Yếu tố quan trọng nhất trong câu chuyện làm giàu thời hiện đại là đầu tư, tất cả những gì phải làm là rót gần như toàn bộ tiền bạn có vào một điều gì đó.
Nếu có kết quả tích cực, một năm sau bạn sẽ kiếm thêm được 3% lợi nhuận. Nếu không, chuyện mất trắng là khó tránh.
Song, không phải ai cũng dám mạo hiểm bởi hàng triệu người hiện nay - ngày ngày vẫn đi làm thuê. Dĩ nhiên, nếu nói một cách lạc quan, bạn làm việc cho ông chủ giàu có và hưởng vài lần tăng lương đáng kể. Song hầu hết các trường hợp, số tiền lương không bao giờ là một gia tài.
Nếu bạn hy vọng trở thành người siêu giàu, làm thuê cho người khác sẽ không bao giờ giúp bạn có được điều đó
Ngược lại, một kịch bản khác tiêu cực hơn là bạn bỗng nhiên bị đuổi việc hoặc doanh nghiệp nơi bạn làm việc phá sản - mọi công sức, thời gian, cống hiến và hy sinh đổ xuống sông xuống biển (trường hợp này không xét đến những người an phận với số tiền kiếm được hàng tháng).
Viễn cảnh lạc quan thường có hạn, trong khi đó, có vô số trường hợp đóng cửa, phá sản hoặc nghỉ việc hàng ngày vẫn diễn ra. Đó là hệ quả của việc đầu tư "nhầm".
Giàu vì "tiền"
Thực tế, nếu bạn mơ về những giấc mơ giàu có, chuyện đi làm thuê sẽ chẳng bao giờ biến giấc mơ thành thực. Chính phủ Mỹ cũng phải đồng ý với nhận định này.
Hãy kiểm tra đơn khai thuế hàng năm của "Top 400 cá nhân kiếm ra nhiều tiền nhất", tài liệu do Sở Thuế vụ Mỹ (Internal Revenue Service - IRS) công bố mới đây:
Vào năm 2009, cần kiếm được 77,4 triệu đô la trong tổng thu nhập để lọt vào top 400. Con số này đã giảm từ 109,7 triệu đô (2008) và giảm một cách đáng kể từ kỷ lục cao nhất là từ 238,8 triệu đô (2007).
Điểm thú vị ở đây là cách mà Top 400 người kiếm ra tiền, trong đó:
- Tiền lương bổng: 8,6%
- Lãi suất: 6,6%
- Cổ tức: 13%
- Quan hệ đối tác và liên minh: 19,9%
- Thặng dư vốn: 45,8%
Vài kết luận thú vị là:
- Làm việc kiếm lương tháng sẽ không làm bạn giàu lên được.
- Sở hữu những khoản tiết kiệm cho thu nhập an toàn cũng không làm bạn giàu lên được.
- Đầu tư vào nhóm công ty, mua cổ phần sẽ không giúp bạn giàu lên.
- Sở hữu một hay nhiều doanh nghiệp không chỉ lập được quỹ tiền vững chắc, mà một ngày nào đó còn có thể tạo ra một vận may tài chính khổng lồ.
Bạn thấy số liệu của Sở Thuế vụ Hoa Kỳ khó tin? Hãy kiếm tra chéo với danh sách tỷ phú của Forbes: Bill Gate, Carlos Slim Helu, Amancio Ortega, Warren Buffet, Larry Ellison, Charles Koch, David Koch, Sheldon Adelson, Christy Walton...
Rõ ràng, làm giàu - về mặt tiền tệ - là kết quả của việc đầu tư vào chính mình và người khác, chấp nhận rủi ro, làm thành công nhiều công việc nhỏ... và rồi làm những việc to lớn hơn một cách đúng đắn.
Nhưng điều gì xảy ra nếu bạn vẫn không thể (hoặc chưa thể) thấy mình giàu có? Vẫn còn một kiểu "giàu có" khác.
Giàu vì "tình"
Các doanh nhân đều có chung một điểm khó phủ nhận. Khi ai đó nói chuyện với họ về những thứ liên quan tới "tiền" - chiến lược phát triển, doanh thu, IPO,...họ tỏ ra khá hứng thú, nhưng thực sự bản thân họ không gắn bó máu thịt với những chuyện đó bằng một thứ khác.
Đó là đời sống doanh nhân. Là một doanh nhân, họ cảm thấy ra như thế nào? Câu hỏi này thường khiến đa số họ hào hứng vô cùng.
Họ bắt đầu cởi mở chia sẻ về những thử thách, trách nhiệm, sứ mệnh, mục đích, hay cách họ tiếp nhận thành quả, niềm vui khi "ngồi" đúng vị trí trong những "đội hình" thực sự và quản trị những "đứa con số phận" ra sao...
Những biểu hiện về tâm lý ở trên xảy ra thường xuyên. Theo Tạp chí doanh nghiệp Inc., tâm lý này xảy ra khi xuất hiện nhiều điểm nối giữa những giấc mơ vô định và nhiều con số kinh doanh đo đếm được.
Mọi doanh nhân thường thích nói chuyện về chuyện "làm doanh nhân ra sao", vì khi đó họ thấy mình đang sống - thoải mái hiện thực hóa mọi kế hoạch, được quyền quyết định, được quyền mắc sai lầm.
Khi đó thế giới của họ không bị giới hạn trong những con số tài chính, mà còn mở rộng ra tới mọi góc cạnh cá nhân. Ở khía cạnh đó, họ thấy mình giàu có - thực sự giàu có.
Vì vậy, để người giàu thấy mình giàu có kiểu đo đếm được (góc độ tài chính) hay vô định (góc độ cá nhân), họ đều phải bước chung một con đường - là sở hữu doanh nghiệp của riêng mình.
Kết luận trên không xui khiến bất kỳ ai bỏ việc ngay lập tức; trên thực tế, bạn không nên làm thế. Một trong những cách hạn chế rủi ro là bạn vẫn giữ một công việc cố định trong khi từng bước xây dựng cơ ngơi của riêng mình.
Một lý lẽ khó thể chối cãi, là thế giới luôn tồn tại một nhóm người sống cuộc đời của họ theo những cách riêng nhất, giúp họ đi đến tận cùng cuộc sống nhất. Họ là doanh nhân.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét