Chủ Nhật, 5 tháng 2, 2023

🤜 DOANH NHÂN ĐỌC SÁCH GÌ?

Vận hành doanh nghiệp từ số 0 đến khổng lồ với quy tắc "80/20" được Jack Welch là CEO của General Electric - "CEO của thế kỷ 20" đúc kết
Những bài học chiến lược để kiến tạo một doanh nghiệp từ con số 0 (A-Z) được đề cập trong cuốn sách như:
Một doanh nhân thì cần làm gì mỗi ngày để giúp đỡ nhiều người "Mục tiêu phải đủ lớn để chứa được người khác"
Tuyển dụng nhân sự phù hợp (Thái độ quan trọng hơn trình độ, có nên tuyển người quen..?)
Sa thải nhân viên cũng là một nghệ thuật
Setup văn phòng, những "công cụ" cần thiết trong kinh doanh thời đại công nghệ số
Phân bổ ngân sách để kinh doanh có lãi ngay từ những ngày đầu tiên
Duy trì công việc kinh doanh lâu bền, lợi nhuận tăng trưởng đều đặn
Ý tưởng kinh doanh đột phá (Khi lựa chọn quan trọng hơn nỗ lực)

ĐỪNG CÁI GÌ CŨNG GIỎI!

Đứa bạn 1: Tôi có thể thiết kế rất giỏi
Đứa bạn 2: Tôi là một huấn luyện viên gym rất xuất sắc
Đồng nghiệp 1: Tôi cực kỳ giỏi việc nịnh sếp
Đồng nghiệp 2: Tôi thực sự rất giỏi việc đóng clip hài
Tôi: Tôi có thể làm mọi thứ mà các ông làm
1. Có một sự thật là khi bạn giỏi mọi thứ, thực ra bạn lại chẳng thực sự giỏi một thứ gì. Ngoại trừ những "siêu nhân" biết tuốt, mỗi người trên cuộc đời này chỉ thực sự vĩ đại trong một lĩnh vực hay kỹ năng gì đó, và đó là thứ sẽ nuôi sống người đàn ông cả cuộc đời.
2. Trường học dạy chúng ta phải có điểm cao ở mọi môn, nhưng trường đời chỉ thực sự cần bạn là chuyên gia trong một lĩnh vực mà thôi. Như các cụ đã nói, một nghề cho chín còn hơn chín nghề.
3. Trong cuốn sách Average is Over (Tạm dịch: Sự chấm hết của trung bình), kinh tế gia Tyler Cowen cho rằng kỷ nguyên của sự "bình thường" sắp chấm dứt.
Chỉ vào chục năm nữa, khi robot bắt đầu thay thế các công việc đòi hỏi kỹ năng tầm thấp hoặc trung bình, chiến lược sống sót duy nhất của bạn là phải giỏi ở một thứ, chỉ cần một mà thôi.
5. Giỏi nhiều thứ mới dễ, xuất chúng ở một ngành nghề mới thực sự khó. Khi bạn nghe thấy một đứa bạn, vừa đánh đàn giỏi, vừa học giỏi, vừa kinh doanh giỏi, vừa làm chồng giỏi, vừa làm bố giỏi...nói chung cái gì cũng giỏi, thì tốt nhất hãy xem gia thế của bạn ấy là ai trước.
6. Quy luật 10,000 giờ. Để thực sự xuất chúng ở một chuyên ngành nào đó, bạn cần bỏ ra ít nhất 10,000 giờ cho chúng. Nghe thì không to lắm, nhưng để ngày nào cũng bỏ ra 2-3 tiếng "luyện công" thì bạn thực sự cần có kỹ năng kỷ luật bản thân rất tốt. Nhưng biết làm sao được, nếu ghế của cha bạn không to, nhà bạn không giàu, thì đó dường như là con đường duy nhất dẫn đến thành công.
7. "Tạm được là chưa đủ." Chắc chắc bạn sẽ những sếp dễ tính, và khi bạn nộp một sản phẩm chưa hoàn hảo nhất với sức lực của mình, họ đã khen "Em làm tốt rồi". Cái lợi của việc này là bạn cảm thấy được trân trọng, nhưng thực ra ông sếp đang làm hại bạn.
8. Kiên nhẫn không phải dễ dàng. Nó đau đớn và cực kỳ nhọc nhằn. Thành công chưa bao giờ là dễ. Tập trung vào một điểm mạnh của mình và đưa nó lên "cấp" cao nhất chưa bao giờ là dễ dàng. Bạn sẽ gặp khó khăn, bạn sẽ nản và muốn nhảy vòng quanh để giỏi ở mọi thứ, nhưng đó là cái bẫy.
Thời trai trẻ, đừng lãng phí.
Từ năm 20-30 tuổi, siêu tập trung vào chỉ một lĩnh vực, trở thành chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực đó, ngành nghề gì cũng được, và bạn sẽ không phải hối hận.
--------------------------
Nguồn bài viết: Suy ngẫm từ những câu chuyện đời sống

8 TƯ DUY CỐT LÕI CỦA KẺ TRÍ: ĐỘ SÂU CỦA TƯ DUY QUYẾT ĐỊNH ĐỘ RỘNG CỦA ĐƯỜNG ĐỜI

Rất nhiều khi, khác biệt lớn nhất giữa người với người, chính là nằm ở sự khác biệt của tư duy.
1. TƯ DUY THƯỢNG ĐẾ
"Kinh Thánh" viết: "Phải yêu người như yêu chính mình."
Yêu người khác, như yêu chính mình, vì bạn giúp đỡ người khác, nên người cuối cùng được hưởng phúc sẽ chính là bạn.
Đây chính là tư duy Thượng Đế kinh điển.
Cũng giống như trong câu chuyện ngụ ngôn "Người mù thắp đèn":
Trong đêm tối, người mù cầm đèn đi ra đường chưa từng bị người khác đụng phải.
Bởi lẽ ánh đèn vừa thắp sáng con đường đi dưới chân người khác, vừa khiến người khác trông thấy được bản thân người mù giữa đêm tối.
Có người từng nói:
"Nếu bạn là một người lương thiện, khi bạn nhận được thành ý và sự giúp đỡ của người khác, trong lòng tự nhiên sẽ nảy sinh ra một loại cảm giác, cảm giác đó mang tên biết ơn."
Tình yêu sẽ không ngừng được lan tỏa, lan tỏa tới người khác, để rồi người nhận lại được cuối cùng, chính là bạn.
Ai chẳng có khi quên ô khi trời mưa, bạn che ô cho người khác, ngày sau, nếu bạn là người gặp mưa, sẽ có người thay bạn cầm dù.
2. TƯ DUY TÔN TỬ
Tôn Tử viết: "Tri kỉ tri bỉ, bách chiến bất đãi."
Ý muốn nói, biết mình biết ta, trăm trận không thua.
Muốn thắng đối thủ, trước tiên phải hiểu họ, nhưng sau khi đã hiểu họ, ta cũng hoàn toàn có thể học hỏi từ họ.
Nhà triết học Baltasar Gracián nói:
"Thứ mà một người thông minh nhận lại được từ kẻ thù còn nhiều hơn thứ mà một tên ngốc học được từ bạn của mình."
Đối thủ cạnh tranh không chỉ là bức tường chắn trước mặt chúng ta, mà họ còn là một tấm gương, cho phép chúng ta soi lại bản thân và phát triển nhanh chóng hơn.
3. TƯ DUY NAPOLEON
Napoleon nói: Trong từ điển của tôi, không có hai chữ "không thể".
Cốt lõi của tư duy này nằm ở chỗ: bất kể là ở trong tình huống nào, cũng đều không bị thế giới bên ngoài tác động, luôn giữ chủ kiến của mình.
Trên mạng có một câu hỏi như này: Người không có chủ kiến đáng sợ ra sao?
Một người trả lời rằng: Không có chủ kiến về cơ bản không còn là cuộc đời nữa, vì họ sớm đã là một con rối."
Tôi có quen một người đồng nghiệp, khả năng chấp hành của cậu ấy cực kì cao, nhưng bất cứ khi nào phải tự mình đưa ra quyết định, cậu ấy lại bắt đầu lưỡng lự, sợ được sợ mất.
Sau đó thì không ngừng hỏi ý kiến của những người xung quanh, nhiều khi còn khiến cấp trên cảm thấy rất phiền.
Dù làm việc đã 5 năm, thành tích nghiệp vụ không tồi, nhưng vẫn chỉ là một nhân viên bình thường.
Có người nói: Con người là phải có "một tinh thần độc lập và một tư tưởng tự do."
Bởi lẽ người không có chủ kiến, sẽ không biết suy nghĩ, không biết hành động, và tất nhiên là dù làm gì cũng sẽ rất khó thành công.
4. TƯ DUY COLUMBUS
Columbus là một trong những người phát hiện ra thời đại hàng hải vĩ đại, khi ông trở về Tây Ban Nha từ lục địa Châu Mỹ và được mọi người săn đón, nhiều quý tộc không đồng tình với thành công của ông.
Trong một bữa tiệc do hoàng gia tổ chức, ai đó đã chỉ vào một quả trứng luộc và làm khó ông:
"Anh có thể khiến quả trứng này đứng được không?"
Không khí ở hội trường khi đó khá gượng gạo, với mọi người, việc khiến một quả trứng hình tròn đứng lên là điều không thể, cũng giống như việc họ không tin Columbus phát hiện ra châu lục mới vậy.
Nhưng Columbus lại không hề hoang mang, nhận lấy quả trứng, không nói lời nào đập nhẹ quả trứng xuống bàn, và nó quả thực đứng vững trên mặt bàn.
Không gục ngã, dám nói dám làm, đây chính là điểm đáng quý ở tư duy Columbus.
Chưa nhìn thấy biển sao biết biển rộng lớn tới đâu, chưa xuống biển sao biết biển sâu như nào.
Bất kể là chuyện gì, chỉ cần dám nghĩ, sẽ luôn có phương pháp; bất cứ nơi nào, chỉ cần dám đi, sẽ luôn có đường cho bạn.
5. TƯ DUY LACONIA
Laconia là một vương quốc thời Hy Lạp cổ đại.
Vào thế kỷ thứ tư sau Công nguyên, vị vua bất khả chiến bại Philip II của Macedonia xâm lược vương quốc và gửi một bức thư cho vị vua đang bị bao vây của Laconia, đe dọa:
"lf we capture your city, we will burn it to the ground."
"Nếu chiếm được thành trì, ta sẽ san bằng nó."
Không lâu sau, vua của Laconia viết thư trả lời, trong thư chỉ có duy nhất một chữ:
"If" (nếu)
Chỉ một chữ, nhưng đủ để cho thất quyết tâm và ý chí của Laconia.
Lời ít nhưng ý nhiều.
Nhà thiết kế Hara Kenya từng nói: "Càng sử dụng nhiều cách diễn đạt để diễn tả một điều gì đó, chúng ta càng khó có thể miêu tả nó chuẩn xác."
Cao thủ ra chiêu, lợi hại nhất chính là không làm gì nhưng vẫn thắng.
Dùng hình thức cô đọng nhất biểu đạt một nội dung phong phú nào đó, hay nói cách khác là lời ít ý nhiều, chính là một loại cảnh giới, một kiểu trí tuệ.
6. TƯ DUY OCCAM
Nhà logic học Occam William đã từng đề xuất một định luật nổi tiếng mang tên "Nguyên lý dao cạo Occam".
Chủ trương là từ bỏ mọi vẻ ngoài phức tạp và chỉ ra thực chất của vấn đề, hay lời giải thích đơn giản nhất thường là lời giải thích xác đáng nhất.
Tôi đã đọc tiểu sử của John Dewey, một nhà giáo dục nổi tiếng người Mỹ.
Năm đó, Dewey vẫn còn học tiểu học, và trong lớp học vào mùa hè thường sẽ có rất nhiều muỗi.
Cô giáo đã tổ chức cho mọi người diệt muỗi, mắc màn, bôi thuốc chống muỗi... Sau một trận đại chiến, muỗi vẫn không giảm.
Chỉ có Dewey mang theo liềm và âm thầm dọn cỏ sau lớp học, ngay sau đó, đàn muỗi biến mất một cách thần kỳ.
Qua quan sát kỹ, ông phát hiện ra cỏ dại chính là nguồn gốc và nơi ẩn náu của muỗi, chỉ cần dọn sạch cỏ dại là có thể diệt hết muỗi.
Schopenhauer nói: "Người khôn ngoan là người sẽ không bị lừa dối bởi những hiện tượng bề ngoài, anh ta thậm chí còn dự đoán trước được chiều hướng thay đổi của mọi thứ."
Chỉ khi nhìn ra bản chất của sự việc và tìm ra gốc rễ của vấn đề, chúng ta mới có thể giải quyết vấn đề một cách triệt để và hiệu quả.
7. TƯ DUY FERMI
Khi Enrico Fermi, cha đẻ của vật lý hạt nhân hiện đại, giảng dạy tại Đại học Chicago, ông đã đề xuất một cách tư duy để giải quyết các vấn đề khó:
"Đối mặt với một mục tiêu lớn, hãy chia nhỏ chúng thành nhiều mục tiêu cấp phụ, khi bắt tay vào làm, chúng ta sẽ rất nhanh chóng đạt được mục tiêu cấp phụ ấy.
Vậy thì dần dần, chúng ta sẽ không còn cách mục tiêu cuối cùng bao xa nữa."
Yamada Honichi, người 2 lần vô địch giải chạy Marathon quốc tế từng chia sẻ bí quyết chiến thắng của mình rằng:
"Trước mỗi cuộc đua, tôi đều sẽ đạp xe đi xem trước quãng đường chạy, đồng thời vẽ lại những "biển báo" bắt mắt dọc đường.
Chẳng hạn, mục tiêu đầu tiên là một ngân hàng, mục tiêu thứ hai là một cái cây lớn, mục tiêu thứ 3 là một tòa nhà màu đỏ, cứ vẽ như vậy cho tới khi đường đua kết thúc.
Sau khi cuộc đua bắt đầu, tôi sẽ xông tới mục tiêu số 1 với tốc độ 100m, sau khi đạt được mục tiêu thứ nhất, tôi tiếp tục hướng tới mục tiêu thứ hai với tốc độ tương tự.
Chặng đua dài 40km được tôi chia thành nhiều mục tiêu nhỏ và dễ dàng chạy tới đích. "
Bản chất của sự vật thực ra rất đơn thuần, chỉ khi đơn giản hóa sự phức tạp, ta mới có thể đạt được kết quả mà mình mong muốn nhanh chóng hơn.
8. TƯ DUY ROCKEFELLER
John Davison Rockefeller, doanh nhân người Mỹ, người đóng vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp dầu mỏ thời sơ khai từng nói: "Tôi không sống nhờ vận may mà ông Trời ban phát, nhưng tôi phát tài nhờ vận may tới từ hoạch định."
Từ một thanh niên nghèo khó ở một thị trấn nhỏ tới người giàu nhất thế giới, ông tóm gọn cuộc đời mình bằng một từ: chủ động.
Trong "38 bức thư gửi con trai", Rockefeller đã viết:
"Kinh nghiệm cho ba biết rằng những người mạnh dạn và chủ động có thể hoàn thành những thương vụ tốt nhất, thu hút sự ủng hộ của người khác và hình thành liên minh mạnh nhất. Những người rụt rè và do dự khó có thể gặt hái được lợi ích như vậy.
Những người tự tin mong đợi thành công, và họ sẽ hợp tác với mong đợi của mình, bằng cách chủ động hoạch định ra mọi kế hoạch để theo đuổi thành công ấy."
Luôn chủ động, ắt dẫn đầu, và tối đa hóa lợi ích với chi phí thấp nhất, đây là cốt lõi của tư duy Rockefeller.
Người bị động, chuyện gì cũng đợi người khác tới dắt tới chọn.
Người chủ động, luôn kiếm được cuộc đời cao cấp hơn.
Sưu tầm và biên soạn.

8 LỜI KHUYÊN ĐÁNG "ĐỒNG TIỀN BÁT GẠO", GIÚP BẠN NGỘ RA NHIỀU CHÂN LÝ

1. Có gan dám nghĩ dám làm mới quyết định được tài lộc của bạn
Những con người có ý chí, có quyết tâm làm giàu thường làm được những việc phi thường mà nhiều người không thể làm được. Họ có thể biến cái không thể của người khác thành cái có thể của bản thân mình. Chính những điều này đã giúp họ trở nên thành công hơn người.
Dám xông pha chiến đấu với mọi việc, mọi cơ hội mà bản thân họ có, không ngại hay từ chối một cơ hội nào. Biết đâu những cơ hội đó chính là cánh cửa mở ra thành công.
Con đường đi đến thành công không bao giờ trải đầy những hoa hồng, nó có những khó khăn, chông gai và thử thách, những ai mà có dũng khí bước tiếp trên những con đường đấy thì bến đỗ cuối cùng sẽ là thành công và hạnh phúc.
Sợ đối mặt với thất bại, sợ khó khăn, việc này đồng nghĩa với việc bạn đang từ chối thành công với chính mình. Vậy đừng bao giờ mơ tưởng mình được thành công khi không dám làm gì.
Muốn biết hương vị ngọt của trái cây ra sao, đừng bao giờ hỏi người khác. Chính bạn phải là người nếm thử thì mới biết hết được hương vị của nó như thế nào.
2. Cơ hội bắt nguồn từ sự quyết đoán
Một người có sức lôi cuốn thường không biết ngần ngại khi gặp phải khó khăn. Nam nhi đại trượng phu nói được sẽ làm được.
Người luôn chần chừ, luôn trì hoãn thì thành công cũng chần chừ khi đến với bạn.
Những người mạnh, dù gặp phải những khó khăn thì đối với họ không thành vấn đề. Họ không xem nó là khó khăn phải đối mặt mà xem như một cơ hội đến để họ thể hiện mình. Đừng chỉ vì những từ "nếu như, giá mà" làm ảnh hưởng đến những quyết định quan trọng của bạn.
Bạn còn sống thì chắc chắn vẫn còn cơ hội. Cơ hội chỉ mất đi khi con người ta không còn tồn tại trên cõi đời.
3. Người thành công luôn hy vọng mình “nhất định phải” thành công
Đừng bao giờ nói "tôi muốn thành công hay tôi ước mình thành công" bởi bạn sẽ chẳng bao giờ đạt được. Bạn muốn thành công phải chắc rằng "tôi nhất định sẽ" thành công. Đừng vì gia cảnh không giàu có mà tự ti, đổ lỗi cho những thất bại của mình. Tất cả do bạn quyết định nên tất cả.
Tích cực hành động, làm việc hết mình chắc chắn tỉ lệ thành công sẽ tăng theo sự cố gắng của bạn. Thái độ quyết định tầm cao, nỗ lực quyết định thành bại.
Những kinh nghiệm mà người khác không có được sẽ tạo nên cho bạn một tương lai khác. Muốn vượt qua bức tường bạn cần ném cái mũ của bạn qua tường trước.
4. Khả năng phán đoán chính là cánh cửa của thành công
Những người giàu có không bao giờ sợ đưa ra những quyết định. Họ luôn tin rằng những quyết định đó của mình luôn đúng đắn.
Tài lộc luôn xung quanh mỗi chúng ta. Chỉ có điều rằng bạn có muốn tìm và khám phá chúng hay không?
Hãy biến mỗi tấc đất thành một tấc vàng, chứ đừng để đất mãi là đất.
Ý chí kiên cường và mục tiêu rõ ràng mới giúp bạn trở thành một nhà hoạch định tài ba.
Muốn giảm tỷ lệ sai lầm, phương pháp tốt nhất là giảm tỷ lệ thất bại.
Giác quan thứ 6 trong kinh doanh là do sự tích lũy kinh nghiệm lâu dài chứ không phải sinh ra đã có.
5. Thiên tài bắt đầu từ sự sáng tạo
Hãy làm việc và tư duy theo một cách mới, một cách khoa học hơn.
Nếu một người có được lòng dũng cảm của một kẻ ngốc, điều đó chứng tỏ rằng anh ta rất sáng tạo. Kẻ sống sót cuối cùng không phải là kẻ mạnh nhất mà là kẻ có khả năng thích nghi giỏi nhất.
Dũng khí quyết định thành công, tham vọng quyết định quy mô. Mọi người đều không dám làm chính là lúc bạn nên làm.
6. Người thành công luôn phải mượn trí tuệ của người khác
Người thành công biết cách làm thế nào để sử dụng trí tuệ của người khác. Bạn không nhất định phải có trí thông minh tuyệt đỉnh, nhưng bạn nhất định phải biết cách phát huy tất cả các ưu điểm của mình.
Bán văn phòng phẩm chưa chắc thu nhập cao hơn bán trứng gà trứng vịt. Người làm kinh doanh luôn có sự khôn ngoan để sinh tồn nơi đường phố.
7. Nguyên tắc của người làm lãnh đạo: Vì mục tiêu của mình mà phấn đấu
Làm một người lãnh đạo không chỉ uy nghiêm với nhân viên mà cần có tình người thì mới là người lãnh đạo giỏi.
Thay vì tạo áp lực cho nhân viên, đè ép họ bắt làm việc hết sức khiến nhân viên sợ hãy thì bạn nên tạo động lực cho nhân viên khiến họ cảm thấy thoải mái, lúc này họ cũng sẽ làm việc tích cực hơn.
Là một ông chủ, hãy tin tưởng nhân viên của mình, hãy giao cho họ những nhiệm vụ trọng trách quan trọng, như vậy họ mới càng tín nhiệm bạn. Muốn mọi người làm theo ý tưởng của bạn, bạn cần phải có dũng khí lớn.
8. Vẫn luôn tự tin trong nỗi sợ hãi
Đừng bao giờ để nỗi sợ hãi lấn át con người bạn, nó có thể là con dao giết chết con người bạn đấy. Bạn có thể sợ nhưng đừng để nỗi sợ hãi đó thể hiện trên khuôn mặt bạn. Nó sẽ làm cho kẻ thù nhận biết được bạn đang sợ hãi.
Muốn thành công thì hãy đối mặt với những sợ hãi của bạn thân, lúc đó bạn sẽ thấy mình mạnh mẽ hơn rất nhiều đấy.
Không có gì là đương nhiên thất bại, chỉ có tạm thời thành công
Thành công không bao giờ xuất hiện đầu tiên, nó sẽ ở cuối con đường bạn đi đến với nó.
Với tốc độ thay đổi hiện nay, các nhà lãnh đạo cần tìm hiểu sâu hơn nữa về quản trị doanh nghiệp để từ đó "bắt đúng bệnh" và "trị bệnh" cho doanh nghiệp của mình. Cuốn sách “Nâng tầm” sẽ chứng minh rằng ngày nay các tổ chức đang cần đổi mới quản trị hơn bao giờ hết.
- Giải tỏa “đám gỗ kẹt” trong doanh nghiệp
- Cách thức giúp các công ty đi từ tốt đến VĨ ĐẠI.
- Đổi mới hoạt động kinh doanh giữa dòng chảy kinh tế hỗn loạn
Doanh nghiệp bạn, lựa chọn THAY ĐỔI hay là CHỜ CH.Ế.T:”

Phòng tránh ung thư từ những thói quen hàng ngày

Ung thư là căn bệnh hiểm nghèo mà ai cũng sợ hãi, bởi đối mặt với ung thư là dường như đối diện với cái chết. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể phòng tránh được chúng bằng những thói quen hàng ngày.
Bệnh ung thư có thể do yếu tố di truyền hay là kết quả bất ngờ của sự biến đổi sai cấu trúc gen trong cơ thể và còn nhiều yếu tố tác động khác gây nên ung thư, trong đó có sự tác động của những thói quen. Hình thành và duy trì những thói quen tốt, loại bỏ các thói quen xấu là cách phòng bệnh ung thư đơn giản cho bạn và người thân.
Đi lại trong khi nói chuyện trên điện thoại
Chỉ cần 30 phút hoạt động thể lực mỗi ngày thực sự có thể giúp giảm nguy cơ ung thư. Hãy đảm bảo đủ thời gian hoạt động hàng ngày bằng cách tranh thủ việc nhỏ như đi bộ trong khi chat trên điện thoại, sử dụng thang bộ thay cho thang máy, hoặc đỗ xe xa hơn một chút...
Uống nhiều nước
Tăng cường lượng nước vào cơ thể được xem là cách đơn giản nhất nhằm giảm nguy cơ ung thư bàng quang. Nguyên nhân bởi khi đi vào cơ thể, nước có tác dụng làm loãng nồng độ chất có hại trong nước tiểu, đẩy chúng ra ngoài nhanh chóng theo con đường tiểu tiện. Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, mỗi ngày uống khoảng 8 ly nước là phù hợp.
Tăng cường lượng nước vào cơ thể là cách đơn giản nhất nhằm giảm nguy cơ ung thư bàng quang
Kiểm soát cân nặng
Cố gắng và duy trì một mức cân nặng khỏe mạnh là một trong những lưu ý quan trọng trong việc ngừa nguy cơ mắc ung thư và một số căn bệnh mãn tính khác như tiểu đường, bệnh về tim mạch.
Thừa cân hoặc béo phì làm tăng nguy cơ mắc một số loại bệnh ung thư như ung thư vú (ở phụ nữ thời kỳ mãn kinh), ung thư đại tràng, trực tràng; ung thư nội mạc tử cung, ung thư thực quản, thận, tụy và các loại ung thư khác.
Thừa cân gây ra ung thư bằng nhiều đường khác nhau. Con đường chủ yếu là thừa cân hoặc béo phì làm tăng lượng isulin, estrogen, hormone trong cơ thể tạo điều kiện cho tế bào ung thư phát triển.
Thay muối bằng các loại gia vị khác
Tiêu thụ quá nhiều muối sẽ làm tăng huyết áp, đồng thời tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
Các nhà nghiên cứu cho rằng muối phá hủy niêm mạc dạ dày khiến cho cơ quan này dễ gặp phải nguy cơ ung thư.
Từng bước từng bước một giảm lượng muối tiêu thụ, đồng thời thay thế bằng các gia vị, rau thơm, tỏi hoặc chanh để làm dậy lên mùi vị của món ăn, thay vì làm thức ăn đậm đà nhờ muối.
Đi bộ vào buổi tối
Bớt thời gian cho các hoạt động tĩnh như xem tivi, đọc sách vào buổi tối để có nhiều thời gian ra ngoài đi bộ, giúp hạn chế đáng kể nguy cơ ung thư.
Tắt hết ánh đèn khi ngủ
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các ánh sáng nhân tạo về ban đêm có thể làm tăng nguy cơ của nhiều bệnh ung thư, bao gồm ung thư vú và ung thư tiền liệt tuyến. Các chuyên gia phát hiện, việc ngủ hoàn toàn trong bóng tối có thể làm gia tăng số lượng hormone melatonin, có thể phòng ngừa sự phát triển của một số bệnh ung thư.

NHỮNG CÂU NÓI THỨC TỈNH CON NGƯỜI LẠC QUAN TRONG BẠN!

1. Sống là để vui. Dẫu là bất cứ việc gì, bất cứ khi nào, tất cả những trải nghiệm, ta hãy tận hưởng, hào hứng đón nhận với tâm thế "Lại có trò vui rồi".
2. Nếu con người có thể dùng sự tích cực để sống hạnh phúc thay vì tiêu cực để đề phòng bất hạnh thì cuộc sống sẽ nhẹ nhõm hơn nhiều lắm.
3. Việc được sinh ra trên Trái Đất là một trải nghiệm. Vì là con người nên chúng ta thường cố ý nhìn sự việc theo chiều hướng tiêu cực để rồi nếm mùi cảm giác giận dữ, sự khổ đau, nỗi cô độc, sự buồn bã.
4. Rượu là thứ mà kẻ mang tâm sự trong lòng nếu uống vào sẽ nổi loạn, người hạnh phúc nếu uống vào sẽ vui vẻ, hưng phấn. Rượu tự bản thân nó không có xấu, bằng việc uống rượu người uống bộc lộ nguyên cõi lòng của mình.
5. “Mẹ à, con nghĩ sống an nhàn trong tòa biệt thự không phải là hạnh phúc, với con thì dẫu ngủ trong các thùng giấy bao quanh chỗ gầm cầu thì vẫn hạnh phúc ạ. Chỉ cần con nghĩ đó là nhà của mình. Vì con có thể sống theo ý mình muốn. Do đó, việc con tìm thấy hạnh phúc của mình, mẹ đừng nghĩ nó là đáng thương.”
6. Dù có người đi lừa người khác và cảm thấy việc lừa lọc đó là niềm vui, là động lực để sống, vừa thích thú, vừa hào hứng làm điều ấy, thì việc lừa đảo đó vẫn là hành vi vi phạm bản chất yêu thương. Chính vì vậy, tiền bạc rồi cũng bỏ họ mà chạy mất, và chỉ những điều không tốt đẹp đến với họ.
- sưu tầm

BẠN CHÍNH LÀ VẠCH XUẤT PHÁT CỦA CON BẠN!

Bạn thấy con nhà giàu có tiền, chẳng qua vì bố mẹ họ đã l.iều mình kiếm tiền. Trải qua nhiều vất vả, sau đó để lại cho con cái, thế có gì là không công bằng? Phải nói là rất công bằng ấy chứ! “Bố mẹ chúng ta sống ổn định an nhàn, bố mẹ họ chấp nhận m.ạo hiểm kiếm tiền. Giờ chúng ta muốn họ giống mình, vậy mới gọi là không công bằng”.
Có người từng nói: "Đôi khi chúng ta nỗ lực cả đời chỉ để đạt đến một tầm cao mới, nhưng đôi khi nó lại là điểm khởi đầu của người khác. Có người phải nỗ lực siêng năng làm trăm ngàn công việc mới đến được Roma, trong khi có người lại được sinh ra ở Roma".
Chúng ta không thể chọn nơi mình s.i.nh ra, nhưng chúng ta có thể sử dụng những nỗ lực của bản thân để quyết định điểm khởi đầu cho thế hệ sau.
Bạn chính là vạch xuất phát của con bạn. Đây có thể là ý nghĩa mà mỗi người chúng ta phải phấn đấu suốt đời.

“Chán ghét bản thân”: Mọi thứ cần biết để yêu lại chính mình

Con người thường có xu hướng chán ghét bản thân hơn là tự yêu lấy chính mình. Chúng ta lại không biết rằng những suy nghĩ hay hành động thể hiện sự yêu ghét ấy đều dễ dàng thể hiện ra ngoài cũng như thói quen hàng ngày. Từ những suy nghĩ xỉ vả bản thân tới những thói quen như hay phiền muộn, lo lắng,.. Nhưng dù nguyên nhân là gì đi chăng nữa, bạn cần phải nhận diện biểu hiện của cơ thể khi phản ứng với vài góc “không được dễ nuốt cho lắm” để có thể tiết chế và học cách giải quyết chúng vì một cuộc sống lạc quan và tốt đẹp hơn.
Sự căm ghét bản thân phát triển theo thời gian, từ khi bạn có nhận thức về thế giới xung quanh. Nó thường được kích hoạt bởi nhiều yếu tố: ảnh hưởng từ môi trường xung quanh, chấn thương tâm lý trong quá khứ, sự so sánh trong xã hội, kỳ vọng quá cao,..
Lý do nào dẫn tới sự căm ghét bản thân
1. Tổn thương
Một trong những lý do khiến nhiều người có xu hướng “tự ghét chính mình” là khi họ ở trong thế “bị động” phải trải qua những ký ức đau thương hoặc đổ vỡ tình cảm trong quá khứ. Những trải nghiệm này thường là bị phản bội, bị bỏ rơi, bị lạm dụng về mặt tình dục, gia đình có biến cố,…
Khi trẻ gặp chấn thương, chúng bắt đầu coi thế giới là nơi không an toàn và những người xung quanh là người nguy hiểm. Với nhiều yếu tố tác động thì họ “nhận” mọi sự đau khổ về bản thân họ, và tự huyễn ra một câu chuyện rằng họ không không có giá trị và không đáng được yêu. Nếu bạn để ý thì “mô típ” này thường được các nhà biên kịch và đạo diễn chế tác thành phim để miêu tả diễn biến tâm lý con người thay đổi từ khi bị tổn thương trong quá khứ biến nhân vật thành con người khác hoàn toàn và cách họ tìm lại chính mình. Bên cạnh đó, môi trường cũng là yếu tố không thể không nhắc tới. Ví dụ nếu như từ nhỏ trẻ thường bị bố mẹ trách mắng, nói những điều không hay thì những sự phê bình ấy sớm trở thành một phần quá quen thuộc đối với việc tự chỉ trích bản thân của họ.
2. Kỳ vọng sai
Con người thường đặt nhiều kỳ vọng vào sự nỗ lực của bản thân hoặc kỳ vọng vào mối quan hệ bên ngoài. Chẳng hạn như với học sinh sinh viên, các bậc phụ huynh có thể sự mong đợi của họ lớn như thế nào ở kết quả học tập, họ kỳ vọng kết quả bài thi cao tới mức mà không thể thực hiện hóa. Hệ quả của những kỳ vọng phi lý thường khiến chúng ta hụt hẫng, cảm thấy thất bại.
Trong những khoảnh khắc này, những chỉ trích nội tâm bên trong xuất hiện hàng loạt và liên tục dấy lên cảm giác xấu hổ, tủi nhục và nhắc nhở về sự thất bại và bất lực. Khi tinh thần không vững thì dù lý trí nói rằng những kỳ vọng trên thật phi lý, thì những “nhà phê bình nội tâm” vẫn tiếp tục đưa ra những lời chán ghét bản thân. Có lẽ đây cũng là lý do khiến những kỳ thi đại học ở Hàn Quốc hay Trung Quốc thường rất khắc nghiệt và có không ít các em học sinh khi nhận điểm thi khác xa với kỳ vọng thì hoàn toàn suy sụp, tuyệt vọng về bản thân và dẫn tới những kết cục đáng tiếc.
3. Cố gắng làm hài lòng người khác
Khi muốn mở rộng mối quan hệ thì theo thời gian, chúng ta có thể đã học được rằng việc đáp ứng kỳ vọng của người khác sẽ có lợi cho chúng ta sau này. Hoặc chúng ta đơn giản muốn làm hài lòng người khác để họ không làm phiền chúng ta. Điều này thể hiện rõ nhất ở các nàng dâu, khi họ về nhà chồng, những cô gái thường được “dạy” không được làm phật lòng họ hàng, nếu không thì không xứng đáng làm con dâu nhà này!!! Những suy nghĩ cổ hủ này vẫn còn tồn tại ở nhiều gia đình, tư tưởng “trọng nam khinh nữ” dễ dàng làm tổn thương tinh thần của các cô gái khi họ bị “ép” làm dâu trăm họ.
Tuy nhiên, một số người cảm thấy tổn thương khi họ không thể đáp ứng nhu cầu của người khác hoặc làm ai đó thất vọng. Những lời căm ghét bản thân nói rằng khi chúng ta không đáp ứng được kỳ vọng của người khác, chúng ta không xứng đáng được người khác yêu mến hoặc kính trọng.
4. Chủ nghĩa hoàn hảo
Một người theo chủ nghĩa hoàn hảo thường không cho phép bản thân có sai sót. Họ mong đợi sự hoàn hảo mọi lúc và trong mọi tình huống. Nên nếu một điều không hay xảy tới, họ rất dễ rơi vào trạng thái xấu hổ, bối rối, phán xét chính bản thân vì đã để lộ sai lầm hoặc điểm yếu trước mặt người khác.

MỘT CUỐN SÁCH DÀNH CHO MỌI DOANH NGHIỆP BẤT BẠI


1. Lãnh đạo là một nghề cô độc. Bạn sống với sự lo lắng bất an, và nỗi sợ rằng mình sẽ thất bại suốt 24/7. Bạn ra vô số quyết định, và chỉ cần một quyết định bất kỳ nào sai, đều dẫn đến sự thất vọng của nhà đầu tư và nhân viên. Nguồn vốn cả về tài chính và con người đều cao. Và nỗi kinh hoàng càng nhân lên khi không có bất kỳ một hướng dẫn vận hành hay cẩm nâng chỉ cách làm việc nào cả. Mọi vấn đề, ở một chừng mực nào đó, đều chưa từng có tiền tệ. Đặc biệt, các doanh nghiệp trong giai đoạn đầu thường cảm thấy như họ đang bị màn sương chiến tranh bao phủ
Tôi hy vọng rằng các chương sách sắp tới sẽ giúp bạn nhìn xuyên qua màn sương mù, thiết lập được bối cảnh, phân loại và sàng lọc được chọn lựa và nâng tầm tổ chức của bạn trên con đường thành công.
2. Lãnh đạo chỉ “khoanh tay đứng nhìn” sẽ sớm nhận thấy sự hoài nghi đối với khả năng dẫn đắt của họ. Mọi người đang dõi theo, không chỉ những gì bạn đang thực hiện mà có cả những gì bạn không thực hiện
3. Nhiều nhà lãnh đạo dường như cho rằng thành lập một ủy ban đồng thuận với một hệ giá trị chung, in ra vài tấm áp phích, treo lên ở khắp nơi quanh văn phòng, và thế là xong, đã tạo lập được văn hóa chung thật là dễ dàng. Vấn đề là con người không học hỏi từ những tấm áp phích.
4. Trong các môi trường thiếu tin tưởng, mọi người phải nhanh chóng học được cách phòng thủ. Họ thiết lập các hành động dựa trên mức độ tổn thương dự cảm từ thái độ thờ ơ và phá hoại thẳng của đồng nghiệp. Chúng ta không thể thành công khi mọi người đều chỉ chăm chú sự tồn tại của họ mà không phải sự sống còn của công ty.
5. Đổ xăng vào bình xe hơi không giải quyết được vấn đề gì nếu động cơ không hoạt động. Tương tự, bạn có thể tuyển dụng tất cả các nhân viên bán hàng trên thế giới này, nhưng họ sẽ không đền đáp lại cho tới khi bạn tìm ra sản phẩm, thị trường, nhu cầu và hệ thống tạo khách hàng tiềm năng, cùng các thể dạng động lực bán hàng có thể chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực sự.
6. Có rất nhiều con đường dẫn tới thành tựu kinh doanh vượt trội khác nhau. Bạn sẽ phải tìm ra con đường của riêng mình, hợp với tính khí, lối tư duy và năng khiếu bẩm sinh của ạn. Vì thế, đừng cố gắng bắt chước các nhà lãnh đạo khác. Hãy áp dụng các kinh nghiệm đó cùng với kiến thức mà tác giả đã chia sẻ trong cuốn sách để trở thành một phiên bản giải pháp hiệu quả hơn, đáng mong muốn hơn và chân thực hơn. Tìm lấy con đường riêng của mình, bất kể mất bao lâu đi nữa, cũng sẽ khai mở tiềm năng cá nhân của bạn.