Phần mềm Zen Mind Map cho phép người dùng chớp nhanh ý tưởng, bắt kịp suy nghĩ chợt nảy ra trong tâm trí, sau đó ghi chúng ra ngay trong tích tắc, nhằm tăng tốc độ sáng tạo và xử lý công việc.

Liên hệ số di động/zalo: 0979766122 NGUYEN QUANG ANH Hỗ trợ cho tôi theo Số tài khoản: 0979766122 Vietinbank thành phố Bắc Giang
Đề án hỗ trợ phát triển Hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST TPHCM giai đoạn 2021-2025 với các giải pháp cụ thể sau: Phát triển hạ tầng, dịch vụ hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST; Nâng cao năng lực cho các thành phần hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST; Hình thành hệ sinh thái ĐMST của các lĩnh vực, sản phẩm trọng điểm; Hỗ trợ DN khởi nghiệp sáng tạo phát triển sản phẩm và thị trường; Hỗ trợ DN nhỏ và vừa nâng cao năng suất chất lượng và ĐMST; Thúc đẩy hoạt động ĐMST trong khu vực công; Đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế và truyền thông khởi nghiệp ĐMST.
Đây là hệ thống các nhiệm vụ hỗ trợ sự gắn kết bền vững và hợp tác cùng phát triển giữa DN, trường - viện, Nhà nước, tổ chức hỗ trợ các DN lớn có năng lực dẫn dắt thị trường và cộng đồng khởi nghiệp sáng tạo. Đề án dự kiến được trình trong quý 2-2020.
|
Năm 2019, Tuần lễ ĐMST và Khởi nghiệp TPHCM (WHISE 2019) được UBND TPHCM phối hợp với Đại sứ quán Phần Lan tại Việt Nam chủ trì, Sở KH-CN và Thành đoàn TPHCM phối hợp thực hiện, đã thu hút hơn 150 startup trong nước và quốc tế tham dự. WHISE 2019 tập hợp những mô hình khởi nghiệp thành công để giới thiệu đến cộng đồng, kết nối các nguồn lực xã hội. Sự kiện này còn thể hiện rõ cam kết của thành phố trong việc kiến tạo, hỗ trợ và đồng hành cùng cộng đồng khởi nghiệp, sớm đưa TPHCM trở thành thành phố của khởi nghiệp ĐMST trong cả nước và khu vực.
Song song đó, nhiều hoạt động khởi nghiệp ĐMST cũng diễn ra rộng khắp trong thời gian qua: Cuộc thi “Giải pháp IoT cho Thành phố thông minh” do Vườn ươm DN công nghệ cao tổ chức; Cuộc thi “ĐMST trong sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao” của Trung tâm Ươm tạo DN nông nghiệp công nghệ cao; Cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp “Creative Idea Contest” của Khu Công nghệ phần mềm - Đại học Quốc gia TPHCM; Cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp - Startup Wheel” của Trung tâm Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp - BSSC; Cuộc thi Khởi nghiệp ĐMST ngành du lịch do Sở Du lịch phối hợp cùng Sở KH-CN TPHCM tổ chức…
|
Vòng huy động vốn gần nhất của Canva đã đem về 60 triệu USD, nâng giá trị của công ty lên gấp đôi mức 3,2 tỷ USD năm ngoái, biến startup có trụ sở tại Sydney này trở thành công ty công nghệ tư nhân giá trị nhất Australia.
COO Cliff Obrecht chia sẻ tại một buổi phỏng vấn rằng vòng huy động vốn này dẫn dầu bởi Blackbird Ventures và Sequoia China, với sự tham gia của nhiều nhà đầu tư trước đó của công ty bao gồm General Catalyst Partners, quỹ mạo hiểm và trái phiếu Felicis.
Canva được đồng sáng lập bởi CEO Melanie Perkins, Obrecht và Cameron Adams vào năm 2012 và bắt đầu hoạt động trong năm tiếp theo. Hệ thống website và ứng dụng của Canva cho phép người dùng cá nhân và doanh nghiệp tạo biểu ngữ, logo, đồ họa cho truyền thông xã hội và các buổi thuyết trình.
Canva vận hành trên mô hình “freemium”, với các tùy chọn có sẵn miễn phí hoặc trả phí. Doanh nghiệp này đang trên đà phát triển tốt và hợp tác với nhiều công ty như Hubspot, Warner Music Group, Skyscanner và American Airlines Group. Theo CEO Obrecht, hiện nay Canva có hơn 1,5 triệu người dùng trả phí.
Công ty dự định sử dụng nguồn vốn huy động mới để mở rộng các tính năng cho phép người dùng cùng cộng tác làm việc trong thời gian thực. Theo số liệu của PitchBook Data, Canva đã huy động được hơn 250 triệu USD.
Obrecht chia sẻ, “Bây giờ bạn có thể có 100 người cùng làm việc một lúc”. Một trong những tính năng chính Canva tung ra trong đại dịch Covid-19 là “brainstorming” (thảo luận). “Tính năng này thay thế cho việc mọi người đứng quanh bảng trắng và dán giấy ghi chú để đưa ra ý tưởng”, ông nói.
“Chúng tôi đã hoàn thành bản kỹ thuật số của tính năng trên. Tính năng cộng tác đồng thời hiện đang trong quá trình phát triển".
Vào năm ngoái, Canva, công ty có hơn 30 triệu người dùng hoạt động hàng tháng này, đã mua lại trang web nội dung miễn phí Pexels và Pixabay. Có thể thấy từ trang web của Canva rằng thỏa thuận đồng nghĩa với việc bổ sung hơn 1 triệu hình ảnh lưu trữ, véc-tơ và hình minh họa vào nền tảng vốn có.