Thứ Năm, 17 tháng 6, 2021

Một số kênh Youtube cung cấp thông tin về giá vải thiều Lục Ngạn hiện nay

1. https://www.youtube.com/channel/UCq1v8jbXvK1OQ1T1t2qkSTA

2. https://www.youtube.com/channel/UC_Cr46TT6Q6uRCN9l5bNqnQ

3. https://www.youtube.com/channel/UCU7Z9V6zBBcXbtjydmg8kEw

4. https://www.youtube.com/channel/UCb4dV9PIkP8rVDs_w-A8j3A

5. https://www.youtube.com/c/TrẻemVlogs

6. https://www.youtube.com/channel/UCVcdmVlhJrjIL_4gl35S02Q

Còn kênh của mình: https://www.youtube.com/c/NguyenquanganhQuangAnh2612/



Giải pháp để có giá bán vải tăng lên

1. Hệ thống giao thông của tỉnh còn hạn chế; gây tắc đường nhiều nơi. Việc ùn ứ vải

2. Tăng cường hệ thống các điểm cân

3. Thông tuyến xuất khẩu sang Trung Quốc

4. Có cơ chế hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu sang Trung Quốc; Thị trường Nhật; Mỹ; Châu Âu

5. Các Bộ Công Thương; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải vào cuộc để tiêu thụ vải cho nông dân

6. Các doanh nghiệp vận chuyển của tỉnh cần cung cấp các thông tin để vào cuộc vận chuyển vải

7. Tuyên truyền để các tỉnh có điểm hỗ trợ tiêu thụ vải thiều của Lục Ngạn

8. Xóa bỏ xử lý nghiêm tình trạng lùi cân xảy ra từ 6-7 Kg


Hỗ trợ thông tin bán vải cho người dân Lục Ngạn 2021

 https://zalo.me/g/juousz500 . Hỗ trợ thông tin bán vải cho người dân Lục Ngạn 2021

Vải thiều Lục Ngạn chính thức lên đường sang Châu Âu

 

Sau khi chinh phục thị trường Nhật Bản, Australia, ngày 15/6, vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang) chính thức được xuất khẩu chính ngạch vào thị trường Châu Âu (EU).

 

Vải thiều Lục Ngạn chính thức xuất khẩu sang Châu Âu. Ảnh: BGP

Đây là lô vải thiều Lục Ngạn đầu tiên chính thức được xuất đi 27 quốc gia tại thị trường EU hưởng những ưu đãi từ Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA).

Chất lượng vải thiều của Lục Ngạn được đánh giá mẫu mã đẹp, hương vị thơm ngon đặc trưng an toàn, không tồn dư thuốc bảo vệ thực vật. Đặc biệt, trong bối cảnh đại dịch Covid-19, huyện Lục Ngạn triển khai các biện pháp chặt chẽ bảo đảm cho các vùng vải thiều sạch,  không bị tác động của dịch bệnh Covid-19.  Với quy trình từ chăm sóc, thu hoạch cho tới đóng gói, vận chuyển nghiêm ngặt, tuân thủ phòng chống dịch, huyện Lục Ngạn đã kiểm soát tốt vùng vải thiều an toàn, không Covid-19. Các lô vải thiều được tiêu thụ đều có giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh Covid-19.

Việc vải thiều Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang được xuất khẩu chính thức sang thị trường “khó tính” như Châu Âu đã khẳng định chất lượng vượt trội của quả vải thiều, được các thị trường này công nhận về chất lượng, an toàn thực phẩm cũng như an toàn dịch bệnh. Đây cũng thể hiện sự triển khai quyết liệt của tỉnh Bắc Giang trong phát triển thương hiệu vải thiều, “bất chấp” khó khăn khi địa phương đang đối mặt với dịch Covid-19./.

BGP

Hà Nội có 3 doanh nghiệp đạt Giải thưởng chất lượng quốc gia năm 2020

 (HNMO) - Sáng 20-4, tại Hà Nội, Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức họp báo công bố Giải thưởng chất lượng quốc gia, Giải thưởng chất lượng quốc tế châu Á – Thái Bình Dương 2019-2020.

Toàn cảnh họp báo.

Phát biểu tại họp báo, ông Nguyễn Hoàng Linh, Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng, Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết: Giải thưởng chất lượng quốc gia được xét tặng hằng năm cho những doanh nghiệp có thành tích nổi bật trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động, hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, đóng góp tích cực cho cộng đồng và xã hội. Các doanh nghiệp tham gia được đánh giá dựa vào 7 tiêu chí của giải thưởng.

Trong hai năm 2019-2020, mặc dù đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động sản xuất kinh doanh, nhưng các doanh nghiệp tham dự Giải thưởng Chất lượng quốc gia vẫn có được những kết quả đáng ghi nhận. Ước tính doanh thu của các doanh nghiệp đạt giải là hơn 192.000 tỷ đồng; lợi nhuận là hơn 17.000 tỷ đồng; nộp ngân sách hơn 7.000 tỷ đồng; tạo công ăn việc làm cho hơn 100.000 người lao động. Đây là một kết quả rất đáng tự hào.

Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Lê Xuân Định phát biểu tại họp báo.

Tại buổi họp báo, ông Lê Xuân Định, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, qua 25 năm hình thành và phát triển, Giải thưởng Chất lượng quốc gia đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt và tạo được uy tín đối với các doanh nghiệp, cơ quan quản lý cũng như người tiêu dùng trong xã hội; tôn vinh xứng đáng những doanh nghiệp đạt thành tích xuất sắc trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động, hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Cho đến nay, đã có 2.030 lượt doanh nghiệp đạt Giải thưởng Chất lượng quốc gia. Trong đó, năm 2019 có 61 doanh nghiệp và năm 2020 có 55 doanh nghiệp được Thủ tướng Chính phủ trao tặng Giải thưởng Chất lượng quốc gia trong tổng số gần 200 doanh nghiệp đăng ký tham dự giải. Thành phố Hà Nội có 3 doanh nghiệp đạt giải thưởng trong đợt này.

Thứ trưởng Lê Xuân Định và Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Hoàng Linh đồng chủ trì buổi họp báo.

Năm 2019, Bộ Khoa học và Công nghệ cũng đã đề cử 4 hồ sơ doanh nghiệp tham gia Giải thưởng chất lượng quốc tế châu Á - Thái Bình Dương (GPEA) do Tổ chức chất lượng châu Á - Thái Bình Dương (APQO) tổ chức. Kết quả cả 4 doanh nghiệp Việt Nam đều đoạt giải: Tổng công ty Viglacera CTCP (Hà Nội); Công ty cổ phần KIZUNA JV (Long An); Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Tân Á (Hà Nội); Trung tâm sản xuất thiết bị đo điện tử – điện lực miền Trung – chi nhánh Tổng công ty điện lực miền Trung (Đà Nẵng).

Lễ trao giải được tổ chức vào ngày 25-4 tới tại Hà Nội.

Giải thưởng Chất lượng Quốc gia: Cơ hội để các doanh nghiệp thành công về năng suất và chất lượng

Giải thưởng Chất lượng quốc gia là Giải thưởng về Chất lượng do Thủ tướng Chính phủ ký trao tặng cho các doanh nghiệp có thành tích xuất sắc trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động, đồng thời đóng góp tích cực cho cộng đồng và xã hội. Qua 25 năm hình thành và phát triển, Giải thưởng đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt và tạo được uy tín đối với các doanh nghiệp, cơ quan quản lý cũng như người tiêu dùng trong xã hội. Giải thưởng này có một số điểm đặc biệt:

Thứ nhất, đây là Giải thưởng duy nhất ở Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ tặng cho các tổ chức, doanh nghiệp trong lĩnh vực chất lượng sản phẩm hàng hoá. Vì thế có thể nói, đây là Giải thưởng cao nhất về chất lượng ở Việt Nam.

Thứ hai, đây là Giải thưởng có “độ khó" cao nhất trong các giải thưởng về chất lượng. Số lượng tổ chức, doanh nghiệp đáp ứng được đầy đủ các tiêu chí của Giải thưởng Chất lượng quốc gia để được trao giải không nhiều. Tiêu biểu như năm 2018 toàn quốc chỉ có 75 doanh nghiệp được trao Giải thưởng Chất lượng quốc gia; trong đó đạt giải Vàng chất lượng quốc gia chỉ có 22 doanh nghiệp; đạt Giải thưởng Chất lượng quốc gia chỉ có 55 doanh nghiệp. Sở dĩ Giải thưởng Chất lượng quốc gia có độ khó cao là vì: Mô hình Giải thưởng Chất lượng quốc gia ở Việt Nam hiện nay cũng chính là mô hình Giải thưởng Chất lượng quốc gia của Mỹ. Mà mô hình Giải thưởng Chất lượng quốc gia của Mỹ lại đang được nhiều nước tiên tiến trên thế giới áp dụng. Như vậy, Giải thưởng Chất lượng quốc gia thực sự là giải thưởng có chất lượng và có uy tín cao, nếu không muốn nói là có chất lượng cao nhất và uy tín nhất ở Việt Nam trong lĩnh vực chất lượng.

Thứ ba, hầu hết các doanh nghiệp đã đạt Giải thưởng Chất lượng quốc gia, nhất là những doanh nghiệp đạt giải Vàng chất lượng, sau khi được trao giải đều có bước phát triển sản xuất, kinh doanh tốt.  Ở Hà Nam, có thể kể đến Công ty Khoáng sản FeCon, Công ty Cổ phần Sao Thái Dương... Sở dĩ sau khi được trao Giải thưởng Chất lượng quốc gia, các doanh nghiệp có bước phát triển sản xuất, kinh doanh tốt là vì: Giải thưởng Chất lượng quốc gia không chỉ đơn thuần là giải thưởng mà  còn là một công cụ giúp doanh nghiệp hoàn thiện khả năng tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh theo chuẩn tiên tiến của thế giới.

Giải thưởng Chất lượng quốc gia đưa vào áp dụng hệ thống tiêu chí có tính chuẩn mực quốc tế về quản lý chất lượng, sản phẩm hàng hóa và năng suất chất lượng. Có 7 hệ tiêu chí chính đánh giá từ đầu vào đến đầu ra, từ nguồn nhân lực, tầm nhìn của lãnh đạo, đến cách mở rộng, phát triển thị trường. Nếu áp dụng đồng bộ 7 tiêu chí này, doanh nghiệp sẽ tự soi lại mình, hoàn thiện mình và tìm ra những điểm mạnh cần phát huy. Vì vậy, cho dù doanh nghiệp có đạt giải hay không đạt giải, nếu áp dụng hệ thống các tiêu chí của Giải thưởng Chất lượng quốc gia chắc chắn sẽ có bước cải thiện rất đáng kể, về mặt quản trị, phát triển lực lượng, tầm nhìn. Đây là những yếu tố đặc biệt quan trọng trong bối cảnh đại dịch Covid-19 với nhiều khó khăn, thách thức doanh nghiệp phải đặt ra. Theo đánh giá của các chuyên gia, khi doanh nghiệp có ý thức tham gia Giải thưởng Chất lượng quốc gia, tự doanh nghiệp đã đặt mình vào trong lộ trình để hoàn thiện tốt hơn, để thích nghi với thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Thực tế triển khai Giải thưởng Chất lượng quốc gia những năm qua cho thấy, các doanh nghiệp đạt giải hằng năm thực sự là những doanh nghiệp có thành tích nổi bật trong hoạt động sản xuất kinh doanh, có đóng góp tích cực cho cộng đồng và xã hội. Các doanh nghiệp đạt giải đều áp dụng hiệu lực và hiệu quả các hệ thống, công cụ quản lý như ISO 9001, ISO 14001, TQM, GMP, HACCP, 5S, Kaizen… Đây là những đơn vị điển hình, được các tỉnh, thành phố cũng như Bộ Khoa học và Công nghệ lựa chọn triển khai áp dụng các hệ thống quản lý tiên tiến và công cụ cải tiến theo Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hóa" do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 2010 đến năm 2030.

Sau gần 20 năm hoạt động, Công ty Cổ phần Sao Thái Dương (Khu Công nghiệp Đồng Văn, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam), tiền thân là xưởng sản xuất Thái Dương được hình thành ban đầu với một số vốn khiêm tốn đã phát triển lớn mạnh và nằm trong số các công ty dược và mỹ phẩm hàng đầu tại Việt Nam. Với các sản phẩm đã trở thành thương hiệu nổi tiếng của công ty trên thị trường như: Kem nghệ Thái Dương, Gót sen, dầu gội đầu dược liệu Thái Dương, Rocket 1h, collagen Tây Thi,  xương khớp cây đa, nobel tiểu đường Thái Dương, nobel trí não Thái Dương, Hoa nhũ khang... và nhiều sản phẩm khác.

Hoạt động chủ yếu của công ty trong lĩnh vực: Mỹ phẩm, dược phẩm và thực phẩm chăm sóc sức khoẻ. Những năm qua, Công ty Cổ phần Sao Thái Dương luôn chú trọng đầu tư nghiên cứu và phát triển sản phẩm có chất lượng tốt nhất, dịch vụ tư vấn tốt nhất, để làm thoả mãn nhu cầu của khách hàng.

Với những nỗ lực phấn đấu liên tục trong nhiều năm và được sự quan tâm, hướng dẫn của các ngành chức năng, đặc biệt là Sở Khoa học và Công nghệ, năm 2016, Chi nhánh Công ty Cổ phần Sao Thái Dương tại Hà Nam được công nhận là doanh nghiệp khoa học công nghệ, với 19 sản phẩm được cấp chứng nhận là sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ, đưa Công ty Cổ phần Sao Thái Dương trở thành một trong những doanh nghiệp khoa học và công nghệ đầu tiên của ngành. Đây là món quà tinh thần, là nguồn cổ vũ động viên to lớn để ban lãnh đạo và toàn thể công ty phát huy hơn nữa năng lực sáng tạo, nghiên cứu khoa học, đưa ra những sản phẩm chăm sóc sức khoẻ tốt hơn tới cộng đồng.

Nhân sự là yếu tố quan trọng nhất trong sự phát triển và trường tồn của công ty. Trong đó, quá trình tuyển chọn, đào tạo liên tục là quy trình bắt buộc để giúp công ty có những bước chuyển biến phù hợp đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Các thành viên trong công ty từ người công nhân đến cán bộ kỹ thuật cũng như đội ngũ quản lý nỗ lực không ngừng trau dồi kiến thức, cập nhật thông tin, tự hoàn thiện mình để theo kịp với tốc độ phát triển kỹ thuật công nghệ của ngành, cũng như của đất nước. Hiện nay tổng số cán bộ công nhân viên có trên 600 người, trong đó cán bộ có trình độ đại học, sau đại học và hai bằng đại học chiếm 26%; trung cấp chiếm 20%; sơ cấp, công nhân kỹ thuật chiếm 50%.

Nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới là thế mạnh đặc biệt của Công ty Cổ phần Sao Thái Dương. Hiện nay, với gần 70 nhãn hàng được đưa ra thị trường. Đó là kết quả và thước đo sự lớn mạnh không ngừng của bộ phận nghiên cứu phát triển sản phẩm của công ty. Ngoài sự làm việc sáng tạo không mệt mỏi, việc nghiên cứu phát triển sản phẩm được đầu tư các trang thiết bị nghiên cứu, sản xuất và kiểm nghiệm hiện đại đảm bảo tốt quá trình đưa ra sản phẩm từ khâu nghiên cứu, sản xuất, kiểm soát trước khi đưa đến tay khách hàng. Thực tế, nhiều sản phẩm của công ty có hàm lượng khoa học và chất xám rất cao đáp ứng được các tiêu chuẩn cao của Việt Nam và thế giới.

Bên cạnh đó, nhiều sản phẩm của Sao Thái Dương đã tự hào xuất khẩu ra thị trường thế giới, kể cả thị trường rất khó tính. Trong đó, phải kể đến dầu gội Thái Dương, sữa tắm Tây Thi, bộ mỹ phẩm Tây Thi đã xuất khẩu thành công sang thị trường Trung Quốc. Các đối tác tại Dubai và Mỹ, Nga, các nước Châu Âu liên tục đặt vấn đề hợp tác với công ty để phát triển thị trường cũng là dấu hiệu đáng mừng. Những thành quả mà Công ty Cổ phần Sao Thái Dương đạt được là quá trình lao động miệt mài của tập thể lãnh đạo, cán bộ và nhân viên của công ty. Đó cũng là lời cam kết về mục tiêu cốt lõi mà công ty theo đuổi không ngừng mang hạnh phúc đến mọi gia đình Việt.

Nhằm tôn vinh khen thưởng các tổ chức, doanh nghiệp có thành tích xuất sắc trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động, hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Với bề dày hơn 20 năm triển khai và hoạt động, Giải thưởng Chất lượng Quốc gia đã và đang ngày càng nâng cao vị thế, uy tín trong cộng đồng doanh nghiệp và xã hội, đóng góp tích cực cho phong trào năng suất và chất lượng trong hai thập niên qua, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả hoạt động và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Ngày 27 tháng 8 năm 2020, Hội đồng Sơ tuyển Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2020 của tỉnh Hà Nam tiến hành đánh giá doanh nghiệp tham gia Giải thưởng Chất lượng Quốc gia đó là Chi nhánh Công ty Cổ phần Sao Thái Dương tại Hà Nam. Đây là doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dược mỹ phẩm và thực phẩm chức năng nguồn gốc thảo dược. Tại hội nghị, đại diện tổ chuyên gia đánh giá thông qua nội dung nhận xét theo 7 tiêu chí của Giải thưởng Chất lượng Quốc gia: Vai trò lãnh đạo; chiến lược hoạt động; chính sách định hướng vào khách hành và thị trường; đo lường, phân tích và quản lý tri thức; quản lý, phát triển nguồn nhân lực; quản lý quá trình hoạt động và kết quả hoạt động. Kết quả Chi nhánh Công ty Cổ phần Sao Thái Dương tại Hà Nam đạt 912 điểm.

Hội đồng Sơ tuyển Giải thưởng Chất lượng Quốc gia đã đề nghị Hội đồng Giải thưởng Chất lượng Quốc gia trình Chính phủ xét trao tặng giải Vàng chất lượng Quốc gia năm 2020 cho Chi nhánh Công ty Cổ phần Sao Thái Dương tại Hà Nam.

Năm 2020, các doanh nghiệp của Việt Nam đứng trước những thử thách khó khăn chưa từng có trong nhiều lĩnh vực do đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, bằng sự nỗ lực của chính mình, với sự đồng hành của Chính phủ, nhiều doanh nghiệp đứng vững và phát triển. Nhiều doanh nghiệp tiếp tục có những thành công về kết quả sản xuất, kinh doanh nói chung và năng suất, chất lượng nói riêng. Trong đó, có các doanh nghiệp tiêu biểu được Thủ tướng Chính phủ tặng Giải thưởng Chất lượng quốc gia năm 2019 và 2020. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp thành công về năng suất và chất lượng được tôn vinh, ghi nhận một cách xứng đáng.

Năm 2019-2020, Hội đồng Giải thưởng đã xem xét đề xuất 116 doanh nghiệp đạt Giải, trong đó có 40 doanh nghiệp đoạt Giải Vàng chất lượng. Ngoài ra, còn có 4 doanh nghiệp đạt giải Châu Á Thái Bình Dương.

Có thể khẳng định, kết quả năm 2020 nói riêng, kết quả của 20 năm qua nói chung, Giải thưởng Chất lượng Quốc gia tại Hà Nam đã đi vào nề nếp, thu hút được đông đảo doanh nghiệp quan tâm, ngày một phát triển về số lượng và chất lượng. Hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đạt Giải thưởng Chất lượng Quốc gia đều phát triển bền vững, chất lượng sản phẩm hàng hoá, dịch vụ ổn định được người tiêu dùng đón nhận nâng cao được khả năng cạnh tranh trên thị trường. Đây là một minh chứng sống động cho giá trị của Giải thưởng chất lượng quốc gia.

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả quan trọng đó, việc tổ chức triển khai Giải thưởng Chất lượng quốc gia trên địa bàn tỉnh vẫn còn một số điểm cần quan tâm khắc phục như:

Thứ nhất, một số tổ chức, doanh nghiệp vẫn chưa hiểu hết được giá trị của Giải thưởng đến sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Đặc biệt là còn nhiều doanh nghiệp không biết được giá trị của Giải thưởng với vai trò như một công cụ để giúp doanh nghiệp hoàn thiện khả năng tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh theo “chuẩn" tiên tiến của thế giới.

Thứ hai, chính vì biết chưa hết, nhận thức chưa sâu về giá trị và vai trò của Giải thưởng Chất lượng quốc gia đối với sự phát triển của doanh nghiệp, nên số lượng các doanh nghiệp của tỉnh đăng ký tham gia hàng năm còn thấp so với số lượng doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh, số doanh nghiệp đạt được các tiêu chí Giải thưởng cũng còn rất ít.

Thứ ba, loại hình hoạt động của doanh nghiệp đăng ký tham dự còn đơn điệu, chủ yếu doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất trong khi đối tượng của Giải thưởng được mở rộng đến hầu hết các loại hình hoạt động của doanh nghiệp.

Nguyên nhân của các hạn chế trên là do công tác tuyên truyền về Giải thưởng Chất lượng quốc gia tuy đã được quan tâm nhưng vẫn còn chưa đáp ứng được yêu cầu. Hoạt động hỗ trợ của các ngành, các cấp, Hội, Hiệp hội doanh nghiệp để các doanh nghiệp hội đủ các điều kiện tham dự Giải thưởng và phát triển bền vững doanh nghiệp còn khiêm tốn. Bên cạnh đó, do Giải thưởng Chất lượng quốc gia có độ khó cao, hồ sơ tham dự phải dày công chuẩn bị, đặc biệt là bản thân doanh nghiệp phải thực hiện những hoạt động tự hoàn thiện mình theo “chuẩn" tiên tiến của thế giới ngay từ khi tham gia dự giải nên những doanh nghiệp chưa có tầm nhìn xa, chưa có khát vọng lớn thì chắc chắn không tránh khỏi e ngại.

3. Một số giải pháp

Một là, tiếp tục triển khai tốt hoạt động tuyên truyền, phổ biến để các doanh nghiệp, các cấp, các ngành nhận thức đầy đủ, sâu sắc về giá trị của Giải thưởng Chất lượng quốc gia. Trong đó, cần tập trung tuyên truyền về giá trị nổi trội, khác biệt của Giải thưởng Chất lượng quốc gia với các giải thưởng khác về chất lượng. Đó là:

- Giải thưởng Chất lượng quốc gia là Giải thưởng duy nhất do Thủ tướng Chính phủ tặng trong lĩnh vực chất lượng, là sự chứng nhận của Thủ tướng, người đứng đầu Chính phủ về chất lượng của doanh nghiệp.

- Giải thưởng Chất lượng quốc gia không đơn thuần chỉ là Giải thưởng, không chỉ đơn thuần là sự chứng nhận của Thủ tướng Chính phủ về chất lượng của doanh nghiệp mà Giải thưởng chất lượng quốc gia còn là công cụ giúp doanh nghiệp có được năng lực tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh đạt chuẩn quốc tế, là công cụ để cho những doanh nghiệp có tầm nhìn, có khát vọng vươn  xa và đạt được khát vọng của mình.

Hai là, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, cơ quan thường trực Giải thưởng Chất lượng quốc gia của tỉnh tiến hành lựa chọn, khảo sát trực tiếp tại các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh nổi trội trên địa bàn tỉnh. Trên cơ sở đó hướng dẫn các doanh nghiệp xây dựng, hoàn thiện hồ sơ đáp ứng theo yêu cầu của Giải thưởng Chất lượng quốc gia để nộp về Hội đồng sơ tuyển.

Ba là, bản thân các doanh nghiệp cần vượt qua tâm lý e ngại về độ khó để tích cực tham gia Giải thưởng Chất lượng quốc gia.

Bốn là, tỉnh cần có sự động viên, cổ vũ nhiều hơn đối với doanh nghiệp đạt Giải thưởng chất lượng quốc gia. Sở dĩ vậy là vì doanh nghiệp đạt Giải thưởng chất lượng quốc gia không chỉ đơn thuần là doanh nghiệp đạt được một giải thưởng mà thực chất doanh nghiệp đã ứng dụng thành công một công nghệ quản lý tiên tiến của thế giới để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm của tỉnh./.


Thủ tục đăng ký tham dự sơ tuyển, xét tặng giải thưởng chất lượng quốc gia tại Bắc Giang

 Thủ tục đăng ký tham dự sơ tuyển, xét tặng giải thưởng chất lượng quốc gia

a. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ

Tổ chức, doanh nghiệp đăng ký tham dự Giải thưởng Chất lượng Quốc gia và nộp hồ sơ tham dự tại Hội đồng sơ tuyển cấp địa phương nơi tổ chức, doanh nghiệp đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh (Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng).

Bước 2: Xử lý hồ sơ

– Hội đồng sơ tuyển phải đánh giá tổ chức, doanh nghiệp tham dự Giải thưởng quốc gia theo hai bước: đánh giá hồ sơ và đánh giá tại tổ chức, doanh nghiệp.

– Căn cứ vào kết quả đánh giá, hội đồng sơ tuyển lập và đề xuất với Hội đồng quốc gia danh sách các tổ chức, doanh nghiệp đủ điều kiện trình Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, đề nghị Thủ tướng Chính phủ trao tặng Giải thưởng chất lượng quốc gia và tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.

Bước 3: Trả kết quả

Thông báo bằng văn bản kết quả đánh giá và các thông tin phản hồi khác cho tổ chức, doanh nghiệp sau khi có kết quả đánh giá của hội đồng sơ tuyển.

b. Cách thức thực hiện:

Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc theo đường bưu điện tới hội đồng sơ tuyển.

c. Thành phần hồ sơ, số hồ sơ:

* Hồ sơ nộp tại Hội đồng sơ tuyển gồm:

– Đơn đăng ký tham dự Giải thưởng chất lượng quốc gia theo quy định tại Mẫu số 19 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 74/2018/NĐ-CP;

– Báo cáo giới thiệu chung về tổ chức, doanh nghiệp;

– Báo cáo tự đánh giá theo 07 tiêu chí của Giải thưởng chất lượng quốc gia;

– Tài liệu chứng minh về việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến bản sao y bản chính (có ký tên và đóng dấu của tổ chức, doanh nghiệp), chứng chỉ hoặc tài liệu liên quan;

– Tài liệu chứng minh về sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa chính với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng (bản sao y bản chính có ký tên và đóng dấu của tổ chức, doanh nghiệp);

– Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường được phê duyệt và các kết quả quan trắc hằng năm hoặc báo cáo giám sát môi trường định kỳ theo quy định của pháp luật trong 03 năm gần nhất (bản sao y bản chính có ký tên và đóng dấu của tổ chức, doanh nghiệp);

– Xác nhận kết quả thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước và thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động hằng năm trong 03 năm gần nhất (bản sao y bản chính có ký tên và đóng dấu của tổ chức, doanh nghiệp);

– Bản sao y bản chính (có ký tên và đóng dấu của tổ chức, doanh nghiệp), các tài liệu chứng minh khác về kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của tổ chức, doanh nghiệp trong 03 năm gần nhất (nếu có).

– Số bộ hồ sơ: 01 bộ và 01 đĩa CD

d. Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đăng ký tham dự Giải thưởng chất lượng quốc gia theo quy định tại Mẫu số 19 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 74/2018/NĐ-CP.

e. Thời hạn giải quyết: Hàng năm

f. Đối tượng thực hiện: Tổ chức, doanh nghiệp tham dự Giải thưởng Chất lượng Quốc gia

g. Cơ quan thực hiện: Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Sở Khoa học và Công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

h. Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Khoa học và Công nghệ, Thủ tướng Chính phủ

i. Địa chỉ tiếp nhận hồ sơ:

Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh, thành phố nơi tổ chức, doanh nghiệp đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh.

k. Kết quả thực hiện:

– Thông báo bằng văn bản kết quả đánh giá và các thông tin phản hồi khác cho tổ chức, doanh nghiệp sau khi có kết quả đánh giá của hội đồng sơ tuyển.

– Văn bản đề nghị của hội đồng sơ tuyển kèm theo danh sách các tổ chức, doanh nghiệp được đề xuất trao giải gửi hội đồng quốc gia thông qua cơ quan thường trực Giải thưởng chất lượng quốc gia.

– Thông báo của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cho Sở Khoa học và Công nghệ, Hội đồng sơ tuyển bằng văn bản kết quả thẩm định hồ sơ xét thưởng có đủ điều kiện để đề xuất với Hội đồng quốc gia danh sách các tổ chức, doanh nghiệp trình Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, đề nghị Thủ tướng Chính phủ trao tặng Giải thưởng chất lượng quốc gia và tặng bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.

l. Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC:

– Tổ chức, doanh nghiệp đủ điều kiện tham dự Giải thưởng Chất lượng Quốc gia là các tổ chức, doanh nghiệp có tư cách pháp nhân đã hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ liên tục tại Việt Nam và không vi phạm các quy định của pháp luật trong thời gian ít nhất 36 tháng, tính đến ngày 01 tháng 5 của năm tham dự.

– Trường hợp tổ chức, doanh nghiệp đã đạt Giải Vàng Chất lượng Quốc gia, nếu đáp ứng điều kiện trên đây thì sau 03 năm kể từ năm được Thủ tướng Chính phủ tặng Giải Vàng Chất lượng Quốc gia tiếp tục được tham dự lại Giải thưởng Chất lượng Quốc gia.

– Trường hợp tổ chức, doanh nghiệp đã đạt Giải Thưởng Chất lượng Quốc gia, nếu đáp ứng điều kiện nêu trên thì được tiếp tục tham dự lại Giải thưởng Chất lượng Quốc gia.

m. Căn cứ pháp lý:

– Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21/11/2007.

– Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

– Nghị định 132/2008/ NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Liên hệ: 0979.766.122 để được hỗ trợ và tư vấn chi tiết

Giải thưởng Chất lượng quốc gia: Bạn đồng hành của các doanh nghiệp Việt

Giải thưởng Chất lượng quốc gia (GTCLQG) được xét tặng lần đầu tiên vào năm 1996. Tính đến nay đã có hàng nghìn doanh nghiệp tham gia và đạt Giải thưởng. Việc áp dụng GTCLQG giúp các doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, dịch vụ, khả năng lực cạnh tranh, hội nhập với nền kinh tế khu vực, thế giới. Trải qua 25 năm, GTCLQG đã trở thành người bạn đồng hành uy tín cùng các doanh nghiệp vững tin tiến bước.

Giải thưởng cao nhất về chất lượng

GTCLQG là Giải thưởng cao nhất về chất lượng sản phẩm hàng hóa do Thủ tướng Chính phủ quyết định trao tặng hằng năm nhằm tôn vinh những doanh nghiệp đạt thành tích xuất sắc trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động, đóng góp tích cực cho cộng đồng và xã hội. GTCLQG được thiết lập, triển khai trên cơ sở chấp nhận mô hình và 7 tiêu chí của Giải thưởng Malcolm Baldrige (MBA) - GTCLQG Hoa Kỳ và thuộc hệ thống Giải thưởng Chất lượng Quốc tế châu Á - Thái Bình Dương.

Tham dự Giải thưởng chính là một trong những cách thức giúp doanh nghiệp thực hiện cải tiến các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng trong sản xuất kinh doanh. Giải thưởng không chỉ được thiết kế với mục đích tôn vinh về chất lượng mà còn được sử dụng như một công cụ tự đánh giá cho các doanh nghiệp hướng đến sự đổi mới liên tục nhằm nâng cao vị thế và khả năng cạnh tranh của mình, cho phép doanh nghiệp nhận diện rõ những điểm mạnh, điểm yếu cũng như cơ hội cải tiến, đạt được sự tiến bộ trong suốt quãng đường hình thành và phát triển. Qua đó, giúp doanh nghiệp xây dựng được tầm nhìn, sứ mệnh trong tương lai. Tham gia GTCLQG là cơ hội tốt, để các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận với các mô hình quản lý chất lượng tiên tiến của thế giới. Đồng thời, cũng là cơ hội để lãnh đạo doanh nghiệp tự đánh giá một cách toàn diện hoạt động sản xuất kinh doanh theo các tiêu chí GTCLQG.

Tính đến nay, đã có 2.030 lượt doanh nghiệp đạt GTCLQG, hàng chục doanh nghiệp đoạt Giải thưởng Chất lượng Quốc tế châu Á - Thái Bình Dương, qua đó khẳng định uy tín, thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp đã vươn tầm quốc tế như Tổng công ty Viglacera, Công ty cổ phần Kizuna JV…

116 doanh nghiệp được vinh danh GTCLQG năm 2019-2020

Sáng 25/4/2021, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tổ chức Lễ trao GTCLQG và Giải thưởng Chất lượng Quốc tế châu Á - Thái Bình Dương năm 2019-2020. Tham dự Lễ trao giải có Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt, Bộ trưởng các Bộ Công Thương, Nông nghiệp Phát triển và Nông thôn, Thông tin và Truyền thông cùng các đại diện nhiều bộ, ngành, doanh nghiệp…

Đại dịch COVID-19 với quy mô toàn cầu đã tác động sâu sắc đến mọi mặt của nền kinh tế đất nước, từ sản xuất đến tiêu dùng, công nghiệp, thương mại dịch vụ, các ngành nghề chế biến chế tạo, các lĩnh vực công nghệ cao... Dù phải thực hiện mục tiêu kép vừa phòng chống dịch COVID-19 vừa sản xuất kinh doanh nhưng nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn đứng vững, đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động, tạo ra những sản phẩm ấn tượng. Năm 2019-2020, có 116 doanh nghiệp được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định trao tặng GTCLQG (năm 2019 là 61 doanh nghiệp và năm 2020 là 55 doanh nghiệp), trong đó có 40 doanh nghiệp được tặng Giải Vàng chất lượng quốc gia và Giải thưởng Chất lượng Quốc tế châu Á - Thái Bình Dương.

Thứ trưởng Bộ KH&CN Lê Xuân Định, Chủ tịch Hội đồng GTCLQG đã chúc mừng các doanh nghiệp đoạt Giải. Thứ trưởng cho biết, GTCLQG hướng tới mục tiêu khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam xây dựng và áp dụng các hệ thống quản lý, mô hình, công cụ cải tiến năng suất chất lượng, phát triển nguồn lực để nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm hàng hóa, tạo bước chuyển biến rõ rệt về năng suất, chất lượng và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Thứ trưởng Bộ KH&CN Lê Xuân Định, Chủ tịch Hội đồng GTCLQG phát biểu tại Lễ trao Giải.

Thứ trưởng cũng bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các đồng chí Lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã đặc biệt quan tâm, khích lệ kịp thời hoạt động của GTCLQG nói riêng và phong trào năng suất chất lượng nói chung. Để tiếp tục nâng cao và phổ biến những giá trị của Giải thưởng đến cộng đồng doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh của Việt Nam, Bộ KH&CN sẽ tiếp tục hoàn thiện và triển khai có hiệu quả hơn nữa hoạt động của GTCLQG trên toàn quốc để Giải thưởng thực sự mang lại ý nghĩa sâu sắc, có tác dụng tích cực, tôn vinh quảng bá các doanh nghiệp đã nỗ lực tuân thủ các tiêu chí và đạt được Giải thưởng. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo có sản phẩm đạt năng suất và chất lượng cao được tôn vinh, ghi nhận.

Phát biểu tại Lễ trao Giải, Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt chúc mừng các doanh nghiệp đạt Giải thưởng. Bộ trưởng nhấn mạnh, đây là hệ thống Giải thưởng rất khắt khe, từ các tiêu chí đầu vào phải qua nhiều vòng xét duyệt, kết hợp cả hệ thống tự chấm điểm, chuyên gia đánh giá, kiểm tra thực địa và có hiệp y với UBND các tỉnh, thành phố. Các doanh nghiệp được trao Giải thưởng đều là những doanh nghiệp tiêu biểu, là biểu tượng của tinh thần đổi mới sáng tạo đã kết tinh vào chất lượng sản phẩm và dịch vụ, tiêu biểu cho trí tuệ Việt Nam, công nghệ Việt Nam và sản phẩm Việt Nam. Bộ trưởng nhấn mạnh, chất lượng là nền tảng để phát triển doanh nghiệp, vì vậy các doanh nghiệp cần nhận thức rằng năng suất, chất lượng phải là động lực quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội.

Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt vinh danh các doanh nghiệp tại Lễ trao Giải.

Nếu phát huy hiệu quả, yếu tố chất lượng sẽ là bệ phóng vững chắc để các doanh nghiệp Việt Nam vươn lên mạnh mẽ trong bối cảnh toàn cầu hóa nhiều cơ hội và thách thức. Trong thời gian tới, Bộ KH&CN sẽ chủ động hơn nữa trong việc xây dựng các chính sách để các doanh nghiệp ngoài việc được tôn vinh và trao giải, còn được các ưu đãi về tiếp cận và phát triển thị trường, nâng cao năng suất, chất lượng, đổi mới sáng tạo. Để tạo động lực mới nâng cao năng lực cạnh tranh, GTCLQG sẽ ngày càng đi vào chiều sâu, lan tỏa rộng khắp cả nước và trở thành chuẩn mực để các doanh nghiệp phấn đấu. Sự tin tưởng của cộng đồng doanh nghiệp chính là động lực quan trọng để Bộ KH&CN không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng Giải thưởng trong các năm tiếp theo - Bộ trưởng nhấn mạnh.

Tại buổi Lễ, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã trao Giải thưởng Chất lượng Quốc tế châu Á - Thái Bình Dương cho 4 doanh nghiệp là Tổng công ty Viglacera, Công ty Cổ phần Kizuna JV (tỉnh Long An), Công ty TNHH sản xuất và thương mại Tân Á (thành phố Hà Nội) và Trung tâm Sản xuất thiết bị đo điện tử Điện lực miền Trung - Chi nhánh Tổng công ty Điện lực miền Trung (thành phố Đà Nẵng).

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân trao Giải thưởng Chất lượng Quốc tế Châu Á - Thái Bình Dương cho 4 doanh nghiệp.

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy, Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan và Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam Châu Văn Minh và đại diện lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương đã trao giải thưởng cho 112 doanh nghiệp đạt giải còn lại.

Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt và Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên trao Giải Vàng Chất lượng Quốc gia cho các doanh nghiệp

116 doanh nghiệp nhận giải thưởng Chất lượng Quốc gia

 Đây là giải thưởng dành tặng cho những doanh nghiệp có thành tích xuất sắc trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động, hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. 

Căn cứ vào kết quả xem xét, đánh giá và đề xuất của Hội đồng Quốc gia và ý kiến của UBND các tỉnh, thành phố, Bộ Khoa học & Công nghệ (KH&CN) đã lập hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ tặng Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2019 cho 61 doanh nghiệp và Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2020 cho 55 doanh nghiệp.

Khác với các năm trước, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, việc trao tặng Giải thưởng Chất lượng Quốc gia của 2 năm 2019 và 2020 được tổ chức gộp lại vào năm nay. 

116 doanh nghiệp nhận giải thưởng Chất lượng Quốc gia
Lễ công bố Giải thưởng Chất lượng Quốc gia. Ảnh: Trọng Đạt

Giải thưởng Chất lượng Quốc gia là Giải thưởng của Thủ tướng Chính phủ tặng cho những doanh nghiệp có thành tích xuất sắc trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động, hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. 

Giải thưởng Chất lượng Quốc gia thuộc hệ thống Giải thưởng Chất l­ượng Quốc tế Châu Á - Thái Bình Dư­ơng (GPEA) và được Chính phủ giao cho Bộ Khoa học và Công nghệ (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng) chủ trì triển khai.

Doanh nghiệp tham dự Giải thưởng Chất lượng Quốc gia được chia làm 4 loại hình, bao gồm doanh nghiệp sản xuất lớn, doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ, doanh nghiệp dịch vụ lớn, doanh nghiệp dịch vụ vừa và nhỏ. 

Trong số hơn 100 doanh nghiệp đạt Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2019 - 2020 có nhiều doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực nông nghiệp như: Công ty CP thực phẩm sữa TH, Công ty TNHH Nestle Việt Nam, Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam, Công ty CP Chế biến dừa Lương Quới, Công ty Cổ phần Phân bón Cà Mau…

116 doanh nghiệp nhận giải thưởng Chất lượng Quốc gia
Thứ trưởng Bộ KH&CN Lê Xuân Định. Ảnh: Trọng Đạt

Theo ông Nguyễn Hoàng Linh - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Bộ KH&CN), ước tính doanh thu của các doanh nghiệp đạt giải là hơn 192 nghìn tỷ đồng, lợi nhuận hơn 17 nghìn tỷ đồng, nộp ngân sách hơn 7 nghìn tỷ đồng và tạo việc làm cho hơn 100 nghìn người lao động.

Chia sẻ tại lễ công bố, Thứ trưởng Bộ KH&CN Lê Xuân Định đánh giá cao những nỗ lực của các doanh nghiệp nhằm vượt qua khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Bất chấp đại dịch, nhiều doanh nghiệp vẫn gặt hái thành công về kết quả sản xuất, kinh doanh. Theo ông Định, việc Thủ tướng quyết định trao Giải thưởng cho các doanh nghiệp là để ghi nhận sự nỗ lực này.

Lễ trao Giải thưởng Chất lượng Quốc gia và Giải thưởng Chất lượng Quốc tế Châu Á - Thái Bình Dương năm 2019 - 2020 sẽ được tổ chức ngày 25/4/2021 tại Hội trường Bộ Quốc phòng, số 7 Nguyễn Tri Phương, quận Ba Đình, TP. Hà Nội.

Trọng Đạt

Giải thưởng Chất lượng Quốc gia 2019 - 2020: Cơ hội để doanh nghiệp hoàn thiện lại mình

 Năm 2019 và 2020, căn cứ vào đề nghị của Bộ Khoa học và Công nghệ, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định tặng Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2019 cho 61 doanh nghiệp (DN) và năm 2020 là 55 DN. Các chuyên gia cho rằng, giải thưởng là cơ hội để DN “soi” lại chính mình, đặc biệt là việc áp dụng, hoàn thiện hệ thống quản lý, nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm.

Sáng ngày 20/4, tại Hà Nội, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng (Bộ Khoa học và Công nghệ) tổ chức Họp báo Giải thưởng Chất lượng Quốc gia- Giải thưởng Chất lượng Quốc tế châu Á- Thái Bình Dương năm 2019 – 2020.

Cơ hội để DN xem lại mình

Không phải là lần đầu DN tham dự Giải thưởng Chất lượng Quốc gia, ông Chu Văn Phương- Tổng giám đốc Công ty CP nhựa thiếu niên Tiền Phong- chia sẻ, với thời gian tham gia hơn 15 năm, năm 2010 DN đã vinh dự nhận giải vàng Giải thưởng Chất lượng Quốc gia. Từ đó đến nay, Công ty CP nhựa thiếu niên Tiền Phong luôn hoàn thiện về công nghệ, quy trình sản xuất cũng như áp dụng các hệ thống, công cụ quản lý trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời áp dụng trên toàn bộ hệ thống của Công ty. Từ đó, giúp cho DN nâng cao được năng suất lao động, sản xuất theo hướng tinh gọn, tối ưu hóa sản xuất, góp phần vào sự tăng trưởng bền vững của DN. “Trong 10 năm trở lại đây, doanh thu của DN tăng trưởng bình quân 10%/năm. Trong năm 2020, mặc dù chịu tác động của dịch Covid-19 nhưng tổng doanh thu của DN khoảng 5.400 tỷ, lợi nhuận đạt 560 tỷ. Chính việc duy trì áp dụng các tiêu chí của Giải thưởng Chất lượng Quốc gia là một trong những lý do để DN tiếp tục vinh dự nhận giải vàng Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2019”, ông Phương cho hay.

Toàn cảnh họp báo
Toàn cảnh họp báo

Là năm đầu tiên DN tham gia và nhận giải vàng Giải thưởng Chất lượng Quốc gia, đại diện Công ty TNHH Nestlé Việt Nam cho biết, không phân biệt DN lớn hay nhỏ, trong quá trình tham gia, phía DN cũng trải qua rất nhiều vòng thẩm định, đánh giá hồ sơ, hội đồng thẩm định đã đến tận nhà máy để kiểm tra. Việc tham dự Giải thưởng Chất lượng Quốc gia giúp DN có điều kiện học hỏi, đánh giá và cải tiến một cách toàn diện các hoạt động quản lý, chất lượng sản phẩm,... Từ đó, DN có động lực thúc đẩy năng suất, nâng cao chất lượng quản lý, đẩy mạnh doanh thu và tiến độ sản xuất của DN mình, hoàn thiện và đưa sản phẩm tốt nhất đến với người tiêu dùng. Đây cũng là cơ hội tốt để DN quảng bá thương hiệu sản phẩm, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.

Cũng là lần đầu tiên tham gia và được giải vàng Giải thưởng Chất lượng Quốc gia, bà Nguyễn Thị Hương Liên- Phó Tổng giám đốc Công ty CP sao Thái Dương, cho biết, đây là kết quả của quá trình nỗ lực xây dựng và định hướng phát triển của DN trong 20 năm qua. Trong quá trình tham gia, phía Ban tổ chức làm việc rất nghiêm túc, khách quan. “Được nhận giải thưởng này là niềm vinh dự của tất cả các DN. Chúng tôi sẽ truyền thông việc này cho toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty cũng như các đối tác và khách hàng của chúng tôi ở trong nước và quốc tế. Giải thưởng cũng như tấm gương để DN hàng ngày soi vào và hàng năm có tổng kết, nhìn nhận lại. Đặc biệt, đây là giải thưởng danh giá của quốc gia, do đó, việc vinh dự nhận được giải thưởng này giúp cho DN có thể khẳng định mình trên thị trường quốc tế”, bà Liên cho biết.

116 DN sẽ được vinh danh

Ông Nguyễn Hoàng Linh – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng- cho hay, Giải thưởng Chất lượng Quốc gia được xét tặng hàng năm cho những DN có thành tích nổi bật trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động, hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, đóng góp tích cực cho cộng đồng và xã hội. Các DN tham dự Giải thưởng Chất lượng Quốc gia được chia thành 4 loại hình: DN sản xuất lớn; DN sản xuất vừa và nhỏ; DN dịch vụ lớn; DN dịch vụ vừa và nhỏ. Các DN tham gia được đánh giá dựa vào 7 tiêu chí của Giải thưởng Chất lượng Quốc gia và theo phương pháp chuyên gia đánh giá cho điểm. Giải thưởng Chất lượng Quốc gia gồm 2 loại: Giải Vàng Chất lượng Quốc gia và Giải thưởng Chất lượng Quốc gia.

Năm 2019 và 2020, căn cứ vào đề nghị của Bộ Khoa học và Công nghệ, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định tặng Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2019 cho 61 DN, năm 2020 là 55 DN. Cùng với 116 DN đạt Giải thưởng Chất lượng Quốc gia, có 4 DN đạt Giải thưởng Chất lượng Quốc tế châu Á – Thái Bình Dương (GPEA) cũng sẽ được vinh danh trong dịp này”, ông Nguyễn Hoàng Linh cho biết thêm.

Đánh giá về tính toàn diện của Giải thưởng đối với sự phát triển bền vững của DN, ông Lê Xuân Định- Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Chủ tịch Hội đồng Giải thưởng Chất lượng Quốc gia- cho biết, mỗi lần tham gia Giải thưởng là một lần DN phải xem lại toàn bộ hệ thống của mình, từ tầm tư duy quản lý điều hành, định hướng các hoạt động của DN cho đến việc điều hành DN, kể cả vấn đề đầu vào, đầu ra, quản trị tri thức, quản trị nhân lực và vấn đề xây dựng thương hiệu. Tất cả hệ thống này được thể hiện khá đầy đủ trong 7 hệ tiêu chí gồm: Vai trò lãnh đạo của tổ chức; chiến lược hoạt động; chính sách định hướng vào khách hàng và thị trường; đo lường và phân tích quản lý hệ tri thức; quản lý phát triển nguồn nhân lực; quản lý quá trình hoạt động; kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh. Các DN vi phạm tiêu chí môi trường, không làm tròn nghĩa vụ về thuế và nghĩa vụ đối với người lao động cũng sẽ bị loại.

Đáng chú ý, Giải thưởng này áp dụng theo tiêu chuẩn quốc tế, do đó, sau khi trao Giải thưởng Chất lượng Quốc gia, các DN đạt kết quả cao nhất, có chỉ số tốt nhất thì sẽ tiếp tục tham gia vào Giải thưởng Chất lượng Quốc tế châu Á – Thái Bình Dương. Như vậy, hệ tiêu chí của chúng ta cũng đồng hành với hệ tiêu chí của quốc tế. "Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là tất cả các tiêu chí đều nằm im. Trong thời gian tới, các hệ tiêu chí này cũng cần có sự cải tiến để phù hợp bởi hai yếu tố định hình trong việc phát triển của DN và các thị trường. Đó là bối cảnh dịch bệnh Covid-19 và bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với vai trò đổi mới sáng tạo trong sự phát triển nhanh và bền vững của chính các DN", ông Lê Xuân Định cho biết thêm.

Lễ trao Giải thưởng Chất lượng Quốc gia - Giải thưởng Chất lượng Quốc tế châu Á - Thái Bình Dương năm 2019 - 2020 được sẽ được tổ chức từ 9.00 - 11.30 ngày 25/4/2021 tại Hội trường Bộ Quốc phòng, số 7 Nguyễn Tri Phương, quận Ba Đình, TP. Hà Nội. Tham dự chương trình có Lãnh đạo Nhà nước và Chính phủ, đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành, cơ quan và đại diện các doanh nghiệp đạt Giải.

Nguyễn Hạnh

Khuyến khích doanh nghiệp tham gia giải thưởng chất lượng quốc gia

 Giải thưởng chất lượng quốc gia (GTCLQG) được tổ chức hằng năm từ năm 1996 đến nay được đánh giá là hoạt động hiệu quả góp phần thúc đẩy năng suất, nâng cao chất lượng hoạt động của doanh nghiệp (DN) tại các địa phương trong cả nước.

Sản xuất sản phẩm cao su tại Tổng công ty Cao su Đồng Nai, doanh nghiệp tham gia thường xuyên vào giải thưởng chất lượng quốc gia. Ảnh: V.Gia
Sản xuất sản phẩm cao su tại Tổng công ty Cao su Đồng Nai, doanh nghiệp tham gia thường xuyên vào giải thưởng chất lượng quốc gia. Ảnh: V.Gia

Đồng Nai là một trong số những địa phương thường xuyên có DN tham gia và đạt giải ở cấp quốc gia. Tuy nhiên, hầu hết DN này thuộc quy mô lớn, là DN nhà nước hoặc có vốn đầu tư nước ngoài. Yêu cầu đặt ra là cần phải khuyến khích, động viên các thành phần DN khác, nhất là DN tư nhân tham gia vào chương trình.

* Giúp nâng cao hình ảnh, thương hiệu

DN từng đạt giải Vàng GTCLQG, ông Khuất Quang Hưng, Giám đốc truyền thông đối ngoại Công ty TNHH Nestlé Việt Nam nhận định đây là một giải thưởng có ý nghĩa quan trọng. Thông qua việc tham gia chương trình, DN có cơ hội tự đánh giá, xem xét lại toàn bộ các quy trình đã và đang áp dụng, qua đó tìm ra những biện pháp để có thể cải tiến, nâng cao hiệu suất, chất lượng dịch vụ và sản phẩm.

“GTCLQG cũng là cơ hội để chia sẻ những mô hình chúng tôi đang làm tốt với cộng đồng DN, đồng thời tạo cú hích để các đơn vị khác  có thể có được cảm hứng tăng cường cải tiến chất lượng hơn nữa” - ông Khuất Quang Hưng chia sẻ.

Tương tự, các sản phẩm của Tổng công ty Cao su Đồng Nai được đánh giá cao trên thị trường. Đây cũng là DN có thâm niên tham gia và đạt  GTCLQG. Theo ông Đỗ Minh Tuấn, Tổng giám đốc tổng công ty thì đơn vị đã liên tục nâng cao chất lượng, năng suất các vườn mủ cao su. Đối với cao su chế biến, tổng công ty đầu tư dây chuyền sản xuất mới nâng công suất chế biến ở các nhà máy; gia tăng các loại sản phẩm mủ có giá trị kinh tế cao, phát triển sản phẩm mới không sử dụng chất bảo quản. Cao su Đồng Nai đã triển khai hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 đến từng nông trường; tái thiết lập chứng chỉ FSC (chứng chỉ quốc tế về quản lý và khai thác rừng bền vững) để mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm sang các nước lớn ở châu Âu, châu Mỹ, Nhật Bản.

Theo đánh giá của cơ quan chức năng, việc tổ chức hằng năm giải thưởng chất lượng DN cấp tỉnh, cấp quốc gia nhằm hướng tới nâng cao hình ảnh, thương hiệu của DN. Khi đạt giải, các tổ chức, DN được phép quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc các hình thức giới thiệu khác về đơn vị mình, được sử dụng biểu tượng của GTCLQG trên sản phẩm, ấn phẩm của tổ chức, DN. Bên cạnh đó, còn được đề cử tham dự các giải thưởng chất lượng khu vực và quốc tế. Các tổ chức, DN đạt giải được ưu tiên vay vốn từ Quỹ Phát triển KH-CN quốc gia, Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia, quỹ phát triển KH-CN ở các bộ, ngành, của tỉnh và các quỹ khác theo quy định của pháp luật. DN cũng được ưu tiên tham gia các chương trình, dự án cấp quốc gia về phát triển, chuyển giao công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng.

* Vẫn thiếu vắng khối DN tư nhân

Theo đánh giá của Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng (Sở KH-CN), Đồng Nai là địa phương nằm trong tốp 10 của cả nước về số lượng DN tham gia GTCLQG những năm qua. Hằng năm, Đồng Nai đều ghi nhận DN đạt giải Vàng GTCLQG (mỗi năm trao cho khoảng 20 DN trên cả nước). Qua đó cho thấy, DN tại Đồng Nai có hoạt động sản xuất, kinh doanh rất nổi bật, có nhiều đóng góp cho cộng đồng và đóng góp chung cho sự phát triển KT-XH của tỉnh nhà.

Năm 2020, ở cấp độ toàn quốc có 19 DN đạt giải Vàng, 36 DN đạt GTCLQG do Chính phủ trao tặng. 2 DN Đồng Nai đạt giải Vàng là Công ty CP Chăn nuôi C.P. Việt Nam, chi nhánh 3 tại Đồng Nai và Tổng công ty Tín Nghĩa. Bên cạnh đó, 4 DN đạt GTCLQG. Trước đó, năm 2019, ở vòng tuyển chọn cấp tỉnh, Đồng Nai có 11 DN đạt Giải thưởng chất lượng (GTCL) tỉnh Đồng Nai gồm 8 DN đạt giải Vàng và 3 DN đạt giải Bạc. 7 DN trong số đó tham gia vào GTCLQG của cấp Trung ương.

Tuy vậy, nếu nhìn nhận một cách khách quan, độ phủ của chương trình này vẫn chưa cao. Hằng năm vẫn chỉ có một số lượng nhất định các DN, đa phần là DN lớn của Nhà nước và các DN có vốn đầu tư nước ngoài. Một trong những tiêu chí quan trọng để đạt giải cao GTCL cấp tỉnh, cấp quốc gia là DN phải đạt thành tích xuất sắc về chất lượng sản xuất, kinh doanh và dịch vụ. Bên cạnh đó, còn nhiều yếu tố, tiêu chí khắt khe khác, do vậy, khối DN nhỏ, DN tư nhân vẫn thiếu vắng trong các lần tổ chức, đánh giá ở địa phương.

Theo ông Khuất Quang Hưng, với ý nghĩa và giá trị mà giải thưởng mang lại, để ngày càng có thêm nhiều thành phần DN tham gia hơn thì  truyền thông, quảng bá chương trình là điều hết sức quan trọng nhằm khuyến khích sự quan tâm của DN. Đồng thời, có thể đẩy mạnh việc chia sẻ những gương điển hình, qua đó giúp nhân rộng những mô hình thành công từ thực tiễn.

Năm 2021, Sở KH-CN Đồng Nai tiếp tục triển khai, vận động, khuyến khích DN tham gia đăng ký GTCL cấp tỉnh, cấp quốc gia. Theo ông Nguyễn Công Khánh, Phó chi cục trưởng Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng, các tiêu chí đánh giá của chương trình này tạo nên thước đo, mô hình quản lý hoàn hảo cho DN. Để tiếp tục hỗ trợ DN tham gia, đơn vị sẽ tham mưu cho Sở
KH-CN trình UBND tỉnh ban hành các quy định nhằm triển khai rộng khắp và khuyến khích DN tham gia nhiều hơn.

Văn Gia

Giải thưởng Chất lượng Quốc gia: Cơ hội để các doanh nghiệp thành công về năng suất và chất lượng

 Theo danh sách được công bố, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định tặng Giải thưởng Chất lượng Quốc gia (GTCLQG) cho 61 doanh nghiệp trong năm 2019 và 55 doanh nghiệp trong năm 2020.

Toàn cảnh buổi Họp báo.
 

Sáng 20/4, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tổ chức buổi họp báo Giải thưởng Chất lượng Quốc gia, Giải thưởng Chất lượng Quốc tế châu Á – Thái Bình Dương 2019 – 2020. Đồng chí Lê Xuân Định – Thứ trưởng Bộ KH&CN, Chủ tịch Hội đồng GTCLQG chủ trì buổi họp báo.

Tôn vinh những doanh nghiệp có thành tích xuất sắc

GTCLQG được xét tặng hằng năm cho những doanh nghiệp có thành tích nổi bật trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động, hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, đóng góp tích cực cho cộng đồng và xã hội. Các Doanh nghiệp tham dự GTCLQG được chia thành 4 loại hình: Doanh nghiệp sản xuất lớn; Doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ; Doanh nghiệp dịch vụ lớn và Doanh nghiệp dịch vụ vừa và nhỏ.

Các doanh nghiệp tham gia Giải thưởng được đánh giá dựa vào 07 tiêu chí và theo phương pháp chuyên gia đánh giá cho điểm. GTCLQG gồm 02 loại: Giải Vàng Chất lượng Quốc gia và GTCLQG.

Căn cứ vào đề nghị của Bộ KH&CN, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định tặng GTCLQG cho 61 doanh nghiệp trong năm 2019 và 55 doanh nghiệp trong năm 2020.

Về Giải thưởng Chất lượng quốc tế châu Á – Thái Bình Dương (GPEA) năm 2019, Bộ KH&CN đã đề cử 4 hồ sơ doanh nghiệp tham gia GPEA do Tổ chức Chất lượng châu Á - Thái Bình Dương (APQO) chủ trì thực hiện.

Tháng 8/2019, APQO đã chính thức công bố kết quả GPEA năm 2019 và có 4 doanh nghiệp Việt Nam đạt giải là: Tổng Công ty Viglacera CTCP (Hà Nội); Công ty Cổ phần KIZUNA JV (Long An); Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Tân Á (Hà Nội); Trung tâm sản xuất thiết bị đo điện tử – điện lực miền Trung, chi nhánh Tổng Công ty điện lực miền Trung (Đà Nẵng).

Năm 2019 là năm thứ 20 Việt Nam tham dự GPEA và tính đến nay đã có 50 lượt doanh nghiệp Việt Nam đạt giải thưởng quốc tế này.
 

Đồng chí Lê Xuân Định - Thứ trưởng Bộ KH&CN, Chủ tịch Hội đồng GTCLQG phát biểu tại buổi họp báo.
 

Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Lê Xuân Định cho biết, chính thức triển khai từ năm 1996, qua 25 năm hình thành và phát triển, GTCLQG đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt và tạo được uy tín đối với các doanh nghiệp, cơ quan quản lý cũng như người tiêu dùng trong xã hội; tôn vinh xứng đáng những doanh nghiệp đạt thành tích xuất sắc trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động, hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Đến nay, đã có 2.030 lượt doanh nghiệp đạt GTCLQG.

Theo Thứ trưởng, năm 2020, các doanh nghiệp của Việt Nam đứng trước những thử thách khó khăn chưa từng có trong nhiều lĩnh vực do đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, bằng sự nỗ lực của chính mình, với sự đồng hành của Chính phủ, nhiều doanh nghiệp vẫn đứng vững và phát triển. Nhiều doanh nghiệp tiếp tục có những thành công về kết quả sản xuất kinh doanh nói chung và năng suất chất lượng nói riêng, trong đó có các doanh nghiệp tiêu biểu được Thủ tướng Chính phủ tặng GTCLQG năm 2019 và 2020.

“Đây là cơ hội để các doanh nghiệp thành công về năng suất và chất lượng được tôn vinh, ghi nhận một cách xứng đáng. Đồng thời, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam sẽ có nhiều doanh nghiệp có năng lực, có kết quả hoạt động tiêu biểu đáp ứng các tiêu chí của GTCLQG giúp cộng đồng doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh. Sự gia tăng số lượng doanh nghiệp đáp ứng được tiêu chí của GTCLQG là minh chứng cho chất lượng sản phẩm, hàng hóa dịch vụ Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế và cũng là niềm tự hào, lớn mạnh của cộng đồng doanh nghiệp Việt.” Thứ trưởng Lê Xuân Định chia sẻ.

Vượt qua thử thách trước đại dịch Covid – 19
 

Đồng chí Nguyễn Hoàng Linh - Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục TĐC phát biểu tại buổi họp báo. 
 

Về kết quả hoạt động của GTCLQG trong năm 2019-2020, ông Nguyễn Hoàng Linh – Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (TĐC) cho biết, năm 2019 và 2020, Bộ KH&CN đã tổ chức triển khai hoạt động GTCLQG từ cấp Trung ương đến địa phương theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. Cùng với đó, Tổng cục TĐC đã thành lập Hội đồng sơ tuyển GTCLQG của các tỉnh/thành phố.

Trong 02 năm qua, mặc dù đại dịch Covid – 19 đã ảnh hưởng nặng nề đối đến hoạt động sản xuất kinh doanh, nhưng vẫn thu hút đa dạng các doanh nghiệp như doanh nghiệp sản xuất lớn, doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ, doanh nghiệp dịch vụ lớn, doanh nghiệp dịch vụ vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp tham dự GTCLQG đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, uớc tính doanh thu của các doanh nghiệp đạt giải là hơn 192 ngàn tỷ, ước tính lợi nhuận là hơn 17 ngàn tỷ; nộp ngân sách hơn 7 ngàn tỷ. Bên cạnh đó, đã tạo công ăn việc làm cho hơn 100 nghìn người lao động. Có thể thấy, đây là một kết quả rất đáng tự hào của GTCLQG đem lại.
 

Thứ trưởng Lê Xuân Định trả lời các câu hỏi của phóng viên báo chí.
 

Tại buổi họp báo, Thứ trưởng Lê Xuân Định, Lãnh đạo Tổng cục TĐC và các doanh nghiệp đã trả lời các câu hỏi báo chí đặt ra liên quan đến 7 tiêu chí của Giải thưởng; hỗ trợ của Bộ đối với các doanh nghiệp sau khi đạt Giải; quá trình tham dự GTCLQG; ý nghĩa Giải thưởng mang lại đối với sự phát triển của doanh nghiệp; đẩy mạnh truyền thông để lan tỏa giá trị, ý nghĩa của Giải thưởng;…

Liên quan đến công tác truyền thông, lan tỏa giá trị của Giải thưởng, Thứ trưởng Lê Xuân Định chia sẻ, Bộ KH&CN sẽ thay đổi cách tiếp cận cũng như hoạt động truyền thông trước – trong và sau sự kiện. “Chúng tôi đã có yêu cầu cụ thể với Tổng cục TĐC và các đơn vị báo chí, truyền thông của Bộ phối hợp với các cơ quan báo chí vào cuộc ngay từ các phiên họp đầu tiên của Hội đồng Giải thưởng, nhằm kiến tạo nên một nền thông tin để phục vụ hoạt động truyền thông đạt hiệu quả cao nhất”, Thứ trưởng nhấn mạnh.

Để GTCLQG đóng góp nhiều hơn nữa cho phong trào năng suất, chất lượng, Thứ trưởng Lê Xuân Định đề nghị Tổng cục TĐC (cơ quan thường trực Giải thưởng) cần tiếp tục triển khai hiệu quả hoạt động Giải thưởng, định hướng cho các doanh nghiệp tiếp cận Giải thưởng như là một công cụ quan trọng để đánh giá toàn diện các hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh theo các chuẩn mực quốc tế thông qua các tiêu chí Giải thưởng.

Theo Thứ trưởng Lê Xuân Định, đối với các doanh nghiệp, đây không chỉ là cơ hội được Thủ tướng Chính phủ khen thưởng, giá trị cốt lõi mà Giải thưởng đem lại cho các doanh nghiệp Việt Nam đó là tự xem xét đánh giá lại mình, nhận ra và khắc phục những điểm chưa hoàn thiện. Từ đó nâng cao năng lực sáng tạo cạnh tranh, vươn đến sự sáng tạo trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, mang đến những sản phẩm và dịch vụ có chất lượng cao cho người tiêu dùng, đối tác và cộng đồng.

Lễ trao Giải thưởng Chất lượng Quốc gia - Giải thưởng Chất lượng Quốc tế Châu Á - Thái Bình Dương năm 2019 và 2020 sẽ diễn ra từ 9h00 - 11h30 ngày 25/4 tại Hội trường Bộ Quốc phòng, số 7 Nguyễn Tri Phương, Hà Nội. Lễ trao Giải thưởng sẽ được tường thuật trực tiếp trên Đài truyền hình Việt Nam (VTV), Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) và tường thuật trực tuyến trên báo điện tử VnExpress.

 Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông KH&CN