Thứ Tư, 16 tháng 11, 2022

TÂM LÝ NHỮNG NGƯỜI ĐẶT LỆNH THEO TỶ LỆ

 Các quan sát viên của thị trường chứng khoán có lẽ sẽ sớm nhận ra rằng nhìn chung có hai kiểu tâm lý cơ bản sẽ ảnh hưởng tới giá cả thị trường. Ta có thể tạm gọi chúng là “bốc đồng” và “lạnh lùng”. Ví dụ, một người “bốc đồng” sẽ cho rằng: “Cả các yếu tố cơ bản lẫn kỹ thuật đều đang có lợi cho giá cả. Cổ phiếu đang được mua vào.” Một khi đã có được kết luận này, anh ta sẽ tiến hành mua vào. Anh ta không hề cố gắng hay kỳ vọng rằng mình sẽ dò được đáy. Ngược lại, anh ta còn sẵn sàng mua ở đỉnh miễn là còn nhận thấy triển vọng đi lên của thị trường. Còn một khi anh ta đã kết luận rằng thị trường giờ đang có xu hướng quay đầu đi xuống hay sự tăng giá đã vượt quá những gì điều kiện thực tế cho phép, anh ta sẽ bán ra. Ngược lại, tuýp nhà đầu tư “lạnh lùng” sẽ không bao giờ chịu mua vào khi giá cả đang lên. Anh ta lý luận rằng: “Giá thường sẽ đi ngược lại một vài điểm so với xu thế chung, hoặc ít nhất là so với xu thế mà tôi nhận thấy. Vậy thì điều khôn ngoan nhất mà tôi có thể làm là tận dụng biến động trái chiều này.” Bởi vậy, khi tin rằng nên mua cổ phiếu vào, anh ta sẽ đặt các lệnh mua với giá giảm dần theo bậc thang. Suy luận của anh ta như sau: “Với tôi, dường như giá sẽ bắt đầu tăng khi nó đã giảm xuống những mức giá này, nhưng tôi không phải là nhà tiên tri, và giá thường sẽ giảm thêm khoảng ba điểm nữa khi tôi cảm thấy thị trường đã bắt đầu đảo chiều đi lên, như tôi đang thấy lúc này đây. Vậy thì tôi sẽ đặt các lệnh mua khác nhau với các mức giá thấp dần nửa điểm một trong một khoảng cách là ba điểm.” Những tay đầu cơ này quả là điên rồ và không ai có thể hiểu nổi điều kỳ quặc gì khiến họ nghĩ ra cái ngưỡng giảm tạm thời là ba điểm đó. Thế nhưng, những nhà tư bản lớn, đặc biệt là những nhân vật trong giới ngân hàng lại thường là những tay tư duy “lạnh lùng” kiểu như vậy. Họ không có đủ thời gian lẫn lòng kiên nhẫn để theo dõi sâu sát bảng giá và không thừa nhận khả năng một ai đó có thể dự báo được những đợt biến động nhỏ của giá cả trên thị trường. Tuy nhiên, họ lại luôn sẵn sàng tận dụng chúng khi có thể và vì sở hữu rất nhiều tiền, họ có thể dễ dàng đạt được mục đích của mình bằng cách đặt các lệnh mua và bán theo nhiều mức giá khác nhau. Thực tế là trên thị trường luôn tràn ngập các lệnh mua và bán kiểu như vậy, hiểu được chúng và cách chúng được thực hiện sẽ rất hữu ích trong việc đánh giá các điều kiện kỹ thuật cũng như xu hướng của thị trường trong ngắn hạn. Những người thuộc hai kiểu tư duy mà ta đã đề cập đến ở trên thực ra luôn hành động trái ngược nhau. Việc mua và bán của những kẻ “bốc đồng” thường khiến giá cả lên hay xuống, trong khi các lệnh đặt ở nhiều mức giá khác nhau của những kẻ ở nhóm bên kia lại giúp đảo ngược những chiều hướng biến động thông thường này. Giả dụ, các nhân vật trong ngành ngân hàng của chúng ta cho rằng tình hình thị trường hiện tại khá rõ ràng và xu hướng chung của nó trong thời gian tới sẽ là đi lên. Các lệnh mua vì thế được rất nhiều người đặt ở các mức giá giảm dần, thường là 1 điểm hoặc có khi chỉ là nửa điểm, ¼ hay ⅛ mỗi lần. Mặt khác, những người kinh doanh trực tiếp trên sàn lại cho rằng, với những diễn biến tạm thời không mấy có lợi, theo đuổi chiều hướng giá xuống sẽ là khôn ngoan hơn. Họ cũng hiểu rằng các lệnh mua ở nhiều mức giá khác nhau đã được đưa ra, song họ tin rằng cổ phiếu cũng sẽ được bán ra với giá giảm dần để lấp đầy các lệnh mua đó và mức giá hiện tại sẽ không thể được duy trì nữa. Nói một cách khác, lượng cung cổ phiếu lưu động trên thị trường hiện đã lớn hơn rất nhiều so với khối lượng mà các tay buôn bán cổ phiếu trên sàn vẫn quay vòng cho nhau. Bởi vậy, thị trường sẽ giảm cho đến khi lượng cổ phiếu đó được hấp thụ hết bởi các lệnh mua với các mức giá khác nhau nhưng thấp hơn so với giá hiện tại. Tình trạng này dẫn đến cái mà ta thường gọi là “sự kháng cự”. Một khi lượng cung lưu động đã được hấp thụ hết, thị trường sẽ lại tăng trở lại. Nếu xu hướng chung của nó đang là đi lên, nó sẽ ít gặp sự kháng cự hơn rất nhiều; giá cả sẽ tăng lên một mức cao mới. Và sau đó các lệnh bán chốt lời với các mức giá khác nhau lại được tung ra, và song hành với sự đi lên của thị trường, lượng cung lưu động lại tăng dần cho đến khi nó trở nên quá tải và thị trường lại cần một sự kháng cự khác. Cuối cùng, thị trường đạt được một mức cân bằng, hoặc một vài yếu tố vĩ mô thay đổi khiến cho một phần hoặc toàn bộ các lệnh mua bị rút lại, thay vào đó là các lệnh bán. Kịch bản của thị trường giá lên không thể tiếp diễn nữa. Giờ đây tạo ra thị trường giá giảm đã trở nên dễ dàng hơn nhiều so với tạo ra thị trường giá tăng. Tình hình lại trở nên hoàn toàn trái ngược với những gì chúng ta vừa mô tả ở trên, một xu hướng đi xuống của thị trường sẽ là điều không thể tránh khỏi. Thông thường, xung quanh đỉnh của mo t đợt bùng nổ sẽ va n co những đợt giảm giá nhẹ do ca c le nh đặt mua theo tỷ le , song ca c le nh ba n cho t lời với gia cao va n được ha p thụ he t khie n thị trường tie p tục bie n đo ng trong khoảng hẹp trong vo ng mo t tha ng hoặc hơn. Thực te , thị trường sẽ va n co n đứng ở mức đỉnh đó chừng nào lượng co phie u ma co ng chu ng muốn mua va o va n co n lớn hơn lượng ba n ra. Đo i khi hie n tượng này còn được gọi la “pha n pho i”. Mo t giai đoạn tương tự được gọi là “tích lũy” cũng thường xảy ra sau khi mo t giai đoạn giảm giá của thị trường đã hoàn toàn biến mất nhưng xu hướng đi le n th va n chưa xua t hie n. Nghiên cứu kỹ lưỡng tình hình giao dịch cũng như tin tức được đăng tải liên tục trên các mặt báo thường sẽ cho phép các chuyên viên kinh doanh dày dặn kinh nghie m bie t được khi nào những le nh ba n hay mua theo tỷ le đo bị rút ra hay chuyển biến theo chiều ngược lại. Một thị trường giá lên đang tràn ngập các lệnh mua theo tỷ lệ sẽ được sự “ủng hộ” của những người đang tin tưởng vào chiều hướng ngược lại. Những người tin rằng thị trường sẽ đi xuống rất dè dặt trong việc đẩy giá xuống bởi với những lệnh đặt theo tỷ lệ của phía bên kia, cổ phiếu của họ vẫn liên tục rơi vào tay người khác. Họ cho rằng “rất ít cổ phiếu giá thấp được tung ra”; bởi vậy họ sẽ bắt đầu cảnh giác hơn với cách thị trường đi xuống. Ngược lại, trong trường hợp thị trường đang đi xuống, nó có được sự ủng hộ của những người ở tin vào chiều hướng đi lên và giao dịch trở nên sôi động một cách nhanh chóng. Càng gần đến cuối một đợt tăng giá, sự thay đổi càng dễ nhận biết. Giá giảm nhanh chóng với khối lượng giao dịch lớn, trong khi sự phục hồi tỏ ra rất chậm chạp và luôn vấp phải sức kháng cự lớn do các lệnh bán chốt lời gây ra. Đến lúc này, thời điểm các lệnh mua theo tỷ lệ bị rút lại hàng loạt sẽ rất dễ nhận ra. Trong một thị trường đang đi xuống, “áp lực” bán sẽ xuất hiện để hỗ trợ xu hướng chung của thị trường. Các lệnh theo tỷ lệ phần lớn được đặt nhằm chốt lời khi thị trường lên giá. Chỉ có một lượng nhỏ nhà đầu tư là đang mua vào thực sự, bởi vậy giao dịch càng trở nên ảm đạm mỗi khi giá nhích lên. Giai đoạn cuối của một đợt suy giảm, “sự hỗ trợ” tăng lên và “áp lực” dần tan biến, giá cả sẽ hồi phục nhanh và mạnh từ những mức rất thấp. Giả thuyết mà ta vẫn thường gặp lại là “lực hỗ trợ” cũng như “áp lực” đều là do những kẻ muốn thao túng thị trường gây ra. Nhưng trên thực tế, đó có vẻ như là kết quả của hoạt động đặt lệnh mua bán theo tỷ lệ của hàng trăm người khác nhau, những người mà tâm lý của họ với thị trường thường xuyên ngăn họ không mua hay bán một cách “bốc đồng.”

Không có nhận xét nào: