Thứ Năm, 23 tháng 7, 2020

Nếu bạn muốn kiếm nhiều tiền hơn, nên tránh 12 điều này

Để có cơ hội nhận mức lương cao hơn, hay tìm được công việc tốt, phù hợp với đam mê thì có 12 điều bạn nên tránh.

Tự đánh giá thấp sự chuyên nghiệp của bản thân

Những người không kiếm được nhiều tiền thường có đặc điểm chung: Họ sẵn sàng chấp nhận mức lương thấp và tự đánh giá thấp bản thân. Họ nghĩ mình không đủ trình độ để ngồi ở vị trí cao hơn. Bên cạnh đó, những người này sợ chịu trách nhiệm và có xu hướng coi thành quả của mình là sự ngẫu nhiên, do may mắn. Trong khi đó, những người tự đánh giá cao khả năng chuyên môn của mình thường có xu hướng đạt mục tiêu nhanh chóng.

Làm việc miễn phí

Nếu bạn muốn kiếm nhiều tiền hơn, nên tránh 12 điều này

Việc làm miễn phí cho thấy sự thiếu chuyên nghiệp của bạn. Khi dành thời gian, kiến thức và khả năng của mình đóng góp cho sự phát triển của tổ chức, tất cả các công việc đều phải được trả tiền một cách xứng đáng, trừ vài trường hợp đặc biệt.

Hãy luôn tự hỏi mình, để có được những kinh nghiệm hiện tại, bạn đã phải bỏ ra bao nhiêu nỗ lực để có được. Nếu làm việc chỉ với mục đích có thêm kiến thức và kinh nghiệm, bạn nên cân nhắc thời gian duy trì công việc, tránh để nó kéo dài quá lâu.

Sợ đề nghị thăng chức, tăng lương

Nếu bạn muốn kiếm nhiều tiền hơn, nên tránh 12 điều này

Nhân viên nữ thường tránh bày tỏ mong muốn có công việc, vị trí tốt hơn với sếp vì sợ nhận lại sự bất mãn và lên án. Nhưng, những cuộc trò chuyện này là bắt buộc, đặc biệt trong những trường hợp trách nhiệm trong công việc tăng lên nhưng tiền lương không đổi.

Quên mất thời gian là tiền bạc

Nếu bạn muốn kiếm nhiều tiền hơn, nên tránh 12 điều này

Nhà nghiên cứu công nghệ thông tin Peter Cochrane chỉ ra rằng, trên thế giới chỉ có 2 loại người: Một là dành thời gian của họ để tiết kiệm tiền và hai là có thể chi tiêu bất kỳ khoản tiền nào để tiết kiệm thời gian. Và những người ở nhóm thứ hai sẽ sống năng suất hơn.

Hãy thử tưởng tượng bạn phải lấy một gói đồ ở xa, thay vì dành 2 giờ đồng hồ và chỉ chi 1 đô la cho việc đó, bạn hoàn toàn có thể chi 5 đô la để đặt giao hàng chuyển phát nhanh. Nếu 1 giờ bạn làm được 10 đô la thì việc chi trả cho dịch vụ chuyển phát nhanh là đúng đắn.

Ở lại công ty quá muộn

Nếu bạn muốn kiếm nhiều tiền hơn, nên tránh 12 điều này

Nhiều người dành thời gian quá nhiều ở cơ quan hơn mức bình thường, thậm chí cả khi họ ốm. Có rất nhiều nguyên nhân để xảy ra tình trạng này: Khả năng quản lý thời gian kém, mong muốn thể hiện mình là nhân viên có trách nhiệm. Cần phải thừa nhận, việc làm này không giúp bạn kiếm nhiều tiền hơn.

Nhìn về phía trước thay vì nhìn xung quanh

Nếu bạn muốn kiếm nhiều tiền hơn, nên tránh 12 điều này

Nhiều người đi làm thường cố gắng được thăng chức mà không chịu quan sát xung quanh. Jayson DeMers, nhà sáng lập AudienceBloom cho rằng, tầm nhìn hạn hẹp này sẽ hạn chế sự phát triển cá nhân của bạn và ngăn bạn kiếm nhiều tiền hơn.

Bên cạnh đó, việc quan tâm đến nhiều lĩnh vực khác cũng có thể giúp bạn thành công hơn. Thứ nhất, nó giúp bạn có thêm thu nhập. Thứ hai, những người có cái nhìn tổng quát, đa chiều thường gặt hái được kết quả cao nhanh hơn.

Không điểm lại những câu hỏi quan trọng

Nếu bạn muốn kiếm nhiều tiền hơn, nên tránh 12 điều này

Bạn nghĩ gì về công việc của mình? Nếu có rất nhiều tiền, liệu bạn có tiếp tục làm việc ở đây không? Nếu câu trả lời là không, hãy nghĩ về việc khiến bạn muốn làm và làm sao để việc làm đó giúp bạn kiếm tiền.

Tại sao cần trả lời những câu hỏi này? Nếu bạn yêu công việc của mình, bạn sẽ đi làm với niềm vui và sự hào hứng vô cùng, điều này sẽ giúp bạn tăng năng suất hơn. Sếp của bạn cũng sẽ thấy sự tận tâm, nhiệt tình, chân thành và sự quan tâm đến phát triển sự nghiệp của bạn. Nên nhớ, một công việc đáng thất vọng sẽ không thể làm bạn giàu có lên.

Coi tiền là mục tiêu chính

Nếu bạn muốn kiếm nhiều tiền hơn, nên tránh 12 điều này

Tiền là động lực tuyệt vời nhưng sự thành công và phát triển của một người không nên chỉ dựa vào điều này. Nếu ông chủ phải lựa chọn giữa một nhân viên chỉ muốn nhận tiền và một người sẵn sàng giúp công ty đạt mục tiêu mới, họ chắc chắn sẽ chọn người thứ hai. Tiền không phải là mục đích mà là công cụ, và thật tệ nếu bạn làm việc chỉ vì mục đích kiếm tiền.

Hãy nhớ, niềm đam mê chân thành sẽ giúp bạn có được sự chú ý và cơ hội thăng tiến cũng tăng lên. Tốt hơn hết bạn nên chi thêm một số tiền cho sở thích của mình, điều này sẽ giúp bạn trở nên hạnh phúc và làm việc năng suất hơn.

Sống cuộc sống tẻ nhạt, đơn điệu

Nếu bạn muốn kiếm nhiều tiền hơn, nên tránh 12 điều này

Nhiều người thường bảo: "Thế là đủ" và chấp nhận sống một cuộc sống đơn điệu, đi trên những con đường quen thuộc mà không chịu khám phá những cách sống khác.

Bạn nên nhớ, không có gì đứng yên, thế giới luôn thay đổi. Hôm nay bạn có thể kiếm đủ tiền nhưng chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn bỗng muốn uống cà phê và ăn bánh sừng bò đối diện tháp Eiffel; hay khi bạn bắt đầu nghĩ về chuyện có con? Nhận ra sự thật này sẽ thúc đẩy bạn có thêm động lực kiếm thêm thu nhập. Ngày mới đến, hãy cố gắng làm những điều mới mẻ hơn những gì bạn đã làm ngày hôm qua.

Lấy công việc để che giấu vấn đề trong các mối quan hệ

Nếu bạn muốn kiếm nhiều tiền hơn, nên tránh 12 điều này

Đôi khi chúng ta lấy công việc làm nơi trú ẩn, trốn tránh những vấn đề hàng ngày. Cách này có thể mang lại tác dụng ngắn hạn nhưng nếu nhìn xa hơn thì không. Thật khó để làm việc hiệu quả khi bạn bận tâm với các vấn đề cá nhân khác nhau. Nghiên cứu khẳng định rằng, những người hạnh phúc kiếm được nhiều tiền hơn những đồng nghiệp u sầu.

Không chú ý đến ngoại hình

Nếu bạn muốn kiếm nhiều tiền hơn, nên tránh 12 điều này

Các chuyên gia của Đại học Exeter và Đại học Y Harvard đã kết luận rằng những người cao và gầy kiếm được nhiều tiền hơn những đồng nghiệp nhỏ có cân nặng vượt mức. Họ cũng cho rằng, những người cao và gầy sở hữu các kỹ năng xã hội phát triển tốt hơn, mức độ trí tuệ cảm xúc của họ cao hơn và họ thậm chí còn tự tin hơn.

Tự giới hạn bản thân

Nếu bạn muốn kiếm nhiều tiền hơn, nên tránh 12 điều này

Để thể hiện sự quan tâm đến sự phát triển chuyên nghiệp của bạn, hãy cố gắng làm nhiều hơn một chút so với những gì người khác mong đợi. Hãy chủ động nếu bạn thấy ý tưởng có thể tối ưu hóa quá trình làm việc. Nó giống như hình ảnh quả anh đào trên đỉnh bánh gato, đầy bất ngờ và dễ chịu.

Học cách xài tiền

Chị băn khoăn mãi, giờ mua căn nhà thứ 2 để nghỉ dưỡng mà để trống thì uổng quá, còn cho thuê theo ngày thì lại không quản lý được…

Học cách xài tiền

Ảnh: Shutterstock

1. Mấy bữa cuối tuần rồi, lẽ ra theo lịch hẹn, tôi phải gửi bài viết cho mục Trà dư tửu hậu. Nhưng kế hoạch của tôi thay đổi chút, vì “chạy” với chị bạn thân, đi cùng chị coi mấy căn hộ nghỉ dưỡng ngoài biển. Mệt phờ ra, không chỉ vì sự di chuyển dưới trời nắng nóng, mà oải bởi sự tính mãi chưa ra kết luận cuối cùng của chị bạn thân.

Chị bạn vong niên đã ngoài 60 tuổi, là một trong những người thành đạt mà tôi được biết. Cách nay 20 năm, khi chúng tôi còn thu nhập chỉ vài ba triệu/tháng, thì chị đã lãnh bằng tiền USD, đơn vị hàng ngàn. Chị ly dị chồng từ những ngày còn trẻ, có 1 cậu con trai hiện sống tại nước ngoài. Từ nhỏ, con trai chị đã chí thú học hành. Lớn lên, cậu tự xin được học bổng đi du học tại châu Âu và ở lại làm việc hơn chục năm nay.

Về phần bạn tôi, chị làm cho 1 công ty đa quốc gia, công việc tất bật suốt ngày đêm. Bù lại, là thu nhập của chị tăng lên theo mỗi năm. Ở tuổi nghỉ hưu, chị làm cố vấn tài chính cho vài tập đoàn nên vẫn có thu nhập tốt.

Ngoài căn nhà đang ở, chị có thêm 2 căn hộ cao cấp cho thuê. Cuộc sống của bà mẹ độc thân như chị, dù không hoàn hảo, nhưng cũng hơn rất nhiều người khác. Đặc biệt, chị vẫn có sức khỏe, mỗi năm đều đi du lịch cùng nhóm bạn lâu năm.

Phải kể chuyện dông dài như vậy, là để hiểu được hoàn cảnh của người đi chọn mua căn hộ nghỉ dưỡng. Nhiều năm quan sát, tôi để ý thấy tỷ lệ những người độc thân mua căn hộ nghỉ dưỡng khá cao.

Đó cũng là điều hơi lạ. Lẽ ra tới nghỉ ngơi ở căn nhà thứ 2 (second home) có cả đại gia đình, thì vui hơn rất nhiều. Một mình ở căn nhà chưa đủ ngán hay sao, mà lại đi mua thêm căn hộ nữa làm chi cho mệt mỏi. Nhưng tôi nhận thấy, các gia đình đầy đủ cả 3 thế hệ, lại rất ít cùng nhau hàng tuần đi nghỉ.

Có rất nhiều lý do cho sự thay đổi này, mỗi nhà mỗi cảnh, nên khó để thống kê đưa ra mẫu số chung. Tuy nhiên về mặt tâm lý, tôi đoán rằng càng đi đông người thì càng khó sắp xếp lịch ổn thỏa. Vợ rảnh tuần này thì chồng rảnh tuần khác. Chưa kể, các con lớn rồi thì có lịch học và sinh hoạt cá nhân riêng tư hơn, không muốn tham gia đồng hành với cha mẹ nhiều như khi còn nhỏ.

Mà với các gia đình trẻ, muốn có tiền mua căn hộ nghỉ dưỡng không phải ai cũng có điều kiện. Phải là khi đã ở lứa tuổi trung niên, đã dư dả về mặt tài chính. Bỏ tiền ra để có nơi chốn đi chơi, không hề là bài toán dễ, nhất là thời điểm mà người ta còn đủ thứ phải trang trải cho cuộc sống sinh hoạt đời thường.

Nhưng, chị bạn tôi, đã đủ đầy rồi, lứa tuổi cũng không còn trẻ, chị vẫn có những suy nghĩ rất kỹ. Kỹ tới mức, tôi nhớ tới câu nói đã đi vào đời sống một cách kinh điển và xen lẫn chút hài hước: “Tiền nhiều để làm gì?”.

2. Ban đầu, chị bạn tôi cho rằng, vào những ngày cuối tuần, khu du lịch biển luôn đông khách, nên mọi thứ đều chộn rộn khiến chị không thích. Các quán ăn luôn đông nghẹt khách, quán cà phê phục vụ cũng không được chu đáo. Đường xá kẹt xe bực bội. Vậy nên, chị chỉ muốn mua căn hộ nghỉ dưỡng ngoài biển để tới chơi vào những ngày đầu tuần. Còn lại cuối tuần, căn hộ để không thì uổng quá.

Nhưng bàn tới việc cho thuê theo ngày, thì lại chẳng có ai tin tưởng để quản lý. Chưa kể tới việc đồ đạc riêng tư của cá nhân không để trong phòng được, vì luôn ở trạng thái sẵn sàng cho khách thuê. Rồi người ta ở sẽ phá phách này kia, tiền thu được chẳng là bao nhiêu so với tiền bỏ ra để bảo trì, bảo dưỡng.

Điều quan trọng là mua căn hộ để nghỉ dưỡng là phục vụ cho bản thân mà, sao phải suy tính nhiều đến thế. Nếu kinh doanh, thì nên chọn mua các loại hình khác của bất động sản, chứ không phải cách làm thế này.

Bất chấp cách giải thích của tôi, chị bạn vẫn đưa ra nhiều phép tính sao cho tối ưu nhất. Các phép tính ấy, tôi chỉ thấy phù hợp khi tuổi còn trẻ, điều kiện chưa dư dả. Mà nếu tuổi đang thanh xuân cũng đã làm ra dư tiền, thì cũng vẫn nên tận hưởng cuộc đời, chứ ở lứa tuổi đã ngoài 60, cuộc sống gia đình đã an yên, tích lũy được khá nhiều sau gần 40 năm lao động rồi, thì đồng tiền làm ra cần phục vụ cho đời sống tinh thần lẫn vật chất. Suy nghĩ thêm nữa chi cho rối, cho mệt, cho mau già?!

Bởi vậy mà đôi khi có nhiều người học để kiếm tiền giỏi lắm, nhưng lại chưa nghiêm túc học để xài tiền. Quá tiết kiệm hay quá hoang phí, đều cần học lại, dù chúng ta đang ở lứa tuổi 20 phơi phới hay đã chuẩn bị bước vào cổ lai hi.

Có nên bỏ phố về rừng?

Trào lưu bỏ phố về quê đang lan nhanh, một cuộc sống vui vẻ, khoáng đạt, buông bỏ sân si đang đón chờ. Nhưng hiện đang có xu hướng khác nữa là bỏ phố về rừng, thì có nên hay không?

Có nên bỏ phố về rừng?

1. Tôi biết cậu em đồng nghiệp trước ở Sài Gòn, sau rồi vợ chồng em bán hết nhà đất tại thành phố, đưa 2 con lên Đà Lạt sinh sống.

Đà Lạt là 1 thành phố đẹp, rất lý tưởng để nghỉ dưỡng. Từ Sài Gòn chuyển lên Đà Lạt ở, dù là ở ngoại ô, cũng vẫn là phố thị. Cậu em làm nhà gỗ, tạo lập cơ ngơi, cuộc sống rất dễ thương. Vợ chồng cậu có ý tưởng làm homestay ngay tại gia đình, 2 đứa con sẽ được học online chứ không tới trường. Đó cũng là 1 sự lựa chọn dũng cảm và đặc biệt của các phụ huynh ở thời cho con đi học quá vất vả như hiện nay.

Ngày trước, ở các vùng rừng núi sâu, vùng xa, có các bản làng của nhiều người từ khắp nơi tới lập nghiệp, khai hoang. Người ta gọi là đi "Kinh tế mới". Phải là những người có cuộc sống quá khó khăn, gọi là đói nghèo, mới dứt áo từ miền quê đồng bằng để lên núi lập địa. Tất nhiên, cuộc sống, sinh hoạt ở các vùng rừng núi thì khắc nghiệt rồi, khắc nghiệt nhiều hơn ở miền xuôi. Khí hậu khắc nghiệt, thiên nhiên hoang dã, việc đối mặt với côn trùng có hại thật sự là sự hòa nhập không hề dễ dàng.

Chưa kể sự văn minh trong ứng xử cũng có khác biệt vùng miền, dẫn tới vênh nhau trong cuộc sống đời thường. Nhưng, vì miếng cơm manh áo, những người đi Kinh tế mới thời đó đã phải thích ứng để tồn tại. Con người là 1 trong những sinh vật trên trái đất có khả năng hòa nhập vào môi trường mới nhanh nhất.

Giờ, xu hướng bỏ phố về rừng không phải vì miếng cơm manh áo như trước kia nữa. Ở lứa tuổi trẻ, khoảng 40 tuổi trở xuống, các bạn còn thời gian để trải nghiệm cuộc sống, thậm chí có thể chấp nhận bỏ vài năm “lên rừng” để đầu tư vào miếng đất còn rẻ, sau đó bỏ công sức cải tạo, làm nhà, trồng cây, kinh doanh farmstay. Tới khi đạt được kỳ vọng về lợi nhuận, thì bán đi để quay lại thành phố.

Cũng có nhiều bạn chán cuộc sống đô thị thực sự, cần có miếng đất xa hẳn nắng nóng, khói bụi, họ có thể nhất thời đi kiếm nơi thanh vắng, hoặc cũng có thể ở cả đời. Việc này chưa ai khẳng định và thống kê được, vì xu hướng này chỉ mới rộn ràng lên vài năm gần đây.

Việc “bỏ phố” không quá khó, dù để dứt ra khỏi sự hấp dẫn của những văn minh, sạch đẹp, choáng ngợp cũng là 1 thử thách, nhưng khó hơn cả là việc “lên rừng”. Ở Sài Gòn, các bạn thường nghĩ tới Đà Lạt, Bảo Lộc, xa hơn là Đắk Nông, Đắk Lắk...

Nhưng nếu “lên rừng” mà ở gần phố thị, ngoại ô thành phố, thị trấn, thì vẫn là sự lựa chọn đơn giản để giao thoa trước sự thay đổi dần dần; “lên rừng” mà mua các miếng đất sang tay, vô trong nơi vùng sâu, không có sổ, thì lại ảnh hưởng tới quy hoạch của nền tảng trồng lại rừng. Ở đâu có sự khai phá của con người, thiên nhiên nơi ấy nhất định đã bị sự can thiệp và chi phối.

Bởi vậy, chọn lựa thế nào cho phù hợp, rất cần cách suy nghĩ thấu đáo của các bạn trẻ.

2. Vì sao người trung niên ít khi theo trào lưu bỏ phố về rừng, mà lại chỉ thích bỏ phố về vườn? Vì sức khỏe cũng như thời gian của họ đã không còn quá nhiều, để “thích thì nhích” như tuổi trẻ nữa. Người trung niên cũng thích khí hậu biển hơn khí hậu núi, do đặc điểm thời tiết khiến con người không bị tác động quá nhiều lên sức khỏe.

Một ngày 4 mùa, kiểu như Đà Lạt khiến du khách rất say mê, nhưng nếu như ở đó quá lâu, người lớn tuổi cảm thấy dễ bệnh, nhiễm lạnh, cơ thể chưa kịp thích nghi với nhiệt độ, thì bên ngoài đã “chuyển mùa”.

Các bức hình tuyệt đẹp trong sương mù khiến cho giới trẻ xuýt xoa, nhưng để có thể đủ sức khỏe dầm mình trong sương giá vào sáng sớm cũng là 1 thử thách lớn với người đã “có tuổi”. Và như đã nói, tuổi trẻ còn sự dài rộng thời gian để đầu tư 1 farmstay, 1 homestay, các bạn trẻ có thể “rút quân” trở lại đô thị lớn bất cứ lúc nào, còn với tuổi trung niên, xây dựng xong cơ sở vật chất thì nhìn lại cuộc đời đã chẳng còn mấy năm để sống.

Tuy nhiên, dù thế nào, cá nhân tôi vẫn tôn trọng mọi sở thích. Yêu thích và theo đuổi trào lưu bỏ phố về rừng hay bỏ phố về vườn, đều được tôn trọng. Chỉ là bạn cần mua miếng đất đầy đủ sổ sách, cho dễ dàng quang minh chính đại.

Trồng cây gây rừng là chuyện rất tuyệt vời trong cuộc đời. Sống buông bỏ vật chất cũng là sự chọn lựa cá nhân. Chỉ có điều hơi lo chút, nếu số đông mà “buông” hết, thì còn lại quá ít nhân lực đóng góp cho sự phát triển của xã hội, của cộng đồng, của văn minh nhân loại.

Hy vọng, là tôi chỉ lo hão huyền!

Sống dịch chuyển

Sống đời dịch chuyển có vui không, có vất vả không, chuẩn bị tâm thế ra sao, là những câu hỏi chỉ người thích có cuộc sống thú vị mới có thể trả lời được.

Sống dịch chuyển

Ảnh: Shutterstock

1. Tôi vừa có cuộc điện thoại với họa sĩ Trần Ngọc Sinh. Anh là một trong những họa sĩ mà tôi rất thích, cả mảng họa và viết. Hiện, Trần Ngọc Sinh sống tại Myanmar. Ở tuổi gần 50, anh vẫn chịu khó đi học, hàng ngày vẽ và viết.

Cách nay 5 năm, Trần Ngọc Sinh sống tại Campuchia. Hàng tháng, anh đều đặn về Việt Nam để họp hành, bàn bạc công việc và gặp gỡ bạn bè. Tại đây, họa sĩ thuê nhà, học tiếng Campuchia và viết tác phẩm “PhnomPenh, PhnomPenh”.

Cách viết của Trần Ngọc Sinh phảng phất chút tâm linh, chút khám phá vùng đất mới, chút lạ lẫm của người quan sát tinh tế. Rồi, chưa kịp qua PhnomPenh thăm anh, thì đã nghe thông báo qua Myanmar sinh sống rồi.

Tất nhiên, phải là người độc thân và có điều kiện một chút xíu, mới có thể thích đời dịch chuyển. Nhưng, nghe Trần Ngọc Sinh nói, giá nhà thuê ở cả Campuchia và Myanmar đều không cao, cũng giống Sài Gòn thôi, nên cũng không phải là áp lực gì.

Người dân ở những vùng đất này sống vẫn giản dị, đủ ăn đủ mặc trong khả năng cho phép, khí hậu cũng khá tương đồng với Sài Gòn, nên các sự dịch chuyển này không gây nên sự khó khăn về tài chính. Vài năm sống ở chỗ kia, chỗ nọ, thú vị quá đi chứ. Hiểu thêm được rất nhiều điều, thêm bao sự trải nghiệm, chẳng phải là thú tiêu khiển cho cuộc đời có ý nghĩa hay sao!

Và cũng tất nhiên, không phải ai cũng muốn có sự dịch chuyển ấy. Nhiều bạn trẻ chỉ nghe thấy chuyện nhảy việc thôi, đã sợ chết dun chết dẽ rồi. Thì huống chi nay sống ở vùng đất này, mai xách ba lô chuyển tới vùng đất khác, thích nghi làm sao nổi.

Đợt dịch bệnh vừa qua, tôi mới chứng kiến rất nhiều người đóng cửa nhà thành phố để về ngôi nhà thứ 2 (second home). Dòng xe di chuyển vào ngày có lệnh giãn cách xã hội trên cao tốc Long Thành, từ Sài Gòn đi Vũng Tàu, đi Phan Thiết, đi Bảo Lộc - Đà Lạt ken đặc. Và cũng tương tự, hết lệnh giãn cách, dòng xe đó lại đổ về thành phố.

Cuộc sống hiện đại thời nay, với cách làm việc từ xa dễ dàng hơn, khiến giới trẻ và trung niên chọn nhiều nơi phù hợp để sinh sống. Ai thích biển thì tới vùng biển, ai thích núi thì lên vùng núi. Ai có tiền thì mua nhà vườn, nhà chung cư, ai ít tiền thì thuê nhà ở. Có những điều phải sau các biến cố mới có thể nhận biết rõ ràng được.

Dịch bệnh Covid-19 vừa qua là một phép thử như vậy. Con người nhận ra nhiều chân giá trị hơn. Việc ở chỗ nào tăng chất lượng sống cũng có bước ngoặc để hiểu rõ hơn.

Và cũng tất nhiên, phải ở sự nhận thức và trình độ nhất định nào đó, người ta mới có các suy nghĩ văn minh và tiến bộ được.

2. Mỗi khi có dịp, tôi và nhóm bạn thân thường ngồi tranh luận về việc chi tiêu hàng tháng của gia đình. Giá cả lên xuống cũng là mối quan tâm của tất cả mọi người. Thời gian này, chúng tôi thường cập nhật về giá thịt heo ngoài thị trường.

Ai đó nói, thôi chết, giá thịt heo tăng cao quá, hơn 200 ngàn một ký thịt, thì làm sao mà sống nổi. Rồi lại ai đó phản bác, trời ơi, giờ 1 ngày ăn được bao nhiêu lạng thịt heo mà phải suy nghĩ? Người khác không đồng ý, phải suy nghĩ đó bạn ơi, vì giá thịt heo ảnh hưởng tới tất cả các giá thực phẩm khác. Tô phở bò, phở gà cũng vì giá thịt heo mà tăng lên 5 ngàn đồng. Dĩa cơm bụi ngoài lề đường cũng vì thế mà tăng lên 8 ngàn đồng. Cứ mỗi thứ tăng lên một chút như vậy, thì giá thịt heo tăng, là đáng phải lo rồi.

Và cứ thế, những mối lo về thực phẩm là đề tài bàn tán không ngớt. Cũng vì những điều lo lắng ấy, mà người dân chủ động trồng rau trên nóc nhà, trên sân thượng, ngoài balcony, thậm chí miếng đất nhỏ trồng cây cổ thụ phía trước nhà cũng được tranh thủ để gieo hạt ớt, chút rau thơm.

Rồi người ta tìm mua đất vườn để trồng cây, trồng rau. Rồi người thành thị tập tành làm người nông dân. Xu hướng nông thôn hóa thành thị manh nha, từ các mảnh vườn ở khắp nơi trong thành phố. Nếu có được ngôi nhà thứ hai để dịch chuyển cho cuộc sống tất bật hiện đại, thì quả là sự mơ ước của rất nhiều người.

Không ai có thể dạy hoặc áp đặt người khác cách sống. Tuy nhiên, con người luôn có xu hướng cộng đồng, không thể tách rời tập thể được. Xu hướng của người này, nếu phù hợp, ngay lập tức được người khác làm theo. Sống đời dịch chuyển, cứ cả tuần đi làm ở thành phố, cuối tuần đi về nhà vườn với khoảng thời gian 2 tiếng đồng hồ lái xe, cũng là 1 sự thay đổi an toàn. Ít người sống theo cách của 1 công dân toàn cầu vì có nhiều điều khoản ràng buộc và khó thích nghi, nên dịch chuyển gần hơn, nhẹ nhàng hơn, sẽ không bị quá shock về văn hóa và lối sống.

Đà Nẵng…

Trong các thành phố biển, Đà Nẵng vẫn là thành phố tôi yêu thích nhất.

Đẹp cả hôm nay…

Lắm lúc tôi cũng không hiểu sao bao lần đến đi, tôi vẫn muốn ghé thêm những lần nữa. Có lẽ bởi Đà Nẵng mang trong tôi nhiều hoài niệm đẹp, về đất, về người.

Hôm rồi, một anh bạn bảo: “Kể tôi cũng thấy phục mình ông ạ, tôi phải đến Đà Nẵng tới hơn 20 bận, mà lúc nào tôi cũng muốn quay lại đây. Chả hiểu sao nữa, nhưng lần nào đến tôi cũng tìm thấy cho mình một điều gì đó mới mẻ”.

Tôi tin, điều này là thật. Và nó đúng với không ít người.

Cuối tuần, từ một lời hẹn của anh bạn, tôi rủ thêm cu em đồng nghiệp gói gém ba lô lên đường về “nơi đáng sống”. Khác với chuyến đi trước, chuyến đi này gần như vội vàng, cũng chẳng lên kế hoạch gì nhiều, chúng tôi chỉ đơn giản là đến, rồi tự xê dịch theo những kế hoạch khá vu vơ, kiểu bèo dạt mây trôi không định trước.

ảnh 1
Lần này vào, toàn những bất ngờ thú vị. Anh em đồng nghiệp mỗi người mỗi việc, nên để gặp đủ chúng tôi phải có đến ba cái hẹn khác nhau. Đêm đầu tiên một nhóm, đêm thứ 2 một nhóm và buổi sáng chia tay một lần hẹn khác. Nhưng quý hơn là sự nhiệt tình của những người anh em, bạn bè. Dường như mọi người đều sợ “hai thằng bé” vào đây sẽ buồn, hay sẽ lạc ấy.

Đồng nghiệp tôi mỗi người mỗi quê nhưng lại tụ cùng nhau ở Đà Nẵng. Tôi cảm như thành phố này đã đồng nhất tất cả mọi người, để họ trở thành một phần của Đà Nẵng, thành đại sứ thương hiệu của Đà Nẵng, nhất là về câu chuyện giao tế. Vừa cẩn thận, chu đáo, lại rất mộc mạc, chân tình.

Trong nhiều thành phố du lịch, thì Đà Nẵng cũng có điểm khác người. Xuống sân bay, ai cũng sẽ dễ dàng gặp được một bác tài mau miệng và vui tính. Vừa đủ để cảm nhận được sự thân thiện, lại không quá để thấy rằng đó là suồng sã hay cảm giác sắp bị chăn dắt. Và đương nhiên, người Đà Nẵng (chỉ chung tất cả những người sinh sống, làm việc ở Đà Nẵng) luôn sẵn sàng trở thành hướng dẫn viên du lịch, luôn sẵn lòng chia sẻ những quán ăn ngon, quán cà phê đẹp, khách sạn tốt cho khách đường xa.

Với Đà Nẵng, chỉ chừng mươi, mười lăm phút ngồi taxi, du khách đã tiếp nhận được cho mình quá nhiều điều thú vị. Với mỗi người Đà Nẵng, trò chuyện với họ là cả một trải nghiệm hấp dẫn, bởi cách kể chuyện có duyên, hiểu biết tường tận về nơi mình đang sống.

Tôi cảm như, Đà Nẵng ôm vào lòng những người con tứ xứ, cho họ công ăn việc làm, bao dung họ ở nơi đáng sống. Lớn hơn nữa, đô thị này cho họ niềm tự hào khi là “người Đà Nẵng”. Tôi cảm rằng, niềm tự hào của mỗi người Đà Nẵng còn lớn hơn cả người Hà Nội, Sài Gòn tri ân về thành phố của mình.

Quay lại chuyến đi lần này, ngoài việc chính là gặp gỡ anh em, bạn bè, tôi và cậu em còn có thêm những trải nghiệm khác theo kiểu: lần đầu tiên làm chuyện ấy. Đó là một cuộc phiêu dạt bằng xe máy, phượt đèo Hải Vân, rồi ghé Lăng Cô, lần đầu ngủ đêm giữa Đầm Lập An, rồi lại quay về Đà Nẵng. Xen kẽ đó là các cuộc gặp gỡ, hàn huyên, mà sự tình cờ, vô tình làm sao trở nên chủ đạo.

ảnh 2
Có đêm, sau khi gặp vài đồng nghiệp, uống với nhau vài ve bia, chúng tôi tiếp tục cuộc vui ở phố biển bằng việc tìm đến một bar cho giới trẻ. Sau nhiều lần khám phá ẩm thực đêm ở Đà Nẵng, sau bao bận chạy xe ngắm cầu Rồng phun lửa, cầu Thuận Phước chiếu đèn, lần này tôi muốn thử xem người trẻ xứ này chơi đêm có khác ngày trước không.

Cô em đồng nghiệp dẫn chúng tôi đến On The Radio Pub trên đường Thái Phiên, quận Hải Châu. Lúc đó tầm hơn 11h, bar khá đông các bạn trẻ. Tiếng nhạc EDM sôi động, thi thoảng thêm những câu rap khuấy động của DJ càng khiến không gian trở nên cởi mở hơn. Các bạn trẻ cuốn theo những giai điệu sôi động, nói cười rộn rã. Có lẽ, người trẻ tuổi ở thành phố năng động cũng đã tìm ra cho mình cách thư giãn cuối tuần khác lạ hơn trước nhiều.

Dù không thể nói On The Radio Pub là một điểm đến hấp dẫn, vì đồ uống và nhạc chỉ ở mức bình bình, nhưng theo tôi, mọi trải nghiệm, kể cả thất bại đều có những giá trị riêng. Đặc biệt, khi ta biết thêm được đôi chút sự thay đổi gu giải trí của người trẻ tuổi thành phố ở thời điểm hiện tại.

Đà Nẵng hôm nay đã khác quá nhiều so với một thập kỷ trước, không gian đô thị cũng trở nên chật chội và chịu nhiều áp lực hơn. Nhưng một điểm tôi thấy hầu như vẫn vậy, là sự dễ thương của con người xứ Quảng, chẳng mấy đổi thay.

Và trong hoài niệm

Tôi còn nhớ, hồi hè năm 2001, lần đầu tiên tôi được thưởng chuyến đi xa. Lần đó, anh chị được nghỉ hè ra Bắc, khi vào lại phố núi Pleiku (Gia Lai) có xách tay tôi theo. Bữa đó, lần đầu đi xa, lần đầu đi quá Hà Nội, vào thẳng miền Trung, Tây Nguyên nên thằng bé háo hức lắm.

Tôi nhớ mãi, lần đầu tiên tôi nhìn thấy biển là khi ô tô đi đến đèo Ngang. Còn chỗ đầu tiên một thanh niên miền núi như tôi chạm vào với biển là ở Đà Nẵng, đoạn đâu đó qua đèo Hải Vân. Bữa đó, anh rể chiều tôi nên chọn một quán ăn ngay sát biển.

Vừa lạ lẫm, vừa tò mò, lần đầu tôi chạy ra ngó xem mặt mũi biển cả nó ra sao. Nước thì xanh ngắt, nắng vàng trên đầu, mặt biển thì bao la, lấp lánh vảy bạc. Bữa đó, lần đầu nếm thử vị muối mặn. Lần đầu thấy biển vừa mê hoặc, vừa cả sợ hãi vì cái rộng lớn mênh mang của nó. Đó là kỷ niệm đầu tiên của tôi cùng Đà Nẵng.

ảnh 3
Rồi sau này, khi đi làm, trong bao chuyến xe khách trên đường thiên lý Bắc - Nam, tôi đều qua Đà Nẵng, chỉ qua thôi chứ chưa hề ghé lại để ở. Nhưng trên xe, tôi cũng nghe được ối điều. Ngày đó xe khách, cơm tù là phổ biến (cái này có dịp thích hợp sẽ kể sau), trên xe người ngủ, người nói chuyện rôm rả, nổ như ngô.
Từ ngày đó, tôi đã nghe người Đà Nẵng, hay những người Quảng Nam chung xe của mình kể về một lãnh đạo địa phương với niềm tin yêu, kính trọng. Và từ đó, tôi xây cho mình một mối thiện cảm về mảnh đất, con người ở đây.

Rồi như anh Lãm đem lòng yêu chị Nguyệt trong truyện ngắn “Mảnh trăng cuối rừng” của tác giả Nguyễn Minh Châu. Cuối cùng, tôi cũng có lần diện kiến thành phố này. Một lần, hai ba lần, rồi qua lại với nhau suốt thành quen. Tôi nhiều lần được người Đà Nẵng đãi bằng cả tấm lòng chân thật, tin tưởng.

ảnh 4
Có bận, tôi đi khảo sát địa điểm tổ chức sự kiện cho khoảng 200 khách. Trong rất nhiều trung tâm, cuối cùng tôi chọn Phì Lũ 4 (còn gọi là Golden Phoniex) ở gần quảng trường 2/9. Đơn giản, vì từ khi tiếp xúc với anh Phước, phụ trách booking của trung tâm, tôi đã có thiện cảm. Người gì đâu mà dễ thương, nói năng lịch sự, nhẹ nhàng. Mọi thứ đều chốt nhanh, thoáng, hỗ trợ khách hết mình. Tôi nói nhiều người sẽ không tin, nhưng lần đó, sau khi chọn địa điểm, ngày giờ, thống nhất nội dung làm việc, tôi ngỏ ý chuyển tiền cọc cho an tâm thì anh Phước trả lời ngắn gọn: Không cần phải cọc, cứ đúng ngày giờ em vào là mọi thứ sẵn sàng.

Và sự thực đúng thế thật. Không chỉ vậy, trong cả chương trình, chúng tôi còn nhận được rất nhiều sự hỗ trợ của phía Trung tâm một cách vô tư, không tính toán. Thậm chí, xong sự kiện, đến tận khi ra ngoài Hà Nội rồi, chúng tôi mới chuyển trả toàn bộ kinh phí cho sự kiện. Một điều mà tôi chưa hề tin và được trải nghiệm trong bao nhiêu lần tổ chức ngoài Bắc.

Tôi tin không phải người Đà Nẵng nào cũng vậy, nhưng cũng tin tính cách bộc trực, dễ gần, dễ thương và tin người thì nhiều người Đà Nẵng có.

Ngày đó, do đặc thù công việc, độ cao điểm một tháng phải ghé Đà Nẵng đến 3, 4 bận. Và lần nào vào tôi cũng được những anh em, bạn bè tiếp đón một cách nồng hậu. Và rất vui là chỉ cần đưa ra bất cứ băn khoăn nào, thì gần như ngay lập tức tôi sẽ được giải đáp, hỗ trợ, cả hướng gỡ khó, giải quyết vấn đề.

ảnh 5
Có lần, khi đang vò đầu bứt tai để nghĩ kịch bản cho một sự kiện ra mắt sản phẩm rượu, tôi ngỏ ý muốn tìm một bartender thật xịn, đặc biệt, việc biểu diễn phải giỏi để tạo điểm nhấn. Thoáng gục gặc cái đầu, hai người bạn tôi, trong đó một anh là dân báo từ Bắc vào, một chị là giảng viên Đại học Đà Nẵng hẹn: “Đêm nay, cho chú đi khảo sát, nếu ưng thì triển...”

Và đêm đó, tầm đâu 11h khuya, chúng tôi có mặt tại 17 Saloon gần ngay chân cầu sông Hàn. Đây là một quán bar theo phong cách cao bồi miền Tây. Sau khi nghe ban nhạc Philippines trình diễn những bản đầy sôi động, một tiết mục hấp dẫn bắt đầu.

Trong tiếng nhạc rộn rã của bản “We will rock you”, các bartender bắt đầu làm du khách phát cuồng. Điện được tắt bớt, cả quán bar chỉ còn vài ngọn đèn. Khi nhạc trỗi lên, cũng là lúc một bartender đổ rượu lên mặt bàn gỗ và châm lửa. Lửa rần rật cháy trong tiếng nhạc, tiếng reo hò. Khẽ chấm tay vào ngọn lửa, quẹt lên miệng chai rượu có nút giấy đã tẩm xăng (loại xăng zip-po), màn múa lửa bắt đầu.

Tất cả như phát cuồng vì tài ba của nhóm biểu diễn. Còn tôi đặc biệt ấn tượng với Lan Anh, cô bé chừng 18 tuổi, người từng giành giải cao trong cuộc thi biểu diễn pha chế do hãng Bacardi tổ chức. Bữa đó, tôi được xem một màn mãn nhãn và có thêm ý tưởng cho sự kiện của mình.

Lan Anh cũng đồng ý tham gia biểu diễn múa lửa trong sự kiện bên tôi tổ chức. Tôi cũng thầm cám ơn hai người bạn, vì để giới thiệu và cho tôi mục sở thị để lựa chọn nghệ sĩ cho sự kiện, mà đã phải lọ mọ đêm hôm.

Mùa báo cáo kết quả kinh doanh quý II: Tin sớm thường vui

Vẫn theo “tập quán” mọi năm, mùa báo cáo kinh doanh bán niên này, những báo cáo được công bố sớm thường để báo tin vui, còn những doanh nghiệp chần chừ thường có kết quả kinh doanh buồn.
Tính tới thời điểm tổng hợp ngày 17/7/2020 chưa ghi nhận các báo cáo chính thức của các doanh nghiệp lớn, mà chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong nhóm thống kê lợi nhuận quý trên 20 tỷ đồng, tăng trưởng lợi nhuận trên 16% chỉ có 19/102 mã cổ phiếu đã công bố.
Trong đó, kết quả kinh doanh tăng trưởng chủ yếu là các doanh nghiệp hưởng lợi riêng biệt và ngành khu công nghiệp có dấu hiệu vượt trội so với những ngành khác. Diễn biến này khá khác biệt so với các giai đoạn trước dịch, khi luôn có những nhóm ngành hưởng lợi nhất định.

Nhóm cổ phiếu khu công nghiệp tiếp tục là điểm sáng giai đoạn đầu của mùa báo cáo tài chính. Theo đó, CTCP Sonadezi Châu Đức (SZC) công bố báo cáo tài chính quý II/2020 với doanh thu thuần là 152,98 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 71,5 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng 151,26% và 134,23%.

Trong đó, phần lớn doanh thu quý II đến từ cho thuê đất và phí quản lý, chiếm 87% tổng doanh thu, tăng 219% so với cùng kỳ năm 2019. Như vậy, chỉ mới 6 tháng đầu năm, doanh nghiệp hoàn thành 73,75% kế hoạch doanh thu và 108,5% kế hoạch lợi nhuận.

CTCP Phát triển đô thị Công nghiệp số 2 (D2D) công bố doanh thu quý II/2020 là 68,2 tỷ đồng, lợi nhuận 101,5 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng 11,8% và 129,6% so với cùng kỳ 2019. Như vậy, sau 6 tháng đầu năm 2020, doanh nghiệp hoàn thành 84,1% kế hoạch lợi nhuận.

Điểm đáng chú ý, đóng góp lợi nhuận chủ yếu nhờ doanh thu tài chính từ số tiền gửi ngân hàng, tính tới 30/6/2020, số dư tiền mặt, tiền gửi kỳ hạn ngắn là 1.314,4 tỷ đồng, chiếm 63,6% tổng tài sản.

CTCP Phát triển khu công nghiệp Tín Nghĩa (TIP) công bố báo cáo quý II/2020 với doanh thu 75,6 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 32,5 tỷ đồng, lần lượt tăng 38,8% và 21,4% so với cùng kỳ năm 2019. Như vậy, sau 6 tháng, doanh nghiệp hoàn thành 71% kế hoạch doanh thu và lợi nhuận cả năm.

CTCP Khu công nghiệp Nam Tân Uyên (NTC) công bố báo cáo quý II/2020 với doanh thu đạt 50,2 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 55,9 tỷ đồng, lần lượt tăng 5,9% và giảm 8,1%.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh nghiệp hoàn thành 79,8% kế hoạch lợi nhuận năm 2020. Được biết, đà tăng trưởng lợi nhuận chủ yếu đến từ doanh thu tài chính.

Như vậy, có thể thấy, đặc điểm của nhóm doanh nghiệp khu công nghiệp có thể tăng trưởng mạnh nhờ quỹ đất còn lại và tiếp tục cho thuê mới hoặc lãi tiền gửi ngân hàng nhờ số tiền mà khách hàng ứng trước thuê 50 năm, doanh nghiệp dùng một phần tiền này để đầu tư mở rộng và phần lớn gửi ngân hàng kỳ hạn ngắn.

Nhóm cổ phiếu đơn lẻ lên ngôi

Ads by AdAsia

Ngoài nhóm cổ phiếu khu công nghiệp có dấu hiệu tăng trưởng theo ngành, trên sàn ghi nhận báo cáo không có một nhóm ngành nào vượt trội ngoài câu chuyện đơn lẻ của các doanh nghiệp.
CTCP Cao su Phước Hoà (PHR) công bố báo cáo tổng doanh thu là 466,43 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 256,88 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng 60,82% và 332,99% so với cùng kỳ.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh nghiệp hoàn thành 43% kế hoạch lợi nhuận trước thuế Công ty mẹ. PHR cho biết, đối với dự án Khu công nghiệp Nam Tân Uyên mở rộng giai đoạn 2, doanh nghiệp và NTC đã ký kết hợp đồng đền bù, hỗ trợ thiệt hại.
PHR đã ghi nhận một phần tiền đền bù, hỗ trợ thiệt hại là 456 tỷ đồng, phần còn lại theo kế hoạch sẽ ghi nhận chậm nhất trong tháng 10/2020.
Như vậy, có thể thấy, nếu so sánh kết quả kinh doanh của PHR và các doanh nghiệp cao su thiên nhiên trong ngành như CTCP Cao su Tây Ninh (TRC) khi lợi nhuận quý II/2020 chỉ ghi nhận 16 tỷ đồng, giảm 43,5%.
Điều này chứng tỏ kết quả kinh doanh của ngành cao su thiên nhiên về hoạt động khai thác mủ cao su gặp khó, chỉ có lợi nhuận đột biến giúp doanh nghiệp vượt trội hơn so với ngành.

CTCP Bột giặt NET (NET) công bố báo cáo quý II/2020 với doanh thu là 369,5 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 41,9%, lần lượt tăng trưởng 30,9% và 116% so với cùng kỳ năm 2019.

Như vậy, sau 6 tháng đầu năm, doanh nghiệp hoàn thành tới 98,4% kế hoạch lợi nhuận trước thuế của năm. Nhờ cung cấp dịch vụ thiết yếu, đặc biệt giai đoạn dịch Covid-19 vừa qua, nhu cầu sản phẩm của NET tăng đột biến, giúp doanh nghiệp hưởng lợi lớn từ xu hướng ngành.

CTCP Tập đoàn Hoá chất Đức Giang (DGC) công bố báo cáo quý II/2020 với doanh thu 1.575,97 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 269,22 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng 19,2% và 67,7% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, sau 6 tháng đầu năm, doanh nghiệp hoàn thành 67% kế hoạch lợi nhuận của năm 2020.

Tuy nhiên, kết quả kinh doanh tích cực của doanh nghiệp trùng với thời điểm doanh nghiệp chuẩn bị chuyển sàn từ HNX sang HOSE. Trong khi đó, lịch sử giai đoạn 2016-2019 có diễn biến thất thường, năm 2017 và năm 2019 lợi nhuận và doanh thu đột ngột giảm khá mạnh.

CTCP Nhiệt điện Hải Phòng (HND) công bố báo cáo tài chính quý II/2020 với doanh thu là 3.127,3 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 545,8 tỷ đồng, lần lượt giảm 5,6% và tăng 31,5% so với cùng kỳ năm 2019. Như vậy, sau 6 tháng đầu năm, doanh nghiệp hoàn thành 83,2% kế hoạch lợi nhuận cả năm 2020.

Doanh nghiệp cho biết, nguyên nhân chính làm tăng lợi nhuận trước thuế là do tỷ giá USD và JPY giảm nên chi phí chênh lệch tỷ giá giảm 111,8 tỷ đồng. Ngoài ra, các chi phí khác đều giảm đã giúp doanh nghiệp tăng lợi nhuận.

Như vậy, có thể thấy, bức tranh tài chính quý II và 6 tháng đầu năm với điểm sáng tiếp tục là ngành khu công nghiệp và các doanh nghiệp riêng lẻ với câu chuyện riêng của từng doanh nghiệp, thay vì hưởng lợi đồng bộ theo nhóm ngành như trước đây.

Với việc còn nhiều doanh nghiệp vốn hóa lớn chưa công bố sớm báo cáo tài chính, điều này sẽ là dấu hỏi cho giới đầu tư với các ngành dự báo gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch như hàng không, thuỷ sản, dệt may…

Bên cạnh đó, với việc giãn nợ vay, hạ lãi suất, nhóm ngân hàng vốn hóa lớn có thể sẽ công bố báo cáo kém khả quan hơn so với cùng kỳ.

Nhà đầu tư nhỏ cháy tài khoản: Đừng trách đòn “chơi ác” của Bigboy

Thị trường tài chính hoạt động không có tình bằng hữu giữa người với người. Mọi nhà giao dịch đều cố gắng đánh bại người khác. Bị “cháy” tài khoản, nhà đầu tư nhỏ lẻ chỉ có thể tự trách mình, thay vì đổ lỗi cho người khác... Đó là chia sẻ của ông Nguyễn Xuân Hòa, nhà đầu tư chuyên nghiệp trên thị trường phái sinh, khi giải mã phiên giao dịch bất thường 21/5/2020.

Ngày 21/5 vừa qua là ngày đáo hạn của hợp đồng tương lai chỉ số VN30 tháng 5, phiên ATC đột ngột tăng giá trần, cao hơn chỉ số cơ sở gần 50 điểm. Nhiều ý kiến cho rằng, đây là dấu hiệu làm giá chứng khoán phái sinh. Quan điểm của ông như thế nào?

Trên thị trường luôn có những nhà đầu tư lớn mà mọi người trong ngành hay gọi là Bigboy. Những nhà đầu tư lớn này có đầy đủ tiềm lực tài chính và công cụ để có thể tác động cho thị trường di chuyển theo ý muốn của họ.

Thị trường phái sinh Việt Nam hiện có quy mô rất nhỏ nên việc tác động của Bigboy có thể thực hiện dễ dàng.

Do quy mô thị trường nhỏ, để có thể gom đủ số hợp đồng mong muốn, Bigboy phải tiến hành mua rải rác trong nhiều phiên. Xu hướng của hợp đồng tháng 5 là tăng giá (uptrend) nên có thể dễ dàng phán đoán Bigboy đang giữ vị thế mua (Long).

Việc Bigboy tác động vào phiên ATC để đẩy thị trường lên thêm vài điểm có lợi cho mình là việc làm dễ hiểu và có thể đoán trước được đối với những nhà đầu tư có kinh nghiệm.

Việc đổ lỗi cho các nhà đầu tư lớn tác động vào thị trường làm “cháy” tài khoản của các nhà đầu tư nhỏ lẻ trong phiên 21/5 là không chính xác.

Theo quy định của giao dịch phái sinh, giá trị của hợp đồng tại thời điểm đáo hạn chính là giá trị đóng cửa của chỉ số VN30 vào ngày đáo hạn.

Với cách thức này, Bigboy chỉ nhận được giá trị đáo hạn là 815,55 điểm (chỉ số VN30), tức chỉ tăng khoảng 6 điểm so với mức giá trước phiên ATC (809,5 điểm).

Nếu so với giá cao nhất trước phiên ATC (813,9 điểm), chốt phiên chỉ số chỉ tăng có hơn 1,5 điểm. Thậm chí, nếu so với giá thấp nhất trong phiên (805,1 điểm), chỉ số cũng chỉ tăng hơn 10 điểm.

Ðiều đó có nghĩa là, nếu không hoảng loạn đóng vị thế bằng lệnh ATC thì dù giữ vị thế bán (Short) ở giá thấp nhất, nhà đầu tư cũng chỉ lỗ khoảng 10 điểm.
Ông Nguyễn Xuân Hòa.
Số hợp đồng khớp trong phiên ATC chỉ là hơn 3.600 hợp đồng, trong khi số hợp đồng nắm giữ, không đóng vị thế, mà để đáo hạn theo chỉ số VN30 là hơn 17.000 hợp đồng. Ðiều đó cho thấy, nhà đầu tư lớn cũng không được hưởng lợi nhiều khi giá hợp đồng đáo hạn tháng 5 tăng trần.
Nhìn lại một số phiên đáo hạn trước đây, chẳng hạn phiên đáo hạn hợp đồng tháng 11/2019, sau phiên ATC, giá phái sinh giảm 10 điểm so với trước ATC và giảm 9 điểm so với mức giá thấp nhất trong ngày. Hay phiên đáo hạn hợp đồng tháng 8/2019, sau phiên ATC, giá phái sinh tăng hơn 12 điểm so với trước ATC và tăng 11 điểm so với mức giá cao nhất trong ngày.

Trong các phiên đáo hạn khác, giá trước và sau ATC chênh lệch vài điểm là chuyện bình thường. Trong các phiên đáo hạn trên, giá trị đóng cửa của hợp đồng phái sinh rất gần với chỉ số VN30; chênh lệch lớn như phiên 21/5/2020 là điều chưa từng có.

Việc giá hợp đồng phái sinh tháng 5 tăng trần lên 864 điểm trong phiên 21/5, theo ý kiến chủ quan của tôi là sự kết hợp của hai yếu tố.

Một là, Bigboy “chơi ác” khi gần cuối phiên giao dịch, thị trường có một nhịp giảm nhẹ khiến nhiều nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm nhận định sai về xu hướng.

Trong phần lớn thời gian phiên ATC, chỉ số VN30 chỉ mấp mé mức tham chiếu (khoảng 803 điểm), khiến nhà đầu tư giữ vị thế Short đinh ninh sẽ có lãi. Khi chỉ còn khoảng 1 - 2 phút là hệ thống thực hiện khớp lệnh, Bigboy bất ngờ đẩy chỉ số VN30 tăng lên 10 - 12 điểm, các nhà đầu tư khác không có thời gian để cân lệnh trên thị trường phái sinh.

Hai là sự hoảng loạn của nhiều nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm. Khi chỉ số VN30 bất ngờ được đẩy lên vào “phút thứ 90”, nhà đầu tư nắm vị thế Short bị hoảng loạn, đẩy lệnh Long ATC để đóng vị thế.

Sự hoảng loạn quá mức làm số lệnh Long ATC tăng vọt, bên Short không kịp vào lệnh đối ứng, dẫn đến giá phái sinh tăng trần. Với nhà đầu tư có kinh nghiệm, họ không đóng vị thế mà để vị thế đáo hạn theo chỉ số VN30 (815,5 điểm), thiệt hại chỉ vài điểm.

Trong thời gian gần đây, thị trường biến động mạnh, có rất nhiều tài khoản chứng khoán mới được mở. Nhiều nhà đầu tư mới gia nhập thị trường với tham vọng làm giàu nhanh, trong khi chưa có nhiều hiểu biết về thị trường.

Rất nhiều trong số đó thậm chí không biết cách tính giá trị đáo hạn của hợp đồng tương lai VN30 (có nhà đầu tư lâu năm cũng bị nhầm lẫn). Do đó, khi bị “cháy” tài khoản, nhà đầu tư nhỏ lẻ chỉ có thể tự trách mình, thay vì đổ lỗi cho người khác.

Sự sôi động của TTCK phái sinh trong thời gian qua khiến số lượng tài khoản mở mới gia tăng nhằm tìm kiếm lợi nhuận. Ông có chia sẻ gì với các nhà đầu tư mới?

Có người đã đánh giá: “Thị trường tài chính hoạt động không hề có tình bằng hữu giữa người với người. Mọi nhà giao dịch đều cố gắng đánh bại người khác. Trên con đường cao tốc của nghề giao dịch tài chính, luôn có đầy rẫy các cạm bẫy. Giao dịch tài chính là cuộc chơi nguy hiểm nhất của con người, chỉ sau chiến tranh”.

Thế nhưng, có quá nhiều người không hề chuẩn bị gì cho một cuộc chiến sinh tử, họ không biết mình đang làm cái gì.

Bạn phải có kiến thức, còn nếu không sẽ giống như đem tiền đi từ thiện. Muốn thành công, nhà đầu tư mới cần trang bị cho mình các kiến thức và kỹ năng cần thiết để có thể tự giao dịch.

Kiến thức và kỹ năng cần có thời gian để tích lũy. Tham vọng làm giàu nhanh sẽ khiến nhiều nhà đầu tư phá sản.

Nhà đầu tư cần thận trong khi tham gia vào các “room” (phòng) khuyến nghị của nhân viên môi giới trong các công ty chứng khoán, đặc biệt là các room đông người. Do quy mô thị trường phái sinh còn rất nhỏ, các room lớn rất có thể là công cụ để Bigboy điều tiết thị trường theo ý muốn.

Nếu môi giới có thể giúp hàng trăm người kiếm tiền dễ dàng như vậy thì họ cần gì đi làm thuê! (đây là ý kiến chủ quan).

Theo ông, ở thời điểm này, đầu tư vào chứng khoán phái sinh hay cơ sở sẽ có nhiều cơ hội hơn?

Với nhà đầu tư nhỏ lẻ, số vốn chỉ vài chục hoặc vài trăm triệu đồng, thì đầu tư vào thị trường phái sinh có nhiều ưu điểm vượt trội so với chứng khoán cơ sở.

Cụ thể, thị trường phái sinh có đòn bẩy cao, chỉ cần ký quỹ khoảng 15% giá trị hợp đồng là nhà đầu tư có thể bắt đầu giao dịch.

Chứng khoán phái sinh giao dịch T+0, mua bán trong ngày, trong khi chứng khoán cơ sở vẫn áp dụng cơ chế T+3. Với chứng khoán phái sinh, nhà đầu tư có thể kiếm tiền cả khi thị trường tăng và giảm, trong khi rất khó kiếm tiền từ chứng khoán cơ sở khi thị trường có xu hướng giảm (downtrend).

Bên cạnh đó, giao dịch phái sinh chủ yếu dựa vào phân tích kỹ thuật, không cần có nhiều kiến thức chuyên sâu về kinh tế, trong khi giao dịch chứng khoán cơ sở phải sử dụng cả phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản.

Trong giai đoạn thị trường biến động mạnh như hiện nay, chứng khoán phái sinh đem lại cơ hội sinh lời rất lớn, vượt trội so với chứng khoán cơ sở. Tuy nhiên, do quy mô thị trường nhỏ nên nhà đầu tư khó có thể tham gia giao dịch với số vốn lớn.

Trở lại phiên giao dịch ngày 21/5, một lực mua giá cao đổ vào sàn ngay trước khi khớp ATC, khiến bên bán không kịp đặt lệnh đối ứng. Bên mua trong phiên ATC chấp nhận lỗ vì mua giá cao, nhưng sẽ lãi lớn từ các vị thế mua giá thấp trước đó. Hiện tượng “làm giá” này gây rủi ro cho thị trường. Theo ông, cần cảnh báo nhà đầu tư trong những phiên hợp đồng đáo hạn như thế nào?

Phiên đáo hạn luôn tiềm ẩn những bất ngờ. Nhà đầu tư không có kinh nghiệm thì không nên giao dịch trong phiên đáo hạn, hoặc chỉ tham gia với một tỷ trọng vốn rất nhỏ (10 - 20%) và phải xác định được xu hướng của hợp đồng tháng đó là uptrend hay downtrend, tuyệt đối không đi ngược xu hướng.

Nhìn lại phiên 21/5, mặc dù thị trường đang là uptrend, nhưng gần cuối phiên có một nhịp điều chỉnh nhẹ. Nhịp điều chỉnh này làm nhiều nhà đầu tư xác định sai xu hướng và giữ vị thế Short, dẫn đến thua lỗ.

Theo nhận định của tôi, nhịp điều chỉnh này là điều chỉnh thông thường do sự kết hợp của hai yếu tố.

Thứ nhất, chênh lệch giữa phái sinh và chỉ số VN30 ở mức cao. Mặc dù là phiên đáo hạn, nhưng sự chênh lệch giữa giá phái sinh với VN30 được duy trì từ 4 - 6 điểm, có lúc lên đến 8 điểm (điều này ít gặp ở các phiên đáo hạn trước đây), nên đến cuối phiên, thị trường sẽ tự điều chỉnh để thu hẹp sự chênh lệch này.

Mặc dù có áp lực bán khá mạnh, trước phiên ATC vài chục giây, chênh lệch giữa phái sinh và chỉ số VN30 vẫn được kéo lên tới 7 điểm.

Ðiều đó cho thấy, kỳ vọng của đa số nhà đầu tư (chủ yếu là Bigboy) về việc tăng giá sau ATC là rất lớn. Giá không giảm nhiều trong nhịp điều chỉnh (chênh lệch vẫn lớn) cũng cho thấy người bán chỉ là những nhà đầu tư nhỏ lẻ.

Nếu muốn bán lượng lớn vị thế, nhà đầu tư lớn phải bán từ những phiên trước đó, hoặc giá sẽ phải giảm rất mạnh. Chấp nhận mức chênh lệch lớn như vậy có nghĩa Bigboy nắm chắc rằng, phiên ATC sẽ “đánh lên” mạnh.

Thứ hai, nhà đầu tư giữ vị thế Long đóng một phần vị thế. Như đã phân tích ở trên, xu hướng thị trường phái sinh tháng này là uptrend, rất nhiều nhà đầu tư giữ vị thế Long.

Phiên ATC luôn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất ngờ nên nhà đầu tư chủ động đóng bớt vị thế Long để bảo toàn lợi nhuận. Việc gia tăng áp lực bán làm thị trường điều chỉnh.

Tản mạn về một thị trường tài chính “vắt sữa” nhà đầu tư nhỏ

Khi nào thì các công ty dừng vắt sữa nhà đầu tư nhỏ? 

“Vắt sữa” nhà đầu tư nhỏ

Hai năm trước, khi một người bạn của tôi rời Việt Nam sang Hồng Kông làm việc, chúng tôi có một cuộc trò chuyện ngắn qua Skype. Trong hơn 3 năm ở Việt Nam, anh cũng gọi là hiểu sơ sơ về thị trường tài chính của Việt Nam. Một trong những ấn tượng của anh là nhà đầu tư nhỏ của Việt Nam bị “vắt sữa” nhiều quá (nguyên văn câu nói của anh lúc đó là “milking small investors”).

“Khi nào thị trường này dừng vắt sữa nhà đầu tư nhỏ thì mới khá lên được”, anh nhận xét.

Khi đó, tôi rất đồng ý với nhìn nhận của anh, nhưng cũng không suy nghĩ quá nhiều. Chiêm nghiệm những diễn biến thị trường 2 năm qua, tôi càng thấy những điều anh bạn nói có lý.

Thị trường Việt Nam có 2 đặc tính nổi bật: Nhiều nhà đầu tư cá nhân và sự tập trung cao về quyền sở hữu đa số công ty niêm yết trong tay một nhóm cổ đông lớn (có những công ty mà nhóm cổ đông lớn có quan hệ chặt chẽ với nhau sở hữu hơn 80%).
Hồ Quốc Tuấn - Giảng viên Đại học Bristol, Anh.
Đặc tính này dẫn đến một số hệ lụy. Thứ nhất, nhiều nhà đầu tư cá nhân không có mục tiêu nắm giữ cổ phiếu dài hạn, mà có mục tiêu lướt sóng, sở hữu ngắn hơn một năm. Vì vậy, họ không quan tâm nhiều đến chất lượng quản trị công ty, mà chủ yếu đầu tư khi có sóng, có tin đồn.

Thứ hai, cho dù họ quan tâm, nhưng vì họ là cổ đông nhỏ, không ai quan tâm đến những gì họ nói, hoặc hành xử “chiếu lệ”. Anh bạn tôi từng làm đại diện cho một quỹ đầu tư nước ngoài trong một công ty ở Việt Nam và thấy “nhức mắt” về một số cách hành xử của hội đồng quản trị như tự tiện thực hiện các giao dịch chuyển vốn giữa công ty với những công ty thân thuộc của hội đồng quản trị.

Anh đã đặt ra nhiều câu hỏi và cũng phản ứng dữ dội, nhưng rồi không có hiệu quả gì. Cuối cùng, quỹ của anh rút vốn. Mà công ty đó thì chắc cũng chả quan tâm về sự ra đi của một cổ đông ngoại thiểu số.

Chuyện mà cổ đông lớn của một công ty, đặc biệt là một vài ngân hàng, lấy tiền của công ty cho các công ty thân hữu hoặc chính bản thân mình vay, thậm chí là vào làm cổ đông của công ty mình là chuyện rất phổ biến, mà những giao dịch khuất tất của Huy Vietnam tiến hành qua chuỗi nhà hàng Món Huế gần đây là một ví dụ.

Vài tuần trở lại đây, tôi lại nghe một chuyện khác. Đó là xu hướng công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại đẩy mạnh việc phân phối trái phiếu doanh nghiệp cho nhà đầu tư cá nhân.

Điều này dẫn đến một lo ngại rằng, ngày càng nhiều nhà đầu tư cá nhân mua trái phiếu doanh nghiệp vì lãi suất cao mà không hiểu rõ về nó.

Theo một số liệu thống kê, các nhà đầu tư cá nhân đã mua khoảng 15% tổng lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong 6 tháng đầu năm nay.

Bất chấp những cảnh báo của Bộ Tài chính, hiện tượng dòng tiền đầu tư cá nhân chảy vào trái phiếu doanh nghiệp đã trở nên phổ biến.

Một người quen của tôi vừa mới hỏi tôi về việc mua trái phiếu doanh nghiệp từ ngân hàng vì nghe nhân viên ngân hàng nói là mua trái phiếu lời hơn gửi tiết kiệm, mà lại của công ty lớn phát hành, an toàn lắm.

Hỏi ra thì bạn chẳng biết gì nhiều về công ty đó, bạn là “khách VIP” của chi nhánh ngân hàng gần nhà nên được chào mua trái phiếu. Tôi hỏi kỹ hơn thì biết đây là một trái phiếu phát hành riêng lẻ.

Ads by AdAsia

Ông Nguyễn Hoàng Dương, Phó vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính, Bộ Tài chính từng khuyến cáo “trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ không phù hợp với nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ”.

Song, Bộ Tài chính cứ khuyến cáo, còn ngân hàng cứ bán trái phiếu và theo cách diễn tả mơ hồ của bạn tôi về trái phiếu mà cô định mua thì rõ ràng là nhân viên ngân hàng đã không giải thích cho cô hiểu rõ những rủi ro của việc mua trái phiếu này.

Trong khi đó, một người quen khác của tôi làm quản lý cao cấp ở một ngân hàng cho biết, có khi bản thân nhân viên cũng không ý thức hết được tính rủi ro của những trái phiếu này, được giao bán và tập huấn thế nào thì bán vậy thôi.

Trong một thị trường nhà đầu tư cá nhân chiếm số đông, mà họ lại bị “vắt sữa” kiểu như vậy thì thật khó mà mong nhà đầu tư có niềm tin vào cổ phiếu hay trái phiếu. Vậy thì đừng trách vì sao họ lướt sóng, không nắm giữ cổ phiếu dài hạn.

Tuân thủ quy định mới mang tính hình thức 

Ở Việt Nam, không phải không có những quy định bảo vệ nhà đầu tư nhỏ. Các quy định pháp luật, hướng dẫn về quản trị công ty (corporate governance) thường xuyên cập nhật các thông lệ, nguyên tắc quốc tế tốt nhất. Nhưng trên thực tế, nhiều doanh nghiệp chỉ tuân thủ “cho có”.

Nhiều ban kiểm soát, kiểm toán nội bộ, cổ đông độc lập, thậm chí là cổ đông là nhà đầu tư tổ chức đều có đủ, nhưng cổ đông lớn vẫn có thể dễ dàng làm được những gì họ muốn.

“Con voi chui lọt lỗ kim” dường như là chuyện thường ngày trong quản trị doanh nghiệp ở Việt Nam. Chỉ một chuyện vi phạm quy định công bố thông tin thôi cũng đã nói gần 2 thập kỷ nay, nhưng thỉnh thoảng vẫn có những vi phạm sơ đẳng diễn ra.


Thị trường Việt Nam có 2 đặc tính nổi bật: Nhiều nhà đầu tư cá nhân và sự tập trung cao về quyền sở hữu các công ty niêm yết trong tay một nhóm cổ đông lớn... 


Còn chuyện ngân hàng phân phối trái phiếu thì Bộ Tài chính đã có khuyến nghị đơn vị phân phối phải cung cấp đầy đủ thông tin về tình hình doanh nghiệp, nghĩa vụ doanh nghiệp phát hành, tổ chức phân phối và đặc biệt là có biện pháp quản lý để tuân thủ đầy đủ, đúng hạn các cam kết về mua lại trái phiếu với nhà đầu tư khi phân phối trái phiếu.

Thế nhưng, nếu đơn vị phân phối làm cho có, để khách hàng ký nhận một tờ giấy xác nhận đã được cung cấp đủ thông tin, trong khi trên thực tế khách hàng không hiểu rõ các thông tin đó thì sao?

Trong giới làm quản lý tài chính, có một khái niệm gọi là “giả bộ tuân thủ” (mock compliance). Ở Việt Nam, việc giả bộ tuân thủ là phổ biến trong hầu hết các vụ bê bối tài chính đã đổ vỡ, từ tín dụng ngân hàng cho đến số liệu kế toán và hoạt động lạm quyền, rút ruột công ty của cổ đông lớn.

Có người nói Việt Nam là một thị trường cận biên (frontier market) thì với cái ý nghĩa của dân ở biên giới, phải đi khai phá các vùng đất mới hoang dã một chút, khó kiểm soát một tí. Nhưng nếu giữ mãi cái bản chất của một thị trường cận biên như vậy thì khó có thể mơ tới việc trở thành một trung tâm tài chính nghiêm túc được.

Một người bạn của tôi làm việc lâu năm ở Singapore và có nhiều mối quan hệ làm ăn ở Việt Nam cho rằng, có lẽ cũng nên suy nghĩ lại định hướng chiến lược về phát triển thị trường tài chính.

Nếu không thay đổi được cung cách cũ thì có thể nghĩ cách trở thành một vệ tinh của một thị trường trưởng thành hơn như Singapore và chỉ chuyên đi tập trung vào mảng dẫn vốn từ Singapore vào các công ty chưa niêm yết có tăng trưởng cao ở Việt Nam (như các công ty start-up công nghệ).

Đó cũng là điều mà Singapore đang hợp tác với Nasdaq để dẫn vốn từ Mỹ vào các công ty tăng trưởng nhanh ở Đông Nam Á (nhưng chưa mấy thành công).

Nghe cũng có lý, nhưng cũng chua xót. Trở thành một thị trường tài chính vệ tinh thì có nghĩa là chúng ta phải chấp nhận rằng mình chỉ mãi là một thị trường cận biên, phụ thuộc vào một con đường kết nối tới trung tâm tài chính của họ.

Một nền kinh tế có nhiều thuận lợi để đón dòng dịch chuyển sản xuất từ quốc tế chẳng lẽ chỉ đáng như thế thôi sao? Câu hỏi này xin để lại cho những người đang làm công tác quản lý thị trường tài chính trả lời.