9 tháng đầu năm 2023 có cải thiện so với các năm trước. Về số tuyệt đối, cao hơn 110.000 tỉ đồng so với cùng kỳ năm 2022.

Tuy nhiên, kết quả cụ thể cho thấy tiến độ giải ngân vốn đầu tư công của một số bộ, ngành, địa phương còn chậm, "khả năng giải ngân hết của năm 2023 là khó khả thi". 

Bên cạnh các cơ quan trung ương và địa phương có tỉ lệ giải ngân khá cao, vẫn còn tới 42 bộ, cơ quan trung ương và 26 địa phương có tỉ lệ giải ngân dưới mức trung bình cả nước (51,38% kế hoạch Thủ tướng giao).

Vì vậy, ủy ban này cho rằng Chính phủ cần có giải pháp quyết liệt để thúc đẩy tiến độ giải ngân đầu tư công đạt kế hoạch đề ra.

Về nhu cầu, dự kiến nguồn vốn đầu tư công năm 2024 là hơn 769.265 tỉ đồng. Số vốn ngân sách dự kiến cân đối được trong năm 2024 là hơn 677.348 tỉ đồng, trong đó vốn ngân sách trung ương 245.000 tỉ đồng, vốn ngân sách địa phương 432.348 tỉ đồng; đáp ứng được hơn 88% nhu cầu vốn của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương. 

Đa số ý kiến thành viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách cho rằng mức bố trí vốn như dự kiến của Chính phủ là phù hợp, đảm bảo cân đối ngân sách nhà nước năm 2024.

Làm rõ 9.653 tỉ đồng bù giá dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn

Đa số ý kiến trong Ủy ban Tài chính - Ngân sách đề nghị Chính phủ báo cáo rõ, chịu trách nhiệm về tính chính xác, đúng quy định pháp luật về xử lý bù giá số tiền 9.653 tỉ đồng trong bao tiêu sản phẩm của dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn.

Theo báo cáo của Kiểm toán Nhà nước, báo cáo của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam chưa trình bày, thuyết minh dự toán thu ngân sách trung ương năm 2024 từ nguồn lợi nhuận sau thuế, sau trích các quỹ để làm căn cứ xác định dự toán nội dung bù giá cho dự án này.

Ông Lê Như Tiến: Quan chức tha hóa chạy theo "bả" danh lợi, làm nhuốm đen phẩm chất | VTC Now

TS Nguyễn Trí Hiếu: Vì sao ngân hàng thì thừa tiền mà không cho vay được? | VTC Now

SỢ QUÁ! Nông Dân Đối Phó với ĐẠI DỊCH CHÂU CHẤU Phá Hoại Hoa Màu Như Thế Nào?

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Sức chống chịu của nhiều DN đã đến mức tới hạn

Chiều 23/10, thừa uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trình bày báo cáo về đánh giá giữa nhiệm kỳ tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 16/2021/QH15 về Kế hoạch phát triển KTXH 5 năm 2021-2025, Nghị quyết số 31/2021/QH15 về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025.

Nói về những khó khăn mà nền kinh tế đang phải đối mặt, Bộ trưởng cho biết, tăng trưởng kinh tế gặp nhiều thách thức, ổn định kinh tế vĩ mô chưa thực sự vững chắc do chịu tác động của các yếu tố bên ngoài. 

Áp lực hoàn thành mục tiêu tăng trưởng bình quân 5 năm (6,5-7%) rất lớn. Năm 2023, nhiều động lực tăng trưởng chính chậm lại, đối mặt với nhiều khó khăn; kim ngạch xuất khẩu ước giảm 3,5%, nhập khẩu giảm 4,2%, nợ xấu có xu hướng tăng, chỉ số lạm phát cơ bản vẫn ở mức cao, các thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp tiềm ẩn rủi ro. 

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng. (Ảnh: VPQH)
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng. (Ảnh: VPQH)© Được VTC cung cấp

Sau đại dịch COVID-19, sức chống chịu của nhiều doanh nghiệp đã đến mức tới hạn, hoạt động sản xuất kinh doanh tiếp tục còn nhiều khó khăn, nhất là về thị trường đầu ra, dòng tiền, huy động vốn, thủ tục hành chính và áp lực từ yêu cầu của thị trường và đối tác về phát triển bền vững ngày càng gia tăng. 

Một số cơ chế, chính sách, quy định chậm được sửa đổi, còn mâu thuẫn, chồng chéo, áp dụng thiếu thống nhất; cắt giảm thủ tục hành chính có lúc có nơi còn chậm, thiếu quyết liệt, sắp xếp, kiện toàn bộ máy, giảm đầu mối, giảm cấp trung gian còn một số bất cập…

Bộ trưởng cũng cho biết, những hạn chế, bất cập, khó khăn là do tình hình thế giới, khu vực diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường, vượt quá khả năng dự báo; trong khi nước ta là nước đang phát triển, đang trong quá trình chuyển đổi, quy mô còn khiêm tốn, độ mở lớn, sức chống chịu và khả năng cạnh tranh còn hạn chế, cần thời gian để phục hồi sau đại dịch COVID-19. 

Công tác nắm tình hình có lúc còn chưa sát, tham mưu, phản ứng chính sách trong một số trường hợp còn bị động, có trường hợp thận trọng quá mức, chưa tận dụng hết các cơ hội. 

Cơ chế, chính sách, pháp luật và công tác tổ chức thực hiện có lúc có nơi còn hạn chế. Một bộ phận cán bộ còn tâm lý né tránh, sợ trách nhiệm, sợ sai, việc phân cấp, phân quyền một số lĩnh vực còn vướng mắc về thể chế, nhất là đối với những vấn đề phát sinh mới.

Để giải quyết những khó khăn này, Bộ trưởng nhấn mạnh, cần tập trung ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. 

Chỉ đạo điều hành kinh tế vĩ mô chủ động, linh hoạt, sáng tạo, quyết liệt, kịp thời, đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả, bảo đảm phù hợp với tình hình và yêu cầu thực tiễn.

Bên cạnh đó, giải quyết hiệu quả các vấn đề ngắn hạn và dài hạn, vừa đẩy mạnh chuyển đổi mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, vừa tập trung xử lý các nhiệm vụ thường xuyên, quyết liệt chỉ đạo, xử lý từng bước dứt điểm các vấn đề tồn đọng, kéo dài, vừa thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp mang tính căn cơ trong trung và dài hạn.

Cũng theo Bộ trưởng, bên cạnh những khó khăn tồn tại, thì nền kinh tế cũng đạt được một số thành tựu nổi bật. Điển hình là Quy mô, tiềm lực của nền kinh tế không ngừng được mở rộng. Tăng trưởng kinh tế từng bước phục hồi. 

Tốc độ tăng GDP năm 2021 đạt 2,56%, được thế giới đánh giá là tích cực trong khi nhiều nền kinh tế tăng trưởng âm; năm 2022 tăng 8,02%; năm 2023 ước đạt khoảng trên 5%, thấp hơn chỉ tiêu đề ra nhưng vẫn là mức khá cao so với nhiều nước trên thế giới và trong khu vực. 

Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực. Nông nghiệp phát triển ổn định, là bệ đỡ trong khó khăn; dịch vụ, du lịch phát triển khá sôi động, phục hồi nhanh sau dịch COVID-19. Năm 2023, sản xuất công nghiệp tăng trưởng chậm lại trong những tháng đầu năm nhưng đã chuyển biến tích cực hơn. 

Bội chi NSNN 03 năm 2021-2023  ước ở mức 3,6% GDP (đã bao gồm bội chi cho Chương trình phục hồi và phát triển KTXH), trong phạm vi mục tiêu đề ra. 

Khánh thành sân golf Việt Yên - Stone Highland giai đoạn 1

 

Sáng 22/10, Công ty cổ phần Đầu tư Golf Trường An tổ chức lễ khánh thành giai đoạn 1 dự án xây dựng sân golf Việt Yên - Stone Highland, xã Trung Sơn, huyện Việt Yên (Bắc Giang).
Các đại biểu dự lễ khánh thành.

Đến dự có các đồng chí nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Quốc hội: Nguyễn Văn An, Nguyễn Sinh Hùng, Nguyễn Thị Kim Ngân.

Cùng dự có các đồng chí Ủy viên T.Ư Đảng: Nguyễn Văn Hùng - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Đoàn Hồng Phong - Tổng Thanh tra Chính phủ; Vũ Hải Hà - Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội; Hầu A Lềnh - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; Thượng tướng Trần Quốc Tỏ - Thứ trưởng Bộ Công an; Thượng tướng Lê Huy Vịnh - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.

Về phía tỉnh Bắc Giang có các đồng chí: Dương Văn Thái - Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Bùi Văn Hải - nguyên Ủy viên T.Ư Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy; các Phó Chủ tịch UBND tỉnh: Lê Ô Pích, Phan Thế Tuấn; đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành; đại diện lãnh đạo các huyện, thành phố.

Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Thái tặng hoa chúc mừng đại diện chủ đầu tư.

Dự án sân golf Việt Yên được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 835/QĐ-TTg ngày 15/6/2020 có tổng mức đầu tư trên 1.200 tỷ đồng. Sân golf Việt Yên có diện tích 140 ha, nằm tại 2 xã Hương Mai và xã Trung Sơn, cách trung tâm huyện Việt Yên khoảng 5km. Dự án do Công ty cổ phần Đầu tư Golf Trường An là chủ đầu tư.

Dự án sân golf Việt Yên được thiết kế bởi Công ty Schmidt-Curley Design (USA) - một trong những nhà thiết kế sân golf hàng đầu thế giới, với quy mô 36 hố golf đạt tiêu chuẩn quốc tế. Sau 2 năm triển khai, đến nay, dự án hoàn thành giai đoạn 1 với 18 hố.

Với mục tiêu xây dựng sân golf Việt Yên trở thành khu du lịch, thể thao, giải trí cao cấp, dự án được kỳ vọng góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương, đưa du lịch golf trở thành thương hiệu ở Việt Yên. 

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ô Pích phát biểu tại lễ khánh thành.

Phát biểu tại lễ khánh thành, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ô Pích cho biết cùng với công nghiệp và nông nghiệp, tỉnh Bắc Giang đặc biệt quan tâm đến phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ chất lượng cao và hình thành một số khu du lịch, dịch vụ tổng hợp cấp tỉnh nhằm tạo tiền đề quan trọng để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh, mạnh và bền vững, sớm trở thành một tỉnh phát triển ở mức cao trong thời gian tới.

Quy hoạch tỉnh Bắc Giang đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt xác định trên địa bàn tỉnh quy hoạch 12 khu dịch vụ chức năng tổng hợp với 13 sân golf tiêu chuẩn phục vụ nhu cầu thể thao, giải trí, nghỉ dưỡng của du khách và nhân dân. Dự án Sân gôn Việt Yên được tỉnh lựa chọn là dự án cần ưu tiên đầu tư, sớm hoàn thành đưa vào sử dụng.

Dự án sân golf Việt Yên được tỉnh xác định nằm trong nhóm các dự án trọng điểm của tỉnh. Với sự chỉ đạo quyết liệt, sự vào cuộc đồng bộ của các cấp ngành, chính quyền địa phương và của nhà đầu tư đã giúp dự án sân golf Việt Yên hoàn thành và đưa vào sử dụng giai đoạn 1. 

Các đại biểu nhấn nút khánh thành giai đoạn 1 dự án xây dựng sân golf Việt Yên.

Thay mặt lãnh đạo tỉnh Bắc Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ô Pích gửi lời cảm ơn các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành trung ương và các địa phương và nhân dân đã quan tâm, ủng hộ để dự án được thi công đảm bảo tiến độ.

Đồng chí chúc mừng Công cổ phần Đầu tư golf Trường An đã hoàn thành giai đoạn 1 của dự án, đây là tiền đề quan trọng để sớm triển khai giai đoạn còn lại. Đồng chí mong muốn sau khi dự án được đưa vào khai thác sẽ góp phần quảng bá hiệu quả hơn nữa hình ảnh vùng đất con người Bắc Giang, thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế, tạo thêm nhiều việc làm và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Tại buổi lễ, các đại biểu đã nhấn nút khánh thành giai đoạn 1 dự án sân golf Việt Yên./.

Trần Khiêm

Thứ Sáu, 20 tháng 10, 2023

“ĐỐT LÒ” CHỐNG THAM NHŨNG, cán bộ sợ trách nhiệm: Không sai sao phải sợ? | VTC16

Dự án Nông nghiệp sạch trồng cây trên vùng cát Miền Trung

Dự án Phủ xanh đất cát Miền Trung

Đóng góp trực tiếp cho việc phục hồi tài nguyên thiên nhiên, cải thiện chức năng sinh thái rừng ứng phó với biến đổi khí hậu, hướng tới mức phát thải ròng bằng 0 và bảo tồn các loài hoang dã quý hiếm

Mong muốn tạo ra hệ sinh thái tốt cho tương lai

http://txng.bacgiang.gov.vn/


Đóng góp kinh phí:
Nguyễn Quang Anh
STK: 09797766122 Ngân hàng Viettin Bank Chi nhánh Bắc Giang


Tan tành giấc mơ “đổi đời” từ rau má: CCV Group có dấu hiệu chiếm đoạt tài sản? | VTC1

"Vỡ mộng" làm giàu từ rau má: CCV Group có "dấu hiệu chiếm đoạt tài sản"? | VTC Now

Thế giới toàn cảnh: Nga dồn toàn lực đánh lớn, tung video nã “hỏa thần nhiệt áp” hạ mục tiêu Ukraine

Israel và Nền Nông Nghiệp Top1 Thế Giới, Nông Trại Giữa Sa Mạc, Đến Giờ Bò Tự Về Vắt Sữa | SKĐS

Thứ Tư, 18 tháng 10, 2023

4 cách làm Marketing hiệu quả nhất, cách thứ 4 sẽ giúp bạn thành công và giàu có | Phạm Thành Long

Năm 2024 còn khó khăn, 'doanh nghiệp cần lập quỹ dự phòng rủi ro từ 3 – 5%'

(VNF) - Theo TS. Mạc Quốc Anh, doanh nghiệp nên có phương án để trích lập các quỹ dự phòng rủi ro từ 3 – 5%, phòng khi nếu năm 2024 không may thị trường bị khó khăn thì sẽ có một nguồn quỹ để bù vào.

Năm 2024 còn khó khăn, 'doanh nghiệp cần lập quỹ dự phòng rủi ro từ 3 – 5%'

Các chuyên gia tại Talkshow Phố Tài chính.

Nhiều ngành phục hồi, bất động sản vẫn khó khăn

Trao đổi trong Talk show Phố Tài Chính (The Finance Street Talk Show), TS. Mạc Quốc Anh, Phó chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa TP. Hà Nội cho biết trong 9 tháng đầu năm 2023 đã có 21.100 doanh nghiệp mới được thành lập với số vốn so với cùng kỳ của năm 2022 tăng gần 10%. Trong làn sóng đầu tư của FDI, Việt Nam đã thu hút được 16,4 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm. Đối với các ngành nghề, lĩnh vực gặp khó khăn trong các quý trước, đến quý III/2023 đã có sự phục hồi nhẹ.

Ông Quốc Anh cũng chỉ ra ngành đang dẫn đầu xu hướng là: điện, công nghiệp nặng, công nghiệp bán dẫn,  công nghệ thông tin, dệt may, da giày, dược phẩm,…. Đây là những ngành đã có đóng góp tích cực trong đà xuất khẩu trong quý III/2023. Đối với ngành bất động sản đã có sự phục hồi nhẹ, tuy nhiên vẫn chưa vượt qua được thời kỳ khó khăn.

Theo bà Nguyễn Thị Phương Lam, Giám đốc Trung tâm Phân tích, Công ty Cổ phần Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), tăng trưởng kinh tế quý đạt 5,3%, cao hơn mức tăng 3,3% của quý I và 4,1% của quý II/2023. Tuy nhiên, mức độ hồi phục chưa mạnh và có sự phân hóa giữa các ngành nghề. Cụ thể, trong cấu phần tăng trưởng kinh tế quý 3, sự phục hồi đến từ khu vực sản xuất công nghiệp, chế biến chế tạo. Trong đó, đóng góp của khu vực FDI và xuất khẩu vào khu vực này tương đối lớn; đồng thời ghi nhận sự đảo chiều trong tăng trưởng từ âm sang dương của nhóm xuất khẩu như sản phẩm điện tử, máy vi tính, dệt may, kim loại… Bên cạnh đó, nhóm ngành sản xuất, chế biến thực phẩm, hoá chất cũng cho thấy sự cải thiện…

Ở chiều ngược lại, ngành bất động sản vẫn tăng trưởng âm và chưa phục hồi. Các ngành xuất khẩu trọng yếu như điện tử, da giày, dệt may mặc dù tăng trưởng trở lại nhưng mức tăng vẫn tương đối thấp khi so với kết quả tăng trong quá khứ.

Theo đó, VDSC ước tính sơ bộ kết quả kinh doanh quý III của các doanh nghiệp niêm yết có sự phục hồi nhưng khá yếu và có sự phân hóa. Ngoài ra, chỉ một số ít ngành duy trì được tăng trưởng tích cực so với cùng kỳ và quý II vừa qua như công nghệ, dược phẩm, thép và dầu khí.

“Chúng tôi cho rằng khó khăn của doanh nghiệp mang yếu tố chu kỳ kinh tế nhiều hơn, nghĩa là đang nhìn thấy thấp thoáng đâu đó vùng đáy của chu kỳ kinh tế đang hình thành, nhưng sự phục hồi mang dáng dấp hình chữ U hơn là chữ V. Trong diễn biến phục hồi như vậy sẽ là khó khăn lớn cho cả khối doanh nghiệp nội địa và FDI bi nhu cầu suy giảm ở cả thị trường trong nước và quốc tế. Ngoài khó khăn kể trên thì doanh nghiệp vẫn khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn đang thừa trong hệ thống ngân hàng thương mại, bởi nếu doanh nghiệp được giãn, hoãn nợ thì sẽ gặp khó để vay mới và do độ trễ của tác động từ giảm lãi suất huy động đến lãi suất cho vay hay thủ tục vay vốn còn phức tạp”, bà Lam cho hay.

Thị trường còn khó khăn, cần có quỹ dự phòng

Đánh giá về thị trường trong thời gian tới, bà Phương Lam cho hay trong quý cuối năm 2023, thị trường thế giới sẽ có những chuyển biến tích cực nhất định khi lượng hàng tồn kho cũ được các đối tác nước ngoài giảm bớt. Cùng với đó, nhu cầu được xoay vòng trở lại, doanh nghiệp cần thực hiện các chiến lược bán hàng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh.

Ngoài ra, đa dạng hóa thị trường, phát triển thị trường ngách, nâng cấp chất lượng và dịch vụ là một giải pháp cần liên tục triển khai trong bối cảnh kinh tế nhiều bất định như hiện nay. Cuối cùng, việc đầu tư đổi mới công nghệ là điều cần thiết, thời điểm hiện tại nên tận dụng cơ hội lãi suất giảm để đầu tư và nếu có nguồn lực thì đầu tư sớm, nỗ lực tối ưu hoá quy trình hoạt động và năng suất lao động càng sớm càng tốt.

Trong kịch bản cơ sở, vị chuyên gia ước tính đối với khoảng 54 doanh nghiệp niêm yết đầu ngành trong từng lĩnh vực kinh doanh, tăng trưởng lợi nhuận nửa cuối năm 2023 sẽ cao hơn mức tăng trưởng nửa đầu năm khoảng 11% và trong đó, trọng số tăng trưởng chủ yếu sẽ rơi vào quý IV/2023. Với kỳ vọng trọng số tăng trưởng kinh tế sẽ rơi vào quý IV như vậy, bà Lam cho hay mức VNIndex hiện tại thì P/E dự phóng đến cuối năm 2023 sẽ vào khoảng 13 - 14 lần, đây là mức hấp dẫn trong dài hạn.

“Chúng tôi kỳ vọng Ngân hàng Nhà nước sẽ không đảo chiều chính sách tiền tệ mà thay vào đó sẽ duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng có kiểm soát và đồng thời với đó, các hoạt động kinh tế sôi động trở lại cũng sẽ giúp cho vòng quay tiền bắt đầu có sự cải thiện trong quý IV. Như vậy thị trường chứng khoán vẫn sẽ là nơi đầu tiên được hưởng lợi và đặc biệt khi mức định giá của thị trường sau nhịp điều chỉnh vào cuối tháng 9, đầu tháng 10 đang trở lại vùng đầu tư hấp dẫn nếu nhìn dài hạn”, chuyên gia VDSC nhấn mạnh.

TS. Mạc Quốc Anh nhấn mạnh, “Với các giải pháp về mặt tài chính thì chúng ta cũng nên có phương án để trích lập các quỹ dự phòng rủi ro từ 3 – 5%, phòng khi nếu năm 2024 không may thị trường bị khó khăn thì chúng ta đã có một nguồn quỹ để bù vào”, ông Quốc Anh nhấn mạnh.

Anh Phan