Một doanh nhân đến từ Mỹ. Ông sang Việt Nam tìm kiếm cơ hội làm ăn, và ông đã mở một doanh nghiệp tại đây. Sau khi setup hoàn chỉnh bộ máy, ông trở về nước và điều hành từ xa.
Hàng tháng ông nhận báo cáo gửi từ Việt Nam. Mỗi quý ông bay sang Việt Nam một lần. Mọi việc đều suôn sẻ. Công việc kinh doanh phát triển tốt.
Vì sao doanh nhân này có thể điều hành doanh nghiệp của mình từ xa? Doanh nghiệp quản trị bằng tình cảm - lòng tin; hay bằng cơ chế - quy chế ? Chúng ta quản lý bằng kinh nghiệm - trực giác; hay bằng phương pháp khoa học?
Hiện nay, với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, cũng như những khó khăn luôn xuất hiện từ nội tại, các doanh nghiệp ngày càng quan tâm hơn đến quản trị rủi ro và xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ (KSNB). Mục đích là nhằm hạn chế những rủi ro, thất thoát, gian lận... và gia tăng hiệu quả hoạt động cho doanh nghiệp mình.
Tuy nhiên, khi đề cập đến hệ thống KSNB, mỗi một doanh nghiệp hiểu theo một cách, và việc triển khai cũng theo những cách rất khác nhau.
Thực chất “Hệ thống kiểm soát nội bộ doanh nghiệp” là gì ? Để xây dựng "hệ thống kiểm soát nội bộ doanh nghiệp" cần bắt đầu từ đâu?
Năm 1992, tại Hoa Kỳ, COSO (Committee of Sponsoring Organization) đã cho ra đời báo cáo đầu tiên về hệ thống KSNB, tạo nên một khởi đầu và tiếng nói chung cho các doanh nghiệp và tổ chức. Chính phủ Hoa Kỳ đầu những năm 2000 đã chính thức ban hành luật Sarbanes Oxley - quy định triển khai hệ thống KSNB cho tất cả các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán, mở màn cho giai đoạn phát triển hệ thống KSNB tại quốc gia này, và sau đó là lan truyền ra thế giới. Từ đó, COSO đã trở thành chuẩn mực chung được công nhận và áp dụng rộng rãi trên toàn cầu.
Tuy nhiên, với đa số các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), khi nghe tới COSO, họ rất khó khăn trong việc hình dung: cả về lý thuyết cũng như việc triển khai áp dụng vào doanh nghiệp.
Làm sao các doanh nghiệp có thể xây dựng cho mình một hệ thống KSNB đúng cách và phù hợp?
Hơn thế nữa, để thiết lập một hệ thống KSNB vừa tiết kiệm chi phí, vừa mang lại hiệu quả cao, các doanh nghiệp phải bắt đầu từ đâu ?
Doanh nhân, nhà quản lý có thể hoàn toàn yên tâm mỗi khi phải công tác dài ngày, hoặc dành thời gian cho những vấn đề chiến lược mà không bị sa vào những công việc sự vụ hàng ngày.
• Về tầm nhìn - Chiến lược - Văn hóa công ty:
- Giúp hoạch định mục tiêu, đích đến của doanh nghiệp
- Tư vấn chiến lược phù hợp để đạt được mục tiêu
- Tư vấn xây dựng văn hóa công ty
• Về nhân sự và cách thiết kế bộ máy:
- Tư vấn về số lượng nhân sự, số lượng phòng ban/ bộ phận phù hợp với quy mô và ngành nghề.
- Setup doanh nghiệp mới từ A - Z
- Tư vấn phỏng vấn & tuyển dụng
• Về thương hiệu & xây dựng thương hiệu:
- Tư vấn đặt tên thương hiệu & đăng ký nhãn hiệu
- Tư vấn thiết kế logo & chọn màu thương hiệu
- Tư vấn chiến lược thương hiệu & định vị thương hiệu
- Tư vấn về kiến trúc thương hiệu
- Tư vấn thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu
- Tư vấn truyền thông thương hiệu
• Tư vấn phát triển chuỗi kinh doanh & nhượng quyền thương hiệu
• Thiết lập hệ thống quản lý & kiểm soát công ty
- Một hệ thống đảm bảo vận hành trơn tru, nhịp nhàng, không trùng lặp về chức năng và nhiệm vụ giữa các cá nhân, bộ phận.
- Một hệ thống kiểm soát chặt chẽ các hoạt động của doanh nghiệp, hạn chế hoặc không còn thất thoát, lãng phí hay gian lận.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét