Thứ Ba, 30 tháng 6, 2020

Thực trạng hoạt động của doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam và một số giải pháp đề xuất

Khuyến khích hoạt động khởi nghiệp sáng tạo có thể được coi là một trong những biện pháp quan trọng nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Việt Nam nằm trong nhóm nước có tinh thần khởi nghiệp cao nhất thế giới, tuy nhiên, khả năng hiện thực thành công các ý tưởng sáng tạo lại nằm trong nhóm thấp. Bài viết này phân tích thực trạng khởi nghiệp tại Việt Nam và gợi mở một số giải pháp đề xuất nhằm phát huy tinh thần khởi nghiệp thành công…

Thực trạng doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, hiện Việt Nam có khoảng 760 nghìn doanh nghiệp (DN) đang hoạt động; khoảng trên 7 triệu hộ kinh doanh. Trong cộng đồng DN Việt Nam, DN nhỏ và vừa (DNNVV) chiếm khoảng 97%. Mục tiêu đặt ra đến hết năm 2020, Việt Nam đạt khoảng 1 triệu DN. Đây là mục tiêu hoàn toàn có sở khoa học, bởi môi trường kinh doanh Việt Nam liên tục được cải thiện, nhiều cơ chế, chính sách khuyễn khích đầu tư, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, cùng với hàng triệu hộ kinh doanh có đủ điều kiện nâng lên thành DN… Đặc biệt, với tinh thần “quốc gia khởi nghiệp” đang là động lực để DN khởi nghiệp phát triển.
Trước làn sóng khởi nghiệp, sáng tạo diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều nỗ lực xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật và ban hành các văn bản liên quan nhằm hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp, đơn cử có thể đề cập tới như: Ngày 18/5/2016, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến 2025” (Quyết định số 844/QĐ-TTg). Đây là văn bản chính sách đầu tiên, bao quát và là nền tảng về chính sách hỗ trợ đối với hoạt động khởi nghiệp ở Việt Nam. Tiếp đến là ngày 7/2/2017, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phê duyệt danh mục nhiệm vụ đặt hàng thuộc và quy định tạm thời xử lý hồ sơ tham gia Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia đến 2025”(Quyết định 3362/QĐ-BKHCN)… Trên cơ sở đó, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cũng đã ban hành các quyết định, kế hoạch, chương trình về khởi nghiệp và khởi nghiệp sáng tạo, để định hướng, đề ra mục tiêu và giải pháp cơ bản về hỗ trợ, thúc đẩy phát triển hoạt động khởi nghiệp.
Cùng với việc kiện toàn hệ thống chính sách, nhiều hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp đã được triển khai mạnh mẽ ở các cấp, các ngành góp phần hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp. Nhiều cộng đồng khởi nghiệp lớn dần hình thành, hoạt động hiệu quả như: Starthub.vn, Twenty.vn, Startup. vn và Launch. Một số đơn vị ươm tạo, hỗ trợ khởi nghiệp hình thành trong khu vực tư nhân như: Topica Founder Insititute, 5 Desire, Hatch!Program và khu vực công lập như vườn ươm đã được thành lập trong Đại học Bách khoa Hà Nội, Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, Vườn ươm DN chế biến thực phẩm Hà Nội, Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh, Khu Nông nghiệp Công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh, Khu Công nghệ Phần mềm Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh…
Theo Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong giai đoạn 2016 - 2019, mỗi năm Việt Nam có trên 126.000 DN thành lập mới, tăng gấp 1,6 lần so với giai đoạn 2011- 2015. Việt Nam hiện có khoảng trên 3.000 DN khởi nghiệp. Theo đánh giá của Cơ quan Thương mại và Đầu tư của Chính phủ Australia, Việt Nam đang đứng thứ 3 Đông Nam Á về số lượng các DN khởi nghiệp, top 20 nền kinh tế có tinh thần khởi nghiệp dẫn đầu. Thống kê của Tạp chí Echelon (Singapore) Việt Nam hiện có trên 3.000 DN khởi nghiệp sáng tạo; khoảng gần 50 cơ sở ươm tạo khởi nghiệp, tổ chức thúc đẩy kinh doanh đang hoạt động trên cả nước; có khoảng 40 quỹ đầu tư mạo hiểm đang hoạt động tại Việt Nam.
Vừa qua, Tập đoàn Amway phối hợp cùng Trường Đại học Technische Universitat Munchen, Công ty nghiên cứu thị trường Gesellschaft fuer Konsumfors chung thực công bố két quả khảo sát, Việt Nam dẫn đầu thế giới về tinh thần khởi nghiệp, đứng thứ 2 về thái độ tích cực với khởi nghiệp. Cụ thể, 91% người Việt Nam được khảo sát cho biết, họ xem chuyện bắt đầu một công việc kinh doanh mới như một cơ hội nghề nghiệp đáng ao ước, 95% có thái độ tích cực với tinh thần khởi nghiệp, làm chủ. Tỷ lệ người Việt có thái độ thích cực với khởi nghiệp cao hơn mức trung bình thế giới, vốn chỉ dừng lại ở 77%. Bên cạnh đó, 96% người Việt được khảo sát cũng cho rằng, họ hoàn toàn cảm thấy thoải mái với việc tìm kiếm và thu hút khách hàng tiềm năng. 76% người Việt muốn khởi nghiệp “để được độc lập trong kinh doanh và tự chủ trong công việc kinh doanh của mình”… Những con số trên cho thấy, sự phát triển mạnh mẽ của DN khởi nghiệp trong hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia Việt Nam trong thời gian gần đây.
Mặc dù, tinh thần khời nghiệp được xếp vào nhóm cao trên thế giới, nhưng Việt Nam lai nằm trong số 20 quốc gia có khả năng thực hiện các kế hoạch kinh doanh thấp nhất, chỉ có khoảng 3% được gọi là thành công. Như vậy, khoảng cách giữa khát vọng, ý chí và hành động cụ thể là quá lớn. Cần nhiều hơn sự hỗ trợ của thể chế, chính sách để tiến gần hơn tới các khát vọng, hành động
 Kết quả khảo sát của Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đưa ra vào cuối năm 2019 tại cuộc hội thảo “Hoàn thiện chính sách hỗ trợ khởi nghiệp”, Việt Nam chưa đến 10% DN khởi nghiệp thành công. Có nhiều nguyên nhân khiến tỷ lệ thành công của DN khởi nghiệp thấp.
Hạn chế về vốn và cơ chế chính sách liên quan đến huy động vốn là một trong những nguyên nhân quan trọng. Các dự án khởi nghiệp thường được bắt đầu bằng nguồn vốn tự có hạn hẹp của các thành viên sáng lập, trong khi khả năng vay vốn ngân hàng hoặc kêu gọi các quỹ đầu tư lại rất thấp. Mặc dù, có khá nhiều kênh tài chính khác nhau nhưng thực tế, người khởi nghiệp gặp khó khăn khi thiếu vốn vẫn rất phổ biến. Thực tế cộng đồng DN khởi nghiệp hiện nay mong muốn có những pháp chế, định chế thực sự cụ thể hơn trong câu chuyện về gọi vốn, giúp các DN khởi nghiệp có thể tiếp cận được và dễ dàng đón nhận vốn của các nhà đầu tư. Cụ thể là Nghị định số 38/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018, của Chính phủ về đầu tư cho DNNVV khởi nghiệp sáng tạo, quy định về gọi vốn chưa thực sự rõ ràng. Trong khi, yếu tố DN quan tâm nhất lại rất khó thực thi đó chính là yếu tố lập quỹ, mặc dù Nghị định  có đề cập đến. Nghị định 38 cho phép các nhà đầu tư hùn vốn lại với nhau để thành lập quỹ mạo hiểm cho các doanh nghiệp khởi nghiệp nhưng lại không cho thành lập pháp nhân mà phải tự thỏa thuận để có một ai đó cầm đồng tiền này đi đầu tư. Quy định này chết từ trong trứng nước vì phụ thuộc vào yếu tố con người…
Bên cạnh đó, nhiều chủ DN cho rằng, cơ chế chính sách hỗ trợ DN khởi nghiệp mới hỗ trợ vòng ngoài là nhiều. Kết quả khảo sát của VCCI cho thấy, hơn 60% DN được khảo sát yếu trong khâu tìm kiếm khách hàng, 42% DN phá sản do vấn đề sản phẩm (tạo ra các sản phẩm mà thị trường không cần); 29% DN khởi nghiệp chạy được một thời gian thì hết vốn…
Hiện nay, các quy định, cơ chế, chính sách hỗ trợ khởi nghiệp đã và đang ngày càng được hoàn thiện, nhưng nhiều nội dung cần hướng dẫn cụ thể vẫn chưa có dẫn đến tình trạng khó triển khai các quy định và chính sách trên thực tế. Hệ thống thể chế về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp hiện đang vẫn thiếu khung pháp lý với các quy định phù hợp cho các loại hình kinh doanh mới này. Đây là rào cản lớn khiến các DN khởi nghiệp Việt Nam khó tiếp cận vốn và hoạt động. DN rất cần  định chế và hàng lang pháp lý để DN khởi nghiệp có được lối đi tốt hơn.
Cùng với những vướng mắc về cơ chế chính sách, DN khởi nghiệp cũng phải đối mặt với không ít khó khăn, hạn chế, điển hình như: Hạn chế về cơ sở vật chất, nghiên cứu phát triển. Các dự án khởi nghiệp thường không có đủ điều kiện để trang trải các chi phí cho máy móc, thiết bị và phát triển ý tưởng, sản phẩm; Hạn chế về kỹ năng quản trị, điều hành kinh doanh, xúc tiến, quảng bá phát triển. Các dự án khởi nghiệp với nhân sự chủ chốt đều chủ yếu là chuyên ngành kỹ thuật, công nghệ, thiếu kiến thức về kinh doanh, kinh tế và các kỹ năng điều hành, quản lý DN, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm; Hạn chế về khả năng đáp ứng các thủ tục hành chính liên quan tới việc gia nhập thị trường (đăng ký kinh doanh, đất đai, giấy phép kinh doanh…), bảo hộ sở hữu trí tuệ (đăng ký bảo hộ các sản phẩm sở hữu trí tuệ), thương mại hóa sản phẩm (đăng ký tiêu chuẩn, đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật), tài chính (tiêu chuẩn kế toán, hóa đơn, kê khai thuế, ưu đãi thuế…).
Chưa nhận thức rõ về các vấn đề pháp lý cũng là một trong những nguyên nhân đang khiến DN khởi nghiệp thất bại. Theo các chuyên gia, một DN khởi nghiệp, khi thành lập thường có tâm lý chỉ tập trung vào sản phẩm vào cách thức marketing, tiếp cận khách hàng, bán hàng mà không chú ý nhiều đến các rủi ro về mặt pháp lý. Trước tiên cần phải kể đến đó là các quy định về Luật Doanh nghiệp. Các nhà sáng lập thường ít khi quan tâm đến các rủi ro liên quan đến việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp, xây dựng quy chế thành viên, điều lệ công ty. Hậu quả là startup bị đình trệ, bỏ lỡ các cơ hội tốt; đồng thời, gây sứt mẻ quan hệ giữa những người sáng lập do xuất hiện xung đột lợi ích về vốn, quyền sở hữu tài sản hoặc startup phải bồi thường cho các hợp đồng đã ký kết với đối tác. Thiếu điều khoản hợp tác, phương thức làm ăn là một thiếu sót thường gặp ở các startup trẻ. Bởi vì trong giai đoạn đầu, những nhà sáng lập thường gắn kết với nhau bằng đam mê, họ chỉ đơn giản nghĩ rằng: Các thành viên chỉ cần góp vốn và công sức để đưa DN phát triển. Bên cạnh đó, vấn đề bản quyền và sở hữu trí tuệ cũng cần được các nhà sáng lập chú trọng. Điều này càng có ý nghĩa quan trọng tại Việt Nam khi mà vi phạm bản quyền, hàng giả, hàng nhái vẫn đang là vấn nạn gây nhức nhối dư luận và chưa có giải pháp khắc phục hiệu quả… Không ít chủ DN khởi nghiệp còn trẻ, chưa nhận thức sâu sắc về vấn đề pháp lý nên làm nảy sinh các mâu thuẫn lợi ích không đáng có khi có vấn đề phát sinh. Nhẹ thì mất công sức, thời gian và chi phí để giải quyết tranh chấp, nặng thì mất các nhân viên tốt, trung thành, thậm chí có thể đối mặt với những kiện tung gây ảnh hưởng đến uy tín DN…
Một số giải pháp đề xuất
Phát huy tinh thần khởi nghiệp, nâng cao tỷ lệ thành công trong các DN khởi nghiệp, cần khắc phục những khó khăn và tập trung vào một số nội dung sau:
Một là, tiếp tục hoàn thiện, nghiên cứu, ban hành mới, bổ sung các cơ chế, chính sách cần thiết để hỗ trợ, thúc đẩy môi trường khởi nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi trong việc thu hút nguồn tài chính nhằm đảm bảo cho các DN khỉ nghiệp có thể trụ vững. Áp dụng cơ chế tài chính, chính sách thuế đặc thù đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động khởi nghiệp hoặc đầu tư cho DN khởi nghiệp được áp dụng chính sách ưu đãi đầu tư, ưu đãi thuế đối với DN khoa học và công nghệ…;
Phát triển thị trường tài chính nhằm đa dạng hóa kênh huy động vốn cho DNKN, phát triển sàn giao dịch chứng khoán dành cho khởi nghiệp, giúp các DN huy động vốn trực tiếp từ xã hội, tháo gỡ khó khăn về vốn phát triển sản xuất kinh doanh; thúc đẩy sự phát triển thị trường trái phiếu DN; chú trọng tới việc thu hút các nhà đầu tư “thiên thần” và các Quỹ Đầu tư mạo hiểm để hỗ trợ DNKN ở giai đoạn đầu phát triển ở Việt Nam.
Hai là, các DN cần trang bị tốt hơn kiến thức về tài chính và huy động vốn để có thể tiếp cận và kêu gọi vốn đầu tư thành công. Thúc đẩy tài chính DN từ cả phía cung và phía cầu sẽ đảm bảo thành công lớn hơn của các DN Việt Nam. Các DN cần có sự chuẩn bị sẵn sàng các yếu tố cần thiết khi khởi nghiệp; Chủ động nghiên cứu, cập nhật thông tin về chính sách, pháp luật để kịp thời năm bắt, tiếp nhận, tận dụng các cơ hội, ưu đãi từ chính sách và hạn chế tối đa các rủi ro trong quá trình khởi nghiệp.
Khi thực hiện ý tưởng kinh doanh, DN khởi nghiệp thường tập trung vào thị trường và doanh số. Nhưng để có những bước đi vững chắc, sẵn sàng nâng cao vốn đầu tư thì hiểu biết pháp luật là cần thiết. Theo đó, DN khởi nghiệp phải công nhận và đánh giá đúng vai trò của luật sư trong quá trình hoạch định kế hoạch kinh doanh. Thực hiện tốt việc soạn thảo và ký kết thỏa thuận hợp tác , các văn bản cam kết hay thỏa thuận khác giữa các thành viên sáng lập, nhằm định hướng và đưa ra kế hoạch hợp tác cụ thể, cũng như bảo đảm quyền và lợi và công sức đóng góp của các thành viên theo nguyên tắc công bằng và các bên đều có lợi. Đồng thời, tham khảo ý kiến tư vấn của luật sư chuyên nghiệp về việc đăng ký và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ các ý tưởng của mình theo quy định của pháp luật; Nghiên cứu kỹ các vấn đề pháp lý liên quan lựa chọn loại hình DN phù hợp với mục tiêu kinh doanh và kế hoạch phát triển của DN trong từng giai đoạn thành lập và sau khi thành lập.
Ba là, nâng cao vai trò của các hiệp hội DN và hiệp hội ngành nghề, phát huy vai trò cầu nối giữa các cơ quan quản lý và DN. Thực hiện tốt vai trò là kênh quan trọng phản biện chính sách về DN, cho phép cộng đồng DN được giám sát và đánh giá hoạt động của các cơ quan chính quyền để làm cơ sở cải thiện chất lượng dịch vụ.
Bốn là, tăng cường kết nối, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước, tổ chức đại diện DN và các đoàn luật sư, liên đoàn luật sư để hỗ trợ pháp lý trong các tình huống cụ thể. Đẩy mạnh việc hỗ trợ pháp lý cho DN bằng nhiều hình thức như bằng văn bản, qua mạng điện tử, điện thoại…

KHAI MẠC CHƯƠNG TRÌNH KHỞI TẠO STARTUP BATCH 1

Ngày 15/6/2020 tại Hà Nội, Sun* Startups và Songhan Incubator đã khai mạc chương trình khởi tạo startup Batch 1: Startup Business Foundation. Chương trình do hai bên hợp tác triển khai nhắm đến các startup ứng dụng công nghệ thông tin. Sau 3 tháng phát động và 2 vòng tuyển chọn, Batch 1 có 5 đội bước vào vòng huấn luyện, dự kiến diễn ra từ nay đến hết tháng 9/2020.

Đối tượng chương trình là các startup tại Hà Nội, đang ở giai đoạn pre-seed hoặc seed có ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT). Trong 10 tuần huấn luyện, các startup được đào tạo lý thuyết và làm việc thực tiễn trên chính dự án startup của mình.
Theo ban tổ chức, Batch 1 là mô hình ươm tạo mới mẻ tại Việt Nam. Điểm mới thứ nhất của mô hình này là: Chương trình được xây dựng và phối hợp thực hiện bởi một đối tác có thế mạnh về công nghệ (Sun* Startups) và một đối tác có thế mạnh về thị trường (Songhan Incubator). Điều này sẽ giúp startup công nghệ có được cách tiếp cận cùng lúc ở cả hai góc độ, từ đó có được tư duy giải quyết vấn đề thiết thực. Điểm mới tiếp theo là ở thời gian và cách thức tổ chức chương trình. Toàn bộ lịch trình được rút ngắn lại trong 10 tuần và các startups sẽ ngồi làm việc toàn thời gian (full time) tại văn phòng của Sun* Startups, thay vì kéo dài trong 6 tháng và làm việc bán thời gian như các mô hình thông thường. Việc này sẽ giúp các đội có sự tập trung cao nhất cho dự án startup của mình, đồng thời, có thể tương tác và nhận được sự trợ giúp ngay lập tức, tại chỗ từ các chuyên gia mà không phải chờ đợi. Batch 1 có tổng cộng 9 chuyên gia thường trực, các chuyên gia này cũng sẽ ngồi làm việc trong cùng một không gian với startup xuyên suốt chương trình. Đây cũng là điểm nổi bật khác của chương trình.
Anh Vũ Xuân Hiếu - sáng lập startup Meeow
Anh Vũ Xuân Hiếu - sáng lập startup Meeow
Trao đổi với phóng viên, anh Vũ Xuân Hiếu, sáng lập startup Meeow - một nền tảng kết nối trong lĩnh vực Giặt - Là cho biết: “Meeow được ấp ủ gần 2 năm với tên cũ là Wash & Forget, mục đích muốn thông qua một nền tảng công nghệ để kết nối giữa hàng ngàn cơ sở Giặt - Là với khách hàng, mang đến một trải nghiệm hoàn hảo về dịch vụ Giặt - Là tại bất cứ đâu, bất cứ lúc nào với chi phí thấp nhất và sự hài lòng cao nhất. Bản thân tôi đang là chủ một cơ sở Giặt - Là, nơi đã giúp tôi hình thành ý tưởng về Meeow và cũng là lý do khiến thời gian qua, tôi chưa thể tập trung cho Meeow được. Hiện nay, khi đã chuyển giao lại được công tác quản lý của cơ sở, đồng thời được biết đến Batch 1, tôi đã đăng ký ngay. Ở Batch 1 có những yếu tố mà tôi đang cần như: tư duy về phát triển ý tưởng, phát triển mô hình từ offline lên online,... Lịch trình của Batch 1 cũng không quá dài, điều này sẽ giúp những người như tôi kịp nắm bắt thời cơ của thị trường.”
Các nội dung huấn luyện chính tại Batch 1 bao gồm: Thẩm định ý tưởng (idea verification), mô hình kinh doanh (business model); Các vấn đề về nghiên cứu thị trường, thị phần (market research, market share hypothesis), khách hàng (customer persona, customer journey); Tư duy giải pháp gắn với người dùng (design thinking); Kênh phân phối (distribution channels); Lập kế hoạch tài chính, gọi vốn (financial projection, capital projection); Kỹ năng xây dựng pitch deck; Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm cộng đồng (business ethics & social responsibilities),... Ngoài các nội dung trên, Batch 1 cũng mời chuyên gia bên ngoài đến đào tạo các kỹ năng bổ trợ cho founder như: Kỹ năng xây dựng mối quan hệ từ các chuyên gia HRP; Khóa học về Tư duy để founder trở thành nhà huấn luyện (coach) cho chính doanh nghiệp mình của ActionCOACH_SOTA; Kỹ năng Tin học văn phòng giúp nâng cao hiệu suất làm việc cho đội nhóm từ các chuyên gia của Gitiho. Đồng thời, hàng tuần tại các buổi chia sẻ (Talkshow), startup sẽ được giao lưu, trò chuyện cùng khách mời bên ngoài về các câu chuyện khởi nghiệp thực tế, các kiến thức về marketing, kỹ năng ứng xử với truyền thông, v.v... startup cần biết.
Được biết, các startup bước ra từ chương trình sẽ tiếp tục nhận được nhiều hỗ trợ cho dự án khởi nghiệp của mình. Gói hỗ trợ bằng dịch vụ từ AWS trị giá tương đương hơn 12.500USD; Được cung cấp văn phòng làm việc và các hỗ trợ vận hành liên quan; Tư vấn pháp lý khi thành lập doanh nghiệp; Hỗ trợ kết nối với các quỹ đầu tư trong và ngoài nước trong mạng lưới của Sun* & SHi; Được SHi xem xét tuyển chọn vào chương trình tăng tốc VTS 2020, giúp startup thương mại hóa sản phẩm và dịch vụ, gia tăng nguồn lực, phát triển thị trường bền vững.
Ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Trưởng Ban Hỗ trợ khởi nghiệp (Sun* Startups)
Ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Trưởng Ban Hỗ trợ khởi nghiệp (Sun* Startups)
Ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Trưởng Ban Hỗ trợ khởi nghiệp (Sun* Startups) cho biết: “Với thế mạnh công nghệ và khoa học khởi nghiệp, chúng tôi hy vọng Batch 1 có thể trang bị cho các startup cách tiếp cận tối ưu nhất về giải pháp, giảm thiểu các rủi ro thiệt hại về tài chính, thời gian,... khi theo đuổi các giải pháp đồ sộ ngay từ đầu mà chưa biết được thị trường liệu có đón nhận hay không. Đây chính là phần cốt lõi mà chúng tôi muốn trao lại cho các founders. Mục tiêu cao nhất của Batch 1 là khởi tạo, trang bị một nền tảng vững chắc cho họ đi tiếp ở các giai đoạn sau.”
Ông Lý Đình Quân Tổng giám đốc Trung tâm Ươm tạo khởi nghiệp Sông Hàn
Ông Lý Đình Quân - Tổng giám đốc Trung tâm Ươm tạo khởi nghiệp Sông Hàn
Về phía Songhan Incubator, ông Lý Đình Quân, CEO SHi chia sẻ: “Không ai có thể nói chắc được về khả năng thành công của một startup. Do đó, một giải pháp vừa đủ (MVP) luôn có được điều kiện thâm nhập thị trường linh hoạt. Ở đó, startup có nhiều cơ hội điều chỉnh, hoàn thiện giải pháp, cải thiện các chỉ số kinh doanh với mức chi phí tối thiểu. Sau đó, việc gọi vốn cũng như đầu tư mở rộng thị trường sẽ hiệu quả hơn rất nhiều. Songhan Incubator không chỉ giúp startup tiếp cận mạng lưới các nhà đầu tư, thị trường đầu ra tiềm năng mà điều quan trọng là chúng tôi giúp định hướng cho họ cách tiếp cận thị trường đúng đắn.”
Sau khi tốt nghiệp Batch 1, các startup được kỳ vọng sẽ có tư duy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo gắn với thực tiễn, founder phát triển kỹ năng quản trị toàn diện, khả năng hoạch định được hướng phát triển tiếp theo cho đội nhóm của mình. Các startup tiềm năng sẽ tiếp tục được xem xét ở giai đoạn đầu tư xây dựng giải pháp (MVP) và tăng tốc.

Thúc đẩy thanh niên nông thôn khởi nghiệp sáng tạo

Chiều 15/6, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu cuộc thi "Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo thanh niên nông thôn" năm 2020 nhằm tiếp tục thúc đẩy xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp.

Cuộc thi "Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo thanh niên nông thôn" năm 2020 do Ban Thanh niên nông thôn Trung ương Đoàn phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh - Hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) và Trung tâm Hỗ trợ phát triển thanh niên nông thôn tổ chức, nhằm xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp.
Cuộc thi hướng tới đối tượng đoàn viên, thanh niên có tuổi đời từ 18-35 có ý tưởng, đề án sản xuất, kinh doanh về các lĩnh vực: Trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp, công nghiệp bảo quản, chế biến, làng nghề, thiết bị nông nghiệp, du lịch nông nghiệp, du lịch cộng đồng, công nghệ thông tin phục vụ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Tạo điều kiện cho thanh niên nông thôn học hỏi các kiến thức cơ bản về khởi nghiệp, kiến thức về xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh.
Bên cạnh đó, từ cuộc thi sẽ tạo cơ hội để các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp tiếp cận, nắm bắt kịp thời những ý tưởng hay, sáng tạo và các mô hình kinh doanh tiềm năng. 
Từ đó các doanh nghiệp có thể đầu tư, mở rộng sản xuất, đa dạng hóa ngành nghề, đồng thời tìm và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo mối liên kết, hình thành chuỗi giá trị.
Cuộc thi "Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo thanh niên nông thôn" năm 2020 diễn ra từ nay đến cuối tháng 10 gồm 3 vòng. Tại vòng cuối cùng - chung kết toàn quốc, Ban tổ chức sẽ chọn khoảng 30 dự án xuất sắc nhất để tranh tài theo hình thức xây dựng sản phẩm dự án, thuyết trình trước hội đồng giám khảo và các nhà đầu tư.
Cuộc thi có một giải nhất trị giá 50 triệu đồng và nguồn vốn hỗ trợ khởi nghiệp tối đa một tỷ đồng; hai giải Nhì, mỗi giải 30 triệu đồng và vốn hỗ trợ 500 triệu đồng; ba giải Ba, mỗi giải 15 triệu đồng và vốn hỗ trợ 300 triệu đồng; ba giải Khuyến khích, mỗi giải 10 triệu đồng và vốn hỗ trợ 200 triệu đồng; cùng nhiều giải phụ như dự án đầu tư xuất sắc, ý tưởng có ý nghĩa xã hội, dự án hội nhập...
Cuộc thi "Dự án khởi nghiệp sáng tạo thanh niên nông thôn" với tiền thân là cuộc thi "Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo thanh niên nông thôn" đã bước sang năm thứ 3. Sau 2 lần tổ chức vào năm 2018 và 2019, cuộc thi đã thu hút 404 ý tưởng, dự án tham gia.
Sau các lần tổ chức, 20 thí sinh xuất sắc đã được hỗ trợ vay vốn hơn 4 tỷ đồng từ Quỹ Quốc gia về việc làm; 62 thí sinh được tham gia các khóa học kinh doanh, đào tạo khởi nghiệp và chuyển giao công nghệ ngành bán lẻ, đào tạo doanh nhân... với tổng giá trị khoảng 830 triệu đồng.

Đồng hành cùng phụ nữ khởi nghiệp, phát triển kinh tế

Những năm qua, cấp hội phụ nữ trong tỉnh đã có nhiều hình thức hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, phát triển kinh tế. Từ các hoạt động của hội đã tạo động lực cho nhiều chị em mạnh dạn, tự tin khởi nghiệp và khởi nghiệp sáng tạo ở các quy mô lớn hơn mang lại hiệu quả kinh tế cao và tạo việc làm cho nhiều lao động.

Để thu lãi khoảng 20 triệu đồng/tháng như hiện nay, chị Nguyễn Thị Yến, hội viên phụ nữ tổ 31, phường Quang Trung, thành phố Thái Bình, chủ cơ sở sản xuất cầu đá, cầu lông bước đầu khởi nghiệp gặp không ít khó khăn. Chị Yến cho biết: Lúc đầu, khó khăn nhất với chị là vốn rồi đến thị trường tiêu thụ. Cũng may mắn là sự có mặt kịp thời của Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) phường đã giúp chị kết nối vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội để sản xuất. Lúc đầu được vay 20 triệu đồng, sản xuất, kinh doanh có lãi, chị được vay lên 50 triệu đồng để mở rộng quy mô. Chị đã trả hết vốn vay, thu nhập mỗi năm một tăng và tạo việc làm cho 30 lao động với thu nhập từ 3 triệu đồng/người/tháng trở lên. Chị Yến cho biết thêm: Cũng từ tổ chức hội phụ nữ, chị được tham gia tập huấn khởi sự doanh nghiệp, được giao lưu, học tập và mở rộng mối quan hệ giúp chị tự tin hơn trong sản xuất, kinh doanh.
Còn tại xã Đông Hà (Đông Hưng), từ chăn nuôi ngan, gà, vịt, cá, chị Nguyễn Thị Vân, hội viên phụ nữ thôn Liên Hoàn đã thu lãi từ 200 – 300 triệu đồng/năm. Chị Vân cho biết: Để đạt được thành công rất cần phải có sự giao lưu, học hỏi, chia sẻ của mọi người. Chính vì vậy, tôi luôn nhiệt tình tham gia và động viên mọi thành viên trong gia đình tham gia các hoạt động của địa phương. Đặc biệt tham gia các phong trào, các cuộc vận động mà các tổ chức phát động như cuộc vận động “xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” của hội phụ nữ, phong trào xây dựng nông thôn mới ở địa phương… Qua sinh hoạt chi hội phụ nữ và được tham gia học tập các chuyên đề do hội phụ nữ xã tổ chức, tôi đã tiếp thu được nhiều kiến thức rất bổ ích, thiết thực nhất là các chuyên đề về chuyển giao khoa học kỹ thuật, hướng dẫn áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất chăn nuôi, các kiến thức để phát triển kinh tế, xây dựng gia đình hạnh phúc.
Theo chị Nguyễn Thị An, Chủ tịch Hội LHPN thành phố Thái Bình: Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, khởi nghiệp được Hội LHPN thành phố xác định là nhiệm vụ ưu tiên xuyên suốt trong quá trình công tác. Bởi vậy, Hội LHPN thành phố đã chỉ đạo các cấp hội thường xuyên tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động hội viên phụ nữ phát huy nội lực, chủ động tham gia phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững. Đồng thời, tổ chức các phong trào thi đua để vận động, hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống; các mô hình giúp phụ nữ thoát nghèo, hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp; hỗ trợ thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã… tạo điều kiện cho phụ nữ được nâng cao kiến thức, tích cực lao động, sản xuất, kinh doanh, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Theo báo cáo của Hội LHPN tỉnh, để hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp đạt hiệu quả, năm 2019, Hội LHPN tỉnh đã tổ chức lớp tập huấn cho 68 chị là thành viên ban quản lý hợp tác xã, tổ hợp tác, phụ nữ có nhu cầu khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh; phối hợp tổ chức tập huấn cho 473 phụ nữ khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh, cán bộ, hội viên phụ nữ sản xuất, kinh doanh tiêu biểu. Các cấp hội tiếp tục quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn vay ủy thác của các ngân hàng với dư nợ hơn 1.962 tỷ đồng cho 52.747 thành viên vay. Quỹ Hỗ trợ phụ nữ tỉnh Thái Bình (trực thuộc Hội LHPN tỉnh) đã cho 883 thành viên vay 10,23 tỷ đồng để xây dựng các công trình nước sạch, vệ sinh hộ gia đình và phát triển kinh tế. Cùng với đó, các cấp hội tiếp tục vận động cán bộ, hội viên phụ nữ tham gia nhiều hình thức tiết kiệm với dư nợ hơn 161 tỷ đồng, đẩy mạnh các hoạt động tương trợ giúp đỡ nhau thông qua các hình thức với giá trị hơn 4,3 tỷ đồng để chị em phát triển kinh tế.
Đồng hành, hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, phát triển kinh tế, trong thời gian tới, các cấp hội sẽ tiếp tục khảo sát, lựa chọn đối tượng để tham gia lớp khởi sự kinh doanh, quản lý kinh doanh và có hỗ trợ khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh; đào tạo nghề và giải quyết việc làm. Đặc biệt quan tâm đến hộ nghèo, cận nghèo, khó khăn có ý chí tiếp cận thị trường, ưu tiên cho các mô hình kinh tế tập thể, hộ kinh doanh có ý tưởng sáng tạo hiệu quả, hộ tham gia vào các ngành nghề tạo ra sản phẩm chủ lực của địa phương.

Cô gái bỏ cơ hội làm giảng viên để khởi nghiệp

"Nhất định phải kinh doanh cái gì đó" là chia sẻ từ trải nghiệm bản thân từ ngày đầu khởi sự đến nay làm chủ 5 nhãn hiệu thời trang và hàng trăm chuỗi cửa hàng của Nguyễn Mến - nữ doanh nhân sáng lập 5 thương hiệu thời trang người Việt.

Nữ doanh nhân Nguyễn Mến tại chương trình ra mắt sách
Nữ doanh nhân Nguyễn Mến tại chương trình ra mắt sách
Chị Nguyễn Mến hiện là TGĐ công ty thời trang MC Việt Nam, nhà sáng lập 5 thương hiệu thời trang. Xuất thân trong gia đình không có truyền thống kinh doanh, nhưng từ nhỏ, chị đã ấp ủ ý định lớn lên sẽ buôn bán cái gì đó để kiếm nhiều tiền, để giúp đỡ gia đình thoát nghèo.
 Để thực hiện điều này, chị từng dành dụm tiền đi dạy thêm và vay mượn người thân để khởi sự kinh doanh; từng bỏ qua cơ hội được giữ lại khoa làm giảng viên...
 Trước khi đạt thành công như hiện nay, chị Mến đã không ít lần phải lần thất bại và mang theo khoản nợ từ việc đầu tư kinh doanh. Song mỗi lần thất bại là một lần chị có thêm bài học đứng dậy làm lại.
"Trong kinh doanh, phải đưa ra tình huống xấu nhất và giải pháp là gì, để sau này nếu thất bại thì sẽ không bị sốc. Kinh doanh hiếm khi thành công ngay từ đầu. Thất bại là những bước đi mà hầu như doanh nhân nào cũng phải trải qua", chị Nguyễn Mến chia sẻ. Những kiến thức, bài học khởi nghiệp kinh doanh đã được chị viết thành sách. Chị vừa ra mắt cuốn sách "Nhất định phải kinh doanh cái gì đó" và "Nhất định phải tự chủ và hạnh phúc".Chia sẻ tại lễ ra mắt sách, chị Mến cho biết, hai cuốn sách được viết trong thời điểm đại dịch COVID-19 hoành hành ở Việt Nam và khắp thế giới. Doanh nghiệp của cô cũng bị ảnh hưởng của đại dịch, nhưng nhờ sự chuẩn bị kỹ càng đã vượt qua khó khăn.Chị cũng cho biết, số tiền bán sách trong chương trình ra mắt sẽ đóng góp toàn bộ vào quỹ của công ty để thực hiện các hoạt động vì cộng đồng, hỗ trợ những người gặp khó khăn do đại dịch.
Nhà báo Nguyễn Tuấn Anh – người biên tập bộ hai cuốn sách – cho biết: “Cách viết của Nguyễn Mến chân thành, đơn giản, kiến thức dễ hiểu, dễ áp dụng, đặc biệt phù hợp với những ai muốn khởi nghiệp kinh doanh bài bản. Thị trường sách Việt Nam hiện đang thiếu những tác phẩm về kinh doanh thực chiến được viết bởi chính các nữ doanh nhân trẻ có nhiều kinh nghiệm kinh doanh thành công như Nguyễn Mến”.
"Nhất định phải kinh doanh cái gì đó" gồm 7 phần: Tôi đến với kinh doanh như thế nào?; Vượt qua giai đoạn khó khăn đầu tiên; Chuyển đổi và phát triển; Giải quyết khủng hoảng trong kinh doanh; Kỹ năng quản trị phát triển và mở rộng công ty; Cẩm nang khởi nghiệp kinh doanh thời trang dành cho người mới bắt đầu; Bí kíp khởi nghiệp kinh doanh siêu đơn giản.
"Nhất định phải tự chủ và hạnh phúc" gồm 7 phần: Phụ nữ hiện đại là phụ nữ đam mê, tự chủ và hạnh phúc; Làm thế nào để cân bằng công việc và gia đình?; Bí quyết để luôn tràn đầy năng lượng;Hãy tạo động lực cho mình và những người xung quanh; Cách đối mặt hiệu quả với khó khăn, biến cố; Để trở thành người mẹ, người vợ tốt; Tự chủ và hạnh phúc không có gì là cao siêu!

Khởi nghiệp với khổ qua rừng

Ở tuổi 36, chị Lương Thị Mỹ Huệ (ngụ TT.Đăk Tô, H.Đăk Tô, Kon Tum) đã chấp nhận nghỉ việc nhà nước để ra riêng và bắt đầu khởi nghiệp với khổ qua rừng, một loài cây bản địa.

Chị Huệ (bìa phải) kiểm tra nông dân thu hái khổ qua rừng
Chị Huệ (bìa phải) kiểm tra nông dân thu hái khổ qua rừng
Theo chân chị Huệ, chúng tôi đến thăm gia đình ông Nguyễn Văn Tỵ (55 tuổi, ngụ TT.Đăk Tô), người đầu tiên cùng chị Huệ ký kết bao tiêu sản phẩm khổ qua rừng. Phải mất chừng 15 phút chui luồn dưới giàn khổ qua rừng trĩu quả, chúng tôi mới tìm được 5 nhân công của gia đình ông Tỵ đang thu hái quả khổ qua rừng.Kể cho tôi nghe về việc trồng và phát triển diện tích khổ qua rừng như ngày hôm nay, ông Tỵ cho biết gia đình ông và chị Huệ đã ký kết thỏa thuận trồng 3 sào khổ qua rừng. Đối với ông, chấp hành đúng yêu cầu do chị Huệ đưa ra là chất lượng cây khổ qua rừng phải đủ tiêu chuẩn sản xuất trà túi lọc. Còn chị Huệ chịu trách nhiệm hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc, cũng như bao tiêu toàn bộ sản phẩm với mức giá ổn định.Ban đầu, gia đình ông Tỵ chỉ dám đầu tư trồng 3 sào, nhưng kết quả thu được ngoài mong đợi. Bên cạnh việc thu hái đọt cho chị Huệ chế biến trà, gia đình ông còn thu được 2 tấn quả tươi/sào/vụ.“Sau gần 2 năm ký kết với cô Huệ, đến nay gia đình tôi đã mở rộng diện tích lên 2 ha. Trong đó, 1 ha đang cho thu hoạch, bảo đảm việc làm thường xuyên cho 5 nhân công với mức từ 300.000 - 500.000 đồng/người/ngày”, ông Tỵ cho biết.Ngoài gia đình ông Tỵ, còn hơn 20 lao động của 6 hộ gia đình khác cũng ký kết bao tiêu nguyên liệu với chị Huệ, cũng có việc làm ổn định với mức thu nhập từ 7 - 10 triệu đồng/người/tháng.Trò chuyện với chúng tôi, chị Huệ chia sẻ: Sau khi trồng thí điểm thành công 3 sào khổ qua rừng ở gia đình ông Tỵ, chị quyết định nghỉ việc tại Huyện ủy Đăk Tô để dành thời gian đi thực tế các tỉnh Đồng Nai, Vĩnh Long, Cần Thơ, Tây Ninh... học hỏi kinh nghiệm trồng khổ qua rừng, nhằm mở rộng diện tích vùng nguyên liệu sạch tại địa phương. Sau chuyến đi ấy, nắm chắc kỹ thuật trồng và chăm sóc khổ qua rừng, chị đã ký kết với gia đình ông Tỵ mở rộng diện tích lên 1 ha (nay là 2 ha).a
Với quan điểm “Người nông dân sống được từ việc trồng nguyên liệu, sản phẩm của mình mới đứng vững trên thị trường”, sau ông Tỵ, chị Huệ đã liên kết bao tiêu nguyên liệu với 6 hộ nông dân khác tại các xã Diên Bình, Kon Đào, Ngọc Tụ và TT.Đăk Tô (H.Đăk Tô), mở rộng diện tích nguyên liệu lên 5 ha, đáp ứng nhu cầu cung cấp đọt và quả cho sản xuất.Khi đã có được nguồn nguyên liệu ổn định, chị Huệ bắt tay vào đầu tư sản xuất trà túi lọc với nhãn hiệu DATO. Để có bao bì, nhãn mác sản phẩm ưng ý, một lần nữa chị lại khăn gói vào TP.HCM, tìm đến các cơ sở sản xuất bao bì nổi tiếng để đặt hàng và đóng gói sản phẩm.Kể cho chúng tôi nghe về nguyên nhân khiến mình chọn khổ qua rừng là sản phẩm khởi nghiệp và tham vọng đưa sản phẩm trà túi lọc xuất khẩu, chị Huệ cho biết: Khổ qua rừng tuy là một loại cây mọc dại nhưng được con người biết đến từ lâu và là một loại dược liệu với nhiều công dụng. Nhận thấy nhiều người có nhu cầu sử dụng khổ qua rừng để phòng chữa bệnh, chị bắt đầu suy nghĩ tại sao mình không tận dụng thế mạnh đất đai, khí hậu địa phương để trồng và sản xuất ra trà khổ qua rừng? Từ đó, ý tưởng trồng và chế biến khổ qua rừng dần thành hiện thực.Đến nay, dây chuyền sản xuất trà túi lọc khổ qua rừng của chị Huệ đã đạt công suất 1 triệu hộp/năm, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước. Mới đây, vào tháng 5.2020, trà túi lọc khổ qua rừng của chị Huệ được UBND tỉnh Kon Tum cấp giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2020.Thừa thắng xông lên, chị Huệ nghĩ đến chuyện đưa sản phẩm khổ qua rừng ra các thị trường tiên tiến trong khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan..., và hiện chị đã đạt được thỏa thuận đối với một số đối tác nước ngoài.

Tại sao hầu hết những người khởi nghiệp thất bại?

Hôm nay tôi muốn chia sẻ với bạn tại sao hầu hết những người khởi nghiệp đều thất bại, đó là bởi vì họ không biết được những điều quan trọng nhất cần phải học trong quá trình khởi nghiệp kinh doanh

Trong kinh doanh, đó là cuộc chơi của trí tuệ. Chúng ta cần phải rèn luyện trí tuệ, việc rèn luyện trí tuệ cũng là một khả năng, hình thức để chúng ta học hỏi.
Và giống như Warren Buffett có nói “Ngôn ngữ của kinh doanh là những con số, là kế toán”. Hầu hết những người làm công việc kinh doanh đều không hiểu những con số, đó là lý do vì sao họ bị thất bại.
Câu hỏi đặt ra ở đây là “Tại sao có rất nhiều người kế toán ra làm kinh doanh nhưng vẫn gặp thất bại ê chề?”.
Công việc kế toán là ghi chép lại những hành động, hành vi, biến những hành động, hành vi đó thành những con số.
Tuy nhiên, một người làm kinh doanh còn cần phải học thêm một kỹ năng nữa, đó là từ những con số đó mà đọc hiểu được hành vi, hành động nào tạo ra kết quả tuyệt vời và những hành vi, hành động nào tạo ra kết quả tồi tệ.
Do đó, chỉ hiểu kế toán thôi không có nghĩa bạn có thể làm được kinh doanh, một người làm kinh doanh cần phải đọc, hiểu được những con số và từ những con số đó sẽ đưa ra những chiến lược, những hướng đi đúng đắn.
Và từ những chiến lược, những cách thức đi đúng đắn đó người ta mới có một câu như sau “Lựa chọn hơn nỗ lực”.
Nếu như bạn có thể đọc được những con số và hiểu được ý nghĩa câu chuyện đằng sau những con số đó, những con số đó đang nói với bạn điều gì, thì chúng ta có thể lựa chọn được những hành động, những hành vi tạo nên kết quả cho chúng ta.
Chúng ta cần phải đọc hiểu được, tính toán được những con số, và khi đó chúng ta có thể hiểu được ngôn ngữ của kinh doanh, cách thức mà kinh doanh vận hành.

Nhiều startup du lịch nhìn thấy ‘ánh sáng cuối đường hầm’

Nhỏ gọn, thích ứng nhanh, nhiều startup trong ngành du lịch vẫn tìm được đường sống, trong lúc doanh thu của hầu hết các công ty lớn nhỏ trong ngành lao dốc.

Cơn lốc COVID-19 đang để lại nhiều vết thương khó lành cho các startup trong và ngoài nước. Song, trong khó khăn luôn xuất hiện cơ hội, cánh cửa này đóng lại sẽ có cánh cửa khác mở ra. Nhiều chuyên gia ví đây là cơ hội có một không hai với startup, nếu biết tìm nguồn sống và thích nghi với môi trường hoàn toàn mới.

Ngách nhỏ trong đại dịch

Trần Ngọc Mạnh, sáng lập và CEO của Manmo (Mần Mò), app tìm kiếm và đặt phòng lưu trú phân khúc bình dân (nhà nghỉ, khách sạn, homestay) dành cho các phượt thủ tại Việt Nam cho hay, dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới phân khúc khách du lịch, đặc biệt là trong giai đoạn giãn cách xã hội.
Song, chàng kỹ sư công nghệ thông tin (Đại học Bách khoa Hà Nội) đã nhanh chóng chuyển trọng tâm hoạt động của công ty sang phục vụ nhu cầu lưu trú cho khách du lịch, người đi công tác bị mắc kẹt tại các tỉnh, thành phố do dịch bệnh. Manmo cũng nhanh chóng tư vấn đối tác chuyển sang mô hình cho thuê dài hạn.
Nếu đi vài ngày, khách du lịch sẵn sàng thuê phòng khách sạn đắt tiền, nhưng nếu phải ở hàng tháng trong tình trạng không biết bao giờ mới có thể về nhà, họ có xu hướng tìm tới phân khúc bình dân hơn. Bên cạnh đó, các cơ sở lưu trú trước kia không quan tâm tới ứng dụng của chúng tôi, thì sau COVID-19 lại coi Manmo là một phao cứu sinh khi mảng khách du lịch đóng băng”, Trần Ngọc Mạnh nói, “Đây là cơ hội cho Manmo lấp chỗ trống”.
Là người đã hai lần khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ, có sẵn đam mê lập trình của người làm công nghệ và thấu hiểu được những khó khăn của thị trường trong thời điểm này, Trần Ngọc Mạnh và các cộng sự đã xây dựng một bộ giải pháp cho các cơ sở lưu trú.
Manmo Search, đóng vai trò giống như công cụ tìm kiếm Google, giúp người dùng truy cập tìm kiếm thông tin nhưng chuyên trong lĩnh vực lưu trú. Người dùng có thể lên website của công ty tìm kiếm các cơ sở lưu trú phù hợp. Doanh thu trích từ tiền hoa hồng mà khách hàng đặt phòng các cơ sở lưu trú thông qua Mammo Search.
Bên cạnh đó, Mammo Marketing, gói dịch vụ bao gồm cung cấp phần mềm quản lý khách sạn, dịch vụ quay, chụp ảnh, chạy quảng cáo không chỉ trên Manmo Search mà còn trên các nền tảng khác như Facebook, Google… cũng là một nguồn thu quan trọng của startup này.
Vị CEO trẻ (31 tuổi) này cũng cho rằng, dù đại dịch nhưng các cơ sở lưu trú không thể cắt bỏ “mạch máu” marketing của mình. Do đó, chỉ cần 0,1% trong số gần 30.000 địa điểm lưu trú trong hệ thống Manmo ký hợp đồng để nâng cấp tổng thể hình ảnh thương hiệu cho các cơ sở lưu trú của mình là công ty có thể duy trì doanh thu, giữ lại được toàn bộ đội ngũ nhân sự.
Là một startup công nghệ, theo Trần Ngọc Mạnh, khi thị trường đứng im là lúc tốt nhất để hoàn thiện sản phẩm. Trong những tháng đại dịch, Manmo Search đã nghiên cứu tính năng không chạm cho phiên bản mới của Manmo Search. Với phiên bản này, người dùng chỉ cần ra lệnh “cho trợ lý ảo”, lập tức các câu trả lời sẽ hiện ra như các cơ sở lưu trú gần vị trí của người dùng, thời tiết và nhiều câu hỏi khác liên quan tới du lịch…

Nhìn thấy “ánh sáng cuối đường hầm” để thay đổi thị trường

Vũ Thị Thái An, cựu sinh viên ngành quản lý sự kiện quốc tế tại Anh, trở về Việt Nam vào năm 2017 để đầu quân vào lĩnh vực du lịch, lĩnh vực vốn đầy đủ anh tài lớn nhỏ. Tại thời điểm đó, số lượng khách du lịch ở Việt Nam tăng 20 – 30% mỗi năm, lượng khách du lịch nước ngoài không theo tour cũng tăng 15 – 30%/năm, vẫn là những con số hấp dẫn với cô gái trẻ.
“Đây là cơ hội lớn cho Tubudd chuyển mô hình hoạt động từ Anh về Việt Nam”, vị CEO và nhà sáng lập của nền tảng Tubudd, kết nối khách du lịch và hướng dẫn viên bản địa, nói.
Trong thời kỳ khủng hoảng, doanh thu các hãng lữ hành về con số 0 tròn trĩnh và tới nay vẫn chưa thể vực dậy được dù giai đoạn bình thường hóa đã diễn ra được 1 tháng. Song, dưới con mắt của một CEO 9X, An nhìn thấy “ánh sáng cuối đường hầm” để thay đổi thị trường.
An nhanh chóng tìm thấy nhu cầu, tạo ra sản phẩm – dịch vụ phù hợp với đối tượng khách hàng mới khi thị trường inbound (khách quốc tế) đóng lại và khách hàng quốc tế không thể vào Việt Nam. Tubudd chuyển hướng chiến lược sang ba đối tượng khách hàng: du khách quốc tế “mắc kẹt” trong nước, người ngoại quốc sinh sống và làm việc tại Việt Nam và khách hàng nội địa.
Những sản phẩm, dịch vụ mới được Tubudd đưa ra để chớp lấy thời cơ bao gồm: gia hạn visa; tìm thuê nhà và hỗ trợ biên phiên dịch thông qua mạng lưới hướng dẫn viên địa phương; hỗ trợ di chuyển, đi lại, giao dịch cho khách hàng.
Nhờ vậy, startup du lịch này đã nhanh chóng nhận được sự chú ý của 7.000 người ngoại quốc tại Hà Nội, những doanh nhân làm việc xuyên biên giới cần hỗ trợ phương tiện và thông dịch viên online đa ngôn ngữ như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Anh…
Startup được ví như một con sóc mau lẹ, dễ thích nghi với môi trường mới. Điều khiến An tâm huyết là Tubudd mang đến cho khách du lịch tự túc, cả trong nước và quốc tế, những trải nghiệm khám phá đất nước Việt Nam như một người bản địa đích thực. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để những bạn trẻ văn minh, giỏi ngoại ngữ, giàu lòng hiếu khách, hiểu biết sâu rộng về văn hoá địa phương có việc làm.
“Tubudd là một nền tảng, giống như một cái chợ, kết nối giữa du khách và hướng dẫn viên bản địa”, An nói, đồng thời cho rằng, cô sẽ tiếp tục theo đuổi mô hình này sau khi Việt Nam mở cửa với khách du lịch quốc tế.
Trước dịch COVID-19, dù không quảng cáo rầm rộ, ứng dụng di động kết nối du khách với hướng dẫn viên du lịch bản địa Tubudd vẫn có trong tay 700 hướng dẫn viên bản địa, thành thạo hơn 12 thứ tiếng, trải rộng trên 15 tỉnh thành. Vị nữ CEO này hy vọng, sau khi đại dịch qua đi, con số hướng dẫn viên hiện nay sẽ lên đến hơn 15.000 người trong 3 năm tới.

Sai lầm khi khởi nghiệp

Hầu hết các anh chị em khởi nghiệp điều bắt đầu với 1 sản phẩm và đi tìm mọi cách để bán sản phẩm đó và kiếm lợi nhuận.

Họ rất yêu sản phẩm của mình và luôn luôn đặt sản phẩm của họ lên hàng đầu và ít khi quan tâm đến cảm nhận của khách hàng, trải nghiệm của khách hàng như thế nào.
Có rất nhiều bạn hỏi tôi rằng:
- Tôi phải sản phẩm này như thế nào?
- Tôi có nên chạy quảng cáo Facebook không?
- Tôi có nên làm website hay không?
- Tại sao em chạy quảng cáo tốn rất nhiều tiền mà vẫn không bán được hàng?.....
Sẽ không ai có thể trả lời được những câu hỏi này nếu bạn không xác định được Những thứ cơ bản này:
- Đối tượng khách hàng mà bạn muốn phục vụ là ai?
- Họ Đang ở Đâu?
- Trải nghiệm hàng ngày của họ là gì?
- Họ đang gặp phải vấn đề gì?
- Sản phẩm của bạn có thể giúp họ điều gì?
- khách hàng sẽ sung sướng như thế nào sau khi sử dụng sản phẩm dịch vụ của bạn?
Đừng bắt đầu kinh doanh bằng sản phẩm mà hãy kinh doanh từ khách hàng của bạn.
Đừng suy nghĩ là tôi sẽ bán cái gì nữa. Mà đầu tiên hãy suy nghĩ tôi sẽ phục vụ ai, tôi sẽ bán hàng cho ai?
Thay đổi câu hỏi để thay đổi kết quả..

'Startup con nhà nghèo' của chàng trai trẻ mê công nghệ

Nguyễn Hà Minh Thông nung nấu ý tưởng khởi nghiệp vì không muốn nhìn thấy nhiều sinh viên lãng phí chất xám.

Nguyễn Hà Minh Thông - một trong hai thành viên sáng lập ứng dụng tìm gia sư công nghệ Edubox
Nguyễn Hà Minh Thông - một trong hai thành viên sáng lập ứng dụng tìm gia sư công nghệ Edubox
Chứng kiến cậu em trai chật vật trong việc tìm gia sư, thương mẹ đưa đón em đi học vất vả, Nguyễn Hà Minh Thông nhen nhóm ý tưởng làm ứng dụng tìm gia sư từ năm 2016 khi cậu còn là sinh viên năm cuối của ĐH Công nghiệp TP.HCM.
Suốt 2 năm sau khi ra trường, chứng kiến việc nhiều sinh viên lãng phí khả năng của mình bằng việc chạy xe ôm công nghệ để kiếm thêm thu nhập, chàng trai 9X quyết tâm hiện thực hoá ý tưởng.
Kết quả là Edubox, ứng dụng tìm gia sư, ra đời vào tháng 5/2019 với sự đồng hành của người anh họ là Hà Minh Khoa (sinh năm 1983) – một lập trình viên có kinh nghiệm.
Trước đó, trong hơn nửa năm, Thông và Khoa cùng nhau tranh thủ thời gian buổi tối để lập trình, vì ban ngày họ phải đảm bảo công việc ở công ty. “Cứ 8 giờ tối, hai anh em bắt tay vào làm đến khoảng 1-2 giờ sáng hôm sau. Sáng lại dậy đi làm tiếp”.
Sau khi ứng dụng chính thức ra mắt bản demo thì hai anh em quyết định xin nghỉ việc để tập trung cho “đứa con cưng”.
Thông cho biết, so với hình thức trung tâm gia sư truyền thống, Edubox mang lại cho phụ huynh nhiều sự tiện lợi và lựa chọn hơn. Bước đầu tiên, phụ huynh chỉ cần đăng tải nhu cầu tìm gia sư của mình lên ứng dụng, sau đó các gia sư thấy phù hợp sẽ ứng tuyển. Phụ huynh sẽ đọc hồ sơ của các gia sư và lựa chọn người phù hợp với con mình nhất.
Các thông tin về trình độ học thuật, thành tích của gia sư đều được yêu cầu cung cấp các giấy tờ, bằng cấp, chứng chỉ… Hiện tại, Edubox sử dụng phần mềm phát hiện ảnh bị chỉnh sửa để xác thực thông tin.
Tất nhiên, công cụ đó không thể phát hiện được 100% thông tin giả. Giống như các trung tâm gia sư truyền thống, thông tin mà chúng tôi nhận được cũng chỉ mang tính tương đối. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của chúng tôi thì chỉ những người tự tin là mình có khả năng làm được công việc này mới dám ứng tuyển gia sư”.
Ngoài yếu tố này ra thì phụ huynh hoàn toàn có thể thay đổi gia sư sau 1-2 buổi học đầu tiên nếu cảm thấy gia sư không phù hợp hoặc không đáp ứng được yêu cầu.
Điểm đặc biệt nhất của ứng dụng này so với cách tìm gia sư truyền thống là hai bên có thể thương lượng với nhau về mức học phí.
“Trước kia, thường chỉ gia đình nào có điều kiện mới dám thuê gia sư cho con. Nhưng với ứng dụng của chúng tôi, nếu phụ huynh cảm thấy mức học phí vượt quá khả năng chi trả của mình thì có thể thương lượng với gia sư để giảm chi phí. Đó là tính linh động của Edubox”.
Hiện tại, ứng dụng thu 20% học phí tháng đầu tiên của gia sư, còn phía phụ huynh không mất chi phí gì. Nếu người dạy bị đánh giá không tốt thì sẽ bị hạ điểm tín nhiệm và phải trả mức phí cao hơn cho Edubox mỗi lần nhận lớp.
Để đưa ra được giải pháp thu phí như hiện tại, chàng trai sinh năm 1995 cũng phải “nếm mùi thất bại” trong những ngày đầu.
Ban đầu, với suy nghĩ hỗ trợ sinh viên, chúng tôi cho phép các bạn trả phí sau khi nhận lớp 1 tháng và hoàn toàn dựa trên tinh thần tự nguyện chứ không có bất cứ ràng buộc nào. Nhưng có khoảng 30% gia sư sau khi nhận lớp không trả phí cho chúng tôi. Vì thế, sau đó chúng tôi phải nâng cấp ứng dụng, bổ sung thêm tính năng ví điện tử. Người dùng phải nạp trước một số tiền vào ví để được ứng tuyển và nhận lớp. Và khoản phí nhận lớp sẽ được trừ ngay khi phụ huynh đồng ý nhận gia sư. Tuy nhiên, sau 1-2 buổi đầu tiên, nếu phụ huynh yêu cầu đổi gia sư, người dạy sẽ được trả lại khoản phí này” – Thông cho biết thêm.
Edubox hiện có khoảng 14.000 người dùng, trong đó có 10.000 gia sư, 4.000 phụ huynh. Trong hơn 1 năm từ khi ra mắt, ứng dụng đã kết nối thành công 700-800 lớp học. Tốc độ tăng trưởng trước thời điểm dịch Covid-19 giao động từ 10-30%.
Thông cho biết, dịch bệnh đã ảnh hưởng đáng kể đến nhu cầu tìm gia sư của các gia đình. Nhưng chính tác động tiêu cực đó đã thúc đẩy nhóm “update” lên một phiên bản mới cho Edubox, cũng là xu hướng học tập trong tương lai ở khắp nơi trên thế giới. Đó là học trực tuyến.
Cuối tháng 6 này, bản update sẽ chính thức ra mắt với nhiều chức năng bổ sung cho phép người dùng tìm và tạo lớp học trực tuyến.
Nếu như trước kia, Edubox chỉ hỗ trợ tìm gia sư dạy trực tiếp thì tới đây, ứng dụng sẽ giúp kết nối các lớp học online. Với hình thức này, học sinh ở các tỉnh thành trên khắp đất nước đều có cơ hội được theo học những giáo viên, gia sư giỏi”.
Tuy nhiên, các chức năng mà nhóm của Thông đang làm mới chỉ là 20-30% bức tranh tổng thể mà cậu định hướng cho Edubox. Thông chia sẻ, khi ứng dụng tạo được một cộng đồng người dùng lớn hơn, anh sẽ xây dựng nó trở thành một mạng xã hội giáo dục.
Hiện tại, ứng dụng nhận được đầu tư hơn 2 tỷ đồng từ một nhà đầu tư với cương vị cá nhân. Trong năm 2019, Edubox cũng nhận được nhiều đánh giá tốt từ phía cộng đồng startup.
Không thể dám chắc con đường khởi nghiệp của mình có thể đạt được những mục tiêu đã đề ra hay không, nhưng Thông tâm sự, trong quá trình phát triển ứng dụng, anh và nhóm của mình đôi khi gặp những câu chuyện khiến cả nhóm tin rằng đó là chắc chắn là những trải nghiệm đẹp.
Chúng tôi có gặp một số trường hợp đặc biệt. Ví dụ như có trường hợp hơn 30 tuổi bị tai nạn, được phụ huynh đi tìm gia sư giúp. Mục đích của phụ huynh là tìm gia sư chỉ để nói chuyện với con, giúp con họ hoà nhập với cuộc sống bình thường. Hay có những bé 4-5 tuổi chậm nói, phụ huynh cũng tìm gia sư nói chuyện với bé để cải thiện tình hình. Những trường hợp đó, đôi khi gia sư ứng tuyển là các sinh viên trường Y”.
Tự nhận là “startup con nhà nghèo”, Thông chia sẻ rằng những câu chuyện như vậy cũng khiến đội ngũ sáng lập ấm lòng hơn. “Lỡ dự án của mình có thất bại thì ít ra mình cũng làm được gì đó đóng góp cho xã hội, cũng có những kỷ niệm đẹp với nó”.

Trồng cây mọc hoang để lấy lá, thu tiền tỷ mỗi năm

Anh Huỳnh Hữu Quyền ở huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi trồng cây sọ chó trên diện tích 13 sào mỗi kỳ thu hoạch được hơn 300kg, mỗi năm thu về hơn 1 tỷ đồng".

Cây sọ chó vốn chỉ mọc hoang trong rừng núi, bờ rậm, đã được anh Huỳnh Hữu Quyền (30 tuổi, thôn Phú Nhiêu, xã Bình Tân Phú, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) mang về trồng trên diện tích 13 sào và vườn ươm đầu tư hơn 600 triệu đồng.
Loại cây này thường mọc hoang nhiều ở vùng núi, bờ rậm. Trước kia người ta thường thấy ở rừng hay bờ rẫy và gọi nó với cái tên dân dã là cây sọ chó. Qua thời gian, loài cây này dần bị thu hẹp, rất khó để tìm thấy.
Anh Huỳnh Hữu Quyền cho biết: “Tôi có theo dõi thông tin về các cuộc thi nấu ăn, trong một cuộc thi Chiếc thìa vàng năm 2015, tôi đã thấy các đầu bếp dùng loại gia vị là cây sọ chó mà quê tôi mọc rất nhiều. Qua tìm hiểu, cây sọ chó thường được dùng tẩm ướp thịt, gia vị cho món ăn. Lá hơi vị hăng, hơi gắt nhưng khi nấu với cà ri lại rất đậm đà”.
Anh Huỳnh Hữu Quyền đầu tư một vườn ươm cây sọ chó rộng 1.000m2. Ảnh: Nguyễn Trang
Anh Huỳnh Hữu Quyền đầu tư một vườn ươm cây sọ chó rộng 1.000m2. Ảnh: Nguyễn Trang
Trên mảnh đất quê hương, anh Quyền quyết tâm tìm lại loài cây này. Anh đã mua lại và thuê mảnh đất rộng đến 13 sào, đầu tư một vườn ươm rộng khoảng 1.000m2. Anh cho biết: “Để trồng cây này với diện tích lớn thì khó nhất là giống cây sọ chó. Không có nơi nào có nguồn giống này ngoài nguồn tự nhiên, do vậy, tôi đã thuê rất nhiều người ở khắp nơi, lên cả các vùng núi Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi, để tìm loại cây này”.
Sau nhiều tháng tìm kiếm, hàng chục ngàn cây đã được mang về trồng lại trên đất đồi: “Với diện tích 13 sào, bình quân 1.000 cây/sào, đã tập hợp hơn 13.000 cây sọ chó”.
Để cây phát triển tốt, anh Quyền đã đầu tư hệ thống tưới nước nhỏ giọt, nhà ươm bằng lưới che mát kiên cố. Anh nói: “Đặc điểm của cây sọ chó là mọc trong rừng, dưới những tán lá cây, nơi ít ánh nắng. Trong quá trình trồng cây, tôi đã trồng thêm các loài cây dại ngay dưới vị trí trồng cây sọ chó và trồng kết hợp thêm cây sả, để có thể thu hoạch song song tận dụng hiệu quả của đất trồng”.
Hiện tại vườn ươm của anh đã có hơn 1.000 cây, các cây ươm được trồng trong chậu và phủ rơm để chống nóng. Lượng cây này vừa là nguồn giống, vừa để phát triển thành cây cảnh trong gia đình.
Cây sọ chó rất dễ nhân giống, bằng phương pháp chiết ghép cành, sau một thời gian sẽ hình thành cây mới. Một cây sọ chó trưởng thành cao khoảng 1m và dạng cây lùm xòa rộng” - anh Quyền chia sẻ.
Nói về khó khăn của việc trồng cây sọ chó, anh Quyền chia sẻ, cây thường dễ bị bệnh đục thân, nám lá. Do đó quá trình chăm sóc cần theo dõi chặt chẽ sự phát triển của cây. Tuy nhiên, cây mọc hoang nên sức sống của cây rất tốt, hầu như chỉ cần tưới nước và không cần dùng bất cứ chế phẩm sinh học, hóa học nào. Cây sọ chó là loài cây trồng hoàn toàn theo hướng sạch.
Từ khoảng thời gian nhân giống đến khi thu hoạch kéo dài 6 tháng. Bình quân cứ thu hoạch 5 cây thì được 1 kg lá sọ chó. Cây sọ chó có tuổi thọ dài từ 2-3 năm, do vậy chỉ cần đầu tư một lần và duy trì chăm sóc. Sau đó thay thế bằng cây mới để nâng cao chất lượng lá cây sọ chó khi thu hoạch.
Anh Quyền cho biết thêm: “Giá bán lá khô cây sọ chó khoảng 800.000 đồng/kg, lá tươi khoảng 350.000 đồng/kg. Từ sau thời gian thu hoạch, mỗi tuần cắt 1 lần, như vậy trong suốt 1 năm có thể thu về 3 tấn lá khô/năm. Ngay trong 3 tháng trồng, kỳ thu hoạch đầu tiên là hơn 300kg đã đưa ra thị trường. Với số lượng thu hoạch 3 tấn lá khô, mỗi năm thu về hơn 1 tỷ đồng".

Những doanh nhân 9X bỏ phố lên Măng Đen khởi nghiệp

Cùng có điểm chung là khát khao thay đổi để làm giàu, những người trẻ dưới đây chọn rời bỏ TP.HCM để khởi nghiệp ở Măng Đen (Kon Tum) và đã gặt hái thành công nhất định.

Cùng tốt nghiệp chuyên ngành Thuỷ sản Đại học Nông lâm TP.HCM và cùng sinh năm 1991, Huỳnh Thị Phi Phụng (người áo trắng) và Trịnh Thị Duyên đều có quãng thời gian 4 năm làm việc ở TP.HCM sau khi tốt nghiệp.
Tuy nhiên, cuộc sống nơi thành thị không khiến hai 9X cảm thấy hạnh phúc. Vì thế, khi được người quen giới thiệu, cả hai đã quyết định nghỉ việc ở thành phố để lập nghiệp ở vùng đất mới Măng Đen, nơi được ví von là "Đà Lạt thứ hai", với số vốn tổng cộng 200 triệu đồng cách nay 2 năm.
"Chúng tôi quyết định khởi nghiệp với dịch vụ homestay vì ở Măng Đen còn rất nhiều biệt thự để trống. Thời điểm chúng tôi vừa đặt chân tới đây cũng khá may mắn khi Măng Đen còn chưa phát triển nhiều nên giá thuê biệt thự để làm homestay chỉ có 4 triệu đồng/tháng. Hơn nữa, chính quyền nơi đây cũng tạo điều kiện nhiều cho các bạn trẻ khởi nghiệp do chính sách thu hút đầu tư", Duyên cho biết.
Sau hai tháng sửa chữa và trang trí, homestay của Phụng và Duyên chính thức được khai trương từ tháng 4/2018 và bắt đầu hoạt động ổn định sau 1 năm. Phần diện tích xung quanh nhà, hai cô gái quyết định trồng các loại rau và cây ăn quả, vừa tạo thẩm mỹ cho căn nhà, vừa cung cấp nguồn thực phẩm sạch cho gia đình và khách lưu trú tại biệt thự.
Sau một năm hoạt động và tích vốn, nhận thấy ở Măng Đen chưa có nhiều quán café nên cả hai tiếp tục đầu tư thêm một quán ở cách homestay của mình không xa. Sau gần nửa năm hoạt động, quán café đã có lượng khách ổn định và đặc biệt đông khách vào cuối tuần, khi nhiều người chọn Măng Đen làm nơi du lịch, nghỉ dưỡng cuối tuần do đặc thù khí hậu mát mẻ và không quá đông đúc như Đà Lạt.
Sau hơn 2 năm lập nghiệp ở mảnh đất cao nguyên, Phụng cho biết rất hài lòng với quyết định của mình vì ở nơi đây được "sống thoải mái", vừa được trải nghiệm, vừa có thu nhập. "Tôi hoàn toàn chủ động được thời gian, được làm những gì mình thích, đam mê chứ không bị bó buộc vào cuộc sống văn phòng 8 tiếng như hồi còn ở TP.HCM. Trong tương lai gần, chúng tôi sẽ tiếp tục mở thêm một cơ sở ăn uống để phục vụ khách du lịch", Phụng chia sẻ.
Khác với Phụng và Duyên, Phạm Tuấn Anh (sinh năm 1994) đến Măng Đen một thân một mình để lập nghiệp với hai bàn tay trắng cách nay 3 năm, sau khi học ngành Cơ khí Động lực tại trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng.
"Lúc mới lên đây, tôi làm quản lý cho một khách sạn. Nói là quản lý nhưng do chỉ có 2 nhân viên nên việc gì tôi cũng làm, từ dọn dẹp, chà rửa toilet, đưa đón khách du lịch", Tuấn Anh chia sẻ.
Tuấn Anh cũng làm nhiệm vụ kết nối những khách du lịch có nhu cầu mua đất đầu tư tại Măng Đen và những người dân cần bán đất tại đây. Sau hai năm tích luỹ, có một số vốn nhất định, anh quyết định ra riêng khởi nghiệp bằng cách đầu tư làm một biệt thự cung cấp dịch vụ homestay từ cuối năm ngoái.
Với kinh nghiệm 2 năm trong ngành khách sạn cùng sự nhiệt tình, Tuấn Anh nhanh chóng thu hút được nhiều khách hàng ghé homestay của mình mỗi dịp cuối tuần. Cùng lúc đó, 9X tiếp tục mua một căn biệt thự ở gần đó để làm nhà hàng, quán cafe.
"Dự định sắp tới của tôi là làm thêm một farm trồng rau quả hữu cơ, cùng dịch vụ farmstay, cho khách hàng trải nghiệm cuộc sống thiên nhiên hoang dã. Ước mơ của tôi là cùng với những bạn trẻ khác biến Măng Đen thành thị trấn 9X đáng sống nhất Việt Nam", Tuấn Anh cho hay.
Khi được hỏi về những điều nhắn nhủ với các bạn trẻ muốn lên Măng Đen lập nghiệp, cả Phi Phụng, Duyên, Tuấn Anh đều chia sẻ điều quan trọng nhất vẫn là ý chí để khởi nghiệp."Bạn không cần phải có số vốn quá nhiều để khởi nghiệp tại đây, chỉ cần sự can đảm, dám từ bỏ cuộc sống ổn định 8 tiếng ở Sài Gòn", Phi Phụng cho biết. Trong khi đó, với Tuấn Anh, 9X cho rằng: "Măng Đen còn rất nhiều cơ hội cho người trẻ, vì nơi đây còn thiếu nhiều dịch vụ. Chỉ cần chịu khó làm việc, không sợ cô đơn, ai cũng sẽ có cơ hội tại đây".

Người phụ nữ dạy phụ nữ khởi nghiệp kinh doanh và sống tự chủ hạnh phúc

Cẩm nang khởi nghiệp kinh doanh thời trang dành cho người mới bắt đầu; Bí kíp khởi nghiệp kinh doanh siêu đơn giản.

Lễ ra mắt bộ hai cuốn sách của tác giả Nguyễn Mến: Nhất định phải kinh doanh cái gì đó; Nhất định phải tự chủ và hạnh phúc. Nếu như cuốn sách thứ nhất truyền đi cảm hứng kinh doanh thì cuốn sách thứ hai truyền được cảm hứng sống tích cực đến bạn đọc, nhất là bạn đọc nữ.

Nhất định phải kinh doanh cái gì đó gồm 7 phần: Tôi đến với kinh doanh như thế nào?; Vượt qua giai đoạn khó khăn đầu tiên; Chuyển đổi và phát triển; Giải quyết khủng hoảng trong kinh doanh; Kỹ năng quản trị phát triển và mở rộng công ty; Cẩm nang khởi nghiệp kinh doanh thời trang dành cho người mới bắt đầu; Bí kíp khởi nghiệp kinh doanh siêu đơn giản.

Nhất định phải tự chủ và hạnh phúc gồm 7 phần: Phụ nữ hiện đại là phụ nữ đam mê, tự chủ và hạnh phúc; Làm thế nào để cân bằng công việc và gia đình?; Bí quyết để luôn tràn đầy năng lượng;Hãy tạo động lực cho mình và những người xung quanh; Cách đối mặt hiệu quả với khó khăn, biến cố; Để trở thành người mẹ, người vợ tốt; Tự chủ và hạnh phúc không có gì là cao siêu!

Theo tác giả Nguyễn Mến, hai cuốn sách được cô viết vào đúng thời điểm đại dịch COVID-19 hoành hành ở Việt Nam và khắp thế giới, doanh nghiệp của cô cũng bị ảnh hưởng, nhưng vẫn phát triển nhờ sự chuẩn bị kỹ càng và bài bản. Cô viết hai cuốn sách này một cách chân thành nhưng đầy quyết liệt và nhiệt huyết; Ngắn gọn, dễ hiểu, dễ áp dụng bằng chính các câu chuyện kinh doanh thực tế của tác giả; Truyền cảm hứng và năng lượng tích cực trong kinh doanh, cuộc sống rất cao; Hướng dẫn cách khởi nghiệp kinh doanh cầm tay chỉ việc siêu đơn giản; Tạo động lực mạnh mẽ cho phụ nữ vươn lên làm chủ cuộc sống của chính mình, đạt được thành công và hạnh phúc trọn vẹn…

Nhà báo Nguyễn Tuấn Anh – người biên tập bộ hai cuốn sách – cho biết: “Cách viết của Nguyễn Mến chân thành, đơn giản, kiến thức dễ hiểu, dễ áp dụng, đặc biệt phù hợp với những ai muốn khởi nghiệp kinh doanh bài bản. Thị trường sách Việt Nam hiện đang thiếu những tác phẩm về kinh doanh thực chiến được viết bởi chính các nữ doanh nhân trẻ có nhiều kinh nghiệm kinh doanh thành công như Nguyễn Mến”.Tác giả Nguyễn Mến giới thiệu hai cuốn sách với TS Alok Bharadwaj, Nguyên Chủ tịch Hiệp hội Giám đốc Marketing châu Á.

Trong số nhiều nhân vật viết lời giới thiệu cho hai cuốn sách này có tiến sĩ Alok Bharadwaj, Nguyên Chủ tịch Hiệp hội Giám đốc Marketing châu Á, Nguyên Phó chủ tịch cao cấp, phụ trách chiến lược của Canon châu Á, nơi ông đã điều hành và phát triển kinh doanh tại 23 quốc gia: “Ban đầu, tôi nghĩ cô ấy là một người thiên về chiến lược, nhưng rồi tôi nhận ra rằng cô ấy không những giỏi về chiến lược mà còn xuất sắc cả trong thực tiễn nữa. Cô ấy luôn tập trung vào hiệu suất và kết quả. Và cô ấy thực hiện điều đó theo một phong cách rất độc đáo

Tác giả Nguyễn Mến là Tổng giám đốc Công ty CP Thời trang MC Việt Nam với khoảng 300 đại lý trên toàn quốc. Cô cũng là nhà sáng lập 5 thương hiệu thời trang: MC Fashion, Anadi home, Gala Lady, MC Young, Anadi Young.

Bộ hai cuốn sách Nhất định phải kinh doanh cái gì đó; Nhất định phải tự chủ và hạnh phúc được xuất bản bởi Nhà xuất bản Thanh Niên, mỗi cuốn có giá bìa 199.000 đồng. Sách được phát hành tại các nhà sách uy tín trên toàn quốc và tại các hệ thống của Công ty CP Thời trang MC Việt Nam.

Startup Mỹ cuống cuồng sa thải nhân viên giữa mùa Covid-19

Covid-19 khiến nền kinh tế toàn cầu lao đao và những startup non trẻ, đầy tiềm năng như Airbnb, Agoda, Uber... chật vật tìm cách vượt qua cơn khủng hoảng.

Sau hơn 3 tháng bùng phát trên phạm vi toàn cầu, Covid-19 đã tàn phá nghiêm trọng nền kinh tế. Trong đó, các startup công nghệ, đặc biệt là mô hình kinh tế chia sẻ chịu tác động nặng nề nhất.
Theo thống kê của Layoffs.fyi, công cụ theo dõi diễn biến tình hình việc làm trong các công ty khởi nghiệp, tính từ tháng 3 đến nay, đã có 493 startup áp dụng chính sách sa thải nhân viên để hạn chế tác động của Covid-19 với gần 64.000 người lao động mất việc.
Trong danh sách 30 startup hàng đầu tại Mỹ, doanh nghiệp sa thải ít nhất 250 nhân viên, cao nhất đến 6.700 người. Lĩnh vực du lịch, vận chuyển hàng khách và bán lẻ với các tên tuổi quen thuộc như Uber, Airbnb, Groupon… đều có kế hoạch sa thải hàng nghìn lao động trong vòng vài tháng.
1. Uber
Hôm 6/5, dịch vụ đi chung xe Uber thông báo sa thải 3.700 nhân viên. Hai tuần sau, họ tiếp tục cắt giảm 3.000 chỗ làm. Tổng cộng qua 2 đợt, Uber mất 25% nhân lực, chủ yếu ở các bộ phận hỗ trợ khách hàng và tuyển dụng.
Kể từ đầu mùa dịch Covid-19, Uber đã đóng cửa 45 văn phòng, dừng hoạt động một số bộ phận nghiên cứu, phát triển sản phẩm. Ngoài ra, chi nhánh mang tên Careem tại khu vực Trung Đông sa thải 536 nhân viên, công ty con chuyên về e-scooter Jump cũng giảm 400-500 người lao động.
Lệnh phong tỏa khắp nơi trên thế giới đã khiến hoạt động kinh doanh cốt lõi của Uber giảm đến 80%, trong khi dịch vụ giao thức ăn nhanh vừa phát triển chưa đủ sức bù đắp.
2. Groupon
Giữa tháng 4, Groupon công bố kế hoạch sa thải 2.800 nhân viên, tương đương 40% lực lượng lao động của công ty. Việc này sẽ tiến hành từ thời điểm thông báo đến tháng 7/2021, nhưng tập trung chủ yếu trong quý II/2020.
“Do việc kinh doanh của các nhà hàng, quán bar, địa điểm tổ chức sự kiện và spa bị tạm ngưng, tình hình hoạt động của chúng tôi bị ảnh hưởng nghiêm trọng”, Groupon giải thích lý do sa thải nhân viên trong hồ sơ gửi lên Ủy ban Giao dịch Chứng khoán Mỹ.
Bên cạnh kế hoạch sa thải nhân viên, Groupon cũng cấu trúc lại ban lãnh đạo, điều hành theo hướng tinh gọn, tiết kiệm.
3. Airbnb
Đầu tháng 5, Airbnb xác nhận sẽ sa thải 1.900 nhân viên, tương đương hơn 25% người lao động hiện có, nhằm cắt giảm chi phí trong bối cảnh tình hình kinh doanh sa sút nghiêm trọng. CEO Brian Chesky cho hay việc sa thải sẽ ảnh hưởng đến các bộ phận Transportation, Airbnb Studios, Hotels và Lux.
Sau khi Covid-19 bùng phát trên toàn cầu, Airbnb chịu thiệt hại nặng nề và thua lỗ hơn 2 tỷ USD. Với tình hình dịch hiện nay, ngành công nghiệp du lịch mất thêm nhiều thời gian để phục hồi lại như trước, vì vậy, trong tương lai Airbnb sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn.
4. Agoda
Agoda, nền tảng đặt phòng khách sạn nổi tiếng tại khu vực châu Á, đã sa thải 1.500 nhân viên (25%) làm việc ở 30 quốc gia. Giám đốc điều hành của công ty cho biết hầu hết các vị trí bị cắt giảm đều thuộc bộ phận trải nghiệm khách hàng. Tuy nhiên các nhóm cốt lõi như công nghệ thông tin, tài chính, dịch vụ đối tác, tiếp thị cũng bị ảnh hưởng.
Agoda là công ty con của Booking Holdings, tập đoàn sở hữu nhiều tên tuổi lớn khác như Priceline, Kayak, OpenTable và Booking.com. Tháng trước, Kayak và OpenTable đã sa thải hoặc cho nghỉ việc tạm thời 400 nhân viên.
Mặc dù nhiều quốc gia châu Á đang dần kiểm soát được Covid-19 và khôi phục kinh tế, ngành du lịch vẫn phục hồi chậm chạp, vì vậy tình hình hoạt động của Agoda sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn trong thời gian tới.
5. Ola
Mô hình đi xe chung Ola của Ấn Độ cũng rơi vào tình cảnh tương tự Uber tại Mỹ. Hãng đã sa thải 1.400 nhân viên, tương đương 35% lực lượng lao động. Động thái này diễn ra khi chính quyền thông báo lệnh hạn chế di chuyển đến 1,3 tỷ dân từ cuối tháng 3.
Nhà sáng lập Bhavish Aggarwal thông báo kế hoạch này qua email hôm 20/5, đồng thời tiết lộ doanh thu của Ola đã giảm 95% trong vòng 2 tháng kể từ thời điểm dịch bệnh bùng phát.
Nhằm hạn chế sự lây lan của Covid-19, chính phủ Ấn Độ ra lệnh phong tỏa từ cuối tháng 3, đồng thời tạm ngưng tất cả phương tiện giao thông công cộng. Cùng với Ola, chi nhánh Uber tại nước này cũng sa thải 500 nhân viên.