Chủ Nhật, 5 tháng 2, 2023

“Chán ghét bản thân”: Mọi thứ cần biết để yêu lại chính mình

Con người thường có xu hướng chán ghét bản thân hơn là tự yêu lấy chính mình. Chúng ta lại không biết rằng những suy nghĩ hay hành động thể hiện sự yêu ghét ấy đều dễ dàng thể hiện ra ngoài cũng như thói quen hàng ngày. Từ những suy nghĩ xỉ vả bản thân tới những thói quen như hay phiền muộn, lo lắng,.. Nhưng dù nguyên nhân là gì đi chăng nữa, bạn cần phải nhận diện biểu hiện của cơ thể khi phản ứng với vài góc “không được dễ nuốt cho lắm” để có thể tiết chế và học cách giải quyết chúng vì một cuộc sống lạc quan và tốt đẹp hơn.
Sự căm ghét bản thân phát triển theo thời gian, từ khi bạn có nhận thức về thế giới xung quanh. Nó thường được kích hoạt bởi nhiều yếu tố: ảnh hưởng từ môi trường xung quanh, chấn thương tâm lý trong quá khứ, sự so sánh trong xã hội, kỳ vọng quá cao,..
Lý do nào dẫn tới sự căm ghét bản thân
1. Tổn thương
Một trong những lý do khiến nhiều người có xu hướng “tự ghét chính mình” là khi họ ở trong thế “bị động” phải trải qua những ký ức đau thương hoặc đổ vỡ tình cảm trong quá khứ. Những trải nghiệm này thường là bị phản bội, bị bỏ rơi, bị lạm dụng về mặt tình dục, gia đình có biến cố,…
Khi trẻ gặp chấn thương, chúng bắt đầu coi thế giới là nơi không an toàn và những người xung quanh là người nguy hiểm. Với nhiều yếu tố tác động thì họ “nhận” mọi sự đau khổ về bản thân họ, và tự huyễn ra một câu chuyện rằng họ không không có giá trị và không đáng được yêu. Nếu bạn để ý thì “mô típ” này thường được các nhà biên kịch và đạo diễn chế tác thành phim để miêu tả diễn biến tâm lý con người thay đổi từ khi bị tổn thương trong quá khứ biến nhân vật thành con người khác hoàn toàn và cách họ tìm lại chính mình. Bên cạnh đó, môi trường cũng là yếu tố không thể không nhắc tới. Ví dụ nếu như từ nhỏ trẻ thường bị bố mẹ trách mắng, nói những điều không hay thì những sự phê bình ấy sớm trở thành một phần quá quen thuộc đối với việc tự chỉ trích bản thân của họ.
2. Kỳ vọng sai
Con người thường đặt nhiều kỳ vọng vào sự nỗ lực của bản thân hoặc kỳ vọng vào mối quan hệ bên ngoài. Chẳng hạn như với học sinh sinh viên, các bậc phụ huynh có thể sự mong đợi của họ lớn như thế nào ở kết quả học tập, họ kỳ vọng kết quả bài thi cao tới mức mà không thể thực hiện hóa. Hệ quả của những kỳ vọng phi lý thường khiến chúng ta hụt hẫng, cảm thấy thất bại.
Trong những khoảnh khắc này, những chỉ trích nội tâm bên trong xuất hiện hàng loạt và liên tục dấy lên cảm giác xấu hổ, tủi nhục và nhắc nhở về sự thất bại và bất lực. Khi tinh thần không vững thì dù lý trí nói rằng những kỳ vọng trên thật phi lý, thì những “nhà phê bình nội tâm” vẫn tiếp tục đưa ra những lời chán ghét bản thân. Có lẽ đây cũng là lý do khiến những kỳ thi đại học ở Hàn Quốc hay Trung Quốc thường rất khắc nghiệt và có không ít các em học sinh khi nhận điểm thi khác xa với kỳ vọng thì hoàn toàn suy sụp, tuyệt vọng về bản thân và dẫn tới những kết cục đáng tiếc.
3. Cố gắng làm hài lòng người khác
Khi muốn mở rộng mối quan hệ thì theo thời gian, chúng ta có thể đã học được rằng việc đáp ứng kỳ vọng của người khác sẽ có lợi cho chúng ta sau này. Hoặc chúng ta đơn giản muốn làm hài lòng người khác để họ không làm phiền chúng ta. Điều này thể hiện rõ nhất ở các nàng dâu, khi họ về nhà chồng, những cô gái thường được “dạy” không được làm phật lòng họ hàng, nếu không thì không xứng đáng làm con dâu nhà này!!! Những suy nghĩ cổ hủ này vẫn còn tồn tại ở nhiều gia đình, tư tưởng “trọng nam khinh nữ” dễ dàng làm tổn thương tinh thần của các cô gái khi họ bị “ép” làm dâu trăm họ.
Tuy nhiên, một số người cảm thấy tổn thương khi họ không thể đáp ứng nhu cầu của người khác hoặc làm ai đó thất vọng. Những lời căm ghét bản thân nói rằng khi chúng ta không đáp ứng được kỳ vọng của người khác, chúng ta không xứng đáng được người khác yêu mến hoặc kính trọng.
4. Chủ nghĩa hoàn hảo
Một người theo chủ nghĩa hoàn hảo thường không cho phép bản thân có sai sót. Họ mong đợi sự hoàn hảo mọi lúc và trong mọi tình huống. Nên nếu một điều không hay xảy tới, họ rất dễ rơi vào trạng thái xấu hổ, bối rối, phán xét chính bản thân vì đã để lộ sai lầm hoặc điểm yếu trước mặt người khác.

Không có nhận xét nào: