Hội thảo “Giải pháp đẩy mạnh khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu”, do Tỉnh ủy tổ chức. Các diễn giả tham gia hội thảo đã đưa ra nhiều ý tưởng để ươm mầm khởi nghiệp.
Mới chỉ có những ý tưởng rời rạc, mô hình nhỏ, chưa có những dự án khởi nghiệp quy mô, đủ sức dẫn dắt, chi phối và phụ thuộc; hệ thống chính sách hỗ trợ chưa tạo nên nguồn năng lượng mạnh mẽ cho “hệ sinh thái khởi nghiệp” - Đó là những nhận định, đánh giá được đưa ra tại Hội thảo “Giải pháp đẩy mạnh khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu”, do Tỉnh ủy tổ chức vào 24/6. Các diễn giả tham gia hội thảo đã đưa ra nhiều ý tưởng, điểm danh một số lĩnh vực cần được tập trung để ươm mầm khởi nghiệp.
Hệ sinh thái được định hình
Điểm lại hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Khánh cho biết: Trong giai đoạn 2016-2020, tỉnh đã tích cực triển khai nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ cho hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Bước đầu, hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo được hình thành, với các dự án khởi nghiệp sáng tạo, có ứng dụng KH-CN, khai thác được tài sản trí tuệ, cũng như các mô hình kinh doanh mới.
Tuy nhiên, chưa có nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo lớn mạnh, môi trường khởi nghiệp chưa thực sự năng động; cơ sở vật chất và dịch vụ hỗ trợ khởi nghiệp còn mới trong giai đoạn bắt đầu… Trong bối cảnh phát triển không ngừng, các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Bà Rịa - Vũng Tàu lại đang đứng trước nhiều nguy cơ và thách thức.
Báo cáo của Sở KH-CN cho biết, toàn tỉnh hiện có 9.406 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó DNNVV chiếm 98%, nhưng chỉ có 70 doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Trong khi đó, nhiều thanh niên, doanh nghiệp trẻ có ý tưởng, dự án ứng dụng công nghệ cao, có mô hình kinh doanh mới, khả thi và sẵn sàng để khởi nghiệp nhưng họ chưa nhận được sự hỗ trợ nhiều để khai thác, phát triển, hoàn thiện sản phẩm, mô hình kinh doanh.
Để hỗ trợ phát triển cho cộng đồng doanh nghiệp, thời gian qua, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã tích cực xây dựng chính sách, tạo nên một môi trường tốt về mặt thể chế như: Ban hành đề án hỗ trợ DNNVV; chương trình KH-CN hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hoá; thành lập Trung tâm Việc làm và khởi nghiệp Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu, CLB Hỗ trợ khởi nghiệp ĐH Bà Rịa - Vũng Tàu, Vườn ươm Khởi nghiệp Thanh niên Bà Rịa, HTX Khởi nghiệp xanh, Không gian làm việc chung V-Office; thành lập Văn phòng thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu... Ngoài ra, tỉnh cũng đẩy mạnh CCTTHC trên tất cả các lĩnh vực có liên quan đến doanh nghiệp để hỗ trợ và thúc đẩy doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, sớm gia nhập thị trường với thời gian và chi phí thấp nhất. Sở KH-CN cũng thiết lập mạng lưới liên kết; mạng lưới cố vấn và tư vấn khởi nghiệp; tìm kiếm và giới thiệu, kết nối đối tác kinh doanh, nhà đầu tư cho dự án, doanh nghiệp khởi nghiệp…
Khởi nghiệp dưới sự dẫn dắt, định hướng
Tại hội thảo, các chuyên gia trong nước đã đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Các diễn giả cho rằng, hệ sinh thái khởi nghiệp của Bà Rịa - Vũng Tàu phải đúng trọng tâm và phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của tỉnh.
“Khởi nghiệp phải bắt đầu bằng những việc thiết thực cho cuộc sống. Hãy tìm những gì mà con người, xã hội, địa phương Bà Rịa - Vũng Tàu đang cần”, ông Phạm Duy Hiếu, Phó Chủ tịch Quỹ khởi nghiệp doanh nghiệp KH-CN Việt Nam gợi mở. Ông Hiếu cho biết, đối với hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cần chú trọng đến hiệu quả và ảnh hưởng của nó đối với phát triển kinh tế, xã hội của địa phương như: cảng biển, công nghiệp, du lịch…
Nông trại Evole (TP. Vũng Tàu) hình thành từ dự án khởi nghiệp “Vỏ bọc cách nhiệt bằng xơ mướp” của cô gái trẻ Nguyễn Thị Huyền.
Nông trại Evole (TP. Vũng Tàu) hình thành từ dự án khởi nghiệp “Vỏ bọc cách nhiệt bằng xơ mướp” của cô gái trẻ Nguyễn Thị Huyền.
Còn theo ông Trần chí Dũng, Phó viện trưởng Viện Quản trị logistics toàn cầu, trong điều kiện hiện nay của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, việc xây dựng và tổ chức hiệu quả “vườn ươm” logistics sẽ góp phần tích cực phát triển hoàn chỉnh hệ sinh thái logistics, yếu tố quyết định đối với hiệu quả của ngành kinh tế chủ lực của địa phương. Các lợi ích của “vườn ươm” logistics có thể mang lại là: Nâng cao chất lượng dịch vụ doanh nghiệp logistic, đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ, giải pháp đổi mới sáng tạo, hình thành nhiều doanh nghiệp mới thúc đẩy sự phát triển của hệ sinh thái logistics tại Bà Rịa - Vũng Tàu. Từ đó, xây dựng hình ảnh Bà Rịa - Vũng Tàu là trung tâm kinh tế cảng biển năng động, hấp dẫn đối với doanh nghiệp, nhà đầu tư, doanh nghiệp khởi nghiệp.
Nông trại Evole (TP. Vũng Tàu) hình thành từ dự án khởi nghiệp “Vỏ bọc cách nhiệt bằng xơ mướp” của cô gái trẻ Nguyễn Thị Huyền.
Còn theo ông Trần chí Dũng, Phó viện trưởng Viện Quản trị logistics toàn cầu, trong điều kiện hiện nay của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, việc xây dựng và tổ chức hiệu quả “vườn ươm” logistics sẽ góp phần tích cực phát triển hoàn chỉnh hệ sinh thái logistics, yếu tố quyết định đối với hiệu quả của ngành kinh tế chủ lực của địa phương. Các lợi ích của “vườn ươm” logistics có thể mang lại là: Nâng cao chất lượng dịch vụ doanh nghiệp logistic, đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ, giải pháp đổi mới sáng tạo, hình thành nhiều doanh nghiệp mới thúc đẩy sự phát triển của hệ sinh thái logistics tại Bà Rịa - Vũng Tàu. Từ đó, xây dựng hình ảnh Bà Rịa - Vũng Tàu là trung tâm kinh tế cảng biển năng động, hấp dẫn đối với doanh nghiệp, nhà đầu tư, doanh nghiệp khởi nghiệp.
Trong khi đó, theo ông Nguyễn Hoa Cương, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (Bộ KH-ĐT), để xây dựng đồng bộ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, luôn cần đến các thành phần: chính phủ, nhà đầu tư, viện nghiên cứu, trường đại học, doanh nghiệp công nghệ lớn, dự án khởi nghiệp và các chương trình trung gian hỗ trợ… Với Bà Rịa - Vũng Tàu, ngoài các thành phần trên còn cần phải duy trì đúng vào 3 mục tiêu: Xây dựng Bà Rịa - Vũng Tàu thành một nơi đáng sống; thu hút các doanh nghiệp có quy mô lớn; thu hút nguồn nhân lực công nghệ tốt.
Bà Nguyễn Thị Yến, Phó bí thư Thường trực tỉnh ủy:
Năm nhiệm vụ trọng tâm thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
Mong muốn của tỉnh là hình thành nhiều dự án khởi nghiệp, nhiều dự án đổi mới sáng tạo thành công với các ngành, lĩnh vực mà tỉnh có thế mạnh như: Công nghiệp, cảng biển, du lịch, nông nghiệp công nghệ cao. Để hiện thực hóa được mục tiêu trên, Bà Rịa - Vũng Tàu cần tập trung thực hiện 5 nhiệm vụ trọng tâm: Tiếp tục duy trì và có cách làm mới cho các hoạt động thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo gắn với lĩnh vực, ngành nghề có thế mạnh của tỉnh; bảo đảm cho hệ sinh thái khởi nghiệp địa phương phát triển bền vững bằng cách thu hút các nhà đầu tư lớn, có năng lực tài chính, sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường; triển khai các chương trình, chính sách hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; đào tạo nhân lực và thu hút nhân lực chất lượng cao; kết nối, liên kết với các tổ chức khởi nghiệp, hệ sinh thái khởi nghiệp trong nước và quốc tế.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét