Thứ Ba, 10 tháng 1, 2023

Doanh nghiệp muốn tự quyết giá xăng

Các doanh nghiệp cho rằng, nếu được tự quyết giá xăng, thị trường sẽ minh bạch, trong khi đó, các chuyên gia phản đối vì thời điểm chưa phù hợp và cần có lộ trình.

Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 95/2021 và Nghị định 83/2013 về kinh doanh xăng dầu được Bộ Công Thương đưa ra để xin ý kiến. Trong đó, Bộ này đưa ra 2 phương án điều hành giá xăng dầu. Một là vẫn điều hành giá xăng dầu như hiện nay, nhưng sửa công thức giá cơ sở theo hướng bổ sung một số chi phí thực tế phát sinh của doanh nghiệp... Phương án 2 là Nhà nước chỉ công bố giá định hướng, doanh nghiệp sẽ tự xác định, đưa ra giá bán lẻ xăng dầu sau khi cộng chi phí kinh doanh thực tế.

Khảo sát tại 20 doanh nghiệp đầu mối xăng dầu và hệ thống phân phối ở TP HCM và Hà Nội cho thấy, 80% các doanh nghiệp cho biết họ đồng tình với phương án 2 vì khi được tự quyết, thị trường xăng dầu sẽ cạnh tranh và minh bạch.

Đại diện Công ty TNHH một thành viên Dầu khí TP HCM cho biết, khi được xác định giá bán đúng với thực tế, doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn trong hoạt động nhập và phân phối hàng hóa.

"Tuy nhiên, trong khuôn khổ tự quyết việc tính giá vẫn cần sự quản lý của Nhà nước sao cho tính đúng tính đủ giá đầu vào cho các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu", đại diện Saigon Petro nói.

Ông dẫn chứng, thông thường xăng và dầu nhập từ nước ngoài về mất 15-20 ngày đến kho. Do đó, Nhà nước cần dựa trên giá của ngày hàng về tới kho để tính giá cơ sở. Lúc này, giá cơ sở sẽ chính xác sau khi cộng các chi phí liên quan. Điều này giúp đảm bảo nguồn cung và dự trữ của doanh nghiệp.

Nhân viên cây xăng Petrolimex trên đường Phan Xích Long, quận Phú Nhuận, TP HCM. Ảnh: Thành Lộc

Tương tự, đại diện đầu mối nhập khẩu xăng dầu ở Đồng Nai cho rằng, việc các doanh nghiệp được điều chỉnh mức giá xăng dầu sẽ tác động tích cực vào thị trường, giúp giá cả cạnh tranh. Song song đó, người tiêu dùng sẽ được mua xăng với giá hấp dẫn mà vẫn đảm bảo được nguồn lợi nhuận tối thiểu cho doanh nghiệp.

Theo giám đốc doanh nghiệp này, nếu vẫn tiếp tục để tình trạng điều hành "giật cục" như hiện nay, số lượng các doanh nghiệp đầu mối và phân phối sẽ tiếp tục rời bỏ thị trường trong năm nay vì họ đang phải gánh lỗ. Nhiều đơn vị phân phối phải "gồng mình" từ tháng 6 đến nay với khoảng lỗ lên tới hàng tỷ đồng.

"Chỉ khi nhà nước trao quyền, doanh nghiệp sẽ chủ động hơn trong giá bán và nguồn hàng khi ấy thị trường xăng dầu sẽ giảm bất ổn như 2022", giám đốc doanh nghiệp xăng dầu ở Đồng Nai nói.

Cũng có một vài doanh nghiệp lo ngại việc để các đầu mối xăng dầu tự quyết có thể gây nhiễu loạn thị trường.

Đại diện Công ty cổ phần Thương mại Xuất nhập khẩu Thủ Đức cho rằng việc này cần có thử nghiệm và lộ trình vì có thể sẽ xảy ra tình trạng "cá lớn nuốt cá bé". Đặc biệt, thị trường xăng dầu Việt Nam 70% là những doanh nghiệp Nhà nước - nhóm được hậu thuẫn và ưu đãi hơn so với các doanh nghiệp tư nhân. Khi họ có nhiều thuận lợi sẽ dễ dàng nhập được các lô hàng với giá tốt và bán ra thị trường với giá rẻ. Lúc đó, các doanh nghiệp tư nhân, có vốn nhỏ sẽ bị loại ra khỏi thị trường và tình trạng độc quyền xăng dầu có thể sẽ diễn ra.

Cũng phản đối phương án cho doanh nghiệp tự quyết, PGS. Đinh Trọng Thịnh, Giảng viên cao cấp Học viện Tài chính cho rằng, chưa phải thời điểm phù hợp để Việt Nam "thả nổi" giá mặt hàng này.

"Nhà nước vẫn phải khống chế, tức đưa ra giá trần để doanh nghiệp tự cạnh tranh chi phí để giảm giá bán ra, chưa thể hoàn toàn để thị trường quyết định do đây là mặt hàng chiến lược, trong danh mục bình ổn giá", ông nêu.

Ông Trần Văn Lâm, Ủy viên Ủy ban Tài chính ngân sách cũng phân tích, Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nên những mặt hàng quan trọng thiết yếu như xăng dầu, điện cần sự tham gia quản lý của Nhà nước.
đồng/lítDiễn biến giá xăng, dầu(Từ tháng 8/2022 đến nay)Xăng RON95-IIIDầu diesel1-8-02211-8-202221/8/20225-9-202212-9-202221/9/20223-10-202211-10-202221/10/20221-11-202211-11-202221/11/20221-12-202212-12-202221/12/20221-1-20233-1-202320k22k24k26kVnExpress1-12-2022● Xăng RON95-III: 22 700

Bên cạnh phương án về tính giá xăng dầu, dự thảo trên còn đưa ra phương án giảm thời gian điều hành giá xăng dầu từ 10 ngày xuống 7 ngày và cố định vào thứ Năm hàng tuần, trừ 3 ngày nghỉ Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp đều cho rằng đề xuất này không giải quyết được triệt để vấn đề vì họ đều đã mua hàng từ trước đó nửa tháng. Do đó, nếu giảm thời gian điều hành nên giảm từ 10 ngày xuống 3 hoặc 5 ngày.

Theo PGS. Đinh Trọng Thịnh, xăng dầu trong nước sản xuất cũng phải nhập dầu thô về sản xuất, nên Việt Nam chưa chủ động hoàn toàn. Việc mua xăng dầu từ các nhà máy lọc dầu trong nước đang theo hợp đồng kỳ hạn. Doanh nghiệp thực tế đã mua từ trước đó, tới khi hàng về thì bán xăng dầu đã mua từ trước đó ít nhất 15 ngày, nên rút ngắn thời gian điều hành xuống 7 ngày cũng không tác động nhiều tới giá bán lẻ. Chưa kể thay đổi chu kỳ điều hành cũng phát sinh chi phí quản lý cho doanh nghiệp, Nhà nước.

Với đề xuất giao một đầu mối thống nhất là Bộ Tài chính quản lý giá xăng dầu, doanh nghiệp cùng các chuyên gia cho rằng các bộ đang đùn đẩy trách nhiệm và việc giao 100% cho Bộ Tài chính quản lý là thiếu hợp lý.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế cho rằng, đề xuất này chưa thuyết phục. Theo ông, Luật Giá mới đang trong quá trình sửa đổi, hướng tới một cơ quan quản lý chuyên ngành quản lý giá. Tuy nhiên, xăng dầu là mặt hàng có đặc thù, liên quan tới an ninh năng lượng, tác động tới kinh tế vĩ mô... nên Bộ Tài chính chỉ mang tính phối hợp trong điều hành giá.

"Các bộ vẫn phải phối hợp trong điều hành mặt hàng này, không thể chỉ mình Bộ Tài chính vì xăng dầu có đặc thù. Tức là vẫn nên giao một đầu mối chủ trì, bộ ngành khác phối hợp", ông nhìn nhận.

Đồng quan điểm PGS. Đinh Trọng Thịnh cho rằng, trước đây Bộ Tài chính từng quản lý mặt hàng này nhưng sau đó chuyển về Bộ Công Thương từ khi Nghị định 83/2014 có hiệu lực và ổn định từ đó đến nay. Bộ Tài chính chỉ nắm về quy định thuế, cơ cấu tính giá; không quản lý cung cầu thị trường. Trong khi thực tế kinh doanh xăng dầu, theo ông Thịnh, mang đặc thù của kinh doanh thương mại.

"Xuất nhập khẩu, quản lý cung cầu thị trường, quan hệ mua bán với nhà máy lọc dầu trong nước, tổ chức bán lẻ... đều do Bộ Công Thương quản lý. Do đó, giao cho Bộ Công Thương quản lý thống nhất mặt hàng này là phù hợp", ông Thịnh bình luận.

Trường hợp vẫn giữ cơ chế điều hành liên Bộ như hiện nay, ông lưu ý, các bộ ngành cần có sự phối hợp chủ động, tránh tình trạng quả bóng đá đi đá lại từng xảy ra năm ngoái.

Ngày 7/1, Bộ Công Thương cho biết, với nội dung phân công trách nhiệm điều hành giá xăng dầu, trong quá trình thu thập ý kiến các bên liên quan đã có 3 phương án được đưa ra, trong đó có phương án Bộ chọn là giao đầu mối rà soát các chi phí và tính toán, điều hành giá xăng dầu cho Bộ Tài chính. Bộ này cho hay, đây là phương án để đưa ra lấy ý kiến nhằm có thêm ý kiến góp ý, phản biện cho đề xuất này. Tức là, phương án bộ chọn nêu tại dự thảo Nghị định và dự thảo Tờ trình xin ý kiến "chưa phải là phương án lựa chọn cuối cùng của Bộ Công Thương để trình Chính phủ xem xét quyết định". Sau khi có ý kiến góp ý của các đơn vị có liên quan, Bộ Công Thương sẽ tổng hợp và đề xuất phương án lựa chọn phù hợp nhất, trình Chính phủ xem xét quyết định.

Tại họp báo quý IV chiều 9/1, Thứ trưởng Tài chính Nguyễn Đức Chi đã nêu quan điểm về việc Bộ Công Thương đề xuất giao cơ quan này làm đầu mối quản lý, điều hành giá xăng dầu. Ông cho biết, quyết định cuối cùng thuộc về Chính phủ, Thủ tướng khi sửa đổi Nghị định.

ĐỪNG DẠI GỬI TIẾT KIỆM 2023

Tiền đổ vào nhóm cổ phiếu đầu tư công

Sau tuần đầu năm khởi sắc, thị trường trở lại nhịp giằng co với thanh khoản tiếp tục thu hẹp, tuy nhiên một số nhóm vẫn được chú ý như đầu tư công.
Phiên giao dịch thứ hai của tuần cận Tết Nguyên đán tiếp tục diễn ra trong nhịp độ chậm, giằng co, với tâm lý thận trọng từ cả hai phía. VN-Index mở phiên trên tham chiếu, nhưng dòng tiền vào chậm khiến chỉ số của sàn HoSE nhanh chóng quay về sắc đỏ.
Áp lực bán ra không quá mạnh, nhưng lực đỡ yếu khiến chỉ số có lúc giảm hơn 10 điểm. Tuy nhiên, ở vùng giá thấp, áp lực bán cũng chững lại, trong khi bên mua có phần tích cực hơn. VN-Index dần thu hẹp đà giảm vào đầu phiên chiều. Thị trường biến động nhanh hơn gần tham chiếu trước khi khép phiên ở mức giảm gần 1 điểm, còn 1.053,35 điểm. VN30-Index cũng đóng cửa sát tham chiếu. Trên sàn Hà Nội, HNX-Index và UPCOM-Index biến động ngược chiều.

Khác với hôm qua, hôm nay thị trường đóng cửa trong sắc đỏ nhưng số mã tăng lại chiếm ưu thế hơn. Sàn HoSE ghi nhận 210 mã tăng giá cuối phiên, so với 174 mã giảm. Riêng nhóm vốn hóa lớn, trạng thái có phần cân bằng với tỷ lệ số mã tăng - giảm là 13:11.

Trong nhóm VN30, PLX là mã tích cực nhất với mức tăng gần 4%. Một số cổ phiếu ngân hàng cũng tiếp tục là trụ đỡ cho chỉ số, như ACB, STB cùng tăng hơn 1%. HPG, POW, BID, NVL, MWG chốt phiên trên tham chiếu.

Ngược lại, một số mã ngân hàng khác, chứng khoán hay sản xuất đối mặt với áp lực bán ra. SAB, CTG mất gần 2% thị giá, TCB, MSN giảm hơn 1%, SSI, VPB, VIC đóng cửa dưới tham chiếu.
Trong nhóm vốn hóa trung bình, các mã hưởng lợi nhờ đầu tư công, như xây lắp, vật liệu xây dựng, là điểm sáng. BCC, HT1, KSB tăng kịch trần, C4G có thêm gần 7%, DHA, C32 cũng giao dịch tích cực.

Tuy nhiên, việc dòng tiền chỉ tập trung vào một số mã trong khi phần còn lại giằng co khiến thanh khoản tiếp tục giảm. Giá trị giao dịch trên HoSE đạt hơn 9.700 tỷ đồng, nhưng hơn 2.500 tỷ là giao dịch thỏa thuận. Khối lượng khớp lệnh tiếp tục duy trì ở mức thấp. Trong khi đó, khối ngoại hôm nay tiếp tục mua ròng với quy mô hơn 400 tỷ đồng, tập trung vào HPG, STB.

Bắc Giang: Gần 15.000 giao dịch thanh toán qua cổng dịch vụ công quốc gia từ đầu năm

Báo cáo kết quả triển khai đề án thanh toán không dùng tiền mặt trong năm 2022, Bắc Giang chia sẻ đã có gần 15.000 giao dịch trực tuyến qua cổng dịch vụ công quốc gia, đạt trên 82 tỷ đồng.

Sở TT&TT tỉnh Bắc Giang vừa có báo cáo Kết quả triển khai thực hiện đề án thanh toán không dùng tiền mặt trong năm 2022. Nhìn chung việc ứng dụng thanh toán không dùng tiền mặt vẫn còn nhiều khó khăn khi nhiều công dân chưa sử dụng tài khoản ngân hàng, đặc biệt ở một số địa bàn khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa; mặc dù vậy Bắc Giang cũng có một số kết quả đáng chú ý.  

Bắc Giang đã kết nối thanh toán trực tuyến trên cổng Dịch vụ công của tỉnh, tạo điệu kiện thanh toán phí, lệ phí, nghĩa vụ tài chính trực tuyến. Năm 2022 tính đến thời điểm ngày 24/11, toàn tỉnh Bắc Giang đã thanh toán qua cổng thanh toán quốc gia với 14.647 giao dịch, đạt trên 82 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, Bắc Giang cũng tạo mã thanh toán QR tại các Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính các cấp; từ ngày 1/6/2022 đến ngày 15/11/2022, giá trị thanh toán qua kênh mã QR này đạt trên 3,8 tỷ đồng.

Ảnh minh họa: Anh Hào.

Bắc Giang còn phối hợp với ngân hàng Vietcombank tổ chức thực hiện chương trình “Thanh toán dịch vụ công - Thuận tiện dễ dàng - Trúng ngàn quà tặng”, quay số trúng thưởng cho các khách hàng may mắn là công dân, doanh nghiệp thực hiện giao dịch thanh toán trực tuyến trên Cổng dịch vụ công.

Một việc nữa của tỉnh là xây dựng kho video phục vụ tổ Công nghệ số cộng đồng, nhằm bổ sung kiến thức cho tổ và tuyên truyền đế đông đảo người dân, doanh nghiệp về nộp hồ sơ trực tuyến và thanh toán trực tuyến. Sở TT&TT tỉnh Bắc Giang kiến nghị Ngân hàng nhà nước chỉ đạo đến các ngân hàng thương mại trên địa bàn mở rộng chi nhánh, tăng độ phủ dịch vụ đặc biệt đến đồng bào miền núi, vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh.

Bắc Giang: Phát hiện ôtô chở hai tấn chân gà không rõ nguồn gốc

Qua kiểm tra, Công an huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang phát hiện trên thùng xe tải có 36.000 chiếc chân gà đã qua chế biến (tương đương 2 tấn); lái xe Tăng Hoàng Phúc không xuất trình được hóa đơn.
Lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra và niêm phong số chân gà. (Nguồn: Công an Bắc Giang)

Công an huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang thông tin vừa phát hiện, bắt giữ xe ôtô chở hai tấn chân gà không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Theo đó, ngày 9/1, tại đường tỉnh lộ 248 thuộc địa phận thôn Cả, xã Phong Minh, huyện Lục Ngạn, Công an huyện phối hợp cùng Đội Quản lý thị trường số 5 Lục Ngạn và Đội Quản lý thị trường số 3 huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn, kiểm tra xe ôtô 29H-605.26 do Tăng Hoàng Phúc, sinh năm 1991, địa chỉ phố Bờ Sông, thị trấn Lộc Bình, huyện Lộc Bình, điều khiển.

Qua kiểm tra, phát hiện trên thùng xe tải có 36.000 chiếc chân gà đã qua chế biến (tương đương 2 tấn).

Tại thời điểm kiểm tra, lái xe Tăng Hoàng Phúc không xuất trình được hóa đơn, chứng minh rõ nguồn gốc của số chân gà trên.
Công an huyện Lục Ngạn tiếp tục phối hợp với đơn vị có liên quan xác minh làm rõ vụ việc./.

Tuyển tập 12 ca khúc vùng cao hay nhất MV A Páo

300 CHIẾC MÀN GỬI BẢN MÔNG NĂM ẤY A PÁO

THÁI NGUYÊN KIỀU NỮ VÀ FAN YOUTUBE A PÁO

Cười tụt quần thánh chém tán nghiêng ngả chủ quán xinh đẹp cofee Sóc Quỳ Hợp Nghệ An

Cách làm nem nướng Liên Chung

Theo các bậc cao niên, nem chạo ở xã Liên Chung có gần 100 năm nay, bắt nguồn từ phong tục ngày Tết Nguyên đán ở thôn Liên Bộ, sau dần phát triển ra toàn xã. Nem chạo được làm từ các nguyên liệu rất gần gũi. Nguyên liệu chính là; thịt lợn, lá ổi, lá đinh lăng, thính gạo và muối ăn. Công thức chế biến nem chạo đòi hỏi công phu, từ khâu chọn thực phẩm, pha chế, kỹ thuật gói, ủ bảo quản và sử dụng.
Thịt trộn thính và muối trước khi cuốn nem.
Trước hết, chọn thực phẩm phải tươi ngon: hai phần thịt nạc, một phần thịt mỡ vai và bì, thịt luộc chín tới, pha thành khổ, rồi thái nhỏ thành sợi dài 2-3 cm, sợi thịt càng nhỏ càng tốt.
Gạo tẻ để làm thính chọn loại gạo ngon, đều hạt, đem rang vàng thơm phức rồi xay nhỏ thành bột, muối ăn cũng được rang vàng khô rồi tán nhỏ thành bột, đem trộn đều thịt, thính, muối. Chờ 10 đến 15 phút trước khi gói nem thành quả, mỗi quả trọng lượng từ 1,2 đến 2 lạng, tiếp đó ép lá ổi và lá đinh lăng vào bốn mặt ngoài của quả nem.
Lá để gói quả nem nhất thiết phải là lá chuối tươi. Sau khi gói xong, nem được buộc thành từng túm mỗi túm 10-15 quả, treo ở chỗ cao ráo thoáng mát. Thời gian ủ chua mùa hè là 2 ngày, mùa đông là 3 ngày.
Nem chạo sau khi được cuốn và ủ. Muốn ăn ngon, phải đem quả nem nướng trên than hoa cho đến khi vỏ cháy vàng, có mùi thơm.
Nem chạo phải ăn nóng mới ngon, cho nên trước khi ăn, nem phải được nướng trên bếp than hoa, khi nào thấy chín vàng xém mùi thơm nức là được.
Nem chạo nướng Liên Chung thật sự hấp dẫn bởi hương vị ngon ngọt từ thịt nạc, độ giòn của bì, độ béo của thịt mỡ, vị chan chát bùi, thơm của lá ổi, lá đinh lăng, mùi thơm dễ chịu của thính gạo rang, độ đậm đà của muối. Nem chạo dễ ăn, vừa bổ dưỡng, rất tốt cho tiêu hoá (đặc biệt là rất được ưa chuộng trong những ngày Tết). Hiện nay món nem này đã được người dân nhiều địa phương trong và ngoài huyện biết đến và sử dụng.

Hợp tác xã nem nướng Liên Chung sản xuất đặc sản "bình dân"

Hợp tác xã nem nướng Liên Chung sản xuất đặc sản "bình dân"
Trước nhu cầu về thực phẩm sạch, đặc biệt là các sản phẩm từ thịt lợn, trong bối cảnh nguồn cung mặt hàng này trở nên thiếu ổn định vì dịch bệnh liên tiếp những năm gần đây. Hợp tác xã được thành lập từ tháng 8/2020, gồm 17 thành viên là người địa phương (bao gồm cả giám đốc và các chức danh quản lý). Hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX đã góp phần giải quyết công ăn việc làm cho lao động tại chỗ, tạo nguồn thu nhập ổn định, bền vững cho người lao động, đó là lợi ích mà cơ sở đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội nói chung của địa phương nơi sản xuất.
Với định hướng phát triển dựa trên mục tiêu cung ứng cho thị trường những sản phẩm thịt lợn chất lượng, đảm bảo VS ATTP. HTX Nem nướng Liên Chung đã xây dựng và chọn sản phẩm “Nem nướng Liên Chung” làm thương hiệu của HTX tham gia chương trình OCOP
Nem nướng Liên Chung được sản xuất, chế biến từ nguyên liệu là thịt lợn thương phẩm sản xuất tại địa phương, đàn lợn được chăm sóc, nuôi dưỡng cẩn thận theo quy trình nghiêm ngặt. Sản phẩm làm từ hệ thống giết mổ, chế biến, xử lỷ thịt lợn đảm bảo yêu cầu vệ sinh ATTP, được kết hợp cùng các loại gia vị hảo hạng như thính gạo rang; hạt tiêu, muối... qua quá trình ủ lên nem nghiêm ngặt đã cho ra đời sản phẩm Nem nướng Liên Chung có chất lượng cao, thơm ngon tinh khiết, thời hạn sử dụng lâu hơn so với các loại nem khác trên thị trường.

Nem nướng Liên Chung hút khách

Dịp này, nhiều hộ làm nem nướng truyền thống tại xã Liên Chung, huyện Tân Yên (Bắc Giang) bận rộn phục vụ thị trường Tết. Sản phẩm được tiêu thụ thuận lợi, nhiều khách phải đặt hàng từ trước.
Hợp tác xã (HTX) Nem nướng Liên Chung có 10 hộ sản xuất nem nướng truyền thống. Trong đó có 4 hộ sản xuất thường xuyên, trung bình mỗi ngày bán ra thị trường hơn 2.000 quả.
Dịp Tết năm nay, số lượng các đơn hàng đặt mua tăng khoảng 20% so với năm trước. Để đáp ứng nhu cầu đó, từ ngày 23 đến 29 âm lịch, đơn vị đã huy động 10/10 hộ tham gia sản xuất, nâng sản lượng nem lên hơn 4.000 quả/ngày. Thời điểm sau ngày 15 tháng Chạp, giá thịt lợn tăng nên giá nem tăng 15% so với trước. Hiện giá bán buôn nem nướng khoảng 40- 45 nghìn đồng/quả.
Để bảo đảm chất lượng, HTX yêu cầu các hộ thực hiện nghiêm quy trình sản xuất khép kín, quan tâm tuyển chọn nguyên liệu đầu vào, chế biến an toàn, đúng kỹ thuật, toàn bộ sản phẩm được dán tem nhãn truy xuất nguồn gốc...
Năm 2021, nem nướng Liên Chung được đánh giá là sản phẩm OCOP 4 sao cấp tỉnh và được công nhận là 1 trong 25 sản phẩm tiêu biểu của tỉnh Bắc Giang.

Bắc Giang: Phát triển đặc sản truyền thống Nem nướng Liên Chung

Gần 100 năm nay, Xã Liên Chung, huyện Tân Yên (Bắc Giang) đã nổi tiếng với món đặc sản truyền thống nem nướng Liên Chung. Đây là món ăn không thể thiếu trong các ngày lễ, tết, đám cưới, giỗ chạp…của người dân địa phương. Trong nhiều năm trở lại đây, để đáp ứng nhu cầu thị trường, phát triển đặc sản truyền thống quê hương trở thành một thương hiệu hàng hóa, nhiều hộ gia đình đã tập hợp thành lập Hợp tác xã Nem nướng Liên Chung, sản xuất với quy mô chất lượng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm…cùng mẫu mã đẹp, tem truy xuất nguồn gốc, đạt các tiêu chí sản phẩm OCOP 4 sao của địa phương…

Đậm đà nem nướng Liên Chung

 

Nói đến xã Liên Chung, huyện Tân Yên (Bắc Giang) - vùng đất nằm ven dòng sông Thương, người ta thường nhớ đến một sản phẩm nổi tiếng, đó là nem chua.

Nem nướng.

Theo các bậc cao niên trong vùng, việc làm nem ở xã Liên Chung có gần 100 năm nay, cũng bắt nguồn từ việc vài gia đình tìm cách chế biến nhằm trữ thịt được lâu trong những ngày Tết. Món ăn được ưa thích nên về sau dần phát triển ra toàn xã và trở thành sản phẩm hàng hoá.

Ông Nguyễn Thế Hoạt, Giám đốc hợp tác xã Nem nướng Liên Chung, cho biết làm nem nướng đòi hỏi sự kỹ lưỡng, công phu từ khâu chọn thịt, pha chế đến kỹ thuật gói, ủ. Chọn thịt phải tươi ngon, gồm thịt nạc vai và nạc mông, một phần thịt mỡ vai và bì lợn, trong đó, thông thường lợn do các gia đình tự nuôi. Thịt pha thành khổ, rồi thái nhỏ thành sợi dài từ 2 - 3cm. Gạo tẻ để làm thính phải chọn loại gạo ngon, đều hạt, đem rang vàng cho thơm rồi xay nhỏ thành bột. Muối ăn cũng được rang khô rồi tán nhỏ. Sau cùng, trộn đều thịt, thính, muối, hạt tiêu trong vòng 20 phút trước khi gói nem.

Mỗi quả nem có trọng lượng từ 1,2 đến 2 lạng, lá ổi ta và lá đinh lăng lấy từ vườn nhà được rửa sạch, để khô rồi ép vào bốn mặt ngoài của quả nem. Dùng lá chuối tươi rửa sạch đã hơ qua lửa cho mềm để gói nem. Sau khi gói xong, nem được buộc bằng lạt mềm, treo ở chỗ thoáng mát. Sau khoảng 3 ngày, khi thịt ngấm và lên men sẽ cho nem vào nướng. Nem chua phải ăn lúc nóng mới đủ đầy hương vị. Có nhiều cách nướng nem nhưng với người dân Liên Châu, nướng bằng bã mía nem sẽ thơm ngon, đậm đà nhất.

Thịt được nắm gọn thành quả trước khi gói lá chuối.

Nem nướng khi ăn được cuốn với bánh đa hoặc các loại lá trong vườn nhà như lá sung, lá lộc vừng và chấm với nước mắm ớt. Vị ngon ngọt từ thịt nạc, độ giòn của bì, độ béo của thịt mỡ, vị chan chát, bùi thơm của lá ổi, lá đinh lăng, mùi dễ chịu của thính gạo rang, độ đậm đà của muối khiến ai đã từng nếm qua nem nướng Liên Chung sẽ nhớ mãi.

Nem nướng khi ăn được cuốn với lá sung hoặc lá lộc vừng.

Ngày nay, nem nướng Liên Chung trở thành đặc sản được nhiều người biết đến. Các hộ gia đình ở Liên Chung đã tập hợp nhau lại để thành lập Hợp tác xã Nem nướng Liên Chung, chuyên sản xuất nem cung ứng cho thị trường. Không chỉ duy trì việc sản xuất như một kế sinh nhai, các thành viên hợp tác xã còn đang góp phần “giữ lửa” cho nghề truyền thống, bảo tồn văn hoá ẩm thực của quê hương. Mỗi ngày, hợp tác xã bán ra khoảng 500 đến 1.000 quả nem. Các dịp lễ tết, số lượng còn cao hơn. Năm nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên việc vận chuyển có khó khăn hơn nhưng khách vẫn đặt mua nem nướng khá nhiều qua các kênh bán hàng trực tuyến…

Hấp dẫn với đặc sản nổi tiếng nem nướng Liên Chung (Tân Yên - Bắc Giang)

 

Có một vùng quê ven bờ sông Thương hiền hòa thơ mộng, cách TP. Bắc Giang khoảng 15km về phía Tây Bắc, từ trước năm 1945 đến nay, đã nổi tiếng với món ẩm thực truyền thống “Nem nướng Liên Chung” thuộc xã Liên Chung, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.

Có một vùng quê ven bờ con sông Thương hiền hòa thơ mộng, cách thành phố Bắc Giang khoảng 15 km về phía Tây Bắc, từ thời phong kiến trước năm 1945 đến nay, món ẩm thực truyền thống nổi tiếng vẫn được bảo tồn và phát triển thương hiệu “Nem nướng Liên Chung” thuộc xã Liên Chung, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang được nhiều khách hàng gần xa biết tới.

Sâm Nam nổi tiếng núi Dành
Nem nướng đặc sản nổi danh khắp vùng.

Khi nhắc đến quê hương xã Liên Chung, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang thì có rất nhiều người biết đến vùng quê có 02 món đặc sản ẩm thực truyền thống nổi tiếng đó là: sâm Nam núi Dành và nem nướng Liên Chung có từ thời phong kiến trước năm 1945 của thế kỷ trước. Nem nướng Liên Chung có vị thơm đặc trưng bùi bùi của lá ổi bánh tẻ, vị giòn, ngọt, ngậy thơm của thịt lợn ủ thính gạo rang lên men. Ăn kèm với lá Sung, Đinh lăng, Lộc vừng hoặc lá Nhội, những ai đã một lần thưởng thức thứ nem nướng truyền thống, hương vị đặc trưng này sẽ níu kéo, quyến rũ bạn đến khó lòng mà quên được. Bởi vậy, một ngày cuối tháng giêng, đầu xuân Nhâm Dần năm 2022, đã thôi thúc tôi tìm về vùng quê có bí quyết truyền thống làm món đặc sản ẩm thực nổi tiếng này.

Như đã hẹn trước, tôi cùng ông Nguyễn Khắc Lừng - Trưởng thôn Hậu, xã Liên Chung tới thăm gia đình cụ Nguyễn Văn Đài, 81 tuổi, trú tại thôn Hậu, một cao niên thượng thọ có kinh nghiệm làm món đặc sản truyền thống từ thời phong kiến đến nay. Cụ Đài nhớ lại: “Tết cổ truyền năm 1946, tôi nhớ, hổi đó lên 6 tuổi, học lớp 1, tết đến, xuân về bố mẹ tôi thịt con lợn nuôi cả năm trời. Rủ mấy cô dì, chú, bác ruột cùng thịt đụng ăn tết. Cỗ tết ngày đó,  không thể thiếu: Giò lụa, thịt áp chảo, dưa hành và nem nướng. Trước năm 1945, xã Liên Chung bây giờ là xã Chung Sơn thuộc tổng Tuy Lộc Sơn, phủ Yên Thế, tỉnh Kinh Bắc. Xã có 05 thôn gồm: “Thôn Hương, Hậu, Nguộn, Sấu và thôn Bến nhà nào cũng làm món nem nướng để ăn tết Nguyên đán,  duy trì đến nay 10/10 thôn của xã Liên Chung vẫn không bỏ tục lệ ấy”. 

tm-img-alt
Tác giả bài viết trò chuyện với cụ Nguyễn Văn Đài, 81 tuổi, ở thôn Hậu, xã Liên Chung có kinh nghiệm gia truyền làm nem nướng từ thời phong kiến. 

Cụ Đài tiếp tục kể về bí quyết làm nem nướng được cụ thân sinh ra truyền lại. Phải chọn thịt lợn khỏe mạnh, đủ tuổi xuất chuồng, già lợn. Khi lợn mới thịt xong, lọc ngay phần thịt mông, thịt vai khi thịt còn ấm, dẻo.

Nem phải thái thủ công mới ngon, dùng dao sắc, vừa độ mỏng, lọc phần thịt nạc, thịt mỡ và bì riêng ra từng loại, thịt nạc lọc không được dính gân. Thái thịt nạc phải lựa theo thớ tránh sợi nem bị đứt, phần bì lọc sạch mỡ, cạo sạch lông, cuộn tròn lại bằng lạt, cho vào nồi luộc chín kỹ thì vớt ra để nguội, đem thái như thái bánh tráng làm mỳ sợi.

Độ dày chung của 03 loại thịt từ 1,5 m m - 2,5 m m, dài từ 4 cm - 7 cm. Thịt làm 01 quả nem nướng theo tỷ lệ: Thịt nạc 80%; mỡ 10% và bì 10% mỡ sẽ đảm bảo độ ngon. 01 quả nem gói có trọng lượng là 2,5 lạng là vừa bày cho 01 đĩa ( không tính phần lá gói).

Lá chuối gói nem chọn lá bánh tẻ, bản rộng, không rách, nát, rửa sạch đem phơi ngoài nắng cho khô ráo nước rồi hơ qua trên ngọn lửa cho dẻo lá khi gói mềm không bị dập nát, sau đó dọc bỏ đi phần cuống lá.

Thính làm nem nướng chọn loại gạo tẻ thường, giống gạo Khang dân hoặc Di truyền, hạt đều không được gẫy vụn. Chỉ vo gạo 01 nước rồi chắt đi, tránh chà sát mạnh hạt gạo sẽ mất chất dinh dưỡng B1 ngoài của hạt. Sau đó đem gạo ra phơi ngoài nắng nhẹ, khô thì đem rang đều, nhỏ lửa, thấy gạo có mùi thơm, bên ngoài ngả màu vàng, cắn thử phần lõi gạo có màu vàng đều như bên ngoài là đạt. Để nguội gạo đem nghiền thành bột cho nhỏ, mịm là được.

Đối với các loại gạo dẻo không làm thính trộn nem được vì khi trộn vào thịt sẽ bị kết dính. Muối trộn để nem, chọn loại muối sạch tinh khiết (không có I ốt). Rang muối thấy có màu vàng sậm thì cho ra ngoài, để nguội đem nghiền nhỏ mịn. Thịt chế biến nem sau khi thái xong phải trộn đều sau đó rắc thính gạo rang và muối và tiếp tục trộn đều. Ủ khoảng 02 giờ đồng hồ thì tiến hành đem gói. Lưu ý, khi gói, mỗi quả nem, cho kèm theo 02 chiếc lá ổi bánh tẻ lót ở mặt ngoài phần thịt trước lớp lá chuối. 

tm-img-alt
Sản phẩm của HTX nem nướng Liên Chung được Chứng nhận đạt tiêu chuẩn OCOP và xếp hạng sản phẩm đạt 4 sao năm 2021 cùng Chứng nhận Sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu lần thứ III.

Chia tay gia đình cụ Đài, chúng tôi tới thăm cơ sở sản xuất nem nướng của gia đình anh Nguyễn Thế Hạt, 54 tuổi, là Chủ nhiệm HTX nem nướng ở thôn Hậu, Liên Chung (anh Hạt là cháu gọi cụ Đài bằng cậu). Tiếp chúng tôi trong ngôi nhà ba tầng bề thế ngay sát mặt đường liên xã anh Hạt tâm sự: “HTX nem nướng Liên Chung được thành lập năm 2020 với 17 xã viên. 

tm-img-alt
Lá chuối gói nem phải chọn loại lá bánh tẻ, bản rộng, không rách, rửa sạch đem ra phơi cho khô ráo nước
tm-img-alt
Anh Nguyễn Thế Hạt - Chủ nhiệu HTX nem nướng Liên Chung  bán nem phục vụ bà con đầu xuân Nhâm Dần 2022.

Hoạt động các nghề như: Chăn nuôi lợn sạch; giết mổ lợn; sản xuất chế biến nem nướng, cả xã có 10 thôn thì có khoảng sấp sỉ 30 hộ sản xuất, kinh doanh nem nướng. Mỗi ngày sản xuất bán ra thị trường khoảng từ 500 quả - 600 quả nem/ngày, tương đương tiêu thụ khoảng từ 125 kg - 150 kg thịt/ngày. Bình quân mỗi tháng thu về khoảng từ 500 - 600 triệu đồng (chưa trừ các khoản chi phí đầu tư). 

Về những tháng cao điểm cuối năm mùa lễ cưới, ăn hỏi, các cơ quan, đơn vị liên hoan tổng kết đặt hàng có thể tiêu thụ hàng nghìn quả mỗi ngày. Vào dịp sát tết Nguyên đán khoảng từ ngày 20/12 - 29/12 âm lịch hàng năm, lượng nem trên toàn xã xuất đi thị trường các tỉnh có thể đạt khoảng từ 1 vạn - 1,5 vạn quả nem/ngày, tương đương tiêu thụ từ 2,5 tấn - 3,75 tấn thịt lợn/ngày. Hàng ngày, ngoài phục vụ bán lẻ cho nhân dân tại chỗ, gia đình anh còn cung cấp nem cho nhà khách UBND huyện Tân Yên và 02 đại lý bán nem nướng ở thị trấn Cao Thượng (Tân Yên). Nem nướng của các hộ trong xã còn được ship gửi đi các tỉnh, thành cho khách hàng đặt mua qua mạng Iternet, facebook, Zalo và điện thoại”. 

Nói về sản phẩm, thương hiệu nem nướng Liên Chung đã đạt được, Anh Hạt còn khoe với chúng tôi như: Liên minh HTX tỉnh Bắc Giang đã Công nhận HTX nem nướng Liên Chung là thành viên hính thức của Liên minh HTX tỉnh Bắc Giang vào  tháng 12 năm 2020; Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cấp Giấy Chứng nhận sản phẩm OCOP cho sản phẩm nem nướng Liên Chung và xếp hạng sản phẩm 4 sao vào tháng 8/2021;  Hội Nông dân - Sở NN&PTNT - Sở Công thương - BCĐ tôn vinh sản phẩm tiêu biểu tỉnh Bắc Giang Chứng nhận sản phẩm Nem nướng Liên Chung đạt sản phẩm Nông nghiệp tiêu biểu lần thứ III vào tháng 9/2021. 

Để giữ vững được thương hiệu, các hộ sản xuất, kinh doanh, chế biến nem phải nghiêm ngặt chấp hành quy định “Vệ sinh an toàn thực phẩm”. Nguồn thịt lợn cung cấp để làm ra sản phẩm nem sạch, đảm bảo chất lượng dinh dưỡng, HTX nem nướng Liên Chung hợp đồng thu mua thịt lợn của các hộ chăn nuôi lợn sạch trong xã thành viên Hội chăn nuôi lợn sạch Tân Yên. Trên địa bàn xã Liên Chung có các hộ chăn nuôi tham gia gồm: Hộ ông Hoàng Văn Bay (thôn Hậu); Nguyễn Văn Nguyễn (thôn Bến); Nguyễn Văn Đăng (thôn Lãn Chanh 1) và Nguyễn Văn Cự (thôn Lãn Chanh 3).

Mỗi dịp tết Nguyên đán đến, nem nướng Liên Chung hút khách, nguồn thịt lợn tại chỗ không đủ, HTX nem nướng Liên Chung còn ký hợp đồng với cơ sở chăn nuôi của Hợp tác xã chăn nuôi sản xuất, tiêu thụ lợn sạch Tân Yên ở xã Ngọc Châu (Tân Yên), để mua thịt lợn sạch của HTX về sản xuất cho đảm bảo chất lượng để phục vụ khách hàng. Vào những tháng ngày thường, cơ sở sản xuất kinh doanh nem nướng của gia đình anh Hạt cho thu nhập lãi từ nghề làm nem nướng ước khoảng từ 9 - 12 triệu đồng/tháng sau khi trừ đi các khoản chi phí đầu tư.  

Thăm cơ sở sản xuất nem nướng Liên Chung của hộ gia đình anh Nguyễn Đức Phúc, thôn Xuân Tiến, chúng tôi bắt gặp hai vợ chồng anh cùng cô con gái chế biến sản xuất nem nướng.  

tm-img-alt
Sản phẩm nem nướng Liên Chung rất đắt khách, nhất là dịp gần tết Nguyên đán
tm-img-alt
Nguồn thịt cung cấp phải là lợn sạch, đảm bảo chất dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm
tm-img-alt

Gia đình anh Nguyễn Đức Phúc đang sản xuất chế biến nem nướng Liên Chung tại gia đình.

Anh Phúc cho chúng tôi hay, ngày thường gia đình anh sản xuất bán khoảng 100 quả nem/ngày, tương đương tiêu thụ khoảng 25 kg thịt lợn/ ngày. Ngày cao điểm có thể sản xuất  từ vài trăm đến nghìn quả/ngày. Nhất là những ngày gần tết âm lịch. gia đình Phúc phải thuê từ 4 - 5 lao động trong làng mới sản xuất đủ số lượng nem khách hàng đặt. Tôi hỏi anh Phúc cách nướng một quả nem thế nào để đạt tiêu chuẩn thơm ngon, anh Phúc phấn khởi nói: “ Hôm nay, mình nướng nem mời anh em cùng làm chén rượu cho vui nhé!”.

Nói xong, anh lấy ra 02 quả nem từ chiếc tủ lạnh xiên vào que và nướng trên cái bếp than củi đang hồng rực. Khoảng 10 phút sau, quả nem bị cháy xém lớp lá chuối ngoài, những giọt nước có màu hồng bắt đầu chảy ra, một lúc tiếp sau đó là màu nước trong lờ lờ, anh Phúc bảo đó là lúc nem bắt đầu được chín kỹ. Chiếc đĩa sứ Hải Dương đựng quả nem vừa nướng xong bốc hơi nghi ngút, chúng tôi cùng cụm nhau chén rượu nồng, kèm theo những lời chúc mộc mạc đầu năm mới. Thưởng thức món nem với vị thơm của lá Ổi, vị dai, giòn ngọt của thịt lợn ủ thính lên men hòa quyện vào vị béo của thịt mỡ tan chảy cùng vị bùi hơi chua của lá Nhội. Một Cảm giác ấm áp ùa về giữa tiết trời xuân se lạnh, chà! thật là thú vị! . 

tm-img-alt
Thôn Hậu, xã Liên Chung, nơi có truyền thống sản xuất món nem nướng từ thời phong Kiến.  

Trao đổi với chúng tôi, anh Dương Minh Hiểu - Chủ tịch UBND xã Liên Chung chia sẻ: “Trong những năm gần đây, sản phẩm nem nướng Liên Chung được nhiều nơi biết đến, nghề làm nem nướng truyền thống của một số nhân dân trên địa bàn xã cho thu nhập phát triển kinh tế ổn định, giải quyết được việc làm tại gia đình.

Để giữ vững được thương hiệu của sản phẩm được công nhận và bình chọn, chúng tôi thường xuyên quan tâm tham mưu, chỉ đạo các ngành chuyên môn kiểm tra, hướng dẫn, tuyên truyền tới các cơ sở sản xuất chế biến nem trên địa bàn xã.

Chấp hành tốt vệ sinh an toàn thực phẩm, xây dựng chữ tín làm đầu. Không vì lợi nhuận mà sử dụng nguyên liệu làm nem không đảm bảo chất lượng như: Thịt lợn bẩn, thịt lợn non tuổi, thịt lợn nhiễm bệnh sẽ tự mình đánh mất lòng tin của khách hàng, thương hiệu bị đào thải khỏi thị trường. Sản phẩm nem nướng Liên Chung được UBND tỉnh Bắc Giang cấp Chứng nhận OCOP và xếp hạng sản phẩm 4 sao vào tháng 8/2021.

Cùng với sản phẩm sâm Nam núi Dành, mong rằng tới đây 02 sản phẩm này sẽ sớm được cấp chứng nhận Đăng ký nhãn hiệu bảo hộ độc quyền. Góp phần củng cố thương hiệu đặc sản truyền thống của quê hương Liên Chung gắn với chuỗi liên kết vùng sản xuất với tiêu thụ, nâng cao chất lượng sản phẩm phục vụ thị trường gắn với thúc đẩy du lịch phát triển kinh tế của địa phương./. 

Tiết lạnh thưởng thức nem chạo nướng Liên Chung

 Trong mâm cỗ ngày tết, mâm cơm đãi khách ở xã Liên Chung (Tân Yên - Bắc Giang), không thể thiếu nem chạo, món ăn thơm phức có vị giòn ngọt của thịt, thơm mùi thính và lá ổi, đinh lăng...

Theo các bậc cao niên, nem chạo ở xã Liên Chung có gần 100 năm nay, bắt nguồn từ phong tục ngày Tết Nguyên đán ở thôn Liên Bộ, sau dần phát triển ra toàn xã. Nem chạo được làm từ các nguyên liệu rất gần gũi.

Nguyên liệu chính là thịt lợn, lá ổi, lá đinh lăng, thính gạo và muối ăn. Công thức chế biến nem chạo đòi hỏi công phu, từ khâu chọn thực phẩm, pha chế, kỹ thuật gói, ủ bảo quản và sử dụng.

Thịt trộn thính và muối trước khi cuốn nem.

Trước hết, chọn thực phẩm phải tươi ngon: hai phần thịt nạc, một phần thịt mỡ vai và bì, thịt luộc chín tới, pha thành khổ, rồi thái nhỏ thành sợi dài 2-3cm, sợi thịt càng nhỏ càng tốt.

Gạo tẻ để làm thính chọn loại gạo ngon, đều hạt, đem rang vàng thơm phức rồi xay nhỏ thành bột, muối ăn cũng được rang vàng khô rồi tán nhỏ thành bột, đem trộn đều thịt, thính, muối. Chờ 10 đến 15 phút trước khi gói nem thành quả, mỗi quả trọng lượng từ 1,2 đến 2 lạng, tiếp đó ép lá ổi và lá đinh lăng vào bốn mặt ngoài của quả nem.

Lá để gói quả nem nhất thiết phải là lá chuối tươi. Sau khi gói xong, nem được buộc thành từng túm mỗi túm 10-15 quả, treo ở chỗ cao ráo thoáng mát. Thời gian ủ chua mùa hè là 2 ngày, mùa đông là 3 ngày.

Nem chạo sau khi được cuốn và ủ. Muốn ăn ngon, phải đem quả nem nướng trên than hoa cho đến khi vỏ cháy vàng, có mùi thơm.

Nem chạo phải ăn nóng mới ngon, cho nên trước khi ăn, nem phải được nướng trên bếp than hoa, khi nào thấy chín vàng xém mùi thơm nức là được.

Nem chạo nướng Liên Chung thật sự hấp dẫn bởi hương vị ngon ngọt từ thịt nạc, độ giòn của bì, độ béo của thịt mỡ, vị chan chát bùi, thơm của lá ổi, lá đinh lăng, mùi thơm dễ chịu của thính gạo rang, độ đậm đà của muối. Nem chạo dễ ăn, vừa bổ dưỡng, rất tốt cho tiêu hoá (đặc biệt là rất được ưa chuộng trong những ngày Tết). Hiện nay món nem này đã được người dân nhiều địa phương trong và ngoài huyện biết đến và sử dụng.

Đặc sản nem nướng Liên Chung - Tân Yên












Ai lên xứ Bắc mà trông

Đất lành, gạo trắng, nước trong thay là”.

Câu ca xưa đã phần nào gợi đến sự phong phú, hấp dẫn từ các món ăn truyền thống của người dân Bắc Giang. Trong đó món nem nướng Liên Chung khiến ai đã thưởng thức một lần là nhớ mãi. Sản phẩm ngày càng được nhiều người yêu thích, với chất lượng nâng cao, mẫu mã cải tiến, món ăn này còn là một trong những sản phẩm OCOP đặc trưng của địa phương đang từng bước vươn ra và khẳng định vị thế trên thị trường nhiều tỉnh, thành phố.

Nói đến xã Liên Chung, huyện Tân Yên (Bắc Giang) – vùng đất nằm ven dòng sông Thương, người ta thường nhớ đến một sản phẩm ẩm thực hấp dẫn có truyền thống nhiều đời nay, đó là nem nướng được làm ra từ những đôi bàn tay khéo léo, cộng với kinh nghiệm và bí quyết truyền thống của các thế hệ cư dân nơi đây. Bởi thế trên mâm cỗ ngày lễ, tết, đám cưới hỏi, giỗ chạp... của người dân trong vùng không thể thiếu món ăn dân dã này. Người dân quan niệm, đây không chỉ đơn thuần là món ăn, mà còn là tinh hoa văn hóa ẩm thực của cha ông trao truyền lại. Thưởng thức món nem chua Liên Chung thật sự hấp dẫn bởi hương vị ngon ngọt từ thịt nạc, độ giòn của bì, độ béo của thịt mỡ, vị chan chát bùi, thơm của lá ổi, lá đinh lăng, mùi dễ chịu của thính gạo rang, độ đậm đà của muối. Nem nướng dễ ăn, vừa bổ dưỡng và mọi lứa tuổi có thể dùng được.

Theo các bậc cao niên cho biết, nem nướng Liên Chung có gần 100 năm nay, bắt nguồn từ phong tục ngày tết Nguyên đán người dân thường làm nem dùng trong gia đình, sau dần phát triển ra toàn xã và trở thành sản phẩm hàng hoá. Ông Nguyễn Thế Hoạt, Giám đốc Hợp tác xã Nem nướng Liên Chung –  người có nhiều năm làm nem ở thôn Liên Bộ, xã Liên Chung cho biết: Công thức chế biến nem nướng đòi hỏi công phu, kén cả người làm từ khâu chọn thực phẩm, pha chế, kỹ thuật gói, ủ bảo quản. Chọn thực phẩm phải tươi ngon gồm thịt nạc vai và nạc mông, một phần thịt mỡ vai và bì lợn, trong đó thông thường lợn do các gia đình tự nuôi. Thịt pha thành khổ, rồi thái nhỏ thành sợi dài từ 2-3cm, gạo tẻ để làm thính chọn loại gạo ngon, đều hạt, đem rang vàng thơm phức rồi xay nhỏ thành bột, muối ăn cũng được rang vàng khô rồi tán nhỏ (lưu ý không dùng máy nghiền vì nhỏ quá bột sẽ bị dính), đem tất cả trộn đều thịt, thính, muối, hạt tiêu trong vòng 20 phút trước khi gói nem.

Mỗi quả nem trọng lượng từ 1,2 đến 2 lạng, lá ổi ta và lá đinh lăng lấy từ vườn nhà rửa sạch để khô rồi ép vào bốn mặt ngoài quả nem. Dùng lá chuối tươi đã hơ qua lửa cho mềm để gói nem, sau khi gói xong, nem được buộc bằng lạt mềm, treo ở chỗ thoáng mát hoặc ngăn mát tủ lạnh. Sau khoảng 3 ngày khi thịt ngấm và lên men sẽ cho nem vào nướng. Nem chua phải ăn nóng mới ngon, có nhiều cách nướng nem như: Bằng bã mía thì quả nem sẽ có mùi rất thơm ngon, đậm đà, còn nếu nướng bằng than hoa củi hoặc ủ trong tro trấu từ 10 đến 15 phút lúc nào thấy quả nem chín vàng xém mùi thơm nức là được. Khi đó quả nem sẽ có vị đậm hơn, hơi nồng nàn, thơm quện khó quên. Nếu không thể nướng bằng bã mía hoặc than củi, chúng ta có thể bỏ vào lò vi sóng. Thưởng thức nem nướng ta dễ dàng cảm nhận mùi vị của món ăn rất đặc biệt, vị đậm đà, pha một chút chua chua cay cay, phảng phất thoang thoảng hương của lá đinh lăng, lá ổi…Tất cả hoà quyện vào nhau tạo thành vị đặc trưng riêng. Và do đã được ủ nướng chín nên sản phẩm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Nem nướng khi ăn được cuốn bên ngoài với bánh đa hoặc các loại lá trong vườn nhà như lá sung, lá lộc vừng và chấm với nước mắm ớt hoặc xì dầu tỏi ớt thì thật tuyệt vời, khó quên bởi có vị chát của lá sung, mùi thơm của thính và có độ dai giòn, ngọt của thịt, lại thêm sự bùi béo đậm đà.

Ngày nay nem nướng Liên Chung không chỉ dừng lại là một đặc sản truyền thống của quê hương mà còn phát triển thành thương hiệu hàng hoá. Nếu như trước đây từng gia đình, dòng họ duy trì việc làm nem đơn lẻ theo kiểu “tự cung tự cấp” trong gia đình thì nay các hộ đã tập hợp nhau lại để thành lập Hợp tác xã Nem nướng Liên Chung với hàng chục hộ tham gia, ngoài cung cấp sản phẩm ra thị trường, các thành viên Hợp tác xã còn góp phần “giữ lửa” cho nghề truyền thống, bảo tồn tinh hoa văn hoá ẩm thực của quê hương xứ Bắc. Sản phẩm được dán tem truy xuất nguồn gốc, người tiêu dùng có thể sử dụng điện thoại thông minh để kiểm tra thông tin liên quan tới sản phẩm như: Nguồn gốc, quy trình sản xuất, cách sử dụng… nên tạo được sự tín nhiệm của người tiêu dùng. Trung bình mỗi ngày HTX tiêu thụ từ khoảng 500 - 1000 quả nem, dịp lễ tết số lượng tăng gấp đôi. Năm nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên việc vận chuyển có khó khăn hơn nhưng khách vẫn đến đặt mua rất nhiều qua các kênh bán hàng trực tuyến, có thời điểm "cháy" hàng.

Bắc Giang có nền văn hóa ẩm thực lâu đời, độc đáo và đa dạng, vì thế từ xưa đã có câu “Ăn Bắc, mặc Kinh”. Ngoài chứa đựng yếu tố văn hóa vật thể, văn hóa ẩm thực còn mang yếu tố văn hóa phi vật thể, đó là những tri thức, bí quyết, sự tài hoa trong chế biến các món ăn và cách thưởng thức... và đặc sản nem nướng Liên Chung chỉ là một trong số rất nhiều những sản phẩm độc đáo hấp dân của vùng đất phên giậu phía Bắc của Tổ quốc.

Đặc sản Nem nướng Liên chung

Nem nướng là một món ăn truyền thống gắn liền với đặc trưng vùng miền và cuộc sống bao đời của người dân vùng đất Liên Chung. Đây là sản vật đã có tuổi đời ngót nghét cả thế kỷ được hình thành, lưu truyền từ đời này qua đời khác, cha truyền con nối gìn giữ, vun đúc bí quyết làm nghề còn mãi theo thời gian. Để ngày nay chúng ta có có hội được thưởng thức một món ăn độc đáo hiếm nơi nào có được tuy đơn giản nhưng tinh tế, vị nhẹ nhàng mà đầy sức hấp dẫn


Nem nướng Liên Chung – Bắc Giang

 Bắc Giang có rất nhiều những món ăn đặc sản nổi tiếng đã đi vào câu ca như: Bún Đa Mai, Vai làng Đò, giò làng Thương, tương làng Bún.

Trong đó có 1 món ăn không thể thiếu trong dịp lễ tết đó chính là “nem nướng Liên Chung”.

Hôm nay chúng ta sẽ cùng theo chân chương trình “Nét đẹp dân gian để khám phá món ăn này.

Bà Nguyễn Thị Khiết xã Liên Chung khi được hỏi về món nem nướng này đã ngâm một câu thơ: “Ẩm thực nổi tiếng nem chua/ Nông sản hành, tỏi bán mua chợ nhà”

Ông Nguyễn Đắc Diệm người dẫn xã cho biết: “Món nem này có từ đời Hậu Lê các cụ truyền lại”

 Bà Nguyễn Thị Hòa – xã Liên Chung chia sẻ: “Mở ra ăn là nó có vị chát của lá sung, mùi thơm của thính và có độ dai giòn của thịt, ăn nó ngọt và có vị chát chát rất là ngon”.

Trong chương trình, chúng ta hãy cùng theo chân ông Nguyễn Thế Hạt một người dân là làm món nem này lâu đời ở Bắc Giang đi chợ để mua những nguyên liệu làm món nem này nhé!

Theo như chia sẻ của chú Hạt với chương trình, để làm nem sẽ xử dụng thịt lợn vai và thịt lợn mông vì thịt này nạc nhiều còn mỡ ít.

Để làm được món nem nên chọn mua thịt lợn vai và lợn mông để tránh bị nhiều mỡ 

Sau khi đi chợ xong thì chú Hạt chặt 1 tàu lá chuối để mang về gói nem.