Edison không phải là người đầu tiên phát minh ra bóng đèn điện, nhưng là người thương mại hóa thành công sản phẩm này.
(Bài viết Ý Kiến không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.)
Kẻ không có trí tưởng tượng chẳng khác gì đui mù trong khi hai mắt còn sáng. Tôi viết bài này xuất phát từ câu nói của nhà phát minh vĩ đại Thomas Edison: "Để phát minh được, bạn cần một trí tưởng tượng tốt và một đống phế thải". Sau khi dẫn ra câu nói này nhiều người đã chỉ nhìn vào vế trước là "trí tưởng tượng" mà quên mất "đống phế thải" - thành quả thực hành, cải tiến, lao động phía sau.
Trước tiên nói qua về Edison - nhân vật có phần gây tranh cãi. "Thomas Alva Edison (11/2/1847 – 18/10/1931) là một nhà phát minh và thương nhân đã phát triển rất nhiều thiết bị có ảnh hưởng lớn tới cuộc sống trong thế kỷ 20. Ông được một nhà báo đặt danh hiệu "Thầy phù thủy ở Menlo Park". Ông là một trong những nhà phát minh đầu tiên ứng dụng các nguyên tắc sản xuất hàng loạt vào quy trình sáng tạo, và vì thế có thể coi là đã sáng tạo ra phòng nghiên cứu công nghiệp đầu tiên.
>> 'Sáng chế' của nông dân - nỗi oan cho giáo sư, tiến sĩ Việt
Một số phát minh được gán cho ông, tuy ông không hoàn toàn là người đầu tiên có ý tưởng đó. Nhưng sau khi bằng sáng chế đầu tiên được thay đổi, nó trở thành của ông (nổi tiếng nhất là bóng đèn, trên thực tế là công việc của rất nhiều người bên trong công ty của ông).
Edison được coi là một trong những nhà phát minh, nhà khoa học vĩ đại và giàu ý tưởng nhất trong lịch sử. Ông giữ 1.093 bằng sáng chế tại Hoa Kỳ dưới tên ông, cũng như các bằng sáng chế ở Anh Quốc, Pháp, và Đức (tổng cộng 1.500 bằng phát minh trên toàn thế giới).
Nguồn cơn gây tranh cãi:
- Edsion không phải là người đầu tiên phát minh ra bóng đèn điện, nhưng là người phát minh ra bóng đèn sợi đốt Vonfram. Trước đó có nhiều nhà khoa học đến từ Anh, Pháp, Đức, Nga... đã phát minh ra bóng đèn điện. Nhưng các phát minh của họ vốn có nhiều thiếu sót, không bền, không có tính ứng dụng cao và đặc biệt họ không đủ tiềm năng để thương mại hóa.
Thậm chí họ không hề có dòng điện nào để thắp sáng ngoài nguồn dòng điện một chiều của Edison được nạp trong ắc quy. Edison đã mua lại bản quyền phát minh và tiến hành nghiên cứu thử nghiệm trong hai năm với 6.000 phiên bản thử nghiệm khác nhau (bản mẫu) để cho ra bóng đèn vonfram 40 giờ, và sau nâng nên thành bóng đèn 1.000 giờ.
Nếu không có Edison và đội ngũ của mình (không một ai đủ hiểu biết mà kết luận rằng việc phát minh là của một cá nhân đơn lẻ, đó là sản phẩm của một tổ chức sản xuất quy mô công nghiệp) thì ai là người đủ khả năng mang "mặt trời thứ hai" tới với mọi nhà? Cho dù họ có phát minh ra bóng đèn điện đi nữa.
>> Phát minh khoa học Việt: To không làm được, nhỏ không muốn làm
- Cuộc chiến cạnh tranh giữa Nicola Tesla và Edison. Tesla là phụ tá, giúp việc của Edison. Trong lúc nghiên cứu dòng điện một chiều, Tesla đã đề ra ý tưởng tạo ra dòng điện xoay chiều. Nguyên lý hoạt động của dòng điện một chiều và xoay chiều là giống nhau chỉ khác nhau ở kết cấu cuộn dây và các pha của dòng điện. Edison vốn không phải chỉ là một nhà phát minh mà còn là một doanh nhân. Chính vì là doanh nhân nên ông mới có thể thương mại hóa các sản phẩm của mình cùng với sự chống lưng của đại tư bản tài chính JP Morgan (người giàu nhất thế giới lúc đó).
Việc Tesla rời công ty của Edison để phát triển dòng điện xoay chiều đã cạnh tranh trực tiếp với hệ thống điện một chiều của Edison. Nên nhớ, dòng điện một chiều không giật chết người, và có nhược điểm là không thể vận chuyển đi xa. Ưu điểm của dòng điện xoay chiều là có thể truyền trải đi xa, nhưng nhược điểm là giật chết người.
Để thực hiện thương mại hóa sản phẩm của mình, cả hai nhà phát minh cần tới sự giàu có và bạo dạn đầu tư từ JP Morgan lúc này là chủ tịch tài chính đầu tiên của Mỹ. Ý tưởng để thương mại hóa của Edison là xây dựng các trụ phát, nguồn phát dòng điện quanh nguồn nước, nguồn phát. Cực kỳ tốn kém, mà đến cả JP Morgan cũng không thể chấp nhận được.
Với dòng điện xoay chiều thì việc truyền tải không cò làn vấn đề, chỉ cần làm các máy biến thế, trạm biến thế. Nhưng chi phí vẫn rất cao, và để giảm chi phí và để có thể thực hiện ý tưởng của mình mà không bị giới hạn về tài chính, Tesla đã xé bản quyền phát minh để không ai phải gánh thêm chi phí tiền bản quyền.
Không ít người dựa vào đó để chỉ trích Edison là kẻ đánh cắp phát minh, thật lố bịch cho những kẻ chẳng hiểu vấn đề sâu bên trong. Nếu không có Edison và đội ngũ của mình thì ai có thể đủ tiềm lực thương mại hóa các phát minh đó và cải tiến chúng đây?
>>Trí tưởng tượng và đống phế thải - nguồn lực chắp cánh phát minh
Quay trở lại vấn đề phát minh và trí tưởng tượng. Như tôi từng phân tích trí tưởng tượng là bản nháp, bản thảo đầu tiên của các ý tưởng và phát minh. Kẻ không có trí tưởng tượng chẳng khác nào đui mù trong khi hai mắt còn sáng cũng đã được Albert Einstein khẳng định là quan trọng hơn cả sự thông minh.
Tôi ví dụ, khi chứng kiến người nông dân bóc vỏ lạc nếu không có trí tưởng tượng thì ai có thể nghĩ ra và tiến hành thương mại hóa cái máy bóc vỏ lạc nào? Bạn bắt đầu chế tạo theo kiểu thử cho tới khi may mắn sao? Không, trí tưởng tượng dạy cho bạn biết bạn phải làm gì trước.
Đương nhiên để hiện thực nó, giải quyết bài toán thương mại bạn phải cần rất nhiều tiền để tạo ra các "nguyên bản" mà Edison gọi là "đống phế thải". Tôi nói người Trung Quốc phát minh ra giấy và nhiều thứ khác là nhờ trí tưởng tượng được nuôi dưỡng rất nhiều trong Tam Quốc Chí, Thủy Hử, Hồng Lâu Mộng,... có gì là sai nào?
Không có nhu cầu in ấn, xuất bản phẩm của các tác phẩm nổi tiếng như trên thì giấy phát minh ra để làm gì nào? Người ta bảo để đốt vàng mã sao? Đốt vàng mã là của đạo Nho. Để đạo Nho được phổ biến trong dân chúng thì cần phải truyền bá văn hóa phẩm được xuất bản trên giấy. Vậy là khi có giấy người dân mới nghĩ, mơ mộng về việc thế giới bên kia cần tiền mà đốt vàng mã chứ?
>> 'Phát minh bút chì' cho học sinh Việt
Một anh hùng có thể một mình xông pha trận mạc giết nhiều binh lính, và rồi Trung Quốc phát minh ra thuốc nổ chẳng phải từ trí tưởng tượng sao?
Nhà khoa học Nobel chỉ phát minh và cải tiến lại thuốc nổ của người Trung Quốc. Phương Tây trước đó thua cả Trung Quốc, văn minh thế giới lúc đó tập trung ở Trung Quốc. Sau khi các cuộc chiến tranh thì người Phương Tây bắt được tù nhân từ Trung Quốc nhờ đó mà biết tới giấy, thuốc súng, la bàn... Phương Tây đã tiền hành nghiên cứu, cải tạo, phát minh lại nhiều thứ từ đó. Ngành hóa học được phát minh lại dựa trên tư tưởng và lý thuyết thuốc trường sinh của Trung Quốc, Ai Cập, Hy Lạp...
Nhật Bản có Doremon "10 phát minh vĩ đại tưởng chừng bước ra từ túi bảo bối của Doraemon": một là máy bay selfie bỏ túi; hai là máy đọc suy nghĩ thú cưng; ba là "giày" mỏng như tất; bốn là bút viết chữ ảo lên mọi bề mặt chất liệu; năm là mũ bảo hiểm gấp; sáu là điều khiển vạn năng; bảy là nút vặn volume toàn diện; tám là keo dính "kẹo dẻo"; chín là robot theo dõi tự động từ xa; mười là bóng đèn lơ lửng.
Những ai học IT cũng biết, chúng ta phải tưởng tượng rất nhiều, phải tưởng tượng ra màn hình, các bước xử lý, giao diện phần mềm, website trước khi chúng xuất hiện dưới dạng vật lý trên màn hình máy tính.
Thậm chí chỉ khi bạn chạy debug mới thấy, còn lại bạn chỉ biết tới các đoạn mã (html, xml, css, javascript...), và bạn vẫn nhìn được màn hình đó bằng trí tưởng tượng để biết mình phải làm gì tiếp theo.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét