Thứ Tư, 16 tháng 11, 2022

Nghiên cứu tâm lý người Việt Nam

Nói chung người Việt Nam chúng ta được đánh giá là thông minh, hiếu học, cần cù trong lao động, dũng cảm trong chiến đấu. Đó là những đức tính hết sức quý báu, đã giúp cho dân tộc ta tồn tại được cho đến ngày nay, trải qua không ít thăng trầm suốt mấy nghìn năm lịch sử
1. Cần cù lao động song dễ thỏa mãn nên tâm lý hưởng thụ còn nặng
2. Thông minh, sáng tạo, song chỉ có tính chất đối phó, thiếu tầm tư duy dài hạn, chủ động
3. Khéo léo, song không duy trì đến cùng (ít quan tâm đến sự hoàn thiện cuối cùng của sản phẩm)
4. Vừa thực tế, vừa mơ mộng, song lại không có ý thức nâng lên thành lý luận. 
5. Ham học hỏi, có khả năng tiếp thu nhanh, song ít khi học "đến đầu đến đuôi" nên kiến thức không hệ thống, mất cơ bản. Ngoài ra, học tập không phải là mục tiêu tự thân của mỗi người Việt Nam (nhỏ học vì gia đình, lớn lên học vì sĩ diện, vì kiếm công ăn việc làm, ít vì chí khí, đam mê).
6. Xởi lởi, chiều khách, song không bền. 
7. Tiết kiệm, song nhiều khi hoang phí vì những mục tiêu vô bổ (sĩ diện, khoe khoang, thích hơn đời). 
8. Có tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, song hầu như chỉ trong những hoàn cảnh, trường hợp khó khăn, bần hàn. Còn trong điều kiện sống tốt hơn, giàu có hơn thì tinh thần này rất ít xuất hiện. 
9. Yêu hòa bình, nhẫn nhịn, song nhiều khi lại hiếu thắng vì những lý do tự ái, lặt vặt, đánh mất đại cục. 
10. Thích tụ tập, nhưng lại thiếu tính liên kết để tạo ra sức mạnh (cùng một việc, một người làm thì tốt, ba người làm thì kém, bảy người làm thì hỏng)


* Những tâm lý của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán

Để đầu tư chứng khoán hiệu quả, bên cạnh việc am hiểu kiến thức thị trường nói chung thì yếu tố tâm lý cũng đóng vai trò quyết định sự thành công cho nhà đầu tư (NĐT). Có thể nói, tâm lý đầu tư trên thị trường chứng khoán phản ánh thái độ của NĐT trước các diễn biến thị trường. Các yếu tố tâm lý phổ biến nhất có thể kể đến như: tâm lý bầy đàn, quá tự tin vào bản thân, quá lạc quan hoặc bị quan hay tâm lý sợ thua lỗ.

Những tâm lý của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán

Tâm lý đám đông hay tâm lý bầy đàn

Trạng thái tâm lý này thể hiện sự tương đồng trong tư duy của một nhóm các NĐT dẫn đến những hành động và quyết định theo đám đông. Tâm lý bầy đàn sẽ tác động đến dòng suy nghĩ của NĐT, theo đó họ có thể chấp nhận mua cổ phiếu giá cao hơn vì tin rằng sẽ có người chấp nhận mua lại mới mức giá cao hơn nữa. 

Tuy nhiên, việc một đám đông cùng mua vào một cổ phiếu sẽ làm cho giá cổ phiếu cao hơn mức giá thực, làm ảnh hưởng cung cầu thị trường. Ngược lại, NĐT khi lo sợ giá cổ phiếu giảm sẽ cùng nhau bán tháo để cắt lỗ. 

Nguyên nhân của tâm lý bầy đàn là do NĐT thiếu kinh nghiệm, không nắm bắt đầy đủ thông tin, thiếu sự phân tích và nghiên cứu thị trường….Để hạn chế tình trạng này, NĐT cần chuẩn bị kiến thức đầy đủ, không ngừng cập nhật tin tức, thông tin chuyên sâu từ các nguồn tin chính thống để tránh chịu ảnh hưởng từ đám đông.

Tâm lý quá tự tin

Đây là một trong những tâm lý khá phổ biến ảnh hưởng đến hành vi và mục tiêu của NĐT. Khi mang tâm lý này, NĐT thường có xu hướng tin rằng mình có kiến thức hơn người khác, hiểu rõ và có khả năng dự đoán thị trường cũng như lựa chọn cổ phiếu tốt trong quyết định mua bán. Tuy nhiên, đa phần những NĐT quá tự tin thường nhận được tỷ suất sinh lời thấp hơn thị trường.

Thị trường chứng khoán luôn ẩn chứa rất nhiều bất ngờ mà mọi NĐT đều có thể gặp phải trong quá trình giao dịch. Vì vậy, ngoài việc liên tục cập nhật thông tin, nhận định thị trường, NĐT nên trao đổi thêm với các NĐT khác hoặc các chuyên gia để có các góc nhìn đa chiều về thị trường, từ đó có thể đạt tỷ suất sinh lợi cao hơn.

tâm lý nhà đầu tư

Tâm lý lạc quan quá mức

Tâm lý lạc quan quá mức xuất phát từ sự tự tin. Họ tự tin với các quyết định đầu tư của mình, có niềm tin trong tương lai rằng các quyết định sẽ tốt hơn thực tế diễn ra.

Điểm tích cực trong tâm lý này là khả năng kích thích đầu tư trên thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, tâm lý lạc quan quá mức sẽ gây ra tác động tiêu cực trong trường hợp NĐT chấp nhận rủi ro và không biết điểm dừng dù đang thua lỗ, từ đó dẫn đến tâm lý bi quan quá mức. 

Tâm lý sợ thua lỗ

Tâm lý sợ thua lỗ xảy đến khi NĐT đối mặt với rủi ro vì giữ lại những mã chứng khoán đang giảm giá và hy vọng sẽ tăng trở lại. Việc đưa ra quyết định đẩy NĐT ở trạng thái tâm lý lo sợ rằng mình sẽ mắc sai lầm. 

Yếu tố tâm lý này xuất phát từ việc thiếu tự tin vào bản thân, thiếu kiến thức và kinh nghiệm thực tế trong đầu tư chứng khoán. Tâm lý sợ thua lỗ sẽ khiến NĐT lưỡng lự và bỏ qua những thời điểm tốt để hành động.

Tùy thuộc vào tính cách, kiến thức và sự am hiểu về thị trường mà mỗi NĐT đều chịu ảnh hưởng nhất định bởi một hình thái tâm lý nào đó.. Những yếu tố tâm lý này có thể tác động mạnh đến những quyết định đầu tư của mỗi cá nhân. Vì vậy, để có thể thành công trên thị trường chứng khoán, điều quan trọng chính là hạn chế tối đa các yếu tố tâm lý ảnh hưởng tới quá trình ra quyết định đầu tư.

Không có nhận xét nào: